Cô Ngọ ở trong thơ
Ngày còn học trung học, lũ con trai chúng tôi rất thích ôm
đàn ghi ta nghêu ngao vào những dịp cắm trại hay trong những kỳ nghỉ cuối tuần.
Một trong rất nhiều bài hát thời ấy được chúng tôi ưa thích là ca khúc “Ngày
xưa… Hoàng thị” được nhạc sĩ Phạm Duy phổ từ thơ của Phạm Thiên Thư. Chúng tôi
thích bài hát này bởi vì ca từ là những lời thơ tình đậm chất học trò nhẹ nhàng
và mênh mang, được thể hiện bằng tiết tấu valse và hợp âm Đô trưởng dễ chơi dễ
nhớ. Còn nhớ những cậu nhỏ lớp 10, 11 chúng tôi lúc đó vừa mới ổn định xong cái
giọng vỡ ồ ề đã say sưa cất lên từng câu hát:
Em tan trường về
Đường mưa nho nhỏ…
Ôm nghiêng tập vở
Tóc dài tà áo vờn bay…
Mà
cũng không chỉ có bọn con trai chúng tôi, các bạn gái cũng rất thích bài hát
này. Có lẽ vì mỗi người đều cảm thấy có mình trong cái dáng xinh của cô Hoàng
Thị Ngọ duyên dáng ấy. Và thế là chúng tôi lại hát lên:
Em đi dịu dàng
Bờ vai em nhỏ
Chim non lề đường
Nằm im dấu mỏ
Anh theo Ngọ về
Gót giày lặng lẽ đường quê…
Cái
tình cảm ấy sao mà trong trắng, sao mà “thương” quá đỗi! Mà không thương sao được
khi người con trai ấy:
… Anh trao vội vàng
Chùm hoa mới nở
Ép vào cuối vở
Muôn thuở còn thương còn thương…
Thế
rồi cũng qua đi một thời học trò lưu luyến và ân cần. Chúng tôi trưởng thành,
vào đời rồi tất bật cho cuộc mưu sinh. Thuở học trò ngày xưa lặng lẽ đi về hồi ức
cũng giống như chúng tôi lặng lẽ lớn lên mà không kịp tìm xem cho đầy đủ bài
thơ tình thuở ấy. Bài thơ mà cho dù người nhạc sĩ có tài hoa đến mấy cũng không
thể nào phô diễn hết được ý tình. Thật ra cô gái có tên là Ngọ ấy trong thơ đẹp
hơn nhiều. Cô không chỉ đơn giản “ôm nghiêng tập vở” hay “em đi dịu dàng bờ vai
em nhỏ” và “tóc dài tà áo vờn bay” như một thuở nào chúng tôi đã từng yêu mến.
Trong thơ cô Ngọ “sang trọng” hơn nhiều:
… Bước em thênh thang
Áo tà nguyệt bạch
Ôm nghiêng cặp sách
Vai nhỏ tóc dài…
… Em tan trường về
Cuối đường mây đỏ
Anh tìm theo Ngọ
Dáng lau lách buồn
Tay nụ hoa thuôn
Vương bờ tóc suối…
Và người con trai trong bài thơ ấy cũng lãng mạn hơn, “trình
độ” hơn. Tình cảm của anh dành cho cô Ngọ vừa nhẹ nhàng lại vừa sâu sắc, và niềm
nhớ của anh như ẩn dấu bên trong một nỗi buồn cỏ hoa kín đáo. Bài thơ mở đầu bằng
một hình ảnh rất đẹp:
Em tan trường về
Đường mưa nho nhỏ
Chim non dấu mỏ
Ở
đây, không chỉ cây cỏ, thiên nhiên mang sắc màu tươi đẹp, cái tình si của chàng
trai cũng đẹp qua cách thể hiện mang nhiều hình sắc:
… Thương ơi! vạn thuở
Biết nói chi người
Em mĩm môi cười
Anh mang nỗi nhớ
Hè sang phượng nở
Rồi chẳng gặp nhau
Ơi mối tình đầu
Như đi trên cát
Bước nhẹ mà sâu
Mà cũng hòa mau
Tưởng đã phai màu
Đường chiều hoa cỏ…
Có
lẽ không ai đi qua tuổi học trò mà không có ít nhất một mối tình. Xin hãy hiểu
tình ở đây theo một nghĩa ngây thơ và non dại nhất. Thường đó là những mối tình
như thoáng chút lao xao trên mặt hồ tâm hồn sóng gợn hay chỉ như một chút rung
nhẹ của dăm nốt nhạc trầm. Thật ra câu chuyện tình của cô Ngọ cũng có hồi kết
cuộc. Họ không “gặp” được nhau. Để rồi sau mười năm người con trai tình cờ đi
qua chốn xưa và bỗng nhớ đến Hoàng thị… ngày nào mình đi theo và thổn thức.
Nhưng người đã không còn. Chỉ còn cảnh cũ và tình cũ thuở xưa, người thì đã xa
vời vợi. Cũng giống như tôi mới hôm nào tình cờ đọc được bài thơ lại nhớ về một
khoảng trời đã qua xa lơ xa lắc. Và tất nhiên tôi cũng không đủ tài để viết được
như Phạm Thiên Thư:
…Phố ơi muôn thuở
Giữ vết chân tình
Tìm xưa quẩn quanh
Ai mang bụi đỏ
Dáng ai nho nhỏ
Trong cõi xa vời
Tình ơi! Tình ơi!
Dù
sao cũng xin cảm ơn nhà thơ và người nhạc sĩ đã một thời làm con tim chúng tôi
xao xuyến.
Lê Phú Hải
hãng eva air có tốt không
mua vé máy bay đi mỹ giá rẻ
hãng hàng không korean air vietnam
vé máy bay đi mỹ bao nhiêu
vé máy bay đi canada giá bao nhiêu
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngau Hung Du Lich
Tri Thuc Du Lich