Hội họa trong thơ
Trong sáng tạo nghệ thuật, ta thường nghe nói:
“Thi trung hữu họa - họa trung hữu thi” (trong thơ có họa - trong họa có thơ)…
Đây là sự dung hòa trong hai loại hình nghệ thuật trong cùng một tác phẩm,
nhưng sự lý giải còn mơ hồ. Phải chăng cứ nói đến màu sắc là nói đến hội họa?
Ca dao có câu:
Trầu xanh, cau trắng chay hồng
Vôi pha với nghĩa thuốc nồng với duyên
trong thơ cũng có những câu gợi nhiều màu sắc: Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng
(Tố Hữu)
Chỉ có hai câu thơ thôi mà đã điểm tên đến năm màu sắc: Thanh (xanh), hồng, lam, trắng, vàng, nhưng có gợi cho ta một cảm quan hội họa không?
Vương Duy - một thy sĩ, một họa gia Trung Quốc đời Đường, nổi tiếng với đề tài “Giang sơn tuyết tế đồ” và “Võng xuyên đồ” vẽ về những phong cảnh nơi ông đã từng ẩn dật. Có lẽ nhờ cái mơ màng của SƠN–TUYẾT mà người ta bảo tranh của Vương Duy giàu chất thơ? Trong thơ của ông, ta hãy đọc:
Mưa buổi sớm vị thành bụi ướt
Rặng liễu non mườn mượt màu xanh
Khuyên anh hãy cạn chén chén quỳnh
Dương quan ra khỏi biết mình quen ai?
(Tống nguyên nhị sứ Tây An)
Bài thơ gợi lên một cảnh chia tay trong buổi sang mùa xuân bên rặng liễu xanh non lất phất mưa bay. Một không gian mờ ảo đầy chất phương Đông. Ý thơ này như được rõ hơn trong câu Kiều:
Tiễn đưa một chén quan hà
Xuân Đình thoắt đã đổi ra Cao Đình
Sông Tần một giải xanh xanh
Loi thoi bờ liễu, mấy nhành dương quan
Cảnh được tả từ xa đến gần. Từ “một dải xanh xanh” rất khái quát cho đến “loi thoi bờ liễu” là cái cụ thể. Do mối tương quan của cặp đối lập cho thật hài hòa: Tạo cái thô để tôn cái thanh; tạo cái tối để tôn cái sáng; tạo cái cứng để tôn cái mềm; tạo cái gồ ghề để thấy cái êm ả…Thơ mà khai thác được tất cả các yếu tố kể trên cùng với các yếu tố: hiện- ẩn; tĩnh- động; hư- thực; gần- xa; nóng- lạnh;…và sự tương phản về màu sắc thì đó chính là đã có thơ trong họa.
Nguyễn Du trong truyện Kiều đã có câu tả mùa xuân thật trong trẻo với lối tả từ xa đến gần:
Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng, điểm một vài bông hoa…
Màu xanh ngút tầm mắt được điểm xuyết màu trắng của một vài bông hoa trên cành tạo một gam màu xanh - trắng nhẹ nhàng, mát dịu, lành lạnh, tạo nên cảm giác xa và rộng.
Trong hội họa, màu xanh lục có khả năng tạo chiều sâu và chiều xa rất lớn. Để tạo nên cái thăm thẳm của đất trời, các họa gia Trung Quốc khi vẽ tranh thủy mặc chỉ dùng một chút màu lục pha với mực nho… thế là tạo nên một hiệu quả khôn lường về không gian. Cảnh mở ra tầng tầng lớp lớp trước sau từ tỏ cho đến mờ và chìm vào cái mênh mông của khoảng không xa ngút.
Một câu thơ khác của Nguyễn Du đã tả về mùa hè:
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông
Ông đã tả từ gần đến xa, trong cái màu đen của màn đêm làm nền thì màu đỏ là rất nổi vì đó là cặp màu tương phản. Nó đúng với tính chất rực rỡ gay gắt của mùa hè
Màu sắc trong sự cảm nhận xa gần của mắt nhìn có hiệu quả về không gian trên mặt phẳng đó là màu sắc. Bảng màu cơ bản gồm có những màu gốc: đỏ - lam - vàng…thì màu lam cho ta cảm giác xa nhất (màu xanh của bầu trời là không cùng).
“Cô phàm viễn cảnh bích không tận…”
(Lý Bạch)
Màu đỏ và những màu nóng khác cho ta cảm giác gần. Cảm giác xa- gần; nóng - lạnh của màu thường gắn với các cảm giác nặng nhẹ. Các màu nóng thường gây cảm giác nặng hơn các màu lạnh. Màu lạnh được cảm giác rất nhẹ:
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng.
(Nguyễn Du - truyện Kiều)
Một không gian mùa thu rất thanh nhẹ: màu lục của nước quyện với màu lam của nền trời đưa lại cảm quan mơ màng. Bức tranh thực thực, hư hư mờ ảo: thành như xây bằng khói biếc, núi in hình trên nền trời chiều…Tất cả như soi bóng trên mặt nước long lanh, bóng vàng của trời chiều trong gam màu ấy là nóng hơn, tĩnh hơn và nặng hơn. Đây là sự hài hòa của nhiều cặp tương quan. Tuy nhiên, cảm giác nặng nhẹ của màu sắc còn phụ thuộc vào yếu tố đậm nhạt. Màu đậm gây cảm giác nặng nề; còn màu nhạt tạo cảm giác thanh nhẹ. Trong trường hợp nếu ta đặt màu đậm ở dưới, màu nhạt ở trên sẽ được một cảm giác ổn định, chắc chắn và nâng đỡ. Nếu đặt màu đậm ở trên, màu nhạt ở dưới sẽ cho ta một cảm giác đè nén chông chênh…
Khi tả bước đường lưu lạc của Thúy Kiều, Nguyễn Du đã tả cơn giông đang ập xuống trong cái tương quan đen - trắng nặng nhẹ ấy:
Nàng thì dặm khách xa xăm
Bạc phau cầu giá, đen rầm ngàn mây
Khi không gian bị đảo lộn, nhẹ ở dưới và nặng ở trên như đã báo hiệu cho một cuộc đời Kiều chông chênh phía trước.
Cùng với tương quan về màu sắc, đường nét cũng là một tổ hợp ngôn ngữ trong hội họa. Do các chiều hướng của đường nét khác nhau, thanh đậm khác nhau mà biến hóa để tạo nên hiệu quả sáng - tối; lồi - lõm; xa - gần; ẩn - hiện; tĩnh - động… Trong tương quan thực - hư thì:
- “Thực” là cái rõ ràng, là sáng, lồi, gần, hiện và tĩnh.
- “Hư” là cái mờ nhạt, là tối, lõm, ẩn và động.
Chỉ bằng cách khai thác triệt để cái quan hệ đối lập ấy mà nghệ thuật phương Đông trở nên huyền bí thấm đậm tư tưởng triết học. Tuy nhiên sự động tĩnh chỉ là tương đối. Nếu bảo những nét cong là động, nét thẳng là tĩnh cũng không hẳn đúng. Thông thường, nhịp điệu hình “sin” luôn là biểu tượng cho sự xao động ổn định và êm đềm:
“Êm đềm sóng lụa nhô trên lúa”
(Trưa hè - Bàng Bá Lân)
ngược lại cũng có nét rất thắng mà lại rất giàu cảm giác động:
“Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa”
(Chợ Tết - Đoàn Văn Cừ)
cái nét “tia” thẳng kia sở dĩ mà nó động là do bị đứt đoạn “nháy hoài” không liền mạch liên tục. Tương quan về nét ngang bằng sổ thẳng còn cho thấy sự vận động của không gian. Ngang tạo ra bề rộng, đứng tạo ra chiều sâu hút:
Dốc lên thăm thẳm dốc khúc khuỷu
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông, mưa xa khơi.
(Tây Tiến - Quang Dũng)
Nếu như ba câu đầu trong khổ thơ trên là những nét vẽ gân guốc, sắc nhọn thì ở câu thứ 4 là một nét vẽ nhòe tạo một không gian xa thẳm. Để tả cái hùng vĩ của thiên nhiên, tác giả không đi sâu vào chi tiết vụn vặt mà bắt đầu tữ những phác họa những nét khái quát. Trong hội họa, thuật ngữ này được gọi là "bắt dáng" đối tượng.
Hội họa Trung Hoa có thủ pháp biểu hiện không gian theo ba cách nhìn, gọi là "tam viễn":
- Nhìn lên gọi là "ngưỡng quan" hoặc "cao viễn".
- Nhìn xuống gọi là "phú thị" hay "thâm viễn".
- Nhìn ngang gọi là "bình thị" hay "bình viễn".
Quang Dũng đã tả lại sự vật bằng cảm nhận thi - họa như vậy. Và, khi họa sĩ vẽ trang và khi thi sĩ làm thơ thì hình ảnh trong tác phẩm có một phần tình cảm của người nghệ sĩ. Cũng tả về chàng trai cưỡi ngựa nhưng chàng kỵ mã trong Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm hiện ra rõ ràng với cặp màu đỏ- trắng tương phản, mang tính đồ họa:
Áo chàng đỏ tựa ráng pha
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in ...
khác hẳn câu thơ tả Kim Trọng - văn nhân trong truyện Kiều của Nguyễn Du, chàng văn nhân xuất hiện trong một không gian mờ ảo với cặp màu xanh - trắng nhẹ nhàng mang bút pháp hội họa của các họa sĩ trường phái Ấn tượng:
Tuyết in sắc ngựa câu giòn
Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời
Chất hội họa trong thi ca không chỉ dừng lại ở những câu thơ có hình ảnh và màu sắc mà nó phải thể hiện được yếu tố tạo nên "hình"... Đặc điểm mà ta nhận rõ ở người phương Đông là hướng nội nên thơ mượn cảnh để ngụ tình là rất rõ nét:
Sáng hồng lơ lửng mây son
Mặt trời thức dậy véo von chim chào
Cổng làng rộng mở đón chào
Nông phu lững thững đi vào nắng mai.
(Cổng làng - Bàng Bá Lân)
Nông thôn Việt Nam trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho thi ca và nghệ thuật, mỗi nghệ sĩ tiếp cận với những mạch cảm xúc khác nhau. Nếu như Nguyễn Bính thiên về cái tình quê ; Bàng Bá Lân thiên về cái hồn quê thì Đoàn Văn Cừ lại tìm về sức sống rạo rực tươi vui của làng quê đầy sắc màu tinh khôi trong trẻo:
Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh
Trầu xanh, cau trắng chay hồng
Vôi pha với nghĩa thuốc nồng với duyên
trong thơ cũng có những câu gợi nhiều màu sắc: Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng
(Tố Hữu)
Chỉ có hai câu thơ thôi mà đã điểm tên đến năm màu sắc: Thanh (xanh), hồng, lam, trắng, vàng, nhưng có gợi cho ta một cảm quan hội họa không?
Vương Duy - một thy sĩ, một họa gia Trung Quốc đời Đường, nổi tiếng với đề tài “Giang sơn tuyết tế đồ” và “Võng xuyên đồ” vẽ về những phong cảnh nơi ông đã từng ẩn dật. Có lẽ nhờ cái mơ màng của SƠN–TUYẾT mà người ta bảo tranh của Vương Duy giàu chất thơ? Trong thơ của ông, ta hãy đọc:
Mưa buổi sớm vị thành bụi ướt
Rặng liễu non mườn mượt màu xanh
Khuyên anh hãy cạn chén chén quỳnh
Dương quan ra khỏi biết mình quen ai?
(Tống nguyên nhị sứ Tây An)
Bài thơ gợi lên một cảnh chia tay trong buổi sang mùa xuân bên rặng liễu xanh non lất phất mưa bay. Một không gian mờ ảo đầy chất phương Đông. Ý thơ này như được rõ hơn trong câu Kiều:
Tiễn đưa một chén quan hà
Xuân Đình thoắt đã đổi ra Cao Đình
Sông Tần một giải xanh xanh
Loi thoi bờ liễu, mấy nhành dương quan
Cảnh được tả từ xa đến gần. Từ “một dải xanh xanh” rất khái quát cho đến “loi thoi bờ liễu” là cái cụ thể. Do mối tương quan của cặp đối lập cho thật hài hòa: Tạo cái thô để tôn cái thanh; tạo cái tối để tôn cái sáng; tạo cái cứng để tôn cái mềm; tạo cái gồ ghề để thấy cái êm ả…Thơ mà khai thác được tất cả các yếu tố kể trên cùng với các yếu tố: hiện- ẩn; tĩnh- động; hư- thực; gần- xa; nóng- lạnh;…và sự tương phản về màu sắc thì đó chính là đã có thơ trong họa.
Nguyễn Du trong truyện Kiều đã có câu tả mùa xuân thật trong trẻo với lối tả từ xa đến gần:
Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng, điểm một vài bông hoa…
Màu xanh ngút tầm mắt được điểm xuyết màu trắng của một vài bông hoa trên cành tạo một gam màu xanh - trắng nhẹ nhàng, mát dịu, lành lạnh, tạo nên cảm giác xa và rộng.
Trong hội họa, màu xanh lục có khả năng tạo chiều sâu và chiều xa rất lớn. Để tạo nên cái thăm thẳm của đất trời, các họa gia Trung Quốc khi vẽ tranh thủy mặc chỉ dùng một chút màu lục pha với mực nho… thế là tạo nên một hiệu quả khôn lường về không gian. Cảnh mở ra tầng tầng lớp lớp trước sau từ tỏ cho đến mờ và chìm vào cái mênh mông của khoảng không xa ngút.
Một câu thơ khác của Nguyễn Du đã tả về mùa hè:
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông
Ông đã tả từ gần đến xa, trong cái màu đen của màn đêm làm nền thì màu đỏ là rất nổi vì đó là cặp màu tương phản. Nó đúng với tính chất rực rỡ gay gắt của mùa hè
Màu sắc trong sự cảm nhận xa gần của mắt nhìn có hiệu quả về không gian trên mặt phẳng đó là màu sắc. Bảng màu cơ bản gồm có những màu gốc: đỏ - lam - vàng…thì màu lam cho ta cảm giác xa nhất (màu xanh của bầu trời là không cùng).
“Cô phàm viễn cảnh bích không tận…”
(Lý Bạch)
Màu đỏ và những màu nóng khác cho ta cảm giác gần. Cảm giác xa- gần; nóng - lạnh của màu thường gắn với các cảm giác nặng nhẹ. Các màu nóng thường gây cảm giác nặng hơn các màu lạnh. Màu lạnh được cảm giác rất nhẹ:
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng.
(Nguyễn Du - truyện Kiều)
Một không gian mùa thu rất thanh nhẹ: màu lục của nước quyện với màu lam của nền trời đưa lại cảm quan mơ màng. Bức tranh thực thực, hư hư mờ ảo: thành như xây bằng khói biếc, núi in hình trên nền trời chiều…Tất cả như soi bóng trên mặt nước long lanh, bóng vàng của trời chiều trong gam màu ấy là nóng hơn, tĩnh hơn và nặng hơn. Đây là sự hài hòa của nhiều cặp tương quan. Tuy nhiên, cảm giác nặng nhẹ của màu sắc còn phụ thuộc vào yếu tố đậm nhạt. Màu đậm gây cảm giác nặng nề; còn màu nhạt tạo cảm giác thanh nhẹ. Trong trường hợp nếu ta đặt màu đậm ở dưới, màu nhạt ở trên sẽ được một cảm giác ổn định, chắc chắn và nâng đỡ. Nếu đặt màu đậm ở trên, màu nhạt ở dưới sẽ cho ta một cảm giác đè nén chông chênh…
Khi tả bước đường lưu lạc của Thúy Kiều, Nguyễn Du đã tả cơn giông đang ập xuống trong cái tương quan đen - trắng nặng nhẹ ấy:
Nàng thì dặm khách xa xăm
Bạc phau cầu giá, đen rầm ngàn mây
Khi không gian bị đảo lộn, nhẹ ở dưới và nặng ở trên như đã báo hiệu cho một cuộc đời Kiều chông chênh phía trước.
Cùng với tương quan về màu sắc, đường nét cũng là một tổ hợp ngôn ngữ trong hội họa. Do các chiều hướng của đường nét khác nhau, thanh đậm khác nhau mà biến hóa để tạo nên hiệu quả sáng - tối; lồi - lõm; xa - gần; ẩn - hiện; tĩnh - động… Trong tương quan thực - hư thì:
- “Thực” là cái rõ ràng, là sáng, lồi, gần, hiện và tĩnh.
- “Hư” là cái mờ nhạt, là tối, lõm, ẩn và động.
Chỉ bằng cách khai thác triệt để cái quan hệ đối lập ấy mà nghệ thuật phương Đông trở nên huyền bí thấm đậm tư tưởng triết học. Tuy nhiên sự động tĩnh chỉ là tương đối. Nếu bảo những nét cong là động, nét thẳng là tĩnh cũng không hẳn đúng. Thông thường, nhịp điệu hình “sin” luôn là biểu tượng cho sự xao động ổn định và êm đềm:
“Êm đềm sóng lụa nhô trên lúa”
(Trưa hè - Bàng Bá Lân)
ngược lại cũng có nét rất thắng mà lại rất giàu cảm giác động:
“Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa”
(Chợ Tết - Đoàn Văn Cừ)
cái nét “tia” thẳng kia sở dĩ mà nó động là do bị đứt đoạn “nháy hoài” không liền mạch liên tục. Tương quan về nét ngang bằng sổ thẳng còn cho thấy sự vận động của không gian. Ngang tạo ra bề rộng, đứng tạo ra chiều sâu hút:
Dốc lên thăm thẳm dốc khúc khuỷu
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông, mưa xa khơi.
(Tây Tiến - Quang Dũng)
Nếu như ba câu đầu trong khổ thơ trên là những nét vẽ gân guốc, sắc nhọn thì ở câu thứ 4 là một nét vẽ nhòe tạo một không gian xa thẳm. Để tả cái hùng vĩ của thiên nhiên, tác giả không đi sâu vào chi tiết vụn vặt mà bắt đầu tữ những phác họa những nét khái quát. Trong hội họa, thuật ngữ này được gọi là "bắt dáng" đối tượng.
Hội họa Trung Hoa có thủ pháp biểu hiện không gian theo ba cách nhìn, gọi là "tam viễn":
- Nhìn lên gọi là "ngưỡng quan" hoặc "cao viễn".
- Nhìn xuống gọi là "phú thị" hay "thâm viễn".
- Nhìn ngang gọi là "bình thị" hay "bình viễn".
Quang Dũng đã tả lại sự vật bằng cảm nhận thi - họa như vậy. Và, khi họa sĩ vẽ trang và khi thi sĩ làm thơ thì hình ảnh trong tác phẩm có một phần tình cảm của người nghệ sĩ. Cũng tả về chàng trai cưỡi ngựa nhưng chàng kỵ mã trong Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm hiện ra rõ ràng với cặp màu đỏ- trắng tương phản, mang tính đồ họa:
Áo chàng đỏ tựa ráng pha
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in ...
khác hẳn câu thơ tả Kim Trọng - văn nhân trong truyện Kiều của Nguyễn Du, chàng văn nhân xuất hiện trong một không gian mờ ảo với cặp màu xanh - trắng nhẹ nhàng mang bút pháp hội họa của các họa sĩ trường phái Ấn tượng:
Tuyết in sắc ngựa câu giòn
Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời
Chất hội họa trong thi ca không chỉ dừng lại ở những câu thơ có hình ảnh và màu sắc mà nó phải thể hiện được yếu tố tạo nên "hình"... Đặc điểm mà ta nhận rõ ở người phương Đông là hướng nội nên thơ mượn cảnh để ngụ tình là rất rõ nét:
Sáng hồng lơ lửng mây son
Mặt trời thức dậy véo von chim chào
Cổng làng rộng mở đón chào
Nông phu lững thững đi vào nắng mai.
(Cổng làng - Bàng Bá Lân)
Nông thôn Việt Nam trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho thi ca và nghệ thuật, mỗi nghệ sĩ tiếp cận với những mạch cảm xúc khác nhau. Nếu như Nguyễn Bính thiên về cái tình quê ; Bàng Bá Lân thiên về cái hồn quê thì Đoàn Văn Cừ lại tìm về sức sống rạo rực tươi vui của làng quê đầy sắc màu tinh khôi trong trẻo:
Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh
Trên con đường viền trắng
mép đồi xanh
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết...
(Chợ Tết - Đoàn Văn Cừ)
Thơ ca và hội họa khác nhau về loại hình nhưng có những điểm chung để cộng hưởng: Đó là đều vươn tới cái đẹp. Thơ ca là nghệ thuật của vần điệu, là sự chắt lọc sắp xếp trong ngôn từ (người xưa có câu: "ba năm làm được hai câu thơ, ngâm xong nước mắt chảy ròng ròng..."). cho ta thấy sự lựa chọn từ là rất khó.
Đối với hội họa, chọn dáng hình để tác động vào mắt người là những dáng cảnh vật, hình cây thế núi, sáng tạo mang tính cô đọng điển hình để nó trở thành tiêu biểu, độc đáo và riêng biệt: Mái nhà liêu xiêu trong tranh phố cổ của Bùi Xuân Phái, ta cảm nhận được cái trầm mặc suy tư của Hà Nội, dáng phơ phất của "tre" trong tranh Trần Đình Thọ, ta thấy bóng dáng quê hương Việt Nam. Năm tháng qua đi, tác phẩm lưu giữ và in dấu trong tâm trí người xem là những nét điển hình đó.
Trong thực tế, Thơ và Họa không phải lúc nào cũng dung hòa. Cái "gợi" trong thơ là bộc lộ nỗi lòng:
Tuổi trẻ chưa từng lẽ sắc không
Xuân sang hoa nở rộn tơ lòng
Chúa Xuân nay đã thành quen mặt
Nệm cỏ ngồi yên, ngó nệm hồng
(Xuân vãn - Trần Nhân Tông)
cái gợi trong hội họa là ý đồ của họa sĩ. Tranh "Ghecnica" của danh họa Picatxo nói được rất nhiều. Nó xuất phát từ hiện thực, không từ ý thơ.
Thơ và Họa không phải lúc nào cũng gặp nhau. Thơ vẫn là thơ - Họa vẫn là họa. Chỉ khi nào những vần thơ bộc lộ rõ cảm quan về hội họa, tạo được sự hài hòa của các yếu tố tạo hình và cộng hưởng được với nhau thì ta mới gặp Hội họa trong Thơ mà thôi.
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết...
(Chợ Tết - Đoàn Văn Cừ)
Thơ ca và hội họa khác nhau về loại hình nhưng có những điểm chung để cộng hưởng: Đó là đều vươn tới cái đẹp. Thơ ca là nghệ thuật của vần điệu, là sự chắt lọc sắp xếp trong ngôn từ (người xưa có câu: "ba năm làm được hai câu thơ, ngâm xong nước mắt chảy ròng ròng..."). cho ta thấy sự lựa chọn từ là rất khó.
Đối với hội họa, chọn dáng hình để tác động vào mắt người là những dáng cảnh vật, hình cây thế núi, sáng tạo mang tính cô đọng điển hình để nó trở thành tiêu biểu, độc đáo và riêng biệt: Mái nhà liêu xiêu trong tranh phố cổ của Bùi Xuân Phái, ta cảm nhận được cái trầm mặc suy tư của Hà Nội, dáng phơ phất của "tre" trong tranh Trần Đình Thọ, ta thấy bóng dáng quê hương Việt Nam. Năm tháng qua đi, tác phẩm lưu giữ và in dấu trong tâm trí người xem là những nét điển hình đó.
Trong thực tế, Thơ và Họa không phải lúc nào cũng dung hòa. Cái "gợi" trong thơ là bộc lộ nỗi lòng:
Tuổi trẻ chưa từng lẽ sắc không
Xuân sang hoa nở rộn tơ lòng
Chúa Xuân nay đã thành quen mặt
Nệm cỏ ngồi yên, ngó nệm hồng
(Xuân vãn - Trần Nhân Tông)
cái gợi trong hội họa là ý đồ của họa sĩ. Tranh "Ghecnica" của danh họa Picatxo nói được rất nhiều. Nó xuất phát từ hiện thực, không từ ý thơ.
Thơ và Họa không phải lúc nào cũng gặp nhau. Thơ vẫn là thơ - Họa vẫn là họa. Chỉ khi nào những vần thơ bộc lộ rõ cảm quan về hội họa, tạo được sự hài hòa của các yếu tố tạo hình và cộng hưởng được với nhau thì ta mới gặp Hội họa trong Thơ mà thôi.
Phương Mai
hãng eva airline
mua vé máy bay đi mỹ hãng nào rẻ
ve may bay hang korean air
vé máy bay từ tphcm đi mỹ
đặt vé máy bay đi canada
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Du Lich Tu Tuc
Tri Thuc Du Lich