Thứ Ba, 3 tháng 1, 2023
Những căn rễ của sự cách tân tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975
Những căn rễ của sự cách tân tiểu thuyết
Tiểu thuyết cách tân được hiểu là: 1- thực hành một quan niệm
sáng tác mới về tiểu thuyết; 2- được thể hiện trên bề mặt văn bản tiểu thuyết ở
việc làm mới các kĩ thuật và nghệ thuật tự sự. Nói cách khác, tiểu thuyết cách
tân là tiểu thuyết chú trọng ở việc đổi mới hình thức tiểu thuyết, tất nhiên là
loại “hình thức mang tính quan niệm” như các nhà thi pháp học hiện đại quan niệm.
Nếu hiểu như vậy, trong nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, thì tiểu thuyết lãng
mạn do nhóm Tự Lực văn đoàn chủ trương lúc đầu là cách tân so với tiểu thuyết
mô phỏng truyền thống phương Tây được sinh thành bởi quá trình thực dân và toàn
cầu hóa trước đó. Và đến lượt, ở giai đoạn sau khi đất nước bị chia cắt theo hiệp
định Genève 1954 về Việt Nam, tiểu thuyết của Tự Lực văn đoàn và các nhà văn
bên ngoài nhóm sáng tác trên tinh thần kế tục và đối kháng nhóm văn chương này,
lại trở thành “tiểu thuyết truyền thống”, làm cơ sở cho những cách tân của tiểu
thuyết hiện đại.
Có ba nguyên nhân chính dẫn tới những cách tân của tiểu thuyết
Việt Nam giai đoạn 1945-1975. Thứ nhất, tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ
XX đã phát triển mạnh mẽ, có thành tựu phong phú, định hình được đặc trưng thể
loại, tất cả làm thành nền tảng vững chắc cho những nỗ lực cải biến, sửa đổi,
thể nghiệm các hình thức và kĩ thuật tự sự mới mẻ. Thứ hai, tiểu thuyết Việt
Nam hiện đại tích lũy được kinh nghiệm thẩm mĩ của quá trình đổi mới tiểu thuyết
phương Tây hiện đại thông qua hoạt động giới thiệu và dịch thuật văn học nước
ngoài, nhất là ở các truyền thống văn học Pháp ngữ và Anh ngữ. Ngoài ra, cũng cần
lưu ý rằng, với các nền văn học khác – đặc biệt với nền văn học Nga tiền Xô-viết,
nơi mà Fyodor Dostoyevsky (1821-1881) tỏa bóng lên mọi sự cách tân tiểu thuyết ở
các nền văn học Âu châu, khi tác phẩm của ông du hành tới Việt Nam qua sự phát
hiện và giới thiệu rộng rãi của các nhà văn bản xứ – các nhà văn Việt Nam đều
chủ yếu được tiếp xúc qua kênh Pháp ngữ trước khi các tác phẩm ở các nền văn học
này được giới thiệu từ nguyên ngữ. Và giống như với các nền văn học Âu châu,
Dostoyevsky cũng tỏa bóng lên những cách tân tiểu thuyết ở Việt Nam hiện đại.
Thứ ba, từ thập niên 1940, có sự xuất hiện một thế hệ nhà văn mới. Chính nhu cầu
đi tìm tiếng nói riêng của họ đã thúc đẩy các hành vi kháng cự lại những tác động
của thế hệ đi trước cùng những khuôn mẫu mà nghệ thuật trước đó đặt định, làm nảy
sinh các thể nghiệm nghệ thuật mới, mở đường cho những cách tân nghệ thuật.
27/1/2021
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Về Nhà văn Khái Hưng
Về Nhà văn Khái Hưng Khái Hưng tên thật là Trần Giư, nhưng ông thêm chữ Khánh thành Trần Khánh Giư để giống vị tướng Trần Khánh Dư đời Trầ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét