Thứ Ba, 10 tháng 1, 2023

"Bên bờ sông gió hát" giọng điệu chan chứa yêu thương của Nguyễn Hồng

"Bên bờ sông gió hát" giọng điệu chan chứa
yêu thương của Nguyễn Hồng

Tình cờ tôi gặp tập truyện ngắn Bên bờ sông gió hát của Nguyễn Hồng do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành năm 2020 ở cái quán sách nhỏ nép sau góc phố, mua về xếp trên giá sách của mình. Như là cái duyên của người từng làm nghề giữ sách, một buổi sớm thức dậy tôi lên bàn viết ngồi, đầu trống rỗng thế là lại lần thần bên giá sách, thấy Bên bờ sông gió hát hiện trong mắt bèn lấy đọc.
Mở trang đầu, những con chữ rộn ràng bắt mắt. Thế là tôi ngồi đọc, đọc liền mạch, đọc xong gấp lại thấy khắp lòng như áng mây sương mỏng tang cứ lửng lơ trôi, trong áng mây sương mỏng ấy thình lình ẩn hiện những dáng người vừa quen, vừa lậ. Ấy là những phận đàn bà éo le, cơ nhỡ hoặc uẩn trong những mớ đời đen trẵng mà bao đời nay vẫn luân hồi… Lạ là trong nỗi tuyệt vọng của những thân phận ấy họ vẫn khao khát sống, khao khát yêu và họ đã dám bút qua mọi hoàn cảnh để có mình. Cái mạnh mẽ của các nhân vật trong mỗi câu chuyện đều toát lên ý đó. Điều này để cho người đọc tự nhận thấy có một giọng điệu văn chương vừa yếu mềm, nữ tính lại dữ dội yêu thương đến đau đớn mà vãn lắng đọng, ngọt ngào, dịu ấm tựa hồ như những bàn tay có lửa làm cho người ta ấm áp. Nhân vật trong mỗi câu chuyện cứ hiển hiện như là việc có thật ở ngoài đời mà tác giả là người làm chứng và dắt nó vào những trang văn của mình rồi đồng hành với nó cho đến tận cùng kết cục.
Nhà văn Nguyễn Hồng
Nhìn chung các truyện ngắn trong tập đêù liên mạch ngập lên những khúc buồn, có chuyện buồn cô đơn thăm thẳm, Có lẽ biết điều này nên đôi khi tác giả cũng đan cài những kỷ niệm, những nụ cười hóm hỉnh, vui nhộn như chuyện Bên bờ sông gió hát, Facebook.com…
Đọc Bên bờ sông gió hát vẫn chỉ là những cũ kỹ xưa kia ấy là sự tồ tệch, ngốc nghếch của đôi lứa ở tuổi dậy thì mà người con gái bao giờ cũng khôn khéo, tế nhị, còn cậu con trai thì ngốc nghếch, người ta yêu mình đấy mà còn hỏi có yêu không, giống như ý thơ.
           Em bảo anh cút đi.
           Sao anh cứ đứng lại
           Em bảo anh đừng đơi
           Sao anh lại cứ chờ…  
Và như là người ta vẫn có câu: Con gái nói có là không, nói không là có… vậy mà khi giải thích tâm lý này tác gia lại dựng được một cốt chuyện rất thú vị, hóm hỉnh. Ấy là mỗi bận Kha gọi An ra bờ sông, An cứ tưởng là Kha sẽ rành rọt chuyện An đặt vấn đề vơi Kha. Ai dầy Kha toàn kể chuyện bác Khoai với cô Mến, nhiều lần như thế làm An càng tức buồn, càng nôn nóng chờ câu trả lời của Kha nhưng dường như Kha biết mà không biết, mãi đến đận cuối khi Kha gọi An ra bờ sông, cô cứ đứng lặng vê nhàu mớ tóc mặc kệ An nèo nỉ, Kha vẫn đứng lặng kệ gió sông dào dạt, mớ tóc nhàu trong tay Kha… Khi ấy An mới vỡ lẽ. Chuyện chỉ thế thôi nhưng tình tiết, câu văn hay, hóm hỉnh làm cho người đọc vẫn thích dù chuyện đã biết rồi. Hoặc facboock. Com cũng vậy. Xin không kể lại nội dung truyên, chỉ nói cái ý. Ấy là yêu, yêu nhưng toàn chữ, ảo, ảo nhưng mà thật… Đọc song chuyện này cũng gợi ta thấy thời của không gian mạng. Cái ảo, cái thật cứ như mây mưa ấy nhưng trong mây mưa ấy đôi khi cũng giúp con người thấy tia sáng thật để lòng mình tự long lanh, tự sướng… ấy lại là cái thật của câu chuyện. Tôi thấy tác giả hóm lại rất khéo đan lát trong típ chuyện này…
Những nụ vui rộn ràng ấy chỉ thấp thoảng hiện giông như bông hoa mười giờ vừa rực rỡ đấy rồi lại nhòe đi ngay để lại ràng rặc những khúc buồn thăm thẳm suốt chiều dài tập truyện. Ấy là Sen, là Tóc dài, là Thuốc duyên, Thôi thì mây trôi, Nhớ hoa gạo, Một đoạn ký ức… đặc biệt là Một khúc sông sâu…
Tập truyện ngắn “Bên bờ sông gió hát” của Nguyễn Hồng
Ở truyện ngắn Sen thấy một cốt truyện vừa thật vừa ảo. Thật là con người Sen hiển hiện bằng sương bằng thịt được bàn tay người vớt về từ cái đầm sen khi cô bị bỏ rơi, ảo là Sen như thiên nữ được đầm sen sinh ra theo lời của người kể chuyện. Rồi tháng năm đời Sen gắn với người ấy (chàng họa sĩ), Sen ngỡ mình được hạnh phúc được cưu mang nhưng tràng trai ấy lại lạc vào chốn hoan lạc bỏ kệ Sen như vật thừa vừa là của tràng vừa là không phải của tràng. Sen cứ lặng lẽ sống như thế đến một ngày thấy trong lòng mình nảy cái mầm sống, cái mầm sống ấy lại của chính người vừa cưu mang mình vừa bỏ rơi mình. Nghĩ tủi, Sen tìm đến cái chết nhưng không chết đuơc, Sen lại được chính bàn tay người ấy kứu dỗi trở lại ngôi nhà mà Sen từng bị bỏ rơi…lẽ ra đến đận này thì phải tìm những chi tiết đắt để phủ lên cốt truyện và tạo cái chốc lát của câu chuyện để người đọc tự ngẫm, tự thấy những ăn năn của tràng Họa Sĩ nhưng tác giả lại thông thái quá thành thử đem đan vào những đoạn: “Là người kể chuyện muốn thé… Người kể chuyện muốn thế…” tất nhiên mọi chuyện cuối cùng cũng được thanh lọc bởi những ăn năn, xám hối nhưng dù sao cũng làm cho câu chuyện bị nhạt đi bởi những lý giải khá sắc bén lộ rỗ bàn tay của tác giả.
Đến, Thuốc duyên. Cốt truyện này giản đơn nhưng có giá đắt ở chỗ tác giả để cho nhân vật tự sự rất chuẩn. Áy là đôi vợ chồng như là rổ rá cạp lại họ đã vượt qua cái gọi là số mệnh, bỏ qua những dèm pha của miệng thế mà gắn bó với nhau, tìm ra hạnh phúc đích thực từ tình yêu. Chuyện kể: Thi và Lành, hai người cùng cảnh cơ nhỡ, đứt gánh giữa đường, Thi bị vợ bỏ đi vì lý do Thi không thể sinh con, còn Lành người đàn bà chửa hoang đã có Cu Thóc. Họ về cùng mái nhà chuyện cũng lặp lại, hai người không sinh thêm con, Thi lấy cu Thóc làm nguồn sống, còn Lành thì muốn sinh con để cu Thóc có anh có em. Khát vọng rồi tuyệt vọng Lành đành tính chuyện lấy thuốc, Lành tìm được ông lang có uy tín và động viên Thi cùng thực hiện ước nguyện, giằng co mãi cuối cùng Thi chiều Lành. Đến gặp ông lang chuyện lại như hư, như thật, ông lang bắt mạch rồi nói nước đôi: “Con cái là trời cho,Trời cho một đứa rồi cho thêm đứa nữa. Chắc gì phải uống hết bẩy thang thuốc…” hai vợ chồng vừa hy vọng vừa tuyệt vọng nhưng vẫn làm theo ý ông, Lấy thuốc về uống, uống mãi chả có chuyển biến gì Thi càn dàn rồi định bỏ cuộc. Họ bắt đầu mâu thuẫn rồi tức dận nhau, ai có việc người ấy làm, đêm thì quay lưng lại nhau chả ai chịu làm lành ai, chuyện cứ dâì dài, Lành thì vẫn một mực lặn lội đi lấy cho đủ bẩy thang thuốc, Thi thì lầm lỳ từ chối đêm nằm cứ bo cu Thóc ngủ khì… Đêm dài mãi thế, chả ai chịu ai, Lành đành làm dịu. ” Thôi thì trời chả chịu đất, đất phải chịu trời, Lành vòng tay ôm lấy Thi nỉ non… Chỉ chờ thế thôi, Thi ôm ghì lấy Lành, Lành chạm phải giọt nước mắt Thi rớt vội trong đêm tối…” và thế là đêm bung biêng trôi trong đất trời ngày hạn… rồi một buổi sáng dậy mọi điều mới mẻ hiện ra như là giời đất bảo; “Chả cần phải uống hết bẩy thang thuốc đâu…” cái chốc lát ấy tự cởi nút cho câu chuyện để người ta thấy một điều giản dị là đôi lứa sống với nhau phải có tình yêu, tin vào tình yêu tự con tim mình thì sẽ vượt qua mọi nhẽ và sẽ có tất cả. Câu chuyện kết thúc nhẹ nhàng và cũng làm vợi nỗi buồn để ta thêm yêu cuộc sống. Quả bài học “Thuốc Duyên” đơn giản mà rất thánh.
Tóc dài. Mạch buồn nặng chĩu hơn ấy là nỗi buồn đan chen giữa quan niệm và lãng quên. Quan niệm là người làng của Thi coi những người có mái tóc dài là sát phu, không sát phu thì đa đoan nên sinh chuyện cấm đoán nên để xẩy ra câu chuyện bất hạnh giữa mối tình Hương và Hoàng…  Còn lãng quên chính là Thi, người luôn nâng niu mái tóc dài từ mẹ. Thi nâng niu mái tóc mình và cùng muốn được người thân chia sẻ nhưng anh chàng mải công việc dường như chả quan tâm gì đến những suy nghĩ của người thân, từ đó Thi buồn, nõi buồn chỉ ủ trong lòng và hiện trong những giấc mơ, những giấc mơ về quá khứ và những kỷ niệm về Hoàng ở quê lại cháy lên như kêu gọi, như thúc giục… Chủ tâm của câu chuyện muốn nhắc nhở về một vẻ đẹp truyền thống cần được giữ gìn nhưng khi dựng nên cốt chuyện tác giả lại không để nó tự sự bằng những chi tiết có từ mỗi nhân vật mà lại kể, kể đan cài bằng nhiều câu văn tả, phản ánh liền cùng phân tích… nên gây mất hấp dẫn cho người đọc mặc dù tác giả cũng cố gắng tạo những câu văn hình ảnh hay nhưng đọc vẫn thấy trượt ra ngoài làm  mất vẻ hồn nhiên của nhân vật. Không dám chê, đây chỉ là ý nghĩ chủ quan của người đọc vì dù sao Thuóc Duyên vẫn là một truyện ngắn làm cho người đọc nao lòng. Hầu như nỗi buồn luôn vương trong mỗi truyện ngắn của tác giả. Con kiến bị giết, Thôi thì mây trôi, Một đoạn ký ức, Nhớ hoa gạo, Một khúc sông sâu... đều cùng một hợp xướng buồn, buồn rồi chua xót cho mỗi thân phận… đọc mà cứ bâng khuâng nhưng rất may những nỗi buồn ấy, chua xót ấy, trái ngang ấy đều đến kết cục và được thanh lọc rõ ràng làm cho người đọc tự giải thoát được những nỗi niềm từ mỗi câu chuyện lan sang. Có lẽ đây là thế mạnh của tác giả. Tôi rất thích truyện Một khúc sông sâu. Cốt truyện không có gì mới. Vẫn là những chuyện ta thường gặp trên đơi. Ấy là chuyện người chồng ra trận, người vợ ở nhà không giữ chọn thủy chung. Một khúc sông sâu cũng phản ánh hiện thực này nhưng nó được đặt vào hoàn cảnh một gia đình – gia đình ấy chỉ có hai vợ chồng già và hai người con giai, một người lại tàng tật bị mù một bên mắt (mà trong truyện chú tự nhận mình là (Con Cò Mồi) lại là một gia đình thành phần lớp trên (Thời ấy là không tốt). Chiến tranh xẩy ra người anh đi bộ đội, ông đi từ tấm lòng yêu tổ quốc nhưng vẫn chịu tiếng là đi để làm đẹp cái hồ sơ của gia đình.Trước khi đi cũng do hoàn cảnh nhà, ông cưới vợ, cưới một người ông yêu thật sự. Đám cưới gọn nhẹ, chóng vánh để ông lên đường ra trận với niềm tin phía sau có hậu phương yên ổn, có người vợ cùng với đứa em thu quén gia đình và chăm lo bố mẹ già. Tâm nguyện cũng là niềm tin của ông. Vậy mà khi ông đi thì người vợ lại xin bố mẹ chồng về ở với mẹ đẻ để có điều kiện học hành, ông cũng đồn ý việc đó. Khi người chị dâu về nhà mẹ đẻ thì mọi việc đều đổ lên đầu chú em tàng tật. Chú em vì vất vả, vì thương bố mẹ sinh càn dàn và bực tưc rồi coi thường người anh nhu nhược, ông sinh tính để ý, nhờ cái tật mù lòa ông đã chứng kiến đầy đủ những dâm tục của người chị dâu với ông giáo làng từ cái sân đình những đêm trăng và khi chị ta ra hà Nội học, sự thật ấy được cả o Lý người một lòng yêu ông chứng kiến. Đôi dâm tình ấy ăn ở với nhau cho mai đến khi tay nhân tình đi lấy người khác và lúc ấy người anh cũng trở về. họ vẫn êm ấm với nhau, sự êm ấm ấy làm chú Tư Mù càng căm tức, o Lý càng tủi hờn thay nhưng không ai dám nói ra. Ông cũng im lặng sống, sống cho đến ngày các con ông trưởng thành thì mọi chuyện mới vỡ lở, mọi người mới hiểu ông, ông biết cả. Và như vậy mọi sự cung đồng lúc được tự phán sử, tự thanh lọc. Đọc đến đoạn các con ông hỏi sự thật về mẹ (người con tên Nam chỉ mong mẹ lắc đầu không phải thế nhưng người mẹ lại thừa nhận) rồi đến đận Nam tự hỏi không biết cả bốn anh em Nam có phải là con ông không! mà anh không dám hỏi vì sợ ba đau. Nhưng chính người con ấy cũng không thể hiểu được: “ba đau đủ rồi… Dạo này ba cười nhiều, tán chuyện với đồng đội cả ngày, bạn thơ phú rộn ràng trền faeeboock…”
Đọc, đọc mà tóc gáy cứ rợn lên tê dọc xuôi sống lưng nhưng rồi mọi lẽ cũng vỡ tỏ rõ ràng để hiện lên những dòng chữ đẹp tặng cho người cha thật vĩ đai ấy là: “Ông đã mang cả máu thịt mình chiến đấu cho độc lập của dân tộc, cho hạnh phúc của con ngươi dẫu có phải hy sinh ông cũng sẵn sàng, hà cớ chi cái việc cỏn con ấy ông không bỏ qua, cái lớn ông muốn là sự an bình hạnh phúc của con cháu, của con người. Cả đời ông cùng bao nhiêu đồng đội đã hy sinh vì điều đó, giờ con cháu và mọi người đang có điều đó nên ông bằng lòng và cái khúc sông sâu kia chả hề gì cả -Một mình ông đau là đủ…”
Câu chuyện tự để ta nghĩ thế và người đọc cũng rất nể vì tác giả là người cầm bút ở thế hệ 8x mà lại sâu sắc về thế hệ cha anh đến vậy.Các nhân vật trong truyện đều rõ ràng, Tác giả đã tìm được những chi tiết độc ví như việc chú Tư nhìn thấy người chị dâu lén lút vứt cái khăn thêu hình hai con bồ câu mà anh Hai tặng chị ra góc đống rơm… chỉ thế thôi là thấy rõ mồn một tính gian phụ của chị ta rồi. Điều này muốn nói. Một tuyện ngắn hay rất cần những chi tiết độc. Chi tiết độc nó góp phần làm cho tính cách nhân vật đậm nét, đọc là người ta nhớ…. Hơi tiếc số lượng truyện như thế này không có nhiều trong tập. Nói vậy không phải chê những truyện khác. Bên Bờ Sông Gió hát nhìn tổng thể vẫn là tập truyện khá, dễ đọc, mạch văn, mạch kể hoạt, mạch buồn cứ chảy dài qua mỗi thân phận con người suốt quá trình họ lặn lội vượt lên để tự hoàn thiện mình. Đó chính là mặt tích cực của mỗi truyện ngắn trong tập. Rất tiếc ở một số truyện tác giả hay bỏ quên việc tự sự. Lẽ ra phải để cho nhân vật tự nói, tự hình thành tính cách, tự cử động như con người ở ngoài đời thì tác giả lại sợ người đọc không tỏ hay vì quá thông minh nên vội vàng nói hộ hoặc mưu tả, tìm những câu văn hay đặt vào hoàn cảnh, đặt vào nhân vật nên làm cho câu chuyện bị nhạt đi, tính cách của nhân vật cũng nhòa dần theo.Tình trạng này thi thoảng được lặp lại trong các truyện, đọc rồi cứ ngỡ một mâm cơm chỉ có thịt mà thiếu rau hoắc giống như ngôi nhà tất cả từ hướng nhà, hướng bàn thờ, hướng bếp… đều nhìn cùng một hướng… đẹp như mà tự nó không hợp với phong thủy. Hạn hẹp này đã nói trong truyện. Sen. Ấy là theo chủ quan của người đọc tập truyện này, người khác thì lại bảo: “Tác giả đang xác lập một lối viết Nữ- rất Nguyễn Hồng.” Điều này cũng chẳng sai mà cũng không hề đúng. văn chương đi lối nào, đường nào thì cũng không thoát được cổ hoặc kim, cố lắm thì có cái gọi là Hậu hiện đại nhưng hậu hiện đại thì cũng chả đến bờ đến vở nào. Còn cổ truyền thống thì vẫn thênh thênh đấy, kim thì Tự Lực Văn Đoàn đã vạch ra đấy rồi. Tìm tòi là việc của nỗi người viết nhưng dù theo cổ, theo kim, theo hậu hiện đại… cũng chả quan trọng gì. Điều đáng cần là tác giả phải tìm được giọng điệu của mình trong giàn văn chương chung, bất chấp nó là cổ hay kim… Khi đã tìm được giọng điệu thì dù đi đường cổ, lối kim thì nó vẫn lồ lộ là mình, không lẫn vào ai được, tự nó sẽ có chỗ đứng trong giàn văn chương chung ấy. Cũng như cùng một ca khúc Xa khơi. Khi nghe Tân Dân hát rất hay nhưng đến Thu Hiền hát lại thấy rất lạ và Anh Thơ hát lại thấy rất mới… ai ai cũng thích nghe dù cùng một ca khúc ấy. Điều này chứng tỏ nghệ sĩ có giọng điệu riêng mà giọng điệu ấy đã đạt thành phong cách. Phong cách là đánh dấu tài năng của nghệ sĩ ở từng cấp độ.
Văn chương cũng vậy, quan trọng là giọng điệu của mình. Nói ý này tôi lại nhớ câu thơ: “Hát về rừng đừng bắt chước tiếng chim”. Đọc Bên bờ sông gió hát tôi thấy thực sự tác giả đang hình thành một giọng điệu, giọng điệu chan chứa yêu thương, yêu thương đến đau đớn mà lắng đọng, ngọt ngào luôn khao khát sống, khao khát yêu… Mong rằng những tập truyện sau giọng điệu ấy càng đằm thắm hơn, ngọt ngào hơn.
TRỊNH THANH PHONG
 
Hà Nội, 21/8/2015 
Thy Lan
Nguồn: Viện Văn học
Theo https://vanhocsaigon.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Cái Sống Ở khu phố tôi trưa trưa thường có chim bay. Chim đây là bồ câu. Bay từng đoàn đông đảo. Bay cả buổi trưa. Xem ra không phải v...