Levitan (1860-1900), tên đầy đủ là Isaac Ilyich
Levitan, người Nga (gốc Do Thái) là họa sĩ không chỉ của nước Nga mà cả thế giới
vào nửa sau thế kỷ thứ 19. Vốn là học sinh năng khiếu rất giỏi mỹ thuật, ông tốt
nghiệp trường Hội họa, Điêu khắc và Kiến trúc Moskva (1985) và được xem
là họa sĩ thiên tài về vẽ tranh phong cảnh. Những tuyệt tác để đời của
Levitan như Mùa thu vàng (1895), Rừng bạch dương (1885-1889), Đường
Vladimir (1892)… mang dấu ấn rõ nét của trường phái hiện thực (realism)
sở hữu những nét độc đáo vể kỹ thuật và tinh tế về phong cách, sắc màu, khiến
người xem tranh không thể nhầm lẫn với bất cứ tranh phong cảnh của họa sĩ nào
khác cùng khuynh hướng. Ông được bầu vào Hàn Lâm viện Nghệ thuật Nga (1897)
và là bạn của nhà văn Nga A. P. Chekhov (1860-1904).
Vào một buổi sáng mùa thu đẹp trời năm 1898, một người đàn ông tầm thước nhưng
hơi gầy, bước xuống từ một chiếc xe ngựa vừa cọc cạch dừng lại bên đường. Có vẻ
xa lạ với mọi người địa phương tại đây, người khách, với đôi mắt buồn dịu dàng
trên khuôn mặt thon thả và nước da ngăm ngăm đen, tay chống ba toong, chậm rãi
tiến thẳng vào cổng trường Hội họa, Điêu khắc và Kiến trúc Moskva. Người
đàn ông đó là một trong những họa sĩ vẽ tranh phong cảnh vĩ đại nhất
nước Nga và châu Âu vào nửa sau thế kỷ thứ 19 : Isaac Ilyich Levitan.
Họa sĩ được mời làm giáo sư mỹ thuật của xưởng vẽ phong cảnh trường Hội họa,
Điêu khắc và Kiến trúc Moskva.
Levitan mở
mắt chào đời ngày 18 tháng 8 năm 1860 trong một gia đình trung lưu trí thức ở
thị trấn Kibarty, tỉnh Kovno (nay là Kaunasa, Litva) của nước Nga lạnh giá mênh
mông với rừng bạch dương sương trắng nắng tràn. Năm cậu con út Levitan
trong gia đình lên 10, người cha giáo viên quyết định chuyển cả gia đình về sống
tại Moskva nhằm tạo điều kiện học tập để con cái có được tương lai về sau. Gia
đình không dư dả lại không có quan hệ thân thiết hay bà con quen thuộc tại
thành phố lớn, cả nhà phải chật vật nương náu trong một căn hộ nhỏ hẹp nằm của
một tòa nhà to lớn với những bữa ăn đạm bạc và những bộ quần áo sờn cũ chắp vá.
Nhưng bù lại những thiếu thốn của gia đình là niềm vui trông thấy thành tích rạng
rỡ của con cái trong học tập và cơ hội thuận tiện được trau giồi thêm kiến thức.
Mỗi sáng sớm, khi cha đi làm, các anh chị đến trường, ở nhà chỉ còn mẹ và cậu
con út Levitan. Cậu bé trèo lên bậc cửa sổ, ngồi chăm chú mải mê ngắm nhìn
không biết chán những mái nhà san sát nhau, chập chùng đây đó bên những ống
khói phủ đầy tuyết lạnh, với ánh bình minh rực rỡ từ chân trời xa tít tắp cùng
ánh sáng của ngày tàn bàng bạc tím dần trước khi chìm vào biển đêm mịt mùng.
Không gian thủ đô Moskva hoa lệ trở nên huyền ảo và đầy vẻ kỳ bí như những lâu đài trong truyện cổ mà Levitan thường nghe mẹ kể.
Chính từ khung cửa sổ nhỏ bé của căn hộ chật hẹp kia, cậu bé Levitan đã đến và gắn kết
với thiên nhiên suốt cả cuộc đời mình.
1/ Mới mười ba tuổi, năm 1873, Levitan thi đỗ vào trường Hội họa, Điêu khắc và Kiến trúc Moskva, nơi người anh ruột Adolf của cậu bé cũng đã theo
học trước hai năm. Ở trường học, Levitan may mắn được các họa sĩ phong cảnh nổi
tiếng Nga lúc bấy giờ là Savrasov, Perov và Polenov hướng dẫn. Do hoàn cảnh gia
đình khó khăn nhưng học giỏi, Levitan bắt đầu nhận được học bổng của nhà trường.
Thành tích học tập của hai anh em vẫn luôn là niềm tự hào cho gia đình nhưng nổi
trội hơn vẫn là cậu em. Sang năm học 1874-1875, Levitan tiếp tục được hội đồng
nhà trường thưởng một hộp màu, cùng bút cọ vẽ do năng khiếu đặc bệt về hội họa.
Niềm vui rạng rỡ của cha mẹ và các anh chị làm ấm áp gia đình chưa được bao lâu
thì cuối năm học, mẹ Levitan qua đời do bệnh suy nhược cơ thể. Mất đi nguồn an ủi
tinh thần ở người mẹ hiền, cha lại kiệt sức không còn đi dạy học cọng thêm tuổi
cao sức yếu, bị bệnh thương hàn mất đi hai năm sau đó khiến cho đứa con ngoan,
hiếu thảo và học giỏi Levitan đôi lúc trở nên ngớ ngẩn vô hồn. Gia đình hai chị
sống chật vật, người anh trai lại ngày càng xa lánh Levitan vì những thành tích
học tập xuất sắc của đứa em trai. Không còn nơi nương tựa, Levitan buồn cho
thân phận, âm thầm bỏ nhà ra đi, chịu sống trong cảnh nghèo túng. Thường khi
Levitan phải nhịn đói hoặc xin ngủ lại ở nhà để xe, có khi trong xưởng họa nhà
trường để tiếp tục việc học. Do cuộc sống quá cơ cực thiếu thốn và học tập vất
vả, sức khỏe và tinh thần bắt đầu giảm sút. Tuy nhiên, thời gian mong đợi cũng
đã đến.
Mùa xuân năm 1977, trong một cuộc triển lãm lưu động tại Moskva có kèm theo cuộc
triển lãm của học sinh trong đó có Levitan. Lần đầu tiên, hai bức tranh “Mùa
thu” và “Cái sân bỏ hoang” của Levitan mới 17 tuổi, được giới
thưởng ngoạn nghệ thuật đánh giá cao và các nhà phê bình nồng nhiệt viết bài
khen ngợi tác giả trên tạp chí mỹ thuật. Ở hai bức tranh phong cảnh này, với một
năng khiếu mỹ thuật sẵn có, chàng họa sĩ trẻ Levitan đã mô tả bằng cảm
xúc cực kỳ tinh tế những đường nét và sắc màu từ ánh sáng, những căn nhà gỗ đến
rừng cây, phiến lá thật tuyệt vời. Nét bình dị, hồn hậu của thiên nhiên tác giả
thể hiện trong tranh đã âm thầm nói lên vẻ đẹp của cuộc sống con người mà những
ai không có tình yêu thiên nhiên sâu đậm ắt không chút nào dễ dàng nhận ra. Ngưỡng
mộ tài năng, công chúng mỹ thuật đã gọi chàng họa sĩ tài hoa này là “Ngài
Levitan”. Phấn khởi với thành quả đạt được, tiếp tục vươn lên bằng ý chí và nghị
lực phi thường, cuối năm 1877, Levitan được cấp học bổng của nhà trường.
Dù cuộc sống khổ cực rách rưới, đói kém khiến Levitan xa lánh với mọi
người chung quanh nhưng càng làm cho chàng gần gũi với thiên nhiên và làng quê
nước Nga. Levitan thường ần mình trong những cánh rừng thưa hay ngồi vẽ một
mình trên thuyền. Trong nỗi cô đơn của thân phận và không gian mênh mông bát ngát của đại
ngàn, Levitan có cơ hội cảm nhận sâu sắc được hoàn cảnh khắc nghiệt những con
người cùng khổ đè nặng lên từng nóc nhà nhỏ ở làng quê Nga dưới chế độ chuyên
chế trong cảnh mùa đông giá buốt. Bức tranh “Làng quê mùa đông” (1877-1878)
đã thể hiện rõ nét trong nội dung những nỗi niềm đó.
Trong lần trưng bày tác phẩm hội họa lần 2 do nhà trường tổ chức, Levitan tham
gia với bức tranh lụa “Một ngày mùa thu”. Họa phẩm đưa ta đến một
công viên hiu quạnh một ngày mùa thu với rừng lá phong ngả vàng, tô điểm
và làm nổi bật lên con đường nhỏ vắng vẻ, đơn độc đi trên con đường ấy là một người vẻ mặt buồn rười rượi,
xộc xệch mang bộ váy dài đen cũ bạc màu. Nhà sưu tầm tranh nổi tiếng Châu Âu
Tretyakov để vào mắt xanh, đã mua bức tranh ấy với giá 100 rúp, làm cho Levitan
vô cùng sung sướng. Không chỉ trong trường mà cả giới nghệ thuật trong phạm vi
nước Nga đã bắt đầu chú ý đến người học sinh họa sĩ trẻ tuổi tài hoa Levitan.
2/ Có được uy tín, Levitan dễ tìm ra chỗ dạy vẽ cho con cái những gia đình khá giả khiến cuộc đời anh đỡ phần đói rét. Nhưng sau vụ Nga hoàng Aleksandr II (1818 - 1881) bị mưu sát vào tháng 5 năm 1879, hàng loạt người Do Thái bị trục xuất ra khỏi các thành phố lớn của đế quốc Nga, gia đình Levitan bị buộc phải chuyển đến vùng ngoại ô Saltykovka. Nhưng nhờ vào tài năng nhiều người biết đến, Levitan được chính quyền cho phép quay trở lại Moskva dưới áp lực của những người hâm mộ nghệ thuật.
2/ Có được uy tín, Levitan dễ tìm ra chỗ dạy vẽ cho con cái những gia đình khá giả khiến cuộc đời anh đỡ phần đói rét. Nhưng sau vụ Nga hoàng Aleksandr II (1818 - 1881) bị mưu sát vào tháng 5 năm 1879, hàng loạt người Do Thái bị trục xuất ra khỏi các thành phố lớn của đế quốc Nga, gia đình Levitan bị buộc phải chuyển đến vùng ngoại ô Saltykovka. Nhưng nhờ vào tài năng nhiều người biết đến, Levitan được chính quyền cho phép quay trở lại Moskva dưới áp lực của những người hâm mộ nghệ thuật.
Trong những năm từ thập niên 1880, Levitan vẽ hàng loạt bức tranh về phong cảnh
làng quê nước Nga từ vùng ngoại ô Moskva: Làng quê, Liễu rủ quanh nhà, Bờ sông, Hoa anh đào, Làng ven sông… Dù không hề có bóng dáng người,nhưng
tất cả những bức tranh đó ngụ ý mô tả cuộc sống, tâm trạng của con người sống
trong những làng quê ấy. Riêng bức tranh Ngày thu Sokolniki của
Levitan cũng được nhà sưu tập tranh nổi tiếng của nước Nga là P.M. Tretyakov
mua lại. Cũng như danh họa Picasso mới ở lứa tuổi 19 - 20, vượt lên trên mọi
nghiệt ngã của cuộc sống, Levitan, bằng càm xúc cực kỳ nhạy bén và nghệ thuật
tinh tế đã bắt đầu thể hiện một độ chín thực sự, đầy trải nghiệm ở sự lột tả cuộc
sống đời thường trong lao động và tình càm con người qua những bức tranh
phong cảnh thiên nhiên trữ tình đáng được coi là tuyệt tác.
Trong cuộc triển lãm Mỹ thuật công nghiệp hoành tráng năm 1882 tại nước Nga, cả
đoàn người triền miên nối đuôi nhau vào xem. Họ đã trầm ngâm rất lâu trước họa
phẩm “Những người kéo thuyền trên sông Volga” của họa sĩ Rêpin,
một bức tranh mà chủ đề như gắn liền hơi thở của tác giả với cuộc sống của nhân
dân lao động. Chính tác phẩm của họa sĩ Repin đã tác động và thôi thúc chàng
thanh niên Levitan hãy đến với sông Volga để ngộ ra cho được vẻ đẹp một con
sông hùng vĩ, có sức sống mãnh liệt và ngập tràn hứa hẹn. Mùa xuân năm 1884, Levitan
tham gia cuộc triễn lãm của nhóm họa sĩ lưu động và về sau đã trở thành viên
chính thức của nhóm này cùng với nhiều họa sĩ nổi tiếng khác. Năm gần cuối khóa
học sắp kết thúc, học sinh của xưởng dạy vẽ phong cảnh gấp rút hoàn thành tác
phẩm tốt nghiệp để chuẩn bị ra trường. Chủ đề bức tranh tốt nghiệp của Levitan
mô tả một cánh đồng mênh mông trong mùa gặt dưới bầu trời âm u dày đặc những
đám mây đen như tiềm ẩn một dấu hiệu báo trước điều không tốt lành.
Quả thực điều không hay đã đến với Levitan. Trong thời điểm thẩm định bức tranh tốt nghiệp của anh đã thiếu vắng đi những người thầy thân tín, hiểu rõ tài năng thực sự của Levitan: người thầy ân cần tận tụy Perov của anh đã mất trước đó 2 năm, thầy Pelenov dạy dỗ anh trong những năm cuối đã ra hải ngoại vì nghiệp vụ; còn thầy Savrasov, người đánh giá cao bức tranh tốt nghiệp của anh xứng đáng với ‘Huy chương bạc lớn’ thì đang tiều tụy chìm dần trong căn bệnh nghiện ngập. Hội đồng nhà trường không thể công nhận ý kiến của một người bị sa thải như Savrasov. Tình huống thật đắng cay, một học sinh năng khiếu giỏi giang như Levitan đành chấp nhận ra trường với một bằng tốt nghiệp loại thường!
Quả thực điều không hay đã đến với Levitan. Trong thời điểm thẩm định bức tranh tốt nghiệp của anh đã thiếu vắng đi những người thầy thân tín, hiểu rõ tài năng thực sự của Levitan: người thầy ân cần tận tụy Perov của anh đã mất trước đó 2 năm, thầy Pelenov dạy dỗ anh trong những năm cuối đã ra hải ngoại vì nghiệp vụ; còn thầy Savrasov, người đánh giá cao bức tranh tốt nghiệp của anh xứng đáng với ‘Huy chương bạc lớn’ thì đang tiều tụy chìm dần trong căn bệnh nghiện ngập. Hội đồng nhà trường không thể công nhận ý kiến của một người bị sa thải như Savrasov. Tình huống thật đắng cay, một học sinh năng khiếu giỏi giang như Levitan đành chấp nhận ra trường với một bằng tốt nghiệp loại thường!
Do vậy, dù tốt nghiệp đàng hoàng vào năm 1885, nhưng sống giữa thành phố lớn
Moskva với cảnh nhà phố tráng lệ ấm áp, lấp lánh ánh đèn điện ngày đêm, Levitan
vẫn là người cô đơn bữa no bữa đói trong bộ quần áo cũ bạc màu không lành lặn.
Nhưng mỗi lần đứng trước chiếc giá vẽ như người bạn đường thân thiết, khi nhận
ra mùi thơm ngây ngây quen thuộc tỏa ra từ những tuýp màu xinh xắn, Levitan lại
cảm thấy yêu đời, không ngừng say mê sáng tác, và khám phá thêm. những sắc màu
sáng tạo, đường nét mới lạ cho từng phiến mây mắt lá, đến trảng cỏ triền sông
trong những bức tranh phong cảnh sở trường của mình. Trong thời gian cón theo học
ở trường hội họa, Levitan kết bạn với nhiều nghệ sĩ tạo hình, kiến trúc sư… và
họa sĩ N.P. Chekhov, bào huynh của nhà văn nổi tiếng A. P. Chekhov - nhà văn
sau này đã trở thành người bạn thân thiết, an ủi, sẻ chia với Levitan trong thời
gian anh bị khủng hoảng tinh thần.
3/ Cuối năm 1885, đang ở tại gia đình nhà văn Chekhov, không khí bạn bè làm vơi đi bớt phần nào nỗi buồn về người chị ruột kém may có người chồng nghiện ngập và những đứa con khổ sở của họ. Nhưng căn bệnh trầm cảm mắc phải từ ngày mẹ mất có lúc làm Levitan cảm thấy lạc lõng bơ vơ trong cuộc đời. Khi tinh thần hồi phục, thường ngày Levitan hay cùng Chekhov vào rừng hái nấm. Maria, em gái nhà văn Chekhov đôi khi cũng xin tham dự vào những buổi đi này. Điều làm cô gái Maria nhí nhảnh rất thích thú là được đi vẽ cùng với Levitan. Cô có năng khiếu hội họa, có dịp được ngồi hàng giờ bên Levitan để xem anh xây dựng bố cục, phối màu, xem cách anh cầm bút và hoa tay ký họa bằng mực như phượng múa rồng bay. Xem ra, chàng họa sĩ có cảm tình với người em gái yêu nghệ thuật của bạn mình. Sau một lần vẽ chân dung cho Chekhov, Levitan đánh bạo, sôi nổi tỏ tình với Maria. Nhưng Levitan thất vọng, lòng thêm nặng mối u hoài vì mối tình chân của anh không được Maria đáp lại. Bởi lẽ một lẽ không ngờ, từ trước tới nay, cô gái xinh đẹp hồn nhiên chỉ coi Levitan như một người anh. Thêm nữa Chekhov cũng nhận thấy cô em gái bé bỏng ngây thơ của mình không hợp với tính cách phức tạp của một người như Levitan. Dù rất thương mến bạn, trân trọng tài năng của bạn, Chekhov vẫn muốn tránh cho em gái mình những đau khổ có thể gặp phải sau này trong cuộc sống lứa đôi với Levitan. Thật mỉa mai và đau buồn cho nhà nghệ sĩ tài hoa vì đây là lần tỏ tình đầu tiên mà cũng là lần sau cùng với Levitan. Từ làng quê trở lại Moskva để nguôi ngoai chuyện tình buồn nhưng Levitan lại bị sốt viêm niêm mạc, phải nằm liệt giường, mặt mày hốc hác, cũng không còn sức để đọc thư và viết thư cho bạn bè.
3/ Cuối năm 1885, đang ở tại gia đình nhà văn Chekhov, không khí bạn bè làm vơi đi bớt phần nào nỗi buồn về người chị ruột kém may có người chồng nghiện ngập và những đứa con khổ sở của họ. Nhưng căn bệnh trầm cảm mắc phải từ ngày mẹ mất có lúc làm Levitan cảm thấy lạc lõng bơ vơ trong cuộc đời. Khi tinh thần hồi phục, thường ngày Levitan hay cùng Chekhov vào rừng hái nấm. Maria, em gái nhà văn Chekhov đôi khi cũng xin tham dự vào những buổi đi này. Điều làm cô gái Maria nhí nhảnh rất thích thú là được đi vẽ cùng với Levitan. Cô có năng khiếu hội họa, có dịp được ngồi hàng giờ bên Levitan để xem anh xây dựng bố cục, phối màu, xem cách anh cầm bút và hoa tay ký họa bằng mực như phượng múa rồng bay. Xem ra, chàng họa sĩ có cảm tình với người em gái yêu nghệ thuật của bạn mình. Sau một lần vẽ chân dung cho Chekhov, Levitan đánh bạo, sôi nổi tỏ tình với Maria. Nhưng Levitan thất vọng, lòng thêm nặng mối u hoài vì mối tình chân của anh không được Maria đáp lại. Bởi lẽ một lẽ không ngờ, từ trước tới nay, cô gái xinh đẹp hồn nhiên chỉ coi Levitan như một người anh. Thêm nữa Chekhov cũng nhận thấy cô em gái bé bỏng ngây thơ của mình không hợp với tính cách phức tạp của một người như Levitan. Dù rất thương mến bạn, trân trọng tài năng của bạn, Chekhov vẫn muốn tránh cho em gái mình những đau khổ có thể gặp phải sau này trong cuộc sống lứa đôi với Levitan. Thật mỉa mai và đau buồn cho nhà nghệ sĩ tài hoa vì đây là lần tỏ tình đầu tiên mà cũng là lần sau cùng với Levitan. Từ làng quê trở lại Moskva để nguôi ngoai chuyện tình buồn nhưng Levitan lại bị sốt viêm niêm mạc, phải nằm liệt giường, mặt mày hốc hác, cũng không còn sức để đọc thư và viết thư cho bạn bè.
Cuối năm 1885, quên đi tấm thân bệnh hoạn yêu ớt và cái giá lạnh ghê người của
mùa đông Moskva, ánh nắng long lanh và màu xanh cây cỏ trở nên quyến rũ, thôi
thúc anh cầm cọ. Biển Crưm viền quanh những vách đá chông chênh, trên đó những
chiếc thuyền đang lướt sóng, không xa lắm là lớp lớp mái ngói đỏ au tươi thắm nằm
dọc theo bờ biển, dưới bầu trời xanh thẳm… Tất cả cảnh trí hữu tình thi vị đã
được Levitan thể hiện trong 50 bức phác thảo của mình. Chekhov vội vã báo tin
vui cho một người bạn: tài năng của anh ấy phát triển không phải qua từng
ngày mà là từng giờ!. Thực không họa sĩ nào có thể tạo ra hình ảnh Crưm chân thực
và ấn tượng như Levitan. Tại viện bảo tàng Tretyakov, bên cạnh bức tranh “Một
ngày thu” được treo từ bảy năm trước của Levitan, bây giờ lại xuất hiện
thêm những bức tranh được vẽ ở Crưm vào năm 1886.
Người ta còn nhớ lại, khi vừa ra trường một
năm, Levitan được chọn vào làm việc ngay tại xưởng vẽ của họa sĩ Savrasop - một
giáo sư họa sĩ giàu kinh nghiệm và óc sáng tạo, luôn yêu thương học trò, đặc biệt
có lòng yêu thiên nhiên mãnh liệt. Nhờ cơ hội thuận lợi, Levitan cảm thấy
vơi bớt đi mặc cảm phiền muộn cho thân phận và ngày càng nỗ lực phát huy năng
khiếu theo hơi nóng ngọn lửa đam mê nghệ thuật đang cháy bỏng trong lòng. Ta
cũng nên nhớ lại, đây là thời kỳ sáng tạo phong phú nhất của các họa sĩ lưu động
mà Levitan là một thành viên. Anh tham gia vào các hoạt động sôi nổi nhóm họa
sĩ mà những bức tranh của họ đã thể hiện một sự táo bạo của tư duy và sự sáng tạo
khôn ngoan trong bút pháp, nghệ thuật phối màu hết sức táo bạo, mới lạ. Ngần ấy
điều đã khiến Levitan hăng say sáng tác vì trong thâm tâm anh đã tán thành các
quan điểm ấy từ khi mới gia nhập. Những bức tranh của Levitan trong giai đoạn
này, anh đã vẽ bằng những nhát cọ, màu sắc trí tuệ và tất cả năng lượng của một
trái tim thông cảm với một đất nước Nga thống khổ lúc bấy giờ. Trong
cuộc triển lãm tranh lưu động lần thứ 12, Levitan đã hăng hái góp mặt 4 họa phẩm,
nổi trội nhất là bức tranh “Buổi chiều trên cánh đồng đã cày”. Với hình ảnh
của người nông dân dáng dấp bé nhỏ, đang cúi gập người một cách khốn khổ để điều
khiển chiếc lưỡi cày nặng nề vô tri giác trước một không gian rộng lớn là trời
và đất.
4/ Người xem tranh không khó nhận ra ý nghĩa tố cáo sự ngược đãi toát lên từ họa phẩm qua sự cảm thông của tác giả dù vẫn giữ được sự dè dặt trong bút pháp. Với bức “Chiếc cầu nhỏ”, tác giả, với lòng nhân ái bao la, cho thấy sau chiếc cầu nhỏ bé kia là những căn nhà gỗ không mấy khang trang vốn là nơi trú ngụ của những cuộc đời lầm than đói khổ, bế tắc đáng thương hại vô cùng. Bức tranh “Hồ đầy cỏ - 1887” vẽ ra trước mắt ta cảnh trên mặt hồ phẳng lặng, yên ả là một lớp bèo dày đặc. Levitan mô tả ánh nắng mặt trời màu xanh trong, vàng ối, vạch lên lớp bèo hoang dại khiến hồ như sâu hơn, trên mặt hồ nước lung linh nổi bật bóng những cây tùng, cây bách. “Ngày nắng - 1884” là bức tranh mà họa sĩ đã khéo cho ta cái ấn tượng về một khu rừng như hun hút sâu thẳm hơn và cũng mênh mông hùng vĩ hơn.
4/ Người xem tranh không khó nhận ra ý nghĩa tố cáo sự ngược đãi toát lên từ họa phẩm qua sự cảm thông của tác giả dù vẫn giữ được sự dè dặt trong bút pháp. Với bức “Chiếc cầu nhỏ”, tác giả, với lòng nhân ái bao la, cho thấy sau chiếc cầu nhỏ bé kia là những căn nhà gỗ không mấy khang trang vốn là nơi trú ngụ của những cuộc đời lầm than đói khổ, bế tắc đáng thương hại vô cùng. Bức tranh “Hồ đầy cỏ - 1887” vẽ ra trước mắt ta cảnh trên mặt hồ phẳng lặng, yên ả là một lớp bèo dày đặc. Levitan mô tả ánh nắng mặt trời màu xanh trong, vàng ối, vạch lên lớp bèo hoang dại khiến hồ như sâu hơn, trên mặt hồ nước lung linh nổi bật bóng những cây tùng, cây bách. “Ngày nắng - 1884” là bức tranh mà họa sĩ đã khéo cho ta cái ấn tượng về một khu rừng như hun hút sâu thẳm hơn và cũng mênh mông hùng vĩ hơn.
Mùa xuân năm 1887, dòng sông Volga vốn đã in đậm trong tâm trí Levitan
trong những năm tháng tuổi thơ cùng với những bức tranh của các thầy Savrasov
và Repin đã giục giã Levitan đến với sông Volga. Anh trở lại đây vào mùa nước
lũ chưa rút. Nước mênh mông trán ngập các cánh rừng ven sông. Một mùa xuân ảm đạm
đã hòa với tâm trạng cô đơn, nặng nề của họa sĩ. Nhưng ngày ngày, Levitan lại
mang bản phác thảo ra bờ sông ngồi vẽ, vẽ miệt mài, đến khi sắp mưa hoặc chiều
muộn mới về nhà. Anh nỗ lực chọn từng đường nét, gam màu để đưa hình ảnh của
sông Volga vào mùa xuân hiện ra trên bản vẽ của mình. Nhưng “người buồn
cảnh có vui đâu bao giờ’. Người ta thấy, sau những sắc màu rực rỡ
trong tranh vẽ tại Crưm là màu tro xám xịt tràn ngập lên các phác thảo vẽ vào
mùa xuân đầu tiên ở Volga. Họa sĩ đã xây dựng bức tranh “Hoàng hôn trên
sông Volga - 1888”. Một hoàng hôn đầy suy ngẫm và chan chứa u hoài với những
tia nắng yếu ớt cuối cùng của một ngày đang chìm dần vào những đám mây đen dầy
đặc. Rồi ta lại bắt gặp một “ Sông Volga” 1887-1888” với gam màu sáng
hơn nhưng hình ảnh trong bố cục vẫn gợi lên một tâm trạng buồn man mác. Bên cảnh
những con thuyền chờ đợi trên dòng nước in rõ cảnh vật bên kia bờ, là một con
thuyền nhỏ đơn độc giữa dòng : một sông Volga trầm tư sau những giờ phút sôi động.
Gần gũi với sông Volga, Levitan có dịp khám phá ra hết vẻ đẹp của con sông đã
chinh phục anh và họa sĩ khác. Bức tranh “Sau cơn mưa - 1889” minh họa
phong cảnh một thị trấn bên bờ sông Volga có thuyền và xà lan đậu bên cạnh những
ngôi nhà, xa xa cắt nét lên không gian xanh thẳm là những gác chuông nhà thờ. Cảnh
vật chủ đạo bằng sự kết hợp giữa nước sông trong vắt với bầu trời quang đãng
biêng biếc không khí mát rượi trong lành sau một cơn mưa nặng hạt.
Đến những tuyệt tác được coi là những họa phẩm để đời của Levitan làm cho tên
tuối họa sĩ càng thêm rạng rỡ, ta phải kể đến: “Rừng bạch dương - 1885-1889”. Ở bức tranh nổi tiếng này, qua sự mô tả cảnh rừng bạch dương
mênh mông chan hòa ánh nắng thủy tinh, Levitan đã thể hiện một kiến thức vững
vàng về hình khối và bản lĩnh chủ động đường nét rất trí tuệ. Kèm theo nữa là
nghệ thuật sử dụng màu sắc tinh tế trong sự diễn tả ánh sáng rất nên thơ và biểu
cảm không khác gì những danh họa trong nhóm ấn tượng: Claude Monet
(1840-1926), Auguste Renoir (1841-1919), Édouard Manet (1832-1883)
Camille Pissaro (1830-1903)… Các nhà phê bình mỹ thuật tại Moskva đặc biệt chú
ý đến những bức tranh vẽ sông Volga của Levitan. Chính màu sắc đặc thù, cảm xúc
tinh tế như tiềm ẩn nỗi trắc trở, đắng cay thể hiện trong tranh đã mang lại
vinh quang cho Levitan. Thực ra ngoài Levitan, những người đi đầu trong việc vẽ phong
cảnh Nga không phải là các họa sĩ mà lại là những thi sĩ, nhà văn như Puskin
(1799-1837), Gogol (1809-1852), Tourguenief (1818-1883)… Nghe lời thầy Savrasov
chú tâm nghiên cứu và sao chép lại để học hỏi các bức tranh của họa sĩ Pháp
Coro Camin (1796-1875), Levitan đã nắm bắt được tuyệt chiêu trong nghệ thuật vẽ
phong cảnh của Camin: đó là sự biểu đạt tính hiện thực và chiều sâu của tâm trạng
con người.
5/ Giới nghệ thuật Khen: trong tranh, Levitan vẽ trời thật đẹp, chẳng khác nào họa sĩ Pháp Claude Monet vẽ nước.
5/ Giới nghệ thuật Khen: trong tranh, Levitan vẽ trời thật đẹp, chẳng khác nào họa sĩ Pháp Claude Monet vẽ nước.
Năm 1897, Levitan được bầu vào Viện Hàn lâm Nghệ thuật Nga và ngay năm sau, họa
sĩ trở thành người phụ trách xưởng tranh phong cảnh tại trường học cũ của mình.
Từ ngày sức khỏe trở nên bệ rạc và tinh thần suy sụp, Levitan thường dưỡng bệnh
tại nhà Chekhov và có lần không tự chủ được đã dùng súng tự tử nhưng không chết.
Từ cuối năm 1889, Levitan có cơ hội đi Pháp và Italia. Sau khi đi tham quan một
vài địa điểm văn hóa nổi tiếng ở Paris - kinh đô nghệ thuật thế giới, anh quay
sang nghỉ ngơi tại Italia vào mùa xuân. Tại đây, sự hấp dẫn của những ngôi nhà
cổ kính đầy dấu ấn văn itan cảm hứng khai sinh ra nhiều phác thảo “Mùa
xuân ở Italia”, thể hiện một sự thanh bình tĩnh tại vô ưu. Khoảnh khắc dừng
chân tại đây làm chàng họa sĩ quên đi sự buồn chán bệnh tật, nỗi bất hạnh và
bao sự đố kỵ, phỉ báng vô căn cứ của những kẻ tiểu nhân bất tài vô tướng. Khi
trở về nước với những phác thảo công phu đầy hứa hẹn cũng là lúc Levitan cảm thấy
dao động trước những lời mai mỉa, xì xào đầy vẻ ganh tỵ sau lưng mình: Tài
năng của Levitan đang tàn lụn, ông ấy đã hết thời rồi…! Nhưng với lòng đam
mê hội họa và niềm tin bất biến, Levitan vẫn bỏ ngoài tai mọi lời ong tiếng nhặng
để tiếp tục sáng tác. Bức tranh “Tu viện yên tĩnh” được tán thưởng trong
một cuộc triển lãm lớn. Tiếp đến, họa phẩm “Phong cảnh mùa thu với nhà thờ - 1890”, rồi “Tiếng chuông chiều - 1892”... Bức tranh phong cảnh nào cũng điêu luyện
nghệ thuật và bút pháp, đã chuyển tải đến người thưởng ngoạn cảm giác thư thái
trong lòng từ một cảnh trí tĩnh mịch yên bình từ xa văng vẳng tiếng chuông
ngân. Riêng họa phẩm “Tiếng chuông chiều”được trưng bày ở phòng tranh Nga
trong cuộc triển lãm quốc tế ở Chicago (Mỹ). Bức “Đường Vladimir” có
nội dung hiện thực, tố cáo chế độc chuyên quyền; Bức “Mặt nước phẳng lặng
-1892” thể hiện một sự nhẫn nhục, chịu đựng gần như là thái độ phản kháng
bị tắc nghẹn.
Nhưng chính họa phẩm “Mùa thu vàng -1895” trưng bày trong cuộc triển
lãm tranh lưu động năm 1896 đã làm cho tên tuổi Levitan trở nên bất tử trong
danh sách họa sĩ vẽ phong cảnh lỗi lạc trên thế giới. Ở bức tranh mô tả một mùa
thu buồn rất Nga độc đáo này, họa sĩ sử dụng sắc vàng chủ đạo, vẽ ra trước mắt
ta hình ảnh cành lá những cây bạch dương, cây phong, cây hoàng diệp liễu rực rỡ
tươi sáng chan hòa màu sắc buổi hoàng hôn. Màu lam dìu dịu của dòng sông uốn
khúc dường như muốn xoa bớt đi nỗi buồn của mùa thu mà vẫn như đọng mãi một nỗi
lưu luyến nơi lòng người trước cảnh rực rỡ cuối cùng trong năm của thiên nhiên,
để sau đó nhường lại cho mùa đông lạnh giá, tối tăm và ảm đạm. Phải chăng ở đây
‘phong cảnh cũng chỉ là một trạng thái của tâm hồn’ (le paysage n’est qu’un
état d’âme). Còn phải nói đến nữa những bức tranh phong cảnh khác của Levitan: “Những người bị lãng quên”, Buổi chiều trên hồ”, “Nơi an nghỉ vĩnh hằng
- 1894”, “Gió lành” ”Sau cơn mưa”, “Tháng ba” “Mùa xuân con nước - 1896”
(mà nhiều bức được trưng bày trong các viện bảo tàng)… những họa phẩm tâm đắc mà
anh đã say mê sáng tác khi còn học ở trường hay sau khi đã tốt nghiệp. Tác phẩm
nào của Levitan cũng có thể đem đến cho sinh viên, học sinh mỹ thuật những điều
hay đáng được khám phá và học hỏi về nghệ thuật vẽ tranh phong cảnh.
Dù sức lực ngày một kiệt dần, Levitan hằng ngày vẫn tận tụy với học trò ở trường dạy vẽ và không ngừng sáng tác. Những bức tranh phong cảnh vẽ lúc gần cuối cuộc đời ngắn ngủi của họa sĩ: “Làng quê trăng sáng - 1897”, “Đồng cỏ ở bìa rừng - 1898”, “Đồng cỏ khô”, “Giông tố và mưa”, “Hồ - 1890” (còn gọi là “Nước Nga hay “Tổ quốc”), “Tia nắng cuối cùng”, … Đặc biệt trong bức tranh “Tia nắng cuối cùng”, vẫn với phong cách trữ tình trong bút pháp, Levitan đã như muốn mượn cảnh làng quê nhập nhoạng trong ánh chiều tà đang chìm dần vào bóng đêm, để gợi lên một sự lắng đọng tâm tư và lòng bồi hồi xao xuyến ở con người trước cảnh hoàng hôn của thiên nhiên.
Dù sức lực ngày một kiệt dần, Levitan hằng ngày vẫn tận tụy với học trò ở trường dạy vẽ và không ngừng sáng tác. Những bức tranh phong cảnh vẽ lúc gần cuối cuộc đời ngắn ngủi của họa sĩ: “Làng quê trăng sáng - 1897”, “Đồng cỏ ở bìa rừng - 1898”, “Đồng cỏ khô”, “Giông tố và mưa”, “Hồ - 1890” (còn gọi là “Nước Nga hay “Tổ quốc”), “Tia nắng cuối cùng”, … Đặc biệt trong bức tranh “Tia nắng cuối cùng”, vẫn với phong cách trữ tình trong bút pháp, Levitan đã như muốn mượn cảnh làng quê nhập nhoạng trong ánh chiều tà đang chìm dần vào bóng đêm, để gợi lên một sự lắng đọng tâm tư và lòng bồi hồi xao xuyến ở con người trước cảnh hoàng hôn của thiên nhiên.
6/ Phải chăng là ‘Tài mệnh ghét nhau’ như lời một thi hào đã
nói. Ở nước ta cũng không hiếm những minh chứng định đề này trong lịch
sử văn học nghê thuật: Bích Khê (1916-1946), Hàn Mặc Tử (1912-1940), Thạch Lam
(1910-1942), Vũ Trọng Phụng (1912-1939)… Trong khi tài năng nghệ thuật của
Levitan đang tiếp nối bay cao thì căn bệnh tim trong người anh lặng lẽ tàn phá
đến mức nguy kịch: họa sĩ bị giãn động mạch chủ và có băng trên ngực. Có những
cơn đau tim đột ngột làm vật ngã Levitan trước cầu thang của viện Bảo tàng, người
ta phải vội đỡ họa sĩ dậy để đưa về nhà. Ngày 26 tháng 09 năm 1897, giáo sư hội
họa Savrasov, người thầy tận tụy đáng kính của Levitan qua đời, khi nghe tin,
anh vẫn cố gượng dậy viết một bức thư thăm hỏi bạn bè và cho đăng bức thư ấy
trên báo như một vòng hoa dâng lên mộ người thầy học đáng kính trong đời mình.
Dù sớm được biết tới về tài vẽ tranh phong cảnh, họa sĩ Levitan đã phải sống
nghiệt ngã suốt cuộc đời ngắn ngủi trong cảnh đói nghèo, bệnh tật cũng như nỗi
đau buồn về chuyện tình ái lứa đôi nên anh mất khi mới 40 tuổi. Mộ phần Levitan
đặt tại Dorogomilovo, sau được cải táng về nghĩa trang Novodevichy (Moskva), nằm
cạnh bên mộ người bạn thân là nhà văn Chekhov. Levitan đã để lại một sự nghiệp
phong phú và giá trị đặc biệt về tranh phong cảnh trữ tình bậc thầy trong di sản
nghệ thuật thế giới, đáng được trân trọng và ngưỡng mộ.
Tham khảo tư liệu:
Bùi Thị Hoài Ân: Levitan và những bức
tranh phong cảnh - NXB
Văn hóa Thông tin - 2004.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét