Thứ Tư, 11 tháng 1, 2023
Tiểu luận Nguyễn Đức Tùng: Trần Dạ Từ, thuở làm thơ yêu em
Tiểu luận Nguyễn Đức Tùng:
Tình yêu thám hiểm những bí mật của con người. Không ở đâu
người ta có thể hạnh phúc hơn hay tuyệt vọng hơn, hèn yếu hơn hay cao cả hơn,
như trong tình yêu.
“Hòn Đá Làm Ra Lửa” là một bài thơ dài hơn, có thể gọi
là trường thi hay trường ca. Một bài thơ nhân chứng, một bài thơ tình, kiểu
khác. Mạnh mẽ, đau xót, nhưng trầm tĩnh. Giọng điệu của tác giả thay đổi, khi lạnh
lùng khách quan, khi nghĩ ngợi, khi hài hước châm biếm, khi ân cần thương cảm.
Cấu trúc của bài thơ là cấu trúc mở, gồm những mặt phẳng liên tiếp cắt ngang. Lịch
sử các nhà thơ không thể tách rời khỏi lịch sử của những thứ sau đây: một xã hội
tự do, một đất nước chiến tranh, sự sụp đổ, sự đàn áp. Dù vô tình hay với ý thức
rõ rệt, các nhà thơ thuộc thế hệ Trần Dạ Từ tích hợp thể thơ trữ tình cá nhân,
bắt nguồn từ truyền thống lãng mạn tiền chiến nhưng táo bạo đi xa hơn, tách ra,
đôi khi như sự nổi loạn, đôi khi chỉ là sự tiếp tục dấn bước, với một ngôn ngữ
trực tiếp, dũng cảm, rách xé, rời rạc, phẫn nộ, lo âu, có tính chất phê phán, đặc
trưng cho một thời đại tan vỡ.
Bạn hãy nghe “Gọi Tên Dòng Sông“(5). Khi tôi nghe Tuấn Ngọc
hát bài này, hay Quang Tuấn, trong một bài khác, tôi nhận ra sức mạnh của âm nhạc,
của âm thanh, của sự hiện diện của người khác. Nhân đây, cần nói thêm rằng khi
ca từ đạt đến đỉnh cao của vẻ đẹp ngôn ngữ, chúng tựa như thơ. Chính vì vậy mà
nhiều người nghĩ lầm rằng ca từ cũng là thơ, nhưng thật ra, tuy có nhiều điểm
tương đồng, chúng vẫn khác nhau. Thơ là ngôn ngữ trên nền trắng im lặng. Ca từ,
hay lời của ca khúc, là ngôn ngữ trên nền của âm thanh. Chính các giai điệu,
các nhạc cụ, cấu trúc thính phòng, không gian, khán giả…tạo ra hậu cảnh hay môi
trường của ca khúc. Như vậy, thơ không cần môi trường, ca khúc cần môi trường.
Mặt khác, như thi sĩ Hayden Carruth(6) nói: lịch sử thực sự của văn học là
lịch sử của tình yêu. Ngôn ngữ, cũng như âm nhạc, không làm thay đổi lịch sử,
nhưng có thể thay đổi cái nhìn của chúng ta đối với nó. Xuyên suốt nhiều năm, mặc
dù với số lượng tác phẩm không lớn, Trần Dạ Từ thường xuyên trở lại với những
ưu tư về thế sự, nỗi lo âu đối với đời sống và xã hội cùng thời, những tra vấn
có tính triết học đối với số phận cá nhân, không ngừng trở lại với tình yêu và
phẩm chất của nó, sự vui thú, chia sẻ, sự hy sinh. Ngôn ngữ thơ ngắn gọn, nhiều
động từ, nghĩa cụ thể, nặng về mô tả, giọng thản nhiên, hài hước, có chút bi phẫn
nhưng không cay đắng, là một câu chuyện kể có thứ tự trước sau với những mảnh rời
xếp chồng lên nhau. Đó là câu chuyện của hai người yêu nhau, của vợ và chồng hay
tình nhân, sự chia tay nhưng không đổ vỡ, sự xa cách nhưng gắn bó, sự mất mát
nhưng vẫn sở hữu. Sự thua trận nhưng vững vàng, lòng tin vào chiến thắng cuối
cùng của lương tâm. Cấu trúc của một bài thơ hay thường có những điểm uốn về tư
duy hoặc giọng điệu, đôi khi những bước ngoặt. Điều này thấy rõ hơn trong những
bài thơ dài, trường ca, nhưng cũng có thể xuất hiện ở những bài thơ ngắn khác.
Nhân vật trong bài thơ Hòn đá làm ra lửa có thể xem là tác giả. Hoàn cảnh và điều
kiện của nhân vật ấy, trong tù đầy, dành một không gian cho riêng mình, một
lãnh thổ của tự chủ, nhẫn nại, lòng yêu đời, như cánh cửa đêm đêm vẫn mở lòng
ra hít thở khí trời.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Bà lão Idecghin 1. Tôi được nghe kể những câu chuyện này ở gần Ackeman, trên bờ biển xứ Betxarabi. Một buổi tối, làm xong công việc ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét