Không nâng tầm thành
nghi lễ như Trà đạo hay Kiếm đạo, cũng không thành nghi thức hay thú chơi chỉ
dành cho nơi vương giả quý tộc như Hoa đạo hay Hương đạo của Nhật Bản, tự bao
giờ, tục đốt trầm hương đã trở thành một nét văn hóa không thể thiếu trong những
dịp tết cổ truyền của hầu hết người Việt. Trên bàn thờ gia tiên- đền miếu hay
ban thờ Phật, bên cạnh những vật phẩm như hoa trái, bánh kẹo, trà rượu v.v…thì
không thể thiếu một nén hương trầm, một lư trầm nghi ngút hương thơm như tỏ
lòng thành kính đến tiên tổ thần linh trong thời khắc giao thừa, ngày tết.
Cùng với đất trời vào xuân, sắc xuân, khí xuân, hương hoa cỏ
xuân thoang thoảng thì trong các ngõ làng, phố phường tấp nập góp nhặt nên
không khí tết nếu thiếu mùi trầm hương coi như vẫn là còn thiếu hương vị Tết cổ
truyền. Từ xưa đã có câu:
Xuân về thắm
đủ muôn hoa
Ngay từ chiều 30 tết đầu
làng cuối phố người ta đã thấy xôn xao…mùi tết. Đó là lúc trầm được đốt lên
trong nhiều đình làng, đền thờ, chùa phủ và các gia đình làm lễ tất niên- mâm
cơm chiều 30 tết mời tổ tiên về hưởng tết cùng con cháu. Đây là tập quán mà bất
cứ gia đình người Việt nào cũng có. Trầm hương trước kia chỉ được dùng cho giới
thượng lưu, tầng lớp trên và nhà giàu trong dịp lễ lạt của các bậc nho
gia cũng đủ thấy Trầm quý biết biết nhường nào. Trầm có hương thơm đặc trưng,
thiêng liêng thanh tao mà không một hương thơm nào sánh được. Nó không phải
là thứ để dùng đại trà. Người Hồi Giáo dùng trầm trong cử hành lễ. Người phương
Đông xưa dùng trầm cho vào nước tắm của các bậc vua chúa hay nhà khá giả vương
gia cho trầm vào rương quần áo mong cho ám được mùi hương thơm của nó (áo xông
hương). Ngày nay, đốt trầm và chơi trầm đã đi vào đời sống văn hóa tinh thần của
nhiều tầng lớp người Việt và trở thành một phong tục không thể thiếu nhất là
trong dịp tết đến xuân về.
Dâng nén
hương trầm đầu năm, lòng ôn lại truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ và cầu
mong an lành trong ngày đầu xuân mới, ước vọng một niềm an lạc cho gia đình,
cho xã hội, cho cộng đồng, cho quốc thái dân an…
Trầm
hương được biết đến có đến 2000 năm trước, có nhiều công dụng, là dược liệu quý
chữa bệnh, làm tăng sắc đẹp, tinh dầu làm chất định hương, có tính chất huyền
bí linh thiêng đối với nghi lễ tôn giáo. Một số tôn giáo đốt trầm hương trong
các nghi lễ, được xem là vật giao lưu truyền cảm giữa con người của thế
giới thực tại và với thế giới thần linh, là vật phẩm giao hảo giữa các quốc
gia. Trầm hương khi đốt tỏa mùi thơm và được coi là hương thơm hữu ích bậc nhất.
Nhiều nước phương Đông có tập quán đốt trầm hoặc nhang được sản xuất từ trầm
trong dịp lễ cúng tổ tiên, đất trời thần thánh, đốt trầm hương để chữa bệnh, trừ
tà, tạo ra sự may mắn hưng phấn.
Trầm phân bố ở khu vực Đông nam á, nhưng mùi trầm thơm tao
nhã chỉ có ở Trầm Việt Nam. Là loại cây
quý tựa quốc bảo đã được chọn để trang trí trên đỉnh
đồng ở cung đình Huế. Trầm hương có mặt trải dải miền trung suốt từ Thanh
Hóa trở vào đến Tây Nguyên, nổi bật lên chất lượng hương thơm thì trầm Khánh
Hòa là nơi mật độ Trầm dày đặc và hương thơm nhất. Trầm là phần gỗ của cây Dó
có nhiều tinh dầu được phân bố trên thân cành rễ của cây. Trầm hương có mùi
thơm đặc biệt dù là đốt hay chưa đốt. Hàm lượng dầu có từ 25% - 80%, khi thả
vào nước có thể “chìm”… Căn cứ vào mức độ tinh dầu, màu sắc, hương vị, hình
dáng, trọng lượng, xuất xứ mà Trầm có tên gọi khác nhau: Trầm mắt tử, trầm da
báo, trầm điệp lá…vv… Nghề khai thác Trầm rất nguy hiểm và gian khổ,
có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Câu “ ngậm ngải tìm Trầm” là nói về việc
tìm kiếm Trầm hương quả là đối diện với sự sống còn của tính mạng vì cây Trầm vốn
ở rừng sâu, trên độ cao hay thung thẳm, nói như truyền thuyết là người có duyên
thì mới gặp; còn có câu : Ăn lộc rừng rưng rưng nước mắt”… Theo phẩm
cấp, trầm hương được xếp thành 3 hạng: Kỳ nam - Trầm và Tốc.
Từ ngàn xưa trong lĩnh vực tâm linh của người Việt, Trầm hương là thứ vật
mà trời đất ban tặng cho người. Dâng lễ vật ngày Xuân để hướng tới tổ
tiên thì Trầm hương và nén hương trầm luôn được đặt lên hàng đầu. Mùi trầm phảng
phất linh thiêng trên những đỉnh đồng của nhiều gia đình từ thành thị đến nông
thôn. Đó là minh chứng cho một nền văn hóa được phục hồi sau vết thương chiến
tranh, minh chứng cho sự no đủ an nhàn trong cuộc sống của người dân Việt Nam trong
thời hiện đại. Mùi hương thanh nhã này ngày càng được ưa chuộng, thơm không
gian, thơm của nhà, thơm quần áo. Thưởng thức hương trầm và làm thơ về các loại
trầm vừa đốt lên là thú chơi của người Nhật Bản. Trong ca dao xưa hay các tác
phẩm văn học Việt Nam, trầm được dùng như một vật thơm, một thiêng và chỉ xuất
hiện trong không gian thiêng:
- Áo
xông hương thiếp ngồi, thiếp đắp
Hay:
-
Chồng người áo gấm xông hương…
- Chàng về để áo lại đây
Để đêm thiếp đắp, để ngày xông hương
Cụ Nguyễn Du, trong Truyện Kiều, đoạn Thúy Kiều khi trao duyên đã
có câu:
Mai
sau dù có bao giờ
Sự
ra đời của các khí cụ để dùng cho nghi thức dâng hương ra đời và phát triển
thành một trong những khí cụ có nhiều hình dáng vừa quý báu và linh
thiêng được thiết kế tỉ mỉ đẹp mắt. Lư Hương phục vụ cho việc thờ cùng được tạo
rất nhiều hình dáng khác nhau, đại thể có mấy loại hình dáng như: hình Bảo đảnh,
Phương đẩu, Sư tử, Chim hạc, Liên hoa.v.v… Hoa văn trang trí thường là các loại
hoa văn cổ hoặc là rồng phượng, quỷ thần, và chữ Hán.v.v…Lư trầm trở thành một
trong nhiều pháp khí của Phật Giáo.
Lư đốt trầm có 2 loại là: Lư dùng trong việc thờ cúng
và Lư Trầm để ở bàn Trà. Kích thước từ rất to
như Cửu đỉnh ở Huế, Lư trầm đền các vua Trần ở Nam
Định, Vạc trầm đồng ở các đền chùa khác cho đến kích thước nhỏ của lư trầm bàn
trà chỉ to bằng trái hồng, trái cam... Dù là để thờ cúng hay chỉ để trên bàn để
đốt trong những lúc đông giá, trà lá thư nhàn thì Lư trầm nào cũng đều có
nghệ thuật trang trí chạm khắc trên đồng đến đỉnh cao, đó chính là một tác phẩm
nghệ thuật độc đáo. Hình lư có thể là tròn, vuông, trái đào hay dáng thạp, sanh
thì trên thân đều có các hình trang trí như mặt Hổ phù, Bát tiên, Mười hai con
giáp, phong cảnh sơn thủy, các tích truyện cổ. Nắp đỉnh đồng, Lư đồng có các
hình con Nghê, kỳ lân hay tượng phật.
Khí xuân se lạnh, trong một gian trà thất vừa đủ, chủ nhà châm lư trầm ta cảm
nhận được như đã thu được dịu hoàn toàn thanh tịnh mới thấy rung cảm trước mùi
hương mà ta đã ngửi thấy. Bởi vậy không chỉ thưởng thức bằng khứu giác mà ta đã
thưởng thức hương trầm cả bằng TÂM nữa.
Khói hương trầm khi đốt lên thoát ra từ miệng con nghê, lan tỏa và
phảng phất mùi thơm tao nhã. Vẻ u tịch nơi đền miếu, chùa phủ, gian
thờ tổ tiên hay là không gian một Trà thất cũng đều tạo cho ta một cảm
giác trang trọng, sang quý, nhã nhặn hay huyền bí. Giờ đây, người chơi Trầm đã
nhiều gấp hàng trăm lần xưa. Trầm đã được sử dụng trên toàn quốc dưới dạng
nén Hương Trầm, được nhiều khách nước ngoài và Việt kiều ưa chuộng.
Thú
chơi Trầm đã phản ánh chiều sâu văn hóa của người thưởng thức. Trong những dịp
cuối năm như thế này, trên các nẻo đường tấp nập bán mua sắm sanh ngày tết,
dòng người bán buôn, bán lẻ đang hướng về phố Hàng Hương, mua bằng được
cho nhà mình thứ hương thơm linh thiêng mà sang quý để dùng cho những ngày đầu
xuân và nhất là thời khắc giao thừa.
Hòa với đất trời đang nô nức vào xuân, hương trầm đang lan
tỏa, đang xông cái thơm tho nồng ấm lên vạn vật cỏ cây và tâm hồn con người.
Phương Mai
hãng máy bay eva air
vé máy bay từ sài gòn đi mỹ
korean airlines
săn vé máy bay đi mỹ giá rẻ
vé máy bay đi canada tháng nào rẻ nhất
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngau Hung Du Lich
Tri Thuc Du Lich