Thứ Tư, 13 tháng 4, 2022
Rất cần một hệ thống lý luận văn chương dành cho nhà văn
Rất cần một hệ thống lý luận
Như nhiều đồng nghiệp khác, mỗi khi có dịp nhìn lại chặng đường
20 năm vừa qua, một câu hỏi cứ hay trở đi trở lại trong óc tôi là: công cuộc
đổi mới đã thật sự đem lại những gì mới mẻ cho nhà văn và nghề văn? Có nhiều
cách trả lời. Có thể rất khác nhau. Riêng tôi nghĩ, mới mẻ nhất có lẽ
nằm ở sự thay đổi trong tư duy sáng tạo và trong họat động nghề nghiệp của
chúng ta. Tư duy đã rõ là cởi mở hơn. Ta may mắn tiếp xúc với nhiều cái
khác, kể cả cái lạ. Chúng vừa tác động vừa bị đồng hóa bởi cái
quen, làm cho đời sống văn chương trở nên sống động, tươi tắn hẳn lên, đa dạng
mà cũng giàu có hơn nhiều. Còn hoạt động trong giới thì có xu hướng chuyên sâu,
chuyên biệt. Ta có quyền nghĩ nhiều tới đặc trưng của nghề mà không e sợ rơi
vào biệt phái, cô lập. Tính nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp vì thế cũng được
coi trọng đúng mức. Như đòi hỏi tự nhiên của đời sống.
Trong tình hình ấy, tôi cho rằng, đã tới lúc chúng ta cần tạo dựng một hệ
thống lý luận riêng dành cho lao động sáng tạo của nhà văn. Tôi mạnh dạn
thổ lộ với một vài đồng nghiệp mong mỏi này. Hầu như ai cũng cho là phải. Nói
gì thì nói, viết văn bao giờ cũng là một hoạt động đầy ý thức. Rất cần được soi
tỏ bởi một quan niệm văn chương nhất quán. Xem thường lý luận sao được! Nhưng rồi
ai cũng đều cảm thấy băn khoăn. Lý luận dành cho sáng tác văn chương vốn là một
hình thái lao động khoáng đạt, tự do và cá biệt bậc nhất này ư? Không khéo lại
vô tình trói buộc sáng tạo của nhà văn như đã từng xảy ra. Lợi bất cập hại.
Không thể bảo, nỗi lo ngại tương tự là không có cơ sở. Càng đáng nói hơn khi ta
biết hệ thống lý luận văn chương cơ bản hiện hành ở nước ta đang còn bất cập
trên nhiều phương diện. Cùng với sự chuyển vận nhanh chóng của thời cuộc, xem
ra nó ngày một bất cập thêm. Hệ thống lý luận tỏ ra lạc hậu, nghèo nàn, và nhất
là rất sơ cứng. Chưa cần đem so với thế giới, mà chỉ đặt trong nhu cầu phát triển
của nền văn chương hiện đại - dân tộc trong thời kỳ mới của ta thôi. Trong khi,
lý luận cho riêng lao động của nhà văn là lý luận ứng dụng. Làm sao thứ lý luận
ấy có thể mang đậm tính khoa học và trở nên thật sự hữu dụng một khi lý luận
chung giữ vai trò nền tảng kia còn bộc lộ quá nhiều khiếm khuyết và hạn chế như
đã nói.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Véo von tiếng địch
Véo von tiếng địch Một buổi chiều êm đềm ấm áp, thoáng điểm mấy hạt mưa xuân. Công chúa Li Nương, con Ðức Hùng Vương thứ mười bốn, cùng mấ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét