Lại nói chuyện thơ phổ nhạc
(Nhớ Một Người -
Mạnh Phát – Hoài Linh)
Còn chút gì…
Bài viết nầy không phải là một bài nghiên cứu về âm nhạc. Nó chỉ là
một kỷ niệm.
Cách đây khoảng 15 năm, khi Cụ Mỹ Tín - nguyên giáo sư Trường Quốc
Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Saigon trước 1975, có lần nói chuyện với tôi. Tôi nói:
“Mai nầy… chết đi, tui không có gì để tiếc, ngoại trừ một điều:
không còn được nghe những bài hát hay, những bài làm rung động lòng tôi không
ít, tận đáy trái tim mình.”
Cụ ấy bảo: Hạnh phúc hay bất hạnh, giàu có hay nghèo hèn, sướng hay
khổ, chúng ta trải qua hết rồi, còn gì để mà tiếc, ngoại trừ cái như ông nói.
Nghe một bài hát hay và xúc động với bài hát, với nhạc sĩ hay ca
sĩ, là một hạnh phúc lớn. Bá Nha đập vỡ đàn cũng chỉ chừng đó mà thôi. Đời vắng
tri âm thì ai còn mặn mà, không những với ai mà cả với cuộc sống ở thế gian nầy.
Ghi thêm:
Trước hết là tôi phải xin lỗi bà Hoàng Dược Thảo. Bà có viết cho
tôi ít hàng – Xin xem ở phần sau – Theo phép tắc thì tôi không được đưa mấy
hàng đó lên đây. Những bởi đây lại là “một vấn đề văn học” – nói cho to
chuyện – Ông Trúc Hồ, Tổng Giám Đốc SBTN nói một đằng, bà Hoàng Dược Thảo nói mọt
nẻo, nên tôi phải xin trình làng về mấy câu trong bài hát Khúc Thụy Du, thơ của
ông Du Tử Lê, nhạc sĩ Anh Bằng phổ nhạc.
Tôi không rõ “Tuyển tập thơ” của ông DTL khi in ở VN, trước 1975,
có đoạn:
Như con chim bói cá
Trên cọc nhọn trăm năm
Tôi tìm đời đánh mất
hay không hay sau khi in lại ở Mỹ, ông DTL thêm vào đoạn mà nhạc sĩ
Anh Bằng sang tác thêm. Nếu như thế thì có “tội” với luật pháp đấy.
Tuy nhiên, nói chung, thì đây cũng chỉ là “Tản mạn văn học” như chương trình của
ông Nguyễn Mạnh Trinh và Nhã Lan trên đài 2078 vậy thôi.
Dù sao, nó cũng là một dấu hỏi!
Kính cẩn cùng Làng Văn!!!.
Trong hồi ký, Phạm Duy thuật lại rằng một trong những bài hát đầu
tiên do ông sáng tác, có bài “Cô hái mơ”, phổ thơ Nguyễn Bính.
Những nhạc sĩ trước ông, như Dương Thiệu Tước, Nguyễn Mỹ Ca, Đặng
Thế Phong, Doãn Mẫn, Thẩm Oánh… chưa có ai phổ thơ thành nhạc như ông. Như vậy,
có thể ông là người đi tiên phong.
Sau đó, nhất là sau khi chiến tranh bùng nổ, những nhạc sĩ đi kháng
chiến, như Văn Cao, Tô Hải, Đỗ Nhuận… cũng không mấy ai phổ thơ thành nhạc, hay
có làm nhưng không hay nên không phổ biến. Ngược lại, trong vùng “Quốc Gia”, hiện
tượng nầy, tương đối nhiều, nhất là từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa trở về sau, âm nhạc
miền Nam rất phát triển, việc các nhạc sĩ phổ thơ thành nhạc, tương đối phổ biến.
Ngay cả bài thơ “Bao giờ trở lại” cũng được phổ thành nhạc với nhan
đề mới là “Các Anh Về” cũng được phổ biến hát hỏng lung tung ở Miền Nam Tự Do,
mặc dù lời thơ không có gì xuất sắc. Tác giả bài thơ nầy là Hoàng Trung Thông.
Mấy năm nay, ở hải ngoại, phương tiện truyền thông và in ấn dễ
dàng, nhiều thi sĩ, nhạc sĩ ra đời. Hầu như thi sĩ nào cũng có thơ của mình được
phổ nhạc, vì nhiều lý do khác nhau, qua đó, không ít là vì tình bằng hữu chớ
không phải vì thơ hay.
Như đã nói, ở vùng quốc gia và nhất là sau khi đất nước bị chia
đôi, sinh hoạt văn hóa văn nghệ ở miền Nam phát triển rất mạnh nên có nhiều bài
thơ phổ nhạc. Tựu chung, Phạm Duy vẫn đứng hàng đầu. Ông phổ nhiều bài thơ vì
bài thơ hay, chớ chưa chắc, nhà thơ có quen biết gì ông để nhờ cậy.
Ngoài thơ, Phạm Duy phổ nhạc cả ca dao.
Trong cuốn “Về một quãng đời của Trịnh Công Sơn” của Nguyễn Thanh
Ty, tác giả có kể lại câu chuyện về Phạm Duy phổ ca dao thành nhạc.
Một hôm, Trịnh Công Sơn nói với Nguyễn Thanh Ty rằng Phạm Duy đặt lời
ca hay quá. Hỏi ra, ông Nguyễn Thanh Ty mới biết đó là bài hát “Đêm Buồn”:
“Đêm qua ra đứng bờ ao; trông cá, cá lặn; trông sao sao mờ!…
Nguyễn Thanh Ty cho Trịnh Công Sơn hay rằng đó là một bài ca dao rất
phổ biến trong dân chúng, từng được in trong “Quốc Văn Giáo Khoa Thư” trước chiến
tranh Việt-Pháp.
Sở dĩ ông Trịnh Công Sơn không biết bài ca dao ấy, cũng là một điều
dễ hiểu. Ông con nhà giàu, bố là người có học. Trong hoàn cảnh đó, như nhiều
người, bố ông cho con học “Trường Tây” (trường của Pháp, chương trình Pháp),
hơn là học “trường ta”, chương trình Pháp-Việt, hay còn gọi là chương trình bảo
hộ, trước 1945.
Những người như Trịnh Công Sơn, thuộc gia đình giàu có ở Huế thường
được học ở trường Provident, trường Pellerin hay trường Tây. Mục đích của những
trường nầy là đào tạo những người làm việc cho Tây, phục vụ cho Tây, thành ra họ
phải biết nhiều về những cái gì của Tây: Lịch sử, văn chương, triết học Pháp và
Châu Âu… mà không học văn chương, lịch sử Việt Nam, nên có biết mô tê gì về ca
dao. Đó là lý do tại sao Trịnh Công Sơn lầm tưởng lời bài ca dao “Đêm Buồn” là
lời ca do Phạm Duy soạn ra. Cũng phải nhận rằng Trịnh Công Sơn là người thông
minh, nhạy bén và có kiến thức, cho nên sau khi ông Nguyễn Thanh Ty chỉ cho ông
Trịnh Công Sơn thấy bài ca dao “Đêm Buồn” do Phạm Duy phổ thành nhạc, ông ta bỏ
công nghiên cứu (?) hay tìm hiểu (?) về ca dao, nên trình độ văn chương bình
dân Việt Nam của ông khá hơn, và ông soạn những bài ca hay hơn, mang tính văn
chương bình dân Việt Nam nhiều hơn.
Trong hai lĩnh vực thơ và nhạc, nhạc được phổ biến dễ hơn, rộng rãi
hơn. Học sinh, sinh viên hay trí thức, dân chúng… thường nghe hát nhiều hơn
nghe thơ, cho nên, có những bài thơ hay nhưng không phổ biến rộng rãi ra người
đọc được.
Nhạc thay thơ làm cái nhiệm vụ ấy. Nếu không có nhạc phổ thơ, có lẽ
ít người biết Apollinaire, Nguyễn Tất Nhiên, Linh Phương, Phạm Văn Bình… là ai.
Vì vậy, Phạm Duy cay cú khi bị Nguyễn Tất Nhiên thưa ra tòa để chia tiền về quyền
tác giả, lại còn bị mang tiếng là “ăn trên đầu” Nguyễn Tất Nhiên.
Thơ phổ nhạc khó hay bởi vì vốn dĩ trong thơ đã có nhạc rồi. Văn đã
có âm điệu, huống gì thơ, nhất là nhũng bài thơ hay ca dao làm theo thể lục
bát, là một thể thơ do người nông dân Việt Nam sáng tác, rất giàu âm điệu, so với
thơ ngũ ngôn hay thất ngôn của Tầu.
Phần nhiều, các nhạc sĩ khi phổ thơ, bị ràng buộc bởi âm điệu của
thơ, nên mười bài như chục, bài hát cứ rền rền giống nhau (monotone). Câu hát bị
gói gọn trong hai âm, ba âm, bốn âm hay sáu âm của thơ hay ca dao, rồi ngắt đoạn!
Do đó, tính sáng tạo của nhạc sĩ mất đi nhiều lắm.
Ví dụ 1: (bài “Cô Hái Mơ” của Phạm Duy)
Cô
hái hoa tươi (4 âm)
Hãy dừng bước chân (4 âm)
Trên đường thẳm xa (4 âm)
Tôi nhắc cô em đội lời (6 âm)
Ví dụ 2: (bài “Mùa Thu Chết”, thơ Apollinaire, Bùi Giáng dịch, Phạm
Duy phổ nhạc):
Ta
ngắt đi (3 âm)
Một cành hoa (3 âm)
Thạch Thảo (2 âm)
Ví dụ 3: (bài “Tình Buồn” của Phạm Văn Bình, Phạm Duy phổ nhạc)
Năm năm rồi không gặp (5 âm)
Từ khi em lấy chồng (5 âm)
Anh dặm trường mê mải (5 âm).
Ví dụ 4: (bài “Thà như giọt mưa” thơ Nguyễn Tất Nhiên, Phạm Duy phổ
nhạc):
Thà
như giọt mưa (4 âm)
Rớt trên tượng đá (4 âm)
Có còn hơn không (4 âm)
Ví dụ 5 (bài Tình Quê Hương, thơ của Phan Lạc Tuyên, Đan Thọ phổ nhạc)
Anh
về qua xóm nhỏ (5 âm)
Em chờ dưới bóng dừa (5 âm)
Nắng chiều lên mái tóc (5 âm)
Bài nầy vừa hay ở lời thơ vừa hay ở âm điệu do Đan Thọ sáng tác.
Bài thơ phổ nhạc, nhưng thoát ra khỏi cái âm điệu của thơ có lẽ là
bài “Cô Lái Đò”, thơ Nguyễn Bính, do Nguyễn Đình Phúc phổ nhạc:
Xuân đã đem mong nhớ trở về (7 âm)
Lòng cô lái ở bến sông kìa (7 âm)
Cô hồi tưởng lại ba năm trước (7 âm)
Trên bến cùng ai đã nặng thề (7 âm)
Bỏ thuyền, (2 âm)
bỏ bến, (2 âm)
bỏ dòng trong, (3 âm)
Rồi trở lại giai điệu monotone cũ:
Cô lái đò kia đi lấy chồng. (7 âm)
Thành ra, cái hay của bài hát, trong nhiều trường hợp, không phải bởi
âm điệu do nhạc sĩ sáng tác ra, mà bởi lời thơ của thi sĩ được phổ thơ.
Hát những bài trên, người ta thấy cái hay trong thơ Linh Phương,
thơ Nguyễn Tất Nhiên, Phạm Văn Bình…
(Phần bổ sung):
Trong các bài thơ phổ nhạc của Phạm Duy, xuất hiện trước, từ đầu thập
niên 1950, rất được nhiều người yêu chuộng là bài “Thuyền Viễn Xứ”, thơ của Huyền
Chi.
Huyền Chi là một nữ sĩ, sinh ở Bắc, lớn lên ở miền Nam, – Xin đừng
lầm với nhà thơ Hà Huyền Chi, sĩ quan QĐVNCH. Thơ Hà Huyền Chi không có bài nào
hay như bài thơ “Thuyền Viễn Xứ” – Quả thật bài thơ Thuyền Viễn Xứ rất hay, một
tác phẩm ít có trong văn học, và nhất là nó làm say mê những người trẻ lãng mạn,
có máu giang hồ, phiêu bạt:
Nhìn về đường cố lý, cố lý xa xôi,
Ðời nhịp sầu lỡ bước
Bước hoang mang rồi!
Quay lại hướng làng
Ðà Giang lệ ướt nồng....
Ðời nhịp sầu lỡ bước
Bước hoang mang rồi!
Quay lại hướng làng
Ðà Giang lệ ướt nồng....
Chiều nay gửi tới quê xưa
Biết là bao thương nhớ cho vừa
Trời cao chìm rơi xuống đời
Biết là bao sầu trên xứ người
Biết là bao thương nhớ cho vừa
Trời cao chìm rơi xuống đời
Biết là bao sầu trên xứ người
Bài nầy làm theo thể thơ mới, dài ngắn không đều, như thể “trường
đoản cú” trong nguyên tác Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn. Nhờ vậy, âm điệu
bài hát không monotone như các bài thơ được phổ nhạc khác.
Phạm Duy cũng phổ một bài thơ khác khá hay, bài “Tiễn Em” của Cung
Trầm Tưởng, cũng được nhiều người ưa chuộng, nhưng không được giới trẻ “ôm ấp”
như “Thuyền Viễn Xứ” bởi một lẽ rất dễ hiểu: Những người trẻ ai chẳng có chút
máu giang hồ vặt, ưa đi xa, ưa lãng tử, thành ra, dù hay, người nghe vẫn không
muốn “quanh quẩn trong sân nhà hay thành phố quen” với những “anh yêu em”, “em
yêu anh”, nghe mãi cũng chán.
Những người trẻ ưa những cái gì xa hơn, rộng hơn, phiêu bạt hơn, và
lãng mạn hơn… như Dũng trong “Đoạn Tuyệt”, một đêm nào đó, dựa trên ván thuyền
để viết thư gởi về cho “Chị Giáo” để bày tỏ tình yêu của Dũng đối với Loan.
Văn học thời tiền chiến mang không ít tính chất “giang hồ vặt” như
vậy, như “Thèm Đi” của Nguyễn Tuân, như Đoàn Văn Cừ: “Thế là lại được nghe
nước róc rách bên mạn thuyền trong đêm khuya, nghe tiếng nước sông lần lượt nối
tiếp nhau dạt vào trên bờ cát, nghe con thuyền bồng bềnh kẽo kẹt như thì thầm
ôn lại bài ca của đại dương, nghe cái cột buồm lắc lư nhè nhẹ như bắt đầu say
hơi gió ngàn trùng.” hoặc Nguyễn Bính, người Bắc mà “Hành Phương Nam”:
Tâm giao mấy kẻ thì phương Bắc
Ly tán vì cơn gió bụi này
Người ơi! Buồn lắm mà không khóc
Mà vẫn cười qua chén rượu đầy
Vẫn dám ăn tiêu cho đến hết
Ngày mai ra sao rồi sẽ hay
Ly tán vì cơn gió bụi này
Người ơi! Buồn lắm mà không khóc
Mà vẫn cười qua chén rượu đầy
Vẫn dám ăn tiêu cho đến hết
Ngày mai ra sao rồi sẽ hay
Vì vậy, người ta yêu “Sóng Đà Giang, thuyền qua xứ người”. Nó xa xôi hơn,
bồng bềnh hơn, phiêu bạt hơn và lại nhớ mẹ hiền hơn:
Mẹ già ngồi im bóng
Mái tóc tuyết sương
Mong con bạc lòng
Mái tóc tuyết sương
Mong con bạc lòng
Cái trầm lắng, mơ mộng, phiêu bạt và lãng mạn của “Thuyền Viễn Xứ”
chỉ dễ thể hiện trong “nhạc thính phòng”. Đem nó ra giữa “Đại Nhạc Hội” mà hát
thì lại hỏng to.
Ngồi một mình trong phòng, hay lái xe một mình trên đường dài vào
những ngày thu có “lá rụng nhiều”, mở máy để nghe Lệ Thu hát “Chiều nay
sương gió lên khơi, lũy thùy dương…” có lẽ không có cái buồn nào thấm thía
hơn cho lòng người viễn xứ trên vùng đất lạ nầy.
Phạm Duy là một “Thiên tài âm nhạc”, huống chi những nhạc sĩ khác,
kém tài hơn ông ta.
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước cũng có phổ nhạc vài bài thơ, hay nhất là
bài “Chiều”, thơ của Hồ Dzếnh. Nét nhạc trong bài chiều khá hay, nhưng cũng
không tránh khỏi “cái đều đều” của thơ phổ nhạc. Tuy nhiên, ý thơ của Hồ Dzếnh
có nhiều cái lạ: “Chiều tiễn đưa chân ngày.” Xuân Diệu thì bảo là “Chiều
lên dần dần…” Hồ Dzếnh nói khác đi: Chiều tiễn đưa. Cái “cuối
ngày”, ông gọi là “chân”. Ít ai nghĩ ra lạ thế bao giờ! Nó lại phảng phất cái
chất nghệ sĩ thời tiền chiến: “Nhớ nhà châm điếu thuốc, khói huyền bay lên
mây. Nó đẹp hơn cả ngọn khói bay từ cái ống vố của Jean Simon.
Bài “Những đồi hoa sim” của Hữu Loan có đến hai người phổ nhạc:
Dũng Chinh va Phạm Duy. Dũng Chinh là một nhạc sỉ trẻ, thiếu úy trong QĐVNCH, tử
trận cũng rất trẻ, khi ông phục vụ ở Sư Đoàn 9 BB ở Trà Vinh.
Khi soạn bài nhạc nầy, ông thường “thoát” ra khỏi cái ý tưởng của
nhà thơ, thêm vào vài hình ảnh lạ, như “Một chiều rừng mưa được tin em gái
mất, Chiếc thuyền như vỡ đôi!…” Trong bài thơ của Hữu Loan, không có
chiếc thuyền nào cả, mà lại “chiếc thuyền vỡ đôi” như Dũng Chinh thêm vào.
Bài phổ nhạc của Phạm Duy sát với ý thơ hơn, nhưng lại không được
phổ biến trong dân chúng như bài hát của Dũng Chinh. Có phải bài của Dũng Chinh
phổ theo điệu boléro là một điệu hát Nam Mỹ, rất được ưa chuộng ở miền Nam, sau
khi các phòng trà khiêu vũ bị đóng cửa, âm nhạc cũng “xuống đường”?
Chúng ta thấy có nhiều bài thơ phổ nhạc nhưng không hay. Và cũng có
nhiều nhạc sĩ không phổ thơ ai bao giờ.
Ví dụ trường hợp ông Trầm Tử Thiêng.
Tôi không chắc ông có phổ thơ của ai hay không, nhưng những bài hay
của ông, được nhiều người ưa chuộng thì không phải là thơ phổ nhạc. Lời ca do
ông tự sáng tác ra. Chẳng hạn bài “Chuyện một chiếc cầu đã gãy” ông nói về trận
mậu thân ở Huế, hoạc “Bản tình ca mùa đông” là chuyện đời ông.
Tôi ở vùng Đông-Bắc Hoa Kỳ, xứ thiếu gì tuyết, nhưng mội khi nghe
câu “tuyết than trên đầu non”, tôi cứ tưởng tượng ra những ngọn núi quanh nhà
tôi ở. Cứ đêm đêm, nhớ câu hát ấy, như trong trí tôi hình ảnh những ngọn núi phủ
đầy tuyết lại hiện ra.
Hình như, tôi nói hình như, Trịnh Công Sơn cũng ít phổ thơ, ngoài một
vài bài thơ một bài thơ của Trịnh Cung. Ông phổ thơ Trịnh Cung vì tình bạn, chớ
chưa hẳn thơ Trịnh Cung đã hay, nhưng Trịnh Công Sơn lại soạn nhiều bài, lấy ý
từ trong ca dao.
Tuy nhiên, trong khi soạn thơ thành nhạc, nhạc sĩ nhiều khi phải đổi
ý, đổi lời hay thêm lời cho bài hát hay hơn.
Ví dụ bài “Thà như giọt mưa”, câu cho người tên Duyên không có
trong bài thơ nầy mà Phạm Duy lấy từ một bài thơ khác của Nguyễn Tất Nhiên.
Cũng trong bài hát nầy, có một chữ rất gượng, “đau khổ muôn niên”.
Muôn niên (năm) là tiếng Việt cổ, bây giờ không mấy ai dùng, ngoại trừ “mấy ông
già xưa”. Tiếng người ta thường nói là “Muôn năm” như trong những câu “hoan
hô”, đả đảo”… Hát tới tiếng gượng ấy, cho điệp vận, nhưng lại mất hay, khó đạt
tới sự toàn bích của bài thơ hay bài hát.
Bài “Khúc thụy du” thơ Du Tử Lê, hát tới câu, “Như loài chim
bói cá. Trên cọc nhọn trăm năm. Tôi tìm đời đánh mất…” người nghe thấy hay
lắm. Xưa, người ta thường nói tới chim nhạn. ví dụ trong Chinh Phụ Ngâm có
câu: Thấy nhạn luống tưởng thư phong. Nghe hơi sương sắm áo bông sẵn sàng. Trong
khi đó, bản nhạc Khúc Thụy Du lại đưa ra hình ảnh con chim bói cá. Chim bói cá
có bộ long màu xanh đẹp, nhưng trong văn chương Việt Nam, người ta ít nói tới
nó bởi vì nó không phải là con chim đưa thư như trong văn chương. “Này nhạn
ta còn quên chút nữa, Con tim non nớt tặng nàng đây” như Hàn Mặc Tử gởi
cho Thương Thương ở Gia Hội, hoặc oanh yến là chim có đôi. “Tại thiên nguyện
tác tỵ dực điểu, Tại địa nguyện vi liên lý chi.”
Chim bói cá thường đi kiếm mồi một mình. Tác giả đưa ra hình ảnh
con chim bói cá ở đây là ý muốn nói tới sự cô đơn của con người, con người với
nhiều đau khổ (cọc nhọn trăm năm). Đây là một hình ảnh mới trong văn chương.
Toàn bộ cả bài hát Khúc Thụy Du chỉ có câu nầy, ý nầy (chim bói cá
và sự cô đơn) là hay. Các câu khác, ý khác đều bình thường, nhiều người đều nói
như thế, nhà thơ Du Tử Lê cũng nói lại như thế.
Mới đây, ông Trúc Hồ, trong một chương trình “Nhạc Thính Phòng”, tiết
lộ cho thính giả rằng hình ảnh “chim bói cá” và “cọc nhọn trăm
năm”, không phải do ông Du Tử Lê sáng tác ra, mà chính nhạc sĩ Anh Bằng đã
thêm vào khi nhạc sĩ phổ nhạc bài thơ của Du Tử Lê. Điều buồn cười là toàn bộ
bài hát, chỉ có một câu hay mà cậu đó không phải của ông thi sĩ được phổ thơ mà
chính là do nhạc sĩ sáng tác ra khi phổ thơ. Như thế, nhạc sĩ đâu phải chỉ có
tài về âm nhạc mà còn cả thơ hay đặt lời ca nữa chi! (1)
Trước kia, ngay khi còn ở trong nước, trước 1975, nhạc sĩ Anh Bằng
đã từng phổ thơ nhưng những bài hát đó không được nổi tiếng lắm. Nhưng mới đây,
khi đã già, tài nghệ phổ thơ của ông vượt trội hơn hẳn Phạm Duy, nhất là qua
hai bài “Mai Tôi Đi” thơ Nguyên Sa và “Anh Còn Nợ Em” thơ của Phan Thành Tài.
Trong nhiều chương trình văn nghệ ở hải ngoại, hai bài hát nầy thường được nhiều
ca sĩ chọn trình diễn và thính giả hoan hô không ngớt. Tình hình trong nước
cũng vậy.
Cái hay của hai bài hát, không những chỉ ở bài thơ mà còn cả ở âm
điệu của nó. Khác với nhiều bài thơ phổ nhạc, người nghe không nghĩ đó là thơ
phổ nhạc. Nó hoàn toàn khác với phong cách thơ phổ nhạc thường có, không lệ thuộc
vào âm hưởng của thơ. Câu hát dài ngắn không chừng, tùy thuộc hoàn toàn vào cảm
xúc của nhạc sĩ khi sáng tác nó.
Người đi – Mai tôi đi – dứt khoát ra đi, dù “trời giăng mưa
lũ”, dù “chắc rằng Paris khóc”, dù “Sông Seine nhớ”, dù “đường
dài thật dài”, dù có ai nhìn “nhìn theo” cũng xin đừng, “xin đừng gọi
tên” vì “thế nào cũng phải xa nhau” nên tôi phải, trong “ngâm
ngùi” hơn cả “ngậm ngùi” khi “nắng chia nửa bãi” của Huy Cận, Phạm Duy phổ
nhạc. Nó ngậm ngùi hơn nửa bãi vì nỗi buồn của tác giả tràn lan, khắp cả những
con đường dài, cả sông Seine và cả thủ đô Paris.
Tất cả những nỗi ngậm ngùi và dứt khoát ra đi đó, được Anh Bằng diễn
đạt bằng những âm điệu nức nở, sầu lắng.
Chất buồn, sợi buồn đó, được phô diễn bằng giọng hát rền và có chất
nhựa của Bảo Yến làm người nghe không sao khỏi xúc động.
Anh Còn Nợ Em khác hơn!
Ai nợ ai?
Người sắp qua đời thấy mình còn nợ người còn sống vì chưa làm trọn
những gì mình muốn, hay người còn sống thấy mình còn nợ, chưa trả xong cho người
sắp đi xa mãi mãi? Đó là mối nợ tình Trương Chi chưa trả xong cho Mỵ Nương nên
trái tim hóa đá. Mãi đến khi Mỵ Nương nhỏ lệ xuống chén trà thì món nợ tình đó
mới tan đi?
Nợ
tình biết trả cho ai?
Khối tình đem xuống tuyền đài chưa tan
(Kiều – Nguyễn Du)
Đây là món nợ tình.
Điều đang buồn. Rất tiếc là nhiều ca sĩ, khi hát bài nầy, có phong
cách như kẻ đi đòi nợ tiền.
Đây là hai bài thơ phổ nhạc hay nhất của Anh Bằng, mà cũng là hay
nhất của những bài thơ phổ nhạc từ khi có “âm nhạc cải cách” ở nước ta, trước
kia và bây giờ.
(1) Trong bài viết “du tử mộ hà chi”, tôi từng chê trình độ văn học
và ngữ học của ông Du Tử Lê bình thường. Tôi cũng nghi ngờ ông không hiểu rõ
hai chữ “thụy du” khi ông dùng làm đề cho bài thơ. Thơ ông có tính chất thời
thượng, theo đuôi người đọc nên khó có giá trị văn học. Điều đó rõ hơn khi nhạc
sĩ Anh Bằng thêm phần “chim bói cá” trong bài hát cùng tên!.
Phụ lục:
Mai Tôi Đi
Mai tôi đi, chắc trời giăng mưa lũ
Mưa thì mưa, chắc tôi không bước vội
Nhưng chẳng thế nào,
thì cũng sẽ xa nhau,
mình cũng sẽ xa nhau
Mưa thì mưa, chắc tôi không bước vội
Nhưng chẳng thế nào,
thì cũng sẽ xa nhau,
mình cũng sẽ xa nhau
Mai tôi đi, chắc rằng Paris khóc,
nhưng lệ rơi sẽ khô theo tháng ngày
Cho dù cách nào
thì cũng sẽ xa nhau,
mình cũng sẽ xa nhau
nhưng lệ rơi sẽ khô theo tháng ngày
Cho dù cách nào
thì cũng sẽ xa nhau,
mình cũng sẽ xa nhau
Mai tôi đi xin đừng nhìn theo, xin đừng đợi chờ
Đời trăm muôn góc phố
con đường dài thật dài
thầm mãi có bao nhiêu
thầm mãi có bao nhiêu
Đời trăm muôn góc phố
con đường dài thật dài
thầm mãi có bao nhiêu
thầm mãi có bao nhiêu
Mai tôi đi, xin đừng gọi tên,
thêm nhiều muộn phiền
thêm nhiều muộn phiền
Dù môi kêu đắm đuối
hay mặn nồng một trời
Cùng đành lòng xa thôi,
cũng đành lòng xa thôi
hay mặn nồng một trời
Cùng đành lòng xa thôi,
cũng đành lòng xa thôi
Mai tôi đi, chắc dòng sông Seine nhớ
nhưng dù sao, nhớ nhung rồi sẽ mờ
Muôn vạn u sầu,
rồi cũng sẽ xa nhau,
mình cũng sẽ xa nhau
nhưng dù sao, nhớ nhung rồi sẽ mờ
Muôn vạn u sầu,
rồi cũng sẽ xa nhau,
mình cũng sẽ xa nhau
Anh Còn Nợ Em
Anh còn nợ em
Dòng xưa bến cũ
Dòng xưa bến cũ
Con sông êm đềm
Dòng xưa bến cũ
Dòng xưa bến cũ
Con sông êm đềm
Anh còn nợ em
Chim về núi nhạn
Trời mờ mưa đêm
Trời mờ mưa đêm
Chim về núi nhạn
Trời mờ mưa đêm
Trời mờ mưa đêm
Anh còn nợ em
nụ hôn vội vàng
nụ hôn vội vàng
Nắng chói qua song
nụ hôn vội vàng
nụ hôn vội vàng
Nắng chói qua song
Anh còn nợ em
Con tim bối rối
Con tim bối rối
Anh còn nợ em
Con tim bối rối
Con tim bối rối
Anh còn nợ em
Và còn nợ em
Cuộc tình đã lỡ
Cuộc tình đã lỡ
Anh còn nợ em
Cuộc tình đã lỡ
Cuộc tình đã lỡ
Anh còn nợ em
Thuyền Viễn Xứ
Thơ: Huyền Chi
Phạm Duy phổ nhạc.
Chiều nay sương khói lên khơi
Thùy dương rủ bến tơi bời
Làn mây hồng pha ráng trời
Sóng Ðà Giang thuyền qua xứ người
Thuyền ơi! Viễn xứ xa xôi
Một lần qua dạt bến lau thưa
Hò ơi! giọng hát thiên thu
Suối nguồn xa vắng, chiều mưa ngàn về
ÐK:
Nhìn về đường cố lý, cố lý xa xôi
Ðời nhịp sầu lỡ bước
Bước hoang mang rồi
Quay lại hướng làng
Ðà Giang lệ ướt nồng
Mẹ già ngồi im bóng
Mái tóc tuyết sương
Mong con bạc lòng
Thùy dương rủ bến tơi bời
Làn mây hồng pha ráng trời
Sóng Ðà Giang thuyền qua xứ người
Thuyền ơi! Viễn xứ xa xôi
Một lần qua dạt bến lau thưa
Hò ơi! giọng hát thiên thu
Suối nguồn xa vắng, chiều mưa ngàn về
ÐK:
Nhìn về đường cố lý, cố lý xa xôi
Ðời nhịp sầu lỡ bước
Bước hoang mang rồi
Quay lại hướng làng
Ðà Giang lệ ướt nồng
Mẹ già ngồi im bóng
Mái tóc tuyết sương
Mong con bạc lòng
Chiều nay gửi tới quê xưa
Biết là bao thương nhớ cho vừa
Trời cao chìm rơi xuống đời
Biết là bao sầu trên xứ người
Mịt mù sương khói lên hương
Lũ thùy dương rủ bóng ven sông
Chiều nay trên bến muôn phương
Có thuyền viễn xứ, nhổ neo lên đường…
Biết là bao thương nhớ cho vừa
Trời cao chìm rơi xuống đời
Biết là bao sầu trên xứ người
Mịt mù sương khói lên hương
Lũ thùy dương rủ bóng ven sông
Chiều nay trên bến muôn phương
Có thuyền viễn xứ, nhổ neo lên đường…
Hoàng Long Hải
Theo https://vantuyen.net/
ve may bay eva airline
Trả lờiXóavé máy bay đi mỹ giá rẻ
hãng hàng không korean air vietnam
mua vé máy bay đi mỹ hãng nào rẻ
mua vé máy bay đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Du Lich Tu Tuc
Tri Thức Du Lịch