Leonardo da Vinci
Tên đầy đủ là Leonardo di ser Piero da Vinci (sinh ngày 15 tháng 4
năm 1452 tại Anchiano, Ý - mất ngày 2 tháng 5 năm 1519 tại Amboise, Pháp)
là một họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhà giải phẫu,
nhà sáng tạo và là một nhà triết học tự nhiên. Ông được coi là một thiên tài
toàn năng người Ý. Tên thành phố Vinci, nơi sinh của ông, nằm trong lãnh thổ của
tỉnh Firenze, cách thành phố Firenze 30 km về phía Tây, gần Empoli, cũng là họ
của ông. Người ta gọi ông ngắn gọn là Leonardo vì da Vinci có nghĩa là "đến
từ Vinci", không phải là họ thật của ông. Tên khai sinh là "Leonardo
di ser Piero da Vinci" có nghĩa là "Leonardo, con của Ser Piero, đến
từ Vinci". Ông nổi tiếng với những bức hoạ cổ điển của mình như bức Mona
Lisa, bức Bữa ăn tối cuối cùng. Ông là người có những ý tưởng vượt trước thời đại
của mình, đặc biệt là sự sáng chế máy bay trực thăng, xe tăng, sự sử dụng hội tụ
năng lượng mặt trời, máy tính, sơ thảo lý thuyết kiến tạo địa hình, tàu đáy
kép, cùng nhiều sáng chế khác, khó có thể liệt kê hết ở đây. Một vài thiết kế của
ông đã được thực hiện và khả thi trong lúc ông còn sống. Ứng dụng khoa học
trong chế biến kim loại và trong kỹ thuật ở thời đại Phục Hưng còn đang ở trong
thời kỳ trứng nước. Thêm vào đó, ông có đóng góp rất lớn vào kiến thức và sự hiểu
biết trong giải phẫu học, thiên văn học, xây dựng dân dụng, quang học và nghiên
cứu về thủy lực. Những sản phẩm lưu lại trong cuộc đời ông chỉ còn lại vài bức
hoạ, cùng với một vài quyển sổ nháp tay (rơi vãi trong nhiều bộ sưu tập khác
nhau các sáng tác của ông), bên trong chứa đựng các ký hoạ, minh hoạ về khoa học,
và bút ký.
Leonardo da Vinci là một thiên tài lỗi lạc về mọi phương diện. Ông
khảo cứu mọi vấn đề, thấu triệt tất cả rồi nghĩ ra nhiều dụng cụ, máy móc và
nhiều sáng kiến của ông đã đi trước nền Khoa Học thời bấy giờ khiến cho vào thời
đại của ông, người ta chưa thể thực hiện được những sáng kiến đó. Leonardo da
Vinci vừa là họa sĩ, vừa là nhà điêu khắc, kiến trúc sư, kỹ sư, nhà địa chất,
nhà cơ thể học, nhà phát minh và nhà bác học, nói tóm lại ông là một nghệ sĩ lừng
danh, một nhà tiền phong trong nhiều lãnh vực Khoa Học và Nghệ Thuật của thời kỳ
Phục Hưng (the Renaissance), tức là một phong trào văn hóa bắt đầu tại nước Ý
vào các năm 1300. Hai tác phẩm hội họa “Mona Lisa” và “Bữa Tiệc Cuối Cùng” (The
Last Supper) của Leonard da Vinci được xếp vào các bức danh họa tuyệt vời của
thế giới.
1. Thuở thiếu thời
Leonardo da Vinci chào đời vào năm 1452 trong một ngôi nhà đổ nát
bên ngoài ngôi làng Vinci, gần thành phố Florence thuộc miền trung của nước Ý.
Thiên tài này đã sớm mang lấy số phận hẩm hiu của một đứa con đẻ hoang do một
người đàn bà tầm thường có tên là Caterina. Người cha của Leonardo là ông Ser
Piero da Vinci, một chưởng khế miền Florence, đã không nhìn nhận đứa con rơi
này để lấy một thiếu nữ giàu có, nhưng vì người vợ chính thức này không có con,
ông ta đã bắt Leonardo về nuôi khi đứa bé lên 5 tuổi.
Hàng rào xã hội đã ngăn cách mãi mãi Leonardo với người mẹ đẻ và vì thiếu tình mẫu tử, cậu bé này chỉ còn biết sống cô độc để suy nghĩ một mình. Vì người cha đối xử với Leonardo một cách hờ hững, có thể nói vì bổn phận, nên cậu bé được tự do lang thang trên các sườn đồi, sống giữa cảnh thiên nhiên mà tự tìm lấy nguồn an ủi. Cậu bé Leonardo tha thẩn cả ngày vào việc góp nhặt rất nhiều viên đá cuội đẹp, các cây cỏ hiếm thấy hay tự làm ra các đồ chơi để giải buồn.
Tuy còn ít tuổi, Leonardo đã có những thiên khiếu đặc biệt, những tài vặt và cậu có thể viết chữ ngược cũng như viết xuôi, bằng tay phải cũng như tay trái. Những tập sách dùng tiếng La Tinh khó khăn và buồn tẻ đã không hấp dẫn được cậu bé, Leonardo chỉ thích tự tìm hiểu thiên nhiên, cũng vì thế mà tới tuổi 15, Leonardo vẫn còn mù chữ.
Leonardo quả thực có tài vặt ngay từ khi còn ít tuổi. Một người quen biếu cha cậu một cái mộc bằng gỗ cây vả. Leonardo xin cha cho mình được phép trang trí cái mộc này. Cha cậu bằng lòng. Leonardo bí mật giam mình trong phòng luôn 8 ngày, cậu vẽ trên tấm mộc hình một con quỷ rất hung dữ đang phun lửa. Vào lúc chập tối, giữa đống xác rắn rết, Leonardo đưa trình tác phẩm cho cha coi. Bức hình trông rất ghê sợ, lại ở trong một khung cảnh gớm ghiếc, đã làm cho người cha phải giật mình, lùi bước. Leonardo thích thú, cậu coi đây là sự thành công. Cha Leonardo liền đem chiếc mộc của con bán cho một tiệm kim hoàn lấy 10 ducats và người này bán lại cho Hầu Tước miền Milan lấy 300 ducats.
Sau lần khám phá thấy tài năng của con, cha Leonardo nghĩ rằng thằng nhỏ có thể kiếm ra tiền được. Ông ta liền cho cậu vào học nghề tại xưởng của một người thợ kim hoàn xứ Florence tên là Andrea del Verrocchio. Verrocchio là một bậc thầy về thủ công nghệ. Ông ta chuyên đúc đồng, nặn tượng, chạm chổ kim loại. Khi được theo học Verrocchio, Leonardo mới cảm thấy mình dốt nát và hối tiếc những thời gian lãng phí trước kia. Nhưng nhờ có thiên tài, cậu không những học được nghề mà còn phát minh ra nhiều thứ khác, chẳng hạn như chiếc đồng hồ chạy bằng nước, chiếc máy dát mỏng kim loại hay những cây đàn Luthe chế tạo bằng xương cá và xương sọ của các con vật. Leonardo cũng tìm hiểu thêm về thiên văn và toán học.
Ngoài tài khéo tay đã làm cho các bạn của cậu phải khâm phục, Leonardo còn có một khuôn mặt đẹp đẽ, một thân hình cường tráng và một sức mạnh đáng kể cho phép cậu bẻ cong một móng ngựa bằng sắt hay giữ chặt một con ngựa đang lồng lộn. Để thay đổi lối giải trí, Leonardo học thêm về hội họa. Vào một buổi chiều trong khoảng năm 1472, ông Verrocchio mắc bận, phải để dang dở bức họa “Lễ Rửa Tội của Chúa” (The Baptism of Christ). Trong khi thầy vắng nhà, Leonardo liền lấy cọ và sơn màu, hoàn thành bức tranh bằng hình ảnh một thiên thần đang quỳ gối. Lúc trở về, Verrocchio đã ngắm nghía tác phẩm rồi vì quá cảm phục Leonardo, ông ta liền từ bỏ giá vẽ.
Hàng rào xã hội đã ngăn cách mãi mãi Leonardo với người mẹ đẻ và vì thiếu tình mẫu tử, cậu bé này chỉ còn biết sống cô độc để suy nghĩ một mình. Vì người cha đối xử với Leonardo một cách hờ hững, có thể nói vì bổn phận, nên cậu bé được tự do lang thang trên các sườn đồi, sống giữa cảnh thiên nhiên mà tự tìm lấy nguồn an ủi. Cậu bé Leonardo tha thẩn cả ngày vào việc góp nhặt rất nhiều viên đá cuội đẹp, các cây cỏ hiếm thấy hay tự làm ra các đồ chơi để giải buồn.
Tuy còn ít tuổi, Leonardo đã có những thiên khiếu đặc biệt, những tài vặt và cậu có thể viết chữ ngược cũng như viết xuôi, bằng tay phải cũng như tay trái. Những tập sách dùng tiếng La Tinh khó khăn và buồn tẻ đã không hấp dẫn được cậu bé, Leonardo chỉ thích tự tìm hiểu thiên nhiên, cũng vì thế mà tới tuổi 15, Leonardo vẫn còn mù chữ.
Leonardo quả thực có tài vặt ngay từ khi còn ít tuổi. Một người quen biếu cha cậu một cái mộc bằng gỗ cây vả. Leonardo xin cha cho mình được phép trang trí cái mộc này. Cha cậu bằng lòng. Leonardo bí mật giam mình trong phòng luôn 8 ngày, cậu vẽ trên tấm mộc hình một con quỷ rất hung dữ đang phun lửa. Vào lúc chập tối, giữa đống xác rắn rết, Leonardo đưa trình tác phẩm cho cha coi. Bức hình trông rất ghê sợ, lại ở trong một khung cảnh gớm ghiếc, đã làm cho người cha phải giật mình, lùi bước. Leonardo thích thú, cậu coi đây là sự thành công. Cha Leonardo liền đem chiếc mộc của con bán cho một tiệm kim hoàn lấy 10 ducats và người này bán lại cho Hầu Tước miền Milan lấy 300 ducats.
Sau lần khám phá thấy tài năng của con, cha Leonardo nghĩ rằng thằng nhỏ có thể kiếm ra tiền được. Ông ta liền cho cậu vào học nghề tại xưởng của một người thợ kim hoàn xứ Florence tên là Andrea del Verrocchio. Verrocchio là một bậc thầy về thủ công nghệ. Ông ta chuyên đúc đồng, nặn tượng, chạm chổ kim loại. Khi được theo học Verrocchio, Leonardo mới cảm thấy mình dốt nát và hối tiếc những thời gian lãng phí trước kia. Nhưng nhờ có thiên tài, cậu không những học được nghề mà còn phát minh ra nhiều thứ khác, chẳng hạn như chiếc đồng hồ chạy bằng nước, chiếc máy dát mỏng kim loại hay những cây đàn Luthe chế tạo bằng xương cá và xương sọ của các con vật. Leonardo cũng tìm hiểu thêm về thiên văn và toán học.
Ngoài tài khéo tay đã làm cho các bạn của cậu phải khâm phục, Leonardo còn có một khuôn mặt đẹp đẽ, một thân hình cường tráng và một sức mạnh đáng kể cho phép cậu bẻ cong một móng ngựa bằng sắt hay giữ chặt một con ngựa đang lồng lộn. Để thay đổi lối giải trí, Leonardo học thêm về hội họa. Vào một buổi chiều trong khoảng năm 1472, ông Verrocchio mắc bận, phải để dang dở bức họa “Lễ Rửa Tội của Chúa” (The Baptism of Christ). Trong khi thầy vắng nhà, Leonardo liền lấy cọ và sơn màu, hoàn thành bức tranh bằng hình ảnh một thiên thần đang quỳ gối. Lúc trở về, Verrocchio đã ngắm nghía tác phẩm rồi vì quá cảm phục Leonardo, ông ta liền từ bỏ giá vẽ.
Thời gian học nghề chấm dứt, các học viên đã thành tài đều trở về
quê để mở các tiệm thủ công. Riêng Leonardo lúc này là chàng thanh niên 21 tuổi,
vì không có vốn, nên đành ở lại làm công cho ông Verrocchio. Trong thời gian
làm thợ, Leonardo được các tu sĩ Scopetto đặt vẽ tác phẩm “Lễ Dâng của các người
kính Chúa Hài Đồng” (Adoration des Mages). Do tìm hiểu quá nhiều phương diện, mọi
công việc không thể làm xong nhanh chóng được khiến cho các tu sĩ phải hối thúc
chàng họa sĩ nhiều lần, Leonardo mới hoàn thành tác phẩm. Quá cảm phục trước những
nét vẽ tuyệt vời, các tu sĩ Scopetto bèn thưởng thêm cho Leonardo một thùng rượu
chát.
Sau đó ít lâu, một cuộc âm mưu đã tố cáo chàng họa sĩ vi phạm thuần phong mỹ tục. Vụ án kéo dài trong 2 năm rồi chàng được tha bổng. Sự việc này đã khiến Leonardo cảm thấy cay đắng khi phải giao tiếp với những người khác. Thêm vào đó, các rối loạn chính trị khiến chàng quan tâm cả về kỹ thuật quân sự. Leonardo đã nghĩ ra cách chế tạo nào thứ đại bác mới, nào xe có 3 bánh để chở súng, nào dụng cụ gạt đổ thang của địch quân tựa lên tường thành... Nhưng không ai đặt làm những phát minh này khiến chàng buồn bã và phải từ bỏ quê hương, đi tìm thời vận.
Leonardo liền tìm tới Hầu Tước miền Milan là Ludovico Sforza, là người có thể cần tới các sáng kiến quân sự để chống nhau với người Pháp. Hầu Tước Ludovico là con người xảo quyệt, đã tiếm đoạt quyền hành bằng nhiều thủ đoạn trong khi đó dân chúng lầm than, đói khổ vì sưu cao, thuế nặng. Leonardo đã phải sống im lìm giữa bầu không khí ngột ngạt, đầy những âm mưu bè phái, đầy các phản bội và thù hận trong suốt 8 năm trường, vì lúc bấy giờ chiến tranh chưa xẩy ra nên Hầu Tước Ludovico chưa quan tâm tới các phát minh khoa học của ông. Các sáng kiến của Leonardo đã đi trước thời đại nhiều thế kỷ. Leonardo đã phác họa ra chiến xa, xe hơi, lựu đạn, súng phun lửa, hơi ngạt... và những dụng cụ chiến tranh này được trình bày bằng những đường nét mỹ thuật cổ xưa nhưng cũng nói lên sự nhìn xa, biết rộng của Leonardo da Vinci và chứng tỏ rằng ông là một nhà phát minh dồi dào các tư tưởng cải tiến.
Năm 1490, bệnh dịch hạch lan tràn tới miền Milan. Hầu Tước Ludovico chạy khỏi thành phố sau khi đã trao việc cứu chữa cho các nhà chiêm tinh. Nhân dịp này, Leonardo đã đề nghị những giải pháp vệ sinh và ông nghiên cứu một kế hoạch chỉnh trang đô thị. Theo ông, nên phân tán các thành phố lớn thành nhiều nhóm thị trấn chứa độ 30 ngàn người, và đường phố phải rộng bằng chiều cao của các tòa nhà. Ông còn trù liệu hệ thống cống rãnh để thoát nước và những phương pháp làm thoáng khí. Việc khảo sát ngành kiến trúc đã khiến ông nghiên cứu luật phối cảnh và môn quang học. Ông là người đầu tiên tìm ra thủy tinh thể khi khảo sát con mắt. Ông đã cải tiến rất nhiều máy móc, tiên liệu về máy may và trù tính cả sự thay thế nhân công bằng người máy. Nhưng tất cả óc sáng kiến lẫn tài ba lỗi lạc về ngành Hội Họa của Leonardo da Vinci đều không được Hầu Tước Ludovico quan tâm tới, Hầu Tước chỉ sai Leonardo thực hiện các công việc viển vông.
Trong khi Leonardo đang do dự sẽ từ bỏ nghề hội họa thì tu viện Santa Maria delle Grazie tại Milan, đặt ông vẽ bức họa “Bữa Tiệc Cuối Cùng” (The Last Supper). Nhưng ông đã không vẽ xong sớm khiến cho vị tu sĩ quản đốc thúc giục. Bực mình, ông liền trả lời vì còn đang tìm kiếm một người mẫu để vẽ nhân vật Judas, và nếu vị tu sĩ bằng lòng ngồi làm mẫu thì bức họa mới mau hoàn thành. Từ đó không ai dám thúc giục Leonardo nữa. Khi được vẽ xong, bức họa này đã mang lại danh vọng vô bờ cho Leonardo da Vinci.
Sau đó ít lâu, Hầu Tước Ludovico đặt Da Vinci đắp một bức tượng cha mình đang cưỡi ngựa, một công việc khiến cho ông phải nghiên cứu tỉ mỉ cơ thể của loài ngựa và nhân dịp này, ông lại vẽ ra các kiểu chuồng ngựa mới rất tiện lợi và tối tân hơn. Khi đã nghiên cứu về cơ thể loài ngựa xong, Da Vinci phác họa xây đắp một con ngựa dài 7 thước đang phi nước kiệu và đè chết một địch quân. Nhưng mẫu hình này không làm cho Hầu Tước Ludovico vừa ý và Hầu Tước dự tính dùng một nhà điêu khắc khác thực hiện. Da Vinci quá chán nản về thất bại này. Thế rồi một sự việc đã cứu vãn hoàn cảnh của ông. Vào tháng 1 năm 1491, Ludovico sẽ thành hôn với nàng Beatrice d’Este. Da Vinci được giao phó công việc vẽ các kiểu áo và trang hoàng các lâu đài và đại hí viện. Nhờ tài năng về máy móc, Da Vinci đã thành công rực rỡ trong một màn trình bày các thiên thần giáng phàm để ca ngợi Beatrice. Cả nước Ý nói về thành quả này. Da Vinci nhờ vậy được phép thực hiện lại bức tượng. Sau hơn hai năm trường, tấm màn phủ mẫu hình bằng đất được mở ra để công chúng ngắm coi vào năm 1493. Tất cả mọi người đều phải trầm trồ ngợi khen tác phẩm điêu khắc này và sau đó, Leonardo da Vinci đã trở thành một nhà tiên trị về một trường phái mỹ thuật mới. Nghệ sĩ tại khắp bốn phương đều bắt chước quan niệm mỹ thuật của Da Vinci. Thật là mỉa mai khi một nhà danh họa phải nhờ tài đạo diễn của mình mới trở nên nổi tiếng.
Nhờ thành công về điêu khắc, Da Vinci được Hầu Tước Ludovico quý trọng hơn. Ông được tăng thêm tiền trợ cấp nhờ đó có thể nghiên cứu thêm về hội họa, và sự học hỏi về cơ thể con người khiến ông giải phẫu các xác chết để tìm hiểu tường tận từng thớ thịt. Các bức họa thực hiện trong thời kỳ sống tại Milan đã khiến cho Da Vinci nổi danh và mọi người phải kính phục ông. Những tác phẩm của ông đã ảnh hưởng tới một số họa sĩ trẻ, kể cả Sandro Botticelli và Piero di Cosimo. Những nghệ sĩ này trở nên các nhà lãnh đạo của các họa sĩ thuộc thế hệ mới của miền Florence, rồi sau khi trở về nơi này lần thứ hai, các họa phẩm của Leonardo da Vinci còn ảnh hưởng tới một thế hệ họa sĩ trẻ khác bao gồm Andrea del Sarto, Michelangelo và Raphael. Khi quân lính Pháp tràn qua dãy núi Alpes vào năm 1499, Ludovico Sforza thua trận và bị cầm tù. Vì không có ngươi che chở, Da Vinci đành từ bỏ Milan, sang thành phố Mantua, tại nơi đây ông đã vẽ một bức họa danh tiếng cho bà vợ của Hầu Tước Mantua tên là Isabella d’Este. Khi sống tại Venice, Da Vinci đã dâng hiến các phát minh về quân sự. Ông đã thực hiện cho Hầu Tước Cesar Borgia các áo lặn và người nhái để bảo vệ hải cảng. Ông còn nghiên cứu phép vẽ bản đồ, cách đào kênh và cách chế tạo tầu ngầm, nhưng phát minh lợi hại này đã khiến ông suy nghĩ và dấu kín.
Sau khi sống tại Venice một thời gian, Da Vinci trở về Florence vào năm 1500 và ông nghiên cứu máy bay. Người dân tỉnh này đã tưởng ông điên khùng khi ông mua rất nhiều chim rồi thả cho chúng bay đi, có ai biết rằng ông đang khảo sát cách đập cánh của loài chim. Rất tiếc rằng sức mạnh do chân và tay của con người không đủ mạnh và phát minh về máy bay do người đập cánh của ông đã không thành công.
Trong các năm từ 1513 tới 1516, Leonardo da Vinci sống tại Rome do lời mời của Hồng Y Giuliano de Medici, người anh em của Giáo Hoàng Leo X. Vào thời gian này, các nghệ sĩ lừng danh đang làm việc tại Rome như Donato Bramante trông coi xây dựng Giáo Đường St. Peter’s Basilica, Michelangelo lo việc nặn tượng và kiến trúc tại ngôi mộ của Giáo Hoàng Julius, và Raphael thực hiện các bức danh họa trong các căn phòng của Giáo Hoàng. Leonardo được mời vẽ các bản đồ và lo cải tạo vùng sình lầy Pontine gần Rome.
Từ thời kỳ Phục Hưng, các vua chúa đều mong muốn tập trung trong triều đình các nghệ sĩ và các học giả. Vào năm 1516, Leonardo da Vinci được Vua Francis I của nước Pháp mời qua Pháp làm việc. Ông đã cư ngụ trong lâu đài Cloux tại Amboise, gần Tours, trong 3 năm và được tặng danh hiệu là “nhà hoạ sĩ, kiến trúc sư và nhà cơ khí số một của nhà vua”. Ông được tự do khảo sát bộ môn nào ưa thích. Chính trong thời gian này, Leonardo đã phác thảo rất nhiều bản vẽ kiến trúc như xây dựng lâu đài, vườn hoa, nghiên cứu khoa học, cơ thể học, không thể học (aerology), thủy tĩnh học (hydrology)... Leonardo da Vinci qua đời tại Cloux vào ngày 2 tháng 5 năm 1519 và được chôn cất trong phần đất nhà thờ của lâu đài này. Về sau trong cuộc Cách Mạng Pháp, nhà thờ Cloux cùng với các kỷ niệm quốc gia khác đã bị tàn phá và người ta không còn biết nắm xương tàn của nhà danh họa và bác học này ở đâu.
Sau đó ít lâu, một cuộc âm mưu đã tố cáo chàng họa sĩ vi phạm thuần phong mỹ tục. Vụ án kéo dài trong 2 năm rồi chàng được tha bổng. Sự việc này đã khiến Leonardo cảm thấy cay đắng khi phải giao tiếp với những người khác. Thêm vào đó, các rối loạn chính trị khiến chàng quan tâm cả về kỹ thuật quân sự. Leonardo đã nghĩ ra cách chế tạo nào thứ đại bác mới, nào xe có 3 bánh để chở súng, nào dụng cụ gạt đổ thang của địch quân tựa lên tường thành... Nhưng không ai đặt làm những phát minh này khiến chàng buồn bã và phải từ bỏ quê hương, đi tìm thời vận.
Leonardo liền tìm tới Hầu Tước miền Milan là Ludovico Sforza, là người có thể cần tới các sáng kiến quân sự để chống nhau với người Pháp. Hầu Tước Ludovico là con người xảo quyệt, đã tiếm đoạt quyền hành bằng nhiều thủ đoạn trong khi đó dân chúng lầm than, đói khổ vì sưu cao, thuế nặng. Leonardo đã phải sống im lìm giữa bầu không khí ngột ngạt, đầy những âm mưu bè phái, đầy các phản bội và thù hận trong suốt 8 năm trường, vì lúc bấy giờ chiến tranh chưa xẩy ra nên Hầu Tước Ludovico chưa quan tâm tới các phát minh khoa học của ông. Các sáng kiến của Leonardo đã đi trước thời đại nhiều thế kỷ. Leonardo đã phác họa ra chiến xa, xe hơi, lựu đạn, súng phun lửa, hơi ngạt... và những dụng cụ chiến tranh này được trình bày bằng những đường nét mỹ thuật cổ xưa nhưng cũng nói lên sự nhìn xa, biết rộng của Leonardo da Vinci và chứng tỏ rằng ông là một nhà phát minh dồi dào các tư tưởng cải tiến.
Năm 1490, bệnh dịch hạch lan tràn tới miền Milan. Hầu Tước Ludovico chạy khỏi thành phố sau khi đã trao việc cứu chữa cho các nhà chiêm tinh. Nhân dịp này, Leonardo đã đề nghị những giải pháp vệ sinh và ông nghiên cứu một kế hoạch chỉnh trang đô thị. Theo ông, nên phân tán các thành phố lớn thành nhiều nhóm thị trấn chứa độ 30 ngàn người, và đường phố phải rộng bằng chiều cao của các tòa nhà. Ông còn trù liệu hệ thống cống rãnh để thoát nước và những phương pháp làm thoáng khí. Việc khảo sát ngành kiến trúc đã khiến ông nghiên cứu luật phối cảnh và môn quang học. Ông là người đầu tiên tìm ra thủy tinh thể khi khảo sát con mắt. Ông đã cải tiến rất nhiều máy móc, tiên liệu về máy may và trù tính cả sự thay thế nhân công bằng người máy. Nhưng tất cả óc sáng kiến lẫn tài ba lỗi lạc về ngành Hội Họa của Leonardo da Vinci đều không được Hầu Tước Ludovico quan tâm tới, Hầu Tước chỉ sai Leonardo thực hiện các công việc viển vông.
Trong khi Leonardo đang do dự sẽ từ bỏ nghề hội họa thì tu viện Santa Maria delle Grazie tại Milan, đặt ông vẽ bức họa “Bữa Tiệc Cuối Cùng” (The Last Supper). Nhưng ông đã không vẽ xong sớm khiến cho vị tu sĩ quản đốc thúc giục. Bực mình, ông liền trả lời vì còn đang tìm kiếm một người mẫu để vẽ nhân vật Judas, và nếu vị tu sĩ bằng lòng ngồi làm mẫu thì bức họa mới mau hoàn thành. Từ đó không ai dám thúc giục Leonardo nữa. Khi được vẽ xong, bức họa này đã mang lại danh vọng vô bờ cho Leonardo da Vinci.
Sau đó ít lâu, Hầu Tước Ludovico đặt Da Vinci đắp một bức tượng cha mình đang cưỡi ngựa, một công việc khiến cho ông phải nghiên cứu tỉ mỉ cơ thể của loài ngựa và nhân dịp này, ông lại vẽ ra các kiểu chuồng ngựa mới rất tiện lợi và tối tân hơn. Khi đã nghiên cứu về cơ thể loài ngựa xong, Da Vinci phác họa xây đắp một con ngựa dài 7 thước đang phi nước kiệu và đè chết một địch quân. Nhưng mẫu hình này không làm cho Hầu Tước Ludovico vừa ý và Hầu Tước dự tính dùng một nhà điêu khắc khác thực hiện. Da Vinci quá chán nản về thất bại này. Thế rồi một sự việc đã cứu vãn hoàn cảnh của ông. Vào tháng 1 năm 1491, Ludovico sẽ thành hôn với nàng Beatrice d’Este. Da Vinci được giao phó công việc vẽ các kiểu áo và trang hoàng các lâu đài và đại hí viện. Nhờ tài năng về máy móc, Da Vinci đã thành công rực rỡ trong một màn trình bày các thiên thần giáng phàm để ca ngợi Beatrice. Cả nước Ý nói về thành quả này. Da Vinci nhờ vậy được phép thực hiện lại bức tượng. Sau hơn hai năm trường, tấm màn phủ mẫu hình bằng đất được mở ra để công chúng ngắm coi vào năm 1493. Tất cả mọi người đều phải trầm trồ ngợi khen tác phẩm điêu khắc này và sau đó, Leonardo da Vinci đã trở thành một nhà tiên trị về một trường phái mỹ thuật mới. Nghệ sĩ tại khắp bốn phương đều bắt chước quan niệm mỹ thuật của Da Vinci. Thật là mỉa mai khi một nhà danh họa phải nhờ tài đạo diễn của mình mới trở nên nổi tiếng.
Nhờ thành công về điêu khắc, Da Vinci được Hầu Tước Ludovico quý trọng hơn. Ông được tăng thêm tiền trợ cấp nhờ đó có thể nghiên cứu thêm về hội họa, và sự học hỏi về cơ thể con người khiến ông giải phẫu các xác chết để tìm hiểu tường tận từng thớ thịt. Các bức họa thực hiện trong thời kỳ sống tại Milan đã khiến cho Da Vinci nổi danh và mọi người phải kính phục ông. Những tác phẩm của ông đã ảnh hưởng tới một số họa sĩ trẻ, kể cả Sandro Botticelli và Piero di Cosimo. Những nghệ sĩ này trở nên các nhà lãnh đạo của các họa sĩ thuộc thế hệ mới của miền Florence, rồi sau khi trở về nơi này lần thứ hai, các họa phẩm của Leonardo da Vinci còn ảnh hưởng tới một thế hệ họa sĩ trẻ khác bao gồm Andrea del Sarto, Michelangelo và Raphael. Khi quân lính Pháp tràn qua dãy núi Alpes vào năm 1499, Ludovico Sforza thua trận và bị cầm tù. Vì không có ngươi che chở, Da Vinci đành từ bỏ Milan, sang thành phố Mantua, tại nơi đây ông đã vẽ một bức họa danh tiếng cho bà vợ của Hầu Tước Mantua tên là Isabella d’Este. Khi sống tại Venice, Da Vinci đã dâng hiến các phát minh về quân sự. Ông đã thực hiện cho Hầu Tước Cesar Borgia các áo lặn và người nhái để bảo vệ hải cảng. Ông còn nghiên cứu phép vẽ bản đồ, cách đào kênh và cách chế tạo tầu ngầm, nhưng phát minh lợi hại này đã khiến ông suy nghĩ và dấu kín.
Sau khi sống tại Venice một thời gian, Da Vinci trở về Florence vào năm 1500 và ông nghiên cứu máy bay. Người dân tỉnh này đã tưởng ông điên khùng khi ông mua rất nhiều chim rồi thả cho chúng bay đi, có ai biết rằng ông đang khảo sát cách đập cánh của loài chim. Rất tiếc rằng sức mạnh do chân và tay của con người không đủ mạnh và phát minh về máy bay do người đập cánh của ông đã không thành công.
Trong các năm từ 1513 tới 1516, Leonardo da Vinci sống tại Rome do lời mời của Hồng Y Giuliano de Medici, người anh em của Giáo Hoàng Leo X. Vào thời gian này, các nghệ sĩ lừng danh đang làm việc tại Rome như Donato Bramante trông coi xây dựng Giáo Đường St. Peter’s Basilica, Michelangelo lo việc nặn tượng và kiến trúc tại ngôi mộ của Giáo Hoàng Julius, và Raphael thực hiện các bức danh họa trong các căn phòng của Giáo Hoàng. Leonardo được mời vẽ các bản đồ và lo cải tạo vùng sình lầy Pontine gần Rome.
Từ thời kỳ Phục Hưng, các vua chúa đều mong muốn tập trung trong triều đình các nghệ sĩ và các học giả. Vào năm 1516, Leonardo da Vinci được Vua Francis I của nước Pháp mời qua Pháp làm việc. Ông đã cư ngụ trong lâu đài Cloux tại Amboise, gần Tours, trong 3 năm và được tặng danh hiệu là “nhà hoạ sĩ, kiến trúc sư và nhà cơ khí số một của nhà vua”. Ông được tự do khảo sát bộ môn nào ưa thích. Chính trong thời gian này, Leonardo đã phác thảo rất nhiều bản vẽ kiến trúc như xây dựng lâu đài, vườn hoa, nghiên cứu khoa học, cơ thể học, không thể học (aerology), thủy tĩnh học (hydrology)... Leonardo da Vinci qua đời tại Cloux vào ngày 2 tháng 5 năm 1519 và được chôn cất trong phần đất nhà thờ của lâu đài này. Về sau trong cuộc Cách Mạng Pháp, nhà thờ Cloux cùng với các kỷ niệm quốc gia khác đã bị tàn phá và người ta không còn biết nắm xương tàn của nhà danh họa và bác học này ở đâu.
3. Những bí ẩn của Leonardo Da Vinci
Để gia tăng khả năng tiếp nhận thế giới, cải thiện trí nhớ và phát
triển mạnh mẽ hơn nữa óc tưởng tượng, Leonardo Da Vinci đã thực hành những bài
tập tâm lý đặc biệt mang hơi hướng của cả những thủ pháp huyền bí của những người
theo học thuyết Pythagoras và cả môn thần kinh ngữ âm học (Neurolinguistique)
hiện đại.
Dường như danh họa đã biết được trước những chìa khóa tiến hóa mở ra những bí mật của tâm lý con người. Một trong những bí quyết của Leonardo da Vinci ẩn giấu trong chế độ ngủ đặc biệt: cứ 4 giờ ông lại chợp mắt 15 phút và bằng cách này thu gọn lại tổng thời gian ngủ trong một ngày đêm từ 8 giờ xuống còn 1,5 giờ. Nhờ thế, danh họa đã "tiết kiệm" được 75% thời lượng dành cho giấc ngủ và trong thực tế đã kéo dài được thời gian sống tỉnh táo của mình từ 70 năm lên 100 năm.
Xưởng họa bí mật
Sau 5 thế kỷ, thiên tài của thời đại Phục hưng Leonardo Da Vinci vẫn không ngừng làm cho hậu thế phải kinh ngạc. Mới đây, các nhà nghiên cứu Italia đã phát hiện ra một xưởng họa bí mật của ông. Nó nằm trong nhà tu nam giới St. Annunziata ở ngay trung tâm Florence. Các nam tu sĩ ở đó đã cho những vị khách danh giá thuê một số phòng.
Từ lâu đã có những nguồn tư liệu khác nhau tiết lộ về sự tồn tại của xưởng họa đó nhưng để tìm ra nó thật không dễ dàng vì nó đã được ngụy trang rất khéo léo. Đằng sau cánh cửa kín đáo là một cầu thang, ghi năm 1430, công trình của nhà tạc tượng kiêm kiến trúc sư Michelosso Bartolomeo. Cây cầu thang này dẫn vào căn phòng, nơi danh họa từng sống và làm việc cùng các học trò của mình. Điều kiện sinh hoạt trong xưởng họa rất tốt vì khi tới đây thuê, Leonardo Da Vinci đã là người rất danh giá rồi. Căn phòng rộng nhất, có hai cửa sổ, là phòng ngủ. Ngoài ra, còn có một căn phòng bí mật liền kề, nơi danh họa sáng tạo. Những phòng còn lại được sử dụng để Leonardo Da Vinci cùng 5-6 người học trò làm việc. Một số chi tiết trong phòng cho thấy, giữa những học trò này có cả một đầu bếp.
Nơi đặt xưởng họa này cực kỳ lý tưởng. Thư viện trong tu viện lúc đó có gần 5.000 bản thảo, rất được Leonardo Da Vinci quan tâm. Gần đó có trạm xá St. Maria, nơi thiên tài có thể nghiên cứu cơ thể học của các xác chết. Minh chứng cho việc Leonardo Da Vinci đã làm việc ở xưởng họa này là các bức bích họa. Những bức bích họa này gợi nhớ ngay tới những tác phẩm nổi tiếng của Leonardo ngay từ cái nhìn đầu tiên. Các nghiên cứu trên computer cũng khẳng định sự đúng đắn của nhận xét này.
Cũng chính trong tu viện St. Annunziata, gia đình thương gia Francesco di Bartolomeo del Giocondo có một nguyện đường. Hoàn toàn có thể là, chính ở trong tu viện này, danh họa vĩ đại đã được nhìn thấy vợ của người thương gia giàu có, bà Lisa Gherardini. Người phụ nữ trẻ này đã trở thành người mẫu để Leonardo Da Vinci vẽ nên kiệt tác Mona Lisa (La Joconda) của mình.
Chàng hay nàng?
Các nhà nghiên cứu đã phải đau đầu trước sự bí ẩn trong nụ cười của Mona Lisa từ rất nhiều năm nay. Và hình như năm nào cũng có một nhà khoa học nào đấy reo lên: "Eureca, đã phát hiện ra bí mật rồi!". Một số nhà nghiên cứu cho rằng, sự khác nhau trong cách cảm nhận vẻ mặt của La Joconda phụ thuộc vào những phẩm chất tâm lý của từng người xem tranh. Ai đó cảm thấy đấy là một gương mặt buồn, còn ai đó cho đấy là gương mặt trầm ngâm. Ai đấy nghĩ, đấy là gương mặt láu lỉnh, thậm chí hơi cáu kỉnh…
Một số người còn cho rằng, La Joconda thậm chí không hề cười trong tranh của Leonardo Da Vinci! Có những nhà nghiên cứu cho rằng, vấn đề là ở trong những đặc điểm vô tiền khoáng hậu trong phong cách nghệ thuật của danh họa. Dường như ông đã độn những lớp màu lên nhau theo một cách đặc biệt nào đó khiến vẻ mặt của Mona Lisa liên tục thay đổi. Nhiều nhà nghiên cứu đã cố công chứng minh rằng, danh họa đã tự vẽ chân dung của chính mình trong y phục nữ giới và vì thế đã tạo ra một hiệu quả lạ kỳ.
Có giả thuyết cho rằng, danh họa hình như là người lưỡng tính và đã vẽ trong tranh không phải bản thân mình mà là người học trò kiêm trợ lý Gian Giacomo Caprotti, người từng ở cạnh thầy mình suốt 26 năm ròng. Một trong những luận chứng có lợi cho giả thuyết này là việc danh họa trước khi qua đời năm 1519 đã di chúc lại cho người học trò này thừa kế bức tranh La Joconda. Cũng cần phải rất chú ý tới ý kiến của các chuyên gia y học. Bác sĩ nha khoa kiêm chuyên gia hội họa Joseph Borkowski cho rằng, vẻ mặt của Mona Lisa là vẻ mặt rất điển hình của những người đã bị gãy hàm răng trước. Còn vị bác sĩ người Nhật Nakamura lại phát hiện ra vết tổn thương ở góc mắt trái của Mona Lisa và khẳng định rằng, người phụ nữ trong tranh của Leonardo Da Vinci dễ bị bệnh tim và đã mắc bệnh hen suyễn.
Còn có một giả thuyết nữa - về bệnh tê liệt thần kinh mặt - được đưa ra bởi chuyên gia tai mũi họng Azur ở Auckland (Mỹ) và vị bác sĩ người Đan Mạch Finn Kecker Christiansen, người đã đề nghị chú ý tới việc, La Joconda cười ở phía bên phải mặt nhưng lại nhăn ở phía bên trái. Ngoài ra, vị bác sĩ người Đan Mạch còn phát hiện ra ở Mona Lisa những dấu hiệu của bệnh đần, dựa trên những dấu hiệu không cân đối của các ngón tay và sự thiếu vắng sự mềm mại ở tay nàng. Còn theo ý kiến của vị bác sĩ người Anh Kenneth Kill, trong bức tranh của danh họa thời Phục hưng đã truyền tải trạng thái mãn nguyện của người đàn bà đang có mang.
Người ta đồn rằng, chính với người mẫu của tranh La Joconda mà Leonardo Da Vinci đã phải chết sớm hơn số phận. Theo giả thuyết này, chính vì đã tốn quá nhiều công sức để vẽ nên tuyệt tác này với một người mẫu có khả năng hút kiệt sức sống của danh họa mà ông đã mất. Ngay sau khi bức tranh được hoàn thành, Leonardo Da Vinci đã từ giã cõi trần.
Chúng ta không biết đọc!
Ai cũng biết rằng, Leonardo Da Vinci thuận tay trái, viết từ phải sang trái theo kiểu soi gương. Những bản viết đầu đời của ông hoàn toàn không đọc được nhưng dần dà cách viết theo kiểu soi gương của ông đã ổn định dần hình thái dẫu vẫn khó đọc. Sắp xếp nét viết của các từ riêng lẻ, một vài nhà nghiên cứu đã học được cách đọc văn bản mà Leonardo Da Vinci đã viết theo cách từ phải sang trái. Và có cảm giác như đã khám phá được bí ẩn trong thủ bút của ông. Tuy nhiên, sự khó đọc nét viết của thiên tài hội họa này mới chỉ là một nửa của tai họa. Leonardo Da Vinci còn có thói quen viết theo cách nghe được, lúc để cách các âm của một từ, lúc lại viết nhiều từ liền sát nhau. Cộng thêm vào đó là những tri thức rất rộng lớn mà chỉ những chuyên gia cao cấp của các lĩnh vực khác nhau mới hiểu được. Tất cả những điều này không thể không dẫn các nhà nghiên cứu vào mê lộ của các lầm tưởng. Chính vì thế mà tuyệt đại đa số các điều bí ẩn của thiên tài này đều chưa được nhân loại khám phá.
Trong các tác phẩm văn xuôi của Leonardo Da Vinci có "Những tiên đoán" đầy bí ẩn. Đó như thể một trò chơi đố vui. Có thể ông đã soạn ra chúng để mua vui cho giới thượng lưu hay cung đình. Leonardo Da Vinci đã đưa ra những miêu tả sự vật hay hiện tượng với những dấu hiệu riêng chuẩn xác nhưng lại có thể rất khác so với bản chất của nó. Và bất cứ một sự việc bình thường nào cũng hiện lên ngược với chính nó. Trong trò chơi này, người nghe phải đoán được đúng tên sự vật hay hiện tượng. Nhiệm vụ của Leonardo Da Vinci là, một mặt, phải làm cho sai khác càng nhiều càng tốt giữa những miêu tả sự vật hay hiện tượng với chính nó, mặt khác, không làm mất đi mối liên hệ giữa chúng.
Một thí dụ, Leonardo Da Vinci đã viết câu đố về những đứa trẻ được quấn tã như sau: "Ôi những thành phố biển! Tôi thấy các bạn, các công dân của bạn, cả nam lẫn nữ, đều là những người bị buộc chân tay rất chặt bằng những dải khăn, những dải khăn sẽ không thể hiểu những lời các bạn nói, và các bạn sẽ chỉ được dễ chịu hơn và trở nên tự do trong những lời than khóc và gào thét, bởi người đã thắt các bạn lại sẽ không hiểu các bạn, và các bạn cũng không hiểu họ!".
Và đây là câu đố của Leonardo Da Vinci về những đứa trẻ đang bú: "Nhiều cậu Franchesco, Dmoninico và Benedetto sẽ ăn thứ mà những đứa bé ở cạnh đã ăn nhiều lần rồi, và sẽ phải mất nhiều tháng ngày để chúng có thể nói được"…
"Ôi, có biết bao nhiêu người như thế, sẽ không thể được sinh ra" - danh họa đã viết như thế về những quả trứng ung.
Trong nhiều câu đố của Leonardo Da Vinci ẩn chứa cả những tiên đoán về tương lai. Một số nhà nghiên cứu cho rằng họ đã tìm được câu trả lời cho một số câu đố. Thí dụ: "Trong không khí sẽ bay lên dòng giống kinh hồn; chúng sẽ tấn công con người và cầm thú và sẽ gào thét lên ăn thịt muôn loài. Chúng sẽ làm đầy bụng mình máu đỏ". Các nhà nghiên cứu cho rằng, đây là lời tiên đoán của Leonardo Da Vinci về sự xuất hiện của các loại máy bay trong tương lai.
"Con người sẽ nói chuyện cùng nhau từ những nơi xa xôi nhất và sẽ đáp lại lời nhau" - đó là lời tiên đoán về sự xuất hiện của điện thoại.
"Có thể sẽ thấy nhiều người đi như bay trên những con vật lớn tiến tới cái chết của chính mình. Trên mặt đất sẽ hiện rõ những con vật đa mầu mang con người tới cõi huỷ diệt đời mình" - đó là lời tiên đoán về sự xuất hiện của các loại xe hơi…
Còn nhiều thí dụ tương tự… Leonardo Da Vinci không bao giờ vội vã hoàn thành tác phẩm của mình. Ông cho rằng, sự chưa hoàn thành là phẩm chất không thể thiếu được của sự sống. Hoàn thành tức là kết thúc, là cái chết. Không ngẫu nhiên mà ông sáng tạo một cách cực kỳ chậm rãi, ông vẽ những bức tranh của mình trong rất nhiều năm. Ông có thể chỉ hạ bút làm vài nét vẽ rồi để tác phẩm dang dở trong một thời gian dài. Hầu như tác phẩm lớn nào của ông cũng đang trong giai đoạn cần hoàn thiện. Nhiều tác phẩm của ông đã bị hư hại bởi nước, lửa, bởi cách bảo quản tồi tệ nhưng danh họa không bao giờ sửa lại tác phẩm của mình, dường như ông muốn cuộc sống tự nhiên can thiệp vào sáng tạo của ông và biến cải chúng theo ý nó.
Leonardo Da Vinci làm ảo thuật rất giỏi (những người cùng thời gọi ông là đạo sĩ). Ông có thể lấy ra từ chất lỏng đang sôi một ngọn lửa xanh bằng cách đổ rượu vang vào đó. Ông dễ dàng biến rượu vang trắng thành rượu vang đỏ. Ông có thể chỉ bằng một động tác làm gẫy cây gậy đặt hai đầu ở hai cái cốc mà không làm vỡ cốc. Ông chỉ dính tí nước bọt vào bút lông và viết được chữ đen như mực… Người đương thời không thể hiểu được hết các phép thuật của ông. Leonardo Da Vinci cũng viết rất nhiều ẩn ý để các ý tưởng của ông chỉ được mở ra từ từ, theo sự trưởng thành dần của nhân loại. Các nhà khoa học chỉ tới năm 2008 mới hiểu được bản vẽ của ông về chiếc xe tự hành. Đây có thể coi như tiền thân của xe hơi hiện đại.
Các phát minh và sáng chế của Leonardo Da Vinci bao trùm lên hơn 50 lĩnh vực và đã định hướng trước được mọi phát triển của nền văn minh hiện đại. Năm 1499, để đón vua Pháp Louis XII, ông đã thiết kế một con sư tử gỗ cơ khí có thể tự đi vài bước rồi mở lồng ngực mình ra để mọi người thấy trong đó có toàn hoa huệ. Ông cũng là người sáng chế ra áo giáp, tàu ngầm, tàu thuỷ, chân nhái… Ông có bản thảo mô tả khả năng lặn sâu dưới nước mà không cần áo giáp nhờ một hợp chất hơi đặc biệt (thành phần hợp chất này ông đã cố xoá đi). Để làm ra hợp chất đó, cần phải có đủ kiến thức về các quá trình sinh hóa trong cơ thể con người mà lúc đó không có ai ngoài ông có thể hiểu được. Chính ông đã là người đầu tiên đưa ra ý tưởng đặt lên các con tàu thủy bọc thép các khẩu đội pháo, sáng chế ra máy bay trực thăng, xe đạp, máy bay, dù, xe tăng, súng liên thanh, các chất độc hóa học, màn khói bao phủ quân lính, kính phóng đại…
Leonardo Da Vinci cũng là người đã sáng chế ra máy dệt, cần cẩu, hệ thống làm khô đầm lầy bằng các đường ống, cầu treo… Ông đã làm nên những bản vẽ các cánh cửa, đòn bẩy và cánh quạt để nâng những vật nặng lên cao - đó là những hệ thống cơ khí chưa có ở thời của ông. Thật kỳ lạ là, Leonardo Da Vinci đã có thể mô tả rất chi tiết những hệ thống này, dẫu khi đó không thể nào làm được chúng vì người thời ấy không có khái niệm gì về ổ bi (nhưng bản thân danh họa lại biết điều này - hiện vẫn còn hình vẽ để lại). Đôi khi có cảm giác như Leonardo Da Vinci đã muốn biết càng nhiều càng tốt về thế giới này nên ông đã sưu tập được nhiều thông tin đa dạng đến thế. Nhưng những thông tin này cần cho ông làm gì? Ông đã không để lại câu trả lời cho câu hỏi này
4. Một số tác phẩm hội họa của ông
Bức tranh của Vinci mô tả lại một phần truyền thuyết này: Judas - một trong số các môn đồ của Chúa Giêsu - tố giác với nhà cầm quyền La Mã để bán đứng người thầy của mình đổi lấy 30 thỏi bạc. Ở bữa ăn tối cuối cùng, Chúa Jesus (ở chính giữa bức tranh), đang nói với các môn đồ: "Trong các người có kẻ muốn bán rẻ ta".
Mười hai môn đồ ngồi trong bàn ăn, mỗi người có một vẻ mặt khác nhau: ba người thì thầm bàn bạc; ba người tỏ vẻ giận dữ (trong đó có một người đập mạnh tay xuống bàn); một người lộ vẻ nghi ngờ; một người tỏ ra ngạc nhiên; một người ngồi ngay ngắn tỏ lòng trung thành; hai người nữa lộ vẻ xúc động. Chỉ có một môn đồ mặt tái nhợt, lưng hơi ngả về sau, tay nắm chặt túi tiền - đó chính là Judas. Sau lưng Judas là một khoảng tối, còn sau lưng chúa Jesus là hình ảnh cửa sổ đầy ánh sáng. Những tia sáng chiếu vào gương mặt Jesus làm ánh lên vẻ điềm tĩnh, hiền từ và cương nghị. Sự tương phản này được cho là biểu đạt được sự căm thù của tác giả đối với gian ác, cũng như sự ngưỡng vọng đối với chính nghĩa.
Bức tranh nàng Mona Lisa của Leonardo da Vinci đã tạo cảm hứng cho rất nhiều nhà phân tích, từ nghệ thuật tới khoa học, từ phân tích quang học tới phân tích tâm lý học, hình thành hình ảnh "nụ cười Mona Lisa" trong văn học, đại diện cho một cái gì đó rất bí ẩn.
Khuôn mặt nàng Mona Lisa trong tranh khiến người ta không thể đoán định rằng nàng có đang cười hay không. Nhìn riêng đôi mắt, bạn sẽ thấy ánh lên rất nhiều ý vui, ý lạc quan, yêu đời. Nhưng nhìn thấp xuống khoé miệng, đôi môi, ta lại thấy nàng nghiêm nghị đến kỳ lạ. Trong cái miệng đó, ta lại thấy rõ sự hồi hộp, lo lắng trong cái nhếch mép cười. Bộ mặt Mona vừa cười, vừa nghiêm nghị đã trở thành đề tài bàn cãi trong rất nhiều các cuộc khẩu chiến và bút chiến. Nhà sinh học thần kinh Margaret Livingstone của Đại học Harvard (Hoa Kỳ) cho rằng đó là do bản thân cảm xúc thị giác người xem: "Mỗi khi nhìn, bạn nhìn những chấm riêng rẽ, nhưng thị giác ngoại biên thì tập hợp chúng lại với nhau và trộn lẫn màu sắc, vì thế bạn chuyển động mắt chung quanh và tạo nên những thay đổi trong khi nhìn".
Christopher Tyler và Leonid Kontsevich của Viện nghiên cứu mắt Smith-Kettlewell ở San Francisco (Hoa Kỳ) đã điều chỉnh một bức ảnh kỹ thuật số được chụp lại từ bức tranh này, bằng cách bổ sung vào đó các nhiễu loạn thị giác – giống như những vết nhiễu trên một kênh tivi kém. Sau đó, họ yêu cầu 12 người quan sát đánh giá cảm xúc của nhân vật trên tranh, phân theo 4 bậc, từ buồn rầu tới hạnh phúc. Kết luận: hệ thống thị giác của chúng ta bị nhiễu bởi nhiều nguồn, như: số lượng photon ít nhiều đập vào các tế bào cảm nhận ánh sáng trong mắt, hoạt động sai lệch ngẫu nhiên của các sắc tố hấp thụ photon, và sự loé sáng ngẫu nhiên của các nơron có nhiệm vụ mang tín hiệu thị giác tới não.
Còn một điều nữa mà bây giờ ta vẫn chưa lý giải được đó là Lisa trong bức tranh không có lông mày.
Mona Lisa có lẽ là người vợ trẻ của một nhà buôn lụa xứ Florence, tên là Francesco del Giocondo. Mona Lisa là tên gọi tắt của Madonna Lisa (qúy bà Lisa) còn tên La Gioconda có nghĩa là bà Giocondo. Tác phẩm với món tiền thù lao cao nhất của Da Vinci là bức họa lớn dang dở có tên là “Trận Chiến Anghiari” (the Battle of Anghiari) vẽ trên tường trong phòng của tòa Đô Sảnh Florence, mô tả một trận đánh bằng kỵ binh với các chiến binh hung hãn trên lưng ngựa và các đám bụi mù, đây là cảnh đạo quân Florence đã đánh bại đạo quân Milan vào năm 1440.
Điều đặc biệt ở các bản viết tay của ông là ông luôn viết ngược lại, viết từ phải sang trái, so với bình thường, vì ông thuận tay trái, nên ông đã sáng tạo ra cách viết độc đáo này. Muốn đọc được rõ ta phải soi qua gương.
Leonardo da Vinci vẽ Người Vitruvius dựa trên quan điểm của ông về tỷ lệ lý tưởng của số đo cơ thể người và các khái niệm về hình học, kiến trúc trong tác phẩm De Architectura của kiến trúc sư La Mã Vitruvius. Phần ghi chép phía dưới bức vẽ (được thực hiện bằng kiểu chữ viết ngược) đã mô tả lại các tỉ lệ này như sau:
Thế kỷ 15, Leonardo da Vinci đã báo trước sự tồn tại của những phương tiện chỉ ra đời 400-500 năm sau đó như điện thoại, truyền hình. Và nhiều thiết bị mới xuất hiện thực ra đã nằm trong bản thiết kế của ông từ lâu.
Tháng 10/2002, tại Anh, người ta đã chế tạo và thử nghiệm một thiết bị bay độc nhất vô nhị làm bằng gỗ, lông chim và chất bài tiết của con bọ dừa như Leonardo khởi thảo cách đây 500 năm. Đó là nguyên mẫu của chiếc dù hiện đại và tàu lượn hiện đại. Bằng những phát minh của mình, ông đã chứng minh con người có thể bay ở thời đại mà chưa ai dám mơ tưởng tới điều kỳ diệu đó.
Ngay từ năm 1483, Leonardo đã ghi lại bên lề bản vẽ: “Nếu như người ta tìm được một tấm vải gai có chiều rộng và chiều cao 12 ácđơ (đơn vị đo chiều dài Anh bằng 91,44 cm) thì anh ta có thể nhảy xuống từ bất cứ độ cao nào mà không việc gì”. Năm 1777, một tử tù người Pháp tên là Jean Dumie chấp nhận việc thử nghiệm “cái áo khoác biết bay” do giáo sư Fontagie chế tạo theo những phác họa của Leonardo. Với Jean Dumie, đây là một canh bạc: Nếu thoát chết sau cú nhảy, cơ quan thực thi pháp luật sẽ không có quyền lấy đi mạng sống của anh nữa. Dumie đã thực hiện cú nhảy từ trên mái ngọn tháp canh của nhà tù và đã sống. Bản sao chính xác của chiếc khinh khí cầu mà Leonardo miêu tả mới đây đã được một người Anh tên là Edrian Nicolas thử nghiệm. Trên một thiết bị nặng 85 kg được chế tạo bằng những vật liệu vốn sẵn có ở thời Trung cổ, anh ta đã bay được gần 2.500 m trên những cánh đồng ở Nam Phi. Chiếc khí cầu này đã lên cao tới 3.000 m, bất chấp dự đoán của các chuyên gia rằng "cái hộp vớ vẩn bằng gỗ và vải gai" này không thể bay được. Người thử nghiệm khẳng định rằng, trong lúc bay, chính Leonardo đã “phù hộ độ trì” cho anh ta theo lời cầu nguyện của mình.
Trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự do Leonardo phát minh, “con rùa gỗ" (mô hình của chiếc ôtô hòm bọc thép) cách đây 500 năm chính là tiền thân của chiếc xe tăng hiện đại. Bên trong “con rùa” có thể chứa được 12 người: 8 người được bố trí bên những lỗ châu mai có nhiệm vụ nã súng vào đối phương, một người ở phía trên để quan sát chiến trường, những người còn lại điều khiển sự chuyển động của “con rùa”.
Khó có thể liệt kê hết những phát minh của Leonardo. Càng ngày thế giới càng thấy rõ rằng con người kỳ cục này đã vượt trước thời đại mình không phải là 500 năm mà nhiều hơn thế. Ngày nay, chúng ta chỉ mới bắt đầu hiểu vài ý tưởng của ông. Ôtô, máy bay, khí cầu chỉ là một số ít ỏi trong những bản thiết kế do ông khởi thảo.
Mới đây, tại kỳ họp lần thứ 40 tại “Chuyên đề về Vinci” diễn ra ở Florence, một kỹ sư cơ khí Mỹ - ông Elling Roshaim - đã tuyên bố: Bức vẽ trứ danh của Leonardo trong tập “Bản thảo Đại Tây Dương", vốn được coi là nguyên mẫu của chiếc xe ô tô hiện đại, kỳ thực “là sự mô tả robot được chương trình hóa”. Với sự hỗ trợ của các phim dương bản và sự tái hiện số trên máy tính, Roshaim giải thích rằng: Một trong những hình vẽ của tập bản thảo do Leonardo thực hiện năm 1478, ở tuổi 26, chính là thiết bị tự động được chương trình hóa, có khả năng khắc phục một hành trình rõ rệt, dừng lại, quay phải và quay trái theo chương trình được định sẵn cho nó.
Một số nhà nghiên cứu còn nhìn thấy trong những bản vẽ của Leonardo nguyên mẫu của máy tính tương lai, máy chụp ảnh số, vô tuyến truyền hình...
Da Vinci - Người đến từ tương lai? Trong tập “ghi chép” của Leonardo, chúng ta đọc được những lời tiên đoán thiên tài về những thành tựu tương lai của khoa học kỹ thuật:
Về máy điện thoại: “Người ta sẽ nói chuyện với nhau từ những đất nước xa xôi nhất và sẽ trả lời nhau cứ y như đang ở cạnh nhau”.
Về ghi hình và tiếng trên băng: “Người ta sẽ đi lại mà không chuyển động, có thể nói với người vắng mặt, lắng nghe người im lặng”.
Về việc phát hình trên vô tuyến: “Mọi người trong nháy mắt sẽ tản ra khắp nơi trên thế giới mà không di chuyển khỏi vị trí”...
Những dự đoán như vậy về tương lai chiếm hàng trăm trang viết. Và ngày nay, không phải tất cả những dự đoán ấy đều được hiểu rõ. Tất cả những hiện tượng như thần thuật bay lên, khả năng ngoại cảm, thần giao cách cảm... đều được Leonardo miêu tả. Trong những trang viết của Leonardo, người ta thậm chí còn tìm thấy cả sự miêu tả người cá. Ông là người đề xuất những ý tưởng về tàu thủy, xe đạp, máy bay trực thăng, chiến hạm bọc thép, thấu kính tiếp điểm, kính viễn vọng mà nhờ nó “có thể nhìn thấy được mặt trăng và các vì sao ở mức phóng đại”...
Từ đâu mà Leonardo đã học được tất cả những điều đó? Liệu ông có thể đơn thương độc mã phát minh ra tất cả những điều kỳ diệu ấy không? Do đâu mà ông biết chuyện gì sẽ xảy ra? Những thắc mắc khó giải thích này khiến nhiều người có ý nghĩ rằng, Leonardo đã đến từ tương lai, nơi mà những công nghệ như vậy từ lâu đã trở thành hiện thực.
Da Vinci lại gây chấn động nhờ dấu vân tay còn lại
Các chuyên gia tin rằng họ đã tìm thấy bức chân dung chưa từng được biết đến trước đó của danh họa Leonardo da Vinci nhờ dấu vân tay lưu lại trên bức tranh và đây có thể là một trong những phát hiện lớn nhất trong thế giới mỹ thuật từ trước tới nay.
Dường như danh họa đã biết được trước những chìa khóa tiến hóa mở ra những bí mật của tâm lý con người. Một trong những bí quyết của Leonardo da Vinci ẩn giấu trong chế độ ngủ đặc biệt: cứ 4 giờ ông lại chợp mắt 15 phút và bằng cách này thu gọn lại tổng thời gian ngủ trong một ngày đêm từ 8 giờ xuống còn 1,5 giờ. Nhờ thế, danh họa đã "tiết kiệm" được 75% thời lượng dành cho giấc ngủ và trong thực tế đã kéo dài được thời gian sống tỉnh táo của mình từ 70 năm lên 100 năm.
Xưởng họa bí mật
Sau 5 thế kỷ, thiên tài của thời đại Phục hưng Leonardo Da Vinci vẫn không ngừng làm cho hậu thế phải kinh ngạc. Mới đây, các nhà nghiên cứu Italia đã phát hiện ra một xưởng họa bí mật của ông. Nó nằm trong nhà tu nam giới St. Annunziata ở ngay trung tâm Florence. Các nam tu sĩ ở đó đã cho những vị khách danh giá thuê một số phòng.
Từ lâu đã có những nguồn tư liệu khác nhau tiết lộ về sự tồn tại của xưởng họa đó nhưng để tìm ra nó thật không dễ dàng vì nó đã được ngụy trang rất khéo léo. Đằng sau cánh cửa kín đáo là một cầu thang, ghi năm 1430, công trình của nhà tạc tượng kiêm kiến trúc sư Michelosso Bartolomeo. Cây cầu thang này dẫn vào căn phòng, nơi danh họa từng sống và làm việc cùng các học trò của mình. Điều kiện sinh hoạt trong xưởng họa rất tốt vì khi tới đây thuê, Leonardo Da Vinci đã là người rất danh giá rồi. Căn phòng rộng nhất, có hai cửa sổ, là phòng ngủ. Ngoài ra, còn có một căn phòng bí mật liền kề, nơi danh họa sáng tạo. Những phòng còn lại được sử dụng để Leonardo Da Vinci cùng 5-6 người học trò làm việc. Một số chi tiết trong phòng cho thấy, giữa những học trò này có cả một đầu bếp.
Nơi đặt xưởng họa này cực kỳ lý tưởng. Thư viện trong tu viện lúc đó có gần 5.000 bản thảo, rất được Leonardo Da Vinci quan tâm. Gần đó có trạm xá St. Maria, nơi thiên tài có thể nghiên cứu cơ thể học của các xác chết. Minh chứng cho việc Leonardo Da Vinci đã làm việc ở xưởng họa này là các bức bích họa. Những bức bích họa này gợi nhớ ngay tới những tác phẩm nổi tiếng của Leonardo ngay từ cái nhìn đầu tiên. Các nghiên cứu trên computer cũng khẳng định sự đúng đắn của nhận xét này.
Cũng chính trong tu viện St. Annunziata, gia đình thương gia Francesco di Bartolomeo del Giocondo có một nguyện đường. Hoàn toàn có thể là, chính ở trong tu viện này, danh họa vĩ đại đã được nhìn thấy vợ của người thương gia giàu có, bà Lisa Gherardini. Người phụ nữ trẻ này đã trở thành người mẫu để Leonardo Da Vinci vẽ nên kiệt tác Mona Lisa (La Joconda) của mình.
Chàng hay nàng?
Các nhà nghiên cứu đã phải đau đầu trước sự bí ẩn trong nụ cười của Mona Lisa từ rất nhiều năm nay. Và hình như năm nào cũng có một nhà khoa học nào đấy reo lên: "Eureca, đã phát hiện ra bí mật rồi!". Một số nhà nghiên cứu cho rằng, sự khác nhau trong cách cảm nhận vẻ mặt của La Joconda phụ thuộc vào những phẩm chất tâm lý của từng người xem tranh. Ai đó cảm thấy đấy là một gương mặt buồn, còn ai đó cho đấy là gương mặt trầm ngâm. Ai đấy nghĩ, đấy là gương mặt láu lỉnh, thậm chí hơi cáu kỉnh…
Một số người còn cho rằng, La Joconda thậm chí không hề cười trong tranh của Leonardo Da Vinci! Có những nhà nghiên cứu cho rằng, vấn đề là ở trong những đặc điểm vô tiền khoáng hậu trong phong cách nghệ thuật của danh họa. Dường như ông đã độn những lớp màu lên nhau theo một cách đặc biệt nào đó khiến vẻ mặt của Mona Lisa liên tục thay đổi. Nhiều nhà nghiên cứu đã cố công chứng minh rằng, danh họa đã tự vẽ chân dung của chính mình trong y phục nữ giới và vì thế đã tạo ra một hiệu quả lạ kỳ.
Có giả thuyết cho rằng, danh họa hình như là người lưỡng tính và đã vẽ trong tranh không phải bản thân mình mà là người học trò kiêm trợ lý Gian Giacomo Caprotti, người từng ở cạnh thầy mình suốt 26 năm ròng. Một trong những luận chứng có lợi cho giả thuyết này là việc danh họa trước khi qua đời năm 1519 đã di chúc lại cho người học trò này thừa kế bức tranh La Joconda. Cũng cần phải rất chú ý tới ý kiến của các chuyên gia y học. Bác sĩ nha khoa kiêm chuyên gia hội họa Joseph Borkowski cho rằng, vẻ mặt của Mona Lisa là vẻ mặt rất điển hình của những người đã bị gãy hàm răng trước. Còn vị bác sĩ người Nhật Nakamura lại phát hiện ra vết tổn thương ở góc mắt trái của Mona Lisa và khẳng định rằng, người phụ nữ trong tranh của Leonardo Da Vinci dễ bị bệnh tim và đã mắc bệnh hen suyễn.
Còn có một giả thuyết nữa - về bệnh tê liệt thần kinh mặt - được đưa ra bởi chuyên gia tai mũi họng Azur ở Auckland (Mỹ) và vị bác sĩ người Đan Mạch Finn Kecker Christiansen, người đã đề nghị chú ý tới việc, La Joconda cười ở phía bên phải mặt nhưng lại nhăn ở phía bên trái. Ngoài ra, vị bác sĩ người Đan Mạch còn phát hiện ra ở Mona Lisa những dấu hiệu của bệnh đần, dựa trên những dấu hiệu không cân đối của các ngón tay và sự thiếu vắng sự mềm mại ở tay nàng. Còn theo ý kiến của vị bác sĩ người Anh Kenneth Kill, trong bức tranh của danh họa thời Phục hưng đã truyền tải trạng thái mãn nguyện của người đàn bà đang có mang.
Người ta đồn rằng, chính với người mẫu của tranh La Joconda mà Leonardo Da Vinci đã phải chết sớm hơn số phận. Theo giả thuyết này, chính vì đã tốn quá nhiều công sức để vẽ nên tuyệt tác này với một người mẫu có khả năng hút kiệt sức sống của danh họa mà ông đã mất. Ngay sau khi bức tranh được hoàn thành, Leonardo Da Vinci đã từ giã cõi trần.
Chúng ta không biết đọc!
Ai cũng biết rằng, Leonardo Da Vinci thuận tay trái, viết từ phải sang trái theo kiểu soi gương. Những bản viết đầu đời của ông hoàn toàn không đọc được nhưng dần dà cách viết theo kiểu soi gương của ông đã ổn định dần hình thái dẫu vẫn khó đọc. Sắp xếp nét viết của các từ riêng lẻ, một vài nhà nghiên cứu đã học được cách đọc văn bản mà Leonardo Da Vinci đã viết theo cách từ phải sang trái. Và có cảm giác như đã khám phá được bí ẩn trong thủ bút của ông. Tuy nhiên, sự khó đọc nét viết của thiên tài hội họa này mới chỉ là một nửa của tai họa. Leonardo Da Vinci còn có thói quen viết theo cách nghe được, lúc để cách các âm của một từ, lúc lại viết nhiều từ liền sát nhau. Cộng thêm vào đó là những tri thức rất rộng lớn mà chỉ những chuyên gia cao cấp của các lĩnh vực khác nhau mới hiểu được. Tất cả những điều này không thể không dẫn các nhà nghiên cứu vào mê lộ của các lầm tưởng. Chính vì thế mà tuyệt đại đa số các điều bí ẩn của thiên tài này đều chưa được nhân loại khám phá.
Trong các tác phẩm văn xuôi của Leonardo Da Vinci có "Những tiên đoán" đầy bí ẩn. Đó như thể một trò chơi đố vui. Có thể ông đã soạn ra chúng để mua vui cho giới thượng lưu hay cung đình. Leonardo Da Vinci đã đưa ra những miêu tả sự vật hay hiện tượng với những dấu hiệu riêng chuẩn xác nhưng lại có thể rất khác so với bản chất của nó. Và bất cứ một sự việc bình thường nào cũng hiện lên ngược với chính nó. Trong trò chơi này, người nghe phải đoán được đúng tên sự vật hay hiện tượng. Nhiệm vụ của Leonardo Da Vinci là, một mặt, phải làm cho sai khác càng nhiều càng tốt giữa những miêu tả sự vật hay hiện tượng với chính nó, mặt khác, không làm mất đi mối liên hệ giữa chúng.
Một thí dụ, Leonardo Da Vinci đã viết câu đố về những đứa trẻ được quấn tã như sau: "Ôi những thành phố biển! Tôi thấy các bạn, các công dân của bạn, cả nam lẫn nữ, đều là những người bị buộc chân tay rất chặt bằng những dải khăn, những dải khăn sẽ không thể hiểu những lời các bạn nói, và các bạn sẽ chỉ được dễ chịu hơn và trở nên tự do trong những lời than khóc và gào thét, bởi người đã thắt các bạn lại sẽ không hiểu các bạn, và các bạn cũng không hiểu họ!".
Và đây là câu đố của Leonardo Da Vinci về những đứa trẻ đang bú: "Nhiều cậu Franchesco, Dmoninico và Benedetto sẽ ăn thứ mà những đứa bé ở cạnh đã ăn nhiều lần rồi, và sẽ phải mất nhiều tháng ngày để chúng có thể nói được"…
"Ôi, có biết bao nhiêu người như thế, sẽ không thể được sinh ra" - danh họa đã viết như thế về những quả trứng ung.
Trong nhiều câu đố của Leonardo Da Vinci ẩn chứa cả những tiên đoán về tương lai. Một số nhà nghiên cứu cho rằng họ đã tìm được câu trả lời cho một số câu đố. Thí dụ: "Trong không khí sẽ bay lên dòng giống kinh hồn; chúng sẽ tấn công con người và cầm thú và sẽ gào thét lên ăn thịt muôn loài. Chúng sẽ làm đầy bụng mình máu đỏ". Các nhà nghiên cứu cho rằng, đây là lời tiên đoán của Leonardo Da Vinci về sự xuất hiện của các loại máy bay trong tương lai.
"Con người sẽ nói chuyện cùng nhau từ những nơi xa xôi nhất và sẽ đáp lại lời nhau" - đó là lời tiên đoán về sự xuất hiện của điện thoại.
"Có thể sẽ thấy nhiều người đi như bay trên những con vật lớn tiến tới cái chết của chính mình. Trên mặt đất sẽ hiện rõ những con vật đa mầu mang con người tới cõi huỷ diệt đời mình" - đó là lời tiên đoán về sự xuất hiện của các loại xe hơi…
Còn nhiều thí dụ tương tự… Leonardo Da Vinci không bao giờ vội vã hoàn thành tác phẩm của mình. Ông cho rằng, sự chưa hoàn thành là phẩm chất không thể thiếu được của sự sống. Hoàn thành tức là kết thúc, là cái chết. Không ngẫu nhiên mà ông sáng tạo một cách cực kỳ chậm rãi, ông vẽ những bức tranh của mình trong rất nhiều năm. Ông có thể chỉ hạ bút làm vài nét vẽ rồi để tác phẩm dang dở trong một thời gian dài. Hầu như tác phẩm lớn nào của ông cũng đang trong giai đoạn cần hoàn thiện. Nhiều tác phẩm của ông đã bị hư hại bởi nước, lửa, bởi cách bảo quản tồi tệ nhưng danh họa không bao giờ sửa lại tác phẩm của mình, dường như ông muốn cuộc sống tự nhiên can thiệp vào sáng tạo của ông và biến cải chúng theo ý nó.
Leonardo Da Vinci làm ảo thuật rất giỏi (những người cùng thời gọi ông là đạo sĩ). Ông có thể lấy ra từ chất lỏng đang sôi một ngọn lửa xanh bằng cách đổ rượu vang vào đó. Ông dễ dàng biến rượu vang trắng thành rượu vang đỏ. Ông có thể chỉ bằng một động tác làm gẫy cây gậy đặt hai đầu ở hai cái cốc mà không làm vỡ cốc. Ông chỉ dính tí nước bọt vào bút lông và viết được chữ đen như mực… Người đương thời không thể hiểu được hết các phép thuật của ông. Leonardo Da Vinci cũng viết rất nhiều ẩn ý để các ý tưởng của ông chỉ được mở ra từ từ, theo sự trưởng thành dần của nhân loại. Các nhà khoa học chỉ tới năm 2008 mới hiểu được bản vẽ của ông về chiếc xe tự hành. Đây có thể coi như tiền thân của xe hơi hiện đại.
Các phát minh và sáng chế của Leonardo Da Vinci bao trùm lên hơn 50 lĩnh vực và đã định hướng trước được mọi phát triển của nền văn minh hiện đại. Năm 1499, để đón vua Pháp Louis XII, ông đã thiết kế một con sư tử gỗ cơ khí có thể tự đi vài bước rồi mở lồng ngực mình ra để mọi người thấy trong đó có toàn hoa huệ. Ông cũng là người sáng chế ra áo giáp, tàu ngầm, tàu thuỷ, chân nhái… Ông có bản thảo mô tả khả năng lặn sâu dưới nước mà không cần áo giáp nhờ một hợp chất hơi đặc biệt (thành phần hợp chất này ông đã cố xoá đi). Để làm ra hợp chất đó, cần phải có đủ kiến thức về các quá trình sinh hóa trong cơ thể con người mà lúc đó không có ai ngoài ông có thể hiểu được. Chính ông đã là người đầu tiên đưa ra ý tưởng đặt lên các con tàu thủy bọc thép các khẩu đội pháo, sáng chế ra máy bay trực thăng, xe đạp, máy bay, dù, xe tăng, súng liên thanh, các chất độc hóa học, màn khói bao phủ quân lính, kính phóng đại…
Leonardo Da Vinci cũng là người đã sáng chế ra máy dệt, cần cẩu, hệ thống làm khô đầm lầy bằng các đường ống, cầu treo… Ông đã làm nên những bản vẽ các cánh cửa, đòn bẩy và cánh quạt để nâng những vật nặng lên cao - đó là những hệ thống cơ khí chưa có ở thời của ông. Thật kỳ lạ là, Leonardo Da Vinci đã có thể mô tả rất chi tiết những hệ thống này, dẫu khi đó không thể nào làm được chúng vì người thời ấy không có khái niệm gì về ổ bi (nhưng bản thân danh họa lại biết điều này - hiện vẫn còn hình vẽ để lại). Đôi khi có cảm giác như Leonardo Da Vinci đã muốn biết càng nhiều càng tốt về thế giới này nên ông đã sưu tập được nhiều thông tin đa dạng đến thế. Nhưng những thông tin này cần cho ông làm gì? Ông đã không để lại câu trả lời cho câu hỏi này
4. Một số tác phẩm hội họa của ông
Benois Madonna - Thánh mẫu Benois (1478-1480)
Virgin of the Rocks - Đức mẹ đồng trinh
Madonna Litta (1490-1491)
The Last Supper - Bữa tiệc ly (1495–1498)
Bữa ăn tối cuối cùng (tiếng Ý: Il Cenacolo hay L'Ultima Cena; tiếng Anh: The
Last Supper) là bức bích họa nổi tiếng của danh họa Leonardo da Vinci. Tác phẩm
được sáng tác vào khoảng năm 1495 đến 1498. Bức bích họa miêu tả trai phòng của
Tu viện Santa Maria ở thành phố Milano.
Theo các sách phúc âm, bữa ăn tối cuối cùng là bữa ăn sau cùng Chúa Giê-xu chia
sẻ với các môn đồ trước khi ngài chết.Bức tranh của Vinci mô tả lại một phần truyền thuyết này: Judas - một trong số các môn đồ của Chúa Giêsu - tố giác với nhà cầm quyền La Mã để bán đứng người thầy của mình đổi lấy 30 thỏi bạc. Ở bữa ăn tối cuối cùng, Chúa Jesus (ở chính giữa bức tranh), đang nói với các môn đồ: "Trong các người có kẻ muốn bán rẻ ta".
Mười hai môn đồ ngồi trong bàn ăn, mỗi người có một vẻ mặt khác nhau: ba người thì thầm bàn bạc; ba người tỏ vẻ giận dữ (trong đó có một người đập mạnh tay xuống bàn); một người lộ vẻ nghi ngờ; một người tỏ ra ngạc nhiên; một người ngồi ngay ngắn tỏ lòng trung thành; hai người nữa lộ vẻ xúc động. Chỉ có một môn đồ mặt tái nhợt, lưng hơi ngả về sau, tay nắm chặt túi tiền - đó chính là Judas. Sau lưng Judas là một khoảng tối, còn sau lưng chúa Jesus là hình ảnh cửa sổ đầy ánh sáng. Những tia sáng chiếu vào gương mặt Jesus làm ánh lên vẻ điềm tĩnh, hiền từ và cương nghị. Sự tương phản này được cho là biểu đạt được sự căm thù của tác giả đối với gian ác, cũng như sự ngưỡng vọng đối với chính nghĩa.
Tiếng Ý: La Gioconda, tiếng Pháp: La Joconde (1503–1506)
Mona Lisa (tiếng Ý của "Bà Lisa"; tiếng Tây Ban Nha: La Gioconda; tiếng
Pháp: La Joconde) là bức tranh sơn dầu nổi tiếng của hoạ sĩ người Ý Leonardo da
Vinci, một trong những hoạ sĩ nổi tiếng nhất trong lịch sử hội hoạ thế giới. Hiện
bức tranh này được lưu giữ tại bảo tàng Louvre, Pháp.Bức tranh nàng Mona Lisa của Leonardo da Vinci đã tạo cảm hứng cho rất nhiều nhà phân tích, từ nghệ thuật tới khoa học, từ phân tích quang học tới phân tích tâm lý học, hình thành hình ảnh "nụ cười Mona Lisa" trong văn học, đại diện cho một cái gì đó rất bí ẩn.
Khuôn mặt nàng Mona Lisa trong tranh khiến người ta không thể đoán định rằng nàng có đang cười hay không. Nhìn riêng đôi mắt, bạn sẽ thấy ánh lên rất nhiều ý vui, ý lạc quan, yêu đời. Nhưng nhìn thấp xuống khoé miệng, đôi môi, ta lại thấy nàng nghiêm nghị đến kỳ lạ. Trong cái miệng đó, ta lại thấy rõ sự hồi hộp, lo lắng trong cái nhếch mép cười. Bộ mặt Mona vừa cười, vừa nghiêm nghị đã trở thành đề tài bàn cãi trong rất nhiều các cuộc khẩu chiến và bút chiến. Nhà sinh học thần kinh Margaret Livingstone của Đại học Harvard (Hoa Kỳ) cho rằng đó là do bản thân cảm xúc thị giác người xem: "Mỗi khi nhìn, bạn nhìn những chấm riêng rẽ, nhưng thị giác ngoại biên thì tập hợp chúng lại với nhau và trộn lẫn màu sắc, vì thế bạn chuyển động mắt chung quanh và tạo nên những thay đổi trong khi nhìn".
Christopher Tyler và Leonid Kontsevich của Viện nghiên cứu mắt Smith-Kettlewell ở San Francisco (Hoa Kỳ) đã điều chỉnh một bức ảnh kỹ thuật số được chụp lại từ bức tranh này, bằng cách bổ sung vào đó các nhiễu loạn thị giác – giống như những vết nhiễu trên một kênh tivi kém. Sau đó, họ yêu cầu 12 người quan sát đánh giá cảm xúc của nhân vật trên tranh, phân theo 4 bậc, từ buồn rầu tới hạnh phúc. Kết luận: hệ thống thị giác của chúng ta bị nhiễu bởi nhiều nguồn, như: số lượng photon ít nhiều đập vào các tế bào cảm nhận ánh sáng trong mắt, hoạt động sai lệch ngẫu nhiên của các sắc tố hấp thụ photon, và sự loé sáng ngẫu nhiên của các nơron có nhiệm vụ mang tín hiệu thị giác tới não.
Còn một điều nữa mà bây giờ ta vẫn chưa lý giải được đó là Lisa trong bức tranh không có lông mày.
Mona Lisa có lẽ là người vợ trẻ của một nhà buôn lụa xứ Florence, tên là Francesco del Giocondo. Mona Lisa là tên gọi tắt của Madonna Lisa (qúy bà Lisa) còn tên La Gioconda có nghĩa là bà Giocondo. Tác phẩm với món tiền thù lao cao nhất của Da Vinci là bức họa lớn dang dở có tên là “Trận Chiến Anghiari” (the Battle of Anghiari) vẽ trên tường trong phòng của tòa Đô Sảnh Florence, mô tả một trận đánh bằng kỵ binh với các chiến binh hung hãn trên lưng ngựa và các đám bụi mù, đây là cảnh đạo quân Florence đã đánh bại đạo quân Milan vào năm 1440.
Bacchus (1510-1515)
5. Một số bản phác thảo, viết tay của Leonardo da VinciĐiều đặc biệt ở các bản viết tay của ông là ông luôn viết ngược lại, viết từ phải sang trái, so với bình thường, vì ông thuận tay trái, nên ông đã sáng tạo ra cách viết độc đáo này. Muốn đọc được rõ ta phải soi qua gương.
Người Vitruvian (1485)
Người Vitruvius là tên một bức vẽ nổi tiếng của Leonardo da Vinci được ông thực
hiện vào khoảng năm 1490. Bức vẽ mô tả một người đàn ông khỏa thân ở hai trạng
thái khác nhau (duỗi thẳng chân và dạng chân) nằm trong một hình tròn và hình
vuông trùng tâm đối xứng, số đo của người đàn ông tuân theo một tỷ lệ được da
Vinci quy ước và ghi chép phía dưới hình vẽ. Đây là một trong các tác phẩm phổ
biến nhất của Leonardo da Vinci.Leonardo da Vinci vẽ Người Vitruvius dựa trên quan điểm của ông về tỷ lệ lý tưởng của số đo cơ thể người và các khái niệm về hình học, kiến trúc trong tác phẩm De Architectura của kiến trúc sư La Mã Vitruvius. Phần ghi chép phía dưới bức vẽ (được thực hiện bằng kiểu chữ viết ngược) đã mô tả lại các tỉ lệ này như sau:
(Kích thước) Bốn ngón tay bằng một lòng bàn tay, bốn lòng bàn tay bằng
một bàn chân, sáu lòng bàn tay bằng một cẳng tay. Bốn cẳng tay bằng chiều dài một
bước. Bốn cẳng tay tương ứng chiều cao một người, tức là hai mươi bốn lòng bàn
tay, người ta dùng các số đo này trong xây dựng.
Nếu một người dạng chân sao cho chiều cao giảm xuống một phần mười bốn và giang hai tay sao cho các ngón tay cao ngang đầu, thì người đó sẽ nhận ra rằng tâm của cơ thể người là rốn, và rằng không gian tạo thành giữa hai chân là một tam giác đều.
Độ dài hai cánh tay duỗi thẳng của một người chính bằng chiều cao của người đó.
Khoảng cách từ chân tóc đến hết cằm bằng một phần mười chiều cao của người. Khoảng cách từ cằm đến đỉnh đầu là một phần tám. Khoảng cách từ ngực đến đỉnh đầu là một phần sáu. Khoảng cách từ ngực đến chân tóc là một phần bảy.
Khoảng cách từ núm vú đến đỉnh đầu là một phần tư chiều cao của người. Độ rộng tối đa giữa hai vai bằng một phần tư. Từ khuỷu tay đến đầu bàn tay là một phần năm. Từ khuỷu tay đến nách là một phần tám.
Chiều dài bàn tay bằng một phần mười chiều cao người. Phần đầu cơ quan sinh dục nằm ở giữa. Độ dài bàn chân bằng một phần bảy chiều cao người. Từ lòng bàn chân đến đầu gối là một phần tư. Từ đầu gối đến cơ quan sinh dục là một phần tư.
Khoảng cách từ cằm đến mũi, và từ chân tóc đến lông mày hoặc tai là bằng nhau và bằng một phần ba chiều dài mặt.
Nếu một người dạng chân sao cho chiều cao giảm xuống một phần mười bốn và giang hai tay sao cho các ngón tay cao ngang đầu, thì người đó sẽ nhận ra rằng tâm của cơ thể người là rốn, và rằng không gian tạo thành giữa hai chân là một tam giác đều.
Độ dài hai cánh tay duỗi thẳng của một người chính bằng chiều cao của người đó.
Khoảng cách từ chân tóc đến hết cằm bằng một phần mười chiều cao của người. Khoảng cách từ cằm đến đỉnh đầu là một phần tám. Khoảng cách từ ngực đến đỉnh đầu là một phần sáu. Khoảng cách từ ngực đến chân tóc là một phần bảy.
Khoảng cách từ núm vú đến đỉnh đầu là một phần tư chiều cao của người. Độ rộng tối đa giữa hai vai bằng một phần tư. Từ khuỷu tay đến đầu bàn tay là một phần năm. Từ khuỷu tay đến nách là một phần tám.
Chiều dài bàn tay bằng một phần mười chiều cao người. Phần đầu cơ quan sinh dục nằm ở giữa. Độ dài bàn chân bằng một phần bảy chiều cao người. Từ lòng bàn chân đến đầu gối là một phần tư. Từ đầu gối đến cơ quan sinh dục là một phần tư.
Khoảng cách từ cằm đến mũi, và từ chân tóc đến lông mày hoặc tai là bằng nhau và bằng một phần ba chiều dài mặt.
So sánh với nội dung mà Vitruvius đã viết trong tập 3.1.3 của De Architectura
có thể thấy Leonardo da Vinci đã minh họa lại rõ ý tưởng của Vitruvius:
Vị trí tự nhiên của rốn là ở trung tâm của cơ thể người. Nếu một
người hướng thẳng mặt về phía trước và duỗi chân, tay sao cho rốn vẫn là trung
tâm, thì các đầu ngón tay và ngón chân sẽ nằm trên một hình tròn có tâm là rốn...
Nếu đo khoảng cách từ chân đến đỉnh đầu, ta sẽ thấy nó bằng khoảng cách của hai
cánh tay duỗi thẳng, vì vậy các đường thẳng này sẽ tạo thành một hình vuông bao
lấy cơ thể người.
Bản thiết kế máy bay (1488)
Leicester(?)
Những tiên đoán thiên tài của Leonardo da VinciThế kỷ 15, Leonardo da Vinci đã báo trước sự tồn tại của những phương tiện chỉ ra đời 400-500 năm sau đó như điện thoại, truyền hình. Và nhiều thiết bị mới xuất hiện thực ra đã nằm trong bản thiết kế của ông từ lâu.
Tháng 10/2002, tại Anh, người ta đã chế tạo và thử nghiệm một thiết bị bay độc nhất vô nhị làm bằng gỗ, lông chim và chất bài tiết của con bọ dừa như Leonardo khởi thảo cách đây 500 năm. Đó là nguyên mẫu của chiếc dù hiện đại và tàu lượn hiện đại. Bằng những phát minh của mình, ông đã chứng minh con người có thể bay ở thời đại mà chưa ai dám mơ tưởng tới điều kỳ diệu đó.
Ngay từ năm 1483, Leonardo đã ghi lại bên lề bản vẽ: “Nếu như người ta tìm được một tấm vải gai có chiều rộng và chiều cao 12 ácđơ (đơn vị đo chiều dài Anh bằng 91,44 cm) thì anh ta có thể nhảy xuống từ bất cứ độ cao nào mà không việc gì”. Năm 1777, một tử tù người Pháp tên là Jean Dumie chấp nhận việc thử nghiệm “cái áo khoác biết bay” do giáo sư Fontagie chế tạo theo những phác họa của Leonardo. Với Jean Dumie, đây là một canh bạc: Nếu thoát chết sau cú nhảy, cơ quan thực thi pháp luật sẽ không có quyền lấy đi mạng sống của anh nữa. Dumie đã thực hiện cú nhảy từ trên mái ngọn tháp canh của nhà tù và đã sống. Bản sao chính xác của chiếc khinh khí cầu mà Leonardo miêu tả mới đây đã được một người Anh tên là Edrian Nicolas thử nghiệm. Trên một thiết bị nặng 85 kg được chế tạo bằng những vật liệu vốn sẵn có ở thời Trung cổ, anh ta đã bay được gần 2.500 m trên những cánh đồng ở Nam Phi. Chiếc khí cầu này đã lên cao tới 3.000 m, bất chấp dự đoán của các chuyên gia rằng "cái hộp vớ vẩn bằng gỗ và vải gai" này không thể bay được. Người thử nghiệm khẳng định rằng, trong lúc bay, chính Leonardo đã “phù hộ độ trì” cho anh ta theo lời cầu nguyện của mình.
Trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự do Leonardo phát minh, “con rùa gỗ" (mô hình của chiếc ôtô hòm bọc thép) cách đây 500 năm chính là tiền thân của chiếc xe tăng hiện đại. Bên trong “con rùa” có thể chứa được 12 người: 8 người được bố trí bên những lỗ châu mai có nhiệm vụ nã súng vào đối phương, một người ở phía trên để quan sát chiến trường, những người còn lại điều khiển sự chuyển động của “con rùa”.
Khó có thể liệt kê hết những phát minh của Leonardo. Càng ngày thế giới càng thấy rõ rằng con người kỳ cục này đã vượt trước thời đại mình không phải là 500 năm mà nhiều hơn thế. Ngày nay, chúng ta chỉ mới bắt đầu hiểu vài ý tưởng của ông. Ôtô, máy bay, khí cầu chỉ là một số ít ỏi trong những bản thiết kế do ông khởi thảo.
Mới đây, tại kỳ họp lần thứ 40 tại “Chuyên đề về Vinci” diễn ra ở Florence, một kỹ sư cơ khí Mỹ - ông Elling Roshaim - đã tuyên bố: Bức vẽ trứ danh của Leonardo trong tập “Bản thảo Đại Tây Dương", vốn được coi là nguyên mẫu của chiếc xe ô tô hiện đại, kỳ thực “là sự mô tả robot được chương trình hóa”. Với sự hỗ trợ của các phim dương bản và sự tái hiện số trên máy tính, Roshaim giải thích rằng: Một trong những hình vẽ của tập bản thảo do Leonardo thực hiện năm 1478, ở tuổi 26, chính là thiết bị tự động được chương trình hóa, có khả năng khắc phục một hành trình rõ rệt, dừng lại, quay phải và quay trái theo chương trình được định sẵn cho nó.
Một số nhà nghiên cứu còn nhìn thấy trong những bản vẽ của Leonardo nguyên mẫu của máy tính tương lai, máy chụp ảnh số, vô tuyến truyền hình...
Da Vinci - Người đến từ tương lai? Trong tập “ghi chép” của Leonardo, chúng ta đọc được những lời tiên đoán thiên tài về những thành tựu tương lai của khoa học kỹ thuật:
Về máy điện thoại: “Người ta sẽ nói chuyện với nhau từ những đất nước xa xôi nhất và sẽ trả lời nhau cứ y như đang ở cạnh nhau”.
Về ghi hình và tiếng trên băng: “Người ta sẽ đi lại mà không chuyển động, có thể nói với người vắng mặt, lắng nghe người im lặng”.
Về việc phát hình trên vô tuyến: “Mọi người trong nháy mắt sẽ tản ra khắp nơi trên thế giới mà không di chuyển khỏi vị trí”...
Những dự đoán như vậy về tương lai chiếm hàng trăm trang viết. Và ngày nay, không phải tất cả những dự đoán ấy đều được hiểu rõ. Tất cả những hiện tượng như thần thuật bay lên, khả năng ngoại cảm, thần giao cách cảm... đều được Leonardo miêu tả. Trong những trang viết của Leonardo, người ta thậm chí còn tìm thấy cả sự miêu tả người cá. Ông là người đề xuất những ý tưởng về tàu thủy, xe đạp, máy bay trực thăng, chiến hạm bọc thép, thấu kính tiếp điểm, kính viễn vọng mà nhờ nó “có thể nhìn thấy được mặt trăng và các vì sao ở mức phóng đại”...
Từ đâu mà Leonardo đã học được tất cả những điều đó? Liệu ông có thể đơn thương độc mã phát minh ra tất cả những điều kỳ diệu ấy không? Do đâu mà ông biết chuyện gì sẽ xảy ra? Những thắc mắc khó giải thích này khiến nhiều người có ý nghĩ rằng, Leonardo đã đến từ tương lai, nơi mà những công nghệ như vậy từ lâu đã trở thành hiện thực.
Da Vinci lại gây chấn động nhờ dấu vân tay còn lại
Các chuyên gia tin rằng họ đã tìm thấy bức chân dung chưa từng được biết đến trước đó của danh họa Leonardo da Vinci nhờ dấu vân tay lưu lại trên bức tranh và đây có thể là một trong những phát hiện lớn nhất trong thế giới mỹ thuật từ trước tới nay.
Bức họa - kích thước 33 x 23cm - có tựa đề
"Cô gái trẻ nhìn
nghiêng trong trang phục thời Phục hưng".
Tác phẩm này đã trở thành một phần
của bộ sưu tập mang tên "Trường học Đức, đầu thế kỷ 19" và được bán với
giá 19.000USD tại nhà đấu giá Christie’s ở New York vào năm 1998.
Nhưng giờ đây, các chuyên gia mỹ thuật hàng đầu thế giới đều đồng tình rằng gần như chắc chắn bức họa này là của Leonardo da Vinci và dự đoán nó có giá cả trăm triệu USD.
Peter Silverman, người Canada và là chủ nhân của bức họa, đã nghĩ rằng có điều gì đó bí ẩn xung quanh tác phẩm này và quyết định đưa nó đi kiểm tra sau khi mua bức tranh vào năm 2007. Và linh cảm của Peter có vẻ chính xác.
Một phòng thí nghiệm ở Paris đã phát hiện dấu vân tay từ ngón trỏ hoặc ngón giữa bên góc trái của bức họa. Dấu vân tay này rất giống với dấu vân tay từng được phát hiện trên tác phẩm "St Jerome" của Leonardo da Vinci, bức họa mà ông đã vẽ trong thời kỳ đầu của sự nghiệp khi không có phụ tá.
Một cuộc phân tích bằng tia hồng ngoại cũng cho thấy phong cách vẽ bức họa này có nhiều điểm giống với bức "Một phụ nữ nhìn nghiêng trong lâu đài Windsor" của ông.
Mực và phấn vẽ cũng được pha chế bởi một họa sĩ thuận tay trái - Vinci cũng thuận tay trái. Ngoài ra, phương pháp xác định niên đại bằng cacbon còn cho thấy bức chân dung được vẽ vào cuối thế kỷ 15, phù hợp với bộ trang phục của người Milan mà cô gái đã mặc trong tranh.
Nếu được chứng thực là của Leonardo da Vinci, bức họa có thể đáng giá cả trăm triệu USD.
Carlo Pedretti, Giám đốc trung tâm nghiên cứu Leonardo thuộc Đại học California (Mỹ), nói: "Đây có thể là phát hiện quan trọng nhất kể từ khi chứng minh được rằng tác phẩm "Lady with the Ermine" là của Leonardo da Vinci vào đầu thế kỷ 19.
BONUS
Mật mã Da Vinci
Nếu mọi người muốn tìm hiểu thêm về Da Vinci, cùng các tác phẩm của ông, theo 1 cách nhìn nhận hoàn toàn khác, thì xin mời mọi người đọc tập truyện nổi tiếng này của Dan Brown - 1 best seller đã từng gây nên cú sốc Tôn giáo trên thế giới khi được xuất bản.
Nhưng giờ đây, các chuyên gia mỹ thuật hàng đầu thế giới đều đồng tình rằng gần như chắc chắn bức họa này là của Leonardo da Vinci và dự đoán nó có giá cả trăm triệu USD.
Peter Silverman, người Canada và là chủ nhân của bức họa, đã nghĩ rằng có điều gì đó bí ẩn xung quanh tác phẩm này và quyết định đưa nó đi kiểm tra sau khi mua bức tranh vào năm 2007. Và linh cảm của Peter có vẻ chính xác.
Một phòng thí nghiệm ở Paris đã phát hiện dấu vân tay từ ngón trỏ hoặc ngón giữa bên góc trái của bức họa. Dấu vân tay này rất giống với dấu vân tay từng được phát hiện trên tác phẩm "St Jerome" của Leonardo da Vinci, bức họa mà ông đã vẽ trong thời kỳ đầu của sự nghiệp khi không có phụ tá.
Một cuộc phân tích bằng tia hồng ngoại cũng cho thấy phong cách vẽ bức họa này có nhiều điểm giống với bức "Một phụ nữ nhìn nghiêng trong lâu đài Windsor" của ông.
Mực và phấn vẽ cũng được pha chế bởi một họa sĩ thuận tay trái - Vinci cũng thuận tay trái. Ngoài ra, phương pháp xác định niên đại bằng cacbon còn cho thấy bức chân dung được vẽ vào cuối thế kỷ 15, phù hợp với bộ trang phục của người Milan mà cô gái đã mặc trong tranh.
Nếu được chứng thực là của Leonardo da Vinci, bức họa có thể đáng giá cả trăm triệu USD.
Carlo Pedretti, Giám đốc trung tâm nghiên cứu Leonardo thuộc Đại học California (Mỹ), nói: "Đây có thể là phát hiện quan trọng nhất kể từ khi chứng minh được rằng tác phẩm "Lady with the Ermine" là của Leonardo da Vinci vào đầu thế kỷ 19.
BONUS
Mật mã Da Vinci
Nếu mọi người muốn tìm hiểu thêm về Da Vinci, cùng các tác phẩm của ông, theo 1 cách nhìn nhận hoàn toàn khác, thì xin mời mọi người đọc tập truyện nổi tiếng này của Dan Brown - 1 best seller đã từng gây nên cú sốc Tôn giáo trên thế giới khi được xuất bản.
Mật mã Da Vinci (tiếng Anh: The Da Vinci Code) là một tiểu thuyết của
tác giả người Mỹ Dan Brown được xuất bản năm 2003 bởi nhà xuất bản Doubleday
Fiction (ISBN 0385504209). Đầy là một trong số các quyển sách bán chạy nhất thế
giới với trên 40 triệu quyển được bán ra (tính đến tháng 3, 2006), và đã được dịch
ra 44 ngôn ngữ.
Tổng hợp các thể loại như trinh thám, giật gân và âm mưu đen tối, quyển sách là phần hai của bộ Tam phẩm (trilogy) - bắt đầu với quyển Thiên thần và Ác quỷ (Angels and Demons) (trong đó nhân vật Robert Langdon được giới thiệu), và sẽ kết thúc bằng The Lost Symbol (trước đây được biết đến với tên The Solomon Key) được tháng 9 năm 2009.
Cốt truyện của tiểu thuyết kể về âm mưu của Giáo hội Công giáo nhằm che dấu sự thật về Chúa Giê-su. Truyện ám chỉ rằng Tòa thánh Vatican biết rõ âm mưu này từ hai ngàn năm qua, nhưng vẫn giấu kín để giữ vững quyền lực của mình. Sau khi vừa xuất bản, cuốn tiểu thuyết đã khơi dậy mạnh mẽ sự tò mò khắp thế giới đi tìm hiểu sự thật về Sự tích Chén Thánh, và vai trò của Mary Magdalene trong lịch sử Giáo hội Công giáo.
Mật mã Da Vinci nhận được nhiều phê bình sâu sắc. Những người ủng hộ cho rằng quyển tiểu thuyết rất sáng tạo, đầy kịch tính và làm cho người xem phải suy nghĩ. Người chỉ trích thì cho rằng quyển sách không chính xác và viết rất kém, những chỉ trích còn lên án các ẩn ý xấu của Dan Brown về Giáo hội Công giáo.
Trong Mật mã Da Vinci có một số đoạn viết gần giống như một sự nghiên cứu về những bức tranh của danh họa Leonardo da Vinci, thậm chí có những bức tranh là đầu mối của sự giải mã. Sau đây là 2 bức tranh nổi tiếng được sử dụng trong truyện: Bức tranh Bữa ăn tối cuối cùng và Mona Lisa.
Trong cuốn sách của mình, Dan Brown đã tài tình gắn kết những truyền thuyết và những tiểu thuyết, tài liệu chưa được chứng minh rõ ràng. Dan Brown đã dùng các dữ kiện trong quyển "Máu Thánh, Chén Thánh" (Holy Blood, Holy Grail) của Michael Baigent, Richard Leigh, và Henry Lincoln và Hiệp sĩ dòng Đền (Knights Templar), "Mạc Khải về Hiệp sĩ" (The Templar Revelation) để xây dựng Mật mã Da Vinci. Các tác giả trên đây hầu hết chỉ xoay quanh những nghi vấn đã có hàng ngàn năm trước, nhưng không ai quả quyết đó là sự thật lịch sử. “Mật mã Da Vinci” còn đề cập tới Biển Chết và các văn kiện được tìm thấy tại Nag Hammadi, tại Ai Cập vào năm 1945 như Phúc Âm Philip, Phúc âm Maria, Khải Huyền của Thánh Paulo, tuy mang tên các tông đồ của Chúa nhưng những cuốn này viết vào khoảng 200 năm sau khi các môn đồ đó đã qua đời.
Từ Chén Thánh có xuất xứ một từ tiếng Pháp cổ là Sangraal. Theo cách lý giải thông thường, Sangraal hợp thành từ hai từ San (Thánh) và Graal (Chén). Trong tiểu thuyết, Dan Brown cho rằng có thể hiểu Sangraal theo một nghĩa khác và chiết tự Sangraal thành hai từ Sang (Máu) và Raal (Hoàng gia). Biểu tượng chữ V của Chén được hiểu như biểu tượng của người phụ nữ. Vì thế, Sangraal không chỉ là Chén Thánh mà còn là Dòng máu Hoàng tộc và ám chỉ một người phụ nữ, Mary Magdalene, đã mang trong mình giọt máu hoàng tộc, giọt máu của Chúa Giê-su.
Tổng hợp các thể loại như trinh thám, giật gân và âm mưu đen tối, quyển sách là phần hai của bộ Tam phẩm (trilogy) - bắt đầu với quyển Thiên thần và Ác quỷ (Angels and Demons) (trong đó nhân vật Robert Langdon được giới thiệu), và sẽ kết thúc bằng The Lost Symbol (trước đây được biết đến với tên The Solomon Key) được tháng 9 năm 2009.
Cốt truyện của tiểu thuyết kể về âm mưu của Giáo hội Công giáo nhằm che dấu sự thật về Chúa Giê-su. Truyện ám chỉ rằng Tòa thánh Vatican biết rõ âm mưu này từ hai ngàn năm qua, nhưng vẫn giấu kín để giữ vững quyền lực của mình. Sau khi vừa xuất bản, cuốn tiểu thuyết đã khơi dậy mạnh mẽ sự tò mò khắp thế giới đi tìm hiểu sự thật về Sự tích Chén Thánh, và vai trò của Mary Magdalene trong lịch sử Giáo hội Công giáo.
Mật mã Da Vinci nhận được nhiều phê bình sâu sắc. Những người ủng hộ cho rằng quyển tiểu thuyết rất sáng tạo, đầy kịch tính và làm cho người xem phải suy nghĩ. Người chỉ trích thì cho rằng quyển sách không chính xác và viết rất kém, những chỉ trích còn lên án các ẩn ý xấu của Dan Brown về Giáo hội Công giáo.
Trong Mật mã Da Vinci có một số đoạn viết gần giống như một sự nghiên cứu về những bức tranh của danh họa Leonardo da Vinci, thậm chí có những bức tranh là đầu mối của sự giải mã. Sau đây là 2 bức tranh nổi tiếng được sử dụng trong truyện: Bức tranh Bữa ăn tối cuối cùng và Mona Lisa.
Trong cuốn sách của mình, Dan Brown đã tài tình gắn kết những truyền thuyết và những tiểu thuyết, tài liệu chưa được chứng minh rõ ràng. Dan Brown đã dùng các dữ kiện trong quyển "Máu Thánh, Chén Thánh" (Holy Blood, Holy Grail) của Michael Baigent, Richard Leigh, và Henry Lincoln và Hiệp sĩ dòng Đền (Knights Templar), "Mạc Khải về Hiệp sĩ" (The Templar Revelation) để xây dựng Mật mã Da Vinci. Các tác giả trên đây hầu hết chỉ xoay quanh những nghi vấn đã có hàng ngàn năm trước, nhưng không ai quả quyết đó là sự thật lịch sử. “Mật mã Da Vinci” còn đề cập tới Biển Chết và các văn kiện được tìm thấy tại Nag Hammadi, tại Ai Cập vào năm 1945 như Phúc Âm Philip, Phúc âm Maria, Khải Huyền của Thánh Paulo, tuy mang tên các tông đồ của Chúa nhưng những cuốn này viết vào khoảng 200 năm sau khi các môn đồ đó đã qua đời.
Từ Chén Thánh có xuất xứ một từ tiếng Pháp cổ là Sangraal. Theo cách lý giải thông thường, Sangraal hợp thành từ hai từ San (Thánh) và Graal (Chén). Trong tiểu thuyết, Dan Brown cho rằng có thể hiểu Sangraal theo một nghĩa khác và chiết tự Sangraal thành hai từ Sang (Máu) và Raal (Hoàng gia). Biểu tượng chữ V của Chén được hiểu như biểu tượng của người phụ nữ. Vì thế, Sangraal không chỉ là Chén Thánh mà còn là Dòng máu Hoàng tộc và ám chỉ một người phụ nữ, Mary Magdalene, đã mang trong mình giọt máu hoàng tộc, giọt máu của Chúa Giê-su.
eva air của hãng nào
Trả lờiXóavé máy bay đi mỹ một chiều
mua vé máy bay korean air
phòng vé máy bay đi mỹ
mua vé máy bay đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Du Lich Tu Tuc
Kien Thuc Du Lich