Hình
ảnh người chị
trong âm nhạc Việt Nam
Nhưng cầu xây xong đã lâu mà người xưa thì bóng chim tăm cá.
Chị ở bên cầu chờ đợi người xây cầu về tái hợp. Người xưa không về, tình yêu
không thành, chị trở thành Tô Thị bên cầu. Ngày em trở về thì mồ chị đà xanh cỏ,
hàng cau xác xơ, lá trầu vàng không ai buồn hái. Chị vẫn chưa lấy chồng…
Đã từ lâu, hình ảnh người chị trong văn học Việt Nam đã xuất
hiện rất nhiều. Từ người chị tảo tần chịu thương chịu khó trong ca dao đến hình
ảnh của người chị anh hùng trong các tác phẩm văn học cách mạng, người chị bản
lĩnh, cá tính trong các tác phẩm của văn học đương đại… Có thể nói, hình ảnh của
người chị trong âm nhạc cũng mang dáng dấp của những người phụ nữ Việt Nam truyền
thống như trong văn học. Đó là các đức tính: tảo tần, giàu đức hy sinh hoặc
“anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
Ngược dòng trở lại
với lịch sử để tìm hiểu về người chị trong âm nhạc cách mạng Việt Nam. Bài
hát Hai chị em của Hoàng Vân khắc họa rõ nét hình ảnh của những chị
em trong thời kỳ chống Mỹ. Đó là hình ảnh của những người con gái sống trong thời
đại vẻ vang. Họ vừa sản xuất để đảm bảo hậu cần cho tiền tuyến, lại vừa chiến đấu
để bảo vệ mỗi tấc đất quê hương. Hình ảnh chị Hai “năm tấn” quê ở Thái Bình như
một tượng đài sừng sững về người phụ nữ trong giai đoạn ác liệt này: sản xuất
giỏi và đánh giặc giỏi, đảm cả việc nhà lẫn việc nước. Chị như một người chỉ
huy cho cả đội quân tóc dài cùng thực hiện những nhiệm vụ mà Tổ quốc giao phó.
Và đây là hình ảnh sáng ngời của chị:
“Tay
không cướp bót giết giặc trừ gian
Một sương hai nắng đi vạt dưới bom đạn
Mỗi trận thắng em nghe chị hát
Được mùa lúa chín nghĩa và tình sâu”
Một sương hai nắng đi vạt dưới bom đạn
Mỗi trận thắng em nghe chị hát
Được mùa lúa chín nghĩa và tình sâu”
Hai Chị Em (Sáng tác: NS H Vân) - Thanh Thúy, Thu Giang ...
Chị Hai “năm tấn” không phải là chị riêng của một ai. Hình ảnh
chị hiện lên như một biểu trưng cho tất cả người chị anh hùng, đảm đang của cả
dân tộc. Chị anh hùng trong lao động và anh hùng cả trong chiến đấu, dù đạn bom
có lao vút qua trên đỉnh đầu vẫn cất cao tiếng hát lạc quan.
Ta trở lại với hình ảnh của những người chị rất đổi bình thường
trong đời sống. Hình như khi nói đến chị người ta dễ hình dung ra được hình ảnh
của những người phụ nữ chịu nhiều đau khổ, chấp nhận chịu thiệt thòi về mình để
vun vén hạnh phúc cho gia đình, đặc biệt là cho những đứa em thơ. Nói đến điều
đó ta nghĩ ngay đến ca khúc quen thuộc của nhạc sĩ Trần Tiến - bài hát Chị
tôi. Người chị trong nhạc phẩm của Trần Tiến mang dáng dấp thật quen thuộc của
hình tượng người chị trong ca dao hay những câu chuyện cổ tích xa xưa. Chị đến
thời “lưng ong”, có bao người thầm mong. Mẹ già thấy con gái yêu đến tuổi cập
kê đã giục con lấy chồng đi. Nhưng chị còn hai đứa em hãy còn thơ dại, còn mẹ
già nay ốm mai đau. Thế rồi, mẹ khuất xa, đôi vai bé nhỏ của chị thay mẹ gồng
gánh đàn em, dãi dầu sương gió. Đến khi lo cả cho hai em chuyện chồng con yên ổn,
chị vẫn “chưa lấy chồng”. Rồi, chị cũng yêu:
“Rồi một đêm sáng trăng có một người đàn ông qua
Họ về xây chiếc cầu nối bờ sông
Gặp chị tôi dễ thương mới xin lời cầu hôn í a
Chị cũng muốn lấy chồng”
Họ về xây chiếc cầu nối bờ sông
Gặp chị tôi dễ thương mới xin lời cầu hôn í a
Chị cũng muốn lấy chồng”
Chị tôi (Trần Tiến) - Trần Thu Hà - YouTube
Nhưng cầu xây xong đã lâu mà người xưa thì bóng chim tăm cá.
Chị ở bên cầu chờ đợi người xây cầu về tái hợp. Người xưa không về, tình yêu
không thành, chị trở thành Tô Thị bên cầu. Ngày em trở về thì mồ đà xanh cỏ,
hàng cau xác xơ, lá trầu vàng không ai buồn hái. Chị vẫn chưa lấy chồng…
Cũng là Chị tôi nhưng hình ảnh của người chị trong
ca khúc của Trọng Đài (phổ thơ Đoàn Thị Tảo) lại là một cảm nhận khác về chị.
Chị hiện lên trong bài hát là người con gái của Trời, mang nét buồn vui bốn mùa
trăn trở, mang những vẻ đẹp của trần gian không giải thích nổi, người con gái của
thơ, của một điều gì đó đầy bí ẩn trong tâm hồn:
“Ngày chị sinh, trời cho làm thơ
Cho nét buồn vui bốn mùa trăn trở
Cho làm câu hát để người lý lơi
Ngày chị sinh, trời cho làm thơ
Vấn vương với sợi tơ trời
Tình riêng bỏ chợ, tình người đa đoan.”
Cho nét buồn vui bốn mùa trăn trở
Cho làm câu hát để người lý lơi
Ngày chị sinh, trời cho làm thơ
Vấn vương với sợi tơ trời
Tình riêng bỏ chợ, tình người đa đoan.”
Chị Tôi (Trọng Đài) - Mỹ Linh - NhacCuaTui
Mang phong cách của dân ca Nam Bộ, bài hát Ru lại câu hò của
nhạc sĩ Vũ Quốc Việt lại làm cho người nghe nao lòng vì hình ảnh của người “chị
Hai Nam Bộ”, một người chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống vợ chồng ở vùng
sông nước lam lũ này. Khác với người chị trong sáng tác của Trần Tiến, chị Hai
trong nhạc phẩm của Vũ Quốc Việt cũng có chồng và từng có một mái nhà tranh hạnh
phúc. Nhưng rồi, người chồng sanh tâm phản trắc, bỏ chị lại một mình thui thủi
với mái tranh. Người xưa đã phụ tình mà bỏ đi nhưng chị thì vẫn vậy: chung thủy,
lẻ loi và chờ đợi bóng con đò xưa dù cho tóc chị giờ đây đã phai:
“Ngoài kia gió lớn biết chiều nay nước trôi về đâu,
Đò ai không bến, câu hò buồn biết trôi về đâu
Nhung nhớ cũng đành ru lại câu hò thủy chung
Nhung nhớ cũng đành như một con đò lẻ loi”.
Đò ai không bến, câu hò buồn biết trôi về đâu
Nhung nhớ cũng đành ru lại câu hò thủy chung
Nhung nhớ cũng đành như một con đò lẻ loi”.
Ru Lại Câu Hò - Vũ Quốc Việt - NhacCuaTui
Trong cái dõi theo của chị đâu chỉ là nhớ mong, ngóng đợi mà
còn là sự lo lắng, thương yêu. Rồi một ngày kia, con đò xưa trở lại sau bao năm
bôn ba sóng gió ở những bến bờ xa lạ. Người xưa quay về trong cảnh đáng thương.
Chị không chê cười, không xua đuổi. Chị “giận lắm” nhưng “cũng đành ru lại câu
hò thủy chung”. Vì chị còn yêu anh, và còn có thể vì những đứa con của mình nữa.
Người chị trong âm nhạc rõ ràng là những hình ảnh biểu
trưng cho những đức tính cao đẹp của họ trong xã hội Việt Nam. Nhưng bấy nhiêu
đó, thiết nghĩ vẫn chưa đầy đủ để nói về họ.
An
Đình
Theo http://enews.agu.edu.vn/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét