Thứ Năm, 12 tháng 12, 2024

Tờ vé số oan nghiệt

Tờ vé số oan nghiệt

Mai và Sương sinh ra và lớn lên ở một xã thuộc miền tây nam bộ. Nhà Mai xóm trên nhà Sương ở xóm dưới cách nhau một đoạn đường cũng không quá là xa so với chân chạy nhảy của những đứa trẻ vùng quê như họ. Ngay từ thời tiểu học thì Mai và Sương đã chơi thân với nhau.Tuy cùng một tuổi với nhau nhưng Mai tính nết có phần hơi khờ dể bị chúng bạn ăn hiếp.Gia đình Mai cũng đủ ăn đủ mặc so với bà con chòm xóm.Sương thì ngược lại tháo vát và nhanh nhẹn.Sương là con út lại mồ côi cha sớm gia đình thuộc dạng khó khăn.Hoàn cảnh như thế nên Sương luôn biết tự lo cho mình ngay khi còn là đứa trẻ.Suốt những năm tiểu học ngày nào hai đứa cũng chở nhau đến trường trên chiếc xe đạp cũ kỷ của Mai.Cùng chia sớt những thứ có với nhau như hai chị em ruột thịt.
Học hết lớp 9 ở xã vì trường trung học cấp 3 ở tận ngoài thị trấn.Thêm vào hoàn cảnh gia đình, Sương nghĩ học ở nhà phụ mẹ đan những cọng lục bình phơi khô làm đồ mỹ nghệ cho những thương lái ở Sài Gòn xuống gia công.Mai thì học dở nên sau khi thi rớt cũng nghỉ học phụ má công việc đồng ruộng.Hai đứa vẩn chạy qua chạy lại như thời thơ bé.Năm 20 tuổi Sương quen với Bình một chàng trai trên xóm chợ để ý Sương lâu nay.Sương thật ra cũng có cảm tình với Bình bởi anh hiền lành con nhà đàng hoàng.Sương và anh yêu nhau đã 2 năm hẹn hò,quyến luyến như bao cặp đôi khác.Được hai bên cha mẹ ngầm chấp thuận, vun vào họ mơ ước đến một tương lai hạnh phúc. Sương cũng muốn lập gia đình nên đôi với Bình nhưng hiện cô còn nặng gánh lo lắng gia đình của mình.
Vài năm sau cuộc sống khó khăn hơn.Khi lục bình dần dà cạn kiệt trên những dòng sông quê.Khiến cho công việc kiếm tiền phụ gia đình của Sương cũng theo đó không còn.Sương cùng mẹ xoay qua lo trồng trọt gầy dựng mấy mãnh vườn trái cây.Thấy ở quê ngồi không như thế chẳng phải là cách hay. Sương tính xin làm công nhân trên khu công nghiệp Bình Dương.Một người bạn với chị gái Bình đang làm tổ trưởng nơi đó. Theo lời chị hãng điện tử ấy tuy tuyển công nhân hơi gắt gao.Đòi hỏi phải khéo tay lanh lẹ một chút nhưng bù lại lương khá hơn nhiều hãng khác.Sương nghĩ nếu tiết kiệm vài năm cô sẽ có ít tiền để sửa lại ngôi nhà đang xuống cấp của gia đình mình.Xem như một chút đền đáp hiếu thảo với mẹ để yên tâm xây dựng hạnh phúc mới của riêng mình và Bình.Lúc ̣đầu Bình không muốn xa cô nên không đồng ý.Nhưng thấy Sương nói đúng và vì tương lai anh đành nghe theo.Cả hai nhẩm tính trong khoảng thời gian đó thì ba công đất đang trồng Xoài của ba mẹ cho riêng Bình và vườn nhãn của nhà Sương cũng đã cho thu hoạch.Hai đứa có thể dư dả hơn để làm một hôn lể đầy đủ.
Nghe tin Sương đi làm Mai cũng đòi theo thật ra Mai muốn đi khỏi làng quê lâu rồi.Nhưng ba mẹ cô lo cô vốn không đủ khôn dại sinh ra hư hỏng, nên không đồng ý.Bây giờ thấy có Sương đi cùng ba mẹ Mai cũng an tâm đồng ý cho cô theo Sương.Họ cũng muốn cô ra ngoài cho mở mang tầm mắt.Thế là Sương phải nhờ thêm chị của Bình nói với bạn xin thêm một chân nữa cho Mai.
Một buổi sáng trong cơn mưa lất phất hai cô gái xách hai chiếc túi hành trang nhỏ ngồi trên chuyến xe đò vẩy tay tạm biệt người nhà.Tới Bình Dương Mai và Sương được nhận vào làm công nhân của hãng điện tử dưới sự giúp đở từ bạn của chị gái Bình.Sau mấy lần tìm kiếm thay đổi chổ ở, cuối cùng hai cô cũng may mắn mướn được một căn phòng trọ nhỏ biệt lập, trong một khoảng vườn rộng của khu vườn trước kia trồng hoa kiểng.Đúng ra vợ chồng chủ nhà không cho thuê nhưng thấy hai cô ngoan hiền họ cho thuê với giá rẻ.Bù lại hai cô giúp họ quét dọn khoảng vườn ấy.Xem như an tâm về nơi ăn chốn ở không phải ở những nơi phức tạp, xô bồ như những người cùng hãng.
Cuộc đời của những công nhân như họ đi làm từ khi mặt trời chưa mới mọc về nhà thì tối mịt.Chưa nói những khi tăng ca thì về nhà chỉ có lăn ra ngủ.Chủ nhật đi chợ mua ít thịt hay con cá xem như bồi dưỡng.Sương vốn tính tiện tặn dè sẻn thêm vào chịu cực giỏi tăng ca thường xuyên. Nên hàng tháng sau khi lãnh lương cô điều gởi một khoản tiền dành dụm được về quê nhờ mẹ mình cất giữ.Ngoài giờ làm cô không đi đâu, không chơi với ai.Bình ở quê cần cù bỏ công sức vào mãnh vườn nhỏ của mình và sớm hôm lui tới phụ giúp má Sương những việc vặt vãnh trong nhà.Vài tháng thì Bình lại lên thăm cô một lần.Thấm thoát như thế đã hơn một năm trôi qua.
Ngược lại với Sương, Mai thì khác.Lúc đầu Mai háo hức cứ ngở đi làm được ăn ngon mặc đẹp hay vui vẻ gì.Ai dè sự thật không giống Mai nghĩ.Được một năm Mai tính bỏ cuộc trở về quê.Nhưng trời xui khiến thế nào mà cô quen và đem lòng yêu Tiệp đó là lý do khiến cô ở đây đến tận bây giờ.Tiệp cũng làm công nhân ở một hãng khác gần đó.Quê Tiệp đâu ở tận miền ngoài.Tiệp ham chơi ngoài giờ làm thì bù khú nhậu nhẹt, đánh đề.Nhưng bù lại Tiệp có hình dáng cao lớn ưa nhìn thêm cách nói chuyện ngọt ngào khiến nhiều cô công nhân nữ ngã vào tay của Tiệp.Khi biết Mai quen Tiệp Sương đã khuyên bạn phải cẩn thận với cái tiểu sử tình ái, lăng nhăng trai gái của Tiệp.Nhưng Mai si mê Tiệp nên bỏ ngoài tay những lời Mai nói.Một lần khi say Tiệp hạ cẳng tay, thượng cẳng chân với Mai đến tím cả mặt mày.Thương bạn và tức giận Sương cấm cửa không cho Tiệp được đến nơi phòng trọ của mình nữa.Tiệp đâm ra cay cú để bụng ghét Sương dù không nói ra mặt.Bình thường thì Mai vẩn ở cùng Sương nhưng cuối tuần thì sang sống như vợ chồng bên phòng trọ của Tiệp cách đấy một đoạn đường.
Một buổi chiều thứ sáu hãng hết hàng nên công nhân chỉ làm buổi sáng và được nghĩ luôn ngày thứ bảy.Khi Sương đang đứng trước hãng phân vân suy nghĩ nên về nhà trước hay đi chợ trước.Chợt Sương thấy thằng Tí bán vé số dạo từ trong quán cà phê gần đó bước ra với đôi mắt đỏ hoe. Sương biết rõ hoàn cảnh của nó mồ côi cha, mẹ nó bán xe trái cây dạo là dân xa xứ đến đây kiếm cơm.Hiện nó và mẹ sống chung một gã xe ôm vốn là dân tứ chiếng thô lổ.Sương vội gọi nó lại hỏi xem chuyện gì nó khóc.Quẹt vội dòng nước mắt lem nhem nó trả lời Sương:
- Má em bị cảm không có đi bán bữa nay đang nằm ở nhà.Em lo qúa không biết má có sao không? Em muốn về nấu cháo cho má mà em còn 4 tấm vé số đi mõi chân nhưng bán không được.Trả lại chủ thầu thì em không dám vì chiều về thấy không đủ tiền lời,dượng em ổng dám giết em lắm.Mấy nay ổng chạy xe ế ẩm đâm ra bực bội về nhà kiếm chuyện chữi bới hoài.Má đang bệnh em không muốn má buồn hay ngủ không yên.
Nhìn đôi mắt rươm rướm nước mắt của nó nghĩ đến cảnh mình cũng mồ côi Sương nghe lòng chùng xuống.Nhìn những tấm vé số trên tay nó cô nói:
- Đưa đây chị mua cho, 4 tấm là 8.000 phải không? Em cầm 10.000 này đi khỏi thối lại chị,2.000 dư em ra kêu tô mì gõ ăn lót dạ rồi về coi má em đở không?
Trong khi thằng Tí cám ơn rối rít thì Sương đi lững thững đi về hướng nhà trọ.Cô nhủ thầm thôi tối nay ăn đở gói mì, mai luộc cái trứng gà chấm cùng rau muống luộc ăn với cơm thì xong bữa.Số tiền tính đi chợ cô đã mua dùm vé số cho thằng Tí rồi.Đời thuở nào cô có bao giờ mua vé số đâu thôi coi như phụ nó vậy.
Hôm sau vào xế chiều ngày thứ bảy trời mát dịu.Khi Sương đang dọn dẹp căn phòng thì có chị bạn làm chung đến tìm.Chị ấy rủ Sương đạp xe đi xuống thị xã chơi coi như hóng gió và mời Sương ăn món bánh canh dưới ấy.Xem như một cách cám ơn vì Sương hay chỉ giúp chị công việc ở hãng vào những lúc chị mới vào.Thế là Sương thay áo và đi cùng chị.Khi ngồi cùng chị bên gánh bánh canh bình dân lề đường ở góc chợ thị xã.Đang ăn tự nhiên ánh mắt vu vơ của Sương chạm phải tấm bảng gỗ ghi kết qủa xổ số chiều hôm qua của cái đại lý vé số bên kia đường.Sương giật nảy mình vì một hàng số sao mà quen qúa.Giống hàng số trong mấy tờ vé số thằng Tí đưa cho cô nhất là cái tỉnh của đài đó.Sương biết mình có cái trí nhớ rất tốt chắc không nhầm lẩn nhưng vốn cẩn thận cô mượn cây viết và của chị chủ gánh bánh canh.Nhặt vội vỏ bao thuốc lá bên đường Sương xé ra và ghi những con số đó vào.
Về tới nhà Sương vội đi lấy những tấm vé số vẩn còn nằm yên vị trong túi áo khoát ra so sánh.Những dãy số đó trùng khớp hoàn toàn,Sương trúng giải nhất 20 triệu chứ không phải độc đắc.Bốn tấm y hệt nhau vậy vị chi Sương trúng được 80 triệu. Sương xanh cả mặt, chảy nước mắt vì vui mừng.Số tiền đó với nhiều người có thể không là gì cả nhưng với Sương là cả một gia tài.Vốn bình tĩnh và lo xa Sương im lặng cất những tấm vé ấy lại trong túi áo cẩn thận. Cô ngồi nhẩm tính sẽ làm gì với số tiền bất ngờ ấy.Trước mắt sửa lại nhà cho mẹ.Còn dư bao nhiêu dùng làm vốn ra chợ mở sạp nhỏ bán đường đậu như cô mơ ước bấy lâu.Từ đây cô không còn phải xa Bình và còn được ở cạnh người mẹ già mà cô yêu thương.Sương quyết định ngày mai cô sẽ nghĩ làm và về quê luôn. Mới vừa lãnh lương ở hãng tuần trước nên coi như không còn gì vướng víu chi nữa.Nghĩ đến viển cảnh đó Sương vội đi dọn quần áo cho vào giỏ xách,lòng cô lâng lâng nghĩ tới ngày mai.
Sương vừa dọn dẹp xong thì có tiếng Mai về tới,Mai ngạc nhiên khi nghe Sương nói mai về quê sớm và không đi làm nữa, cô còn hỏi Mai có muốn về cùng không?.Nhìn ánh mắt ngạc nhiên của bạn, Sương không nở che giấu.Cô nói cho Mai nghe chuyện cô trúng được bốn tờ vé số nhưng cô không hề nói mua của ai bởi Mai không biết thằng Tí.Mai mừng dùm bạn nhưng cũng ngậm ngùi khi nghĩ đến cảnh mình, cùng đi làm một lượt mà Mai chẳng dư dã được đồng nào.Nhìn chổ nào cũng không được bằng Sương.Mai đem điều mình nghĩ ra nói với Sương trong cái giọng nghèn nghẹn, tủi thân.Sương nhìn Mai nghe lòng thương qúa đổi, bạn bè bao năm có khác gì chị em ruột thịt.Sương suy nghĩ gì đó rồi cô lấy trong túi áo ra một tấm vé số đưa cho Mai cô nói:
-Tui cho bà một tờ bà nhớ đừng nói ai biết nghe.Ngay cả má tui, tui chưa nói tui trúng số cũng không nói mai tui về, tui muốn bất ngờ cho vui hơn.Về quê tôi nói tôi trúng ba tờ thôi, đâu ai biết chi, bà yên tâm không cần ngại ngần.Số tiền đó bà sữ dụng ra sao cũng được.Chị em bao năm chia sớt với nhau,trời cho tui, tui chia bà. Bà muốn theo tui về quê hay ở lại đây tiếp tục tùy ý bà, tui hổng ép.
Nói xong Sương dúi tờ vé số vào tận tay Mai.Còn Mai thì mắt long lanh nước.Cô vừa vui mừng vừa cảm động trước tình nghĩa của Sương đối với mình.Từ nhỏ tới lớn chuyện gì Sương cũng điều bênh vực, đối tốt với cô.Ngồi một chút cất tờ vé vào túi áo một cách cẩn thận Mai vội lấy bộ quần áo khác cho vào túi xách đạp xe đi qua phòng trọ của Tiệp như thông lệ hàng tuần.Còn một mình nằm ở phòng trọ Sương lo lở mình bị giật túi xách hay sự cố gì trên đường về nhà thì sao?.Nhất là khi Sương đi chuyến xe khá sớm. Đắn đo một chút Sương ngồi dậy lấy kim chỉ ra.Cô dùng kéo rạch hai đường thật nhỏ nơi chiếc áo lót của mình chia ba tờ vé số làm hai xếp nhỏ lại làm bốn khéo léo nhét vào đó rồi dùng kim khâu lại cẩn thận.Sau đó bận cái áo ấy vào người cô.
Sương làm xong xuôi thì đồng hồ chỉ mới 8 giờ tối. Chợt nhớ tối thứ bảy Bình hay ra nhà người chị ở chợ để phụ sắp xếp hàng hóa.Do chị có một cửa hàng bán trái cây khá lớn,đến sáng ngày sau Bình mới về.Nghĩ đến đó Sương bổng nhiên muốn kêu Bình đi đón và chở mình cùng về từ bến xe thị xã thay vì đi đò như thông lệ. Sương đóng cửa phòng đi ra trạm điện thoại công cộng gọi về số máy bàn của chị Bình.May mắn là cô gặp ngay Bình lên máy.Bình ngạc nhiên khi nghe cô thông báo,mai về sớm và về ở quê luôn.Bình gạn hỏi bởi anh lo không biết cô gặp phải chuyện gì.Trong cái giọng vẩn còn run run vì vui mừng Sương không kìm lòng được cô chia sẽ với Bình:
-Em không có gặp chuyện gì hết.Em trúng ba tờ vé số giải nhất được 60 chục triệu.Nên em về quê luôn, em lo mai đi đò mất thời gian với phần em nôn nao gặp mẹ .Anh đừng nói cho ai biết,em muốn dành cho cả nhà sự bất ngờ cũng đừng lo cho em.Em giấu mấy tấm vé số ở trong áo ngực cẩn thận lắm, không có bỏ vô giỏ xách đâu.Mai anh đoán em nghe rồi cùng về chung.
Trời chập choạng tối Tiệp đi tới đi lui vì thua mấy lô đề gần đây hết gần sạch tiền lương vừa lãnh thêm vào cái bụng đang đói khiến Tiệp càng cau có.Thông thường giờ này là Mai đã nấu cơm canh sốt dẻo đâu ra đó chờ sẳn.Nên vừa thấy bóng Mai hiện ra cửa với túi to túi nhỏ trên tay Tiệp sẵn giọng:
-Định cho ông đói rã họng à.Không nấu cơm cũng nói cho ông biết để ông khỏi chờ.Đi đâu đến tận giờ này xách cái gì đấy?
Mai không hề lấy làm khó chịu với những lời ấy ngược lại cô còn cười nhẹ bày những túi đó lên bàn và mở ra.Nào là thịt heo quay còn nóng hổi, bánh mì rồi chả lụa có cả hai lon bia nữa.Tiệp trố mặt nhìn vì ngạc nhiên cười rú lên và sà vào ngay bốc lấy bốc để cho vào miệng.Khi cơn đói được đẩy lui chợt nhớ ra chuyện gì đó Tiệp vặn vẹo Mai:
-Ăn sang thế thì tuần sau còn tiền đâu mà ăn lại phải đi vay hở?
Khi nghe Mai trả lời rằng không cần phải lo chuyện tiền bạc bằng sắc mặt vui vẻ.Thêm vào đó Mai kêu Tiệp xin nghĩ làm vài ngày rồi cùng Mai đi mua ít đồ đạc sau đó về quê Mai chơi.Vốn là kẻ hiểu tâm lý rành đời cũng như tính tình hời hợt của Mai.Tiệp biết chắc Mai đang có nhiều tiền nên mới dám tiêu pha như thế.Đổi giọng ngọt nhạt Tiệp gặng hỏi, lúc đầu nhớ lời Sương dặn không nói với ai nên Mai dứt khoát không nói ra.Nhưng tới khi Tiệp giả vờ giận dỗi tỏ ý nghi ngờ tiền đó do một anh chàng nào đấy chu cấp thì Mai trúng kế của Tiệp.Cô bèn đem tất cả câu chuyện kể lại không sót chi tiết nào.Nghe xong câu chuyện chợt trong đầu Tiệp lóe lên một tia ác độc, khi nghĩ đến số tiền những mấy chục triệu.Tiệp muốn cướp lấy số tiền đó nhất là khi dò tờ vé số Mai đưa một cách chắc chắn thì lòng tham Tiệp càng nổi lên.Quan trọng hơn là không ai biết Sương hiện có số tiền lớn trong tay.Một kế hoạch đen tối được hình thành ngay trong đầu.Tiệp biết mình không thể thực hiện điều ấy một mình bởi Tiệp ra tay thì Mai sẽ biết ngay.Hơn thế nữa Tiệp cần Mai giúp sức thì sự việc mới có thể vẹn toàn.
Cân nhắc đâu đó Tiệp đem điều mình nghĩ nói với Mai.Thoạt đâu Mai sợ hãi khi nghe thấy nhưng Tiệp khôn khéo nói sẽ che mặt và lén tập kích đánh ngất Sương từ phía sau để cướp thôi và làm thế nào để không ai biết, tiền đó sẽ dùng cưới Mai.Sau đó cả hai về quê Tiệp sống một cuộc sống bên nhau hạnh phúc.Không phải đi làm công nhân kiểu này.Mai vốn nhẹ dạ nên đâu thấu hiểu sâu xa âm mưu ác độc của Tiệp muốn mình trở thành tòng phạm để dể bề che dấu tội ác.Cộng với cái viển cảnh Tiệp vẽ vời như có sức thôi miên nên cuối cùng Mai tin lời và đồng ý nghe theo Tiệp. Sau khi chỉ dẩn Mai phải làm sao cả hai đi tới phòng trọ của Sương vào giữa đêm.
Khi Mai gọi cửa Sương vẩn chưa ngủ bởi do nôn nao về quê.Mở cửa cho Mai, Sương thấy vui hơn khi nghe Mai nói quyết định sáng mai cùng về .Nói vài điều với nhau cả hai cùng tắt đèn và lên giường chợp mắt nghĩ ngơi chờ sáng.Một lúc sau trong cái yên tĩnh giữa khuya Mai trở dậy và mở cửa.Tiệp chờ sẳn bên ngoài lách mình nhẹ nhàng như một con mèo,bước từng bước đến chiếc giường Sương nằm .Đang chập chờn trong giấc ngủ Sương chợt nghe có cái gì đó đè nặng lên người mình.Theo phản xạ Sương cố bật dậy và la lên nhưng ngay lúc ấy cổ của Sương bị một sợi dây choàng qua và siết chặt.Hai cánh tay và người cô bị kẹp cứng giữa đôi chân khoẻ mạnh của Tiệp.Thân hình mãnh mai của Sương dẫy dụa trong tuyệt vọng và từ từ lịm dần... sau đó tắt thở dưới bàn tay kẻ thủ ác.Khi kiểm tra biết chắc Sương đã chết Tiệp kêu Mai bật đèn sáng hơn một chút để tìm cái hắn cần.
Dưới ánh đèn sáng Mai tựa hồ muốn ngất xĩu vì sợ,khi nhìn thấy ánh mắt Sương mở trừng trừng nhìn mình.Cô ngồi gục xuống như thân cây đổ trong khi Tiệp lục lọi khắp nơi trong căn phòng nhỏ.Sau đó hắn xoay qua lục soát trên người Sương.Nhưng cuối cùng vẩn không tìm được những tờ vé số ấy.Nhìn kim đồng hồ thời gian đang trôi dần,hắn chữi đổng lên vài câu và đá vào xác Sương mấy cái.Đã có dự tính trước nên hắn quấn xác Sương lại trong chiếc chiếu vác ra phía sau vườn gần một con sông và quẳng xuống đấy.Sau khi xóa dấu vết cả hai trở về phòng của Tiệp và xem như không biết chuyện gì xảy ra.
Sáng hôm đó Bình chờ đến tận trưa mà không thấy bóng dáng Sương đâu như lời hẹn.Bình gọi điện thoại lên bác chủ nhà trọ nhờ nhắn lời giúp.Một lúc sau được bác hồi báo không thấy Sương trong phòng dù hôm nay là chủ nhật không có đi làm,đồ đạc vẩn nguyên vẹn.Bình gọi điện thoại liên lạc với Mai thì cô trả lời đang ở cùng bạn trai và không biết Sương đi đâu.Lần cuối cô gặp Sương là chiều hôm qua.Linh tính chuyện chẳng lành Bình vội tất tả chạy lên Bình Dương cùng anh trai của Sương.Sau khi tìm kiếm tất cả các nơi mà Sương có thể đến họ đi báo nhà chức trách.Bốn ngày sau người ta thông báo một tử thi bị chết trôi trên sông gọi Bình đi nhận dạng.Bình gần như chết lịm khi người đó chính là Sương.Nhờ thông tin Bình cung cấp do Sương nói trước khi chết người ta tìm được những tờ vé số rã nát vẩn còn nằm trong chiếc áo lót của cô.
Ban đầu với chứng cớ ngoại phạm và không có lý do gì để mưu hại Sương bởi Mai nói rằng cô không hề biết chuyện Sương trúng số.Thêm vào ba tờ vé số vẩn còn ở trên xác Sương nên Tiệp và Mai bị loại ra khỏi vòng nghi vấn. Nhưng một tuần sau khi má thằng Tí hết bệnh,cậu bé đi bán lại bình thường.Nghe được chuyện của Sương,Tí khẳng định Sương trúng bốn tờ chứ không phải ba do chính mình bán.Theo chi tiết Tí cung cấp người ta lần ra manh mối.Mai và Tiệp bị bắt sau đó nhanh chóng cúi đầu nhận tội.
Phiên tòa hôm ấy có rất nhiều công nhân tới dự.Tiệp vì tội danh cướp của và cố ý giết người phải chịu khung hình phạt cao nhất.Mai nhờ có gia đình Sương xin giảm nhẹ.Bởi theo lời mẹ của Sương nói trước tòa bà không muốn một gia đình nữa phải khổ đau.Xét thấy Mai chỉ ở vai trò bị lợi dụng và trở thành tòng phạm tòa tuyên án Mai 20 năm tù. Phiên tòa kết thúc trong sự ngậm ngùi thương tiếc cô gái trẻ là Sương. Nhiều người nói giá như Sương đừng tốt bụng cho Mai tờ vé số ấy thì đâu đến nổi mang họa sát thân. Lắm người xĩ vả Mai là đồ vô ơn, bạc nghĩa khi cô cúi gầm mặt trong làn nước mắt lúc bị giải ra xe về trại giam.
Ba tháng sau lợi dụng lúc người quản giáo sơ ý khi dẩn phạm nhận ra ngoài lao động. Mai lén nhặt và dấu một mảnh kim loại nhỏ vào người. Một tuần sau, người nhà của Mai nhận được tin cô cắt cổ tay tự sát, bằng một mãnh thiếc tự chế trong nhà giam. Theo lời những nhân chứng gần buồng giam của Mai, có thể do cô không chịu nổi cảnh lao khổ chốn ngục tù. Hoặc Mai bị ám ảnh cái chết của Sương. Bằng chứng là cô thường la hét gọi tên Sương nhiều lần trong đêm khuya. Cũng có người nói vì Mai ăn năn hối hận nên muốn giải thoát. Không một ai biết được lý do chính xác ngoài Mai. Nhưng người chết thì đâu có biết trả lời bao giờ.
Một tờ vé số 20 triệu được đánh đổi bằng sinh mạng ba con người... còn rất trẻ.
Song Nhi
Theo http://vietnamthuquan.eu/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Xin bình yên về qua

Xin bình yên về qua Cách đây khoảng gần một tháng trước Ngoại tôi bên Việt Nam trở bệnh. Chỉ là bệnh già chứ không phải gì quá nghiêm trọn...