Trà và nghệ thuật thưởng trà
Vừa có mặt chốn cung đình vương giả, vừa có mặt nơi thôn dã bần
hàn; thứ mà từ nhà tu hành sống nơi ẩn dật, nhà nho, các tao nhân mặc khách cho
đến các nhà chính khách hiện nay đều ưa thích … đó là Trà.
Trà có từ lâu và lên tới 40 loại. Việt Nam là một trong bảy cường
quốc trà trên thế giới, đã tổ chức nhiều lễ hội để tôn vinh trà. Trà gắn với
văn hóa Việt Nam lâu đời. Ngay từ thế kỷ thứ III, người ta đã biết cách pha
trà với nước sôi để làm thức uống. Thông qua trà, những triết học nhân sinh được
khởi nguồn, tâm tưư cảm xúc con người được trải ra, hoà đồng cùng thiên nhiên,
giản dị, bình dân như hoa cỏ chim muông.
Trước kia, trà chỉ xuất hiện trong nhà chùa, các bậc tu hành dùng
trước khi vào một khóa lễ hay kết thúc mỗi buổi toạ thiền, tĩnh tâm. Về sau, trà
được dùng trong cung đình cho các bậc vua chúa, giới quí tộc, nhà nho, các bậc
cao nhân … trong các cuộc cờ, thưởng hoa, vọng nguyệt. Ngày nay, trà được dùng
cho mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi.
Người Việt uống trà ít khoa trương mà để thẩm thấu không đơn thuần
để giải khát mà tu tâm dưỡng tính, thanh lọc tâm hồn. Trong nhiều loại trà thì
Ô Long là loại trà ngon nhất và chăm bón cũng cầu kỳ nhất, phân bón loại trà
này là bã đậu phụ. Trà phải hái trong sưương sớm, trưước khi mặt trời mọc, ngắt
dứt khoát một tim hai lá không hơn, đem sao cho đến khi búp chè xoăn lại, tròn
xoe và thả rơi coong coong trong lòng ấm là đạt yêu cầu. Trà được đóng vào túi
bạc, hút hết không khí để giữ đưược lâu.
Trà ngon cũng như bạn hiền, chỉ may mắn gặp chứ không phải cầu mà
đưược. Hàng ngàn năm qua đi, trà không chỉ là thú vui ẩm thực mà đưược nâng tầm
và phân loại: Trà nghệ (thiên về nghệ thuật), Trà lễ (thiên về nghi lễ) và Trà
đạo (thiên về đạo đức).
Cầu kỳ đầu tiên trong nghệ thuật uống trà là bộ đồ uống theo mùa:
đông ẩm và hạ ẩm. Nếu là mùa đông, chén có thành đứng, lòng sâu, miệng chén thu
lại và chén không có quai để khi trời lạnh, tay giá có thể đặt chén trà trong
lòng hai bàn tay mà lăn cho ấm. Nếu là mùa hạ, chén thấp và miệng chén cũng
không có quai để khi đưưa ra mời khách thì cả chủ và khách đều phải đưưa hai
tay ra đón nhận. Quai ấm thường làm rời, bằng mây hoặc kim loại uốn cong để
xách cho đỡ mỏi chứ không làm bắt vào thân để cầm và cũng phải dùng đến hai tay
vừa rót vữa đỡ cung kính.
Bộ đồ uống phải thích hợp với số lượng người uống. Một người uống
là độc ẩm, ấm cực bé, chỉ bằng quả cau. Hai người uống là đối ẩm, nhiều người
cùng uống là đồng ẩm, quần ẩm.
Nước để nấu pha trà là loại nước tinh khiết, không tạp chất, nước
thượng nguồn, nước đáy sâu, nước giữa dòng sông lúc đêm về khuya nơi không có
dân cư ở. Cầu kỳ hơn, các cụ xưa còn hứng nước sương đọng trên lá sen mới sớm,
trong như ngọc.
Trưước khi pha trà, ấm chén phải thật sạch sẽ, nước phải thật sôi,
nổi bong bóng cá. Đun bằng ấm đất, than tàu, lò đất và phải theo trình tự:
- Sơn thủy thượng giả thủy
- Giang thủy trung hạ thủy
để ấm chén thật nóng, dội nước sôi lên ấm và chén, trà được trùng
nước sôi sạch sẽ để cho cảm giác “tuần trà đầu thơm ngon, tuần trà sau chát ngọt”
(Nguyễn Tuân) Rót trà phải theo nguyên tắc rót ra chén tống, sau mới rót ra
chén quân vì “rượu trên be, chè đáy ấm”.
Trong truyền thống của ngưười Việt, ngưười dưới pha trà cho người
trên, phụ nữ pha trà cho đàn ông để tỏ lòng kính trọng. Xuất phát từ văn hoá Việt,
uống trà là dịp để cả nhà xum họp, nề nếp gia phong được trọn bề hiếu, để là
cái cớ để bạn hữu tâm giao, tri kỷ để mà thấu tỏ, mà trân trọng nhau hơn…
Khác với rượu. Rượu ta có thể uống cùng ngưười thân, kẻ sơ. Nhưưng
đã chung một bàn trà, ta khó tìm đưược kẻ “sơ” ở đây mà chỉ có thể là những bạn
tâm giao tri kỷ, hiểu biết giá trị của nhau, tôn trọng sở thích của nhau … Rượu
có thể nhấm nháp (ẩm nhẩm) nhưng trà thì không. Ông cha ta đã từng nói “rưượu
ngâm nga, trà liền tay” và lại có câu “trà tam, rượu tứ” là nói đến số lượng
ngưười vừa đủ để thưưởng thức cái tinh khiết của đất trời được chưng cất
trong chén trà. Con người có tới “ngũ” quan thì tất cả các ngũ quan ấy phải
được thưởng thức trà!
Có thể uống trà trong phòng nhỏ có trang trí tre trúc, gốm sành, đá
sỏi dân giã. Trên vách có dán câu thơ như nhắc người ta vừa uống trà, vừa ngẫm
lại chính mình để rồi không sống bừa, sống ẩu:
Cứ tưởng xuống trần chơi một chốc
Nào ngờ ở mãi tận hôm nay … vv …
Không quan trọng chữ đẹp hay xấu. Chữ đẹp thì càng tốt. Câu tứ lựa
chọn sưu tầm thật tâm đắc. Những ai yêu thiên nhiên có thể tham gia một chuyến
du lịch thuyền trà để vừa thả hồn trên sông nưước vừa thẩm thấu hương vị trà để
rồi: Chén thứ nhất rửa sạch bụi trần - Chén thứ hai tâm hồn lâng lâng thanh
thoát và chén thứ ba ta nhưư tan vào không gian vũ trụ, tạm thời giũ bỏ những
lo toan bộn bề của cuộc sống thường nhật: tĩnh- tắc- sinh- minh.
Điều kỳ diệu ở trà Ô Long là càng những nước về sau càng khiến cho
con ngưười ta sảng khoái, tâm tưư nhẹ nhàng thoát tục mà trở nên thanh cao, tao
nhã. Thật tiếc khi không có thời gian mà lại uống trà Ô Long, càng tiếc hơn khi
dùng nó như trà thông thường chỉ hai tuần nước là bỏ bã đi, không dùng nữa
khiến ngưười ta thốt chẳng nên lời:
Thương tâm nhất là thiếu nhi không được giáo dục
Danh hoạ mất giá vì lời tán láo
Nhiều kẻ vung phí trà vì không biết pha …
Thiên nhiên và cuộc sống là một thứ quà tặng vô giá cho con ngưười
nếu ta biết nâng niu gìn giữ mà tận hưưởng nó. Thưởng trà là một cách khiến
lòng ta thanh thản, dịu dàng. Thức dậy trong ta những chiêm nghiệm, trách nhiệm
trước bản thân, trước cuộc đời; mơn man trong ta những triết lý nhân sinh. Một
chút lãng mạn, một chút thơ mộng làm cho tâm hồn ngưười ta nhưư được nhân lên
gấp bội những giá trị về Chân - Thiện - Mỹ. “Chè ngon cũng như bạn hiền” sẽ
giúp chúng ta thả bớt những nhọc nhằn toan tính trong cuộc sống hôm nay mà cảm
ơn, mà tri ân những điều người xưa gửi lại qua hương vị một chén trà.
Phương Mai
hãng máy bay eva air
vé máy bay 2 chiều đi mỹ
hang hang khong korean air tai tphcm
mua ve may bay di my hang korea
vé máy bay đi canada giá rẻ
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Du Lich Tu Tuc
Kien Thuc Du Lich