Những đàn ông
và những đàn bà 1
Chương 1
KHÚC DẠO ĐẦU
Bây giờ thì ông chỉ còn có một mình. Một mình trong căn nhà
bé như cái hộp diêm quẹt. Bà ấy không đến, và ông cũng không đi tìm bà. Giữa
hai người đã một lần, và chỉ có một lần bừng cuộn lên, nhưng rồi lại lắng xuống
một hòn đá làm cho nó cuộn lên, nhưng khi những vòng tròn xoáy nước khép lại,
thì mặt ao lại phẳng lặng như tờ. Lâu lâu có ngọn gió thổi qua, mặt ao dềnh lên
chút ít nhưng cũng đủ gợn lên những con sóng, nhấp nhô, nhấp nhô.
Ong thắp nhang lên bàn thờ. Mỗi ngày ông thắp một nén, loại
nhang thơm. Không biết có khi nào ông có thể quên thắp nhang không. Nhưng đã
thành quen rồi, đêm khi đi ngủ ông không thể thiếu mùi nhang toả ra từ trên bàn
thờ. Có những lúc ông nghĩ, ông đang thắp nhang cho chính mình. Lại có lúc ông
tưởng như thắp nhang cho một mối tình tưởng còn mà mất, tưởng mất mà còn và tưởng
có mà không. Một đời người chỉ thế thôi ư. Ngày nào còn tươi trẻ là thế, nay đã
nắng quá chiều hôm. Gắt gao đấy nhưng ngày đang tàn dần. Ong nhớ bà, nhưng hình
như cái nhớ nó cũng khác ngày xưa khi còn trẻ. Khi còn trẻ, nhớ ai thì nhớ cồn
cào, da diết và chỉ có nhớ người đó mà thôi. Nay nỗi nhớ cứ bị xen vào bởi những
suy nghĩ khác. Nhớ mà chẳng đắm đuối chút nào. Nó cứ vẩn vẩn, vơ vơ, không như
thời trai trẻ. Thèm gặp đấy nhưng rồi chợt nghĩ đến chuyện khác thế là lại
quyên. Nhớ cũng vô tình mà nhớ, và quên cũng vô tình quên.
Khi không lúc này mà còn gặp nhau. Trời sắp đặt đấy. Chớ cái
tuổi ăn phải cái gì cưng cứng là phải trệu qua, trạo lại, mấy ai còn nghĩ đến
chuyện yêu đương. Vây mà yêu đương mới lạ.
Bữa đó, ông buồn, ông cô đơn. Đâu có phải đến khi đó ông mới
buồn, mới cô đơn. Lần cuối cùng ông có gia đình cách nay đã hơn mười năm. Sau một
cuộc cãi lộn vối người đàn bà mà ông để gần hết một đời người cung phụng, ông đã
ra đi. Cuộc cãi lộn không lớn nhưng ông bị xúc phạm. Người ta biểu rằng ông chỉ
là thứ người vô tích sự. Người ta biểu ông không lo toan được gì cho gia đình,
cả một đời ăn bám. Ong đã ra đi sau một đêm trằn trọc. Và cuối cùng thì người
ta ném vào mặt ông một câu: ông bây giờ thừa ra rồi. thì ông đi, ông tự cắt bỏ
sự thừa thãi là mình, ra khỏi cái nơi một thời ông gắn bó, giống như người ta tự
nguyện lên bàn mổ, cắt đi khúc ruột dư ra khỏi cơ thể mình. Không lẽ ngồi để mà
kể ra với người đàn ông đã làm ra những cái gì cho gia đình tồn tại ngần ấy năm
trời.
Đi với hai bàn tay gần như trống trơn. Bạn bè chỉ cho ông một
căn phòng nhỏ, vốn là nhà tập thể ở một cơ quan nào đó. Ông bỏ những đồng tiền
cuối cùng để mua căn phòng và làm lại từ đầu trong căn phòng chỉ có mười sáu
mét vuông kia. Làm lại từ đầu cho riêng mình thôi, chớ chẳng dại dột gì mà kháp
với người đàn bà khác. Đàn bà họ có thế mạnh của họ. Thường trong những cuộc
tình, lúc ban đầu thì quến rũ là của đàn ông, quyến rũ xong, quyền chủ động bắt
đầu chuyển sang cho đàn bà. Người đàn bà muốn sờ mó đến từng công việc dù là rất
nhỏ củacủa người đàn ông. Họ cho họ cái quyền như vậy. Anh đi đâu? Anh làm gì ở
chỗ nào? Lương anh có bao nhiêu. Anh mang làm gì nhiều tiền trong túi thế? Sao
người ta điện cho anh ngoài cơ quan mà không thấy, giờ đó anh làm gì ở đâu?… Hằng
trăm câu hỏi mỗi ngày. Trả lời kiểu nào cũng không thoả mãn được người hỏi. Khi
im đừng trả lời nữa cũng không được. Người ta sẽ biểu: làm sao tôi có thể sống
được trong căn nhà cứ im lặng như nhà mồ thế này. Có người mong chế ra được một
sợi chỉ vô hình, cột vào chân người đàn ông, để đàn ông đi đâu, đàn bà cũng có
thể tìm thấy được nhờ sợi chỉ đó. Nên ông thề cuối đời ông sẽ ở một mình, nhất
định là một mình, mấy đứa con gả vợ, dựng chồng hết rồi. Một lũ cháu nội ngoại
lúc nào thích thì đến thăm ông, không thích thì thôi. Nhà cửa tài sản ông đã để
lại hết, không đòi cho mình cái gì, từ chối luôn phần thừa kế, khiến ông chẳng
còn nợ ai và cũng chẳng bắt ai phải nợ gì. Có người khuyên ông ly hôn để để tạo
dựng cuộc sống khác, ông cười: ngần này tuổi rồi, đưa nhau rồi ra toà giống con
nít bày đặt chuyện làm nư quá.
Một hôm, đang ngồi uống cà phê thì có một đứa trẻ bán vé số cứ
bám lấy ông. Dai dẳng mời ông mua dùm một tấm. Để thoát khỏi sự mè nheo của thằng
bé, ông mua một tấm và ông trúng. Năm mươi triệu đồng, trừ hết năm mươi triệu đồng
thuế thu nhập, còn lại ông chia làm hai. Một nủa gởi về cho bà vợ vì ông biết,
nếu không gởi về thì người ta cũng cho người, hoặc có khi chính bà ta sẽ đến.
Phiền lắm. Đồng tiền đi trước, là đồng tiền khôn. Giữ bên mình, người ta đến
nói chuyện tình, chuyện nghĩa, rồi nợi không chỉ tính bằng tiền, trả không bao
giờ hết. Có người biểu ông dại dột, ly thân rồi thì thôi đi, mất công gì mà lo
hoài. Ong trả lời: đời người ta nhiều khi bị trói bằng một sợi dây vô hình, khó
cởi lắm.
Ngày xưa vợ chồng ông về sống với nhau không cần đến mảnh giấy
hôn thú, nhưng không phải vì không giấy mà không sinh con, đẻ cái với nhau.
Sinh con và sinh ra của. Sinh xong con,sinh song của bắt đầu sinh đến tội, sinh
nợ. Mà các cụ đã dậy rồi: nhất tội, nhì nợ. Tội và nợ chỉ một trong hai cái
thôi cũng chết rồi. tội thì ông nhiều vô kể. Chỉ cần một lần bà vợ nổi đoá lên
là ông gánh không biết bao nhiêu là tội. Tội đối xử với vợ con không ra gì. Tội
không biết chăm lo gia đình. Tội coi trọng người ngoài không coi trọng người
trong nhà. Tội nặng nhất là lúc nào cũng dấu dấu, diếm diếm tiền bạc cho con đĩ
ngựa nào. Thêm cả tội đi lên giường bất lực nữa. Thì ngày xưa, tức là khi còn
trẻ ấy, ngày nào cũng có, thậm chí có ngày tới hai, ba lần, sao bây giờ – tức
là lúc tóc đã bạc muối tiêu rồi ấy- sao cả tuần, có khi nửa tháng mới có một lần,
đem đổ đi đâu hết rồi. ông mang sách ra giải thích, ông viện dẫn cả đến khoa học
tỉnh dục, xong cũng không có được sự giải đáp thoả đáng. Thế các cụ biểu: càng
già, càng dẻo, càng dai là các cụ điên hả. Đúc kết cả ngàn đời các cụ đấy. Lý sự
như thế mà ông thua rồi còn gì. Trong mọi thứ tội, tội bất lực là nặng nhất. Thứ
đến là nợ. Nợ vô kể. Ngày xưa khi mới yêu ông hứa thế này, sao bây giờ không
có. Cả một đời chung sống với ông chưa bao giờ ông cho tôi một chuyến đi coi một
đại nhạc hội. Hình như ông không muốn đi chung với tôi. Bữa tôi đau bệnh, nhờ
ông đi kêu dùm người về làm móng tay, ông cũng chẳng chịu đi cho. Bữa ông tặng
tôi một cái áo dài, tôi muốn có thêm một sợi dây chuyền nhỏ thôi, đeo cho nó hợp
với cái áo, tôi nói ra miệng thế rồi ông làm lơ không biết… nhưng thế vẫn chưa
hết. Nợ nhiều nhất là nước mắt. Mỗi lần đụng chuyện là có nước mắt, lam như ông
là kẻ đốn mạt gây ra bao nhiêu nỗi oan trái trên đời này cho người ta. Ong sợ cả
tội và ông ngán cả nợ, nên ông mới một mình.
Và ông cứ làm theo ý ông, có nghĩa là chia tiền vé trúng số
làm hai. Một nửa gói lại gởi về cái nhà mà ông đã bỏ ra đi. Nửa kia ông chia
làm ba. Hai phần để mua vài thứ cần thiết cho người độc thân. Lát gạch lại cái
nền nhà chuyện sạch sẽ. Mua một cái nệm nằm cho đỡ đau lựng. Tút lại cái xe chạy
cho êm máy. Phần còn lại ông chuyển vào quỹ tế bần, để chuyển cho những người
cũng cô quả, nhưng nghèo khó hơn ông. Ong cũng không quên dành cho thằng bé bán
vé số một chút, thần tài lúc cuối đời ông mà. Nên ông có căn phòng bây giờ đang
ở, tuy nhỏ như hộp diêm quẹt, nhưng sạch sẽ. Có lúc ông tính biến cái phòng
mình thành cái am, rước tương đức Phật về hằng ngày tụng kinh gõ mõ. Nhưng nghĩ
lại, ông không muốn mình tự ghép minh vào sự khắc khổ, nên thôi. Vả lại, phòng
này liền vách phòng kia, tụng kinh thì phải gõ mõ, gõ chuông, bất tiện lắm. Đẻ
chio mọi người xung quanh sống yên ắng có khi lại là sự ban phước không chừng.
Vậy là ông cô đơn và buồn đã hơn mười năm trời. Thử nghĩ coi,
có một mình. Ra một mình, vô một mình. Làm cái gí cũng một mịnh. Những lúc tủi
thân khóc một mình và có những lúc chợt nghĩ ra chuyện đáng cươi, thế là cười một
mình, giống y như thằng điên vậy. Hồi đầu tiên ra ở một mình ông hoảng lắm.
Không phải hoảng vì lo thiếu ăn, thiếu mặc mà hoảng vì thiếu tất cả những gì vốn
cả những đã mấy chục năm trời trong căn nhà cũ. Thì bà ấy cũng quá đàng thực đấy,
lúc nào cũng muốn nhảy lên đầu ông bà mà dạy bảo. Có lúc nghĩ cũng phì cười.
Đàn bà không lo dạy con mà cứ lo dạy chồng. Con thì bắt chồng dạy bảo. Còn vợ
thì bao giờ cũng cao hơn một bậc, dạy khôn chồng từng nết ăn, nết ở, từng câu
nói, ráng đi. Toàn là chuyện lớn. Khi đụng chuyện ngoài cơ quan: thế sao anh
không nói như thế này, nói như thế kia cho người ta hiểu. Một lù người ngu như
thế mà anh chịu sao. Chuyện nhà phải đi lo cũng: anh nói như thế này, như thế
kia nghe. Phải mở đầu như thế này, rồi kết luận như thế kia. Mà làm đúng như thế
thì cần gì phải ông đi. Hoặc máy móc hơn thì xắm cái máy nghe băng, ghi hết những
lời bà ấy lại, khi gặp người ta chỉ việc mở máy, chớ cần gì đến cái miệng của
ông. Ơ kìa, ông đâu phài là người ngu, có khi có trong tay cả chục người, ông
chỉ ai làm việc gì, người ấy làm tăm tắp, sao cứ bị coi là nghớ ngẩn để vợ dạy
bào từng ly, từng tý một. Khi vợ nạt lên: anh là đồ ngu, thì ông không chịu nổi
nữa. Không lẽ mấy chục năm trời sống với nhau, bà vợ cũng chỉ coi ông là một thứ
ngu xuần thôi sao. Ong đi không tiếc nuối. Nhưng còn lũ con, lũ cháu. Bữa ông
quyết chí ra đi đứa cháu nội gái lăn vào lòng ông mà khóc. Nó đòi nghỉ học theo
ông. Còn thằng cháu nội thì vác cái cây đứng ngáng ngoài cửa. Nó tưởng ông nó
cũng bằng tuổi nó, nên nó tính lấy cây hù ông, không cho ông ra khỏi nhà. Nhưng
ông vẫn phải ra đi và bây giờ ông phải một mình. Những lúc phải nghĩ ngợi nhiều,
ông tự vấn mình: hay mình ngu thực. Làm cho đã rồi để hai tay không? Ay là lúc
ông buồn. Còn những lúc khác thì ông tự cho là mình thông minh. Một mình…
Trở lại bữa ông buồn nhất, và cô đơn nhất. Ong mới bới đống
giấy tờ mốc meo của minh ra sắp xếp lại. Cho có việc, cho đỡ nghĩ ngợi lung
tung thôi. Không dè trong đó rớt ra một mảnh giấy đã vàng úa, bé bằng bàn tay,
trong đó nguệch ngoạc mấy con số của một máy điện thoại nào đó. Ong nâng nó
trên tay. Của ai vậy cà? Của ai mà ông cất giữ kỹ đến như thế. Cất kỹ đến nỗi
quên luôn. Bỗng nhiên ông nảy ra ý nghĩ, thì cứ gọi thử xem. Một người bạn củ
chẳng hạn. Một người có thể chịu ngồi nghe những chuyện tầm phào cho đỡ cô đơn.
- A lô. Xin lỗi ai gọi đó.
Giọng nói của một người đàn bà có lẽ còn trẻ.
- Xin lỗi… Xin lỗi bà. Chuyện là thế
này. Bỗng nhiên tôi có số điện thoại này. Tôi nghĩ mãi mà không biết là điện
thoại của ai. Nên tôi gọi, xin lỗi bà, bà là ai đấy.
- Có tiếng cười khúc khích bên
kia đầu dây:
- Hay quá và lạ nữa. Ong gọi điện thoại
mà không biết gọi cho ai sao.Đầu ông có bị làm sao không đấy?
- Mong bà thông cảm. Tôi đang không có
người để nói chuyện, tôi mong từ số điện thoại này mà tôi kiếm được người quen
chăng? Tôi cảm phiền bà… Xin lỗi bà.
- Khoan, ông đừng gác máy vội. Ong biểu
ông có số điện thoại này trong tay?
- Dạ…
- Và do chính tay ông ghi?
- Dạ…
- Ong có nhớ trong trường hợp nào
không?
- Thưa không?
- Để tôi nhắc thử xem ông có nhớ ra
không nghe?
- Dạ.
- Tôi là…
- … Phải, bà có phải là…
- Đúng rồi… Vậy ông là…
- Một công chức nho nhỏ, một anh chàng
hay đùa cợt, một kẻ mà ai cũng biểu là phách… Bà có nhận ra ai không?
- Rồi… Nhận ra rồi…Ơ ờ
- Phải rồi, tôi biểu tôi sẽ đến thăm
bà. Nhưng chẳng biết bà ở đâu, không biết bà rảnh lúc nào và hình như cả tôi và
bà đều không có nhu cầu thăm nhau. Thế là bà đọc cho tôi ghi lại số điện thoại
này… Phải rồi… Mình còn hen nếu không gặp nhau được thì gọi điện thoại cho
nhau. Bà biểu tôi, có những số liệu của hôm nay nhưng lại rất cần cho việc tìm
về quá khứ?
- Còn ông thì biểu, quá khứ tạo nền
cho tương lai, ông dặn tôi khi nào cần ông sẽ điện thoại nghe tôi kể chuyện về
quá khứ của vùng đất ấy. Vậy mà ông không gọi lần nào. Mấy năm rồi há?
- Hơn chục năm mấy rồi, phải không bà.
Hồi đó hình như hai bng còn trẻ. Ong bất giác đưa tay vuốt
mái tóc mình. Mấy cọng tóc bạc vương trên đầu ngón tay.
Rồi hai người đưa nhau đi uống cà phê. Mỗi người một chiếc xe
và họ lạc lõng giữa một quán cà phê, giữa những cặp tình nhân trẻ trung mặc kệ
xung quanh, hôn nhau quấn quýt và nhạc thì ầm ầm như quát vào tai.
Bà không ở một mình như ông mà có tới mấy đứa con. Một tay bà
nuôi mấy đứa con trong cả chục năm trời. Khi ấy thì ccòn nhỏ, giờ lớn hết cả rồi.
mới chỉ có một đứa đã đi lấy chồng, có cháu gọi là ngoại. Bà nói thực với ông,
bà buồn nhất là vào những đêm gia thừa.đã cả chục năm rồi giao thừa nào bà cũng
có một mình. Buồn thực buồn. Những đứa con ngày nhỏ nó đeo lấy vú mà bú, bú đến
rát ruột. Nhưng khi không cho nó bú nữa thì hễ tay nó đụng đến vú bà, là bà nhột
nhạt cả người, ốc ác nổi lên như gai mít. Mà bây giờ chúng lớn hết rồi, có đứa
nào còn tơ tưởng đến hơi hám người bà nữa đâu. Bà cũng đã nhiều năm, không vòng
tay ôm ấp. Buồn nhất trong đời bà là những đêm giao thừa. Cả chục năm nay rồi.
Khi đốt xong nén nhang lên bàn thờ trongkhi những sợi khói ẻo lả bay lên, khi
mùi nhang toả klhắp vào đêm giao thừa, mời ông bà tổ tiên về ăn tết, bà mong sẽ
có một ai đó, ngồi đối diện với bà trong cái đêm cuối năm. Một ai đó… cả chục
năm nay, cũng không có, cũng không có… Nhiều khi bà tự hỏi không hiểu bà có bất
hạnh lắm không? Lớn lên, vừa thành cô gái thì mọi cái đảo lộn hết. Đã từng lãnh
giải xuất sắc trong kỳ thi văn chương, đã từng tụ lo cho mình cuộc treo tranh,
bỗng nhiên thấy mọi cái chẳng còn ý nghĩa gì đối với xã hội đổi khác này. Thế
thì lấy chồng, làmvợ, làm mẹ cho xong một đời con gái, cho qua một đời người,
ai cũng phải thế thôi. Nhưng đâu có đơn giản vậy.
Bà đi học nhưng không có thời gian làm cô giáo, theo người ta
thì tim bà có vấn đề. Bà cũng thấy hình như tim mình đập nhanh hơn bình thường.
Nhưng rồi khi thiếu người, người ta lại gọi bà lên đứng bụt giảng. Bà liều nhận
lời. Mọi chuyện trôi đi êm ả. Bà xin đi học tiếp vào lúc tuổi đã lớn. Những bạn
học trẻ trung cứ quấn quýt lấy bà, đứa gọi là cô, đứa kêu bằng má. Học xong, được
cái này, mất cái khác.chồng bà trong lúc vắng bà, có người theo đuổi. Ong phụ
bà. Khi ông đòi ly hôn, buồn lắm nhưng bà ký. Thế là ly hôn. Ong chồng ra đi để
lại cho bà nuôi tất cả những đức con. Và bà chật vật, vất vả ngần ấy năm trời…
Bà có những đêm trăng. Những đêm trăng gợi cảm. Mỗi khi có
trăng là bà thấy lòng mình lạnh buốt buồn. Ngày xưa bà đã có một người tình.
Người tình chớ không phải là chồng. Hai người đã có với nhau những đêm trăng.
Tha thẩn đi bên nhau. Muốn cho nhau rất nhiều mà không giám vượt qua những hàng
rào cản cuối cùng để đến với nhau. Anh ta đã có vợ. Có vợ nhưng lại nói lời yêu
với bà, yêu mà để đó không đi đến đâu và cũng chẳng được về đến đâu. Khi bà muốn
dắt người tình vượt khỏi giới hạn thì bỗng chàng hoảng sợ. Thế là bà đành nuôi
trong mình một mối tình vừa khích. Khi vui cũng nhớ và khi buồn có khi nhớ.
Nhưng nếu như không có những đêm trăng như thế, bà đâu còn biết rằng mình là một
người đàn bà còn hấp dẫn. Mà bà cứ ngẫm hoài, mình hấp dẫn bởi cái gì chớ. Bà
giống như một cọng cỏ mảnhmai trên thảo nguyên mênh mông, giống như một cái dây
leo bé xíu trong rừng đại ngàn. Có lúc bà biểu: chắc tại cho đến bây giờ bà vẫn
còn giọng nói giống như trẻ thơ và những gì bà tạo ra trên giấy không có cái gì
u ám, không có cái gì buồn khổ, mà nó cứ sáng trưng những niềm vui, những lạc
quan. Dẫu đó là những trang về những gì của cổ xưa. Bà thích những gì của cổ
xưa. Một cái bình. Một góc đao của mái chùa. Một viên gạch mộc. Một cục đá có
hình vân lá. Bà vẽ chúng lên giấy vì bà không có quyền và cũng không có tiền để
trở thành chủ sở hữu những vật vô giá đó. Bà còn viết lại trên giấy tất cả những
cảm nhận và cảm xúc của bà vào giấy khi gặp chúng bà đam mê những cuộc tìm kiếm,
có lúc bà tưởng mình là người của cõi xưa.
Họ quen nhau từ lâu lắm rồi. Một sự quen bình thường như bao
nhiêu người khác. Đó là một ngày đẹp trời. Bà còn đang óc một gia đình và ông
thì đang sống trong một gia đình không khá giả lắm nhưng cũng được xếp vào loại
bậc trung. Họ gặp nhau trong một chuyến công tác chung về vùng rừng phía bắc.
Ong lên đấy để tính toán cho một đon vị kinh tế làm một dự án cho việc di dân.
Còn bà là chuyến đi thực tập về viết lịch sử ngay trên vùng đất đang
chuẩn bị cho ra đời một nông trại. Trong văn phòng tuềnh toàng hôm ấy họ làm
quen với nhau bằng những lời xả giao. Chẳng hạn như cô bây giờ ở đâu. Anh làm
công việc này có thích thú không? Chồng em làm gì. Bà xã anh công tác hay ở nhà
lo cho anh? … Ngày ấy họ hết lời ca ngợi về tổ ấm của mình. Mặc dù ngay trong
lúc đó trong nhà cả hai đang có những chuyện kể ra chẳng hay ho gì. Mà lúc đó
cách đây hàng chục năm cà hai người đúng là có hai gia đìnhnhìn bề ngoài nhiều
người thèm muốn thực. Hai gia đình công chức, vợ chồng cùng tham gia công tác.
Thì có gặp nhau cũng chuyện xã giao vậy thôi. Sau đó là ghi vào sổ tay bà địa
chỉ của ông, và ông ghi số điện thoại của bà vào một tấm giấp có sẳn
trong cuốn sổ công tác mang theo. Họ ghi chẳng qua cũnh chỉ làm rậm rạp thêm những
dòng ghi chép thôi, chắc lúc đó không ai nghĩ rằng người này lại đi tìm người
kia. Nhất là vào lúc cả hai đều đã vương những sợi tóc bạc trên đầu.
Nhưng hơn mười năm trôi qua, sự bền vững của gia đình ông và
gia đình bà cùng lung lay. Một bên, ông ra ở một mình. Bên kia, lo trả nợ giúp
chồng, bán cả đất đai mà trả nợ cho chồng sau đó gánh một gánh tang bồng để chồng
cất cánh bay xa, tìm cho mình một tổ ấm khác. Ong cũng không còn nghĩ rằng,
mình sẽ lấy thêm một lần vợ nữa. Còn bà, cũng chẳng thể nghĩ đến chuyện lấy chồng.
Ai dám dũng cảm cùng bà gánh vác những đứa con. Chuyện chồng con với bà giống
như truyện lên trời hái sao vậy. Ong thì đã quá sợ những tội và những nợ mà
mình đã gánh một đời. Nói thế chưa chình xác lắm. Ngày ông ra ở một mình cũng
đã có người đến với ông. Một người đàn bà đã từng làm vợ nhưng là đời vợ thứ
hai. Anh chồng kia giúp bà sinh hai đứa con ồi đành đoạn bỏ cô về với người vợ
trước. Cô đến với ông, chỉ đến ngày thứ ba đã biểu hiện muốn làm bà chủ căn
phòng mười sáu mét vuông kia. Thế là ông sợ, né tránh. Ong làm một tấm biển
treo ngoài cửa: “ Tôi bận, không tiếp bất cứ ai”. Cô ta đến thêm chừng dăm bảy
bận nữarồi đi luôn. Còn ba, cũng có một người đàn ông vợ khuất núi, ba đứa con.
Mỗi ngày ông ta gọi cho bà mấy cú điện thoại. Có cú thì bà nghe, có cú thì những
đứa con nghe. Giọng bà thì trẻ, giọng con có đứa nghe khàn khàn. Ong ta lẫn lộn
hoài. Có lúc gặp mẹ thì ông ta nói lời của người làm cha. Lúc gặp con thì nói lời
của tình nhân. Chán thực. Muốn làm tình nhân mà không nhận được tiếng nói nhau
sao gọi là tình nhân được. Vả lại gần một tiểu dội con thơ như thế, làm sao sống.
Là đàn bà, bà cũng phải nghĩ đến miếng cơm, manh áo, chén cháo nồi rau chớ.
Bây giờ thì ông tự cho mình là siêu thoát rồi khi đã quá lâu
không còn nghĩ gì đến đànbànữa.Còn bà thì tự cho mình được sống thanh thản với
những đứa con. Nhưng trong lúc buồn nhất , cô đơn nhất, ông lại có cái số điện
thoại của bà.
Trong quán cà phê hôm đó họ nói với nhau nhiều quá, nói không
hết, nên ông mới mời về căn phòng bé như hộp diêm quẹt của mình để nói nữa. Bà
thú nhận một điều, đã lâu rồi bà không nghĩ đến đàn ông. Bà biểu: đàn ông bao
giờ cũng có hai mặt, rất dũng cảm nhưng cũng rất hèn hạ. Còn ông thì bảo, chẳng
thằng đàn ông nào thật thà cả, kể cả đàn ông. Ong còn nói: người ta sống được
chủ yếu vào hèn hạ và rối trá. Bà cười nhạo ông. Ong chứng minh: thì như ông đấy,
đâu có dám dám vượt vượt qua những chuyện tầm thường trong gia đình để đến hôm
nay sống lẻ loi một mình. Bà cãi: đó là ích kỷ chứ không phải là hèn nhát. Hèn
nhát gì mà dám vít cổ bà xuống mà hôn, khi không biết bà có đồng ý hay không.
Ong cười, thì bà có đón nhận thì ông mới dám hôn. Nồng nàn nữa kìa.
Gần sáng bà biểu ông:
- Lạ thực đó.
- Lạ gì?
- Anh già rồi mà sao cái hôn trẻ thế?
- Thì em cũng vậy.
- Nhờ anh đó. Anh không nồng nàn thế
thì em nồng nàn sao được. Anh có sợ đến một lúc nào đó mình không còn hôn nhau
được nữa không?
- -Khủng khiếp … Nếu không còn hôn
nhau được nữa thì còn gì nữa đâu. Mà sao em không ngủ.
- Ngủ cả chục năm rồi, nhủ làm gì nữa...
- Về ở với anh chớ.
- Để thu xếp cho mấy đứa trẻ đã.
- Liệu chúng có ý kiến gì không em.
- Không. Chúng nói với em hoài “Mẹ sống
thế này khổ quá. Có ai thương, mẹ đến với người ta đi”. Chúng biểu em vậy đó.
nhưng mà em có lúc em nghĩ, khi bầy trẻ yên thân rồi thì em đã biến mất khỏi
cõi đời này. Biến không tăm tích
- Tuyệt vời.
- Sao lại tuyệt vời?
- Thì anh cũng nghĩ vậy. Đến bây giờ
thiêu xác cũng là dịch vụ. Tiền cả đống để lấy lại một nhúm tro tàn. Đã có lúc
anh nghĩ đến chúng chuyện hiến xác cho nghành y. nhưng lại sợ…
- Sợ gì?
- Sợ lỡ có Chúa, Chúa giận đã mang
hình hài ra cho người ta băm vằm mổ xẻ. Nhiều lúc thở dài, chết rồi còn gì nữa
đâu. Xác mình ngt ta làm gì thì làm. Mà em có mua bảo hiểm chưa. Mua rồi thì tốt.
Khỏi lo lúc chết. Ít nhất thì cũng có một cái hòm cho đỡ lạnh xác.
Hôm ấy bà đã ra về sau một cái hôn ngợp thở. Ít
ngày sau, trong một ngày ông nhận được liên tục những1 lá thư. Trong một ngày,
với những mảnh giấy, trong đó vụn nát những tâm trạng. Và bà không đến với ông
nữa.
Nên ông vẫn cứ một mình. Cứ mong chờ. Cứ gọi tìm.
Ong lấy ra một cái hộp nhỏ. Trong đó chỉ có mảnh giấy ghi số
điện thoại của bà, một bức tranh tĩnh vật bé tì teo vẽ hình một bình bông có những
bông nhỏ li ti, tím sáng. Và những mảnh giấy của bà.
NGƯỜI ĐÀN BÀ VIẾT
“ Thật lòng mà nói, anh kể chuyện rất hay. Nghe và cảm động.
Ngày xưa, thời còn học trò, ta muốn sau này mình là nhà văn.
Nhưng cuộc đời thực là trắc trở. Ta lớn lên trong buổi gia thời. Tuổi trẻ ta suốt
hai mươi năm dài nội chiến.. hoà bình đến, lòng ta hoang mang chẳng biết giữ
hay lành. Cả đời ôm giấc mộng bỗng chốc tiêu tan. Ta đi lấy chồng.
Tưởng là lấy chồng là chọn con đường mới mẻ, thật yên thân.
Tuổi trẻ của ta đã đi sai một nước cờ và đi sai mãi mãi.
1.
Vốn tôi là một người đàn bà, ngày xưa có một thời đã làm vợ
có hôn thú với ông. Đúng thế, có một thời tôi đã làm vợ. Lẽ ra thì tôi đã yên
phận sống ở cõi âm, không màng gì đến chuyện ở dương thế. Nhưng nay thấy chuyện
ở duơng thế làm tôi chướng tai gai mắt nên tôi mới lên tiếng. Nhưng không biết
có ai nghe tiếng tôi không. Tôi sống với ông đúng ra là có hai con. Một đứa đã
theo tôi sống ở dưới này. Đứa kia đang sống ở trên ấy. Năm 1950, ông đã cho bố
cáo trên báo với những dòng như sau: “ Tôi quyết định ly dị vợ. Xin công bố cho
thân bằng quyến thuộc gần xa biết. Hai bên không có quyền xâm phạm vào đời tư lẫn
tài sản của nhau.”
Ong làm bố cáo như thế, mà ông có nhớ ngày mình làm đám cưới
không? Cả cái láng ấy có cái đám cưới náo bằng đám cưới của chúng ta. Đám cưới
nhà quê của ông con một, cả làng đến trả miệng. Đâu có ai bắt ông thề, ông thề làm
chi. Vậy mà giữa chỗ đông là thế, ông dám đứng trước mọi người mà thề độc, nếu
ông phụ bạc tôi thì cho xe cán ông chết đường chết chợ. Người ác thường khó chết.
Người như tôi, một đời không dám chửi đến con mèo thì trởi bắt tội sống thì vất
vả, lại sớm chết bỏ con. Khi ông làm bố cáo, ông có nhớ đến lời thề không?
Tờ bố cáo ấy tôi giữ đến hết đời. Tôi dấu không cho đứa con
nào biết đến tờ bố cáo ấy. Nhưng đến khi sắp chết, tôi phải cho con tôi biết về
cha nó là người như thế nào. Tôi hận ông đến khi chết, nên tôi phải cho con tôi
biết ông là người ra sao. May sao, đến hôm nay con trai tôi vẫn còn giữ tờ bố
cáo ấy làm bằng.
Vậy mà hôm nay, ông về đòi chia tài sản với con tôi. Chắc ông
không ngờ rằng tôi đã trao cho nó tờ bố cáo phải không. Ngày làm đám cưới. Ong
đã dám thề độc, vậy mà thề độc ông cũng không ngán, thì ngán gí chuyện khác.
Ong! Ngày ấy ông đã đối xử với tôi ra sao, ông còn nhớ không?
Khi tôi sinh đứa con thứ nhất, tức thằng đang sống bây giờ đó thì ông hú hí với
tình nhân của ông ở ngay nhà ngoài, khiến tôi tức uất, đến mắc chứng hậu sản tưởng
chết. Lúc sinh thằng thứ hai, thì ông đã công khai có thêm vợ bé. Ong lấy thêm
một cô vợ bé và không còn thương sót gì tôi nữa. Ong hành hạ tôi giống như con ở.
Những trận đòn mà ông ban phát cho tôi hẳn trên đời này hiếm thấy. Cái vòng
tròn mà ông vẽ ra ám ảnh tôi mãi tận đến bây giờ. Chắc ông thì đã quên, thôi
thì để tôi nhắc lại: ông đã vẽ một cái vòng tròn bằng phấn trắng quanh một cái
chân giường. Ong cột tóc tôi váo chân giường ấy sao cho vừa gọn với cái vòng
tròn ông vẽ. Rồi ông bắt đầu đánh đập tôi. Mỗi lần một trăm roi. Sao lại một
trăm roi. Có lẽ là ông thích con số đó. Nhưng hễ chỉ một ngón chân tôi thò ra
ngoài cái vóng tròn là ông đánh lại từ đầu. Cái roi đánh trâu mà ông mang đánh
người, hỏi có còn thân xác tôi. Ong đã làm tán tạ thân xác tôi, để ông có cớ mà
chê tôi, mà bỏ tôi. Người nhà đến can ngăn, ông bỏ tôi vào trong lu, đè lên đó
một chiếc xe mô tô đã hư, rồi bỏ mặc tôi ở đó mà về với vợ bé. Vì sao mà đánh
ư. Chỉ vì tôi không chịu ra toà ly dị. Làm sao tôi có thể ly dị được chớ. Khi
bên cạnh tôi còn hai đứa con nhỏ. Nó cần tôi và tất nhiên nó rất cần ông. Thì
ông cứ vợ lẽ con thêm, tôi đâu có cấm cản gì ông đâu. Ong đã thưa đòi ly dị với
tôi từ toà Châu Đốc, sang toà Cần Thơ và cuối cùng là toà thượng thẩm Sái Gòn.
Đến lúc đó thì còn gì nữa mà giữ gìn. Tôi chấp nhận chuyện ly hôn. Ngẫm đến bây
giở thấy mình còn ngu. Nhận những trận đòn xé thịt, xé da để cuối
cùng vẫn phải ngậm ngùi nuôi con một mình.
Sau đó ông có biết sao không? Tôi ăn đậu ở nhờ nhà bà con suốt
bao nhiêu năm trời, cuối cùng mới về quê kiếm đất làm nhà. Ong không hề trợ cấp
nuôi con như toà xử. Tôi cũng không hề đòi hỏi hì ông. Mẹ con ôm nhau sống lay
lắt. Với tôi, ông đòi lại hết đố cưới mang bán đi mà tiêu xài. Với những đàn bà
tôi phải gọi là những đàn bà vì sau tôi có tới mấy người sống với ông, sinh con
đẻ cái với ông. Ong mua nhà tậu đất, có cuộc sống sung sướng. Với con ông, ông
không hề nhìn ngó nó, coi chúng nó là lũ con hoang ngoài đời. Nên, một trong
hai đứa phải chết sau một lần chúng cảm hàn. Như thế ông đã hài lòng chưa. Còn
lại một đứa, tôi nuôi nó lớn lên, lấy vợ cho nó, chờ đươc ẵm đứa cháu nội đầu
tiên, tôi mới về dưới này. Ngẫm rằng như thế cũng đủ để an ủi tôi.
Không dè, đến giờ tôi vẫn chưa hết nợ ông. Thằng con nó bán
nhà, bán đất để nuôi cháu nội ông làm ăn thành người, ông nỡ lòng nào ông về
đòi chia tài sản của nó chớ. Ong có quyền gì mà đòi thừa kế nhà đất. Ong đã
không là chồng tôi từ hồi nào. Ong từ chối quyền làm chồng từ hồi nào nay ông
đòi về làm cha chỉ để đòi chia nhà đất thôi sao?
Đêm qua nó vừa thắp nhang khấn tôi. Những nén nhang của nó
làm tôi nhớ lại tất cả. Từ toà thượng thẩm bước ra đường, ba mẹ con tôi trắng
tay. Thậm chí ông không để lại cho chúng tôi một chút tiền xe mà về quê nữa.
Tôi ôm con ngồi khócnhững. May sao bà chị tôi nghe tin tôi ra toà đã lên toà kiếm
tôi. Bà mang tôi và những đứa con về nhà. Người ta nhận tôi vào làm ở sở rác.
Đêm đến là tôi ra đường. Mỗi nhát chổi khua, là tôi thấy một hạt gạo nuôi con.
Trắng con mắt để ngày có hai bữa cơm cho con. Sáu năm trời như thế. Tôi không
còn biết đến giấc ngủ. Thân xác tôi tiều tuỵ. Con người tôi lúc nào cũng bàng
hoàng. Càng bàng hoàng hơn khi thằng con nhỏ không chịu nổi trận sốt cao, từ bỏ
tôi mà về địa phủ trước. Không biết ngày đó ông có hay tin ấy không. Chắc là
không đâu. Tôi hận ông lắm. Tôi không nghĩ rằng một người như ông lại có thể đầy
đoạ tôi như vậy, dễ quên con mìmh như vậy.
Tôi mang thằng con lớn về quê. Người bà con sang lại cho tôi
miếng đất. Mấy năm quét rác tôi cũng dành được chút đỉnh tiền để làm cái nhà mẹ
con ở với nhau. Nói để ông thương, thằng nhỏ còn lại ấy nó ngoan và hiền lắm
kìa. Đi làm bất cứ một cái gì về thấy nó là tôi hết mọi mệt mỏi. Nó học chăm và
học giỏi. Người ta biểu con nhà công không giống lông cũng giống cánh. Sao tôi
thấy nó chẳng giống ông chút nào. Nó ngoan đến mức tưởng như ai cũng có thể ăn
hiếp được. Có một lần nó mắc một cái lỗi gì đó. tôi muốn dạy nó nên mới cầm lấy
một cái roi. Chỉ thế thôi mà nó khiếp đảm, tới ôm lấy chân giường. Nó làm tôi
nhớ đến ông và những trận đòn mà ông đã từng ban phát cho tôi. Tôi buông cây
roi và chạy lại ôm lấy nó, mẹ con cùng khóc.
NGƯỜI ĐÀN BÀ VIẾT
Đã có lúc ta tưởng ta đã về với cõi âm. Ta thấy hinh như ở
cõi âm mọi cái rõ ràng hơn. Kẻ thiện, người ác không lẫn lộn. Nơi sáng nơi tối
có phân chia. Hình như người ta được nói thực với nhau. Bởi không thể dối tráng
ta có thể nhìn thấy trong tim đencủa con người. Tưởng tượng vậy thôi.
Chuyện ở cõi âm giông như Liêu trai chí dị. Nhưng Liêu trai
chí dị toàn chuyện yêu đương
Chương 2
chung thuỷ, dẫu là người hay là ma. Còn đây một người, một ma
sao mà oán hận đến rùng mình.
Nhưng mà dẫu sao cũng có cõi âm. Nghe đâu có cầu Nại Hà. Nghe
đâu có mười tám tầng địa ngục. Nghe đâu không có chỗ dành cho người. Mà ta đang
là người kia mà.
2.
Ơ đó có một người đàn bà, không có cái từ nào khác để thay,
đó là từ đẹp. Nàng đẹp thực sự . ngoài ba mươi một chút, eo co còn giữ đươc. Đã
hai đứa con, nhưng chắc ý thức được sức mạnh của sắc đẹp nên nàng khéo giữ lắm,
một khuôn ngực căng vồng, nhô cao, đầy sức hấp dẫn, nhất là đối với người đàn
ông, có hai mắt hấp háy, thích liếc những người đàn bà có nhiều kinh nghiệm khi
lên giường với người tình. Nàng có cách trangđiểm khác người. Môi mỏng với lớp
son màu cánh hồng. viền mí mắt bằng một đường chì tím ngắt, làm sáng bừng cặp mắt
to, long lanh, lúc nào cũng như ướt mọng nước. Người ta thường viện dẫn sự hấp
dẫn nhờ vào mỹ phẩm, còn nàng thì ngoài hai thứ trên môi và trên mắt kia, không
dùng thêm một thứ nào nữa. Da thịt nàng trắng ngần và thơm. Người ta ra đường
thì che đậy nkỹ càng lắm để giữ da, còn nàng thì không. Nàng cứ phơi mình ra với
nắng với gió bụi mà không hề bị nắng, bị gió bụi, làm phai màu da. Ít nhất là
vào lúc này. Chẳng biết vì có đọc sách hay bản năng người phụ nữ mà nàng ngấm
trong mình một nguyên lý: đàn bà lôi cuốn đàn ông bằng chính mùi da thịt mình.
Nàng biểu: đàn ông người ta them là thèm cái mùi đàn bà, chớ họ đâu có cần biết
những cái mùi thơm nức mũi của ba cái đồ mỹ phẩm kia. Nàng có một chút khinh
khi những ai trét quá nhiều những son, những phấn lên mặt, sức quá nhiều nước
hoa lên người.
Chồng nàng, một quan chức thương mại có tên trong tốp-ten làm
ăn giỏi của tỉnh. Ong thường xuyên vắng nhà với những dịch vụ có thể hái ra tiền.
Khi ông mới về ở dẫy phố này, căn nhà không đáng gọi là nhà. Nhưng chỉ vài năm
sau đó, căn nhà được thay thế bằng một biệt thự hai lầu vào loại mođen nhất khu
phố. Nhưng ngay sau đó vài năm, lúc thằng con đầu lên mười tuổi, ông cho đập
toàn bộ, xây cái khác, vì theo ông, nhà cũ quê rồi. bây giờ nhà là phải có những
cái chóp. Càng nhiều chóp thì càng biểu hiện sự mạnh mẽ về kinh tế. Những cái
chóp cao cao, thấp thấp cứ như chọc vào trời những mũi kim của những đồng tiền
của sự giàu có. Nhưng chẳng bàn đến chuyện làm ăn của ông ta làm gì. Cắi cần phải
nói là ông không mấy khi có nhà. Nhưng nhà ấy không vắng vẻ. Một người chuyên
chợ búa nấu ăn. Một người chuyên dọn dẹp nhà cửa, quét tước trước sau. Những
người ấy không quan trọng bằng người thứ ba, chuyên lo mọi sổ sách giấy tờ
trong nhà và chuyên lo chuyện giặt đồ mà nàng thay ra mỗi ngày một giỏ lớn vào
lúc nửa đêm. Tất cả những người ấy ông mướn về cho nàng, ông hy vọng họ sẽ thay
ông chăm sóc nàng khi ông vắng nhà.
Có nghĩa là cả ngày nàng không phải lo đến bất cứ một việc gì
ngoài việc giữ gìn cho thân thể mỗi ngày một nõn nà, ngày một sung mãn hơn.
Nàng thường thức rất khuya. Bao giờ cũng lên giường vào lúc gần
nửa đêm. Nàng rất sợ phải lên giường sớm. Nàng biểu, lên giường mà không ngủ được
thì giống như người bị tra tấn. Trằn qua, trằn lại, người như bị ai đấm. Nhưng
như thế cũng không đáng sợ bằng phải suy nghĩ. Những suy nghĩ cứ vẩn vẩn, vơ
vơ. Lúc thì buôn, lúc thì vui, lúc thì phải cười, lúc them bật khóc. Ngày còn
trẻ trung, nàng thường lên giường với một bộ đồ ngủ thực mỏng. Sau này này,
nàng không thể chịu nổi lấy một mảnh vải trên người khi lên giường. Đó chính là
nguyên nhân làm nàng không thể lên giường sớm một mình. Có lúc nàng hoảng hốt
khi tay mình chạm đến những phần nhậy cảm nhất trên người. Sau này, thay vìhoảng
hốt nàng thích thú khi được vuốt ve chính cơ thể mình. Nhưng ít thôi, nhiều quá
làm nàng sợ vì thấy thiếu những thứ mà một người vào tuổi như nàng cần hơn cả một
bữa ăn ngon. Nênn nàng phải thức khuya, để khi lên giường là có thể ngủ được
ngay. Vì thế nàng không dậy sớm được. Cứ phải khi mặt trời lên cao, khi nắng đã
đổ chan hoà trên đất, khi cái nóng vì nắng đủ đốt héo cây lá, nàng mới thức giấc.
Nàng dành khoảng hơn một giờ để ngồi thiền. Sau đó là bài thể dục dưỡng sinh.
Nàng làm những việc đó thực chăm chỉ như thể không có việc gì quan trọng hơn.
Khi nàng bước ra khỏi phòng,là lúc mọi việc đã hoàn tất, và tất cả những người
đầu tiên nhìn thấy bà chỉ biết thốt lên thán phục. Lúc đó nàng đẹp ngời ngời với
mắt, với môi, với khuôn ngực dâng đầy và bước đi quý phái.
Trước hết nàng gọi người coi sổ sách trong nhà, ngồi kiểm lại
tất cả nguồn thu và chi trong ngày hôm trước. Mất thời gian lắm. Một khoản tiền
lớn tung ra thị trường cho vay. Danh sách người vay tiền dài dằng dặc. Mỗi người
một khoản khác nhau, riêng tính lãi thôi cũng đủ thấy nhức đầu rồi. đã thế nàng
lại là người chi ly. Nàng tính không cho sai đến cả số lẻ thứ ba sau dấu phẩy.
Công việc này xong mới tới giớ ăn sáng… vân vân và vân vân. Phải dùng đến mấy
chữ này vì nếu kể cho hết thì dài lắm. Phải nhanh chóng sang buổi chiều của
nàng thôi.
Buổi chiều của nàng là buổi chiều bao giờ cũng dài lê thê. Hết
việc làm là nàng thấy cái gì cũng trống rỗng. Nhất là ở trong đầu. Chẳng có cái
gì để mà nghĩ nữa. Ngày xưa, khi mới lấy chồng, nàng dành buổi chiều để chờ chồng.
Nhưng chờ hoài, chờ hoài với những cuộc đi về thất thường của ông chồng khiến
nàng dần hết hứng thú. Có một thời gian nàng làm mặt giận hờn, nhưng rồi giận hờn
cũng chẳng giải quyết được gì, nàng thôi luôn. Chồng về, nhận tiền từ tay ổng,
cất vào két thế là xong chuyện tính toán lo toan gia đình. Sau đó là một bữa nhậu
để chồng tiếp khách, những ông khách giúp chồng hái ra tiền. Hai tiếng đồng hồ
với những chai rượu mạnh đủ để thần men đánh gục cả những trhân hình đồ sộ nhất.sáng
sau, khi nàng còn trên giường thì ông đã lên xong bộ cánh và lại bay đi. Để cho
nàng thêm những ngày chờ đợi nữa. Rất ít khi, rất ít khi ông tỉnh táo. Thời
gian tỉnh táo là thời gian vàng ngọc đối với nàng. Những đêm nư thế là những
đêm nàng nở bùng thân xác đón ông. Cho đến khi hai người cùng hổn hển thở. Những
đêm ông say xỉn nàng ngồi nhìn ông mà buồn. Có lúc nàng vần ông dậy, lột hết quần
áo tên người ông ra và nằm phủ lên mình ông, những mong ông bừng tỉnh bởi thân
xác nóng hổi của mình. Nhưng vô vọng, sáng sau, ông lại ra đi rồi. thử hỏi có nỗi
buồn nào hơn. Riết rồi nàng giống như người mắc chứng lãnh cảm chẳng tha thiết
gì những chuyện ái ân cùng chồng. Nhiều khi nàng tự hỏi: không lẽ vợ chồng
không còn chuyện gì để bàn nữa sao. Mỗi lần nàng muốn nói. Là ông gạt ngang:
chuyện nhà bà lo, để tôi lo chuyện bên ngoài. Không lẽ chuyện bên ngoài lại
quan trọng hơn chuyện nhà sao? Có lần nàng đã hỏi ông như vậy. Ong thản nhiên:
tất nhiên. Nếu không có bên ngoài làm sao có gia đình được. Ong lý sự như vậy
và hình như không muốn nàng buồn ông hôn nàng một ciái thực dài. Ơ mà lạ lùng
thay, nụ hôn chẳng ấm áp chút nào. Có lần như thế, nàng bất giác đưa tay lên
lau môi, giống như ở môi có vướng bận cái gì đó. có phải vì thế mà ông bố trí
việc nhà, khiến nàng khỏi bận tâm điều gì, để nàg chỉ còn có việc tính tiền và
làm đẹp mình. Tiền nhiều thì xài nhiệu. Nhưng còn đẹp nhiều thì để làm gì đây…
Nhưng nàng đẹp, đến giờ phút ấy vẫn chỉ đẹp cho chồng, mà chồng
thì không mấy để ý đến. Hồng nhan bạc phận? Có thực chuyện ấy trên đời này sao.
Bỗng một hôm có một anh bạn chồng đến thăm. Trước hết là thăm anh chồng. Anh chồng
vắng nhà…
*
Anh kể chuyện ấy với em làm gì? Hay là chuyện của anh đấy.
Này, anh không thích nói đến người thứ ba có liên quan với
chúng ta đâu nghe.
Nhưng mà em thích nghe. Em muốn biết vì sao anh lại ở như thế
này chớ? Anh không thích kể chuyện anh cho em nghe sao?
Ơ là gì, mà ăn là gì để cho người ta quan tâm đến như vậy?
Như anh, mỗi bữa bây giờ chỉ hai chén cơm. Nấu một nồi, có bếp điện, có khi ăn
hai ngày không hết…
Nhưng vẫn cứ phải ăn mà…
Nên mới còn khổ. Thôi để lần khác anh kể em nghe. Đến giờ em
phải về rồi đó. nói vậy chớ, em cũng đừng để các con nó coi thường em…
Bà nhìn ông, hai mắt buồn rười rượi:
- Những lúc như thế này anh còn bảo em nhớ đến con sao?
- Có bao giờ em cảm thấy đêm rất đáng sợ không?
Có, có, có rất nhiều đêm như vậy. Lẽ ra phải đi ngủ mà không
dám đi nằm. Còn anh…
- Cũng thế. Sợ lắm. Có một cánh cửa khép hờ. Trong đó có một
cái giường lúc nào cũng thơm tho và một người… nhửng đồng tác lập đi lập lại…
không, nếu yêu nhau, có lặp đi lặp lại ngàn lần cũng đâu có sao. Nhưng hình như
cứ phải như còn yêu lắm. Mà quả thực ta cũng không làm sao giải thích được vì
sao lại có cảm giác sợ hãi như vậy. Mà lạ, cứ sau mỗi lần làm chuyện ấy xong,y
như có một cái gì đó xẩy ra. Căng như dây đàn ngày xưa anh có một bà cô. Bà có
một cô con gái có cái tuổi ngoài bốn mươi một chút. Bà cô thường mát mẻ con gái
mình: sáng ra thấy nó cười mỉm chi là biết đêm qua chúng nó ngủ với nhau rồi.
còn sáng ra nó chửi chó mắng mèo, thậm chí la rầy cả mẹ đẻ là biết thằng dể ngủ
vùi từ chập tối đến sáng, không ngó ngoáy, đụng đậy gì đến nó. Nó còn chửi chó
mắng mèo vài ngày chứ chẳng chơi. Anh thì không. Anh có ngó ngoái động đậy là
có chuyện…
- Ví dụ?
- Ví dụ gì. Em sắp bắt anh thành thằng đểu bây giờ đó.
- Sao thế?
- Thì chỉ có thằng đểu mới nói dối. Em có thích nghe em nói dối
không?
NGƯỜI ĐÀN BÀ VIẾT
Ơ thì lấy chồng, lấy chồng thực. Thực mà như mơ. Xé rách cơ
thể cho chồng những đứa con, cũng là chuyện thực. Lần đầu, sinh đến hai đứa con
một lúc. Chưa đầy năm sinh thêm đứa nữa. Thực mà như ác mộng. Những đứa con vô
tư cười, còn ta thì chua sót. Mai này các con làm mẹ, có chăng mới hiểu mẹ hôm
nay. Ai ơi qua sông một mình, sóng gió một mình mình thôi.
Chỉ có khi vào rtường, đó là giấc mộng. Dưới mái trường ấy ta
có kỷ niệm ngọt ngào. Có người thời son trẻ, yêu không giám ngỏ. Có bạn bè để
tâm sự và rong chơi. Nhưng ngắn quá, có một chút xíu thời gian, chưa kịp hết một
nụ cười.
Cuộc đời cứ xoay mãi, ta chôi theo vòng xoáy cho đến lúc bất
ngờ nhận ra một nghiệp khác đã chọn mình. Phải nghiệp khác chọn mình và ta sẽ gắn
bó cho đến chết. Đó là niềm đam mê bất tận mà đúng ra chúng ta đã chọn nhau. Đất
trời trong con mắt ta, trong bàn tay ta trong trí tưởng ta… và ta có ta.
Giấc mơ một đời người tàn phai, giấc mơ rụng xuống ta ngơ
ngác buồn. Sống không mơ ước, không hy vọng, chọn lẽ sống của mình là độc nhất
một niềm đam mê.
Cách đêy vài năm ta vẫn còn một người bạn thân. Một người
tình. Một người tình đồ sộ theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Đi bên, ta như một
đứa trẻ.trí tưởng ta xếp bên cạnh trí tưởng của người thực chẳng thấm tháp vào
đâu. Nhưng có lẽ bởi ta quá khắt khe chăng. Không phải , đã lâu rồi
ta chán nản khi nghĩ về đàn ông, một chút khing khi nữa.
Nên bây giờ, trống không. Thật kỳ lạ. Trái tim nồng nàn của
ta chợt lạnh giá. Không buồn cũng chẳng vui. Lẽ ra ta đã khóc. Nhưng không cuộc
đời vốn vậy, có rồi lại mất. Được rồi lại không. Nước mắt mà làm gì.
Với ta, đến giờ phút này, chỉ những đứa con là hiện hữu. Ta
nghèo chúng cùng sống nghèo với ta. Nhưng ta khổ làm sao chúng biết, ta buồn
nào chúng có hay?
Ta rất dễ khóc và Thường khóc một mình. Nước mắt rửa được ưu
phiền. Ta khóc một mình thoả thuê. Ta không tâm sự vì ta không còn ai. Viết những
lời này như con chiên nói với linh mục những lời sâu kín nhất. Bởi ngoài cha
con không còn ai, thưa cha.
*
Bây giờ là mùa trăng. Mùa trăng luôn gợi nhớ. Nó
làm bồn chồn cả cõi lòng. Và đêm trăng thề xứ về day dứt xốn xang.
Có một ngày son trẻ thơ mộng, rất ngọt ngào. Còn bây giờ có hẹn
cũng không thề. Có yêu cũng không nhớ.
Ta sống bằng chút kỉ nịêm mơ hồ dịu ngọt, mơ hồ êm đềm… xa
xôi.
Ta cũng chỉ là hư vô. Có đôi lúc ta ngạc nhiên tự hỏi, vì lẽ
gì cứ sống mãi ở trên đời.
Hình như ta cũng có một người yêu, rất gần và rất xa. Đó là bạn
thời sinh viên. Chàng lạnh lùng và nồng nàn, đáng ghét mà cũng đáng yêu. Chàng ở
mãi một góc nào đó trên thiên đường. Ta kiêu hãnh bước đi nơi khác, ta kiêu
hãnh nhớ nhung vàkiêu hãnh không mong chờ. Một người tình không cụ thể, một người
tình vu vơ.
3.
Họ gặp nhau vào lúc đã lỡ thời. Anh thì đã có vợ còn cô thì
đã có chồng. Bây giờ họ gánhững nghĩa với nhau. Họ giải thích rằng: kiếp trước
họ có duyên nợ với nhau, bây giờ phải trả. Hai người có một cái quán nhỏ chuyên
bán cà phê. Cà phê bình dân với những cái phin cà phê đã cũ mèm, cóc cáy.
Người ta đến uống cà phê quán này không phải vì cà phê ngon,
mà vì cô chủ đẹp. Cô không có một bộ đồ nào sang trọng, sáng sủa khi ra bán
hàng, nhưng khỏi cần lụa là gấm vóc, một gương mặt sáng, tươi tắn và một thân
hình thon thả dù đã hai con, cũng khiến có người đến đây uống cà phê như mắc
nghiền. Nhưng hãy khoan nói về người đàn bà, kể chuyện về người đàn ông cái đã.
Xét ngoại hình anh ta không đến nỗi nào. Cao ráo, khoẻ mạnh. Anh ta có một thời
yêu mãnh liệt. Bằng chứng là, từ nơi anh ta ở đến nơi người yêu sống cách cả
trăm cây số, vậy mà anh ta thường làm những chuyếnnhững cuarơ xe đạp lên liên tục.
Năm ngày một lần. Một tuần một lần. Cứ rảnh là anh lên xe. Cô bé học sau anh
hai lớp. Khi anh học xong đại học thì cô bé cũng ra trường sau một lớp bồi dưỡng
nghiệp vụ ngân hàng ngắn ngày. Cũng là do bà chị của cô ta mà hai người gặp
nhau. Bà ta học cùng lớp với anh. Một chuyến về quê, anh tìm đến chị ta và chị
ta đã khoác lên vai anh một chiếc áo lạnh của phụ nữ.
Nhỏ em tao nó đang chờ mày ngoài đường kìa. Mang cho nó cái
áo kẻo nó chết rét…
Hai người đưa nhau đi trong cái rét tê tái người, nhưng bù lại,
họ được sưởi ấm cho nhau bằng chính hơi ấm của mỗi người. Thì ra có tiếng sét
ái tình thực. Cô bé xinh bởi cái gì cũng nhỏ bé. Khuôn mặt xinh xắn tròn trịa.
Hai mắt bồ câu nhỏ và nhí nhảnh. Bím tóc dài mượt kết thành những bím nhỏ buông
nhẹ xuống hai vai. Thân hình cũng nhỏ nhắn nằm gọn trong vòng tay anh ta. Nhưng
có cái lạ, rằng họ không hôn nhau. Họ dắt nhau toan đến tận cùng của tình ái mà
không hôn nhau. Hôn là gì khi họ thèm khát cái khác. Nhưng anh bỗng giật mình.
Họ buông nhau ra và hào hển thở. Giá như hồi đó họ biết hôn nhau, có khi tình
còn thắm thiết hơn. Hồi đó còn là những đứa trẻ mới lớn, họ đâu có biết giá trị
của những nụ hôn.họ cứ phải đi tìm. Nên anh cứ phải đạp xe cả trăm cây số lên
nơi cô ở. Nhưng một trăm cây số quả là khoảng cách quá dài, nên cô chọn người
khác làm bạn đời chớ không chọn anh ta. Giống như một đòn chío mạnh đánh vào
lòng tự trọng của anh. Mấy ngày đầu anh ta thờ ơ, nhưng rồi những ngày sau đó,
đòn ngấm sâu hơn, anh mới thấy mình buồn bã, chán chường hơn minh tưởng. Thời
may có ngay một người con gái khác, giống như trời mang cho vậy. Thế là anh ta
túi bụi chuẩn bị cho một lễ cưới, nhanh như cướp lấy thời gian, cướp lấy những
gì đã mất…
*
anh kể chuyện này chán quá. Hay chuyện của anh đấy. này, đừng
đổ sai lầm cho người khác nghe.
Đâu có. Chuyện của người ta, nhưng vận vào mình thì cũng thấy
hình như cũng đung đúng. Nhưng chưa vào đoạn kết mà.
Thì đoạn kết đây chứ đoạn kết nào nữa. Một thân một mình. Trơ
trọi…
Chưa, nếu chỉ thế mà thành như thế này thì đời người sướng nhất
trên đời này rồi. còn chán mới đến đoạn kết. Gần một phần tư thế kỷ mới đến đoạn
kết, em biết không?em biết người ta sinh ra mà đến đoạn kết sớm thì
làm sao tồn tại loài người trên trái đất này. Họ phải tồn tại một
thời gian, đủ góp sức làm cho thế giới điên đảo lên, rồi mới
đến đoạn kết chớ. Nhưng đoạn kết của người này sẽ lại mở đầu một con người
khác. Luân hồi, luân hồi…
Anh nói khó hiểu quá. Sắp đến giờ em về rồi …
Cẩn thận nghe em. Ta thấy em độ này ho hơi nhiều đó. cứ khành
khạch hoài như thế liệu có phải bệnh phổi không đó. lo mà trị đi nghe.
Dạ. Nói vậy thôi lần sau anh kể tiếp chuyện này nghe…
Em bóc lột anh hơi nhiều đó. mà này em có biết kết cục câu
chuyện anh vừa kể em nghe như thế nào không?
*
NGƯỜI ĐÀN BÀ VIẾT
Kỷ niệm là một chút buồn, chút giận và chút hối tiếc vu vơ.
Đêm chia tay trong quán cá phê vắng khách. Cháng đọc bài thơ
MÙA NGÔ CŨ. Oi bài thơ đáng yêu, cứ nhớ mãi cho đến khi tóc đã phai mầu.
Hạt ngô thơm mùi sữa
Nở đều như răng em
Ta ghé môi cắn vỡ
An mãi không đã thèm
Cuộc đời ta là chuỗi dài những bất hạnh, cứ bất hạnh mại cho
đền lúc bất trở nên rất bình thường.
Ta quyết định sống đời bằng một chút kỷ niệm, một chút đam mê
và một chút lãng mạn ngọt ngào.
Hành trang sống là lòng can đảm, là kiên nhẫn và một chút
kiêu hãnh điểm son để sống đơn độc nhưng không vô vọng, tẻ nhạt giữa cõi đời.
Để bao giờ cũng có thể bất ngờ xôn xao vì một cành phượng nở
sớm, hoặc bất ngờ bồn chồn vì một cơn mưa đầu mùa tầm tã.
Cuộc đời thật kỳ lạ, có lúc nó là một niềm yêu, có lúc nó là
một nỗi tuyệt vọng. Và ta, cũng có lúc phải luôn luôn biến cuộc đời thành niềm
kiêu hãnh thú vị. Yêu công ciệc, yêu bạn bè, yêu thiên nhiên và yêu cả nỗi đam
mê của mình mà sống.
Ngày còn bé mỗi năm tết, áo mới, tiền lì xì và rong chơi. Lớn
lên, tết mơ hồ chỉ là kỷ niệm, nhớ têt để biết rằng mình còn hiện hữu. Đêm giao
thừa để nhắc nhở ngày mai thêm tuổi rồi. soi gương thử, tóc mình thêm sợi bạc.
Thời son tẻ lùi mãi về phía sau, trước mặt vẫn là chông gai,
vẫn trắc trở. Hai bàn tay vẫn trống không sự nghiệp.
Gia tài của ta còn một chút hài lòng vì sự nên danh của học
trò, vài bức thư trân trọng, sư ghé thăm…chỉ có vậy, như hương như hoa. Cuộc đời
như giấc mơ, tỉnh mộng chẳng có gì.
Ta muốn mình ngủ mãi mãi, và đừng bao giờ tỉnh nữa, thôi bao
giờ trở dậy.
03/1/2001
*
NGƯỜI ĐÀN ÔNG NGHĨ
Tóc mình thêm sợi bạc, sợ rồi bạc trắng như vôi, một cọng đen
làm đẹp cho mình cũng không có. Ta thèm một cọng đen. Một cọng đen thôi để nói
rằng có một thời ta trẻ trung.
Cái thời trẻ trung xa xưa ấy giống như là một ví dụ để chứng
minh cho một nguyên lý mơ hồ nào đó. để sau đó gn ta thuộc lòng cái mơ hồ mà
quên đi cái ví dụ rất thực kia. Cái mơ hồ là là thuần khiết còn cái thực là trần
tục. Thuần khiết thì người ta mang đi thờ, còn cái trần tục thì người ta nguyền
rủa. Giống như chúa như phật, như Đức Chí Tôn… thì được trọng vọng. Còn con NGƯỜI.
Sống với nhau chẳng để nhau yên, cứ vật vã nhau, cứ rằng xé nhau… vậy mà cứ phải
sốn. Mới khổ…
Ai bảo người tachỉ yêu có một lần. Ai bảo người ta chỉ khổ có
một lần. Tình yêu như một trò chơi lý thú để phải tốn không biết bao nhiêu giấy
mực mà ca ngợi nó. Và cũng tốn không ít giấy mực để mà vạch vòi ar nỗi khổcủa
người ta. Vậy mà người ta cứ không sợ. Cứ yêu và cứ khổ.
Ngẫm cho đến bây giờ, khi tóc đã hai màu, ta tưởng ta yêu
cũng nhiều và cũng được yêu nhiều. Nhưng kết cụôc, người thất bại cũng là ta.
Ta cứ tưởng ta chiếm đoạtd nhiều ai dè, chính ta là người mất mát nhiều nhất.
Người ơi, trên con đường xa lắc, dằng dặc dài kia, nếu chúng
mình đừng nhĩ ai cho, ai nhận thì tốt biếtnhường nào. Kinh khủng lắm khi bỗng
nhận ra rằng phải nhận phải cho.
Bởi ta đã từng cho nhiều. Ta cũng đã từng chưa đòi nợ ai. Mà
sao ta cứ nợ hoài trả hoài không hết.
Hồi đó cũng là sáng trăng. Lạnh lắm. Buốt đến tận xương tuỷ.
Trăng rất lạnh và ánh trăng càng lạnh. Ta bên này đường. Bên này đường muốn
sang bên kia đường tìm hơi ấm mà chẳng dám sang. Sau này khôn lớn mới biết rằng
đêm ấy, có người đợi ta sang đường để truyền hơi ấm cho nhau. Vậy mà ta không
sang. Cứ bước những bước run rẩy vì buốt lạnh. Cứ nói những lời run rẩyvì rét cắt
thịt da. Người ấy rồi vĩnh viễn xa. Chao ôi thế mà laị hay. Ta đã không làm khổ
một người và ích kỷ một chút thì người ấy cũng đã không làm khổ ta.
*
- Anh bỏ cái chuyện bữa trước đang kể đi nghe. Nghe buồn hiêu
hà.
- Ờ, nhưng em phảinghe cho được cài đoạn kết đã chớ.
- Biết rồi. Cái thứ đàn bà chỉ biết những chuyện vặt vãnh như
củ khoan, củ mì, con heo, con gà, không tôn trọng sự nghiệp lớn của người đàn
ông chứ gì. Chuyện xưa như trái đất ấy kể cho em nghe, thấy ghét…
- nhưng nhất định em phải nghe cho được đoạn kết.
thì em chiều, anh kể đi.
Ơ mà em nói đúng. Chẳng còn gì mà kể nữa. Mà thực tế anh
chàng ấy bây giờ có nên sự nghiệp gì đâu. Đi đổ bã cà phê, rửa phin và nấu nước
sôi cho vợ bán hàng. Em nhìn sang bên đó coi, thấy anh chàng tội nghiệp không?
Thôi mà chuyện của người ta xía vô mà chi. Ơ có nghĩa là chuyện
này vẫn không phải là chuyện của anh hả. Sao anh biểu anh cho nhiều mà mất cũng
nhiều là sao?
*
4.
Chẳng hiểu sao họ lại gặp nhau ở cái lò gạch. Anh chàng bất
giác nhớ đền ông Chí Phèo. Lúc Chí Phèo chết, Thị Nở có len lén nhìn xuống cái
bụng mình và bỗng nhớ đến cái lò gạch bỏ không mà. Bây giơ cũng lại cái lò gạch.
Một týp lều tranh nằm ngay cạnh một lò gạch đang bốc khói khét lẹt. Một tấm ván
ke lên mấy hòn gạch làm bàn uống nước.
Họ gặp nhau hồi chiều. Nhanh lắm. Họ biết nhau từ hồi còn nhỏ
mà. Lại có vợ có chồng cả rồi, tư nhiên chuyện cứ nở như bắp rang. Hồi tưởng
chán rồi cũng đến chuyện hiện tại. Hiện tại là anh con trai đã ngủ trên bàn
ngoài cơ quan năm năm nay rồi. không dám về nhà. Vì về nhà là anh ta phải nói dối.
Thì nói dối đủ thứ, rằng tôi bán sức tôi tôi lo cho mấy người, rằng tôi sống cô
đơn trơ trọi, tôi vẫn nhớ đến trách nhiệm… vân vân và vân vân. Có nghĩa là
trong mười câu không có lấy một câu nào nói thực. Mà nói thực ai tin. Nói dối vậy
mà dễ nghe. Có những lucnhững nói dối thành một vũ khi lợi hại của những kẻ thực
thà. Còn người con gái ra ở cái lều cạnh lò gạch cũng đã hai năm. Xét cho cùng
thì cả hai đều độc thân, nhưng không độc thân hoàn toàn. Anh đàn ông mà léng
phéng thì bà vợ của anh ta hoàn toàn có quyền sách dao đi hỏi tội. Còn người
đàn bà mà có người đến kiếm sao cũng có ông chồng sẽ đến quấy rầy.
Đêm ấy trăng suông. Những cành tre giống như những cái chổi mảnh
mai. Mỗi khi có ngọn gió thổi qua là lại quét lên bầu trời sáng đục vài đường
uyển chuyển. Những lò gạch đang nung toả khói đen lên bầu trời làm cảnh trăng
càng thêm vẻ ảm đạm.
Anh nói thực đi, từ chiều đến giờ hình như anh toàn nói dối
không hà.
Nói dối gì chớ?
Anh biều anh không sống với vợ nữa?
Nếu sống thì sao còn ở đây với em đến giờ này?
Bây giờ anh tính sao?
Tính gì bây giờ. Đã có một tờ đơn xin ly hôn rồi. cả hai cùng
ký, nhưng không ai chịu nộp ra toà.
Họ cứ chuyện như vậy, giống như đang tìm hiểu nhau, nhưng chẳng
tìm hiểu được gì.
Chuyện quấy rầy xảy ra vào lúc nửa đêm. Không hai người đàn
ông và đàn bà kia chưa có chuyện gì vượt quá giới hạn cả. Họ vẫn ngồi tró chuyện
thân mật hai bên chiếc bàn kê bằng tấm ván trên mấy cục gạch. Ơ giữa có một ngọn
đèn leo lét cháy. Tuy nhiên giọng nói của họ đã bắt đầu khe khẽ vì quá khuya.
Người đàn bà thương anh chàng ngủ trên bàn cơ quan, giờ này mà đạp xe về chắc
mai bệnh luôn, nên níu kéo anh nghỉ ở lại. Nhưng khốn nỗi trong nhà chỉ có một
cái giường. Anh thì không dám vào nhà nghỉ mà cô thì sợ chẳng dám mời. Nên cứ
đành phải ngồi vậy. Hết chuyện rồi. sắp hết chuyện rồi. bỗng nghe có tiếng động
lạ bên ngoài. Người đàn bà đưa tay lên môi ra hiệu cho người đàn ông yên lặng,
để nghe ngóng. Đúng là có tiếng bước chân người. Người đàn bà ghé tai người đàn
ông:
Hắn đấy.
Hắn nào…
Chồng em…
Để đó anh…
Anh ta ghé môi thổi tắt ngọn đèn, luồn qua nách cửa bên nhẹ
nhàng bước ra ngoài. Đúng là có một kẻ đang rình mò. Hắn bước rất nhẹ về phía
chái nhà bên kia, sau đó lần theo bờ vách lại gần phía cửa chính. Hắn đứng đó
nghe ngóng một hồi và không ngờ người đàn ông kia đã bước đến sau lưng. Một cái
vỗ vai nhẹ, đủ để cho hắn giật mình và bỗng run lên.
Ong bạn, muốn vô nhà thì kêu cửa, mắc chi rình mò vậy?…
Người đàn ông kêu người đàn bà thắp ngọn đèn lên và mời hắn
vào nhà. Hắn chưa kịp ngồi thì người đàn ông đã lên tiếng ngay:
- Tôi mà như ông, không việc gì phải chui chui, lủi lủi như vậy.
Cô ấy vốn là vợ ông mà. Chỉ có khác, ông đã làm cho cổ phải ra sống ở đây,
trong một cái lều rách như thế này. Còn ông thì ung dung sống trong căn nhà mà
cả ông và cổ cùng đóng góp công sức mà xây nên. Ong không chối điều đó phải
không? Vậy thì ông muốn cái gì ở cổ. Tôi biết bây giờ ông có mang kiệu đế rước
cổ cũng không về nữa đâu. Khi người ta đã thoát rồi khỏi địa ngục rồi thì chẳng
dại gì người ta trở lại đâu. Ong dừng nhìn tôi như vậy. Cổ chưa kể gì về ông cả,
nhưng cứ nhìn mẹ con cổ sống thế này là biết ông đối xử với người ta ra sao rồi.
Tôi hỏi lại một lần nữa, ông muốn gì ở cổ? Ai tình hả, tất nhiên là không có rồi.
Tiền bạc hả, không có đâu. Lúc chiều cổ đi chợ hết rồi, ngày mai người ta ra lò
gạch mới cổ mới lại có tiền. Vậy thì có cái gì cho ông đây…
Cũng tội nghiệp, hắn ngồi nín thinh, không nói được lời nào,
người đàn ông này anh ta đâu có lạ gì. Hắn không được toàn diện lắm. Mắt bị lé
hết một con. Nhìn người ta đó nhưng lại cho người đối diện tưởng hắn đang nhìn
đi đâu, vẻ khinh khi. Hắn con một, nên được chiều chuộng từ nhỏ. Ba mẹ hắn lấy
hắn làm niềm tự hào. Đi đâu cũng kể về hắn giống như kể về một vĩ nhân. Khi hỏi
người đàn bà này về làm vợ hắn, ba mẹ hắn cũng tính kỹ cả rồi. cô gái mộ côi
cha, mẹ đi lấy chồng khác, về làm dâu nhất nhất phải theo chồng, nhất nhất là
phải thuân phục. Nhưng người đàn bà này không tuân phục. Anh chồng thụ động sống
dựa váo ba mẹ thành quen, nên không muốn làm phật lòng ba mẹ.
Hễ ba mẹ rầy la cô ta thì anh chống lớn tiếng hụ hợ rầy theo.
Có những chuyện thật mà như đùa. Có lần mẹ hắn kêu con dâu ra mà chửi vì đã ăn
trộm hai cái hột gà. Gà nhà cả bầy, mà bà mẹ chồng đếm từng trứng. Mẹ thì rầy
còn hắn thì dang tay tát vợ biểu miếng ăn là miếng nhục. Khi con dâu ngồi ăn
cơm chung, ngồi chỗ nào cũng không yên: mày tính mày ngang hàng với tao hay sao
mà mày ngồi cạnh tao. Mày có còn loêm sỉ không mà mày ngồi giữa chồng với bố chồng.
Sao mày để con mày nó khóc cả đêm thế, mày tính để tụi tao không ngủ được chết
sớm mày hưởng cả gia tài này phải không? Ba mẹ bao giờ cũng đúng, nàng dâu bao
giờ cũng sai. Sau những đay nghiến của mẹ chồng là
Chương 3
đến những cuộc thượng cẳng chân, hạ cẳng tay của chồng. Người
đàn bà không chịu nổi: tuyên bố, nếu anh muốn có cha mẹ thì ở lại với cha mẹ.
Tôi đi. Những cuộc như thế ngày càng nhiều hơn. Thời gian từ cuộc này sang cuộc
khác dầy hơn. Người đàn bà làm đơn, hắn ký, thế là xong một cuộc hôn nhân. Người
đàn ông đã nghe người đàn bà kể hết vào một buổi chiều nên cứ thế anh ta bung
ra, ném những lời như có đá vào mặt hắn. Hắn không dám mở miệng cãi lại. Lát
sau, hắn lí nhí chào và ra về. Nhưng khi anh ta vừa khuất vào ánh trăng mờ ảo
ngoài kia thì trong này người đàn bà túm ngay lấy người đàn ông, vừa nói, vừa
khóc:
- tôi đâu có cần anh dạy khôn ông ta, tôi cũng không cần ông
phải làm nhục ông ta như thế. Ong ta đã từng là chồng tôi mà. Anh có biết rằng
anh đã xúc phạm tôi hay không. Anh cút đi, cút ngay đi, tôi không cần thái độ
trịch thượng của anh. Anh thì có hơn gí ông ta. Anh bỏ mặc vợ anh bóng chiếc một
mình để anh đi lang thang nơi này, nơi kia tìm thú vui cho mình. Anh có biết vợ
anh nó cũng khổ như tôi không. Đàn ông, các người thật ích kỷ. Các người có một
muốn hai, còn đàn bà chúng tôi, giống như cá vào trong rọ. Ra không được. Mà có
ra được thì cũng te tua bấy bá như tôi vầy nè.
Người đàn bà khóc thức tưởi.
Người đàn ông không nói năng gì, ngồi kế bên.
Gần sáng.
Gà gáy râm ran.
Nước mắt người đàn bà mặn chát tr6n môi người đàn ông.
*
-Thế là nghĩa làm sao?
ủa vậy em không hiểu gì ư?
Không hiểu? Hay là anh đã ngủ với người đàn bà đau khổ đó?
Đàn ông ngủ với đàn bà chớ sao lại là anh?
Như thế mà ngủ được ư?
Sao không. Sau khi người đàn bà khóc. Chỉ cần bàn tay người
đàn ông vuốt nhẹ, thế là người nhũn ra như con chi chi và họ nằm xuống thôi.
Ghê tởm quá… phải anh không đó?
Trả lời em sao nhỉ? Mà kìa, em phải về đi. Nhớ đi khám bệnh
nghe. Uống thuốc Bắc ấy, đừng uống thuốc Tây nghe em, độc lắm. Uống thuốc Bắc
nó nhuần hơn.
Khỏi, chẳng cần uống gì cả, chết quách cho rồi.
Nói gì mà nghe thấy ghê.
Chuyện của anh mới thấy ghê kìa… đúng là đàn ông là một lũ
tham lam…
Em tin vào những gì anh nói ư?
Không là anh cũng là người khác, cũng là đàn ông. Mà đã là
đàn ông là em không thể tin được…
Cũng có người đáng tin chớ.
Ai?
Anh chẳng hạn.
Nói dóc…
Đàn bà cũng lạ, có khi nói dóc thì tin. Nói thực thì chẳng ai
tin cả…Anh kể cho em nghe chuyện này nghe: có một anh chàng vào khách sạn. Nửa
đêm có người gõ cửa. Thì ra là một cô con gái ăn sương. Cô ta khuyến khích anh
ta làm chuyện đàn ông, đàn bà. Để kiếm chút tiền ấy mà. Anh ta từ chối, cho cô
ta ít tiền và đuối cô ra. Về nhà, anh kể chuyện cho cô vợ anh ta nghe. Cô vợ gầm
lên: tôi không tin, không tin, mỡ đến miệng mèo mà anh tha ư? Em thấy không, thật
thà có khi là sự dối trá đấy.
NGƯỜI ĐÀN ÔNG NGHĨ
Ta vốn không ham tiền. đồng tiền trong túi ta nó hay tủi
thân. Ta phải an ủi nó bằng cách phải chia ra từng mảnh để làm mát lòng những
thân phận. Vì thế mà ta cứ trắng tay. Trắng tay lần thứ nhất, ra đi chỉ vì cái
thân xác không. Lần thứ hai trắng tay, ra đi cũng trống trơn. May sao hồn ta
không mất. Chẳng ai lấy được hồn ta, nên ta tồn tại.
Ta them tiếng cười, ừ thì được tiếng cười nhưng là để sau đó
là dở khóc dở mếu. Ta thèm những tiếng du dương. Nhưng sau du dương là vòng kiềm
toả, khiến ta lúc nào cũng muốn rũ lồng thoát cũi. Bởi người với người sao cứ
phải đòi nợ nhau. Sao cứ phải bàn đến chuyện cho, chuyện nhận.
5.
Sau giấc ăn đêm thế nào hắn cũng rẽ vào đó, một quán trà kiểu
bán cho những người ít tiền như hắn. Riết thành khách quen. Trong nhà có vợ chồng
người anh, có một mẹ già và một cô con gái, chắc thua hắn chừng vài ba tuổi. Cô
ta không đẹp một chút nào. Nhưng được giọng nói mềm như nhung. Hắn uống trà hằng
ngày. Hắn không như những người khác, uống đến đâu trả tiền đến đấy chứ nhất định
không để nợ lại như những kẻ nghèo khác. Nên bà mẹ khoái hắn. Anh chị của cô
gái cũng thích hắn. Nên một hôm, khi hắn mở lời mời cô gái đi chơi. Bà mẹ đồng
ý và vợ chồng anh trai cũng không có phản ứng gì. Hắn không đủ tiền mua hai vé
xi nê và cũng không đủ tiền để đưa cô gái vào một cái quán nào để thưỉ¬người thức
một món ăn như những cặp tình nhân khác. Chỉ có một nơi dành cho những kẻ ít tiền,
đó là vườn cây công cộng. Hồi đó không có nạn giật dọc móc túi. Người đ doạ thấy
trai gái ngồi cạnh nhau là ne tránh đi xa, không muốn làm phiền đến câu chuyện
của họ. Hầu hết những ghế đá đã có người ngồi, hai đứa đành đưa nhau
đến ngồi dưới một gốc cây. Hắn cũng vào laọi biết ga – lăng. Hắn cởi chiếc áo
màu xẫm ra trải và mời cô gái ngồi. Những chuyện thông thường như công việc,
như ý thích, như món ăn đã nói vớinhau ở quán nước rồi, nên khi đến đây hầu như
hai người không biết chuyện gì đe mà nói nữa. Vả lại lần đầu, khi ngồi bên nhau
còn giữ kẽ, xa xa một chút. Những lọn tóc của cô gái bị gió thổi cứ lùa vào mặt
hắn. Những sợi tóc khiến hắn cứ bồn chồn và bị một ma lực nào đó đẩy hắn về
phía cô gái. Hắn choàng tay qua người cô. Cô không phản ứng, và hắn xiết chặt
cô voà vòng tay.
Không có thời gian để kể về cái đêm đầu tiên ấy đâu. Đêm thứ
năm hay thứ tám gì đó cô gaí hỏi hắn:
Có yêu em không mà làm thế ?
Có.
Yêu như thế nào?
Nhiều…
Bắt đầu nhanh như vậy. Nhanh lắm. Cô gái tỉnh queo sau một cuộc
tình vội vã bên gốc cây. Thì ra cô ta đã có một người từng trải. Cô không cho hắn
thề thốt cái gì mà chỉ bảo hắn: từ nay, anh không cần phải lo gì nữa. Em lo hết
cho anh.
Một ngày kia cô hỏi hắn:
-Bao giờ thì mình làm đám cưới.
Hắn hoảng lên:
- Cưới? Làm sao cưới?
Cô gái buồn. Đêm ấy cô trở nên lạnh lùng. Cô ngồi so laị bên
gốc cây và lảng tránh những caí hôn của hắn. Hắn hỏi:
Sao thế?
Chẳng sao cả – Cô trả lời nhấm nhẳn.
Đến giờ về cô biểu hắn:
Từ mai anh đừng kiếm em nữa nghe
Hắn ngạc nhiên. Cô gái tiếp:
- Thì ra anh cũng chẳng khác gì thằng đàn ông trước
của em. Hắn chỉ cần chuyện đó. hắn yêu mà không hôn. Hắn chỉ đòi phần xác thịt.
Hắn lẳng lặng ngồi gnhe cô nghuyền rủa thằng đàn ông trước của
cô. Nhưng dù rốt nát thì hắn cũng thừ biết rằng cô đang nguyền rủa hắn. Cho đến
lúc không còn chịu nổi những lời nghuyền ruỉa nữa, hắn lớn giọng:
-Thôi đủ rồi. sao cứ phải có người thứ ba chỗ này chớ?
Cô gái im không nói và đứng dậy:
- Lũ các người chỉ có vậy. Chiếm đoạt, chiếm đoạt. Hôm nay
chưa có gì ràng buộc nhau còn lớn tiếng như thế vậy, nay mai, nếu thành vợ chồng
liệu rồi sẽ có chuyện gì nữa.
*
Sao em im lặng thế?
Biết nói với anh cái gì bây giờ? Mà anh có biết ghen không?
Biết nhưng phải thế nào mới ghen chớ.
Sau ngày chồng em bỏ mẹ con em có một người rất thích em. Em
cũng thích người ta nữa. Nghe tiếng trong điện thoại là thích rồi. chúng em gặp
nhau. Chuyện đầu tiên mà anh ấy nói chuyện là chuyện ấy. Anh ấy nói anh ấy
không thích chuyện nhục dục, nhưng anh ấy thích em. Anh biểu làm sao bây giờ.
Đàn bà như lũ em khổ lắm. Có còn con gái nữa đâu mà cao giá. Anh ấy thích thì
cho. Nhưng, anh biết không, anh ấy không hôn em. Em bị bất ngờ. Người ta không
hôn mà người ta tính chuyện ấy được. Đàn ông các anh hay đi kiếm gái ăn sương
có phải vì thế không? Không yêu, nhưng thèm khát thế là đi chớ gì. Lúc đó em đã
nghĩ như vậy đấy. bỗng nhiên em thấy tởm lợm tất cả. Nhưng không lẽ bỏ trốn.
Chuyện luyến ái gống như miếng ăn. Ngon thì ăn nhiều, dở thì ăn ít. Ngon thì
thèm ăn nhiều, không ngon thì một lần thôi, mai không ăn nữa. Đã lâu rồi em
không có chồng và không có cẳm giác khi gần chồng, hình như cũng cần một cái gì
đó gần gũi. Anh ấy không hôn. Thất vọng. Bây giờ đã lên giường với anh ấy thì
chiều chhớ biết sao. Nhưng anh biết rồi em quá bé nhỏ, quá mỏng manh, quá khô
khan, laị quá thờ ơ. Chuyện không thành. Em an ủi anh ấy bằng một lời cám ơn.
Còn anh ấy thì đi luôn, cho tới bây giờ không gặp lại nữa. Điện thoại cũng
không. Này, đàn ông các anh là như thế phải không?
Em thích anh nói dối hay nói thực.
Nếu anh còn nói dối được thì anh hãy nói lời nói dối cuối
cùng đi.
Lời nói dối nào là lời nói dối cối cùng? Đàn ông ấy mà, cả đời
nói dối, gần chết có khi còn nói dối.
Sao vậy?
Em không thấy có người đàn ông chết, hai, ba bà đến đòi mang
khăn tang sao. Trước khi chết, liệu anh ta có giám nói thực chuyện đó với vợ
anh hay không? Nhưng tất cả đàn ông, nói theo sách vở, họ cơ bản là tốt. Rất tốt.
Nếu không có họ thì không có gần nữa thế giới.
Chỉ thế thôi ư?
Chỉ có thế. Gần một nửa thế giới…
Im lặng. Cái im lặng nặng nề. Hình như bà biết đã đã đánh vào
chỗ hiểm của ông. Ong đang một mình, cô độc đây mà. Bà hỏi:
Anh yêu htực sao?
Thực.
Nhất không?
Nhất. Ít nhất là trong lúc này.
Vậy còn sau đó.
Sau đó là lúc nào. Mai, mốt, hay mốt nữa… Làm sao nói trước…
Mới ngày hôm qua, con số không. Hôm nay em có bên cạnh. Khi gặp em, anh đâu có
nghĩ gì đến tình yêu. Nhưng lâu lắm rồi, anh không được hôn, anh thèm một cái
hôn. Nên anh hôn em. Và đã đáp lại cái hôn ấy thực nồng nàn.
Anh nồng nàn, hay em nồng nàn?
Em.
Không phải, anh…
Ơ thì cả hai. Nụ hôn cần trong lúc rtống vắng. Cho em và cho
anh nên bây giờ em ở bên anh. Nhưng anh nói trước em hết nồng nàn là chúng mình
chia tay nghe. Sắp sáng rồi, em phải về. Khi em quay lưng rồi biết có chuyện gì
cho em, cho anh. Có lẽ em phải về đi… Các con em có lẽ chúng sốt ruột lắm đó.
NGƯỜI ĐÀN ÔNG NGHĨ
Những lúc buồn nhất là lúc ta cười khóc với những con người
vô hình của ta. Như thế sung sướng hơn nhiều. Nhờ htế mà ta sống, nhờ thế mà ta
tồn tại. Cứ câm nín mà quên những vặt vãnh tồn tại quanh ta, vò sé ta. Để được ồn
ào với cái không tồn tại, nhờ ta mà ta tồn tại. Cái tồn tại rất thực quanh ta,
chẳng thể khống chế. Cái không tồn tại, nhờ ta mà tồn tại nhất phải nghe ta, nhất
nhất cũng phải cùng ta sống. Có lúc ta cũng nhẫn tâm, bắt những cái do ta tạo
ra phải biến mất trong tâm trí, nhưng bao giờ ta cũng tự an ủi được về sự biến
mất ấy. Tự mình cũng có thể tự dối lòng mình mà. Đến khi nào ta chết, thì cái
ta lo tạo ra, sẽ còn ở trên đời này. Đành rằng số đông thì quên. Nhưng thế nào
cũng còn có người nhớ. Một người thôi đủ rồi.
Bạn ta viết:
Chết
Tôi ước gì bạn
Ném xác tôi ra biển
Tôi được nổi chìm kiếp lênh đênh
Bạn ta lại viết:
Chết
Tôi nghét tiễn đưa
Đã vời xa đón nhận
Tôi sung sướng về gặp lại tôi.
Bạn tôi còn viết:
Chết
Đừng mang vòng hoa
Cũng đừng nước mắt
Rượu đủ rồi, uống để làm thơ
Nhưng chao ôi, khi bạn ta chết thực, có ai làm chuyện bạn ta
muốn đâu. Người ta đưa sác bạn tôi đến một ngôi chùa lớn nhất, đáng trọng vọng
nhất. Người đến viếng bạn có cả những người tóc đã bạc phơ và có cả những người
tóc vẫn còn xanh. Có bạn làm thơ, có bạn làm thợ và có cả những anh xe ôm chở bạn
lang thangt những đêm chỉ có một mình. Người ta làm một ngôi mộ cho bạn ta thực
đẹp. Đá hoa cương đỏ rực và tạc voà đó tấm hình bạn cũng rất đẹp. Bạn đang cười.
Cưòi gì chớ giữa mênh mông hoang dại. Cười gì chớ giữa chốn ma nhiều hơn người
này. Bữa đưa bạn đi, ta mang theo một chai rượu, ta uống buồn, bạn ta uống, và
ta khóc, và tacăm hờn nhìn kẻ đã từng đốt đi những bài thơ của bạn, ta buồn cho
bạn, và buồn cho ta. Hình như ở đời này người ta thích hứa và quen thực hiện lời
hứa. Ta biết, nên ta không thèm hứa cái gì và chẳng cần ai hứa với mình.
Nhưng ta liệu có gì hơn bạn ta không đây. khi chết, quanh ta
rằng cũng có những người khóc. Ai khóc thực và ai khóc giả. Và ai là người ra mộ
ta mà uống rượu cùng ta, uống thực lòng như ta từng uống với bạn ta ngày xuống
mồ. Ai sẽ là người biết: có người chỉ biết xác ta, mà không biết hồn ta. Có những
lúc ta đã từng sống với một người, nhưng thần tượng của người ấy là một kẻ
khác. Ta biết kẻ đó cũng không hơn gì ta, thậm chí có thể còn thua ta trên nhiều
lĩnh vực, nhưng họ cứ là thần tượng, cứ đáng ngưỡng mộ. Còn ta, lúc nào cũng
như một đứa trẻ còn non nớt lắm. Ra đường ta có thể vênh vaxc1 với mọi người,
còn về đến nhà, không ai tin là ta đang tồn tại với tư cách một con người có
nhân cách. Họ mang thần tượng của họ ra so sánh, và thế là ta bỗng thành một đứa
trẻ con. Chẳng làm được cái gì, mà có làm được thì cũng giống người nông dân
làm ra lúa người công nhân làm ra sắt thép, như anh thợ sửa xe Hon- da, xửa xe
đạp vậy. Cũng bình thường vậy thôi. Phía xa xa cứ lấp lánh một vì saođể người
ta thèm tới. Còn vì sao bên cạnh, chẳng qua chỉ al2 một hòn cuội. Thế thôi. Vì
sao khó với khó tìm. Hòn cuội thì ở bên cạnh, thích thì cầm lên, không thích
thì liệng nó ra đường hay sọt rác.
Nhưng sao cứ phải băn khoăn về chuyện đó. biết đâu, ở một
chân trời nào đó cũng có người đang nhìn ta, giống như ngắm những vì sao. Được
thế thì ơn chúa, cám ơn.
Thì hôm nay cứ sống , phải sống.
Bến bờ xa khuất nơi đâu nào ai biết.
Hãy tin ở ta cái đã.
03/1/2001
NGƯỜI ĐÀN BÀ VIẾT
Tuổi già đến nhanh, tóc ta đã nhiều sợi bạc. Người già thường
nghĩ về cái chết. anh đã viết như thế, rất buồn. Ta ngậm ngùi sót thương nhiều
thân phận. Trong đó có cả phận ta nữa.
Ta sống đơn độc. Có đôi lúc ta rất tủi thân, nhưng có lúc ta
rất hài lòng. Một mình, một cõi không làm phiền ai, cũng chẳng ai phiền mình.
Không có một xiềng xích nào làm cuộc đời trở nên khốn khổ mà cũng chẳng có giây
phút nào ngọt ngào của lứa đôi, nhiều lúc cũng muốn mình bị xiềng xích, một cái
xiềng xích êm dịu. Song chợt nghĩ đã là xiềng xích thì làm gì có thứ xiềng xích
ngọt ngào. Nhưng nếu không có những dây phút ngọt ngào của lứa đôi, nói thực
lòng, có khi còn khổ hơn bị xiềng xích.
Ta đã chọn một hướng sống cho cuộc đời thì ta không hề hối tiếc,
ta chỉ tiệc một điều là sao cuộc đời chỉ toàn những bất ngờ trớ trêu và tiếc
sao cuộc đời mình toàn là những lỡ dở, buộc ta cứ nhớ mãi chuyến tàu của cuộc dời
trầm luân.
Cách đây mưòi năm. Hồi ấy ta còn là sinh viên, một sinh viên
muộn màng, có một chú nóc 20 tuổi quý ta như mẹ, như chị, như người thân. Trong
bức thư tâm sự chú ấy nói, sao chúng ta không gặp nhau cách đây ba năm. Chú bé
này thực ngộ. Khi vào trường chú mới mười tám tuổi thôi hà. Mới có một chút xíu
tư cách đàn ông thôi. Còn ta, ta hai mươi hai tuổi đã làm mẹ rồi. sáu năm thôi.
Mà ta đã liê tiếp cho ra đời tới năm sinh linh. Đứa lớn sắp bằng tuổi chú bé
này. Vậy mà chú biểu nếu sớm gặp chú sớm ba năm. Để làm gì? Để em thấy cuộc đời
khác hơn. Lòng ta bâng khuâng buồn. Chú nhóc ơi chú nhóc, chú như con cừu non,
còn ta giống như con sói già. Nhưng may cho chú, ta không có những chiếc răng
nanh như chó sói. Hơn thế, ta không muốn chú chôn vùi khát vọng vào một nơi
không thể đến. Ta là cánh rừng đã phá hoang, tất cả đã phơ bày, thậm chí đã có
khoảng đất đã đá ong hoá. Còn chú, chú hư đứa trẻ lạc giữa rừng hoang, bỗng gặp
ta, sự hoang hoá, đừng thấy chụi trơ mà tưởng dễ lập đời.
Chú có bàn tay mềm mại khi đỡ tôi nhảy qua một cái rãnh, chớ
chú làm sao có sức mà dìu tôi đi cho hết cuộc đời còn lại của tôi. Kể ra thì
chú cũng có gan nói với tôi những lời như thế. Đó là một chú nhóc nghệ sỹ, nghệ
sỹ hơn bất cứ nghệ sỹ nào ta gặp. Và cuộc đời trôi đi, có lẽ chú ấy đã lớn lên
rồi và biết chú ấy có nhớ lời tiếc rẻ năm xưa. Và khi chú cũng giống ta, trở
thành hoang hoá, chắc chú cũng sẽ tự cười mình vì những lời đã nói với ta ngày ấy.
Nhưng sao trong lòng ta cứ mong rằng chú nhóc ấy đừng bao giờ
lớn lên, cứ nhỏ bé thế trong ta, cứ ngọt ngào thế và khao khát thế trong ta. Có
khi đời có tí chút hạnh phúc vì còn có người tơ tưởng, còn có người để mà quan
tâm. Hão huyền.
6
Chuyến xe lửa bỗng phải dừng lại vì một sự cố nào đó. xung
quanh là những cánh đồng lúa cỗi cằn vì gió rét. Những quả đồi nằm lù lù phía
xa. Tất cả ảm đạm trong một thứ ánh sáng nhờn nhợt của ánh trăng cuối mùa đông.
Tuy vậy trong toa tàu vẫn ngột ngạt. Hơi người. Mùi nước đái
khai mù của mấy đứa trẻ tè bậy trong toa. mùi cứt gà, cứt heo. Mùi nồng nồng của
mấy gánh củ cải. Tàu chạy, những thứ mùi đó còn bay theo cơn gió thổi
thốc ra ngoài. Còn lúc này, không sao bốc ra được. Nó cứ luẩn quẩn ở trong toa.
Lát sau, dưới vệ đường đã nổi lên một đống lửa nhỏ, được đốt
lên bằng mấy cọng cỏ, mấy cành cây khô. Ngồi bên cạnh đống lửa là hai người, một
trai và một gái. Người con trai khoẻ mạnh, vạm vỡ… Người con gái đẫy đà trong bộ
cánh mùa đông, với chiếc áo ngoài mầu sáng. Họ mặc kệ tất cả những người xung
quanh, lớp thì ráng ngồi chịu đựng trong toa, lớp thì co ro, cúm rúm nép mình
ngay sát thành toa tàu hoặc tránh gió ở các móc nối đầu toa.
- Anh này – Tiếng cô gái – nghe chuyện của em, chắc anh chán
lắm hả?
Một tiếng cười nhẹ:
- Không sao. Tôi đã nói trước rồi, em cứ coi tôi là một cái sọt
rác đi. Những chuyện vui, em cứ giữ làm của riêng mình. Còn những chuyện buồn cứ
trút sang tôi cho thanh thản…
Cảm ơn anh. Anh có thấy một điều là có lúc người ta them được
nói lắm không? Thậm chí không có người tiếp chuyện thì nói một mình, cũng say
sưa hùng hồn lắm. Đúng ra thì em không kể hết những chuyện đó ra cho anh nghe
đâu. Nhưng đã từ lâu lắm rồi, em không có ai để mà kể. Anh thấy đó, về đến nhà,
gặp chồng chỉ thấy chuyện heo mập, heo ốm. Còn gặp anh ta, cái người bạn mà anh
biết đó chỉ có một câu như nhịp đàn: “ Cởi quần áo ra đi em, thời gian của
chúng ta ít lắm, chúng mình chỉ kịp lên tiên trong chốc lát”. Thế rồi gần năm
chục ký thịt này của em, anh ta vờn như mèo vờn chuột. Chưa kịp hết hổn hển thở
là đã chia tay rồi.
Biết thế sao em không từ chối?
Anh biểu từ chối được sao, anh có là đàn bà đâu mà anh biết.
Đã yếu, lại mềm. Tức giận là sau đó, chớ còn trước đó, và ngay lúc đó, nó làm
sao ấy. Muốn dứt bỏ, muốn đuổi nhưng miệng không sao nói ra được. Muốn tránh
né, muốn rời xa nhưng tay chân nó thừa thãi, cứ đói kiếm chỗ mà bấu víu. Có một
nhà thơ nào đó viết: tôi níu vào cái không thể níu. Níu vào cái không thể núi
là cái gì vậy, có lẽ là núi vào linh hồn mình. Mà linh hồn mình nó là trừu tượng,
may ra chỉ có chúa mới biết nó tròn méo ra sao thôi, phải không anh?
- Anh có nghĩ nó không phức tạp đến đến thế chớ?
Phức tạp lắm, không thể tưởng tượng nổi. Kiếp sau, anh thử
làm đàn bà coi. Có chăng chỉ đàn ông các anh là đơn giản. Chinh phục là xong.
- Không, lầm, em lầm đấy. đàn ông sau khi chinh phục là sự phục
tùng, phục tùng gần như tuyệt đối, em không tin ư? Thử nhìn lại chồng em coi… Đấy
có thể là một người đàn ông hiếm có trên đời này đấy. sao không phải?
- Thế cái anh bạn anh, có chịu phục tùng em đâu. Em muốn phá
tung cuộc sống của hai bên để hai đứa có nhau. Anh ta tránh né. Anh ta cần thân
xác em, chớ đâu có cần cuộc đời em. Anh ta cần một cái gì rất cụ thể, rất dung
tục… Khốn nạn thật.
- Này. Em không lo tôi kể chuyện này cho chồng em biết sao?
Không!
Vì sao vậy?
Tiếng cười ròn tan trong đêm lạnh:
- Anh đừng làm bộ ngây thơ. Em biết vì sao dạo này anh hay
sang nhà em, mà cứ lên lúc chồng em vắng nhà. Em cũng biết vì sao anh không đi
cùng với người bạn mà em vừa nhắc đến, khi lên nhà em…
Em…
- Đừng, anh. Em van anh. Anh đừng đụng vào người em, kẻo em lại
nghĩ thô tục về anh bây giờ. – Thoáng một tiếng thở dài – Anh có tin điều này
không: cho đến tận hôm nay em vẫn chưa biết yêu là gì…
Hai người im lặng. Bây giờ họ mới biết xung quanh mình cũng
râm ran tiếng chuyện trò. Mấy bà đi buôn thì kêu ca về giá cả chợ búa. Mấy chú
nhóc choai choai thì bỡn cợt với mấy cô gái mới quen. Có cả những tiếng lẩm bẩm
chởi thề vì tàu chạy quá chậm lại đậu ngang đường.
- Khi chồng em còn là thầy dạy em, em mới có mười bảy tuổi.
Cô gái bỗng kể:
- Em đâu có đẹp như những người con gái khác. Thấp, mặt to,
mũi tẹt. Lanh chanh, loi choi như con cào cào trên đồng cỏ. Anh ấy biểu em: em
có cặp mắt bốc lửa. Thế nào là bốc lửa? Mắt người ta bốc lửa là sao? Anh ấy bám
lá6y em như một chú cún dễ thương. Ngày ấy đi học xa nhà, em phải ở ký túc xá.
Sau giờ lên lớp là anh ấy đến ký túc xá. Cái giường nằm xục xịch là anh ấy sửa.
Cái giá sách lung lay, anh ấy chèn cho vững lại. Nước uống thiếu là anh ấy đi
xách về. Đám bạn bè cùng lớp khen anh nức nở và chúng hùn vô. Nhưng cũng có đứa
ghen tỵ. Còn em, cho đấy là một lẽ tự nhiên, không có một chút động lòng. Em cứ
nghĩ rằng mình còn quá nhỏ, việc người lớn chăm sóc trẻ nhỏ thì có gì đáng phải
nói đến. Có chăng thỉnh thoảng em phải cảm ơn anh ấy vì những việc quá chu đáo
của anh. Hồi đó anh ấyđúng là mẫu đàn ông cho nhiều cô gái ao ước. Đẹp trai,
ánh mắt lúc nào cũng lấp lánh một nụ cười. Thân hình vạm vỡ và khuôn mặt đầy những
nét đàn ông. Khi trên lớp những gì mà anh nói có sức hấp dẫn rất lạ. Có lẽ em
thích anh ấy nhất là lúc đó. còn tất cả những việc làm khác chẳng hề có bất cứ
cảm giác nào. Kể kả những bài thơ anh ấy năn óc ra mà viết cho em, e cũng lấy
gì làm cảm động. Đàn ông lạ thực, hầu như những anh có học một chút là tính làm
rung dộng trái tim con gái bằng thơ. Có anh làm thơ chẳng ra cái gì thì thuổng
thơ của người khác, sửa đi vài chữ rồi biểu đó là thơ mình. Nhất là định làm
thơ phải nhằm vào một cô gái nào đó. hài hước thực. Nhưng anh ấy thì không. Thơ
của anh ấy thực, và viết tặng em thực. Mà rằng em đâu có thích thú gì về. Trái
lại mỗi lần nhận được bài thơ của anh ấy em lại đem ra đọc cho mấy đứa bạn
nghe. Hồi ấy có một con be mê anh ấy lắm. Mỗi lần đọc thơ anh ấy viết cho nó
nghe, nó năn nỉ xin được chép vaò sổ tay của mình. Em cho nó luôn. Nghe đâu đến
tận bây giờ nó vẫn giữ đươc những bài thơ đó. còn em thì không còn lấy một chữ.
Sau này biết chuyện anh ấy không giận mà còn hì hì cười: thơ phải là của nhân
loại, đâu là của riêng ai.
Chủ nhật nào anh cũng muốn trở em đi chơi loanh quanh thị xã.
Cái ngu là hồi đó em còn nhận lời. Chiếc xe đạp của anh lượn khắp mấy dãy phố rồi
mới đưa nhau vào công viên uống nước giải khát. Hồi đó em ngu thực. Thì ra
trong vòng quay chân đạp của anh ấy chậm rãik để cho em tận hưởng cảnh phố phường,
mà để khoe với thiên hạ, khoe với phố phường rằng: em là của anh ta. Anh đã tạo
ra một khoảng cách mơ hồgiữaem và những trai phố, vốn xưa là bạn em. Nay thấy
em đã có người cùng em lang thang trên đườn gphố thì em không còn là đối tượng
để họ làm quen và thân thiết nữa. Anh đừng biểu em là quy lỗi cho anh ấy. Sau
này chính ảnh nói ra mà. Anh ấy kể chuyện ấy và cười ngất: mấy chú cừu non sao
bằng cáo già như anh. Đi với nhau suốt. Ngồi với nhau rất nhiều lần trong công
viên. Nói với nhau cảngàn chuyện trên đời. Nhưng chưa một lần anh nói đến hai
chữ tình yêu. Nên em lúc nào cũng coi anh như một người anh thực sự, người anh
lớn giúp mình trong việc học hành và trong lối sống.
Trong khi đó anh ta lại ập trung voa việc phục gia đình em.
Thỉnh thoảng có dịp đến nhà em., không còn là một chàng thơ mộng nữa. Xắn tay
áo lên, bửa củi, bằm rau heo, xách nước. Anh ta làm giống như những việc trong
nhà này cùa anh ấy, và anh ấy có phần trách nhiệm lớn không ai từ trối
được. Mồ hôi ướt đầm lưng áo. Hai tay luôn việc không ngơi. Mẹ em mê
anh ấy như điếu đổ.
Một hôm, mẹ em bảo, anh ấy muốn hỏi em làm vợ, em ngạc nhiên
hết sức. Từ ngạc nhiên đến mắc cười, và em cười cô tư, cười xả láng trước mặt mẹ
em. Mẹ đã nhìn em bằng con mắt thực nghiêm khắc. Em biết như thế là mẹ em đồng
loã với anh ta rồi. cũng lạ phải không anh? Đáng lẽ ra anh ấy phải nói với em
trước những dự định. Hay chỉ ít ra cũng phải cho em một lời cầu hôn chớ. Nếu đất
nước này không ai bày đặt chuyện cầu hôn thì anh hé ram đôi điều để em biết rằng
có một người đàn ông đang yêu em mới được chớ. Sao chuyện lớn của đời con gái lại
được bắt đầu từ lời ngỏ ý của anh ta với người mẹ. Nhưng em biết rằng em không
thể cưỡng lại mẹ em rồi. Chỉ còn cách làm cho anh ấy chán em mà bỏ đi thôi.
Trong em có một sự chống đối, nhưng không được mạnh mẽ lắm. Vốn còn là một cô
nhóc, em tính em sẽ làm cho anh chán em vì một cô nhóc không biết gì đến những
chuyện trọng đại quanh mình… Em chơi toàn với đám con nít. Nhảy dây, nhảy lò
cò, chơi ô ăn quan, đánh bắt chuyền, vật lộn với cả đám con trai. Không ngờ anh
ấy cứ nhìn em chơi mà cười. Lâu lâu lại quở trách như quở trách một đứa em.
Lũ đàn ông các anh gớm thực. Muốn cái gì là phải làm cho bằng
được. Chỉ còn một năm nữa em ra trường thì mẹ em khuyên bố: em phải lấy chồng.
Lấy ai? Anh ấy. Anh ấy không muốn để em vuột khỏi tay anh ấy, nên muốn cưới khi
em còn là học trò ảnh. Đến cả chuyện hôn nhân anh ấy cũng chu đáo trong tính
toán thời cơ.
Phải, thế là hết. Em không htể cãi lại mẹ em và e cũng không
đủ dũng cảm từ chối. Tất cả cuộc sống của em gắn với gia đình.
Em lên xe hoa trong một tâm trạng rỗng rễnh khó tả. Người ta
khoác trên mình em chiếc áo cưới, người ta đội lên đầu em chiếc nón nhỏ xíu và
biểu đó là vương niệm của nữ hoàng. Người ta khoác lên em những thứ gì nữa em
cũng không biết. Người ta bôi chét những gì lên mặt, lên mắt, lên môi em. Họ ngắm
nghía, họ trầm trồ. Rồi lại còn thấy mấy anh đi cùng với bao nhiêu người nữa bước
vào nhà em, cúi lại bàn htờ ba mẹ em rồi rước em đi. Mẹ em dắt tay em đưa ra khỏi
nhà. Em có cảm giác như bị dồn đuổi. Em tủi thân và khóc, mọi người thì cười. Họ
ngỡ rằng em xúc động nên em mới khóc như vậy. Có ai ngờ đấu em lại khóc thực sự,
khóc và âm ức trong lòng.
Anh ấy đâu có nhà cửa gì. Nhà anh ấy xa lắm, cách trường anh ấy
dậy vài trăm cây số. Người trong quê ra dự đám cưới chỉ có một mình bà mẹ ảnh
và vài ông anh họ.
Anh ấy đưa em về ở chung trong một căn hộ dành cho người độc
thân vốn dành cho khu gia binh ngày trước. Tất cả chẳng có gì, ngoài một nồi nấu
ăn, vài cái tô, vài cái chén. Giếng nước, cái bếp nung. Sản nghiệp chỉ có vậy.
Ngaỳ cưới bạn bè xúm lại trang chí cho cái phòng chật chội của anh ấy những dây
kim tuyến xanh xanh, đỏ đỏ, loè loẹt. Những chữ ngoằn ngoèo chồng chéo vào
nhau. Mấy chữ tàu dán lung tung trên vách, trên mùng. Căn phòng giống như một
sân khấu cải lương. Đêm tân hôn của em diễn ra trong một căn phòng như vậy. Cảm
giác của đêm tân hôn ra làm sao ư? Mà anh hỏi em điề đó làm gì. Nhưng không ao,
anh có vợ, em có chồng có nói cũng không sao. Em chẳng được chuẩn bị gì cả, nên
đêm tân hôn giống như chuyện lạ lẫm trong đời em. Bực mình vì có bàn tay thô tụccứ
sục sạo, khua khoắng trên người mình. Bực mình vì phải chen chúc trên một cái
giường chật chội. Bực mình vì anh ấy cứ tìm cách lột bỏ đồ em mặc trên người.
Khi không ai laị làm chuyện đó. vất vả nhưng không sao cưỡng lại anh. Xém chút
nữa thì em la lên khi em bỗng trần trụi bên anh ấy. Bực mình vì hễ em kéo mền đắp
lên người thì anh ấy lại hất tung ra và bảo: để hai đứa về cùng với thiên
nhiên. Cho đến lúc đó em còn chưa biết hôn là gì, anh ấy hôn em, em cứ có cảm
giác ghê ghê làm sao ấy. Mà anh ấy còn hút thuốc nữa. Cái mùi thuốc lá từ điếu
thuốc nghe còn còn có htể chấp nhận được, chớ nó đã qua miệng người ta hút, nón
cứ gây gây, khó chịu, xém chút nữa thì em ói. Em không còn con gái trong một
đêm như vậy đó.
Hơn mười chín một chút là em làm mẹ. Đó là thay đổi lớn nhất
trong đời em. Tất nhiên là kèm heo đủ thứ: tã lót, chợ búa, cơm nước… Đó là
công việc của đàn bà, chức phận của đàn bà là phải làm, không đáng phải nói đến.
Nhưng anh ấy thì thay đổi một cách khủng khiếp. Như trên em đã kể rồi. anh ấy hầu
như trắng tay khi cưới em về. Vì thế mà anh ấy mặc cảm, anh ấy không cam chịu.
Ngày mới về, anh còn bàn đến chuyện làm sao có được bài giảng cho hay ho, vẫn
còn giở những bài thơ viết từ mây năm trước viết dành tặng em. Còn lúc này, anh
ấy đã quên hết những chuyện đo. Gía sách anh ấy để cho bụi bám. Những bài thơ
thì anh ấy gói lại ném vào một góc tủ.
Mục đích của anh ấy là phải trốn khỏi cảnh túng thường ngày.
Anh ấy tuyên bố với mọi người: không gì nhục hơn cái nghèo. Văn hay, chữ tốt
danh phận cũng thấp hén hơn thắng có tiền.
Trước hết là anh ấy dùng tiền dành dụm được mua một miếng đất
ở sâu trong một xóm nhỏ. Anh nhờ những học trò quê ở trên mạn rừng kiếm mua một
cấp cây rẻ tiền. Khi làm nhà ảnh làm hết, hết giờ lên lớp là anh lột trần ra đục,
đẽo, cưa, cắt. Khi đã chuẩn bị xong, anh làm một mâm cơm, huy động tất cả những
học trò có thể huy động được đến dựng nhà. Vậy mà cũng được căn nhà xinh xắn
như anh đã biết. Có nghĩa là đã thoát khỏi cảnh sống ở chung cư. ngày về nhà mới
anh hoan hỉ lắm. Chỉ có hai vợ chồng mà anh ấy xôn xao, tung tăng như con nít
được mẹ cho quà. Đấy là lúc em thấy anh ấy đáng yêu nhất kể từ khi làm đám cưới,
nhưng niềm viu không được bao lâu.
Anh ấy xây một cái chuồng heo. Đó là tiền anh sang lại căn
chung cư cho người khác. Thả vào đấy mấy con heo mua bằng tiền bạn bè mừng đám
cưới ngày trước còn giữ đươc bằng người cách mua mấy cái cà rá, mấy cái vòng
đeo tay. Suốt ngày, sau giờ lên lớp, anh ấy loay hoay với cái chuồng heo ấy.
Còn em, anh ấy ấn vào aty em một cái bàn cuốn thuốc lá. Nghe đâu anh ấy có quen
với ông giám đốc xí nghiệp thuốc lá huyện., giúp anh bằng cách cho
anh nhận cuốn htuốc lá gia công. Anh ấy biểu em: cuốn đi lời hai xu rưỡi một điếu
đó… những hai xu
Chương 4
rưỡi một điếu. Cuốn được một gói lờ những năm hào. Ngaỳ cuốn
lấy chừng vài trăm điếu thôi cũng được vài trăm lần hai xu rưỡi. Không ai cho số
tiền đó đâu. Từ hôm đó, sau giờ lên lớp, sau những phút giường cứt, chiếu đái với
con, em chúi đấu vào cái bàn cuốn thuốc. Anh ấy đi bỏ mối và giao thuốc cho xí
nghiệp. Khi có mối nhận thuốc nhiều nhiều, đông đông, anh ất xù luôn chuyện
giao thuốc cho xí nghiệp, chịu khó chạy lông nhông khắp thị xã giao thuốccho mối.
Ban đầu em không có gì phải suy nghĩ. Em đã bắt đầu quen với
điều “Xuất giá tòng phu”. Chồng biểu làm là cứ làm. Hơn nữa thấy chồn gvất vả
vì muốn thoát nghèo, em cũng muốn góp sức cùng anh. Nhưng, công việc thực nhàm
chán. Đống thuốc sợi. Cái bàn thuốc, giống như cái cùm đặt trước mặt. Bàn tay
vuốt vuốt, se se, cắt đầu, cắt đuôi. Vô gói. Dán nhãn. Công việc ngày này sang
ngày khác. Càng lâu, cảm giác bị chói càng thấm vào em, và lúc nào em cũng nghĩ
cách bứt bỏ dây trói đó. nhưng chẳng biết bứt bỏ bằng cách naò.
Không hiểu sao, cứ mỗi khi anh ấy ra khỏi nhà trên chiếc xe đạp
là em như người đươc cởi trói. Nó thư giản không chỉ cơ thể, mà thư giãn cả
trong đầu óc mình. Những lúc đó em có thể ra vào thoải mái, đi đứng tự nhiên,
thậm chí còn có thể hát được vài câu. Nhưng hễ cứ nghe tiếng xe lạch cạch ngoài
đầu cổng là ngực em như có một tẳng đá đé lên, nặng trịch và tức tối. Có chuyện
gì đâu mà tức bực, nhưng nó cứ thế kéo dài từ ngày này sang ngày khác. Anh có
tin là vợ chồng nói chuyện với nhau toàn là những câu hỏi không. Em cho heo ăn
chưa? Cần gì mà phải trả lời chớ? Em nói thế mà nghe được sao? Thì nói vậy đó
có sao không? Mắc chứng gì mà em gây với anh? Vậy mà là gây hả?… Đại loại là
như vậy, nhưng chưa bao giờ có một cuộc cãi lộn nào cả. Chỉ có thể trò chuyện với
nhau vài câu khá thân thiện, gần gũi lúc lên giường ngủ. Khi anh ấy về là chúi
đầu vào cân, vò, xé, pha và đùn váo lòng em một đống sợi thuốc lá khét nồng. Phải
công nhận người đàn bà có sức cịu đựng dẻo dai thực. Em cứ cuốn thuốc và biết một
con số, lời hai xu rưỡi một điếu thuốc. Mỗi lần đứng lên, cái lưng nó mỏi, phải
nhớm nhứ một hồi mới đứng thẳng lên được. Nhưng hình như trời không cho em khá
lên được. Cuốn thuốc hoài mà thấy túi cứ rỗng hoài. Thì mình tính được hai xu
rưỡi một điếu thuốc thì người cũng tính được vậy. Không những thế, họ còn tập hợp
nhau lại để giữ mối. Anh ấy lại không muốn cộng tác với người khác, nên không mấy
chốc cái bọc đựng thuốc của anh, suốt ngày vẫn phải mang về xếp vào hàng tồn
kho. Còn mấy con heo, lúc người ta muốn thì giá lên ào ào. Mình nuôi thì vừa
bán, vừa cho, không mắc, huề vốn là may. Dã thế lai không phải tay nuôi, heo cứ
cọc lại không chịu lớn. Nhà cửa bắt đầu nặng nề hơn.
Cho đến ngày gặp một người khác.
Người ấy thì anh biết rõ quá rồi. vừa là bạn của anh, vừa là
bạn của anh ấy, anh đâu có lạ. Anh ta lên nhà em thường vào lúc chồng em đi vắng.
Ngay cả hồi đó em cũng chẳng biết vì sao thế. Chắc là do tình cờ thôi. Em nghĩ
vậy. Em chưa đủ khôn đã phải làm vợ, đâu có biết những suy nghĩ lắt léo trong đầu
người đàn ông. Em tìm lại hình dáng ngày xưa của chồng em qua anh ấy. Khoẻ mạnh,
chu đáo, nhiệt tình, trong lúc em ngồi cuốn thuốc lá, thì anh ta ngồi bên cạnh.
Anh ta đọc cho em nghe những bài thơ của Hàn Mặc Tử, ngthe cứ buồn nẫu ruột. Hết
Hàn Mặc Tử, sang Nguyễn Bính, hết Nguyễn Bính, sang Xuân Diệu. Những câu thơ cứ
ngấm vào đầu em, ngấm vào từng đướng gân thớ thịt. Đường gân thớ thịt trong người
em cứ gợn lên đòi được yêu, yêu si mê, yêu cuồng dại. Có lẽ quá nhiều những vất
vả hàng ngày, bây giờ em mới thấy thơ có thể giúp cho người ta có chỗ ẩn nấp,
có chỗ để mà quên, có chỗ đẻ mình thả nổi thân xác, cho lơ lửng nhẹ nhàng. Có
lúc em nghe mà bàn tay quên không cuốn thuốc. Có cả những lúc hai mắt em trố
tròn, nhiòn vào khoảng không vô định để mà ngấm những câu thơ. “ Đôi mắt em bốc
lửa”. Anh ta nói như vậy với em. Sao giống cách chồng em nói thế, và không lẽ
đó chính là em. Chồng em đã từng nói như thế, như hồi đó em không tin. Nhưng
thêm lần này nữa không tin không được. Có lẽ là mặt em bốc lửa thực. Bốc lửa đến
cháy lòng khi bất chợt một chiều khi chồng em đi vắng anh ta hôn lên má em. Vậy
đó. cháy lòng nhưng em lại bảo anh ta:
- Anh đi đi, đi ngay đi.
Em nói như vậy nhưng hình như mắt em bốc lửa mạnh hơn. Anh ta
quỳ ngay trước mặt em, quỳ ngay trước cái bàn cuốn thuốc:
- Đừng, đừng đóng kịch nữa. Em không yêu chồng em có phải
không. Anh biết, anh biết. em phải được giải thoát, phải có chỗ giải thoát, chí
ít là trong chốc lát. Để dành cho mình một chút thanh thản…
Anh ta gạt đổ cái bàn cuốn thuốc lá mà chồng em sắm xuống đất,
lấy chân đạp cánh cửa mà chồng em đã mất nhiều công sức làm cho nó chắc, chắn
khép lại. Kéo em nằm xuống ngay trên nền nhà mà chồng em đã phải mất mấy ngày
trời để nghép những viên gạch bông cho phẳng phiêu liền lạt. Và ngay cạnh những
điếu thuốc lá nồng khét, thứ mà chồng em hy vọng mỗi điếu lời hai xu rưỡi, em
đã không kháng cự như kháng cự chồng em trước đêm tân hôn…Thật khốn nạn cho em,
nhưng em không thể nào quên được hơi thuốc lá. Khi anh ta hăm hở hôn lên miệng
em, hôi thuốc lá thêm một lần nữa làm em xém ói. Bao nhiêu khát khao, bao nhiêu
si mê kể cả cuồng loạn nữa vụt tan biến mất khi alị thấy bàn tay thô tục quờ quạng
trên người, khua khoắng tìm cảm giác. Vương vướng, cồm cộm, chật chội giống như
đêm tân hôn mà em đã từng chịu đựng. Nhưng quả là có quỷ thực. Đêm tân hôn, em
còn trong trắng, quý không thôi thúc em. Cái con quỷ ấy nó nằm sẵn trong người
em, ngày ấy nó chưa tỉnh giấc.
Còn hôm nay, nó xèo tất cả móng vuốt, nó nhe răng lợi, nó xù
hết lông và biểu em: không sao hết. Tất cả chỉ có vậy, cứ dân ghiến một lần xem
sao. Em nín thở để tránh mùi thuốc lá, mùi mồ hôi dầu trên người anh ta. Em làm
cho anh ta thoả mãn và anh ta cũng cho em đầy đủ, điều mà chồng em chưa làm được
bao giờ. Không phải trái cấm nào cũng ngọt, cũng ngon, phải không anh. Có trái
thì đắng, có trái thì cay. Nhưng dù ngọt hay đắng cay nó cũng có hương vị
riêng. Em đã hái trái cấm vừa đắng vừa cay, và cho phép mình suýt xoa tận hưởng
vị đắng, vị cay của trái cấm mình hái. Chẳng còn thấy Hàn Mặc Tử đâu nữa. Những
Nguyễn Bính, Xuân Dịêu cũng tan biến trong dây phút đắng cay kia. Chỉ còn một
câu thơ vô cùng quen thuộc: “cởi quần áo ra đi em”. Chún gta ít thời gian lắm.
Chúng mình chỉ kịp lên tiên trong chốc lát”. Ha, ha… Một con bé bị thịt như em
mà cũng được lên tiên ư?
-Thôi. Em. Đừng kể nữa. Anh sợ quá.
-Anh sợ ư. Anh sợ sao còn đến tìm em? Không lẽ bây giờ em bảo
anh bốc lửa. Đêm trăng lạnh thế này mà em vẫn nhìn thấy đôi mắt anh bốc lửa
kìa… đàn ông các anh đâu có nghe những lời như thế từ đàn bà. Mà thôi, không
nói chuyện đó nữa. Từ ngày gặp anh ta, thời gian sau em không còn có gan ngồi
bên cái bàn cuốn thuốc lá nữa. Chồng emngồi thay em, còn em thì đi bỏ mối. Có
đi mới biết chồng em chi li, ky cóp ra sao. Chao ôi, muốn đổi đời chỉ tính đến
chuyện lời hai xu rưỡi một điếu thuốc lá. Mang cả đời mình ra mà mua bán và có
khi đổi ca nguyên đời mà chỉ có được vài xu thôi ư? Mỏi gối, chồn chân đi kiếm
được vằng hơn một suất lương công chức nghèo. Em bỏ cuốn htuốc lá, bỏ luôn dạy
học, đi buôn. Đi buôn không vốn, khuấy đấu heo đầu cháo, tính ra cũng chỉ hơn
chuyện cuốn thuốc lá ở chỗ là được lang thang, rong ruỗi trên đường với cả vạn
chuyện thiên hạ đập vào tai, vào mắt mình.
Im lặng một lát, người đàn bà nói.
-Quỷ tha ma bắt mấy thằng đàn ông các anh đi. Không hiểu có
cái gì trong các anh mà hễ thấy loại đàn bà nào như em là ông nào cũng rình chộp
cho được.
-Em nói gì tôi không hiểu?
-Oi em bé của tôi. Sao em đóng kịch dở quá vậy.
Thế anh không nghe em vừa nói: mắt anh bốc lửa đó sao? Đàn
ông các anh như những con chó săn, còn đàn bà chúng em như những con mồi. Con mồi
phải biết lo gì với con chó săn chớ? Ngày xưa khi còn trẻ trung có thể không nhận
diện được chó săn, chớ hôm nay, ngần này tuổi không lẽ không nhận ra? Không lẽ
anh rỗi việc đến nỗi sẵn sàng tháp tùng những chuyến đi buôn qua đêm như thế
này. Anh phải mong ở em một cái gì chớ. Hay anh khác những người đàn ông khác.
Hay anh là thánh. Thôi hãy nghe em nói những câu nghiêm túc đây. em đang rất sợ
đến một lúc nào đó, anh cũng sẽ vồ lấy em, hoặc như anh bạn cuả anh đã vồ lấy
em bên bàn cuốn thuốc. Đúng, có thể là em sẽ chịu đó, sẽ cũng anh làm cuộc
phiêu lưu. Trái cấm mà. Lại có con quỷ luôn ém trong em, nó xúi dục em, làm em
không tránh né được. Em thèm một tình yêu không có bàn tay quờ quạng trên người,
không có những cái hôn nồng nực mùi thuốc lá. Em mong có một tình yêu không có
ai cho cái gì, dù là đắng cay hay ngọt ngào. Cho và nhận phải hoà làm một. Làm
gì có chuyện đó trên đời này phải không?
-Có nhất định phải có chớ?
-Có thể có, nhưng hôm nay em chưa thấy, chưa tìm ra. Anh đang
cho em những dây phút được nói cho thanh thản. Có phải em đã bắt đầu nợ anh rồi
không? Nhưng đừg bắt em trã nợ bằng những thưnhững đàn ông thèm khát như thế,
như thế sẽ làm em sợ, làm em khủng khiếp và khinh khi…
Đống lửa tắt dần. Một lá cỏ khô cuối cùng tắt lửa, cháy bùng
lên một chút rồi tắt lịm. Gió lạnh thổi thốc tới. Còi tàu rúc lên. Người ta lại
lên tàu tiếp tục cuộc hành trình đang dở dang. Hình như người đàn ông muốn dơ
tay đỡ người đàn bà lên tàu theo một phép lịch sự tối thiểu, nhưng anh ta lại rụt
tay về, để người đàn bà chật vật leo lên những bậc thang vốn quá cao đối với
thân hình của cô.
Xình, xình, xịch… Con tàu đã lao đi. Con tầu có những chuyến
đi thông đồng bến giọt, nhưng cũng có những chuyến đi phải ngưng lại giữa chừng.
Nhưng tàu đi còn có đích, còn người ta, đích nào ở phía trước. Anh ta tở dài.
*
-Chuyện ấy có thực so anh?
-Theo em thì có thực không?
-Anh kể, không lẽ laị bịa ra?
-Nhưng nếu anh bảo là chuyện thực thì sao?
-Chuyện thực thì chính anh là người trong cuộc chớ gì?
-Không lẽ em cho anh là người cao thượng đến như vậy?
-Anh có là người cao thượng cũng có sao đâu?
-Em cho là thể hả?
-Ai mà chẳng có một quá khứ êm đẹp. Anh cũng vậy phải không?
-Em cũng vậy. Cái chú nhóc của em sao dễ thương thế? Em có
thch1 nghe chuyện về một chú nhóc khác không?
-Anh cứ kể nếu em thích?
-Ơ mà mình cũng đang nói chuyện có người hỏi mà không người
trả lời thế này. chuyện này có trên đời sao?
NGƯỜI ĐÀN BÀ VIẾT
Ngày nhỏ ta đã từng nghe người ta kể chuyện về con
rắn lột xác. Ta đã từng ao ước, giá như người ta cũng sẽ được lột xác thì hay
biết mấy. Con người sẽ trẻ laị và sung mãn. Nhưng bây giờ ta lại nghĩ khác. Nếu
người ta cứ giữ nguyên phần xác mà lột được phần hồn thì tốt hơn. Những gì là xấu
xa, lừa lọc ta sẽ phên đi, để ta trong sáng lại không một chút vẩn đục như thuở
còn thơ nhỏ. Ta sẽ làm lại tất cả những gì ta sai lầm và ta sẽ lánh thật xa những
gì đã làm ta buồn bã, đau khổ và thất vọng.
Rồi ta cũng đã từng nghe chuyện đầu thai làm kiếp khác. Có
chuyện đó không? Nếu có thực ta xin được làm một thư gì đó mà không liên quan đến
con người. Vô tư sinh ra, vô tư sống và vô tư chết. Nhưng còn có câu: Tiếng con
chim lúc sắp chết là tiếng kêu than. Vậy thì có cai gì vô tri vô giác đâu.
Cuối cùng thì ta vẫn là người và là người đang tồn tại. Thì
thôi hãy tồn tại như mình vốn có. Ao ước cũng không được. Chỉ lấy ao ước làm
nguồn an ủi mà sống.
Người nói sao hả? Hãy tin ở mình trước đã.
03/01/2001
7.
Người đàn ông nhấc ống nghe:
A lô. Chào em. Chi vậy em?
Nhận ra tiếng em hả? Tuyệt quá. Về ngay với em đi. Em đang chỉ
có một mình.
Chồng đâu mà chỉ ở có một mình.
Bỏ rồi.
Con?
-Nó vào đại học rồi. học bổng khỏi phải nuôi. Bữa nó lên trường
thèm có anh chia tay với nó quá, mà không sao liên lạc được. Nè thôi không nói
nữa. Không có nhiều tiền trả cho bưu điện đâu. Về không?
-Được, về.
-Nhớ em nghe.
-Ừ.
-Yêu em nghe!
Thế nên người đàn ông mới có mặt ở căn phòng trong cư xá dành
cho người đàn bà đang ở độc thân kia. Một thoáng thôi anh ta có thể nhận ra sự
trống vắng và thiếu bàn tay người đàn ông ở trong phòng. Cái giường có lẽ là
nơi hai người nằm trước đây, bây giờ chất đống toàn những vải vụn. Bên cạnh là
một chồng những chiếc lõi mền được ghép bằng những miếng vải vụn kia. Trên bàn
không có lấy một cái ly. Cái gạt tàn thuốc đã bắt bụi, với mấy cái mẩu tàn đã
ngả mầu, đen và mốc. Mắt người đàn bà thì nồng nàn, mà miệng thì nói toàn là những
lời lạnh lẽo. Tranh thủ hàng xóm ồn ào, cô ghé tai nói với người đàn ông :
-Mới đuổi thằng chồng đi. Nay lại có anh về. Sợ hàng xóm người
ta dị nghị. Mệt lắm.
Hai người định ở với nhau một ngày, sau đó thì chia tay, hoặc,
có thể đi xa hơn. Nhưng mọi việc cư rối tung lên, không thể xếp sắp được.
Trước hết là lúc chập tối, hai người đi thăm một số người
quen. Tất nhiên toàn là những người quen của người đàn bà. Đến đâu người đàn
ông cũng được giới thiệu bằng những lời trịnh trọng nhất. Rằng anh ấy là người
bạn chân thành nhất. Rằng trên đời này không có người đàn ông nào cao thượng
hơn anh ấy. Rằng anh ấy có thể là mẫu cho đàn ông thời nay. Rằng anh sẵn sàng
vì cô mà bỏ công việc để chỉ gặp cô. Nhiều người nghe giới thiệu đã tỏ vẻ ngưỡng
mộ ra mặt. Nhưng họ chuyện với anh ta không mấy mặn mà. Trước hết, vốn là một
công chức bàn giấy, anh chẳng có gì mà tham góp với họ. Anh như là một người ở
hành tinh khác, chưa kịp hoà nhập với cách sống của những người mới gặp. Rồi
cũng vì ngay sau đó họ say sưa với nhau toàn là những chuyện chợ búa của đàn
bà, chuyện ghanh ghét của người đàn bà, là chuyện đá cá lăn dưa của mấy anh đầu
nậu, rồi đủ thứ trên đời này, cái gì cũng thành chủ đề khơi nguồn cho họ nói
như mạch suối, không ngừng. Có một điều tai hại hơn là trước khi về, những người
mới gặp đều chúc cho hai người sớm thành cái gì đó cho mọi người đến góp vui.
Thành cái gì bây giờ.
Nhưng tai hại hơn cả là cuộc gặp cuối cùng trong ngày, lúc đã
mười một giờ khuya. Người đàn bà đưa người đàn ông lên một căn phòng trên tít tận
lầu bốncủa một khu cư xá. Ơ đó đã có sẵn hai người đàn ông và một người đàn bà.
Giới thiệu về anh bằng những lời tíu tít như đã giới thiệu từ chiều đến giờ,
sau đó, cô ta về nhà cũ của mình, tính lấy mấy thứ sang góp vui với bạn bè.
Nhưng cô ta đi quá lâu, khiến cho đám bạn bè và ngay cả người đàn ông cũng thấy
sót ruột. Anh ta cảm thấyquá trơ trẽn với những người không quen. Một anh bô bô
nói:
-Con nhỏ này tính cho anh em mình leo cây hay sao thế này. chắc
lại gặp thằng đàn ông nào đó chộp được, kéo lên giường rồi chắc.
Một anh khác:
-Ai chớ nhỏ đó giám lắm à nghen. –Anh ta quay sang ông khách
– Tôi khen ông gan. Ong giám kết bạn với cổ, mà còn là người bạn chung tình nữa
chớ…
Người đàn bà chủ nhà sắp lại chai rượu ở góc mâm tiếp lời:
- Đúng thế đấy. mới xuất hiện ở xứ này vài tháng cổ đã nổi tiếng
về máu giang hồ rồi. Ban đầu cổ biểu với người ta rằng có một người đại tá nào
đó trên Đà Lạt thươn gcổ dữ lắm, thế nào cũng có ngày cổ mời mọi người dự một
đám cưới linh đình giữa cổ và ông đại tá đó. cổ mô tả ông đại tá đó giống như
mô tả về những người tài tử xi nê. Cũng có một ông đại ta đến thăm cô ta thực.
Nhưng khi hàng xóm tò mò hỏi thì không phải ông ở Đà Lạt, mà ở tít tận ở ngoài
Hà Nội, ghé thăm đứa con gái khi có lời nhờ gởi của ba cháu bé. Có nghĩa là
không thấy ông đại tá nào, mà chỉ thấy một anh chàng lùn xịt thậm thùt ra vào với
cổ. Không sao. Nghe đâu cổ đã ly hôn với chồng thì việc cổ quan hệ với ai,
không ai can thiệp. Cái anh lùn xịt ấy bỗng dưng biến mất, thì lại bỗng nhiên cổ
tuyên bố lấy chồng. Nhưng không lấy anh chàng lùn xịt kia, mà alị lấy một anh
thợ ống nước. Cô nói với mọi người: nhưng đàn bà mà không chồng thì cũng như
trâu không có cọc. Thợ ống nước cũng là đàn ông, thì cũng làm chồng được vậy.
Cũng không sao. Lấy ai là quyền của cổ. Nhưng cứ lâu lâu cổ lại đuổi anh chồng
ra khỏi nhà. Ơ một mình một thời gian, cổ lại kêu anh chồng về. Chẳng hiểu sao
anh chồng cũng về. Công nhân anh chồng này chịu nhịn giỏi. Trong nhà chỉ thấy cổ
nói, nói đến hàng xóm bực mình. Ơn lắm anh ơi. Trong nhà mà vợ chồng sinh hoạt
thì hàng xóm phải tìm cách đuổi trẻ con đi hết. Lúc đó mà cổ nói chuyện với chồng
toàn là chuyện ân ái. Mà nói lớn hơn chớ…
Bà chủ nhà chưa dứt lời thì người đàn bà xuất hiện. Vừa bứơc
vào cô ta đã nói ngay:
-Đồ khỉ, thằng chả không về ngày nào, lại về đúng ngày này. Vừa
bước chân vào nhà hắn đã vật tao ra giường đòi… Tức không chịu nổi…
- Rồi mày làm sao? – Bà chủ nhà hỏi.
- Thì chửi, thì đuổi, chớ làm sao. Nhưng cái mặt hắn lỳ. Hắn
không đi. Điên lên, tao phang cho hắn một cái chậu tắm. Vậy mà hắn cứ cười khì
khì.
-Rồi sao nữa?
- Đành chịu chớ làm sao giờ. Cho hắn, mặc kệ hắn, miễn nhanh
nhanh để còn sang đây.
- Khiếp, gì mà như gà vậy?
- Chưa làm giấy ly thân thì đành chịu. Để đó hôm nào tao cho
hắn biết mặt. Chồng con gì hắn. Thằng khốn nạn…
Cô ta miệng thì lẩm bẩm nguyền rủa anh chồng, tay thì bày biện
những thứ đồ ăn vừa mang qua.
Người đàn ông ngạc nhiên nhìn cô. Sao những lời như thế lại
có thể bật ra từ miêng cô được. Miệng thì nói toang toác, mắt thì lóng lánh ướt.
Chẳng biết cô chửi thực hay giỡn.
Bàn tiệc đêm nay có lý do của nó. Nghe người đàn bà giới thiệu,
những người bạn của cô ta mong muốn cô ta chứng minh rằng cô ta đang yêu. Kể
cũng hài hước, trong khi bạn bè mong như vậy thì lại xảy ra chuyện anh chồng cô
ta trở về. Nhưng hình như những người bạn không lấy đó làm phiền, mà còn coi đó
là chất xúc tác cho một cuộc tình muộn màng. Họ như đồng loã với cô ta để đưa
người đàn ông vào mê hồn trận. Bà chủ nhà là một goá phụ. Bà ta có hai đứa con
đã lớn, đủ sức đi làm kiếm sống cho bản thân mỗi đứa. Bà ta làm chân chạy chợ
cho một nhà hàng. Anh chàng ngồi bên cạnh bà ta được giới thiệu là người bạn
đang xin chết với bà ta. Anh ta là người bạo miệng. Ngay từ lúc bước chân vào
anh ta đã lên tiếng tuyên bố cái giường của bà chủ hôm nay phải dành cho khách.
Anh ta biểu đó là cái giường đã làm cho anh ta và bà chủ sung sướng thì hôm nay
phải dành sự sung sướng áy cho người khác. Nhịn miệng đãi khách mà. Ay là lúc mới
bước chân vào nhà. Còn bây giờ, biết bạn đã bị chồng về quấy nhiễu, anh ta
không nói gì thêm nữa. Anh bạn thứ ba, đến đây lẻ loi một mình xem ra kẻ có tiền.
Không nói thì thôi, nói là bạc tỷ. Anh ta nổ liên hồi về một công trình cũng bạc
tỷ mới nhận ở vũng tàu. Miệng anh ta cứ toang toác:
-Tôi tính cho người ta như vậy là ngon lắm rồi đó. khỏi bàn,
khỏi bàn đi. Công trình ấy mấy tỷ đồng. Người ta chỉ mất mấy giọt nước miến hoa
hồng xơi cả chục triệu đồng, không mất một giọt mồ hôi, không giao cho tôi thì
giao cho ai bây giơ. Thời buổi bây giờ nói đấn tiền là chỉ có tiền thôi. Anh em
cũng mặc. Bữa nay anh bạn mới của mình đãi bia, mai tôi đãi laị không để anh
thiệt thòi một giọt. Đó là chuyện sòn gphẳng về nhậu. Còn làm ăn. Xỉa xong,
làm, đếm, bỏ túi. Mai tính cái khác.
Sau những phút nóng giận không thực hay giả khi hồi, người
đàn bà đã bắt được nhịp câu chuyện của những người đã chờ đợi cô ta. Cô cười
khanh khách và bắt đầu rót bia từ những cái lon ra ly. Cô ta khích anh bạn vừa
toang toác nói:
- Dóc vừa thôi cha. Cái xe đạp cũng nhờ bồ mua cho. Bả sợ ông
bỏ chớ gì. Cái thói dóc tổ không chừa. Nè tôi nói trước ông còn tiền thì bả còn
đeo, ông hết tiền bả bỏ ông cái một đó nghe. Bả kiếm mối khác cho ông coi.
Anh chàng kia cũng không thua:
- Tôi ngán gì. Mất người này tôi kiếm người khác lo gì. Đàn
ông giống như cái nơm. Up hoài, úp hoài sao cũng kiếm được cá.
Sau câu triết lý nửa mùa ấy, anh ta ha hả cười. Với người đàn
ông, thực xa lạ trong bối cảnh này. đúng ra phải gọi là một đêm vô duyên. Lũ
đàn ông thì uống bia như uống nước lạnh. Những vỏ lon được quăng ra rổn rảng.
Khuya lơ, khuya lắc. Cả những người thức khuya nhất ở thị xã
cũng đã ngủ từ lâu. Nhưng đám tiếc ồn ào trong căn phòng chật chội, sực nức mùi
người, mùi bia náy hình như vẫn chưa muốn dứt. Những ông đàn ông thay nhau nói,
thay nhau cười. Những người đàn bà cũng tranh nhau cười, tranh nhau nói. Toàn
là những chuyện cợt nhả không đầu không cuối. Nói xấu, moi móc người này, chê
bai, dè bỉu người kia. Nói riết một hồi lòi ra, anh nào cũng như anh nấy tiền bạc
kiếm ăn hàng ngày. Lo bữa hôm nay, tính kiếm bữa ngày mai. Nhưng hình như ai
cũng muốn mình là người giỏi giang nhất, tinh khôn nhất. Mở miệng là phán như
thánh. Cô chủ nhà hình như đã ngấm bia, bỗng khóc tu tu:
- có ai khổ như tôi không? Chồng chẳng ra chồng, con chẳng ra
con. Ngay cái phòng này đâu có phải của tôi đâu. Người ta lừa tôi, người ta lấy
giấy tờ phòng này đi thế chấp ngân hàng, người ta vay vốn tính chuyện làm ăn. Rồi
người ta dông luôn, để tôi gánh cái nợ ngân hàng. Mất lần rồi, người ta đến đòi
hoá giá nhà này, bán đi để xoá nợ. Sở Khanh ngày xưa cũng chỉ ăn cắp xác thịt
Thuý Kiều. Đằng này nó không chỉ vò xé xác thịt tôi, nó còn lừa tiền bạc của
tôi, kéo tôi vào cái vòng nợ nần nữa. Sao khốn nạn thân tôi thế này…
Mọi người không can ngăn, không khuyên giải, mà còn cười hô hố,
trêu chọc. Cái anh có miệng toang toác cười lớn nhất:
-Thôi đi bà. Bà có thua kém gì hắn đâu. Bây giờ bà bóp anh bạn
tôi đây há họng ra rồi. mỗi tháng anh bạn tôi phải chu cấp cho bà bao nhiêu tiền,
phải lo cho bà từ cây son, hộp kem. Mà bà vẫn chưa chịu cho là đủ. Trời đất,
tôi không hiểu bà hấp dẫn chỗ nào mà ông bạn này dốc túi cho bà, mơi là chuyện
lạ.
Anh ta bỗng quay sang ông khách lạ:
--Ong tính sao với bà bạn cũ này?
-Tính sao là sao?
-Thì ông phải cứu bà ấy ra khỏi cuộc sống địa ngục bây giờ chớ
còn gì nữa.
-Quả thực tôi không hiểu. Tôi ghé thăm cô ấy chỉ vì là bạn cũ
thôi. Ơ trước đây thì tôi có tí quan hệ với cổ, nhưng bây giờ biểu cứu cổ, tôi
không biết vì sao lại phải cứu. Mới tối, chồng cổ còn về đây mà…
-Thì vẫn về, rồi lại vẫn đi… ông chẳng hiểu cái quaí gì về vợ
chồng hờ cả…
vô duyên thậm vô duyên. Anh ta nói đến đó thì đứng dậy đòi về.
Trước khi ra khỏi cửa, anh ta còn ngoái lại:
-Tôi nói là nói bằng lời thực đó nghe. Người ta có thể có vợ
có chồng. Nhưng người ta cũng có thể nay chồng này mai chồng khác. Giống như đi
buôn vậy. Hôm nay buôn hàng này có ăn thì buôn. Mai hàng ấy ế thì kiếm hàng
khác mới sống được chớ.
Người đàn ông tức ứa gan. Phải lúc khác giám ông nhổ toẹt vào
mặt hắn rồi. Nhưng người đàn bà đã giới thiệu hắn là bạn. Người đàn ông đành ngậm
tăm không nói gì. Bà chủ nhà đã hết khóc lại cười. Bà ta nói nhơn nhơn:
-Thằng chả nói vậy chớ không về đâu. Hắn làm quái gì có nhà.
Nhà con vơ quản lý. Khi nào có tiền thì về, không có tiền thì biến. Như hôm
nay, hăn không có tiền đâu, lại ra mấy công trường ngủ vùi mấy ông thợ xây
ngoài lán. – cô ta bỗng nhìn sang người đàn ông – Tối nay hai đứa tôi nhường
giường cho hai người. Không kiêng kị gì hết. Nhà này nó vốn đã xui rồi. hai người
có ngủ với nhau cũng không làm cho xui hơn đâu. Còn ông – bà ta quay sang bồ
mình – hôm nay mình tạm đình chiến. Ngày mai tha hồ…
Lại thêm một lần nữa người đàn ông lợm giọng nhưng phải nén lại.
Ong ta mỏi mệt nằm gác đầu lên thanh gỗ dưới gầm chiếc bàn sa- lông thiếp đi.
Con mèo nhẩy bậy, làm đổ chồng đĩa chén. Người đàn ông giật
mình tỉnh giấc, xém chút nữa thì la lên:
-Bạn thế là bạn được sao?
NGƯỜI ĐÀN BÀ VIẾT
Ta vốn hay khóc một mình, nếu người còn có thể chịu đựng thì
ta chỉ khẽ khàng tựa nhẹ nửa bên vai… chỉ tựa một nửa vai thôi… để thấy cuộc đời
còn đáng yêu, để mơ hồ thấy mình còn hạnh phúc. Thứ hạnh phúc đau buồn, kỳ lạ.
Lần đầu tiên trong đời ta yêu mái tóc bạc, mái tóc pha màu thời
gian, mái tóc qua bao nỗi thăng trầm, mai tóc đã trải qua gần hết đời người, chẳng
biết người ta đã sống vui, hay sống buồn trong cõi đời này người nhỉ.
Ta bắt gặp ở người cái gì như mộng, như thực, như tiếc, như
thương như anh, như chú và cả như cha vậy.
Mùa trăng năm nay giống như mùa trăng năm nào, có một tình
yêu bất hạnh. Bất hạnh và hạnh phúc chẳng khác gì nhau, chỉ khác nhau một cách
nhìn.
Phải chỉ khác nhau một cách nhìn.
03/01/2001
NGƯỜI ĐÀN ONG NGHĨ
Đời sẽ ra sao, khi trong ta nguội tắt, lạnh lùng. Trong cái
hôn cuồng nhiệt, say đắm, miệt mài nó không chỉ bảo rằng ta đang còn sống, mà
nó còn bảo cho biết một điều ta còn đang ham sống. Nếu một ngày nào đó ta không
còn chút đam mê hẳn đời vô nghĩa đến đâu.
Tuổi đôi mươi, có một người bảo rằng yêu ta cũng được. Cũng
sáng trăng, và trăng cũng lạnh như bữa nào. O hay, sao cứ hay gặp những đêm
trăng lạnh. Nhưng trăng lạnh hôm nay khác trăng lạnh bữa nào. Ta có người kề
sát bên ta. Người ta đẩy ta vào một cảm gáic lâng lâng cho quên lạnh đêm trăng.
Trăgn lạnh chẳng nói lên cái gì, nhưng nó cứ làm cho ta có cảm giác lạnh đến tận
bây giờ. Ta thua em chắc vì ta là đàn ông. Ta không có người mê say ta. Nên thà
cứ lạnh như ngày xưamỗi đứa một bên đường để đừng đứa nào làm hư hỏng đứa nào,
thì tốt biết mấy. Còn sau cái lạnh lần này ta phải mang một lời nguyền: không
bao giờ bước chân qua một cây cầu. Cái thời trai trẻ ngu si, cứ tưởng thất tình
là căn bệnh khó chữa. Thêm một người cười nhiều đến với ta, thêm một người khóc
nhiều đến với ta, người cười rồi cũng nín, người khóc rồi cũng nín khóc. Bởi cả
người cười và người khóc chưa bao giờ thực sự biết ta đang làm gì. Hoặc có biết
đấy nhưng nó là gì, ra sao chẳng ai biết. Thậm chí có người bảo ta điên điên,
khùng khùng nữa kìa. May thực, nhờ thế ta tha hồ sống với những cái mà ta nhào
năn ra. Ta yêu họ, ta ghét họ, ta đùa đẫy với họ, và nhờ thế mà ta quên, ta tiếp
tục đm mê sống.
8.
Thực ra, ông chẳng có liên quan gì mà phải đến thăm người đàn
bà ấy. Một người đàn bà, tuổi chừng hơn ba mươi một chút. Tóc ngắn, phủ xuống
vai. Hai mắt lúc nào cũng như muốn khóc. Chỉ còn cặp môi là tươi, mặc dù cả
tháng nay ngồi trong nhà giam. Ong đến thăm vì có một người nhờ cậy. Một người
bạn vong niên trẻ hơn ông đến mươi tuổi, chung cơ quan. Một hôm một người bạn ấy
dụt dè biểu ông:
-Anh, anh giúp em một việc được không?
Thấy thái độ lung túng của anh ta, ông hỏi:
-Chuyện chi vậy, có quan trọng lắm không?
- Dạ, thế nào cũng được. Biểu là quan trọng thì nó là quan trọng
biểu rằng không thì cũng không quan trọng lắm. Nếu có thể thì anh giúp, mà
không thể thì thôi cũng được.
-Nè, cậu giỡn tôi đó phải không? Mới nhờ đó mà lại nói là
không sao. Có gì cư nói xem sao.
-Em muốn nhờ anh đến thăm một nạn nhân? Cậu không giỡn đó chớ.
Sao câu không đi mà nhờ tôi.
Người bạn vong niên lặng im một lát rồi tiếp:
-Đúng ra người ấy là vợ em, anh ạ. Người ấy đã một thời làm vợ
em. Còn bây giờ, quả thực, em đi thăm không tiện, em nhờ anh. Anh chuyển giúp
em ít quà, nói giùm mấy lời hỏi thăm. Anh biết…
-Biết, biết – ông ngắt lời – nghề của cậu, công việc phải
không, đến trại giam làm xấu mặt cậu chớ gì. Cô ta mắc tôi gì?
-Dạ, vượt biên trái phép. Nhưng em cam đoan với anh là cổ
không hề hoạt động dán điệp, không phản bội Tổ quốc đâu, chẳng qua vì kẹt… cũng
vì em, một phần… cổ hiện đang còn giam ở trại tạm giam tỉnh… anh giúp em nghe…
Ong đã đến ông được trại tạm giam cho gặp phạm nhân trong một
cái sân co rào kẽm gai. Dưói một gốc cây bàng có cái bàn gỗ mộc. Cửa trai giam
mở ra. Một người đàn bà, dù đang bị giam hãm cũng không thấy vẻ tiều tuỵ bước
ra. Trong bộ đồ xám của người tù rộng dinh vẫn không che dấu được vẻ săn chắc của
da thịt. Ong ngạc nhiên: thảo hèn, thằng bạn vong niên còn nghĩ đến, còn tiếc rẽ
là phải. Bóng tối của phòng giam không xoá được vẻ tươi tắn trên làn da, trên
gương mặt và vẫn còn rất đậm đà hương sắc.
Cô ta ngạc nhiên khi thấy người đến gặp, đối với mình là hoắc.
Ong đọc được suy nghĩ của cô ta trong cặp mắt mở to, cứ chất đầy những câu hỏi
của cô. Ong giải thích ngay không dấu diếm:
- Cậu ấy nhờ tôi đến thăm nuôi cô. Cậu ta gởi cho cô ít quà.
Tôi đã đưa cho mấy cô giám thị kiểm tra, lát cô sẽ nhận được.
-Câu ấy là ai, thưa ông … cán bộ?
-Cậu ấy biểu đã từng là chồng cô, cùng chung cơ quan tôi.
Suy nghĩ thêm ít dây nữa, hình như cô đã nhận ra và không ngờ
cô sắc lạnh hẳn, nói khẽ, nhưng cũng lộ rõ vẻ căm giận:
- Thưa cán bộ, khỏi, khỏi. Tôi ở đây khá đầy đủ rồi. có ăn có
mặc, không thiếu htôn gì. Tôi nhờ cán bộ về nói giùm với ảnh đừng lo cho tôi mà
ảnh hưởng đến dường tiến bộ của ảnh. Tôi được như thế này cũng là nhờ ảnh, đủ rồi.
nhận thêm ân huệ của ảnh, tôi không dám.
Ong như bị dội gáo nước lạnh, một lát mới lên tiếng:
-Bớt giận đi cô. Thôi quên anh ta đi. Cô cứ coi như tôi là
người đến thăm cô vậy được không. Trước lạ, sau quen mà. Tôi có biết cô có nỗi
khổ… Trong hoàn cảnh này không khổ sao được. Cô cũng cần có bạn chớ, phải
không? Tôi cũng đã hỏi cán bộ trại giam. Họ biểu cô là người hiền lành và hình
như chuyện của cô sẽ được làm sáng tỏ trong nay mai, không đến nỗi nào đâu.
Người đàn bà bị cái giọng nhẹ nhàng như cha dậy con của ông
khuất phục, lặng lẽ ngồi xuống trước mặt ông. Phải mất một lúc khá lâu, hai người
không nói chuyện gì với nhau được. Cũng phải thôi, người đi thăm nuôi dùm, người
kia thì không cảm thấy cần thiết sự thăm nuôi ấy. Một người bỏ về ngay thì
không tiện. Người kia chỉ mong kéo dài thêm thời gian ngồi ở ngoài trời cho
thoáng mát một chút. Giống như hai người cùng ngồi chung trên ghế đá công viên,
mà mỗi người có một nỗi mong chờ riêng không ai giống ai vậy.
Ong lên tiếng trước:
-Cô đừng biểu tôi là tò mò nghe. Vậy cô với cậu ấy có chuyện
gì ân oán giữ lắm hả?
Một ánh mắt sắc lạnh nhìn ông. Nhưng rồi ánh mắt ấy cũng dịu
lại, có lẽ cô ta thấy vô lý khi mình ra cái vẻ hờn giận với người đàn ông này,
khi ông ta có lòng tốt thay người khác đến tăm mình. Rồi từ trong khoé mắt, những
giọt nước ứa ra. Cô đưa cánh tay áo người tù quệt ngang, giống như đứa trẻ bị
đòn oan nấc những tiếng nấc cuối cùng trước khi ngưng khóc.
Lát sau cô mới lên tiếng:
- Không oan sao được. Vì ảnh mà tôi lưu lạc, vì ảnh mà tôi ra
nông nỗi này. Anh nhảy vào cuộc đời tôi làm gì chớ. Mặc kệ tôi với những bất hạnh
trong đời là đủ rồi, còn khoác thêm bất hạnh kháccho tôi làm gì?
Cứ như thế mà câu chuyện trải ra trong một giọng đều đều, ai
oán:
-Giải phóng, gia đình tôi điêu đứng lắm. Nhà toàn là chị em
gái không hà. Trừ bà chị hai không chồng, còn lại ba chị em đều đã có chồng,
hai bà chị có chồng là sĩ quan chế độ cũ. Nhưng anh rể của tôi đều đi học cải tạo
hết. Riêng tôi, cóm người chồng, gia đình giầu có vào bậc nhất nhì thị xã này.
nghe những lời đồn đại về Việt Cộng, khi giải phóng ảnh đang ở Sài Gòn. Thế là
anh lên tàu chạy chốn sang mỹ và để lai cho tôi một đứa con ba tuổi. Thân gái
như tôi lúc đó biết gì sống. Nhà chồng cũng thất tán mỗi người một nơi, khi yên
hàn trở về, họ không nhìn nhận tôi nữa. Lúc ban đầu tôi không hiểu vì sao như vậy.
Sau này mới biết, họ muốn tôi có thể bước đi bước nữa mình không bị ai cản trở.
Nhưng ngay lúc đó thì tôi tủi thân lắm.
Chương 5
Lúc đó, ảnh đến nhà tôi. Anh gọi ba tôi là dượng, nhưng không
có họ hàng gì. Nói cho đúng htì cũng dính dáng chút ít. Tôi, gái một con. Thấy
tôi ảnh quấn quýt. Tôi biết ảnh có vợ. Hai người sống với nhau không được bao
lâu thì chia tay. Lúc đó ảnh đâu có nói rõ lý do. Chỉ biết hai người có với
nhau một đứa con và ảnh là người nuôi đứa con ấy. Anh đến thường ngày. Gia đình
tôi đón nhận anh vì ông biết đấy, ba tôi đã mất, trong nhà còn lại đến năm người
đàn bà, nên khi có anh đến, ai cũng nghĩ cho có bóng dáng đàn ông trong nhà.
Riêng tôi, tôi chẳng có ấn tượng gì về anh cả. Thì ông biết
hoàn cảnh tôi lúc bấy giờ. Chồng bỏ đi. Con còn nhỏ. Các anh rể đi học tập
không biết lúc nào về, cácbà chỉ hoang mang, than ngắn thở dài, khóc không biết
hết bao nhiêu nước mắt. Cơn hoảng loạn vì sự đổi thay chế độ hết trong gia
đình, thử hỏi làm sao nghĩ đến chuyện yêu đương. Làm sao yêu được. Vậy mà ảnh cứ
đến, cứ xoắn xuýt lấy tôi. Cứ tìm cách gần gũi tôi. Một hôm ảnh xin má tôi cho
tôi đi coi xi nê với ảnh. Má tôi bằng lòng. Anh đâu có đưa tôi đi coi xi nê.
Lúc đó công viên bên bờ sông mới khánh thành. Anh đưa tôi vào đó. ngồi bên anh
một cách miễn cưỡng và miễn cưỡng nghe ảnh nói chuyện, tôi không hề có hứng thú
gì. Thử hỏi, tôi đâu đã dứt chuyện yêu chồng thương con. Vì hoàn cảnh trớ trêu
mà tôi bỗng thành cô quả. Bỗng nhiên anh kéo tôi sát lại với ảnh:
-Em. Liệu chúng mình có thể… ?…
Tôi hoảng, thưa ông. Cái gì cũng có chuẩn bị chớ. Tôi đâu đã
có chuẩn bị gì. Tôi khẽ giật tay mình ra và nói:
-Anh đừng làm vậy. Anh biết hoàn cảnh em rồi…
-Thì hoàn cảnh anh có khác gì em. Anh đã để một htời mất mát.
Anh muốn tìm lại với em…
ảnh nói với tôi nhiều lắm thưa ông. Rằng hoàn cảnh như gia
đình tôi nhất định phải có người đỡ đầu mới sống nổi. Người ta chưa quên chiến
tranh đâu. Những người liên quan đến chiến tranhsẽ còn chịu hậu quả dài dài. Rằng
đời tôi và đời anh coi như đã xong, bây giờ phải tính tới đời con cái, chúng lớn
lên là phải đi học.
Học rồi nó có đi xa được hay không. Ai giám ảo lãnh cho một
gia đình có liên quan sâu đậm với chính quyền cũ như gia đình tôi để con cái có
thể vươn lên trong tương lai. Coi chừng rồi thất nghiệp cả đám. Rằn gchồng tôi
bên Mỹ có còn tưởng nhớ gì đến vợ con hay qua đó lại đa mang, đèo bòng mà bỏ
rơi tất cả. Anh biểu, chỉ có ảnh mới lo được. Anh sẽ bảo lãnh chúng trong tương
lai. Anh đan gcó điều kiện để tiếp xúc với cuộc sống hôm nay với một cái bằng đại
học… Anh nói nhiều lắm. Tôi bị lung lay, nhưng đâu có dứt khoát được điều gì.
Và ảnh cứ giữ bàn tay tôi trong tay ảnh suốt cuộc nói chuyện dài gần hai giờ đồng
hồ trong công viên ven bờ sông.
Sau này tôi mới biết, , tất cả những điều ảnh nói đều đã nói
với má tôi và các chị tôi. Cả nhà tôi bị ảnh thuyết phục, nên cứ tạo điều kiện
cho tôi gặp ảnh. Mọi người tin ảnh, xem ảnh như là cứu tinh của gia đình. Dù sao
ảnh cũng là người hiện đang làm việc cho nhà nước. Anh có kể cho tôi nghe là lẽ
ra trước đây anh ra chiến khu, nhưng ra mấy lần đều không được nên ở lại hoạt động
nôi tuyến. Đến khi giải phóng mới lột diện và nhận công tác. Ít người biết trước
đây anh có hoạt động nên phải chờ xác minh. Khi nào việc xác minh hoàn tất, chắc
anh sẽ còn được nhận trách nhiệm cao hơn. Chúng tôi đâu có tiếp xúc nhiều, nghe
nói vậy thì biết vậy.
Người đàn ông bất giác mỉm cươì khi cô ta kể đến đấy. cái anh
bạn vong niên ấy nói thưc đúng là anh trí thức trùm mền chớ có hoạt động gì
đâu. Giải phóng về, ta đang cần người bổ sung cho các cơ quan mới thành lập, thấy
anh ta có kiến thức, nên khi anh ta đến xin việc thì nhận cho vào làm việc. Thế
thôi. Đến bây giờ, cũng tiến bộ tí chút, vì sau này có cho anh ta đi học thêm.
Thấy ông mỉm cười có vẻ chế nhạo, người đàn bà hỏi:
-Có chuyện chi không, thưc ông?
-Không, không co chi, cô kể tiếp:
Ngẫm nghĩ thêm một chút, người đàn bà tiếp:
- cho đến hôm anh đưa tôi về Sài Gòn. Bữa đó tôi nhờ anh đưa
tôi đi công việc. Nhưng khi xuống Sài Gòn sau khi đưa tôi đến nơi cần xong anh
trờ tôi đi rong ruổi suốt một ngày trời. Tối, anh đưa tôi đé6n một khách sạn
thuê hai phòng, một cho, một cho ảnh. Nhưng suốt đêm đó căn phòng dành cho ảnh
bỏ không. Anh ngồi miết ở phòng tôi. Tôi mệt mỏi vô cùng. Anh giăng mùng cho
tôi, anh trải tấm lót nệm cho tôi, biểu tôi có mệt thì ngủ trước. Còn anh, anh
nói, sẽ gnồi suốt đêm bên tôi. Làm người đàn bà, chịu sao nổi cảnh ấy. Tôi xích
vào trong cho anh nằm kế tôi. Người đàn bà đã có chồng, đã hiểu rõ đường đi nước
bước của luyến ái, làm sao tránh được rạo rực khi có người đàn ông ở bên cạnh
mình. Nhất là khi anh ôm lấy tôi, hôn mùi mẫn lên môi, lên mắt, lên ngực, ban đầu,
tôi có ý tránh né, nhưng sự khôn khéo của anh khiến sự rạo rực trong tôi mỗi
lúc một tăng. thực tình anh đâu còn xa lạ với tôi nữa. Trong câu chuyện giữa
tôi và anh đã có nhiều tiếng cười. Chỉ còn một chuyện là mỗi khi anh nói sống
chung là tôi lảng tránh. Any chỉ còn hai người bên nhau, trong hoàn cảnh vô
cùng dễ dãi. Tôi chiều ảnh, không tránh né anh nữa. Tôi đã đón nhận những cái
hôn của anh, mỗi lúc nồng nàn hơn. Bàn tay nhẹ nhàng vuốt ve, khơi dậy trong
tôi những gì mà tôi mới tạm quên đi. Cho đến một lúc, tôi không còn chịu đựng
được nữa kéo mạnh anh về phía mình. Tôi không còn can đảm giữ mình nữa.
Nhưng ông có biết không sau chuyện ấy, người đàn bà bao giờ
cũng bị si mê, còn người đàn ông thì trở về trạng thái tỉnh táo.
Tôi hỏi anh:
-Bao giờ mình làm đám cưới?
Anh cười:
-Như mình còn làm đám cưới sao.
Tôi ngạc nhiên nhìn ảnh:
-Không làm đám cưới, sao sống được với nhau.
-Thì cứ sống với nhau đâu cần đám cưới. Em không sợ người ta
cười cho ư? Đứa đã có vợ, đứa đã có chồng. Đứanào cũng có con, bỗng ráp nahu
làm đám cưới, coi kỳ quá hà…
Tôi nằm lặng thinh, buồn khủng khiếp. Nhưng nghĩ lại anh nói
cũng phải. Mới mẻ gì mà làm đám cưới. Người đàn bà lỡ thì như tôi. Ngay đêm đó
anh nói:
-Có một điều anh nói trước, em không được liên hệ gì với chồng
trước của em nghe. Tuyệt đối không. Nếu không đừng trách anh. Câu nói đó làm
tôi bị xúc phạm. Chồng tôi có tội tình gì đâu. Chẳng qua vì chậm hiểu, vì không
thấu đạt hoàn cảnh mà bỏ đi. Xét cho cùng ngay cả với tôi anh cũng không có lỗi.
Có khi người có lỗi lại là tôi kìa. Chúng tôi yêu nhau, cưới hỏi đàng hoàng. Có
giấy hôn thú của chính quyền. Tàn cuộc chiến đâu ngờ lại tàn cả chuyện tình
duyên. Tôi không trách ảnh. Tôi vẫn hy vọng một ngày nào đó con tôi sẽ gặp lại
cha nó, dù cha nó là người như thế nào. Ngay cả lúc tôi đã an82m trong vòng tay
người đàn ông khác, mà tôi vẫn nhớ đến anh, vẫn mong tin anh, hy vọng anh hiểu
cho hoàn cảnh tôi, tha thứ cho tôi để gia đình sum họp. Hoặc chí ít cũng đẻ cha
con sống chung vơi nhau. Buồn thì buồn, nhưng tay đã lỡ nhúng chàm rồi rửa sao
cho sạch. Tôi nhân lời làm vợ sau cái đêm ở Sài Gòn ấy.
Đúng là anh có lạy trước bàn thờ nhà tôi trước lúc đưa tôi
đi.
Nhưng có đi đâu xa, cũng ngay ở thị xã này. anh mua một míếng
đất giữa cánh đồng. cất lên đó một ngôi nhà cũng khá rộng rãi. Chỉ có một con
đường độc đạo đi vào ngôi nhà đó. Xung quanh là đồng lúavà ao chuôm. Đêm, nhất
là những đêm trời mưa gió, ngồi nghe ếch nhái gọi bạn tình thấy buồn thê thảm.
Trong căn nhà ấy có tôi, con tôi và con ảnh. Cùng với căn nhà là một dãy chuồng
heo, một trại nuôi gà. Sau khi đưa tôi về đây, đồng thời anh cũng chuyển về hơn
chục con heo, cả trăm con gà. Bỗng nhiên tôi trở thành trang chủ. Ngày chỉ có
hai bữa cơm ăn là rảnh rỗi, còn những giờ khác, cứ buông tay này lại bắt tay
khác. Ong chưa biết gì về tôi phải không. Tôi sinh ra đâu phải để làm những
công việc này. còn nhỏ thì đi học. Lớn lên lây chồng nhà giàu. Nuôi con không
phải cho bú. Nấu cơm đã có người làm. Ban đầu không quen, nhưng hoàn cảnh bắt
buộc vậy, tránh né sao khỏi.
Giữa đồng không mông quạnh ấy chỉ có một người đàn bà và hai
đứa nhỏ sinh sống với nhau. Còn ảnh, ảnh vẫn ở trên cơ quan. Tối mới về một
chút rồi đi. Lâu lâu mới ở lại làm cái chuyện vợ chồng, cũng không ở lại mà đi
nữa. Nhiều khi vài ngày anh không về. Tôi láy làm lạ. Lúc đầu không giám hỏi. Ơ
chừng hơn một năm, tôi thấy vợ chồng ghì mà kỳ quái quá đi. Tôi mới hỏi ảnh.
Lúc 9dấu anh quanh co không trả lời, hoặc vin cớ những công việc mà lẩn tránh
những câu hỏi của tôi. Nhưng đến khi tôi hỏi riết róng, anh dành cho tôi một buổi
tối để nói chuyện với tôi. Đến tận bây giờ, trong tai tôi vẫn văng vẳng lời nói
của ảnh hôm đó. Anh nói:
-Anh rất yêu em. Đời anh, từ khi có em đến nay, anh không hề
có ý định gì khác. Anh cảm phục em. Một người như em mà lo được cho ngôi nhà
này. từ con heo, con gà, đến cả đứa con của anh, em lo rất chu toàn. Anh còn trọn
ai được nữa. Nhưng … em phải hiểu cho anh. Gặp em, anh thương thực lòng. Nhưng
công bố công khai với mọi người em là vợ anh thì khó quá. Người ta vẫn còn chưa
hết mặc cảm với những gia đình có người theo nguỵ… cho nên anh sẽ lo cho em,
nhưng nhất định phải có khoảng cách. Anh đang tìm cách để tìm vị trí đứng trong
xã hội này. với một gia đình như em lúc này mà nói công khai chuyện của chúng
ta chưa được. Nhất định sẽ đến lúc đó. em hiểu cho anh.
Tôi la lên:
- Như vậy có nghĩa là phải chấp nhận cảnh già nhân ngãi, non
vợ chồng sao?
-Sao lại là nhân ngãi. Em là vợ anh, là vợ anh…
-Vậy sao? Tôi mỉa mai- Hay tôi chỉ là người giữ của cho anh,
nuôi con cho anh. Anh giam lỏng tôi với căn nhà, với bầy heo, bầy gà, cắt đứt mọi
mối quan hệ của tôi sao? Để làm gì? Vợ chồng mà như thế ư.
Anh không hề lúng túng khi tôi đay nghiến ảnh. Thậm chí còn
cười, tôi không thể nín nhịn được nữa:
-Không, nhất định không được. Một là anh có em. Hai là anh
không có em để anh có những cái khác.
Anh cười, cười nhiều hơn rồi bỏ đi.
Chuyện đến đó chắc cũng chưa làm sao. Cho đến một hôm tôi nhận
được tin chồng. Anh nhắn tin từ Mỹ về qua một người khácở Sài Gòn.
Anh hỏi thăm tôi và con. Anh biểu sẽ tìm cách để đưa mẹ con tôi sang bển. Nhưng
trước hết là con, sau đó mới là tôi, tôi mừng và lo. Phận tôi thì coi như đã
xong, tôi đã thay lòng đổi dạ, đã đi với người khác. Nhưng còn tôi nhất định
không thể chia lìa tình cảm cha con được. Đươc tin chồng mà tôi khóc.
Thật là ngu khi tôi mang chuyện này ra bàn với ảnh. Cũng định
chỉ bàn tới số phận của đứa con thôi. Không đợi tôi nói hết câu, ảnh đã vung
tay lên. Một má trái tôi rát bỏng. Má phải cũng bị một cái tát mạnh không kém.
Anh gầm lên:
-Tôi đã nói với cô ngay từ ngày đầu, tuyệt đối không được
liên lạc với thằng chồng cô. Tôi hỏi cô, cô lén lút liên lạc với nó từ bao giờ?
Hả? Từ bao giờ?.. nó xuất hiện ở xứ này tôi có quyền bắt nó bất cứ lúc nào… Con
cái, Chỉ là cái cớ. Cô muốn gặp lại nó, có phải không?
Tôi có bao giờ bị đánh như vậy đâu. Có bao giờ bị sỉ nhục như
vậy đâu.
Người nữ tù chuyện được đến đấy thì hết giờ vào thăm. Người cảnh
vệ nhắc khéo. Người đàn ông đứng dậy. Người đàn bà lẫm lũi trở lại phòng giam.
NGƯỜI ĐÀN ONG NGHĨ
Nếu không còn đam mê, hẳn từ lâu ta đã thành thứ người
giống như người ta, ngoài những khoái cảm dung tục đâu còn cái góc thiêng liêng
của một người.
Ta muốn có ai đó như ta, giống ta làm nguồn cảm xúc cho ta,
làm một góc nhỏ lung linh cho ta, để ta có thể sống với phần hồn trong sạch của
ta. Liệu có không, có không?, có không… Một chút nhỏ thôi có được không? Mà ta
đang hỏi ai thế nhỉ, bây giờ mới hỏi như thế là quá muộn không khi tóc đã ngả mầu
sương gió, khi da thịt đã đồi mồi.
Lại phải nói thêm về tình yêu. Có tình yêu không nhỉ trên đời
này. tạo hoá bảo đàn bà phải yếu mềm để đàn ông chinh phục. Người đàn bà sinh
ra để người ta chiều chuộng. Còn đàn ông sinh ra để tỏ cái vẻ anh hùng khi bên
cạnh người đàn bà. Người đàn bà có thể bị tàn hại một người vì một câu nói ngọt
ngào. Còn đàn thì chẳng khác gì anh hùng Đônkihôte đánh vào nhau với cối xay
gió trước mặt người đàn bà. Và thế là người đàn bà thì si mê, còn đàn ông giốn
gnhư con rối. Họ quấn lại với nhau và thế là bảo đó là tình yêu. Ngaỳ ấy họ hôn
nhau cuồng nhiệt mà quên mất rằng họ chỉ là người sinh linh bé bỏng của Chúa.
Chúa bảo người yêu, nhưng chúa cũng bảo người ta là loài sinh vật, giống như bao
loài sinh vật khác, phải biết lo toan bao chuyện để mà sống và thế là nụ hôn
càng sau càng nhạt nhoà… Ta thấy quá rõ điều đó mà… Vậy mà ta vẫn mắc cào cái bẫy
của chúa. Ban đầu cứ say đám sau đó là nhạt nhoà. Vì thế mà ta thèm có một nụ
hôn say đắm hoài hoài. Muốn thế phải có tình yêu. Mà tình yêu ở đâu, ở đâu…
9.
Người đàn ông vốn là anh chàng nhút nhát, đường công danh sự
nghiệp cứ ngó thấy anh ta là lảng xa. Đi học, học giỏi, nhưng lúc nào cũng xếp
hạng sau mấy đứa. Vài đứa đó làm lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng rồi, anh ta
đành nhận cái chân làm tổ phó chuyện phụ trách dọn dẽt trong lớp, vệ
sinh hầm cầu. Voà đời hễ cứ mon nen đến sự thành đạt là anh ta lại mắc phải một
cái gì đóngáng trở. Hồi còn là lính, sắp nhận hàm sỹ quan thì mắc phải cô bạn
gái cùng đơn vị tắt kinh ngang xương. Anh bị quy tội là làm cô mang thai. Bằng
chứng ư? Thì hồi d0ó cô ta làm chị nuôi ở đơn vị. Bếp ăn đặt cạnh một con sông.
Có con sông thì có bến sông. Những giờ rãnh rỗi, hai người thường ngồi ở bến
sông tâm sự. Chuyện dai dẳng chẳng đâu vào đâu, mà chỉ cóngồi nói chuyện thôi,
làm sao cô mang thai được. Người ta không trao hàm sỹ quan cho anh ta. Mấy
tháng sau, lại thấy cô ta phơi những mảnh vải sô lên trên đây. thì ra, làm việc
vất vả quá, ngày tháng của cô thập thò khi trễ khi nhanh. Chờ đươc vạ, má sưng
vều. Buồn quá anh ta chuyển nghành về một cơ quan dân chính. Phải nói là anh ta
làm việc giỏi, làm việc hết trách nhiệm. Ai cũng khen. Cơ quan xếp anh vào lớp
cán bộ nguồn, cán bộ kế cận. Tương lai tưởng nhu mỉm cười với anh ta. Ai dè,
anh lại mắc cái bẫy tình ái. Thêm một người đàn bà bám riết lấy anh ta. Thế al2
anh ta sa ngã. Cô ta buộc anh ta phải ly dị vợ để vế ở với cô ta. Một hôm anh
ta đang say sưa với người tình trong phòng dành riêng cho đàn bà kia thì vợ anh
ta xuất hiện cùng với người bạn và anh bảo vệ vệ cơ quan. Thế là anh ta bị giữ ở
phòng bảo vệ hết đêm. Cơ quan phải cử người đến bảo lãnh nhận về. Đường công
danh thêm một lần nữa ngoảnh lưng lại với anh. Ví dụ hai việc như thế thôi, để
nói rằng anh chỉ là một thư bung xung, giỏi gian gđấy mà cứ lẹt đẹt không htoát
ra được mà tiến bộ.
Đường tình còn tệ hơn. Anh ta mang tiếng là yêi rất sớm, từ
tuổi học trò. Có một cô bạn cùng lớp, nhờ một cô bạn khác chuyển cho anh những
lá hư viết trên giấy kẻ ngang. Những bức thư dài dằng dặc và mượt mà tình cảm.
Anh cũng đáp lại bằng những bức thư dài thượt với những tình cảm thực tha thiết.
Hai người cũng đã từng rủ nhau đi chơi đêm, cũng đã từng ngồi trên bờ cỏ giữa
cánh đồng mênh mông lúa và cô cũng đã từng kéo tay anh ép váo ngực mình.đủ để
anh run bắn người lên khi chạm vào cặp vú nóng hổi, săn cứng của cô. Cho đến một
hôm, khi anh mở đầu những lá thư mở đầu bằng dòng chữ: bạn thân yêu, thì anh chợt
phát hiện ra một điều, cô ta không chỉ viết thư cho anh mà còn thư cho một anh
bạn cùng lớp khác nữa. Hôm đó bộ ba anh ta, anh bạn kiaa và cô gái học cùng tổ.
Anh làm như mệt mỏi, ngả mình xuống chiếc ghế và nhắm mắt. Đôi trẻ kia ngỡ anh
đã ngủ, rủ nhau đi. Để cho hai người ra khỏi nhà một lát, anh ta luồn ra sau
nhà, thấy hai người kia đang ôm nhau cứng ngắc. Anh ta đằng hắng một tiếng, sau
đó vào nhà, lấy sách vở, bỏ về. Ngày hôm sau, bao nhiêu thư từ nhận được từ cô
gái anh chuyển trả hết và nhẹ nhàng chôn vùi mối tình đầu vào ký ức.
Khi lớn lên, ra làm việc, anh gặp một cô gái khác. Cô ta mến
anh thưc sự. Nhưng anh ta chẳng gần cô ta được bao nhiêu. Anh ta có một chuyến
công tác thực xa. Họ chỉ còn thư từ qua lại cũng với những dòng chữ tha thiết,
mạnh mẽ. Khi trở lại gặp nhau, cô ta buồn buồn báo tin, một tuần nữa thôi, cô
ta lấy chồng. Cô ta đã quá dạn trong tình ái, cho anh một cuộc phiên lưu và chấm
dứt mọi cuộc gặp gỡ sau đó. chắc cô ta trả ơn vì những bức thư nồng nàn nhớ
nhung mà anh ta gởi cho cô.
Rồi anh ta cũng lấy được vợ, cũng có con. Cũng là người chuyện
rất tình cờ. Một hôm anh ta đến thăm một người bạn cùng cơ quan. Em gái của anh
bạn có một cô bạn cũng đến đấy. một cô gái thân hình to lớn, mạnh khoẻ và lúc
nào cũng cười. Những tiếng cười hồn nhiên kiađã lôi anh vào cuộc. Cô công tác ở
một miền rừng. Anh không hề tiếc công đi đến tận nơi. Phải gởi xe đạp ở một
làng ven một con sông, sau đó vượt qua một con thác nước cuộn ào ào, lội qua
hai cái đèo, mới đến được nơi cô sống và làm việc. Sau đó ít lâu, một đám cưới
đươ
c tổ chức. Rồi họ sinh với nhau một đứa con. Đứa con tật nguyền
ấy sống không được bao nhiêu. Mỗi lần bác sỹ khám bệnh cho đứa con lúc nó còn sống,
lại hỏi: anh có công tác trong thành phố không, quan hệ có rộng không? Thế là
thành chuyện. Khắp một vùng anh sống, g ta biểu anh là người ăn chơi trác táng,
bao nhiêu bệnh tật đổ hết cho con. Tất cả khinh ghét anh. Buồn và lang thang,
anh mới gặp vợ chồng người bạn trong xóm kia và kết thành bạn. Không ngờ hạnh
phúc gia đình bạn cũng lung lay. Anh muốn làm chiếc cầu nối cho hai người. Nghĩ
mà thương cho đứa con nhỏ của hai người…
Sau chuyến tàu đêm nào, mãi đến bây giờ anh mới gặp lại cô
trên cái gác tư với lũ bạn xô bồ kia. Sau chuyến tàu đêm ấy anh ta không gặp cô
ta nữa. Những lời nói có vẻ thực thà kia của cô ta là anh tự ái. Không lẽ người
đàn bà lại có thể nhìn nhận người đàn ông một cách thô bỉ thế sao? Tính ra cũng
gần cả chục năm rồi. cũng là tình cờ anh ta gặp cô, khi cô mắc bệnh thần kinh.
Ai dè cô ta cũng ở đó. chào hỏi qua loa cho xong chuyện anh ra về. Cô ta vọt
theo, níu anh vào một quán cà phê ven đường. Cô ta kể huyên thuyên về công việc
của cô ở một xí nghiệp nào đó, về uy tín của cô, nhưng hỏi cô làm về chuyên môn
gì thì cô lấp lửng không nói. Hỏi về chồng con, cô kể say sưa về cuộc ly hôn,
coi cuộc ly hôn như một thắng lợi quan trọng trong đời cô. Hỏi về người tình,
cô choang luôn: đó là thằng chó đểu, trên đời này không thằng nào đểu hơn. Ngày
cô ra đi, cô chỉ có một căn nhà. Căn nhà tuy nhỏn nó ngốn sạch tất cả vốn liếng
của cô sau khi thôi chồng. Cô gởi lại cho thằng ấy ở giữ giùm. Nó alị đưa vợ nó
lên đấy ở, thế mới láo chớ. Ơ một thời gian, nó bàn luôn. Làm sao bán khi giấy
tờ còn nằm trong tay cô? Bán tuốt luốt hà. Bán xong nó còn gởi cho một mớ. Cầm
đồng tiền trong tay mà ứa gan. Thế nào cô cũng kiếm gặp hắn làm cho ra trò một
trận. Thế còn tương lai? Cô ta nổ như pháo về ông đại tá ở Đà Lạt mà đám bạn có
nhắc tới trong bữa tiệc rượu hồi hôm. Bữa đó cô ta hỏi:
-Lỡ em có chuyện, em kêu anh có đế không.
-Đến, nếu tiện.
-không có chữ nếu. Coi như anh đã hứa.
Nên mới có cứ điện thoại và cuộc gặp mệt mỏi hồi đêm.
Ngày xưa, khi biết nhau thì kẻ đã có chồng, người đã
có vợ. Họ không hề có tình ý với nhau cả.chẳng thể có tình ý khi anh quen cả chồng,
và thân với người tình của cô. Nhưng anh lại thích cái tính phóng khoáng của
cô. Đang đi dậy học, bực mình vì nghèo, cô ta bỏ đi buôn, buôn đủ thứ, từ tập
giấy ảnh, giấy màu, đến cục pin, chai dầu thơm. Lên tàu hoả, đi xe ô tô, xe đạp,
miễn là kiếm được chút lời là cô đi. Cô biểu: sống kiếp người Do Thái vậy mà
hay. Sau này, khi không còn gặp cô ta nữa anh vẫn còn nghe về cổ. Về chuyện
chán chồng, chán người tình, đi gặp một thằng nhóc kém mình tới năm, bảy tuổi.
Chỉ có thể kể mấy việc về cô ta như vậy rồi vân vân, cho nó
thể hiện số nhiều. Anh không có được sự phóng túng vốn có của một đàn ông, nên
có lúc anh tìm đến cô ta, giốn gnhư tìm đến sự bù đắp. Anh làm những việc đúng
ra không nên làm, ví dụ như đi kiếm cô cho người tình của cô. Cô nhờ tìm bạn
trai, anh đi. Cô cần một số tiền, hỏi vay không ra vay, mượn không ra mượn, anh
có. Mới mua chiếc xe đạp, cô mượn, kẹt tiền, gán nợ luôn cũng không nói với anh
lời xin lỗi, không hẹn anh ngày trả, anh cũng không nhắc. Ngày ấy, có lúc anh
ta đã tự giận mình, khi không làm quen với cô ta làm gì? Làm sao không thể quen
cô ta được? Lại có lúc anh tự hỏi, hay là mình có yêu? Hoặc ngược lại, cô ta có
yêu mình. Nói trộm, cũng có lúc cũng được một cái hôn lên má, cũng có lúc được
nằm kề bên với mấy đứa con của cô ta, tên cái giường nồng nặc mùi khai nước
đái. Lần nào cũng vậy, cứ cô ta gọi anh đến. Ngày trước còn có cớ là giúp cô
hàn gắn hạnh phúc gia đình. Lúc hai vợ chồng cô căng thẳng hơn thì có cớ gì
đâu, cô cứ gọi là anh cứ đến. Thực khó giải thích.
Chỉ sau lần con tàu hư đêm ấy, hai người xa nhau hẳn. Hơn chục
năm đủ để anh chai sạn, khô cằn và tỉnh táo. Những gì mà cô nói hôm đó làm anh
sực tỉnh. Anh thì nhiệt tình và thương cho số phận của cô, nhưng hình như cô
đang kéo anh vào cuộc, đang coi anh như những người đàn ông bám vào cô bấy lâu
nay.
Nhưng lần này cô ta gọi và an lại đến. Còn xô bồ bằng mấy lần
ngày xưa. Còn ghê gớm hơn cả ngày xưa. Dẫu sao thì ngày xưa cô vẫn còn là người
đàn bà có chồng và còn biết chỉn chu lo toan cho gia đình. Dẫu bên cạnh chồng
còn có người tình, nhưng những đứa con vẫn buộc cô phải sống trong căn nhà sực
mùi phân heo và khét lẹt mùi thuốc lá kia. Dẫu sao thì ngày xưa vẫn còn có cái
gì đó của một người đàn bà biết vâng chịu. Còn hôm nay, những gì mà anh thấy
trong căn phòng cô ở, tất cả là một sự tạm bợ. Những gì mà anh thấy giữa cô ta
vơío đám bạn bè, giống như một mớ cua nhốt chung, con nào con ấy cũng dơ càng
ra ra, cố tìm cách cấu xé kẻ bên cạnh.
Rồi hai người cũng có phút riêng cho nhau. Cô ta thản nhiên lột
đồ trước mặt anh để thay bộ đồ ngủ. Cô xáp lại anh đòi sự nồng nàn. Nhưng trong
anh, tất cả nguội lạnh. Anh chẳng thấy thèm khát gì. Ngày xưa, cũng có lúc anh
bị thèm khát cô. Cũng có lúc anh cảm giác thấy lửa trong mắt cô. Là hồi đó. còn
hôm nay, chẳng hề có cảm giác gì hết. Thậm chí còn thấy ghê ghê khi chợt nhớ ra
đêm qua, thằng chồng của cô ta mới… anh giải thích, già rồi. một đêm thức trắng,
người không ra hồn người nữa, quỷ không ra quỷ. Không có sức đâu để giải quyết
chuyện mệt mỏi kia. Nghe anh giải thích, cô hỏi:
-Thế không phải ngày xưa anh muốn em sao?
-Là chuyện ngày xưa. Ngày xưa đến giờ đã cả chục năm rồi.
chuyện ấy bây giờ chỉ dành cho tuổi trẻ, mà tuổi trẻ đã qua rồi.
Anh tỉnh rụi. Ngày xưa cô nói anh nghe. Còn bây giờ cả hai
cùng nói. Điều ấy làm cho cô ngạc nhiên.
Cô ta:
-Anh lầm rồi. anh tưởng em cần chuyện ấy sao. Không, em không
có thiếu. Chẳng bao giờ thiếu. Cần ngay bây giờ cũng có luôn. Anh lại càng lầm
khi anh tưởng những người đàn ông không làm em thoả mãn. Không có đâu. Họ toàn
là những người yêu em như điên. Mà em cũng yêu họ. Rất yêu. Không yêu làm sao sống
chung được. Chắc anh không biết em ly dị chồng em trong trường hợp nào phải
không. Thì anh biết rồi, thuốc lá, những con heo và những chuyến đi buôn để
thoát nghèo. Nhưng cái nghèo không thoát mà còn thêm nợ. Em còn nợ anh một cái
xe đạp phải không. Em nói trước, em không trả được cho anh đâu. Nợ quá nhiều,
khó đường trả. Vợ chồng như những con quạ đói, xâu xé nhau, rức lác nhau. Cuối
cùng là ra toà chia tay. Đêm cuối cùng chung sống, anh ấy bồng em trên tay và
khóc như con nít. Anh ấy hôn em từ những ngón chân hôn lên. Nhưng không thể nào
chung sống được nữa. Nay mai nhất định em phải nói cho anh ấy biết, em yêu anh ấy
vô cùng. Thế mới lạ. Ngày đầu, em không hề có cảm giác yêu đối với ảnh. Vậy mà
khi chia tay, và cho đến bây giờ em mới ngấm cái tình anh ấy dành cho em. Nhưng
cũng thực khó hiểu vì lẽ gì mà anh ấy yêu em đến thế. Ngoài nợ, còn một lý do nữa
em không thể chung sống vì thân xác em đã bị vấy vớ, dơ bẩn bởi người bạn củaa
ngày ấy rồi. bây giờ em mới thấy mình quá tệ. Không phải là em sám hối đâu. Sám
hối mà làm gì. Cái đã qua thì cho qua đi. Em thương anh ấy, chỉ vì ham một cuộc
sống khác, mình bị người ta đánh cắp mất vợ. Đừng cười em. Phải, em là kẻ đồng
loã cho sự đánh cắp ấy.
Chia tay với ảnh xong thì có một cậu nhóc đến với em. Cậu
nhóc ấy thực xinh xắn. Xinh xắn gọi theo lối người ta gọi phụ nữ ấy. Môi đỏ như
thoa son. Mặt trái xoan, không một khuyết tật. An nói thì nhẹ nhàng. Không bao
giờ lớn tiếng và cũng không giờ cười như những kẻ đàn ông khác. Bề ngoài có thể
như thế, nhưng tình yêu thì không bao giờ chê được, nhiệt thành, đam mê. Con
người ấy thực lạ. Không giữ cho mình bất cứ cái gì. Không có cái gì hơn. Ngoài
hai bộ đồ để thay đổi ra, thêm một chiếc xe đạp, không có cái gì hơn. Đến cả cái
giường ngủ cũng còn lại nữa cái vạt. Sau khi em ly hôn, câu ta theo em vào ở
trong một căn tập thể dành cho giaó viên chật như nêm. Mấy tháng trời hai đứa nằm
chung cái giường chiếc, cậu ta chỉ biết thủ thỉ tâm tình và cười nhẹ bên lỗ tai
em. Cho đến một hôm em hỏi cậu ta “…không phải đàn ông sao?”, bấy giờ câu ta mới
giám thể hiện mình là người đàn ông sung mãn. Một hôm cậu ta bàn đến chuyện làm
đám cưới, em sợ phát điên, chạy một mạch, trốn mất tiêu. Trời ơi, cưới, có gì
đáng sợ hơn cưới. Em hình dung ra phòng tân hôn hôm nào, căn phòng giống như
sân khấu cải lương và em đêm hôm đó giống như diễn viên cải lương diễn không hết
mình, không thuộc vở. Tất nhiên sau khi thôi chồng, em cũng muốn làm lại, muốn
có một người chồng khác. Nhưng sao cứ phải cưới mới là chồng vợ đươc. Khi cậu
ta bàn đến chuyện cưới em em nghiêm khắc biểu:
-Không được. Cậu mà lấy tôi thì đó là nỗi bất hạnh nhất trong
đời cậu đó. vì sao ư? Vì tôi đã một đới chồng và cậu không thể hình dung được
những phức tạp sau đám cưới. Câu không thể mang cái giường còn lại nửa vạt kia
cho con tôi ngủ được. Cậu cũng không thể chia hai bộ quần áo duy nhất của cậu
cho tôi. Sau đám cưới là gia đình, cậu hiểu không? Mà gia đình thì cậu thấy đấy…
Bài học gia đình tôi, câu không thấy sao…
Cậu ta nhịn ăn ba ngày, dỗi hèn như con nít. Người cậu ta ốm
rộc đi, chỉ còn thấy hai hàm răng. Nhìn cậu ta mà em phát khóc vì thương. Nhưng
thương cũng phải từ bỏ. Em không thể bắt một người con trai còn non tơ như thế
ràng buộc vào đời em. Không, không thể quấy phá đời cậu ta, và lại càng không
thể khoác lên vai cậu ta một cái gánh quá nặng là em. Em quyết định ra đi một
thời gian. Đi cho xa, cho cách biệt khỏi những gì đã có, và đã mất của em. Trước
khi đi em nói với cậu ta:
-Tôi đi… phải lấy vợ ngay nghe chưa. Kiếm một cô nào còn trẻ
và biết thương mình mà lấy. Không lấy vợ, tôi giận mình suốt đời đó…
em biết sau này cậu ta lấy vợ vì nghe em, chớ không phải vì
yêu đâu. Tội nghiệp hai số phận.
Chịu không nổi cuộc sống xa xôi kia, thêm một lần nữa em bỏ
nghề làm giáo viên. Đi buôn nữa. Trước buôn đường ngắn, nay buôn đường dài.
Buôn mà không có vốn. Cái đám bạn mà anh gặp tối qua đó cũng là cánh buôn đường
dài với em đó. buôn chán, cũng chẳng ăn nhằm gì. Cuối cùng cũng chỉ để cho đường
xá ăn hết. Gom lại được chút tiền, mua được căn phòng như anh đến thấy đó. cũng
có chỗ để chui ra chui vào. Đón đứa con về cho nó ở chung cho có mẹ có con. Chồng
em đã lấy người khác rồi. còn cái anh chàng mà em mới đuổi đi đó, đúng là thợ sửa
ống nước thực. Cũng tại cái ống nước nhà em nó nghẹt, em mới gặp ảnh. Thấy anh ấy
xoay trần ra, với tảng lưng, tảng ngực kết thành từng múi một mà em mê. Ít lâu
sau ảnh thành chồng em. Đó mới là người đàn ông em mong có trong đời. Mạnh me,
ham muốn liên tục, đáp ứng liên tục và cực kỳ chu đáovới vợ và con. Là con
riêng của em đó, chớ còn em bây giờ sợ có con lắm anh ơi. Ngần này tuổi rồi còn
gì nữa. Anh cũng là sự gương mẫu của sự phục tùng. Em muốn gì ảnh làm nấy. những
lúc buồn bực em đuổi ảnh ra khỏi nhà thế là ảnh đi. Lúc nào em cần em nắm cổ
lôi về là về. Anh yêu em đến cuồng si. Anh thấy em có đẹp không. Đẹp quoái gì
đâu. Cao không quá một mét năm mươi. Mũi hếch, hai ba đời chồng, mấy người
tình. Vậy thì hắn si cái gì ở em chớ. Một hôm em hỏi anh ta một câunhư vậy. Anh
ta trả lời không đắn đo: chí ít thì cũng là sự dẻo dai trên giường. Nghe thế em
tức sôi lên. Thì ra chỉ có vậy thôi ư. Em quyết đuổi anh ta đi, nhất định không
chấp nhận người đàn ông chỉ biết có chuyện đó. trước khi đi, hắn xin cho hắn được
ở với em ba ngày. Em chịu thêm ba ngày nữa, khủng khiếp, đêm không ra đêm, ngày
không ra ngày. Nhưng khổ cho em, đúng anh ta mới là người em cần. Ngu ngu một
chút, đẹp trai, lực lưỡng một chút. Còn mong gì hơn. Đó như đêm qua đó, hắn về
và hắn đòi. Hắn muốn tìm, thiếu gì, ra đường vẫy một cái. Vào nhà hàng, vào
quán bia ôm, sau vài ly, hắn có thể ẵm một cô lên giương, nhưng hắn không muốn,
nên hắn về tìm em. Được rồi ra đi, ngoan ngoãn vậy đó…
Người đàn ông:
-Này anh hỏi. Em cứ sống vậy sẽ được cái gì chớ?
-Được thế này…
-Anh không hiểu…
-Đừng giả đò. Ngày xưa em gọi anh là gì nhỉ. A là cậu bé đóng
kịch vụng về. Còn bây giờ, là anh đang giả đò. Anh hiểu, nhất định anh phải hiểu.
Em chỉ gọi là anh tới. Tức là em còn mạnh…
-Anh đến đây đâu phải là để làm chồng em?
-Một lúc thôi, không được sao, vài chục phút của đời người,
không được sao? Đừng nhiều. Nhiều quá, rất có thể hoặc anh ta sẽ đuổi em đi. Hoặc
em sẽ đuổi anh đi.
-Thì ra em vẫn hiểu tôi như ngày xưa. Em hiểu sai rồi. tôi
không thể sống bất cứ ai trong số những người đàn ông mà em quen. Sao em cứ nhồi
anh vào cùng với họ. Sao cứ nhốt chung anh với cái đám đàn ông bậu sậu của em.
Ngày xưa, sau chuyến tàu đêm tôi bỏ không lại thăm em là vì vậy đấy… Tôi muốn
em phải thấy tôi là người khác kìa… Ngày xưa tưởng rằng còn cứu vãn được em.
Còn bây giờ, em mất hết rồi. em coi đàn ông giống như cái dụng cụ cầm tay, giống
như con vật có thể cột dây, có thể xích cổ hoặc sỏ mũi vậy…
Người đàn bà mở to cặp mắt, một lát rồi cười ngất:
13/9/2006 Nguyễn Đức Thiện
13/9/2006
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét