Thứ Tư, 16 tháng 10, 2024

 

Nhà Văn Nhất Linh

Tác giả - tác Phẩm

Tiểu Sử Nhất Linh

Cuối năm 1923 đậu bằng Cao Tiểu. Nhưng vì chưa đến tuổi vào trường cao đẳng, nên làm thư ký sở tài chính Hà Nội, kết duyên văn nghệ với Tú Mỡ Trọng Hiếu, viết Nho Phong. Lấy vợ và theo cao đẳng. Lúc đầu, năm 1924 học thuốc được một năm thì bỏ, chuyển sang Mỹ Thuật được một năm cũng bỏ.

 1927 du học Pháp. Đậu cử nhân khoa học. Ở Pháp ông nghiên cứu về nghề báo và nghề xuất bản.

 

  (2)

Năm 1936 Phong Hóa bị đóng cửa vì Hoàng Đạo viết bài châm biếm Hoàng Trọng Phu.

Tờ Ngày Nay - trước ra kèm vớ Phong Hóa - tiếp tục và kế tiếp Phong Hóa. Tháng 12 năm 1936, trên báo Ngày Nay, Nhất Linh phát động phong trào Ánh Sáng cùng nhóm Tự Lực Văn Đoàn, chống lại các nhà ổ chuột ở các khu lao động.

Năm 1939 Nguyễn Tường Tam lập đảng Hưng Việt, sau đổi thành Đại Việt Dân Chính. Hoạt động chống Pháp của nhóm Tự Lực trở thành công khai.

 

1942 Nhất Linh chạy sang Quảng Châu. Thạch Lam mất tại Hà Nội vì bệnh lao.

Tại Quảng Châu, Liễu Châu gặp Nguyễn Hải Thần và Hồ mới ở tù ra, Nguyễn Tường Tam cũng bị giam bốn tháng. Trong thời gian từ 42 đến 44, ông học Anh Văn và Hán văn, hoạt động trong Cách Mạng Đồng Minh Hội, rồi về Côn Minh hoạt động trong hàng ngũ Việt Nam Quốc Dân Đảng. Sự tranh chấp, bắt bớ và thủ tiêu giữa hai đảng Việt Minh và Việt Quốc càng ngày càng gia tăng. Giữa năm 1945, Nguyễn Tường Tam trở về Hà Giang với quân đội, nhưng rồi lại quay lại Côn Minh và đi Trùng Khánh. Giai đoạn này đã được phản ánh trong Theo lệnh của Nhất Linh từ Trung Quốc gửi về, báo Ngày Nay lại tục bản, khổ nhỏ, ngày 5 tháng 3 năm 1945 và trở thành cơ quan ngôn luận của VNQDD, với Hoàng Đạo, Khái Hưng, Nguyễn Gia Trí và Nguyễn Tường Bách.

Biến cố 19 tháng 8 năm 1945 bùng nổ. Việt Minh lên nắm chính quyền. Ngày Nay bị đóng cửa và phân tán.

Hoàng Đạo và Nguyễn Tường Bách sang Trung Quốc. Hoàng Đạo mất ở Quảng Châu tháng 8 năm 1948.

Thời điểm năm 1946, Việt Minh và Quốc gia chủ trương hòa hoãn và hợp tác. Đầu tháng 6, năm 1946, Nguyễn Tường Tam trở về Hà Nội. Hợp tác với chính phủ liên hiệp kháng chiến, giữ ghế bộ trưởng ngoại giao, cầm phái đoàn đi dự hội nghị trù bị Đà Lạt. Được cử làm trưởng phái đoàn đi dự hội nghị Fontainebleau, nhưng ông từ chối và bỏ sang Tầu, gặp cựu hoàng Bảo Đại và ở lại Trung Hoa bốn năm.

Năm 1951, ông trở về Hà Nội, tuyên bố không thuộc đảng phái nào và không hoạt động chính trị. 

Vài tháng sau vào Nam, mở nhà xuất bản Phượng Giang, tái bản những sách Tự Lực Văn Đoàn.

1958 rời Đà Lạt về Sài Gòn, chủ trương tờ Văn Hóa Ngày Nay, phát hành được 11 số thì bị đình bản.

 

 

Người quay tơ, 1926

Gánh Hàng Hoa, viết chung với Khái Hưng, 1934

Nắng Thu, 1934

Đi Tây, 1935

Lạnh Lùng, 1935-1936

Hai buổi chiều vàng, 1934-1937

Thế Rồi một buổi chiều, 1934-1937

Đôi Bạn, 1936-1937

Bướm Trắng, 1938-1939

Xóm Cầu Mới, 1949-1957

Viết và Đọc tiểu thuyết, 1952-1961

Giòng Sông Thanh Thủy, 1960-1961

Paris 1996

(Tiểu sử này do chính Nhất Linh đọc cho tôi viết và đã xem lại trước khi in, tôi xin giữ trọn vẹn và không thêm đoạn đời từ thu 1954 đến thu 1963, để giữ chút kỷ niệm về anh". Và Nguyễn Ngu Í mất tháng 8 năm 1977 tại Sài Gòn. Hình như sách chưa tái bản khi còn sinh thời Nguyễn Ngu Í, cho nên chúng ta không có được phần tiểu sử Nhất Linh từ 54 đến 63, do chính Nhất Linh biên soạn.

(2) Trích chân dung Nhất Linh, của Nhật Thịnh, trang 128-129, Đại Nam tái bản. Tú Mỡ trả lời Lê Thanh trong bài "Phỏng Vấn Các Nhà Văn".

Nhất Linh

(1906 - 1963)

Nhất Linh tên thật là Nguyễn Tường Tam, sinh 1906, mất 1963. Quê quán Quảng Nam, nhưng sinh ở Cẩm Giàng, Hải Dương. Năm 1932, cùng Khái Hưng ra báo Phong Hóa, làm giám đốc và viết bài cho đến 1935. Năm 1933, cùng một số nhà văn khác thành lập Tự lực văn đoàn. Sau khi Phong Hóa bị đóng cửa, ông ra tiếp báo Ngày Nay. Sau 1951, thành lập Nhà xuất bản Phượng Giang, ra tạp chí Văn Hóa ngày nay ở Sài Gòn. Năm 1963, ông đã tự tử trong cuộc đấu tranh chống chế độ ông Ngô Đình Diệm.

Nhất Linh viết khá nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn. Riêng truyện ngắn, đã in Người quay tơ (Đời nay, H. 1927), Anh phải sống (Đời nay, H. 1934), Hai vẻ đẹp (Đời nay, H. 1934), Hai buổi chiều vàng (Đời nay, H. 1937), Mối tình câm (S. 1961), Thương chồng (S. 1961).

1. Người quay tơ 

2. Giấc mộng Từ Lâm

3. Nô lệ

4. Giết chồng báo thù chồng

5. Bóng người trên sương mù

6. Tháng ngày qua

7. Đầu đường xó chợ

8. Nước chảy đôi dòng

9. Nghèo

10. Chết dở 

11. Thế rồi một buổi chiều 

12. Lòng tử tế

13. Hai chị em 

14. Cái tẩy 

15. Lan rừng

Thụy Khuê

Theo http://vietnamthuquan.eu/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Đi tìm một vì sao: Quê nhà, đất nước, tình người! – Kỳ 1 Suốt hành trình tham gia kháng chiến, mỗi nơi từng sống và chiến đấu đều lưu lạ...