Khúc hát nàng Solveig
|
Solveig nguyên là một vai nữ chính trong vở kịch thơ "Peer Gynt" của
nhà viết kịch nổi tiếng người Na Uy Henrik Ibsen. Khúc hát nàng Solveig (Chanson
de Solveig) được vang lên trước đông đảo công chúng lần đầu tiên vào ngày
24/2/1876. Đó cũng chính là ngày công chúng Christiania (nay là Oslo) Na Uy háo
hức đi xem buổi công diễn lần đầu vở kịch mà trước đó 9 năm đã bán rất chạy dưới
dạng bản in ở Copenhagen Đan Mạch.
Khúc hát nàng Solveig được nhạc sĩ Na Uy Edwar Grieg viết nên khi ông tập trung viết trong vở
Khúc hát nàng Solveig được nhạc sĩ Na Uy Edwar Grieg viết nên khi ông tập trung viết trong vở
Nhà soạn nhạc
Na Uy
Edward Grieg (1843 - 1907)
|
đại nhạc kịch "Peer Gynt" của thi hào
Na Uy Henrick Ibsen mà ông viết nhạc đệm. Grieg đã bỏ ra 2 năm trong đời (1874
-1876) để gọt giũa từng âm điệu sao cho xứng đáng với tác phẩm kịch thơ xuất
chúng nhất của Henrik Ibsen được coi là kịch tác gia vĩ đại nhất của thế kỷ XIX
đồng thời cũng là một trong vài tên tuổi nổi bật nhất của 2.500 năm lịch sử kịch
nghệ thế giới.
Khúc hát nàng Solveig trong phần nhạc nền là bài hát cho giọng nữ do Grieg phổ lời thơ Ibsen . Đó là bài ca về lòng thủy chung về niềm hi vọng đoàn tụ bất chấp sự nghiệt ngã của thời gian và khoảng cách.
"Mùa đông dù trôi qua
Như bóng dáng xuân tươi phai dần
Và lá trút không vương trên cành
Dù cho bao năm tháng ấy
Mang ánh nắng đông qua xuân về
Mang nỗi nhớ anh đi chưa về
Ngàn trùng dù có cách xa
Anh sẽ về ... anh sẽ về
Lòng em luôn luôn hằng nhớ
Tình này em dâng hiến anh
Em vẫn chờ dù đến bao giờ
Tình em không phai ... không phai
Cầu mong ở nơi ấy anh vẫn sống yên vui thanh bình
Nhiều những giấc mơ em bên mình
Ở nơi xa xăm ấy ôm chiếc bóng cô đơn lạnh lùng
Bao thương nhớ vây quanh bên mình
Trọn đời em thương nhớ anh
Em vẫn chờ ... em vẫn chờ
Chờ anh em đợi chờ anh
Tình này em dâng hiến anh
Có bao giờ nhạt phai trong lòng
Thủy chung không phai ... không phai"
Khúc hát nàng Solveig trong phần nhạc nền là bài hát cho giọng nữ do Grieg phổ lời thơ Ibsen . Đó là bài ca về lòng thủy chung về niềm hi vọng đoàn tụ bất chấp sự nghiệt ngã của thời gian và khoảng cách.
"Mùa đông dù trôi qua
Như bóng dáng xuân tươi phai dần
Và lá trút không vương trên cành
Dù cho bao năm tháng ấy
Mang ánh nắng đông qua xuân về
Mang nỗi nhớ anh đi chưa về
Ngàn trùng dù có cách xa
Anh sẽ về ... anh sẽ về
Lòng em luôn luôn hằng nhớ
Tình này em dâng hiến anh
Em vẫn chờ dù đến bao giờ
Tình em không phai ... không phai
Cầu mong ở nơi ấy anh vẫn sống yên vui thanh bình
Nhiều những giấc mơ em bên mình
Ở nơi xa xăm ấy ôm chiếc bóng cô đơn lạnh lùng
Bao thương nhớ vây quanh bên mình
Trọn đời em thương nhớ anh
Em vẫn chờ ... em vẫn chờ
Chờ anh em đợi chờ anh
Tình này em dâng hiến anh
Có bao giờ nhạt phai trong lòng
Thủy chung không phai ... không phai"
Tác giả bản nhạc nhạc sĩ Na Uy Edward Grieg là
nhà soạn nhạc Na Uy có ảnh hưởng nhất của nửa sau thế kỷ XIX thời kỳ phát triển
huy hoàng vào bậc nhất của thể loại nhạc giao hưởng hoàng gia. Cả cuộc đời gắn
liền với thành phố Bergen dù có thời gian bôn ba nhiều nơi để đắm chìm trong đời
sống âm nhạc ngay khi sinh thời trên cương vị một nhà soạn nhạc một nhạc trưởng
Grieg đã trở thành bậc thầy âm nhạc Na Uy và thế giới. Ông được coi là người đã
hòa quyện tài tình những truyền thống của nhạc dân tộc Na Uy với trường phái
lãng mạn châu Âu đương thời.
Âm nhạc của Grieg là hình ảnh của cuộc sống là tâm hồn con người quê hương ông
đến từ sâu thẳm của đồng quê Na Uy đến từ những làn điệu nhanh và vang vọng.
Thưởng thức nhạc của Grieg trong thính phòng có thể cảm thấy những tia nắng những
hơi thở của biển xanh những ánh hào quang lấp lánh trên những mỏm băng những
dãy núi đuổi nhau từ sâu miền Tây Na Uy nơi Grieg sinh ra và yêu thương cất lên
lời ca.
Bạn đã từng nghe Khúc hát nàng Solveig và thưởng thức âm nhạc của Grieg chắc hẳn bạn sẽ hiểu vì sao nhà soạn nhạc Nga Tchaikovsky lại có nhận xét này:
"Âm nhạc của Grieg giàu chất thương cảm đắm đuối mang trong mình vẻ đẹp của thiên nhiên Na Uy khi thì ảm đạm khiêm nhường khi thì hùng vĩ tráng lệ có một sức quyến rũ không tả xiết luôn tìm thấy trong mỗi chúng ta một lời đáp đồng tình nồng nhiệt".
Bạn đã từng nghe Khúc hát nàng Solveig và thưởng thức âm nhạc của Grieg chắc hẳn bạn sẽ hiểu vì sao nhà soạn nhạc Nga Tchaikovsky lại có nhận xét này:
"Âm nhạc của Grieg giàu chất thương cảm đắm đuối mang trong mình vẻ đẹp của thiên nhiên Na Uy khi thì ảm đạm khiêm nhường khi thì hùng vĩ tráng lệ có một sức quyến rũ không tả xiết luôn tìm thấy trong mỗi chúng ta một lời đáp đồng tình nồng nhiệt".
Khúc hát nàng Solveig
|
Edvard
Grieg's Solveig's Song
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét