Thứ Ba, 20 tháng 4, 2021

Thả hồn vi vu cùng điệu hò, câu hát ca Huế trên sông Hương

Thả hồn vi vu cùng điệu hò, 
câu hát ca Huế trên sông Hương

“Dập dềnh sóng vỗ mạn thuyền
Ngồi nghe ca Huế mà lòng bâng khuâng!
Tương tư với nguyệt cùng mây
Hỏi non nước ấy đắm say bao tình?”
Đến với Cố đô mà chưa nghe ca Huế trên sông Hương thì xem như chưa một lần đến với Huế. Còn gì thú vị khi được lênh đênh du thuyền trên dòng sông Hương thơ mộng thả hồn vào những điệu hò, những câu hát nam ai, nam bình sâu lắng… ắt hẳn sẽ làm bạn khó quên trong chuyến du lịch về miền Trung yêu dấu này.
1. Cùng Huế Smile Travel đi tìm giá trị lịch sử ca Huế
Ca Huế trên sông Hương là một loại hình nghệ thuật đặc sắc của vùng đất Cố đô Huế. Bao gồm khoảng trên 80 làn điệu, bài bản của dòng âm nhạc dân gian, âm nhạc thính phòng và một phần Nhã nhạc cung Huế.
Ca Huế mang âm điệu hài hòa hòa giữa con người, âm nhạc với sông nước và cảnh vật của dòng sông Hương thơ mộng.
Khoảng thế kỷ XVII, ca Huế dường như trở thành thú vui tao nhã của tầng lớp hoàng thân quốc thích, gia đình danh gia vọng tộc trong suốt thời gian dài khi Huế là thủ phủ xứ Đàng Trong, sau đó là kinh đô của cả nước dưới triều Nguyễn, đạt đến đỉnh cao từ thời Minh Mạng (1820-1840) đến thời Tự Đức (1848-1883).
Vào thời vua chúa, ca Huế rất thịnh đạt nhưng đến giai đoạn 1885-1945 đã ngưng đọng, mãi cho đến giai đoạn từ 1945-1989 bị suy thoái. Từ lúc tái lập tỉnh Thừa Thiên - Huế đến nay dưới dạng ca Huế như là một sản phẩm du lịch, diễn xuất trên thuyền sông Hương hoặc ở các thính phòng. Vì vậy, chính quyền tỉnh Thừa Thiên cần phải truyền bá ca Huế, nhằm góp phần tôn vinh, phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật độc đáo này.
2. Giữ gìn văn hóa ca Huế ngày nay
Đứng trước ngưỡng cửa có xu thế bị suy thoái trầm trọng, ngày 8/6/2015 vừa qua, ca Huế vừa được Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đồng thời chính quyền tỉnh hiện nay tìm kiếm giải pháp nhằm mục đích bảo tồn và phát huy giá trị di sản nghệ thuật ca Huế.
Bên cạnh đó, hiện các ngành chức năng tỉnh Thừa Thiên - Huế đang tổ chức sưu tầm, tập hợp tài liệu các bài Ca Huế cổ, tổ chức các hội đồng thẩm định để nâng cao chất lượng Ca Huế trên sông Hương. Đồng thời, vinh danh các nghệ sĩ, nghệ nhân cả đời gắn liền với loại hình dân tộc nay, có công gìn giữ, biểu diễn và truyền bá Ca Huế, nhằm góp phần tôn vinh, phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật độc đáo của đất Cố đô.
Theo như Huế Smile Travel được biết ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế, được hình thành từ sự kết hợp dòng ca nhạc dân gian với ca nhạc cung đình. Ca Huế thể hiện theo hai dòng là điệu Bắc và điệu Nam.
Điệu Bắc gồm những bài ca mang âm điệu tươi tắn, trang trọng. Điệu Nam là những bài âm điệu buồn, nỉ non, ai oán.
Ca Huế bao gồm khoảng 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc theo hệ thống bài bản phong phú.
Dàn nhạc để biểu diễn ca Huế gồm có nhạc công với trang phục áo the đầu đội khăn xếp, chơi các nhạc cụ đàn nhị, đàn nguyệt, sáo và đàn bầu. Các ca công là nữ với trang phục áo dài truyền thống và chơi các nhạc cụ sanh loan, sanh tiền.


Những loại dụng cụ truyền thống trong ca Huế
Ca Huế mang đậm sắc thái địa phương, phát sinh từ tiếng nói, giọng nói của người Huế do đó gần gũi với Hò Huế, Lý Huế đồng thời là chiếc cầu nối giữa nhạc cung đình và âm nhạc dân gian.
3. Lênh đênh cùng dòng nước nghe ca Huế trên sông Hương
Khi màn đêm buông xuống, thành phố bắt đầu lên đèn, cầu Trường Tiền bắc ngang sông Hương lại lấp lánh đủ màu sắc tạo nên khung cảnh vô cùng thơ mộng. Những con thuyền rồng màu vàng neo đậu ở bờ lần lượt rủ nhau rời bến, trôi chầm chậm trên dòng sông Hương và đêm ca Huế chính thức bắt đầu.
Thuyền rồng trôi lững lờ, khán giả trên thuyền, kẻ háo hức ngắm thành phố Huế thơ mộng từ sông Hương, người thì chăm chú xem các đàn ca chuẩn bị biểu diễn. Thuyền rồng đưa du khách đi nghe ca Huế. Ban nhạc trên thuyền tuy không đông nhưng phải có đủ bầu, nhị, nguyệt, còn phách thì do chính ca nhi kiêm giữ. Những bản ca Huế đưa người xem quay ngược dòng thời gian về với những cung đình, những nét đẹp của một quá khứ vàng son đã khép lại mà chúng ta thường hay nhìn thấy trên những bộ phim hoàng cung.

 
Ca Huế được biểu diễn trên sông Hương
Du khách chú ý lặng lẽ, chìm đắm thưởng thức và chiêm nghiệm. Hay những màn đối dáp giao duyên của đôi nam nữ vô cùng vui nhộn, những điệu hò lý tươi vui của Mười Thương…  nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau của lời ca, câu thơ được thể hiện qua những giọng hò mượt mà, sâu lắng ấy. Tiếng hò ngân vang kèm theo đó là những âm thanh của tiếng gõ phách, tiếng đàn tranh, đàn nguyệt, đàn nhị đan xen như một làng điệu miên man vang vọng một khung trời xứ Huế.
Trong đêm thanh tịnh, ngồi trên thuyền rồng nghe ca Huế với âm sắc ngọt ngào của giọng nói xứ Huế khiến bất cứ ai đến đây cũng khó quên. Hòa trong không gian tĩnh mịch của đêm tối, ánh đèn lung linh phảng phất dưới nước sẽ làm cho bất cứ ai cũng có được một cảm giác lắng đọng tuyệt vời. Một lần được trải nghiệm là một lần nhớ mãi, là hơn một lần muốn quay trở lại…
Người dân Cố đô luôn trân trọng và gìn giữ nét đẹp ca Huế trên sông Hương như một tài sản văn hóa vô giá của mảnh đất thần kinh này. Dù trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, ca Huế vẫn trường tồn cho đến hôm nay và mai sau. Nghe ca Huế như thú vui tao nhã, món ăn tinh thần mà bất cứ du khách nào đến với Huế cũng được thưởng thức âm vị độc đáo này.
Ca Huế trên sông Hương 
trường tồn mãi cho đến bây giờ
Vào một đêm trăng sáng, được nghe ca Huế trên dòng Hương Giang thơ mộng quả là tuyệt hảo. Chiếc thuyền rồng trôi nổi lơ đểnh giữa dòng sông Hương, gió thổi vi vu nhẹ nhàng man mát làm cho ta luôn cảm nhận cuộc sống lúc nào cũng bình yên và dễ chịu biết bao. Những ưu phiền, sầu khổ sẽ được gửi về với nước và trôi lênh đênh trên dòng sông khi tự tay thả những chiếc hoa đăng mang nhiều ước nguyện, hy vọng.
Thả hoa đăng trên sông Hương 
vào buổi tối mang theo nhiều ước nguyện
Ngắm nhìn vẻ đẹp chiếc cầu Tràng Tiền lung linh sắc đèn bắc ngang qua dòng sông Hương thơ mộng và nghe ca Huế lúc trầm lúc bổng:
“Núi Ngự Bình mơ màng trăng gió
Niềm tâm sự ai thấu rõ cho mình;
Đoái nhìn sông Hương nước chảy thanh thanh,
Sông bao nhiêu nước dạ em si tình bấy nhiêu.
Núi Ngự Bình trước tròn sau méo,
Sông An Cựu nắng đục mưa trong,
Mặc ai một dạ hai lòng,
Em ôm duyên thủ tiết loan phòng đợi anh”
Đến Huế, ngoài việc đến thăm các lăng tẩm của triều Nguyễn, du khách cũng nên tận hưởng loại hình nghệ thuật tao nhã một thời của giới tao nhân mặc khách xứ cố đô. Được nghe những điệu hò làm say lòng người ắt hẳn du khách sẽ muốn quay lại lần nữa miền đất Cố đô này. Còn chần chừ gì nữa mà không đặt vé ngay và đến khám phá trải nghiệm vẻ đẹp văn hóa xứ Huế.
21/4/2019 
Theo https://huesmiletravel.com.vn/


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Bà lão Idecghin 1. Tôi được nghe kể những câu chuyện này ở gần Ackeman, trên bờ biển xứ Betxarabi. Một buổi tối, làm xong công việc ...