Mẹ và Hoa
Nỗi nhớ của người viễn
xứ luôn là hình ảnh của mẹ gắn liền với tuổi thơ ấu ngọt ngào. Bài tập văn lớp
Sáu, khi đứa trẻ ngồi ê a học thuộc lòng, bắt đầu từ bài học đầu tiên: “Buổi
mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi
dẫn đi trên một con đường làng dài và hẹp…” Bài học thuộc lòng của
ngày nào vẫn còn in đậm trong tâm khảm dù rằng thời gian khắc nghiệt đã làm
phôi phai đi rất nhiều điều muốn nhớ. Có phải vì hình ảnh của một buổi mai quá
đơn sơ trong sáng trong lòng đứa trẻ hay vì hình ảnh của mẹ quá dịu dàng để đến
bây giờ cánh chim bay đã mỏi và lòng người đã mệt nhoài trước những khắt khe
của cuộc đời chợt tha thiết muốn được là một đứa trẻ thơ nằm ngủ vùi trong vòng
tay dịu hiền của mẹ.
Mang thân ra phố lao xao
Vẫn nghe ngọn gió đồng dao ru hời.
Lòng mẹ luôn yêu thương tròn đầy giữa cuộc sống đầy những hơn thua, gai góc. Mẹ dạy con phải biết nhường nhịn, giữ cái “tâm” cho tròn trước sự đổi thay. Mẹ hiền lành và dịu dàng quá để cho cha phải luôn đem mẹ ra làm gương mà răn đe đứa con gái cứng đầu. Mẹ đẹp lắm. Tóc dài đến lưng, mượt mà như một giòng suối. Sống ở thành phố mà mẹ vẫn kiếm ra được những quả bồ kết để nấu nước gội đầu. Quả bồ kết dài đen bóng được nướng qua bếp than rồi ngâm vào nước nóng cho ra hết chất nhựa vàng. Nước bồ kết nấu lên dùng để gội đầu làm mượt tóc hơn tất cả những loại dầu gội đầu đắt tiền vào thời ấy. Đến mùa Ngọc lan nở, mẹ hay để dành những đóa hoa trắng muốt có cánh thon dài như những ngón tay của mẹ để giắt vào tóc. Mùi hương lan ngọt ngào thoang thoảng với hương bồ kết là một góc bình yên của đứa trẻ mỗi khi nhớ về mẹ.
Vẫn nghe ngọn gió đồng dao ru hời.
Lòng mẹ luôn yêu thương tròn đầy giữa cuộc sống đầy những hơn thua, gai góc. Mẹ dạy con phải biết nhường nhịn, giữ cái “tâm” cho tròn trước sự đổi thay. Mẹ hiền lành và dịu dàng quá để cho cha phải luôn đem mẹ ra làm gương mà răn đe đứa con gái cứng đầu. Mẹ đẹp lắm. Tóc dài đến lưng, mượt mà như một giòng suối. Sống ở thành phố mà mẹ vẫn kiếm ra được những quả bồ kết để nấu nước gội đầu. Quả bồ kết dài đen bóng được nướng qua bếp than rồi ngâm vào nước nóng cho ra hết chất nhựa vàng. Nước bồ kết nấu lên dùng để gội đầu làm mượt tóc hơn tất cả những loại dầu gội đầu đắt tiền vào thời ấy. Đến mùa Ngọc lan nở, mẹ hay để dành những đóa hoa trắng muốt có cánh thon dài như những ngón tay của mẹ để giắt vào tóc. Mùi hương lan ngọt ngào thoang thoảng với hương bồ kết là một góc bình yên của đứa trẻ mỗi khi nhớ về mẹ.
Mẹ là hương hoa ngọt
ngào của ký ức. Nhớ về mẹ là nhớ về hoa. Hoa ngâu vàng lượm bông nhỏ li ti mẹ
hái để ướp trà. Hoa nhài trắng tinh khiết, mỗi lần theo mẹ đi chùa, mẹ hay mua
cho con gái đeo vào cổ. Đứa trẻ con chạy khắp sân chùa với vòng hoa trắng ngát
hương trên người. Hay mỗi buổi chợ mẹ đi về, tay giỏ nặng trĩu, có bó huệ cầm
tay là con biết sắp đến ngày giỗ chạp cúng kiến. Ngày xuân, ngày tết thì không
thể thiếu chậu cúc vàng rực rỡ trên sân. Tình yêu của mẹ dành cho hoa đa dạng
đến diệu kỳ. Ngay cả những cánh mai vàng rụng rơi trên sân mẹ cũng không cho
quét đi. Mẹ tránh nơi hoa rụng và giữ cho đến khi màu hoa tàn úa mới dọn. Mẹ
hay nói: “Hoa như đời người con gái. Chỉ có một thời”.
Một thời con gái trôi
qua… một thời con gái của mẹ, của con, của tất cả những người phụ nữ mang nặng
thiên chức dịu hiền. Và mỗi năm khi tháng Năm đến, luôn là khoảnh khắc nồng nàn
giữa muôn hoa mùa xuân trên xứ người vẫn thấy thiếu những hương hoa ngọt ngào
của mẹ.
Và hun hút nỗi nhớ ngày
xưa…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét