Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

Mùa thu qua hình ảnh, thi ca và âm nhạc

Mùa thu qua hình ảnh, thi ca và âm nhạc
Đức Quang Con người tự thuở khai thiên lập địa đã biết sống hài hòa với thiên nhiên mà tạo hóa đã kỳ diệu xoay vần. Mùa xuân với khí trời ấm áp giúp cho vạn vật sinh sôi nẩy nở sau những tháng ngày bị phủ lấp dưới những lớp tuyết của mùa đông lạnh gía. Muà thu thì khí trời mát mẻ hơn sau những tháng ngày oi bức của mùa hè. Bước vào mùa thu, những hàng cây bên đường bắt đầu đổi lá, với những chiếc lá đủ màu, xanh, vàng, đỏ chen lẫn nhau tạo nên một bức tranh tuyệt tác muôn màu. Đứng trước vẻ đẹp của thiên nhiên, con người bỗng thấy lòng mình rung cảm để rồi từ đó những vần thơ bất hủ, những bản nhạc trữ tình hay những bức tranh, những tấm ảnh tuyệt hảo đã ra đời. Mùa thu qua ống kính của các nhiếp ảnh gia.Với sự tiến bộ vượt bực của kỹ nghệ phim ảnh nên ngày nay, việc chụp hình trở nên quá dễ dàng. Bất cứ ai, dù chỉ là người mới chụp hình lần đầu cũng có thể chụp được những tấm hình đẹp để giữ làm kỷ niệm. Nói như thế không có nghĩa là ai ai cũng co thể chụp được những bức ảnh có giá trị vượt thời gian. Tuy cùng  một địa danh, cùng một phong cảnh, cùng một máy chụp hình như nhau, nhưng có người chụp thì đẹp, có người chụp thì rất bình thường. Có lẽ sự khác biệt là do sự rung cảm của từng người trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Người chụp ảnh cũng như người làm thơ, tuy cùng nhìn một phong cảnh giống nhau, thế nhưng những vần điệu của bài thơ lại tùy theo cảm hứng của người thi sĩ mà trở nên khác biệt. Chẳng hạn như cùng nhìn cảnh chiếc lá vàng rời khỏi cành cây, nhưng nhà văn Khái Hưng trong bài “Lá Rụng“ Ông đã viết ...”Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất...” trong khi đó thì Cố Thiền Sư Huyền Không khi nhìn chiếc lá rời cành, rơi xuống trước cổng chùa, Thiền sư đã viết “Bao nhiêu phiền trược thời xa tắp. Theo lá mùa thu rụng sạch dần”. Tuy cùng nhìn chiếc lá rơi nhưng Khái Hưng ví chiếc lá như con chim, còn Thiền Sư thì so sánh mỗi chiếc lá rơi như trút bớt đi được một phiền não của cuộc đời. Những hình ảnh về mùa thu thì tràn đầy trên Internet, thế nhưng sau khi xem qua khá nhiều những bức hình chụp về mùa thu thì chúng tôi ngừng lại ở trang Web của nhà thơ Thái Thụy Vi vì nơi đây có đến trên hai trăm tấm hình tuyệt đẹp do chính tác gỉa chụp về phong cảnh mùa thu. Nếu một bức hình bằng ngàn lời nói thì những tấm hình do nhà thơ Thái Thái Thụy Vy chụp có thể ví như hàng ngàn bài thơ tả cảnh đẹp của mùa thu. http://thaithuyvy.wordpress.com Mùa thu qua thi ca Mặc dù phong cảnh mùa thu thực đep đấy, nhưng mùa thu cũng lại đem đến cho chúng ta một nỗi buồn man mác. Thi Nhân đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực để nói tới cái buồn của mùa thu. Sau đây là một vài bài thơ điển hình của thi nhân vịnh cảnh mùa thu: Mùa thu và thi sĩ Huyền Không: Có lẽ Cố Thi sĩ Huyền Không là người đã tốn nhiều giấy mực nói đến mùa thu.
Nhan nhản trong thơ của Ông rất nhiều bài đã nói đến mùa thu, tuy nhiên Cố Thi Sĩ Huyền Không đã nhìn mùa thu dưới con mắt của một Thiền Sư. Ông đã ngồi nhìn những chiếc lá vàng rơi trước sân chùa để cảm tác bài thơ Giải Thoát: ...Bao nhiêu phiền trược thời xa tắp Theo lá mùa thu rụng sạch dần.....Trong một bái thơ khác dưới tựa đề Những Người Đi Qua, Thi Sĩ Huyền Không, nhân một buổi tối mùa thu ngồi nhìn trời ngắm trăng bỗng dưng lòng mình chùng xuống khi nhớ tới người bạn đồng tu đã bỏ mạng trong nhà giam của Cộng sản sau năm 1975: Đêm nay ngồi đếm sao trời Như ta lặng ngắm những người đi qua Mênh mông thế giới Ta Bà Thu về trong một chén trà bình minh... (Trích từ Mây Trắng Thong Dong, trang 121, 332) Mùa thu và thi sĩ Tản Đà Thi sĩ Tản Đà tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, Ông sinh năm 1888 và mất năm 1939. Theo các nhà nghiên cứu thì câu chuyện về mối tình đầu đã đem lại cho Nhà thơ núi Tản sông Đà nhiều nỗi buồn man mác.  Có lẽ cũng vì thế mà trong một đêm thu, ngồi nhìn trăng rồi Ông đã đem chuyện tình buồn của mình để tâm sự cùng với Hằng Nga: "Đêm thu buồn lắm Chị Hằng ơi! Trần thế em nay chán nữa rồi..." Than thở cùng Hằng Nga nhưng cũng không làm khuây khỏa nỗi lòng, nhà thơ Tản Đà đã gói ghém tình mình trong Giấc Mộng Con: "Trận gió thu phong rụng lá vàng Lá rơi hàng xóm, lá bay sang Vàng bay mấy lá năm già nữa Hờ hững ai xui thiếp phụ chàng?"Mùa thu và thi sĩ  Lưu Trọng Lư Lưu Trọng Lư sinh ngày 19 tháng 6 năm 1911 tại làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình. Ông mất ngày 10 tháng 8 năm 1991. Thuở nhỏ, ông học trường tỉnh, rồi theo học tại trường Quốc Học Huế và sau đó ra học ở Hà Nội. Từ năm 1932 trở về sau, Ông là một trong những nhà thơ khởi xướng và tích cực cổ vũ cho Phong Trào Thơ Mới ở Việt Nam Trong các nhà thơ trong Phong Trào Thơ Mới, có lẽ Ông Lưu Trọng Lư là một thi nhân có nhiều sáng tác nói về mùa thu trong đó bài Tiếng Thu của Ông rất nổi tiếng đã được  Nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc. Tiếng Thu Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức? Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ? *Em không nghe rừng thu, Lá thu kêu xào xạc, Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô? Mùa thu và thi sĩ Nguyễn Khuyến Nguyễn Khuyến, tên thật là Nguyễn Thắng, hiệu Quế Sơn, tự Miễn Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Ông mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ. 

Đường đường là một vị đại quan, thế mà đứng trước cảnh quốc phá, gia vong Ông đã không làm được gì để cứu dân, cứu nước nên Ông đã cáo bệnh từ quan, về sống cuộc đời ẩn dật, làm bạn với túi thơ, bầu rượu. Ông sáng tác ra bài Thu Điếu nhân một ngày nhàn hạ thả cần câu: Thu Điếu Áo thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền con bé tẻo teo Sóng biếc theo làn hơi gợn tí Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo Từng mây lơ lửng trời xanh ngắt Ngõ trúc quanh co khách vắng teo Tự gối ôm cần lâu chẳng được Cá đâu đớp động dưới chân bèo Mùa thu và thi sĩ Hàn Mặc TửHàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22 tháng 9 năm 1912 và  mất ngày 11 tháng 11 nam 1940.  Ông là một nhà thơ nổi tiếng cùng thời với Quách Tấn, Yến Lan, Chế Lan Viên đã được người đương thời ở Bình Định gọi là Bàn Thành Tứ Hữu; 4 người bạn ở thành Đồ Bàn. Vào khoảng đầu năm 1935, Ông bắt đầu bị bệnh phong cùi và chính căn bệnh này đã hành hạ cơ thể Ông trong những ngày tháng cuối cùng của Ông. Bài thơ Buồn Thu mà tác giả viết ra, cũng gói ghém ít nhiều nỗi buồn của Ông về căn bệnh nan y: Ấp úng không ra được nửa lời, Tình thu bi thiết lắm thu ơi! Vội vàng cánh nhạn bay đi trớt, Hiu hắt heo may thoảng lại rồi.... Mùa thu qua âm nhạc Những bản nhạc nói đến mùa thu trong âm nhạc Việt Nam từ thời tiền chiến cho đến hiện nay thực nhiều vô số kể.  Từ Đặng Thế Phong, Văn Cao, Phạm Duy, Ngô Thụy Miên, v.v.  những nhạc sĩ đai tài đã đóng góp rất nhiều cho nền âm nhạc Việt Nam. Vì khuôn khổ bài viết có hạn, chúng tôi chỉ chọn lọc ra một ít bài tiêu biểu cho chủ đề hôm nay chắc chắn là một thiếu sót lớn mong qúy độc giả thông cảm cho. Mùa thu và nhạc sĩ Phạm Duy Phạm Duy sinh ngày 5 tháng 10 năm 1921. Tên thật của Ông là Phạm Duy Cẩn. Ông là một nhạc sĩ đại tài. Nhiều bản nhạc do Ông sáng tác hoặc phổ nhạc từ những bài thơ bất hủ đã trở thành những sáng tác vượt thời gian. Những bản nhạc của Phạm Duy bao gổm nhiều loại; nhạc quê hương, nhạc kháng chiến, nhạc tình, thiền ca, đạo ca, v.v.  Đặc biệt những sáng hay phổ nhạc chủ đề mùa thu cũng rất nhiều.Bản Nước Mắt Mùa Thu nói lên cái buồn của kiếp người sống trong thời buổi chiến tranh Nước mắt mùa thu khóc ai trong chiều Hàng cây trút lá nghĩa trang đìu hiu Từng chiếc, từng chiếc lệ khô vàng héo Buồn thương từng kiếp nằm trong mộ héo tên người đời quên Nước mắt mùa thu khóc than triền miên Nước mắt mùa thu khóc trong đêm dài Mùa thu chới vơi tiếng mưa buồn rơi! Mùa thu và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn 
Trịnh Công Sơn sinh ngày 28 tháng 2 năm 1939 và mất ngày 1 tháng 4 năm 2001.  Ông là một trong những người đã đóng góp rất nhiều cho nền Tân nhạc Việt Nam.  Những bản tình ca do Ông sáng tác rất phổ biến hiện nay.  Bản  Nhìn Những Mùa Thu Đi đã được Ông khéo léo dùng những từ ngữ như lá rụng, thu vàng để diễn tả cái buồn man mác của mùa thu "Nhìn những mùa thu đi Em nghe sầu lên trong nắng Và lá rụng ngoài song Nghe tên mình vào quên lãng Nghe tháng ngày chết trong thu vàng..." Mùa thu và nhạc sĩ Ngô Thụy Miên.
Ngô Thụy Miên tên thật là Ngô Quang Bình, sinh ngày 26 tháng 9 năm 1948 tại Hải Phòng.  Hiện nay Ông đang định cư tại Olympia thuộc Tiểu bang Washington. Ngô Thụy Miên là một trong những Nhạc sĩ đã và đang đóng góp rất nhiều cho Tân nhạc Việt Nam. Những người Việt Nam xa quê hương sau năm 1975 khi nghe bản Thu Saigon của Ngô Thụy Miên bỗng thấy lòng mình buồn man mác khi nhớ đến mùa thu Saigon, khi khí trời thay đổi với những chiếc lá vàng bay, với những cơn mưa nhỏ, với không khí mát của những ngày mùa thu: Em hỏi anh mùa thu Saigòn Nắng còn vương vương trên hàng phố vắng Em hỏi anh mùa thu Saigòn Nước mắt bây giờ có như mưa tuôn... Một tình khúc khác của Ngô Thụ Miên bài “Mùa thu cho em“ Anh có nghe mùa thu mưa giăng lá đổ Anh có nghe nai vàng hát khúc yêu đương Và anh có nghe khi mùa thu tới Mang ái ân, mang tình yêu tới Anh có nghe hồn thu nói mình yêu nhau nhé...” Mùa thu và nhạc sĩ  Đoàn Chuẩn, Từ Linh Đoàn Chuẩn sinh ngày 15 tháng 6 năm 1924 tại Hải Phòng và mất ngày 15 tháng 11 năm 2011. Tất cả ca khúc của ông đều được ghi tên tác giả là "Đoàn Chuẩn-Từ Linh". Thực ra  Từ Linh tên thật là Tạ Đình Thâu - một nhiếp ảnh gia không trực tiếp tham gia sáng tác, nhưng Đoàn Chuẩn ghi tên chung hai người để tôn vinh người bạn tri âm của mình, tôn vinh tình bạn đã góp phần tạo cảm hứng nghệ thuật. Trong bai Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay, Đòan Chuẩn - Từ Linh  đã nói về mùa thu Hà Nội “...
Với bao tà áo xanh đây mùa thu Hoa lá tàn, hàng cây đứng hững hờ Lá vàng, từng cánh rơi từng cánh Rơi xuống âm thầm trên đất xưa...” Bài Thu Quyến Rũ: “… Anh mong chờ mùa thu Dìu thế nhân vào chốn thiên thai Và cánh chim ngập ngừng không muốn bay Mùa thu quyến rũ anh rồi…”Mùa thu và nhạc sĩ  Đặng Thế Phong Đặng Thế Phong sinh năm 1918 tại Nam Định và mất vào năm 1942 khi Ông mới 24 tuổi.  Ông  thuộc thế hệ tiên phong của nền Tân Nhạc Việt Nam, Ông chỉ để lại ba nhạc phẩm nổi tiếng là Đêm thu, Con Thuyền Không Bến và Giọt Mưa Thu. Cả ba bài nhạc bất hủ của Ông đều nói về mùa thu. Bài Con Thuyền Không Bến... Đêm nay thu sang cùng heo may Đêm nay sương lam mờ chân mây Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng Như nhớ thương ai chùng tơ lòng...” Bài Giọt Mưa Thu: Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi Trời lắng u sầu mây hắt hiu ngừng trôi Nghe gió thoảng mơ hồ Trong mưa thu ai khóc ai than hờ... Bài Đêm Thu ....Hoa lá cành. Ánh trăng lan dịu dàng Ru hồn bao nhớ nhung Đêm lắng buồn.Tiếng thu như thì thầm Trong hàng cây trầm mơ..... 
Mùa thu và nhạc sĩ  Văn Cao. Văn Cao tên thật là Nguyễn Văn Cao, sinh ngày 15 tháng 11 năm 1923 tại Hải Phòng Ông mất ngày 10 tháng 7 năm 1995. Văn Cao cùng thời với Đặng Thế Phong, những người thuộc thế hệ tiên phong của âm nhạc Việt Nam. Nhạc của Ông khá nhiều bài Ông viết cho phong trào kháng chiến như những bản Trường Ca Sông Lô, Tiến về Hà Nội, v.v. Về tình ca thì bài Buồn Tàn Thu nói về nỗi buồn của người thiếu phụ chờ đợi người yêu để rồi cùnh chết với mùa thu “… Nghe bước chân người sương gió Xa dần như tiếng thu đang tàn Ôi người gió sương em mơ thương ái bao lần Và chờ tin hồng đến Đêm mùa thu chết…”.

Theo http://vietlifestyles.com/





1 nhận xét:

Sợ cha mẹ nên trốn tình vào câu hát

Sợ cha mẹ nên trốn tình vào câu hát Lời hát giao duyên kể về nỗi niềm cô gái thương thầm chàng trai/ Sợ cha mẹ nên trốn tình vào câu hát/ ...