Đà Lạt, chỉ cần nghe đến thì hầu như ai cũng biết đây là nơi
hoa mọc quanh năm và là nguồn cung cấp hoa cho các tỉnh thành lân cận. Đà Lạt nổi
tiếng về các loài hoa quý. Nhưng ít ai biết bênh cạnh những loài hoa cần phải
được nuôi trồng thì Đà Lạt còn có một loài hoa dại mọc hoang dã giữa cao nguyên
lộng gió. Nó đã vượt lên muôn vạn những sắc màu kiêu sa để trở thành biểu tượng
của cả vùng đất này, biểu tượng của tình yêu và nỗi nhớ, biểu tượng cho nét đẹp
trinh nguyên thuần khiết của người thiếu nữ.
Tìm hiểu về Hoa Mimosa Đà Lạt
Mimosa có tên khoa học là Acacia Podalyriaefolia Cunn
Mimosaceae, nguồn gốc cũng là một loại cây dại có xuất xứ từ Australia, Mimosa
thuộc họ Trinh nữ Mimosoideae, tên dân gian là keo lá tròn. Còn người Đà Lạt
thì thân thương gọi là "Mimosa Đà Lạt" .
Mimosa là một loài cây thân gỗ. Cây Mimosa 10 năm tuổi có thể
tạo nên một tán lá, rộng cả 10 m. Mỗi cành Mimosa đều chi chít những nhánh nhỏ,
lá kép hình ô-van, dài khoảng 2cm, mặt dưới của lá có mầu trắng bạc như
phủ một lớp phấn trắng... Hoa Mimosa màu vàng có hàng trăm cánh nhỏ li ti như sợi
chỉ tròn tựa Bồ Công Anh. Mimosa nở thành chùm nhiều chùm trên một cành. Mimosa
không đẹp rực rỡ như các loài hoa khác nhưng có sắc vàng quyến rũ đến nao lòng.
Mimosa có hương thơm ngát.
Ở Việt Nam chỉ có Đà Lạt là có loài hoa này nên nhiều người
coi “Mimosa” là loài hoa biểu trưng cho thành phố hoa và sương mù. Mimosa Đà Lạt
(Acacia dealbata, keo bạc) có các lá từ màu lục xám tới màu bạc và các hoa màu
vàng sáng.
Mùa hoa Mimosa nở
Vào mùa mưa, những cây Mimosa đến mùa sung mãn, cây nào cũng
cành lá sum xê. Đến tháng 11, khi mùa mưa cao nguyên ngớt dần, hoa đã lấm tấm đầy
cành, Mimosa đã sẵn sàng nở bung khắp các nẻo đường Đà Lạt mộng mơ. Thời gian nở
của Mimosa khá lâu, thường là hết mùa đông và chỉ tàn khi xuân đến.
Còn khi tiết trời lạnh giá, hoa sẽ tàn phai, lá cũng bạc màu
như phủ một lớp bụi phấn trắng. Mimosa nở không hoang dại như Dã quỳ, cũng
không kiêu sa như hoa cúc. Hương “Trinh nữ” nhẹ nhàng nhưng ngây ngất chứ không
nồng đượm như hương hoa hồng. Và dù ở mùa nào, lá hoa dù bạc hay xanh biếc cũng
sẽ cụp lại, e ấp ngượng ngùng như người con gái mỗi khi có ai đó lỡ tay chạm phải.
Ở Đà Lạt, hoa Mimosa mọc nhiều nhất ở Thung lũng Tình yêu và
đặc biệt nhiều ở đèo Mimosa, con đèo trên đường Quốc lộ 20 cũ dẫn vào thành phố
Mimosa trong thơ nhạc
Rất nhiều du khách đã từng bị mê hoặc vì Mimosa huống chi người
Đà Lạt. Đà Lạt mới có vì Mimosa chỉ chịu "kết duyên" cùng Đà Lạt mà
thôi. Và Mimosa cũng trở thành nhân vật chính trong nhiều bài thơ,
“Đà Lạt vẫn mờ sương chiều ẩm đục
Mimosa vàng cánh gió hây hây
Hoa trinh nữ một thời em cài tóc
Thung lũng tình yêu lờ lững dấu chân mây.”
và những bài ca mà nghệ sĩ đã sáng tác để ca ngợi loài hoa
này.
Ôi Mimosa! Người hoa hỡi bây giờ về nơi đâu?
Mắt ai u sầu, đêm xuân dài,
Đường hoa sao vắng bóng.
Ôi Mimosa! Tình xưa cũ bây giờ còn trong lòng.
Nước trôi không về,
Mối duyên hờ từ đây thêm dở dang.
“Hoa Mimosa” - Nhạc Trường Hải.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét