Bài thơ NGỒI LẠI KHÓI HƯƠNG của nhà thơ TẦN HOÀI DẠ VŨ là một bài thơ hay, nói lên lòng trân trọng hiếu kính mẹ, đã lay động tâm tư người đọc. Tác giả đã hỏi tại sao tôi không viết gì? Xin thưa! Đọc xong bài thơ này tôi cũng lặng người vì xúc động, nên sau khi tác giả nhắc, tôi mới lắng lòng lại để có thể trình bày những cảm nhận của mình.
Mùa Vu Lan lại về. Báo đáp thâm ân của các bậc sinh thành, đã có không ít bài thơ nói lên lòng hiếu thảo của con đối với cha mẹ hiện tiền, hay đã quá vãng . “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình”; hay một điệu dân ca vời vợi “ Gió mùa thu...”; hoặc một đoạn “Gia Huấn ca” của Nguyễn Trãi ..Mỗi nỗi niềm xúc cảm có cách giải bày khác nhau. Đã khơi gợi trong ta bao bồi hồi thương quý.
Bài thơ ngắn, viết theo thể thơ tự do, chỉ vỏn vẹn bảy dòng với bốn mươi sáu chữ thôi, nhưng đủ để con tim người đọc bồi hồi với nhiều phức cảm. Tựa đề bài thơ và ý thơ không có gì mới, chỉ là những hình ảnh rất đỗi thân quen đối với tất cả chúng ta. Nhưng bài thơ chứa những đường nét nghệ thuật điêu luyện giàu sức gợi cảm.
Bài thơ ngắn, viết theo thể thơ tự do, chỉ vỏn vẹn bảy dòng với bốn mươi sáu chữ thôi, nhưng đủ để con tim người đọc bồi hồi với nhiều phức cảm. Tựa đề bài thơ và ý thơ không có gì mới, chỉ là những hình ảnh rất đỗi thân quen đối với tất cả chúng ta. Nhưng bài thơ chứa những đường nét nghệ thuật điêu luyện giàu sức gợi cảm.
NGỒI LẠI KHÓI HƯƠNG. Tác giả trở lại ngôi nhà đầy kỷ niệm với những người thân trong gia đình để thắp nén hương tưởng nhớ mẹ hiền và để lại nén hương lòng trong câu chữ của bài thơ. Ai trong chũng ta cũng từng có mẹ. Có thể ai đó hôm nay diễm phúc còn có mẹ hay đã phải vĩnh viễn xa mẹ rồi thì câu mở đầu bài thơ cũng đưa ta đến những ngậm ngùi thương cảm :
“Mẹ chúng ta trở về nằm bên cạnh bà ngoại lâu rồi”
Đây là cách nói tế nhị, giảm nhẹ, xoa dịu nỗi mất mát không gì bù đắp nổi. Mẹ đã đi xa, về nơi có bà ngoại đã lâu rồi . Biết là mẹ không còn nữa bên ta, nỗi đau xót không sao bù đắp được, nhưng ta sẽ được an lòng khi mẹ trở về nằm bên bà ngoại, mẹ đã được đoàn viên với người thân của mẹ, được ngoại ôm ấp như thuở mẹ còn thơ bé. Mẹ là mẹ của các con, nhưng khi mẹ trở về trong vòng tay của ngoại thì mẹ lại có được sự âu yếm, chở che của ngoại. Câu thơ gợi cho ta sự bình an khi có mẹ, dù ở dương gian hay âm thế, cũng đều được vỗ về, bảo bọc. Mẹ xa chúng con trong chuyến đi đơn độc này, nhưng mẹ được về bên cạnh ngoại. Các con sẽ được an ủi, được yên lòng khi nghĩ về nơi mẹ đến với thế giới vĩnh hằng trong chuyến đi cuối cùng của của cuộc đời. Mẹ trở về với ngoại để ta cảm thấy thuận chiều và có vẻ “hợp lý” như thế, cho nên nỗi mất mát, đau thương sẽ có phần nhẹ nhàng hơn (!).
Quy luật sinh tử của người đời là vậy. Cuộc đời vốn vô thường mà! Dù không muốn cũng phải chấp nhận thực tế phũ phàng như thế! Câu thơ khiến ta bình tâm hơn, thấu hiểu hơn, và giúp ta học cách thuận theo những được mất của cuộc đời, chấp nhận sinh diệt là quy luật khắt nghiệt của tạo hóa. Mẹ trở về nằm bên cạnh bà ngoại là hình ảnh mang tính biểu tượng, giàu sức gợi cảm, chứa đựng nhiều hàm nghĩa nhân văn. Bây giờ chỉ còn lại nỗi nhớ và ta sống trong nỗi nhớ “vườn hoa cải vàng" gắn liền với hình bóng của mẹ thì vĩnh viễn khắc sâu trong tâm khảm :
“Nhưng trong nỗi nhớ
vườn cải hoa vàng cuối năm nào cũng nở”
“Vườn hoa cải vàng” là một hình ảnh thân thuộc của làng quê việt Nam, hình ảnh này đã hơn một lần có mặt trong thi ca. Nay vườn hoa cải không còn được mẹ chăm chút như xưa? Bây giờ vườn hoa cải vàng có còn không? Điều quan trọng là "Vườn cải hoa vàng" đó mùa nào, vào dịp cuối năm, cũng nở trong lòng tác giả và những người con của mẹ.
Nhìn vườn hoa cải vàng trong hiện thực hay những hình ảnh hoa cải vàng trong tâm tưởng, thì vẫn: “như được chạm vào đôi bàn tay thương khó”.
“Bàn tay thương khó“ chỉ 4 chữ thôi mà nói lên bao điều. Đã có sức lay động mãnh liệt nhiều không kể hết ở câu thơ này! Qua hình ảnh “ bàn tay thương khó”, gợi lên chân dung của người mẹ có đầy đủ những phẩm chất quý báu của người phụ nữ Việt hiền lành, chịu thương, chịu khó, một đời tần tảo đảm đang, yêu chồng thương con, chăm chút gia đình. Nói về mẹ, có lẽ không bút mực nào kể hết những công lao trời biển, tất cả những vất vả, truân chuyên mà mẹ đã từng trải qua, cho các con khôn lớn ăn học nên người... Mẹ là cả một bầu trời thương nhớ ! Chỉ gói gọn bốn chữ đó - "bàn tay thương khó" - đã hết sức cô động mà sâu sắc, đa nghĩa. Câu thơ “Như được chạm vào đôi bàn tay thương khó” tạc nên hình ảnh người mẹ truyền thống từ bao đời nay, dịu dàng nhân hậu, bảo bọc, hy sinh...
Mọi cảm xúc tình cảm trong bài thơ dồn nén và lan tỏa làm chúng ta sững sờ xúc động như chính chúng ta đang chạm và đang nắm lấy bàn tay chai sần đầy mưa nắng của mẹ mình, bây giờ hay trong những tháng ngày qua, đã đi vào ký ức .
Bài thơ ngắn mà chứa đựng cả một chân trời nghệ thuật, nhưng ta lại cảm thấy nhẹ nhàng, vừa hiện thực vừa kỳ ảo. Câu chữ giản dị nhưng mang giá trị biểu đạt cao, khiến đường nét nghệ thuật của bài thơ ẩn khuất, tan biến đi chỉ còn lại hình ảnh mẹ hiền trong nỗi nhớ của con và là tình mẫu tử đặc biệt vào mùa Vu lan báo hiếu, thật ý nghĩa biết bao! Tình cảm dành cho mẹ thiêng liêng cao quý được dồn nén, tích tụ rồi bật ra cuối bài thơ bằng một câu cảm thán; “Mẹ hiền ơi!”
Thật xúc động như tiếng gọi mẹ mà ngày xưa ta vẫn thường gọi khi ở bên người. Nay mẹ không còn nữa, tiếng gọi đó vẫn được cất lên với muôn vàn yêu thương dành cho mẹ. Tình cảm sâu nặng của tác giả đối với mẹ đã lan tỏa, chạm đến trái tim người đọc. Từ một tấm lòng của nhà thơ đã nói hộ cho muôn tấm lòng của những người con. Đọc bài thơ, hẳn người đọc ai cũng bồi hồi xúc cảm nhớ về mẹ của mình, và có thể lắm, ai đó diễm phúc còn có mẹ trên đời, thì cũng sẽ dẹp bỏ những bộn bề công việc để được về bên mẹ. “Buổi chúng con về
giọt nước mắt nào rơi...”
Tác giả và những người con của mẹ nhân ngày lễ Vu lan, chúng con trở về đây, trong ngôi nhà ấm cúng, nơi ngày xưa có mẹ, vườn hoa cải vàng vẫn còn đó, nhưng mẹ đâu rồi? Không thể ngăn nổi nước mắt rơi. Khép lại bài thơ là những giọt nước mắt với cảm giác quặn lòng tê tái buồn, thương, nhớ mẹ! Bởi thực tế phũ phàng các con về lại nơi đây nhưng đã không còn bóng dáng mẹ hiền. Gọi, Mẹ ơi! Tiếng gọi mẹ từ trái tim, từ tâm tưởng...
Bài thơ ngắn nhưng đã thể hiện phong cách nghệ thuật của nhà thơ TẦN HOÀI DẠ VŨ trong sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh... và dạt dào về cảm xúc khi anh viết về mẹ. Nghệ thuật so sánh ẩn dụ, cảm thán... đã làm cho ý tưởng, chủ đề được thể hiện sâu sắc, trong xúc cảm cũng có phần triết luận lẽ sinh tử nhẹ nhàng.
Bài thơ là một tấm lòng hiếu kính chan chứa yêu thương của người con đối với mẹ, là giọt nước mắt rơi, là tiếng gọi mẹ hiền như thuở bên người ta vẫn gọi. Nay trong lễ Vu lan, ta gọi mẹ từ trong sâu thẳm tâm hồn mình như một nén hương lòng kính dâng lên người. Hồn cốt của bài thơ là tình mẫu tử thiêng liêng. Thật xúc động! Theo cảm nhận của tôi, "NGỒI LẠI KHÓI HƯƠNG" là bài thơ tuyệt bút.
Đọc bài thơ, ta càng yêu thương, biết ơn người mẹ hiền của chính chúng ta. Giọt nước mắt hiếu thảo của thi nhân TẦN HOÀI DẠ VŨ đã chạm đến trái tim của chúng tôi. Nỗi niềm nhà thơ cũng là nỗi lòng của độc giả, của tất cả chúng ta, những người con đối với mẹ. Xin trân trọng cảm ơn một tiếng thơ nhân ngày lễ Vu lan rất ý nghĩa!
Kính mời bạn đọc thưởng thức đầy đủ bài thơ:
NGỒI LẠI KHÓI HƯƠNG
Mẹ chúng ta trở về nằm bên cạnh bà ngoại lâu rồi
Nhưng trong nỗi nhớ
vườn cải hoa vàng cuối năm nào cũng nở.
Như được chạm vào đôi bàn tay thương khó
Mẹ hiền ơi!
Buổi chúng con về
giọt nước mắt nào rơi...
TẦN HOÀI DẠ VŨ
Trích từ sách "BÌNH LUẬN VĂN HỌC"
của HOÀNG THỊ BÍCH HÀ Nxb Thuận Hóa, 2018, tr. 168.
“Mẹ chúng ta trở về nằm bên cạnh bà ngoại lâu rồi”
Đây là cách nói tế nhị, giảm nhẹ, xoa dịu nỗi mất mát không gì bù đắp nổi. Mẹ đã đi xa, về nơi có bà ngoại đã lâu rồi . Biết là mẹ không còn nữa bên ta, nỗi đau xót không sao bù đắp được, nhưng ta sẽ được an lòng khi mẹ trở về nằm bên bà ngoại, mẹ đã được đoàn viên với người thân của mẹ, được ngoại ôm ấp như thuở mẹ còn thơ bé. Mẹ là mẹ của các con, nhưng khi mẹ trở về trong vòng tay của ngoại thì mẹ lại có được sự âu yếm, chở che của ngoại. Câu thơ gợi cho ta sự bình an khi có mẹ, dù ở dương gian hay âm thế, cũng đều được vỗ về, bảo bọc. Mẹ xa chúng con trong chuyến đi đơn độc này, nhưng mẹ được về bên cạnh ngoại. Các con sẽ được an ủi, được yên lòng khi nghĩ về nơi mẹ đến với thế giới vĩnh hằng trong chuyến đi cuối cùng của của cuộc đời. Mẹ trở về với ngoại để ta cảm thấy thuận chiều và có vẻ “hợp lý” như thế, cho nên nỗi mất mát, đau thương sẽ có phần nhẹ nhàng hơn (!).
Quy luật sinh tử của người đời là vậy. Cuộc đời vốn vô thường mà! Dù không muốn cũng phải chấp nhận thực tế phũ phàng như thế! Câu thơ khiến ta bình tâm hơn, thấu hiểu hơn, và giúp ta học cách thuận theo những được mất của cuộc đời, chấp nhận sinh diệt là quy luật khắt nghiệt của tạo hóa. Mẹ trở về nằm bên cạnh bà ngoại là hình ảnh mang tính biểu tượng, giàu sức gợi cảm, chứa đựng nhiều hàm nghĩa nhân văn. Bây giờ chỉ còn lại nỗi nhớ và ta sống trong nỗi nhớ “vườn hoa cải vàng" gắn liền với hình bóng của mẹ thì vĩnh viễn khắc sâu trong tâm khảm :
“Nhưng trong nỗi nhớ
vườn cải hoa vàng cuối năm nào cũng nở”
“Vườn hoa cải vàng” là một hình ảnh thân thuộc của làng quê việt Nam, hình ảnh này đã hơn một lần có mặt trong thi ca. Nay vườn hoa cải không còn được mẹ chăm chút như xưa? Bây giờ vườn hoa cải vàng có còn không? Điều quan trọng là "Vườn cải hoa vàng" đó mùa nào, vào dịp cuối năm, cũng nở trong lòng tác giả và những người con của mẹ.
Nhìn vườn hoa cải vàng trong hiện thực hay những hình ảnh hoa cải vàng trong tâm tưởng, thì vẫn: “như được chạm vào đôi bàn tay thương khó”.
“Bàn tay thương khó“ chỉ 4 chữ thôi mà nói lên bao điều. Đã có sức lay động mãnh liệt nhiều không kể hết ở câu thơ này! Qua hình ảnh “ bàn tay thương khó”, gợi lên chân dung của người mẹ có đầy đủ những phẩm chất quý báu của người phụ nữ Việt hiền lành, chịu thương, chịu khó, một đời tần tảo đảm đang, yêu chồng thương con, chăm chút gia đình. Nói về mẹ, có lẽ không bút mực nào kể hết những công lao trời biển, tất cả những vất vả, truân chuyên mà mẹ đã từng trải qua, cho các con khôn lớn ăn học nên người... Mẹ là cả một bầu trời thương nhớ ! Chỉ gói gọn bốn chữ đó - "bàn tay thương khó" - đã hết sức cô động mà sâu sắc, đa nghĩa. Câu thơ “Như được chạm vào đôi bàn tay thương khó” tạc nên hình ảnh người mẹ truyền thống từ bao đời nay, dịu dàng nhân hậu, bảo bọc, hy sinh...
Mọi cảm xúc tình cảm trong bài thơ dồn nén và lan tỏa làm chúng ta sững sờ xúc động như chính chúng ta đang chạm và đang nắm lấy bàn tay chai sần đầy mưa nắng của mẹ mình, bây giờ hay trong những tháng ngày qua, đã đi vào ký ức .
Bài thơ ngắn mà chứa đựng cả một chân trời nghệ thuật, nhưng ta lại cảm thấy nhẹ nhàng, vừa hiện thực vừa kỳ ảo. Câu chữ giản dị nhưng mang giá trị biểu đạt cao, khiến đường nét nghệ thuật của bài thơ ẩn khuất, tan biến đi chỉ còn lại hình ảnh mẹ hiền trong nỗi nhớ của con và là tình mẫu tử đặc biệt vào mùa Vu lan báo hiếu, thật ý nghĩa biết bao! Tình cảm dành cho mẹ thiêng liêng cao quý được dồn nén, tích tụ rồi bật ra cuối bài thơ bằng một câu cảm thán; “Mẹ hiền ơi!”
Thật xúc động như tiếng gọi mẹ mà ngày xưa ta vẫn thường gọi khi ở bên người. Nay mẹ không còn nữa, tiếng gọi đó vẫn được cất lên với muôn vàn yêu thương dành cho mẹ. Tình cảm sâu nặng của tác giả đối với mẹ đã lan tỏa, chạm đến trái tim người đọc. Từ một tấm lòng của nhà thơ đã nói hộ cho muôn tấm lòng của những người con. Đọc bài thơ, hẳn người đọc ai cũng bồi hồi xúc cảm nhớ về mẹ của mình, và có thể lắm, ai đó diễm phúc còn có mẹ trên đời, thì cũng sẽ dẹp bỏ những bộn bề công việc để được về bên mẹ. “Buổi chúng con về
giọt nước mắt nào rơi...”
Tác giả và những người con của mẹ nhân ngày lễ Vu lan, chúng con trở về đây, trong ngôi nhà ấm cúng, nơi ngày xưa có mẹ, vườn hoa cải vàng vẫn còn đó, nhưng mẹ đâu rồi? Không thể ngăn nổi nước mắt rơi. Khép lại bài thơ là những giọt nước mắt với cảm giác quặn lòng tê tái buồn, thương, nhớ mẹ! Bởi thực tế phũ phàng các con về lại nơi đây nhưng đã không còn bóng dáng mẹ hiền. Gọi, Mẹ ơi! Tiếng gọi mẹ từ trái tim, từ tâm tưởng...
Bài thơ ngắn nhưng đã thể hiện phong cách nghệ thuật của nhà thơ TẦN HOÀI DẠ VŨ trong sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh... và dạt dào về cảm xúc khi anh viết về mẹ. Nghệ thuật so sánh ẩn dụ, cảm thán... đã làm cho ý tưởng, chủ đề được thể hiện sâu sắc, trong xúc cảm cũng có phần triết luận lẽ sinh tử nhẹ nhàng.
Bài thơ là một tấm lòng hiếu kính chan chứa yêu thương của người con đối với mẹ, là giọt nước mắt rơi, là tiếng gọi mẹ hiền như thuở bên người ta vẫn gọi. Nay trong lễ Vu lan, ta gọi mẹ từ trong sâu thẳm tâm hồn mình như một nén hương lòng kính dâng lên người. Hồn cốt của bài thơ là tình mẫu tử thiêng liêng. Thật xúc động! Theo cảm nhận của tôi, "NGỒI LẠI KHÓI HƯƠNG" là bài thơ tuyệt bút.
Đọc bài thơ, ta càng yêu thương, biết ơn người mẹ hiền của chính chúng ta. Giọt nước mắt hiếu thảo của thi nhân TẦN HOÀI DẠ VŨ đã chạm đến trái tim của chúng tôi. Nỗi niềm nhà thơ cũng là nỗi lòng của độc giả, của tất cả chúng ta, những người con đối với mẹ. Xin trân trọng cảm ơn một tiếng thơ nhân ngày lễ Vu lan rất ý nghĩa!
Kính mời bạn đọc thưởng thức đầy đủ bài thơ:
NGỒI LẠI KHÓI HƯƠNG
Mẹ chúng ta trở về nằm bên cạnh bà ngoại lâu rồi
Nhưng trong nỗi nhớ
vườn cải hoa vàng cuối năm nào cũng nở.
Như được chạm vào đôi bàn tay thương khó
Mẹ hiền ơi!
Buổi chúng con về
giọt nước mắt nào rơi...
TẦN HOÀI DẠ VŨ
Trích từ sách "BÌNH LUẬN VĂN HỌC"
của HOÀNG THỊ BÍCH HÀ Nxb Thuận Hóa, 2018, tr. 168.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét