Quán bên đường
(Nhà thơ Quang Dũng)
QUÁN BÊN ĐƯỜNG
Tôi khách qua đường, trưa nắng gắt
Nghỉ nhờ đây quán lệch tường xiêu
Giàn mướp nghèo không hứa hẹn bao nhiêu
Mùa gạo đắt đường xa, thưa khách vắng
Em đắp chăn dày, tóc em trĩu nặng
Tôi mồ hôi ra ngực áo chan chan
Hồn lính mờ qua vài sợi tóc
Đường tản cư bao suối lạ sương ngàn
Em mê sảng sốt hồng đôi má
Em có một mình nhà hoang vắng quá
Mảnh chăn đào em đắp, có hoa thêu
Hàng của em, chai lọ xác xơ nghèo
Tôi nhìn lại mảnh quần xưa đã vá
Tôi chợt nhớ chúng ta không nhà cửa
Em tản cư, tôi là lính tiền phương
Xa Hà Nội, cùng nhau, từ một thuở
Lòng rưng rưng thương nhau quá, dọc đường
Tiền nước trả em rồi. Nắng gắt
Đường xa xa mờ núi và mây
Hồn lính vương qua vài sợi tóc
Tôi thương mà em đâu có hay
(Quang Dũng - 1947)
Tôi khách qua đường, trưa nắng gắt
Nghỉ nhờ đây quán lệch tường xiêu
Giàn mướp nghèo không hứa hẹn bao nhiêu
Mùa gạo đắt đường xa, thưa khách vắng
Em đắp chăn dày, tóc em trĩu nặng
Tôi mồ hôi ra ngực áo chan chan
Hồn lính mờ qua vài sợi tóc
Đường tản cư bao suối lạ sương ngàn
Em mê sảng sốt hồng đôi má
Em có một mình nhà hoang vắng quá
Mảnh chăn đào em đắp, có hoa thêu
Hàng của em, chai lọ xác xơ nghèo
Tôi nhìn lại mảnh quần xưa đã vá
Tôi chợt nhớ chúng ta không nhà cửa
Em tản cư, tôi là lính tiền phương
Xa Hà Nội, cùng nhau, từ một thuở
Lòng rưng rưng thương nhau quá, dọc đường
Tiền nước trả em rồi. Nắng gắt
Đường xa xa mờ núi và mây
Hồn lính vương qua vài sợi tóc
Tôi thương mà em đâu có hay
(Quang Dũng - 1947)
Trước ngày miền Nam thua trận, chúng tôi có biết đôi ba bài thơ của
Quang Dũng đăng trong phần đọc thêm của sách giáo khoa và in ở một vài quyển giới
thiệu và phê bình văn học của chế độ Sài Gòn. Đọc rồi thích một cách tự nhiên.
Có lẽ bởi vì cái chất yêng hùng pha chút lãng mạn khá phù hợp với tạng con trai
mới lớn. Sau 1975, chúng tôi có để ý tìm nhưng thấy vắng tên ông trên văn thi
đàn hiện đại. Thoáng một chút ngậm ngùi. Thỉnh thoảng gặp lại bạn bè cùng chung
lớp C ngày xưa cầm ghi ta bập bùng ngâm nga bài hát của Phạm Đình Chương:
“Thương nhớ ơ hờ thương nhớ ai - Sông xa từng lớp lớp mưa dài…” và tưởng
tượng ông như một tráng sĩ xông pha sa trường vẫn còn dạn dày gió sương từ một
miến chiến trường xa lắc lơ nào đó…
Lớp chúng tôi vào đời sau hòa bình phần lớn đi dạy học. Tráng-sĩ-tôi nhận công tác về một miền núi xa. Những năm đầu thông tin thiếu, sách báo hiếm hoi, đôi khi gặp nhau nhờ điếu thuốc rê, ly cà phê xa xỉ để cùng nhau bù khú chuyện đời, chuyện người và văn chương thế sự. Trong một lần gặp, anh bạn Nguyễn Lang đọc cho chúng tôi nghe bài thơ “Quán bên đường” của ông kèm theo lời bình mà sau này tôi mới biết là anh lẫn lộn giữa các bài với nhau. Anh đã đem “Đôi mắt người Sơn Tây” cắm vào “Quán bên đường” và cho “Đôi bờ” vào trong “Tây tiến”. Bây giờ ngẫm lại chúng tôi chợt thấy vui vui vì không ngờ cuộc trường chinh của ông năm xưa vẫn váng vất theo chúng tôi suốt một thời trai trẻ…
Không lãng mạn như “Đôi bờ”, không tha thiết đồng vọng như “Chiêu Quân”, không hào hùng như “Tây tiến” hay tan tác như “Đôi mắt người Sơn Tây”, bài thơ “Quán bên đường” của ông chỉ giản đơn như một ghi chép dọc đường. Chỉ khác đây không phải là một ghi chép báo chí mà là một ghi chép xuất phát tự trái tim, từ niềm cảm hoài sâu sắc giữa hai con người có cảnh ngộ gần giống nhau trong một thời loạn lạc: “Tôi chợt nhớ chúng ta không nhà cửa, Em tản cư tôi là lính tiền phương”. Và dẫu rằng “Xa Hà Nội cùng nhau, từ một thuở, Lòng rưng rưng thương nhau quá dọc đường”, họ vẫn là những con người xa lạ chưa hề quen biết nhau, không phải là nhân tình nhân ngãi gì nhau. Họ chỉ là “Tôi khách qua đường trưa nắng gắt, Nghỉ nhờ đây quán lệch tường xiêu”. Hai người xa lạ nhưng sự cảm thông khá gắn bó. Niềm thương cảm ở đây không phải đơn thuần là tình cảm của người con trai đối với người con gái mà là nỗi khắc khoải về những thân phận con người trong buổi loạn ly, tan tác. Họ gặp nhau giữa một bối cảnh không bình thường. Không có cây đa bến đò điệu hò câu hát; không có đêm trăng tát nước gàu sòng. Chỉ là một tình cờ ngẫu nhiên trong hoàn cảnh đang là lúc vô cùng khó khăn của cuộc chiến tranh chống Pháp. Một bên là chàng trai vệ quốc của trung đoàn Tây Tiến với tâm trạng “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi?” và một bên là cô gái tản cư đang ốm sốt. Cả hai đều vất vả, khổ sở như nhau và vì thế cảm xúc trong chàng thi sĩ áo lính càng mạnh mẽ dâng trào. “Giàn mướp nghèo không hứa hẹn bao nhiêu, Mùa gạo đắt đường xa, thưa khách vắng”. Bức tranh hiện thực mới xem qua sao mà buồn quá đỗi. Mà không buồn sao được: nàng thì “Em đắp chăn dày, tóc em trĩu nặng”, còn chàng “Tôi mồ hôi ra ngực áo chan chan”. Thế nhưng đằng sau nét vẽ bằng chì thô của bức tranh buồn ảm đạm ấy đã thấy lấp lánh mảng sơn dầu và những đường nét thanh tao của một “Hồn lính mờ qua vài sợi tóc” và “Đường tản cư bao suối lạ sương ngàn”.
Có thể nói gần trọn 21 câu trong bài thơ ông là một bức tranh tả thực, thậm chí nét vẽ như ngô nghê, vụng về. Ông thấy gì nói đó: “Em mê sảng sốt hồng đôi má. Em có một mình nhà hoang vắng quá. Mảnh chăn đào em đắp có hoa thêu, Hàng của em chai lọ xác xơ nghèo, Tôi nhìn lại mảnh quần xưa đã vá.” Nhưng đây là cái vụng về thấm đẫm tình người, giàu lòng nhân ái và đầy tính nhân văn. Vì chính từ những hình ảnh trực quan đó để rồi “Tôi chợt nhớ…” và “…thương nhau quá, dọc đường”.
Lớp chúng tôi vào đời sau hòa bình phần lớn đi dạy học. Tráng-sĩ-tôi nhận công tác về một miền núi xa. Những năm đầu thông tin thiếu, sách báo hiếm hoi, đôi khi gặp nhau nhờ điếu thuốc rê, ly cà phê xa xỉ để cùng nhau bù khú chuyện đời, chuyện người và văn chương thế sự. Trong một lần gặp, anh bạn Nguyễn Lang đọc cho chúng tôi nghe bài thơ “Quán bên đường” của ông kèm theo lời bình mà sau này tôi mới biết là anh lẫn lộn giữa các bài với nhau. Anh đã đem “Đôi mắt người Sơn Tây” cắm vào “Quán bên đường” và cho “Đôi bờ” vào trong “Tây tiến”. Bây giờ ngẫm lại chúng tôi chợt thấy vui vui vì không ngờ cuộc trường chinh của ông năm xưa vẫn váng vất theo chúng tôi suốt một thời trai trẻ…
Không lãng mạn như “Đôi bờ”, không tha thiết đồng vọng như “Chiêu Quân”, không hào hùng như “Tây tiến” hay tan tác như “Đôi mắt người Sơn Tây”, bài thơ “Quán bên đường” của ông chỉ giản đơn như một ghi chép dọc đường. Chỉ khác đây không phải là một ghi chép báo chí mà là một ghi chép xuất phát tự trái tim, từ niềm cảm hoài sâu sắc giữa hai con người có cảnh ngộ gần giống nhau trong một thời loạn lạc: “Tôi chợt nhớ chúng ta không nhà cửa, Em tản cư tôi là lính tiền phương”. Và dẫu rằng “Xa Hà Nội cùng nhau, từ một thuở, Lòng rưng rưng thương nhau quá dọc đường”, họ vẫn là những con người xa lạ chưa hề quen biết nhau, không phải là nhân tình nhân ngãi gì nhau. Họ chỉ là “Tôi khách qua đường trưa nắng gắt, Nghỉ nhờ đây quán lệch tường xiêu”. Hai người xa lạ nhưng sự cảm thông khá gắn bó. Niềm thương cảm ở đây không phải đơn thuần là tình cảm của người con trai đối với người con gái mà là nỗi khắc khoải về những thân phận con người trong buổi loạn ly, tan tác. Họ gặp nhau giữa một bối cảnh không bình thường. Không có cây đa bến đò điệu hò câu hát; không có đêm trăng tát nước gàu sòng. Chỉ là một tình cờ ngẫu nhiên trong hoàn cảnh đang là lúc vô cùng khó khăn của cuộc chiến tranh chống Pháp. Một bên là chàng trai vệ quốc của trung đoàn Tây Tiến với tâm trạng “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi?” và một bên là cô gái tản cư đang ốm sốt. Cả hai đều vất vả, khổ sở như nhau và vì thế cảm xúc trong chàng thi sĩ áo lính càng mạnh mẽ dâng trào. “Giàn mướp nghèo không hứa hẹn bao nhiêu, Mùa gạo đắt đường xa, thưa khách vắng”. Bức tranh hiện thực mới xem qua sao mà buồn quá đỗi. Mà không buồn sao được: nàng thì “Em đắp chăn dày, tóc em trĩu nặng”, còn chàng “Tôi mồ hôi ra ngực áo chan chan”. Thế nhưng đằng sau nét vẽ bằng chì thô của bức tranh buồn ảm đạm ấy đã thấy lấp lánh mảng sơn dầu và những đường nét thanh tao của một “Hồn lính mờ qua vài sợi tóc” và “Đường tản cư bao suối lạ sương ngàn”.
Có thể nói gần trọn 21 câu trong bài thơ ông là một bức tranh tả thực, thậm chí nét vẽ như ngô nghê, vụng về. Ông thấy gì nói đó: “Em mê sảng sốt hồng đôi má. Em có một mình nhà hoang vắng quá. Mảnh chăn đào em đắp có hoa thêu, Hàng của em chai lọ xác xơ nghèo, Tôi nhìn lại mảnh quần xưa đã vá.” Nhưng đây là cái vụng về thấm đẫm tình người, giàu lòng nhân ái và đầy tính nhân văn. Vì chính từ những hình ảnh trực quan đó để rồi “Tôi chợt nhớ…” và “…thương nhau quá, dọc đường”.
Bài thơ chỉ là ghi lại một khoảnh khắc bên đường nhưng vẫn
làm ta tưởng như thời gian kéo dài suốt cuộc chiến tranh dai dẵng. Người chiến
sĩ-tráng sĩ chỉ ở lại chốc lát rồi đi: “Tôi khách qua đường, trưa nắng gắt – Tiền
nước trả em rồi. Nắng gắt”. Khoảng thời gian ngắn chỉ đủ để uống chén nước
giữa trưa lữ hành nhưng chắc chắn sẽ dài theo dặm trường quan ải của người chiến
sĩ thi nhân; bởi vì “Đường xa xa mờ núi và mây, Hồn lính vương qua vài sợi tóc,
Tôi thương mà em đâu có hay”. Ờ, chỉ vài sợi tóc thôi nhưng đã hai lần làm liêu
xiêu hồn người tráng sĩ. Không như “có sợi tóc nào bay trong trí nhớ nhỏ nhoi”
mà về sau Trịnh Công Sơn đã thốt lên; sợi tóc của Quang Dũng hiện thực hơn, nó
“mờ” khi đến: “Hồn lính mờ qua vài sợi tóc” và “vương” lúc ra đi: “Hồn lính
vương qua vài sợi tóc”. Chàng trai đi rồi và cô gái kia vẫn còn ở lại. Cô đâu
biết rằng chàng tráng sĩ liêu xiêu kia đã mang cô đi theo suốt cả một cuộc đời
lần lữa.
Lê Phú Hải
đặt vé máy bay eva air
Trả lờiXóavé máy bay đi mỹ tháng nào rẻ nhất
hãng hàng không korean air vietnam
săn vé máy bay đi mỹ giá rẻ
vé máy bay đi canada tháng nào rẻ nhất
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngau Hung Du Lich
Tri Thuc Du Lich