Năm 2017
âm lịch là năm Đinh Dậu, cũng là năm con gà trong những con giáp truyền thống của
Trung Quốc. Vì Gà (phiên âm là Ji) đọc na ná như Cát (phiên âm là jie), chú gà
với dáng vẻ oai phong đĩnh đạc được người xưa coi là biểu tượng của may mắn, là
“ngũ đức chi cầm” (Loài chim mang 5 đức tính Văn, Võ, Dũng, Nhân, Tín) rất đúng
giờ và biết giữ chữ tín. Gà trống gáy gọi mặt trời lên, ánh sáng tới, đuổi tà
và mời gọi may mắn, do đó ngày mồng 1 tháng Giêng còn được gọi với một cái tên
mỹ miều là ngày con gà.
Quách
Phác thời Tấn viết trong “Huyền Trung Ký” rằng: “Đông Nam hữu đào đô sơn, Thượng
hữu đại thụ, Danh viết “đào đô”, Chi tướng khứ tam thiên lý, Thượng hữu nhất
thiên kê. Nhật sơ chu, quang chiếu thử mộc, thiên kê tức minh, quần kê giai tùy
chi minh,” ý nói rằng phía Đông Nam có ngọn núi Đào Đô, trên núi có một cây đại
thụ gọi là Đào Đô, cành cây sải dài 3.000 dặm, trên cây có một con gà trời.
Hàng ngày mỗi khi mặt trời mọc, khi tia sáng đầu tiên chiếu trên cây, chú gà trời
lại cất tiếng gáy, nó vừa gáy thì gà khắp thiên hạ đều cất tiếng gáy theo.
Ngoài ra trong “Sơn Hải Kinh” cũng viết về câu chuyện chú gà vàng Kim Kê (gà trời)
gáy gọi hoa dâm bụt, mặt trời mọc chiếu rọi những bông hoa dâm bụt.
1. Những
điển cố liên quan tới gà
Về đức
tính của gà, một điển cố thời Hán “Hàn thi ngoại truyền” (Thơ Hàn truyền ra
ngoài) đã viết rằng: “Đầu đái quan giả, Văn dã; Túc bác cự giả, Vũ dã; Địch tại
tiền cảm đấu giả, Dũng dã; Kiến thực tương hu giả, Nhân dã; Thủ dạ bất thất thời,
Tín dã.” Tức là: Trên đầu gà có mào, cổ nhân rất coi trọng điều này vì mào tượng
trưng cho lễ nghi, cổ nhân coi áo mũ đường hoàng là Lễ, đây là đức Văn. Sau
chân gà có cựa, đi lại đầu ngẩng cao, ngực ưỡn thẳng, trông cường tráng, uy vũ,
đây là đức Võ; Gà còn bảo vệ con bằng mọi cách, không sợ cường địch, đây là đức
Dũng; Gà có đồ ăn thì gọi đồng loại, đây là đức Nhân; Gà trực đêm không bỏ giờ,
chuyên gáy báo sáng, đây là đức Tín. Năm đức tính “Văn, Võ, Dũng, Nhân, Tín” của
gà đã khắc họa diện mạo và tính cách của gà một cách sinh động, thể hiện được sự
truy cầu đạo đức của con người, nên gà còn được mệnh danh là “đức cầm” (Loài
chim có nhiều đức tính), có câu thơ ca ngợi rằng: “Ý tại ngũ canh sơ, U u tiềm
ngũ đức; Chiêm cố hậu minh thời, Đông phương hữu tinh sắc” (Luôn để tâm tới đầu
mỗi canh giờ, Âm thầm mang theo ngũ đức; Trông ngóng chờ đợi khi trời sáng,
Phương Đông có ánh sáng tinh khôi).
Gà có rất
nhiều những tên gọi thanh cao như “Chúc dạ” (Ngọn nến trong đêm), “Tư Thần” (Quan
canh giờ), “Tri thời điểu” (Chim biết giờ). Gà trống trông coi giờ, cổ nhân làm
việc khi mặt trời lên, nghỉ ngơi khi mặt trời lặn, một năm 365 ngày, dù cho nắng
oi giá buốt hay nắng mưa gió tuyết, mỗi buổi sớm gà trống đều gáy đúng giờ,
không hề lười biếng, sai giờ, gọi mọi người thức giấc, mọi người mới bắt đầu một
ngày mới làm việc, học tập và sinh hoạt. Như văn nhân thời xưa gọi thư phòng là
“Kê song”, “Kê song dạ tĩnh khai thư quyển” (Bên khung cửa sổ giữa đêm thanh vắng
lần giở cuốn sách) của La Ẩn thời Đường được Phạm Thành Đại thời Tống viết
thành: “Kê song dạ khả tụng” (Bên khung cửa sổ đêm khuya đọc thành lờ i)
đã miêu tả được cảnh đêm khuya yên ắng, thi nhân nghe tiếng gà gáy mà trở dậy đọc
sách.
“Văn kê
khởi vũ” (Nghe gà gáy dậy luyện võ) đây là điển cố Lệ Chí nổi tiếng trong “Tổ
Thích truyện – Tần Thư”: Tổ Thích và Lưu Côn thời Tấn khi còn trẻ đã ôm chí lớn,
đối diện với quân Hung Nô xâm lược, bách tính phải ly tan, hai người ôm chí báo
hiếu nước nhà, khôi phục Trung Nguyên, thường cùng nhau đàm luận tới nửa đêm
canh thâu. Một buổi sớm tinh mơ, cả một vùng đất rộng lớn đang yên ắng, đột
nhiên một tràng gáy rộn ràng của những chú gà đã khiến Tổ Thích giật mình tỉnh
giấc, ông vội vàng gọi Lưu Côn nẳm bên cạnh mà rằng: “Anh nghe xem, gà trống
đang giục chúng ta thức giấc.” Lúc này, cả bầu trời vẫn đầy sao, bốn bề yên ắng,
chỉ có những làn gió nhẹ thổi man mát, hai người vung thanh kiếm dài, hàng ngày
vào lúc rạng sáng hai người đã khổ luyện võ nghệ, sau này đều trở thành danh tướng
văn võ song toàn thời Tấn. Tinh thần thiếu niên lập chí, chăm học khổ luyện của
họ đều tràn đầy trong từ “Văn kê khởi vũ” này.
2. Ý
nghĩa tượng trưng của chú gà
Mọi người
đã diễn giải và liên tưởng tới ý nghĩa tượng trưng của gà từ những đặc điểm của
nó, gà không chỉ là đức cầm (loài chim có nhiều đức tính) mà còn là tường cầm (loài
chim may mắn). Trong trái tim của mọi người đức tính cao đẹp canh giờ tới bình
minh của gà trống đã là biểu tượng cho sự thành thực không giả dối, cần mẫn và
giữ chữ Tín; còn là biểu tượng cho một ngày mới tới, hy vọng mới, tất cả đều có
một sự khởi đầu mới; và biểu tượng cho sự hoàn thiện không ngừng, kiên trì
không mệt mỏi, là biểu tượng về nghị lực và dũng khí.
Gà trống
gáy sáng, hàm ý rằng đêm dài đã qua đi, mặt trời bừng sáng mọc lên từ phương
Đông, ánh sáng tràn tới, là biểu tượng cho trời sáng và may mắn. Gà còn được gọi
là “Dương điểu” (Chim mặt trời), nói rằng nó có phong thái cương cường, có thể
hàng yêu, diệt quái, trừ tà, vì khi gà báo sáng, thì ma qủy đang tác quái trong
đêm đen không con nào nghe tiếng lại không khiếp sợ, trốn chạy tứ phía. Gà cũng
trở thành biểu tượng trừ tà trấn yêu trong tranh. “Kinh Sở tuế thời ký” của
Lương Tông Lẫm triều Nam có chép rằng: “Chính nguyệt nhất dạ…. Thiếp họa kê hộ
thượng, Huyền vỹ sách du kỳ thượng, Sáp đòa phù kỳ bàng, Bách quỷ úy chi.” (Ngày
mồng một tháng Giêng… Dán tranh gà trên cửa, Treo dây sậy ở trên, Cắm gỗ đào
(trên có ghi tên Thần linh) hai bên, Bách quỷ đều sợ) Cho nên năm mới mọi người
không chỉ dán tranh gà trống trên cửa để xua đuổi tà ác cầu bình an, mà còn gọi
ngày đầu tiên của năm là ngày con gà. Trong “Đáp hỏi lễ tục” của Đổng Huân thời
Tấn viết rằng: “Chính nguyệt sơ nhất vi kê nhật, Chính đán họa kê vu môn” (Mồng
một tháng Giêng là ngày con gà, mồng một dán tranh con gà lên cánh cửa). Dân
gian thường dùng giấy cắt, tranh vẽ, những sản phẩm mỹ nghệ có hình chú gà để cầu
phúc trừ tà.
Câu chuyện
Tôn Ngộ Không thỉnh mời Mão Nhật Tinh Quân trợ chiến trừ yêu trong “Tây Du Ký”
đã được lưu truyền rộng rãi: Thầy trò Đường Tăng trên đường thỉnh kinh đi qua
nước Tây Lương, con rết thành tinh trong động Tỳ Bà tại núi Độc Địch đã cướp mất
Đường Tăng, ba đồ đệ đều bại trận dưới tay nó. Tôn Ngộ Không lên trời tới cung
Quang Minh thỉnh cầu Mão Nhật Tinh Quân trợ chiến hàng yêu, nhìn thấy tinh quân
khắp mình một bộ tơ vàng óng, tỏa ra ánh sáng lấp lánh: “Quan trâm Ngũ Nhạc kim
quang thái, Hốt chấp sơn hà ngọc sắc quỳnh. Bào quải thất tinh vân ái đãi, Yêu
vi bát cực bảo hoàn minh. Đinh đương bội hưởng như xao vận, Tấn tốc phong thanh
tự bãi linh. Thúy vũ phiến khai lai mão túc, Thiên hương phiêu tập mãn môn
đình.” (Vương miện như ánh vàng kim chói sáng núi Ngũ Nhạc, Thẻ quan màu ngọc
bích tỏa khắp sơn hà. Áo mắc thất tinh mây cuồn cuộn, Quanh eo vòng bảo Bát Cực
sáng rực. Ngọc leng keng như gieo vần, Ào ào tiếng gió như chuông rung. Lông vũ
xanh biếc sải rộng tới sao Mão Tú, Hương trời ngào ngạt khắp cổng đình) Tướng mạo
vốn có của Mão Nhật Tinh Quân là một chú gà trống lớn cao 6, 7 thước, thần vị
là “Tư thần đề hiểu” (cai quản thời gian và báo sáng), Ngài lập tức hạ phàm
cùng Tôn Ngộ Không hàng yêu. Đợi Tôn Ngộ Không dẫn dụ con rết thành tinh ra khỏi
động đánh nhau thì Tinh Quân biến thành một chú gà, cất tiếng gọi con rết thành
tinh, yêu tinh lập tức hiện nguyên hình, lại gọi một tiếng nữa con rết thành
tinh lập tức chết ngay trước mặt, sau đó Ngài trừ hết đám yêu ma cứu Đường Tăng
ra ngoài. Có câu thơ ca ngợi Mão Nhật Tinh Quân rằng: “Hoa quán tú cảnh nhược
đoàn anh, Trảo ngạnh cự trường mục nộ tình. Dũng dược hùng uy toàn ngũ đức,
Tranh vanh tráng thế tiện tam minh. Khải như phàm điểu đề mao ốc, Bổn thị thiên
tinh hiển thánh danh.” (Mào hoa cổ gấm như tơ sắc, Vuốt cứng cựa dài mắt giận dữ.
Lẫm liệt oai phong ngũ đức đầy, Sừng sững tráng khí cất ba tiếng gáy. Nào phải
chim phàm hót trên nhà cỏ, Vốn là thiên tinh hiển thánh danh)
3. Ngụ ý
ẩn chứa trong văn hóa nghệ thuật truyền thống về chú gà
Gà dưới
ngòi bút của thi nhân lại càng bút ngọc sinh hoa, đủ màu sắc và tư thái. Sớm nhất
có thể đọc được trong “Kinh Thi” rằng: “Kê ký minh hỹ, Chiêu ký doanh hỹ” (Gà
đã gáy sáng, Triều đã đông người), “Phong vũ như hối, Kê minh bất dĩ” (Mưa gió
u ám, gà gáy không ngớt), sau này “Phong vũ như hối, kê minh bất dĩ” được trích
dẫn để hình dung những bậc quân tử có chính nghĩa kiên định tiết tháo của mình
trong những năm tháng mưa gió quay cuồng, loạn lạc đen tối. Theo đó tiếng gà gáy
không ngừng vang vọng bên tai, câu thơ “Kỷ đức danh tiêu ngũ, Sơ minh độ tất
tam” (Viết về đức thì gà có 5 đức tính, Gáy tiếng đầu ắt là canh ba) của Đỗ Phủ
đã hình dung nhân cách của gà, câu thơ “Đan kê phi hoa thái, Phong cự như phong
mang” (Chú gà trống đỏ phủ lên mình lớp lông vũ sặc sỡ, Hai cái cựa như đao kiếm
sắc nhọn) đã hình dung về dũng khí kiên cường của gà trống, có người coi gà như
một người thủ tín mũ cao vuốt sắc: “Thủ tín thôi chiêu dương, Năng minh tống hiểu
âm. Nga quan trang thụy bích, Lợi trảo tước hoàng kim.” (Thủ tín giục mặt trời
mọc lên từ phương Đông, Cất tiếng gáy tiễn buổi sớm mai chạng vạng. Mào cao cao
như được gọt giũa từ ngọc bích, Móng sắc nhọn như vàng kim gọt thành) (“Kê” – Từ
Di); có người ví gà như kẻ kiên trinh có trực giác: “Bất vi phong vũ biến, Kê đức
nhất hà trinh. Hữu ám thường tiên giác, Lâm thần tức tự minh” (Không vì mưa gió
đổi (mà không báo thức), Đức tính của gà kiên trinh biết bao. Thường tỉnh giấc
khi trời còn mờ tối, Sắp sáng đã tự cất tiếng gáy) (trích từ bài “Phủ thí phong
vũ vấn kê” (Thi phủ nghe tiếng gà gáy trong mưa gió) – Lý Tần)
Những
câu thơ trong bài “Quy điền viên cư” (Về sống nơi điền viên) của Đào Uyên Minh:
“Ái ái viễn nhân thôn, Y y khư lý yên. Cẩu phệ thâm hạng trung, Kê minh tang thụ
điên” (Ấm áp thôn xa vắng, Nuối tiếc sương khói nơi hoang tàn. Chó sủa nơi hẻm
sâu, Gà gáy trên cây dâu nghiêng nghiêng) và những vần thơ trong bài “Đào Hoa
nguyên ký” (Ghi chép về nguồn gốc của hoa Đào) viết: “Phương thảo tiên mỹ, Lạc
anh tân phân…. Thiên mạch giao thông, Kê khuyển tương văn” (Cỏ thơm mườn mượt,
hoa rơi lất phất… Lối nhỏ nơi ruộng đồng đan xen, Tiếng gà gáy chó sủa hòa với
nhau) đã tạo nên một khung cảnh lý tưởng “Thuần nhiên cổ phong” (phong cách cổ
tự nhiên) mộc mạc tự nhiên, nơi đây gà đã trở thành biểu tượng cho hòa bình và
sự yên bình. Mọi người luôn mong ngóng rời xa nơi Đào Nguyên huyên náo, Vương
Duy thời nhà Đường đã thể hiện bài tản văn “Đào hoa viên ký” này dưới hình thức
thơ ca, viết thành “Đào Nguyên hành”, trong đó có câu : “Nguyệt minh tùng hạ
phòng long tĩnh, Nhật xuất tuyết trung kê khuyển huyên” (Trăng soi khung cửa dưới
bóng cây tùng lặng lẽ, Mặt trời mọc giữa vầng mây chó gà xôn xao) liên tiếp triển
hiện từng bức tranh của Đào Nguyên: Ánh trăng, bóng cây tùng, lầu gác trầm mặc,
cả một vùng trời đêm Đào Nguyên tịch mịch; mặt trời, ráng mây, gà gáy chó sủa,
buổi sớm tại Đào Nguyên huyên náo cả một vùng. Hai bức tranh mang hai ý vị khác
nhau; cảnh đêm đều là tĩnh vật, cảnh hừng đông lại lấy trạng thái động, cảnh
nào cũng như thơ như họa đã truyền được tiếng gọi hân hoan của sinh mệnh khi
thuận theo Đạo, “quay trở về với tự nhiên”.
Tiên thơ
Lý Bạch viết rằng: “Cước trứ tạ công kịch, Thân đăng thanh vân thi. Bán bích kiến
hải nhật, không trung văn thiên kê…” (Chân mang guốc gộc, Người leo thang mây
xanh. Phương Đông mặt trời mọc trên biển, Giữa không trung một tiếng gà…) (“Mộng
du Thiên Mụ ngâm lưu biệt” – Mơ dạo chơi trên núi Thiên Mụ ngâm bài thơ lưu biệ t)
Tạ Công trong thơ chỉ Tạ Linh Vận triều Nam Bắc, ông thường vân du khắp nơi, tìm
tiên tầm đạo, “guốc mộc” của ông lên núi, xuống núi như đi tại đất bằng. Trong
mơ Lý Bạch đi loại “guốc mộc” này, leo lên bậc đá lên tận mây xanh trên núi
Thiên Mụ, đứng trên đỉnh núi cao, nhìn mặt trời đỏ trên biển đông đang nhoi lên
lưng chừng núi, nghe thấy tiếng gà trời đang gáy, những điều này mở màn cho sự
xuất hiện của Thần tiên, đã vẽ nên bối cảnh thần kỳ. Tiếp đó nhà thơ miêu tả cổng
trời mở ra, cảnh tượng tráng lệ phi phàm, Thần tiên trong mây lần lượt kéo tới,
đọc những vần thơ ấy khiến con người tràn đầy khát khao hướng về thế giới Thần
tiên.
Gà cũng
thường xuất hiện trong thơ của những ẩn sỹ, miêu tả cuộc sống ẩn dật yên tĩnh đạm
bạc của ẩn sỹ. Như Lư Chiếu Lân thời Đường ca ngợi những ngày tháng yên tĩnh
khi ẩn cư trong núi như sau: “Đình u văn lệ hạc, Song hiểu thính minh kê” (Nơi
đình tịch mịch nghe tiếng hạc kêu, Rạng sáng bên khung cửa sổ nghe tiếng gà gáy)
(“Sơn trang hưu mộc” – Nghỉ ngơi tắm gội nơi sơn trang). Khi Mai Nghiêu Thần du
ngoạn Lỗ Sơn, thưởng thức những cảnh đẹp trong núi, nơi núi rừng tràn ngập khói
sương, tĩnh lặng như vậy, đi trong sương khói, thong dong như vậy, đang không
biết rằng nơi này có người hay không, thì nghe thấy từ nơi mây trắng sâu thẳm vẳng
tới một tiếng gà gáy, nên cuối cùng đã viết trong bài thơ “Lỗ Sơn sơn hành” (Dạo
bước trên núi Lỗ Sơn) rằng: “Nhân gia tại hà xứ? Vân ngoại nhất thanh kê.” (Nhà
người ở nơi nao? Ngoài mây một tiếng gà) Nơi người ấy cư ngụ là nơi mây trắng
cuồn cuộn vây quanh, chỉ nghe thấy tiếng gà, không nhìn thấy bóng dáng, khiến
con người tha hồ bay bổng tưởng tượng.
Thời xưa
khi các thi nhân miêu tả khung cảnh điền viên có rất nhiều người viết về gà. Ví
như Đỗ Phủ viết: “Khu kê thượng hướng mộc, Như văn ngưỡng sài kinh” (Đuổi gà
lên cây, mới nghe thấy tiếng gõ cửa gỗ), Lưu Vũ Tích viết: “Sương ngưng nam ốc
ngõa, Kê xướng hậu viên chi” (Sương đọng trên mái ngói phía Nam, Gà gáy trên
cành cây sau vườn), đã gắn chặt hình ảnh chú gà với nhà nông một cách thú vị.
Có lần nhân dịp năm mới vừa qua Ôn Đình Quân qua đêm tại một nhà nghỉ sơ sài tại
thị trấn Bắc Bản Kiều thành Thương Châu, nghe thấy tiếng gà trống báo sáng của
nhà khách ông vô cùng cảm khái, đã viết bài “Thương Sơn tảo hành” (Khởi hành sớm
tại Thương Sơn): “Thần khởi động chinh đạc, Khách hành bi cố hương. Kê thanh
mao điếm nguyệt, Nhân tích Bản Kiều sương.” (Sớm mai dậy khởi hành cất lên tiếng
chuông ngựa, người lữ khách thương nhớ cố hương. Tiếng gà dưới ánh trăng nơi
quán trọ, dấu người in trên những giọt sương tại Bản Kiều) Có thể nghe thấy tiếng
gà, có thể nhìn thấy tiếng gà gáy, vết sương trên Bản Kiều đã in vào lòng người,
khiến mọi người cảm nhận được không khí lạnh giá buốt buổi sớm mai mùa đông, đã
sáng tạo nên một bức tranh của người lữ khách vất vả khởi hành bước trên những
giọt sương mai. Bức tranh người lữ khách khởi hành lúc sớm mai, tâm cảnh nhung
nhớ quê hương của người xa xứ đã vượt khỏi triều đại nhà Đường trải qua nghìn
năm vẫn chạm thẳng tới tâm hồn người lữ khách xa xứ, mỗi lần đọc lại đều khiến
lòng người vô cùng cảm khái.
Tiếng gà
gáy còn biểu thị sự trân quý của thời gian, sự trân quý của sinh mệnh, như một
tiếng chuông cảnh báo đối với người chí sỹ khiến lòng người bừng tỉnh. Kẻ không
có chí thì tiêu trầm, lãng phí thời gian; kẻ có chí thì sự ắt thành, biết quý
tiếc thời gian như vàng ngọc. Xuyên suốt thơ ca cũng có biết bao nhiêu tác phẩm
ngâm vịnh về những chú gà, phó thác ý chí báo quốc mãnh liệt không hề ngơi nghỉ,
như những câu thơ: “Ngũ canh dẫn hàng chấn hộ dũ, Hoành đĩnh vô phục tu nguyên
nhung. Minh tinh dĩ cao đề vị dĩ, Vân tế đằng thượng triêu dương hồng.” (Canh
năm gân cổ chấn động mọi nhà, Ưỡn ngực không cần tới xe trận lớn. Sao sáng đã
lên cao mà tiếng gáy vẫn chưa dứt, giữa đám mây vọt lên mặt trời hồng) (“Tân
mãi đề kê” – Chú gà gáy mới mua). “Nhất nhật chi kế tại vu thần” (Thời gian
sung sức nhất trong cả ngày là vào buổi sáng), Nhan Chân Khanh cũng viết trong
“Cần học” (Cần cù học tập) rằng: “Tam canh đăng hỏa ngũ canh kê, Chính thị nán
nhi độc thư thời. Hắc phát bất tri cần học tảo, Bạch thủ phương hối độc thư
trì.” (Canh ba lên đèn canh năm gà gáy, chính là lúc nam nhi đọc sách. Khi tóc
xanh không biết dậy sớm cần cù đọc sách, Tới khi bạc đầu hối hận thì đọc sách
cũng đã muộn) Ý là nửa đêm đốt lửa học tới canh ba, canh năm gà gáy lại dậy học,
lúc sáng sớm và lúc nửa đêm chính là thời gian tốt để đấng nam nhi đọc sách,
khuyên con người chăm chỉ học tập, thời gian không đợi con người, đừng lãng phí
thời gian, để tránh tương lai về sau chẳng làm nổi trò trống gì, sau này hối hận
thì đã muộn.
Gà cũng
là chủ đề được các họa sỹ vô cùng yêu thích. Ngay từ 5, 6 nghìn năm trước hình
tượng của gà đã xuất hiện trên những bức tranh đá và đồ gốm sứ, sau đó gà cũng
xuất hiện trên đồ đồng xanh, như gà sứ, hũ hình con gà và đồ đồng xanh “kim
kê”. Sau thời Hán dần dần xuất hiện những bức tranh treo cửa, tranh tết, tranh
cắt giấy có chủ đề về gà. Họa sỹ dùng hình tượng chú gà để lấy tiếng đồng âm và
những tổ hợp hữu cơ về những sự vật và hiện tượng liên quan khác, mang theo rất
nhiều ngụ ý. Từng chú gà dưới nét bút của người họa sỹ có muôn vàn sắc thái
khác nhau, trong một tác phẩm chỉ cần có gà thì sẽ mang thêm rất nhiều sức sống
và niềm vui.
Như bức
tranh tết “Kim kê báo sáng” có rất nhiều hình vẽ đều là một chú gà trống và mặt
trời cùng xuất hiện, tượng trưng cho ánh sáng ban mai đã tới; cũng có bức vẽ một
chú gà trống đứng trên tảng đá lớn ngẩng cao đầu, ưỡn ngực hiên ngang. Bức
tranh “Cát tường như ý” đã dùng hình ảnh một cậu bé đồng tử như ý ở bên cạnh một
chú gà trống. Bức “Tử khí đông lai” (Sắc tím từ phía đông đã tới) có hình chú
gà và chùm hoa leo tím, ngụ ý chỉ điềm lành sắp tới. Bức “Ngũ tử đăng khoa” vẽ
một chú gà gân cổ lên cất cao tiếng gáy, 5 chú gà con đứng cạnh lắng nghe, ngụ
ý là chỉ việc dạy ngũ tử. Ngoài ra “Kê chi ngũ đức”, “Văn kê khởi vũ” đã trở
thành những cảm hứng vẽ tranh, cấu tứ của tác phẩm tinh xảo, thể hiện được cảm
thụ trong tâm hồn của người họa sỹ, thể hiện vô cùng biểu cảm khí thế của gà trống,
sự nhân từ của gà mẹ và sự hoạt bát của những chú gà con.
Gà mà họa
sỹ 5 đời Mai Hành Tư vẽ sống động như thực, con người thế gian tôn xưng nghệ
thuật đó là “Gà nhà họ Mai”, ví như bức “Tử mẫu kê đồ” (Tranh mẹ con gà) mà ông
vẽ; Hoàng Thuyên thời tống quan sát sự vật rất tinh tế tỉ mỉ, gà mà ông vẽ, sợi
lông gà mà ông vẽ nhìn cũng chói lọi, vô cùng sống động, như bức “Cẩm Kê Đồ” (Tranh
gà gấm) mà ông vẽ; bức “Đào trúc cẩm kê đồ” (Tranh đào trúc gà gấm) của Vương
Uyên thời nhà Nguyên, bút pháp nghiêm túc cẩn thận lại tả thực, ông vẽ gà cũng
đồng thời tạo ra cảnh nhẹ nhàng, tao nhã và tĩnh lặng. Trong bức “Thu liễu hùng
kê đồ” (Tranh gà trống bên cây liễu mùa thu) của Lý Trí thời nhà Thanh, lấy
phong cảnh điền viên làm nền, lấy chủ đề là cây liễu, hoa cúc dưới hàng rào và
chú gà trống, đồng thời hé lộ ý nghĩa của chủ đề: “Lương diệp phiêu tiêu xứ sỹ
lâm, Sương hoa bất úy tảo hàn sâm. Họa kê dục họa kê nhi khiếu, Hoán khởi nhân
gian vi thiện tâm.” (Lá lạnh xác xơ nơi rừng thẳm, Hoa sương không sợ giá lạnh
sớm mai ùa về. Vẽ gà lại muốn vẽ gà gáy, Thức tỉnh nhân gian giữ thiện tâm) Thơ
và họa tôn nhau lên, đã vẽ nên phong thái uy dũng của gà trống và viết lên khí
phách của nó, thể hiện được hình tượng thanh cao, thoát tục, không bị mê bởi thế
tục, tại đây gà đã trở thành vật trung gian mà họa sỹ dùng để thức tỉnh tấm
lòng lương thiện của con người thế gian.
Thân (Khỉ)
đi Dậu (Gà) tới, cùng với tiếng gáy ngân vang, chú gà vàng kim kê báo sáng đã tới.
Trong thời đại con người đều đang khát vọng may mắn bình an hôm nay, Pháp Luân Đại Pháp đã
hồng truyền khắp thế gian, mang tới may mắn và tốt lành tới cho con người, càng
ngày càng có nhiều người tu luyện Đại Pháp, chứng thực Đại Pháp, nhân dịp năm mới
họ tặng những câu đối, chữ Phúc và lịch chân tướng tới cho mọi người. Như trong
câu đối viết rằng: “Văn kê khởi vũ văn đại đạo đắc Đại Pháp, Pháp Luân thường chuyển
Pháp vô biên Đại Pháp vô biên” (Nghe gà gáy dậy luyện võ nghe đại đạo đắc Đại
Pháp, Pháp Luân thường chuyển Pháp vô biên Đại Pháp vô biên). Hy vọng mọi người
minh bạch chân tướng, ghi nhớ “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, “Chân-Thiện-Nhẫn hảo”,
từ đó có được tương lai tốt đẹp quang vinh, đây chính là thiện duyên và phúc âm
trân quý, mọi người nhất định phải trân quý!.
Vũ Tường
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét