Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2022

Vườn mê

Vườn mê

Sếp gọi tôi lên tòa soạn nói cần gấp một bài. Lúc ấy, ngoài ô cửa kính, trời vẫn mưa rất to. Những hạt mưa căng đầy, tròn trịa quăng mình lao về phía cửa dữ tợn như đang thiếu một món nợ. Chúng vỡ ra nhanh chóng, tan nát ngay dưới mũi giày tôi. Lượng mưa Hà Nội đã lên đến 415mm, có nguy cơ còn lên cao hơn nữa và đã vượt mức cả trận lũ lịch sử năm 1984. Trung tâm khí tượng thủy văn thì báo Hà Nội có mưa rải rác, mưa lâm thâm hay thậm chí là chỗ nắng chỗ mưa. Nhưng ông trời hình như đánh lừa máy móc. Cán bộ trung tâm dự báo ngồi ở cửa sổ, mắt buồn buồn. Ngoài đường, một con chuột cố ghếch chân trước leo lên viền móng một ngôi nhà nhưng bất ngờ ngã dúi và nhanh chóng bị luồng sóng của xe buýt xô mất hút vào một lỗ cống nào đó. Nữa, một người phụ nữ dắt chiếc xe to kềnh thảng thốt nhìn chiếc xe buýt rồi bất lực từ từ ngã theo nhịp sóng. Mưa rơi rất đều. Không, hình như tiếng sếp hòa với tiếng mưa rất đều thì đúng hơn. Tôi sực tỉnh, sếp vẫn nói. Vừa nhìn vào ván picachu chơi dở vừa nói. Sếp cần một bài viết về bệnh viện tâm thần, cần gấp, sếp nhấn mạnh như vậy để chuẩn bị cho số báo mấy ngày tới. Tôi ngán ngẩm gật đầu, dù vẫn phải cố tỏ vẻ hào hứng. Mưa gió lụt lội thế này, phải vào viện tâm thần sao mà chả ngán. Tôi vẫn chưa muốn xin phép xếp đi ra vì ngoài kia mưa vẫn réo xối xả. Tôi nhìn xuống mũi giầy mình, thích thú nhìn xác mưa vỡ nát đầy xung quanh. Không hình thù. Không màu sắc. Không gì cả. Bất giác, tôi thở dài, dấn thêm mấy bước chân ra phía cửa sổ, ngỏng nhìn lên bầu trời. Chỉ thấy trắng mưa xiên xối xả. Phía ngoài chân tường, sóng vỗ ì oạp từng chặp. Hình như lạnh hơn thì phải, sếp với cái áo, khoác lên người, ngáp liền một chặp ra vẻ rất mệt mỏi nhưng mắt vẫn không rời màn hình máy tính. Tôi biết ý xin phép sếp về để chuẩn bị viết bài. Sếp sực tỉnh, hồ hởi dặn dò tôi viết cẩn thận rồi ra tận cửa mở cửa cho tôi.
Muốn đến một bệnh viện tâm thần bây giờ, tôi phải thoát ra được khỏi Hà Nội. Thật là khó đây. Hà Nội bây giờ khác gì cái bãi nổi ở quê tôi mùa lụt. Nhưng mà trước tiên tôi cũng phải kiếm cái gì bỏ bụng đã. Lúc nãy, tôi đã kịp mua ở cổng cơ quan một ổ bánh mì ba tê. Trời lạnh, bánh ngấm nước ẩm xì. Nước đã ngập đến lưng nhà trọ của tôi. Tôi ngó xung quanh rồi lội lõm bõm, ngồi xuống giường, hai chân vẫn buông sõng, khua khoắng trong nước như trẻ con. Hồi bé, tôi hay ngồi ở cầu ao như thế. Cái cầu ao nhỏ, chỉ một người ngồi vừa. Tôi thích ngồi ở đó vì sẽ được cầm hai cái cọc đóng nhô lên rồi uốn éo như cưỡi ngựa. Thằng em tôi phải ngồi trên bờ. Nó ngồi xổm, nước dãi rỏ trượt dài trên má.
Tôi vừa ăn bánh mì vừa vẽ trong đầu khung bài báo mình sẽ viết. Đương nhiên tôi sẽ viết về những người điên. Nhưng bánh mì khó nuốt quá làm ý tưởng về bài báo của tôi cũng không suôn sẻ. Tôi giơ cái bánh mì ra phía trước mặt rồi lấy hai ngón tay nhón hé mở hai nửa cái bánh mì ra. Khi mua, tôi đã chủ định mua bánh mì ba tê nhưng tôi vẫn muốn xem bên trong chúng có gì. Điều đó chẳng để làm gì cả. Ở đó có những cục thịt lỏn nhỏn, mỡ trắng bám viền xung quanh. Trời lạnh quá đây mà. Rác từ ngoài đường nối nhau trôi chầm chậm vào nhà. Túi nilong, vỏ chuối, một mảnh gỗ...tôi đếm chầm chậm theo thứ tự những thứ đang trôi. Thứ cuối cùng là một con chuột. Một cái xác chuột thì đúng hơn. Nó trôi bập bềnh, bập bềnh. Một thứ mùi tanh lợm sục vào hai lỗ mũi tôi. Tôi đưa cái bánh mì ra trước mắt một lần nữa. Lụt thế này làm gì có ai thịt được lợn nhỉ. Tại sao tôi lại không nghĩ đến điều đó nhỉ. Nước lụt, chỉ có chuột là nhiều thôi. Cũng chẳng vì thế mà tôi sẽ giả bộ giật nảy mình sợ hãi rồi quăng cái mánh mì ra xa. Tôi đã từng ăn thịt chuột. Tôi ăn vụng của em tôi. Bố cấm tôi nói cho ai biết. Bố đã cho thằng em tôi ăn bao nhiêu con chuột tôi cũng không nhớ nổi. Chỉ có điều bố thích như vậy. Bố nướng con chuột lên, thế thôi. Thằng em tôi cười hềnh hệch, nước dãi chảy dài, cầm con chuột gặm như một bắp ngô nướng. Những tảng máu chưa đông rịn đỏ hai mép. Tôi thấy đầu mình ung ung. Những hình ảnh như những mảnh vỡ lộn xộn va đập vào nhau liên hồi. Tôi đặt hai ngón tay cái xoa nhẹ lên thái dương. Miếng bánh mì tan ra, quện vào nhau trong miệng tôi hệt một thứ bùn nhão. Một cảm giác ngán ngẩm lùa nhanh làm tim tôi nhói buốt. Nếu bây giờ còn sống thì bà đang làm gì nhỉ? Lần tôi và bố đang thích thú cho thằng em tôi gặm một con chuột nướng thì bà bước vào bếp. Bà thở dốc nghe như những tiếng hộc. Rồi bà mất.
Tự nhiên, tôi muốn được nói chuyện. Tôi cần được nói chuyện. Không! Tôi phải được nói chuyện. Nếu còn ngồi một mình thế này, tôi sẽ chết mất. Những hình ảnh lộn xộn kia sẽ giết tôi mất. Tôi cầm điện thoại lên, tra danh bạ như khi một người bị bệnh tim rờ tìm thuốc trong cơn đau bất ngờ.
- Dạ, dạ! Không ạ. Em xin lỗi xếp. Em bị nhầm số. Dạ, em cũng đang chuẩn bị đi. Vâng…vâng! Em xin lỗi ạ! Mồ hôi tứa ra quanh trán tôi. 
Tôi hít một hơi thật sâu, lấy đà đứng bật dậy. Trời chỉ còn mưa lâm thâm. Một vệt nắng quét tràn khắp cửa sổ. Nắng gì mà đỏ quạch. Nó chập chờn, yếu dần rồi tắt hẳn. Trời vẫn nhiều mây. Có lẽ sẽ mưa tiếp. Chết cha! Vỡ đê thì bỏ bố. Ý nghĩ ấy khiến tôi càng muốn rời xa Hà Nội càng tốt. Đúng, tôi phải đến bệnh viện tâm thần.
Quãng đường thoát ra khỏi Hà Nội quá nhiều khó khăn. Những con đường sùng sục nước. Nước chồm lên, réo to, rồi lì lợm nằm ưỡn trên mặt đường không chịu bò xuống cống. Dòng người ứ lại, nhốn nháo, đen đặc. Bất giác, tôi bật cười một mình. Khung cảnh ấy giống một trò chơi thủa bé của tôi. Tôi lấy những mảnh túi nilong bẩn khắp vườn cuộn lại vào đầu một cái cây và đốt. Rồi tôi nhỏ những giọt nham thạch nóng ấy vào một đường kiến đang đi. Ngay lập tức lũ kiến toán loạn, hốt hoảng. Nhiều con bị đốt chảy đỏ. Nhiều con bị đứt tay, đứt chân. Thằng em tôi lao vào đẩy tôi ngã ngửa ra sau. Nó múc một chậu nước dội mạnh vào đống lửa. Khuôn mặt chảy ra như mếu. Đấy là lần đầu tiên nó dám làm như thế với tôi. Nhưng tôi đã kịp đốt cháy lại được gậy thần của mình. Thằng em tôi lắc đầu quầy quậy, khuôn mặt tái nhợt nằm bò ra ôm lấy lũ kiến. Tôi mặc kệ nhỏ đầy lưng nó, cười sằng sặc.
Những dịch vụ mới nhanh chóng được xác lập. Các ông già ngồi chồm hỗm lau bugi xe máy. Những thanh niên hớn hở vác xe thuê. Các bà đứng đợi tranh thủ lấy điện thoại nhắn tin tít tít đại loại như: “Mưa thế này mà anh đưa em ra hồ tây ngắm thì thích nhỉ! Ôi anh yêu, nhớ em hok, sương sương nào...:)” hay “Mẹ cái nhà nghỉ hôm nọ chơi sỏ mình anh ạ! Em hỏi mấy con bạn em chỉ có 90k thôi. Hí hí, nhưng mà ở đấy kín, còn lâu lão nhà em mới biết”. Hàng tỉ tỉ cái tin nhắn như thế va vào nhau chiu chíu để tìm đến chủ nhân của mình trong ngày Hà Nội nước lụt. Các ông đứng đợi, khuôn mặt đăm chiêu vừa tranh thủ chỉnh lại vạt comple vừa liếc trộm một bầu ngực núng nính, một cái quần xilip mầu hồng hay đại loại như thế mà nuốt nước bọt đánh ực và nảy lên trong đầu nhiều ý tưởng. Có thể một ông xe ôm đang lau chiếc bugi sẽ ngẩng đầu lên pha trò với quý ông đứng đợi:
- Mưa gió thế này, mà “ra gốc cây xà cừ bắt con ve thả vào cái ca” thì sướng phải biết bác nhỉ!
Quý ông sẽ lảng sang chuyện khác lấy lệ, cảm thấy kinh tởm và kín đáo quay ra phía sau nhổ một bãi nước miếng. 
Hóa ra ông xe ôm bị hố. Quý ông ấy là một nhà sư. Vì trời mưa, nhà sư đội mũ bảo hiểm, lại mặc cả áo mưa nữa. Nhưng ai dám chắc, trong cõi lòng thanh tịnh của quý ông - nhà sư không vẩn lên chút gì. 
Tôi lại chợt nhớ ra một tư liệu. Chính xác thì hình như là của bác sĩ Hồ Đắc Duy trên một trang Web y khoa có viết: “Một số thăm dò đúng đắn về lĩnh vực tình dục cho thấy gần 100% đàn ông đã từng thủ dâm. Người ta nói một cách hài hước rằng 70% nhân loại đã từng thủ dâm, 20% vào giai đoạn nào đó trong cuộc đời từng làm chuyện đó và 10% còn lại thì nói dối”. Thế là tôi cứ tự hỏi, không biết vị nhà sư lịch sự kia thuộc phần nào nhỉ! Tôi thực sự rất thích thú với ý tưởng của mình. Hóa ra bãi nước miếng của vị sư là rất phí và câu nói suồng sã của ông xe ôm lại rất là triết học sao. Ông đã đưa thậm chí cả những cư dân thánh thiện và lịch thiệp nhất về với bản chất người. Có một điều đáng tiếc là cả hai người họ lại chả hiểu gì về mình. Vị sư trẻ không biết bãi nước miếng vô tình để tôi nhìn thấy thật là lố bịch còn anh xe ôm lại không định lượng được hết giá trị câu nói của mình. 
Nhưng mà rồi tôi cũng đi qua họ rất nhanh. vì trời lại bắt đầu mưa lâm thâm nên tôi không thể nán lại thêm. Trong đầu tôi đã trống rỗng. Ý nghĩ duy nhất là làm sao đến được bệnh viên tâm thần. Tôi luồn qua các ngõ ngách hệt một con chuột. Vừa đi lại vừa nghĩ về một bài phát biểu của một quan chức trên ti vi hôm qua. Vị quan chức ấy có khuôn mặt hồng hào nhưng rất buồn, thông cảm với bà con thủ đô vì mưa gió thế này ô tô bị ngập nước chết máy, vì bà con sẽ thiếu rau xanh để ăn ít nhất trong một tuần. Thế đấy, lụt thế này thì nhằm nhò gì. Quê tôi ở sâu hút thượng nguồn một con sông. Lũ về thật khủng khiếp. Cứ mùa lũ, trẻ con ngồi trên mái nhà đá bọt nước tung tóe,lại gọi nhau í ới qua các mái nhà. Bố tôi ngồi bó gối bất động. Tôi thấy bố gầy như con cò lạc. Sau mùa lũ, lại có dăm mái nhà vắng tiếng người. Trẻ con không dám đi qua. Ở đó chỉ có tắc kè làm tổ thì nhiều. Chúng tôi vẫn phải sống, đói quay đói quắt. Cả làng không có ti vi nên chắc là cũng không được thấy ông quan có khuôn mặt hồng hào đọc bài diễn văn chia buồn như thế. 
Tôi phải vượt qua ba mươi cây số để đến bệnh viện tâm thần. Đi qua những khu phố inh ỏi còi xe giục nhau vượt nước, đi qua những khu dân cư, đi qua cả những đoạn đường dài vắng bóng người. Thú thật là tôi chưa bao giờ đến bệnh viện tâm thần. Nhưng người điên thì làng tôi có một người. Lúc người đó mới điên, chúng tôi gọi là chú Ngụ. Một thời gian sau, chúng tôi gọi là ông Ngụ. Rồi bây giờ thì cả làng gọi là thằng Ngụ điên. Điều ấy có nghĩa, chú Ngụ đã chết. Và thằng Ngụ điên chỉ là cái bóng ma của chú vẫn lởn vởn đâu đó mà thôi. Chú hiền như cục đất. Cả làng chỉ mỗi chú cho anh em tôi vào ao câu cá xí cờ. Người ta bảo chú bị điên vì biết vợ bị ông trưởng thôn hiếp nhưng thấp cổ bé họng nên không làm gì được, người thì bảo chú bị điên vì ăn cắp bị đánh, người lại bảo vì hồi đi đào vàng, chú đào được một tảng lớn nhưng bị trấn mất. Một hai năm sau, người ta không còn bảo gì về chú nữa, thế là chú chết hẳn. Đi đâu cũng thấy chú hát bèo dạt mây trôi...í a...í a. 
Tôi phải đưa một tay lên giữ chặt mũ bảo hiểm. Gió thốc ở đâu về mà nhiều thế. Mưa cũng nặng hạt hơn, nhìn rõ cả những dòng kẻ nối bầu trời đen đặc với mặt nước loang loáng. Người ta chỉ cho tôi đến một cái cổng sắt lớn đóng kín. Tôi còn đang loay hoay thì tự nhiên cánh cổng kêu cót két rồi từ từ mở rộng. Một người đàn ông nhỏ thó trong bộ quần áo mưa thùng thình bất ngờ thò đầu qua một cái lỗ nhỏ sát bên cạnh tôi. Tôi giật nảy mình, tẹo nữa thì thốt ra câu “mẹ kiếp” theo thói quen. Một cánh tay nữa thò ra vẫy vẫy ra hiệu tôi đi nhanh vào trong.
- Đi luôn được không bác? 
Bàn tay tiếp tục vẫy.
Bất chợt một giọng nói the thé vang lên:
- Anh vào đó làm gì?
- Cháu là nhà báo.
- Vào đi!
Một giọng hơi gắt, chua loét, lảnh lót như trẻ con. 
Thế chó nào thế này. Hóa ra là một mụ đàn bà. Rõ ràng nãy mình thấy ông ta có râu cơ mà. Chắc tại trời mưa nên không nhìn rõ. Đúng là bệnh viện tâm thần. Mẹ kiếp! tôi lắc đầu ngán ngẩm rồi nhấn ga phóng vào trong. Cánh cửa sắt đóng lại đánh rầm làm tôi lại giật nảy mình. Ngó quay lại thấy bà bảo vệ đang đứng ở cửa cười khe khé, mặt trợn ngược tự dưng im bặt. Bà chắp tay sau lưng, đi vào nghiêm nghị như không có gì. Tôi còn nghe rõ tiếng cười ấy quện vào vào tiếng mưa. Mà tiếng mưa ở đây kiểu gì thế này. Tôi cảm giác nó tiếng mưa xoáy vào nhau âm âm, vang vang  ma quái thế nào. Chắc là tại ở đây nhiều cây cổ thụ nên tiếng nó như thế.
- Này, anh kia. Vào nhanh, đứng đấy làm gì!
Giọng nam oàm oàm khiến tôi quay đầu lại. Vẫn người bảo vệ mặc bộ đồ áo mưa ấy đứng hẳn ra ngoài. Nhưng trời mưa, lại mũ lụp xụp nên tôi không nhìn thấy khuôn mặt người đó. Tôi phóng xe vào trong, thấy khắp người nổi kín  gay ốc. Chắc tại tôi ngấm nước mưa nên bị lạnh. 
Ở phía cuối đường là một khu nhà tầng nhỏ nhắn, có bờ lao quây kín và một cổng vào duy nhất. Tôi ngước nhìn lên tấm biển lớn, nhiều chữ tróc sơn và nhiều chữ uốn bằng các thanh sắt đã gãy gập đánh vần: Viện giám định pháp y tâm thần TW. Một anh bảo vệ nữa cao to, tóc húi cua chạy ra dắt xe cho tôi. Tôi cảm ơn. Anh ta nhìn tôi âu yếm bằng ánh nhìn dành cho một người phụ nữ đẹp làm tôi thấy ngượng. Anh ta dắt tôi lên một căn phòng trên tầng hai. Một người đàn ông thấp đậm hồ hởi bắt tay tôi và tự giới thiệu là trưởng khoa điều trị. Bộ salông cũ mèm, đôi chỗ rách bươm nhưng ấm áp. Bác sĩ nhìn tôi ái ngại phân trần:
- Đấy anh xem, nhà nước bây giờ phải quan tâm thế nào chứ, bỏ rơi chúng tôi thế này là làm sao. Anh là nhà báo, anh phải có trách nhiệm giúp chúng tôi. Nước chúng ta bây giờ giàu rồi chứ có nghèo như ngày xưa đâu, ông nháy mắt ranh mãnh, này nhé, kim ngạch xuất khẩu..., xuất khẩu lúa gạo, tiền ODA... cứ thế ông liệt một tràng dài toàn những con số. Chỉ đến khi một cô thư ký phía trong đi ra, ra hiệu huých nhẹ vào ông, ông mới dừng lại. Như sực tỉnh:
- À, vâng! mời anh ngồi. Ở đây chẳng mấy khi có khách nên có người là quý lắm. 
Nhấp một ngụm trà nóng tôi bình tâm trở lại. Trái với khi nãy, vị bác sĩ giờ ngồi lặng, mặt bần thần như một vị tu sĩ đang chiêm nghiệm một việc hệ trọng. Tôi bối rối không biết vào đề thế nào. May cô thư ký ban nãy lại gỡ thế bí cho tôi:
- Ơ này bác! Anh ấy muốn hỏi gì kìa!
- Chẳng có ai để ý chúng tôi cả. Họ không coi chúng tôi là con người nữa. Họ tiêm cho chúng tôi thứ quỷ quái gì làm chúng tôi không nhấc nổi mình. Họ muốn chúng tôi chết nhanh (khuôn mặt ông bác sĩ mếu như khóc). Đấy, chúng tôi có điên đâu. Chúng tôi chẳng làm sao cả. Anh có thấy như thế không (khuôn mặt ấy lại sáng ra, ngó hẳn vào mặt tôi như muốn phân trần). Tôi thực sự bối rối, không hiểu điều quỷ quái gì.
Ông bác sĩ lại giật nảy mình như ban nãy, miệng cười hỉ hả:
- Đấy! ở đây ngày nào chúng tôi cũng phải tiếp những ca như thế đấy. Anh thấy có mệt không. Phải công nhận ông ta bắt chiếc bệnh nhân giống thật đến độ tôi vẫn không tin là ông ta bắt chước.
Ông bác sĩ nói rất nhiều, có điều tôi hiểu và có điều tôi không thể hiểu nổi. Chẳng hạn như ông kể về một bệnh nhân ở chỗ ông quê trên một vùng sơn cước xa xôi nào đó. Anh ta bị tâm thần, gia đình cúng ma mãi không khỏi, chán nản dựng cho anh ta một cái chòi trên lưng chừng núi để phát rẫy. Hàng tuần có người mang nước và lương thực lên cho anh ta. Rất nhiều năm trôi qua như thế. Người ta đã quên anh ta đi mất. Tôi lại nghĩ về ông Ngụ điên. Một lần, ông bố của anh ta mang gạo lên núi. Anh ta kinh sợ nấp vào sau một gốc cây. Anh ta bổ chết bố mình bằng cái quốc chim. Sau đó anh ta xẻ thịt ông bố ăn dần. Câu chuyện đại loại như thế. Nhưng tôi đặc biệt để ý đến giọng kể của ông ta. Nó say mê như chính ông là người trong cuộc. Kết thúc câu chuyện, ông chép chép môi:
- Cậu đã ăn thịt người bao giờ chưa? chậc! ngon ngon. À, không không, ý tôi là không biết cảm giác của anh ta thế nào nữa! Ánh mắt của ông lẩn trốn mất. Mưa răng rắc ở ngoài. Tiếng mưa như thế làm sụt lún từng mảng trời. Căn phòng không lớn, lạnh lẽo. Phía đối diện tôi ngồi là một khung cửa sổ. Những thanh chấn song đã han rỉ. Mặt kính cáu bẩn, chắc lâu rồi không có người lau. Bên ngoài cánh cửa ấy, thấp thoáng một cây si già. Từng chùm rễ si bó chặt với nhau thành từng mớ lòng thòng. Ông bác sĩ quay lại phía sau rồi mỉm cười, thản nhiên:
- Anh nhìn mớ rễ si phải không? Có mấy bệnh nhân treo cổ ở đó rồi đấy!
Tôi thấy ớn lạnh. Những chiếc rễ si vẫn đung đưa từng nhịp theo mưa nhưng tôi có cảm giác hình như chúng đang dài ra thì phải. Chúng đang bám vào chân tường leo lên, Chúng đã bám kín ô cửa kính. Một vài cái đã luồn được qua khe cửa kính rồi. Ô kìa, ô kìa... Lúc tôi định hét lên thì những chiếc rễ nhỏ xíu ấy ngay lập tức bị kéo giật mạnh, lại đung đưa theo từng nhịp mưa đều đặn. 
Tôi lấy giấy bút ra, ghi chép theo đúng quy trình tác nghiệp mình vẫn làm;
Hỏi:
- Bệnh nhân viện của mình chủ yếu là những đối tượng như thế nào ạ?
- Làm quái gì có bệnh nhân, mặt ông ửng đỏ, tức tối một cách khó hiểu. À, bệnh nhân à, bệnh nhân thì là lũ bác sĩ, y tá, bảo vệ gì đấy!
- Những đối tượng ấy khi nào thì phải vào viện mình ạ?
- Hí hí, cô thư ký ngồi trong góc phòng yên lặng từ khi nãy chợt bật lên một tràng cười cực kỳ vô duyên. Ông bác sĩ quay mặt lại. Tôi cứ tưởng ông sẽ chỉnh đốn lại nhân viên của mình. Nhưng không ông có một cái liếc mặt tình tứ với cô một cách hồn nhiên.
- Những kẻ mở mồm ra là nói người khác bị điên. Những kẻ chỉ rình chọc thuốc vào mông kẻ mà chúng cho là điên thì bị nhốt tuốt vào đây. Đấy, đại loại thế. Ô, cuộc đời này hóa ra cũng chỉ là những cái đại loại thôi. Chả có chó gì nói cho rạch ròi được đâu anh ạ. Lần đầu tiên khuôn mặt ông có một vẻ nghiêm nghị sâu lắng.
- Thế hiện viện của mình có bao nhiêu bệnh nhân ạ?
- Tôi cũng chả rõ nữa, ông lẩm nhẩm tính. 63, chính xác là 63. Vì tôi vừa cho nhốt nốt một thằng bảo vệ. Cái thằng bảo vệ mà mặt lúc nào cũng khó đăm đăm, hễ mở mồm ra là vé đâu, là quát tháo ấy. Giờ tôi thay bằng một anh ngày trước phạm tội hãm hiếp và giết người. Mà nó đồng tính hay sao cô nhỉ, ông quay ra phía cô thư ký. Cô thư ký gật đầu lạnh lùng và vẫn chúi vào mớ giấy tờ. Có lẽ sắp đến kì bàn giao sổ sách, cô làm việc rất chăm chú. Nhưng nó phạm tội khi bị tâm thần. Giờ thì hết rồi.
- Ở đây, bác cũng nhận những người có tiền sử như thế ạ? tôi tò mò hỏi riêng ông.
- Các anh thì sướng rồi, các anh coi những kẻ tâm thần không bằng con chó, nét mặt ông thể hiện rõ sự khinh bỉ.
Tôi hoàn thành một phần bài phỏng vấn của mình. Giờ thì tôi cần vào bên trong khu cách ly để chụp một bức ảnh. 
Đích thân ông ta dẫn tôi xuống. Ông đưa tôi đi qua những đoạn cua từ tầng trên xuống tầng dưới. Rất lâu như vậy, nhưng tôi giật mình thốt lên vì thấy mình vẫn ở chỗ cũ, ngay trước cửa phòng ông. Hóa ra chúng tôi mới chỉ đi một vòng quanh dãy nhà tầng bụi bặm ấy. ông đứng tần ngần một lúc rồi giục tôi đi tiếp. Trời vẫn mưa như sợ ngày mai không được mưa nữa. Mà sao trời tối nhanh như thế nhỉ. Tôi rút điện thoại ra, thấy đồng hồ mới chỉ 4h chiều. Chắc tại trong đây nhiều cây cối nên thấy âm u. 
Lại một quãng đường rất dài. Tôi đi qua một hành lang nhìn thẳng ra hàng cây si ban nãy. Lạ thật, trên mỗi một cành si có một sợi vải trắng treo sẵn hình thòng lọng. Những cái thòng lọng ngấm nước mưa chênh chao, nghiêng ngả.
- Những cái kia là cái gì đấy ạ? Tôi rụt rè hỏi ông bác sĩ đi trước.
- Để treo cổ những thằng bệnh nặng nhất. Anh không thấy khi nãy trong phòng tôi chả nói à! Giọng ông bắt đầu gắt gỏng. Tôi không dám hỏi nữa và bắt đầu thấy sợ.
Tôi bắt đầu mất bình tĩnh. Vì ông bác sĩ lại dẫn tôi đi một vòng tròn đến đúng chỗ ban nãy tôi nhìn ra hàng cây si. Vẫn những cái thòng lọng trắng. Những giọt nước mưa ở đây hình như màu đen. Tôi dụi mắt, nhìn kỹ. Không phải màu đen mà là màu máu đông. Thảo nào những cái thòng lọng ấy lại hiện lên rõ đến như vậy.
Hình ảnh cái thòng lọng cứ bám riết lấy tôi. Ông bác sĩ này đã đứng ở đó để nhìn cảnh treo cổ những bệnh nhân sao. Cũng giống như bố tôi đã đứng nhìn mẹ tôi từ từ cho cổ vào chiếc thòng lọng với một khuôn mặt mãn nguyện sao. Bố đã không nhìn thấy tôi. Tôi nấp sau một tấm ván trong nhà bếp. Hôm ấy, trời cũng mưa to thế này. Thằng em tôi đang ngủ. Tôi xuống bếp để bới một củ khoai vùi trộm. Vì thấy tiếng động, tôi đã nấp vào đó. Bố giật khuỷu tay mẹ lôi giật vào trong. Người mẹ bê bết nước. Tóc xõa ra dính đầy trên mặt.
Bố bảo:
- Con đĩ! Mày phản bội tao, mày phải chết!
- Tôi van anh! Tôi không phản bội anh. Tôi... tôi... tôi bị cưỡng hiếp! tiếng mẹ khóc nức lên từng hồi. Tôi quặn thắt.
- Sao ngày đó mày không chết ngay đi, mày lại đẻ ra một giống dở điên dở dại bắt tao nuôi?
- Tôi sống là sống vì thằng Thìn thôi. Anh nghĩ tôi còn thiết sống à?
- Tao sẽ nuôi thằng Thìn. Mày chết đi, bố chỉ lên cái thòng lọng đã treo sẵn, hai con mắt long sòng sọc. Mẹ kinh hãi, ngã vật ra đằng sau. Mùi rượu phả ra, sộc cả vào chỗ tôi nồng nặc. Tôi biết bố đã say. Mà khi bố say, mọi thứ thật kinh khủng. Khi bố say, bố bắt thằng em tôi phải ăn nguyên cả một chuột sống.
- Được! Anh muốn tôi chết, tôi sẽ chết. Giọng của mẹ nhẹ dần đi. Nhưng anh phải nuôi thằng Thìn và đừng bắt thằng Thừa ăn những con chuột nữa. Nó ác lắm! Hóa ra mẹ đã biết tất cả. Lúc tôi đang nghĩ vẩn vơ thì phịch một cái. Những âm thanh rùng rùng một chút rồi yên lặng. Khốn nạn thay, thằng bé 10 tuổi khi ấy thì biết làm những gì. Tôi mất mẹ như thế. 
Tôi sợ những cái thòng lọng. Ông bác sĩ cắm cúi đi tiếp. Tôi vẫn theo sau ông.
Bố đã bảo tôi rằng mẹ tự tử vì làm quá nhiều tội lỗi. Tôi im lặng.
Mẹ chết được ba tháng, Bố lại bảo cho thằng em tôi vào trại tâm thần. Ở đó tốt hơn. Tôi im lặng.
Tôi đi cũng đến gần chục năm rồi. Cách nhà có trăm cây số. Cách vùng thượng nguồn có con sông vắt qua những mái nhà đất vào mùa lụt ấy có trăm cây số. Nhớ quay nhớ quắt nhưng không thể về nổi. Ở đó có quá nhiều ám ảnh với tôi. Bố tôi vẫn ở đó, một mình. Tôi đã cầu nguyện cho ông sẽ phải sống dằn vặt đến cuối đời và chết dần chết mòn trong cô độc. 
Ông bác sĩ cứ đi lòng vòng như thế. Mãi đến lúc tôi phải chỉ cho ông khu cách li. Vì tôi nhìn thấy rất nhiều bệnh nhân mặc quần áo kẻ sọc bị nhốt trong một cái cũi sắt khổng lồ. Ông mới giật mình cảm ơn tôi rất khách sáo. Khuôn mặt của ông sọm đi hệt một ông già lẩm cẩm. Tự nhiên tôi cứ hình dung ông có một nét gì đó rất giống với bệnh nhân xẻ thịt cả người cha của mình ông kể ban nãy. Rõ ràng có một nét gì rất giống. Tất nhiên tôi chỉ dám nghĩ trong đầu những ý tưởng như thế. 
Một cái cũi khổng lồ, nhơ nhớp nước mưa dầm. Những con người bù xù tóc tai, ủ rũ đứng, nằm, ngồi. Họ nhìn tôi trừng trừng. Khi ông bác sĩ nói to tôi là nhà báo đến viết bài. Mắt họ sáng lên, khuôn mặt thẳng thốt như có cứu tinh. Một đống những người bắt đầu chuyển động rùng rùng. Họ ào ào chạy ra gần phía tôi, bám tay vào song sắt mà lay, mà lắc mà kêu gào. Họ van xin, cầu xin tôi hãy cứu họ. Một người đàn ông đầu hói, dáng bệ vệ gào to:
- Nhà báo ơi, cứu tôi với. Tôi mới là trưởng khoa điều trị. Nó là thằng điên xẻ thịt cả bố mình để ăn đấy. Vừa gào, ông vừa chỉ tay về phía vị bác sĩ đang đứng cạnh tôi. Nhưng tuyệt nhiên khuôn mặt vị bác sĩ không có biểu hiện gì.
- Tôi nữa, tôi nữa, cứu tôi, tôi là kế toán, tôi là bác sĩ, tôi... tôi bảo vệ đây! Những âm vang đó lọt thỏm vào trong đầu tôi một cách mơ hồ. Có lẽ tôi đang sốt, nước mưa đã bắt đầu ngấm vào tôi rồi.
- Bảo vệ đâu? Ra đây! Giọng bác sĩ đanh lại. 
Anh bảo vệ ban nãy, tất tả chạy ra. Anh uốn éo như một tiểu thư, giọng nói chua lòm:
- Cái bọn trời đánh kia, có im đi không! Không nhà báo của em lại sợ! Anh ta đưa một tay lên mặt che nụ cười duyên trông thật kinh tởm.
- Thằng đồng tính kia, tao mà ra được tao giết mày!
Tôi thực hoang mang, không biết nghĩ thế nào. Thấy tôi đứng gần song sắt, ông bệnh nhân đầu hói ấy nhẹ nhàng ghé sát vào tai tôi nói nhỏ:
- Anh phải cẩn thận đấy. Chúng tôi toàn là cán bộ bệnh viện thôi. Bọn chúng là bệnh nhân đấy. Một lần chúng tôi bất cẩn, chúng thoát ra nhốt tất cả chúng tôi lại đấy. Anh phải cứu chúng tôi nhanh lên, suýt chút nữa tôi đã tin ông ta nếu như sau đó ông ta không bất ngờ khóc òa rồi cười lên một cách man dại làm tôi giật bắn cả mình. 
Ông bác sĩ quay sang, nhẹ nhàng nhắc nhở tôi không nên đứng gần họ. Chụp xong tấm ảnh tư liệu, chúng tôi đi ra, ngó quay lại tôi vẫn thấy tất cả họ đang cười như nắc nẻ. 
Tôi cần phải gặp ông giám đốc bệnh viện để có một cuộc phỏng vấn nhỏ trước khi kết thúc. Ông bác sĩ gọi cô thư ký ra ngoài nói là đi liên lạc với giám đốc. Tôi đi quanh phòng xem một số bảng biểu. Dừng lại ở bàn làm việc của cô thư ký. Chẳng có con số nào cả, chẳng có bảng biểu nào cả. Tất cả chỉ là những nét bút bi nghệch ngoạc kín đặc trang giấy. Thế nãy giờ cô ta lẩm nhẩm, tính toán những gì? Tôi bắt đầu nghi ngờ.
Tôi nhanh chóng có một cuộc gặp với giám đốc bệnh viện. Cô thư ký dẫn tôi đi. Phòng ông giám đốc ở cách đó hai dãy nhà. Căn phòng bừa bộn như vừa được dọn vội. Ông giám đốc lạnh lùng bắt tay tôi. Chỉ thiếu chút nữa tôi té ngửa khi nhận ra không ai khác đó chính là chú Ngụ. Không thể thế được. Mà sao lại không nhỉ. Chú bỏ làng đi và có thể đến đây lắm chứ. Dĩ nhiên, chú không nhận ra tôi. Thật là may mắn. Tôi quay cuồng đến độ cố hỏi bừa mấy câu để chạy thật nhanh ra khỏi nơi này. Tôi lao vù vù qua cầu thang.
Chiếc xe máy ngấm nước mưa phải đạp hai ba lần mới nổ. Tôi nhấn hết ga lao thẳng. Mưa vẫn loang loáng. Từng chùm rễ cây si quẫy đạp phía sau. Xe của tôi lướt qua một nhà kính. Hình như bên trong ánh lên hình những xác người đang bị treo lủng lẳng. Nhưng tôi cũng không còn đủ sức để nhìn nữa. Tôi cứ thế lao. Bà bảo vệ đứng ở cổng cười khe khé, răng trắng ởn, tóc bết lại một cục nắc nẻ phía sau. Bà ta chắn ngang cổng, ngửa cổ lên trời cười. Tiếng gió rít, tiếng mưa tuôn, tiếng của một con thú điên. Tôi gào lên, nếu tôi về được đến nhà, tôi sẽ giết lão xếp khốn nạn với ván picachu của gã. Khi tôi chuẩn bị lao được ra được khỏi cái thế giới điên loạn này thì có tiếng gọi thê thiết đúng tên tôi ở phía sau:
- Anh Thìn ơi, anh Thìn...
Tôi quay cổ lại choáng váng khi thấy thằng Thừa em tôi đang bị xốc nách đưa ra bãi treo cổ. Đúng cây si ban nãy tôi nhìn thấy qua ô cửa kính. Cây si nhìn tôi, cười ác độc. Một đầu em tôi đã bị cột chặt vào thòng lọng. Nó khóc. Nó giãy giụa. Nó nhìn tôi căm giận. Phút chốc, tôi thấy mình thật khốn nạn. Tôi thấy mình đang rơi. Một cái vực hun hút phía dưới.
Két... ét...!
Rầm!
Kết 1:
- Ối giời ơi, tai nạn. Chết con người rồi này. ông đi cái kiểu gì thế?
- Nó lao vào tôi đấy chứ. Máu mê thế này có chết nhau không.
- Gọi xe cấp cứu nhanh lên, còn đứng đấy làm gì.
- Còn sống gì nữa!
- Mọi người ơi, cậu ấy vẫn thở này. Nhanh lên gọi xe, nhanh lên...
U... oa... u... oa... u... oa...
Im lặng.
Kết 2:
Sáng hôm sau, báo điện tử Vietnamnet đưa tin: “Đêm qua, ngày... tháng... năm, tại ven đường quốc lộ...hướng Thường Tín - Hà Tây, người dân phát hiện được một xác chết nam. Theo chứng minh nhân nhân dân, nạn nhân là... Hiện các cơ quan điều tra đang làm việc nhưng theo hiện trường rất có thể nạn nhân bị sốc thuốc”. Tuy vậy, người dân hai bên đường bảo rằng người thanh niên đó chết là bị dớp. Chỗ ấy năm nào chả có người chết trẻ...
Kết 3:
Tại tòa soạn X, trong cuộc họp giao ban đầu tuần, xếp tuyên bố tuyển một phóng viên mới. Đồng thời giao cho công đoàn có trách nhiệm đến thăm hỏi một phóng viên vừa phát bệnh tâm thần, hiện đang điều trị tại viện giám định pháp y tâm thần TW. Trong câu chuyện ngoài lề sau cuộc họp, sếp đứng ở hành lang nói chuyện:
- Khổ thân cậu ấy, hôm tôi giao một bài viết về viện tâm thần. Lang thang thế nào, cậu ấy lại mò về nhà đòi giết bố mới chết chứ. Mà nhà cậu ấy cũng hoàn cảnh. Còn mỗi mình bố. May họ hàng biết kịp chứ nếu không thì... Họ đưa cậu ấy xuống viện rồi gọi điện báo cho tôi. Rõ khổ, đến bây giờ vẫn luôn miệng kêu mình không bị điên. Đúng là!
- À, hình như hôm nọ, anh bảo có con cháu vừa ra trường đang muốn xin vào tòa soạn phải không? Tối dẫn nó sang tôi uống nước. Xếp nháy mắt một anh nhân viên.
Nắng phả vào mặt mọi người lóng lánh. Nước bắt đầu rút. Họ rời tòa soạn. Ngày đầu tuần cũng ít việc
Không ai biết cuộc sống của ai đang xáo trộn. Không ai biết ai đang nghĩ gì. Người chồng không bao giờ biết người vợ vừa gối đầu lên tay mình vừa dâm hoan với sếp của ả trong giấc mơ. Gã sếp đô con, bụng cuộn lên những bó cơ và làm tình thì miễn bàn. Người chồng không bao giờ biết âm hộ của ả nóng bừng như muốn nổ tung ra. Mà biết cũng chẳng thể chết ai vì ả là vợ của anh ta.
Còn người vợ thì một nghìn lần hồ nghi người chồng của mình, kể cả trong những lúc cô ta bấu chặt lấy bờ vai của anh mà gồng mình rướn thật cao. Nhưng cô ta cũng bất lực trong việc moi óc người chồng. Nó không dễ dàng như việc móc trộm chiếc ví của anh ta trong những lúc anh ta say oặt người. Đương nhiên, cô ta sẽ chỉ thấy trong đó có một mớ bao cao su Apple hương táo. Chính điều đó làm cô ta bứt rứt đến điên người. Cô ta căm thù, cô ta... cô ta muốn một cái bao cao su Apple hương táo. Và trong ý nghĩ của ả, một nhân viên văn phòng, trình độ đại học (hoặc sau đại học), ăn mặc chỉn chu, nói năng điềm tĩnh hiển hiện một màn hình lớn kiểu như màn hình của rạp chiếu phim quốc gia chẳng hạn. Trên đó, một người đàn bà trần truồng, hai bầu vụ trắng nõn nà, nây nẩy theo nhịp. Người đàn ông đeo một cái bao cao su Apple hương táo. Ả giật mình, ả đê mê. Người đàn bà oằn oại rên rỉ kia là ả, còn gã trai là gã sếp đô con. Tất nhiên, mọi thứ diễn ra trong khi ả đang làm tình với chồng của mình. Họ làm tình với nhau mà không nói một lời nào. Chỉ có một cảm giác nhớp nhớp, những âm thanh nhọp nhẹp như bất cứ một cuộc làm tình nào vẫn diễn ra từ cổ chí kim. 
Hiển nhiên là chúng ta không thể bao giờ biết những người ngoài đường kia đang xáo trộn như thế nào. Tôi phải viện dẫn ra như thế để muốn chứng minh rằng kể cả vợ của tôi không bao giờ biết về tôi. Tôi thấy cô đơn vì điều đó. Và tôi buộc phải viết ra. Tôi cũng chỉ là một kẻ đi ngoài đường đặt trong một hệ quy chiếu người nghĩ điều này là một gã vất vưởng có hàm răng vàng kệch đang ngồi dạng háng ở một quán vỉa hè ruồi nhặng nào đó. Cuộc sống của tôi thay đổi vào hồi 9h30 phút sáng ngày 2/3/2009, khi báo Dantri điện tử đăng tin: “Có một ông lão mấy chục năm đi chôn xác bào thai”. Vẻn vẹn chỉ có thể. Một bài kí chân dung của một thằng cha nào đó, có thể là bịa hoàn toàn hay có thể là bôi vẽ 90% sự thật. Nhưng điều đó không quan trọng. Quan trọng là lúc tôi đọc những dòng chữ ma mãnh ấy, tôi thấy chúng cười khành khạch. Hai mắt tôi lồi ra, căng mọng, những tia máu vằn lên trào ra như thế một con sông mùa lũ đỏ lòm. Và rồi, bùm! Tất cả tối đen, im lặng. Tôi chỉ kịp nghe thấy những tiếng âm âm, vang vang. Hò hét, reo mừng, hoảng hốt, chửi thề, vân vân và vân vân.
Tôi mở mắt vào một buổi chiều. Tôi thấy nắng nhảy nhót điên loạn ngoài cửa sổ. Lạ thật, chúng nhảy như thế mà tịnh không có một tiếng động nào. Chiều lặng. Một con ruồi lao vù ra phía cửa sổ. Con ruồi đen, nho nhỏ và mất hút. Bất chợt, từ ngoài kia, một cục gì đó, bậu vào cửa sổ. Nó bắt đầu cất tiếng khóc ẽo ợt, the thé, i ỉ. Nó không có mắt, không có miệng, có một ít thịt gồ lên hình cái mũi. hai tay và hai chân nó cứ vêu dài ra quều quào. Một cái bào thai, nhầy nhụa đỏ lòm. Tôi nhăn trán nghĩ ngợi một chút. Và tôi bắt đầu thét. 
Vợ tôi giật bắn người. Đôi mắt của cô ngơ ngác đến tội nghiệp. Tôi nhìn vào đôi mắt của vợ tôi thật lâu. Một đôi mắt đẹp đến kỳ lạ. Nhưng hỡi ôi, đôi mắt ấy lại đặt trên một khuôn mặt dăn deo những nếp nhăn kín đáo với một một đôi môi không bao giờ khép. Đôi môi lúc nào cũng lẩm nhẩm đủ thứ tiền trên đời. Thành ra đôi mắt ấy bị đặt nhầm chỗ. Tự nhiên, tôi cứ thấy tiếc mãi. Tôi nhìn thật sâu một lần nữa vào đôi mắt của vợ tôi. Bây giờ trong nó là một sự thảng thốt, một nỗi chơ vơ. Tôi nhớ không nhầm thì cách đây đã lâu lắm rồi, ngày chúng tôi còn đang là sinh viên, trong cái buổi chiều quành quạch quái ác, cô ta đợi tôi để thông báo về cái thai đang lớn dần trong bụng, ánh mắt của cô ta nhìn tôi hệt như bây giờ. Tôi mê đắm trong ánh nhìn thảng thốt của ả. Nó đưa tôi về với một thời xa xưa vụng về, nồng nhiệt và thành thật. Nhưng ả thì không cho tôi nhiều thời gian như thế. Nghĩa là vợ của tôi chỉ sững người trong một giây lát. Từ trong khóe mắt của cô ta, nước cứ ầng ậc như suối chảy. Vợ của tôi vui đến phát cuồng dại. Tôi đã mê man cả tuần từ khi đọc xong cái “bài báo lãng xẹt”, đúng như ngôn ngữ của vợ tôi. Tôi nhìn qua vai gầy của vợ thấy đám nắng dừng nhảy nhót, sợ hãi đứng nép vào đám chấn song. Cái bào thai đỏ lòm không rõ hình hãi giãy giụa. Bàn tay nhơm nhớp máu mủ cứ huơ huơ trong không khí. Cái miệng của nó há rộng, ngáp ngáp rồi rơi tõm vào một cái hố đen nào đó ở phía sau. Tôi khóc như mưa. Khóc như không có cớ gì để thôi việc khóc lại. Vợ tôi cúi xuống âu yếm ôm tôi vào lòng. Bàn tay của cô vỗ nhẹ nhẹ vào mớ tóc cứng còng của tôi như thể tôi khóc vì cần sự che chở của cô ấy hoặc vì rằng cô chợt ngộ nhận tôi là một đứa con mơ ước của mình. Mặt tôi gục vào bụng của cô ta. Khi tôi hé đôi mắt. Cái bào thai ban nãy đang giãy giụa trong bụng cô ta như thể chỉ cách tôi tấm áo mỏng. Tôi còn nhìn rõ đến độ thấy giữa hai khe đùi của nó mới nhu nhú một cái mầm nho nhỏ. Cái bào thai không khóc, không giãy giụa nữa chỉ có cái miệng của nó cứ há rộng ra ngớp liên hồi như một con cá sắp chết trong chậu. Thật may nó không nhìn thấy tôi vì đơn giản nó chưa có mắt. Tôi câm lặng nhìn cái bào thai và thật khốn nạn, sao nó giống tôi thế này. 
Bạn là một người từng đi rất nhiều. Bởi bạn là nhà báo, bạn là nhà văn, bạn là nhà kinh doanh hay đơn giản bạn là một người phong lưu ưa thích cuộc sống đó đây. Bạn đang sống trong một thành phố đông đúc như một kẻ du thủ du thực (vì bạn phải thuê một căn phòng ổ chuột, vì bạn viết lách nghiệp dư, vì bạn hay mặc quần đùi đi lang thang khắp các vỉa hè...). Thành phố của bạn tươi đẹp vì có nhiều cây xanh (có điều thi thoảng bạn buồn phát khóc vào những buổi sáng đọc báo Vietnamnet đưa tin 2 thằng đầu xanh đỏ đêm qua đã chặt vội một cây sưa non). Thành phố của bạn có nhiều hồ nước và dòng sông (có điều bạn luôn thắc mắc vì những cái lỗ cống nhỏ hai bên dòng sông Tô Lịch). Thành phố của bạn nhiều ăn xin nhất thế giới, nhiều lỗ cống nhất thế giới, nhiều “anh hùng núp” nhất thế giới, nhiều cave nhất thế giới, nhiều đội trật tự phường nhất thế giới, nhiều thứ nhiều nhất thế giới. Đó là lí do bạn phải đi. Bạn yêu cảm giác nằm yên vị trong một ô hộp phía đuôi ô tô biết nhường nào. Bạn cứ nằm và thành phố bất lực buông xuôi cho bạn. Khi thoát nạn, bạn nhảy chồm lên, áp cả mặt vào tấm kính sau để nhìn. Nhìn một con chó mặc áo com lê đi xe hơi thành thạo. Nhìn một con lợn tô son trát phấn, bự mông phóng xe ga như một quý bà. Nhìn một con ve màu xanh đang quét rác. Nhìn một con cá mắm gánh hàng rong cắm cổ chạy khỏi lũ chó ngao ngồi trên xe tải Vinaxuki 1,5 tấn. Và bạn cố nhoai người nhìn mãi như tìm một đồng loại nào đó. Khuôn mặt bạn tràn trề thất vọng. Mắt bạn sáng lên. Bạn vẫy tay. Bạn gào. Một người quen. Xa lắm rồi. Thành phố xa lắm rồi. Người ấy rồi quay mặt lại mỉm cười với bạn. Bạn ngã vật xuống sàn xe tru lên một hồi dài. Con khỉ nhăn nhở cười xé toang tấm áo blu trắng. Bỗng dưng, bạn thấy cô đơn quá. Thành phố mùa này vắng những cơn mưa. 
Bạn đã bao giờ nhìn thật kĩ vào cánh tay của mình, soi gương để nhìn khuôn mặt của mình, nhìn những lông tơ lốm đốm trên da. Nếu bạn không nhìn được tim mình thì đến đại học Y Hà Nội để nhìn quả tim đồng loại ngâm trong cồn 90 độ. Nếu bạn không nhìn được óc của mình thì hãy kiên nhẫn đợi ở một ngã tư để nhìn óc của đồng loại phọt tung tóe bám đầy các thanh nan can (cứ kiên nhẫn là được vì theo thống kê của Bộ giao thông vận tải, năm 2008 ở Việt Nam số vụ tai nạn giao thông đường bộ là 12163 vụ, chết 11318 người, bị thương 7785 người... Nguồn: Nhân Dân). Nếu chưa từng, bạn chớ có dại mà làm như thế. Vì bạn rất thích “óc trần ngải cứu”, “các loại mắt luộc chấm chanh ớt”, “ngẩu pín”, “rượu tiết dê” v.v... Bạn sẽ thấy ghê miệng một chút. Tanh quá. Nhớt nhát quá. Khai quá. Lợm giọng quá. Thế là bạn sẽ mất ngon. Người ta thì thầm bàn tán: “Trần Tiến dạo này dở người rồi. Không! Điên thì có. Thằng cha này bố láo...”. Cũng phải, ai lại hát: Hà Nội cái gì cũng rẻ, chỉ có đắt nhất tình người thôi... 
Chiếc xe đi mất hút vào một con đường lởm khởm, hai bên bờ là những ô, những ụ, những hang chuột đào dở, những vạt sim tím gục xuống vì khát nước. Chiếc xe lao qua những đoạn rừng xưa u tịch. Nhìn cả cây số chỉ thấy những cây cao su trầm ngâm buồn hoe hoắt. Chiếc xe lại chồm mình vụt qua một con dốc cao để lao nhanh xuống. Gió vi vu. Cánh đồng xanh ngắt. Xanh ngăn ngắt. Xanh như thể xanh... xanh... xanh. Có những thằng cha viết lách nửa mùa tả cái xe biết buồn, biết vui, biết mê đắm với những con đường quê hương giàu đẹp. Những cái xe ấy có tâm hồn như một chàng nghệ sĩ, lướt nhẹ trên đường như thể sẽ đi gặp một nàng công chúa ở đằng xa kia. Nếu bạn gặp những thằng cha từng viết những câu văn hổ lốn như thế bạn hãy tặng một đấm thẳng vào mặt chúng. Vì rằng bạn là một người từng đi rất nhiều. Đi mưu sinh. Đi trốn chạy. Bạn biết chiếc xe chỉ là một thằng đồ tể ngu độn nhất nếu không muốn nói nó là một cục sắt rỉ vụn. Trong cái khoang ô tô phía sau của bạn, bạn đã nếm đủ cảm giác của một sự hoang lạnh, một sự cô đơn, một sự hồ nghi con người đến cùng cực. Người ta bảo ở Việt Nam yên bình lắm, con người ta sống với nhau ôn hòa lắm. Eo ôi, mấy cái nước ngoài động tí là thảm sát. Bạn thừa biết là nếu như những khi trong thùng xe. Xe cứ chạy. Bạn dáo dác nhìn ra ngoài. Bạn sẽ ước có ngay một khẩu súng để lia vào những vật thể bầy nhầy ngoài kia. Bạn căm thù con người. Bạn sợ hãi. Chúng sẽ bảo bạn bệnh hoạn. Còn bạn cứ lảm nhảm những câu không ai nghe rõ. Đại thể là những con lợn ăn phân thì không bao giờ chết.
Trong khi chiếc xe chở bạn cứ lao vun vút trên một con đường xa lạ mà bạn cũng không biết thì ở đâu đó một ngã tư thành phố, “anh hùng Núp” vẫn làm nhiệm vụ:
Toét... toét... tuýt... uyy! Bắt lấy nó, túm lấy. Chặn lại. Nhanh lên. Mất mẹ rồi!
Ông ơi! lòi cái mông ra rồi. Đồ con lợn. Cái cây to như thế mà vẫn hở sờ sờ thế kia.
Á... À! mấy? hai tờ à? đưa xe về đồn!
Mấy? bốn tờ à? Lần sau đi thì nhìn cho cẩn thận!
Núp vào nhanh lên. Một mụ già quên nhìn đèn đỏ. Hẹ hẹ.
Cùng buổi sáng đó, trên tờ Viettimes, bài báo của bạn được đăng trang nhất. Đọc cũng được nên cho luôn vào mọi người thích thì đọc (không thích có thể bỏ qua vì không ảnh hưởng nội dung đoạn sau):
“Có phải người phụ nữ nào cũng có ngày 8/3?
Người phụ nữ quý phái ngồi trên một chiếc xe ga đắt tiền đang lật từng xấp hoa tươi, kì kèo thêm bớt. Cuối cùng, khi đã chọn được một bó hoa ưng ý, người phụ nữ hớn hở phóng xe mất hút vào dòng người tấp nập. Người đàn ông với tay qua ô kính xe hơi hờ hững nhận bó hoa không thèm mặc cả. Và cuối cùng, người phụ nữ lam lũ cẩn thận gấp lại từng đồng tiên lẻ trước khi khẽ khàng bỏ vào túi. Gánh hàng hoa lại lặng lẽ lẫn vào buổi chiều. Ngày mai là ngày 8/3. Và tôi bỗng thấy chạnh lòng. Liệu có phải người phụ nữ nào cũng có ngày 8/3? 
Dọc đường Nguyễn Trãi - Thanh Xuân, ngày nào cũng diễn ra cám cảnh đội trật tự phường vất vả “đuổi bắt” những người phụ nữ quê mùa tranh thủ lúc tan tầm bày bán hoa tươi bên vỉa hè. Ngay cả buổi sáng ngày hôm nay cũng vậy, những cuộc đuổi bắt diễn ra như chuyện thường ngày. Vừa ôm thúng hoa trước ngực, hai mắt vẫn đảo khắp xung quanh, người phụ nữ vừa qua cuộc đuổi bắt ấy hổn hển chia sẻ với tôi: “Hôm nay ngày 8/3, hoa tươi bán chạy và được giá hơn ngày thường lên chị em trồng hoa chúng tôi tranh thủ bán sớm. Chắc biết như vậy nên đổi trật từ lượn qua lượn lại mấy lần liền”.
Nhìn chị và những người bạn tất bật bán hàng, không ngơi cảnh giác, tôi có cảm giác họ đã quên ngày 8/3 cũng là ngày của chính họ. Những bông hoa hồng tự tay họ trồng ra, tự tay họ bày bán thì hình như lại không phải thuộc về họ. Và những cán bộ trong đội trật tự phường vẫn mẫn cán hoàn thành công việc của mình mà quên mất hôm nay là ngày 8/3. 
Cùng chịu chung cảnh ngộ với những người phụ nữ bán hoa tươi, “chợ người” tại đầu cầu Trắng, Hà Đông vẫn tấp nập chị em. Với họ, ngày 8/3 hay bất cứ ngày nào đi nữa cũng chỉ là sự phấp phỏng chờ đợi may mắn. chị Lê Thu T, Ý Yên - Nam Định tâm sự: “Năm nay đứa lớn của tôi thi đại học mà tôi chưa biết xoay sở thế nào. Ở quê hết việc, ra đây cũng bấp bênh lắm”. Khi được hỏi chị có biết hôm nay là ngày 8/3 không? Chị thở dài: “Với chúng tôi ngày nào mà chả như ngày nào”.
Mặc dù lệnh cấm bán hàng rong trên nhiều tuyến phố ở thủ đô đã được ban hành nhưng hầu như ở khắp nơi chúng ta đều bắt gặp bóng dáng các cô, các chị dưới tấm nón lá thấp thoáng đâu đó. Hầu hết họ là những người ngoại tỉnh đổ về Hà Nội kiếm tiền nuôi con ăn học. Gánh hàng rong của họ có cả trăm thứ: dăm cân hoa quả, vài bó hoa tươi, ít hàng xén... Trò chuyện với chúng tôi, một nhóm các chị bán hàng rong vẫn vui vẻ cười đùa: “8/3 chỉ có cho các bà giàu có thôi chứ những hôm nào ế hàng còn đầy hoa chẳng là ngày 8/3 của bọn em là gì”. Các cô lại khúc khích cười nghiêng ngả mà sao trong sâu đôi mắt vẫn ánh lên nỗi buồn vời vợi. Trong số ấy, có một cô còn rất trẻ, hình như mới ngoài tuổi đôi mươi. 
Ngày 8/3 không về đến từng góc phố...
Chẳng phải riêng mồng 8/3 mà đêm nào cũng thế, những tiếng chổi tre đều đặn lùa vào từng ngõ ngách phố phường trong đêm khuya. Những chị lao công lặng lẽ với công việc của mình dọn sạch những bó hoa vứt chỏng trơ bên vỉa hè hay dưới những rãnh nước.
Tôi đã phải chờ họ rất lâu cho đến khi công việc của họ kết thúc thì đồng hồ đã chỉ sang ngày 8/3 từ bao giờ. Một chút thảnh thơi của cuối ngày làm việc, một chị lao công ngồi bệt xuống vỉa hè đường Nguyễn Trãi: “Đêm nay còn đỡ chứ đêm mai các cô cậu yêu nhau tặng hoa rồi buổi khuya vứt bừa bãi đầy đường. Chúng tôi lại tha hồ mà quét chứ vui gì ngày 8/3”. Một ngày 8/3 của chị có niềm vui gì không? Chị ngồi lặng im một lát rồi không trả lời tôi, chị đứng dậy quét dọn nốt quãng đường cuối cùng.
Thấy vậy, người đồng nghiệp của chị ghé tai nói nhỏ với tôi: “Chị ấy năm nay đã ngoài 40 tuổi mà đã có chồng con gì đâu”. Tôi chợt thấy có lỗi vô cùng vì tôi cứ nghĩ rằng người phụ nữ nào cũng có một ngày 8/3 cho riêng mình.
Ai đó cứ bảo phố phường về đêm tĩnh và vắng vẻ lắm. Nhưng nếu để ý kĩ thì hình như là không phải. Lượn xe một vòng khắp các con đường, đâu đâu cũng thấy thấp thoáng bóng dáng cần mẫn của các chị lao công. Họ đang ngồi tụm lại với nhau trò chuyện về gia đình, về công việc hay về muôn thứ nhỏ nhặt của cuộc sống. Nụ cười đôi lúc bật lên giòn tan và trong trẻo. Bởi chính họ, chính các cô, các chị lao công là những người đầu tiên đón nhận thời khắc của một ngày 8/3. Và cũng chính họ là những người làm công việc “hậu 8/3” vào buổi đêm ngày hôm sau. Chỉ có điều liệu họ thực sự có một ngày 8/3 theo đúng nghĩa hay không? Điều này chúng ta vẫn thường không để ý.
(Nguồn Viettimes ngày 8/3/2009)” 
Bạn nằm rũ xuống chiếc ghế duy nhất trong khoang cuối. Tấm kính màu đen cố tình ngăn bạn với thế giới. Bạn rón rén ngồi dậy, mắt đảo xung quanh. Bạn nhẹ nhàng quỳ lên tấm nệm, đặt hai đấm tay lên tấm kính phía sau. Xe lao đi vút vút. Bạn cảm giác mình bị móc vào lưng lôi giật phăng về phía sau. Bạn giật mình nhớ về cảnh thịt lợn móc ngày bé ở quê. Bạn sẽ dậy rất sớm, thậm chí bạn sẽ dặn đi dặn lại bà của bạn gọi bạn dậy vào sáng mai trước khi đi ngủ. Bạn sẽ lựa một chỗ ở góc sân ngồi bó gối quan sát. Con lợn mẹ đang có chửa bị lôi xềnh xệch ra sân. Người đồ tể có một cái móc chữ S bằng sắt to như ngón tay. Ông ta cắm vào cuống họng con lợn mà lôi. Đương nhiên là như thế. Bạn ngồi đó thản nhiên như một chuyện thường ngày ở xóm. Con lợn mẹ cào những móng chân xuống sân bất lực. Mắt nó đảo láo liên, hoảng hốt như ngày người yêu của bạn thông báo đã có chửa. Tim bạn đau thắt lại như một sự tự trừng phạt cho cái liên tưởng điên rồ mà hợp lý. Người đồ tể vật con lợn bụng đã chạm đất xuống tấm ván là phên cửa bố bạn nhanh tay dựng sẵn. Ọc... oc.. oc... ooo... Con dao nhọn thọc vào sâu cuống họng con vật khốn nạn. Nó hộc lên. Nhưng thật lạ, nó không kêu eng éc như những con lợn khác. Nó chậm chạp ngẩng cái mõm bè bè nhìn khắp lượt. Đôi mắt của nó chỉ còn một chút lòng đen. Nó nhìn nhanh như muốn nhận diện tất cả những kẻ đang ngồi đây. Theo phản xạ tự nhiên, bạn nép sát mình vào bóng tối. Bạn sợ hãi một con lợn sắp chết. Thật là nực cười. Nhưng thực sự là như vậy. Bạn sợ vô cùng. Thế mà con lợn có lẽ đã nhìn thấy bạn. Gã đồ tể móc trong bụng con lợn mẹ ra một đoạn tràng dài. Gã mổ phanh ra rồi vứt bồm bộp từng con lợn con đã thành hình vào một cái làn cói. Cứ thể gã cười. Bố của bạn cũng cười. Hai hàm răng vàng khói thuốc nhưng khuôn mặt giãn ra như vừa được thỏa mãn. Lần đầu tiên bạn thấy căm thù con người có lẽ là căm thù tên đồ tể và chính bố của bạn. Từ cái làn cói, máu cứ chảy ra mãi không hết. Một thứ máu loãng nhưng tanh vô cùng. Sau này lúc chờ người yêu ở ngoài phòng nạo thai bạn mới chợt hiểu tại sao ngày xưa con lợn không kêu éc éc. 
Những câu chuyện ất ơ như thế mà nhiều khi làm bạn bải hoải vô cùng, ngán ngẩm vô cùng.
Chưa bao giờ bạn muốn chiếc xe dừng lại. Hay nói đúng hơn bạn sợ hãi cảm giác phải đứng trên đất bằng đôi chân của chính mình, phải nhìn ra xung quanh bằng đôi mắt của chính mình. Bạn không biết rằng bạn rất ích kỷ và ngu dốt. Bạn đang mượn đôi chân và đôi mắt của người lái xe. Có nghĩa là gánh nặng trên vai anh ta gấp hai lần. Nhưng bạn thừa biết rằng anh ta có thể đang buồn ngủ. Anh ta có thể đang bị cáu vì cả tuần ngồi trên xe mà không được làm tình. Anh ta có thể bị nghiện lắm chứ. Hay thậm chí hắn đã bị HIV. Đừng bao giờ nghe hắn thanh minh. Bạn có thấy mình ngu dốt khi giao cả tính mạng của mình cho một thằng đã si đa không? Nhưng bạn vẫn làm thế. 
Bạn bảo vợ của bạn là bạn cần đi xa. Vợ hỏi để làm gì. Bạn không trả lời (vì bạn không biết nên bạn không trả lời). Vợ hỏi đi bao lâu. Bạn không trả lời (vì bạn lại không biết). Cuối cùng vợ bạn không hỏi gì nữa. Bạn thấy chống chếnh. Bạn ngồi xuống ghế để giấu những điều đó với vợ. Chiều vợ bạn dặn:
- Trước khi về gọi điện báo trước cho em.
Bạn kín đáo giở ví ra xem thấy thiếu một cái bao cao su apple hương táo. Bạn thở phào nhẹ nhõm gật đầu. Vợ bạn cười hở cả lợi. Răng trắng bóng đều tăm tắp. Hai bầu ngực căng lên trông thấy. Có chúa mới biết trong đầu ả đang nghĩ gì. 
Bạn thấy đau đầu và chóng mặt. Những triệu chứng thông thường của say xe. Bạn uể oải nằm vật xuống ghế. Hai mắt của bạn đã hoa lên. Bạn có cảm tưởng xe chòng chành, chao đảo. Bạn lại thấy nóc xe cứ lộn ngược xuống. Nhưng thật kinh khủng, từ trần xe sùi ra những ụ, những cục. Chúng cứ lớn dần lên. Trời ơi, có cái gì bên trong chúng đang quẫy đạp. Bạn nhìn rõ cả từng tia máu hằn ra lớp màng cũng đang chuyển động. Xe ngày càng lắc lư. Những cái ụ đầu tiên đang rung ầm ầm. Người bạn co rúm lại. Chúng nổ bùm bùm như pháo hoa. Một chất nhờn đầy máu bắn tung tóe. Những cái thai non không mắt, không miệng bò lổm ngỏm khắp khoang xe của bạn. Bạn quẫy đạp nhưng vô ích. Bạn gào nhưng không ai nghe thấy. Người bạn ngập ngụa. Máu và chất nhầy ngập dần trong khi bạn vẫn bị ghim chặt xuống ghế. Cho đến khi đám bầy nhầy xộc vào mũi của bạn. Bạn thấy mùi máu loãng tanh tưởi khủng khiếp. Bạn nhớ đến con lợn mẹ và thở dài: “Thế là hết”. Trong cơn mê man, bạn vẫn thấy vợ mình đang cào cấu hai bầu vú. Ả thở dốc như vô cùng thỏa mãn với chiếc bao cao su apple hương táo. 
Chiếc xe dừng chân ở một thành phố. Nó rón rén nép vào một vỉa hè. Bạn uể oải chống hai tay xuống tấm nệm ngồi dậy. Bên ngoài tấm kính, những dòng người lặng lẽ đi qua. Bạn cố gắng tìm kiếm một chút cảm xúc trên mặt họ. Nhưng không có. Đôi mắt con người ở thành phố này không ngập đầy nhục vọng như thành phố của bạn, không ảo não thê lương như vùng quê của bạn. Nó trong vắt, vô hồn. Nó thánh thiện. Đoàn người đi qua mà bạn không tài nào tìm được một điểm để phân biệt. Họ đi như một đoàn tín đồ hành hương. Cơn đau đầu vẫn chưa dứt. Bạn đưa tay vuốt thật mạnh mặt mình. Cảm giác những đám bầy nhầy bị gạt phăng xuống đất. Mặt của bạn thoáng và nhẹ nhõm. Thế giới của bạn là ô hộp đuôi xe. Bạn tự cách li mình trong đó. Thành phố chạy ào ào qua bạn. Bạn mệt mỏi tự đỡ mình nằm xuống ghế. Nắng hắt vào thành xe đỏ quạch. Quá cô liêu.
Đã rất lâu thì phải. Bạn có cảm giác mình đã ngủ rất sâu, một cơn mê man kéo dài. Trong giấc mơ của mình, bạn nhìn thấy chính bạn. Thấy bạn được sinh ra, được cắt rốn, được bú mẹ. Bạn thấy bạn ngủ trong một đống tã vá víu chằng chịt nhưng khuôn mặt đẹp như một tiên đồng. Rồi bạn chạy nhảy, bạn nô đùa với những đứa bé trong làng. Bạn nhìn thấy những khái niệm niên thiếu, tuổi thơ đuổi nhau chạy qua mắt bạn. Bạn gặp lại những bà cụ tóc bạc đã chết từ rất lâu. Họ chống gậy chậm rãi đi dọc con đường làng lặng lẽ như cổ tích. Bạn gặp lại một thằng bạn chăn trâu thủa nào. Hai người mừng rỡ tay bắt mặt mừng. Nhưng đột nhiên vợ của bạn từ đâu xuất hiện lao đến chỗ hai người. Quần áo của ả xộc xệch như vừa qua một cuộc vật lộn. Ả khóc tru tréo từ xa. Nước mắt chảy thành một con lạch nhỏ. Những con cá rô đồng đen trũi giật mình tưởng mưa rào mùa hạ rạch lên hàng đàn như chảy hội. Gã bạn thủa chăn trâu của bạn bất ngờ ru bạn ngã ngửa lao đến bắt đàn cá rô. Vừa kịp lúc ả vợ nhảy bổ lên người bạn giật áo ngực xỉa xói:
- Sao anh lừa tôi? Sao anh giết tôi? Anh là thằng khốn nạn, thằng khốn nạn, khốn nạn… 
Bạn ngơ ngác không hiểu chuyện gì. Mắt của ả long sòng sọc, lạnh lẽo như mắt người chết đuối.
- Chính anh đã cố tình làm rách cái bao cao su. Chính anh. Ả buông bạn ra ngồi ôm gối khóc ti tỉ.
Cũng phải. Thời buổi này chỗ nào chả có si đa. Bạn ngửa cổ lên cười hồng hộc. Lúc nhìn xuống không thấy ả đâu mà chỉ thấy một cái bào thai đỏ lòm không mắt, không miệng đang giãy giụa quằn quại dưới đất. Bạn hoảng hốt nhìn ra rãnh nước thấy gã bạn của bạn đang bị con cá rô đực nhồm nhoàm xé từng miếng thịt. Máu tươi theo nước chảy xuống đỏ một góc ao. Một đàn cá rô bên dưới đang tưng bừng nhảy múa. Bạn thét lên rồi lao đầu xuống ao. Thấy nước từ từ rỉ qua kẽ lưng lạnh buốt. Lúc bạn tỉnh dậy ngoài kia đang mưa. Nước lăn dài trên tấm kính. Mỗi một hạt mưa có một con ngươi trong suốt. Mưa đã tràn qua kẽ cửa thấm ướt lưng áo của bạn.
Bạn nhìn thấy một cô gái ngồi co ro nép sát vào cánh cửa sắt của một cửa hiệu đã đóng cửa. Cô gái bé nhỏ như một con chim sẻ lạc đàn. Ánh đèn xe loang loáng không cho bạn nhìn kĩ khuôn mặt của cô gái. Bạn chỉ thấy cô ta mặc chiếc áo dài trắng, bàng bạc như sương. Cô gái ngẩng mặt lên mệt mỏi nhìn bạn. Đôi mắt sỡ hãi và van xin. Cánh cửa xe bật mở toang. Cô ta đứng dậy, từ từ đi về phía chiếc xe. Áo quá dài nên bạn không thể biết cô ta đi hay lướt nhẹ trên không khí chỉ có điều chắc chắn rằng chân cô ta không bước. Đêm đồng lõa với cô gái tội nghiệp. Chỉ còn những giọt mưa lăn chậm dọc cửa kính. Ô hộp của bạn, thế giới của bạn ngập đầy sương bảng lảng. Người con gái không nói một lời nào. Bàn tay của cô ta đi đến đâu bạn tê dại đến đó. Người con gái rướn cao bầu ngực. Người con gái nhẹ nhàng luôn tay vào coocse lấy ra một chiếc bao cao su. Bạn mỉm cười bí hiểm rồi lấy ở ví của mình ra một cái bao cao su apple hương táo. Cô gái nhìn bạn bằng ánh mắt biết ơn. Bạn buông mình nằm xuống và quên hết mọi thứ. 
Bạn chớp mắt ba lần rồi mở hẳn mắt. Nắng đã đổ thành vòm trên tán lá. Bạn thấy mình khỏe khoắn vô cùng. Bạn ngồi bật dậy áp mặt vào tấm kính. Ngoài đường, những chiếc xe chen chúc xô lấn nhau bóp còi inh ỏi.Một giấc mơ đủ để người ta hồi sức nhanh đến vậy. Bạn vươn vai, vặn mình răng rắc rồi định mở cửa xe bước xuống đường phố. Đã lâu lắm rồi bạn không làm như thế. Những bỗng nhiên, bạn choáng váng. Bạn hoảng hốt, run rẩy nhặt cái bao su apple hương táo bầy nhầy dưới sàn xe. Bạn luống cuống mở ví ra xem. Bạn thẫn thờ ngồi phịch xuống ghế. Những giọt, những giọt chảy chầm chậm. Vợ của bạn đã không lấy nhầm cái bao cao su bạn kín đáo rạch một đường dài. Như thế đấy. Bạn ngán ngẩm buông ra một câu vô nghĩa. Nghĩa là đêm qua bạn đã không mơ. Bạn nhìn dọc cánh tay của mình. Nó đang run rẩy. Bạn thấy rõ cả cảm giác những con si đa chạy giần giật trong từng mạch máu. Có thể lắm chứ. Có thể lắm chứ.
Người vợ đã có mang. Gã sếp đô con bị bắt trong một vụ tham ô bạc tỉ. Sau nhiều ngày tháng mê mệt trong hoan lạc, người vợ tỉnh dậy vào một buổi sáng nắng đổ thành vòm trên tán lá. Người vợ tự nhiên thấy cô đơn lạ lùng. Cô thấy nhớ một cái gì đó không rõ ràng những xa lắm rồi. Những dục vọng hình như đã rút chạy khỏi người đàn bà vừa tắt kinh đêm qua. Căn phòng ngủ trở nên rộng thênh thang. Người vợ thấy nhớ chồng của mình da diết. Anh ấy sẽ không thể nghi ngờ về cái thai này. Cô yên tâm bấm số máy của chồng. Lần thứ ba, cô hoang mang nhìn những con số. Ở đầu bên kia tút vài hồi ngắn rồi vang lên những âm điệu tẻ nhạt:
- Số máy quý khách vừa gọi... không có. Xin vui lòng kiểm tra lại. 
Người vợ giật mình buông rơi điện thoại rồi lặng lẽ đổ vật người xuống tấm đệm. Bên ngoài cửa sổ từng dòng xe xô lấn nhau bóp còi inh ỏi. Sáng mùa hè, thành phố bao giờ cũng bận rộn.
Mỗ Lao, 27/3/2009
Nguyễn Anh Thế
Theo https://vanchuongviet.org/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Xem Sách Chàng nhổm dậy, hạ lưng ghế xuống thêm một bực nữa. Rồi xoay người lại, nằm thử. Bấy giờ thì thật là hoàn toàn thoải mái. Chi...