Thứ Hai, 27 tháng 3, 2017

Chất lửa, men say trong âm nhạc viết về Tây Nguyên

Chất lửa, men say trong 
âm nhạc viết về Tây Nguyên
Tây Nguyên! hai tiếng gọi nghe "Vừa thật gần vừa xa xôi“. Nói về Tây Nguyên là nói tới miền đát Bazan rực lên màu lửa, rừng, núi đại ngàn, là nói tới nhưng bản làng với nhà Rông đỏ lửa, với cồng chiêng âm vang, những nhà mồ với tượng gỗ được đẽo gọt mang hình thù kỳ lạ, là nói đến những lễ hội đâm trâu, lúa mới …với xôi mếp nương, rượu cần say men. Nói đến Tây Nguyên là nói tới Già Làng tinh thông, những chàng trai, cô gái “Da nâu mắt sáng vóc dáng hiền hoà“. Tất cả những điều đó đã làm nên “một cao nguyên huyền thoại“ trong nhưng áng văn thơ và trong tâm trí của chúng ta.
Nói về Tây Nguyên thì không thể không nhắc đến những địa danh, những con người lịch sử: Là dãy Trường Sơn hùng vĩ mang trong mình con đường tuổi xuân của những chàng trai cô gái Việt Nam lên đường đánh Mỹ - đường mòn Hồ Chí Minh, là Plây-cu, Buon mê Thuột, đường 9 nam Lào, Yadrang …những cái tên gắn liền với chiến thắng vang dội nhưng cũng là nơi bao người con của đất Việt đã ngã xuống. Là chàng Đam San dũng sĩ, là anh hùng Núp, là những người con gái vót chông …đã làm nên những con người rât Tây Nguyên.
để rồi từ đó những âm hưởng Tây Nguyên, ca từ và cao hơn là âm nhạc về Tây Nguyên vang lên làm say đắm lòng người. Thứ âm nhạc khoẻ khoắn, sục sôi, có chút gì đó hoang dã, là men say nhưng cao hơn là tạo nên chất lửa trong lòng người nghe.

Nói đến Tây Nguyên và chất lửa thì không thể không nói đến một ca khúc, của một người con Hà Nội đầy “ngẫu hứng”, nhạc sĩ Trần Tiến và ca khúc “Ngọn lửa cao nguyên”:
Một ngọn lửa hồng còn bên ta á à ha
một ngọn lửa hồng sáng rừng già
một ngọn lửa hồng bồi hồi cháy mãi

ơi cao nguyên, cao nguyên em thương, thương ai, bên núi đang chời ai
một ngọn lửa hồng từ bao là á à ha
ngọn lửa tìm vêg với cội nguồn à…
ngọn lửa bồi hồi, bồi hồi cháy mãi
ơi cao nguyên cao nguyên, những chiến sĩ cao nguyên bên anh lửa bập bùng
cháy lên ơi lửa thiêng
cháy mãi cho bóng em hiện ra
giữa ngọn lửa em trao bầu rượu, em trao lời nói
nhớ mãi nhớ….lời nói lửa cháy rượu đắng ngày nào
còn đàn chim chơ rao bay qua, bay qua giữa bầu trời
còn dòng sông luôn van trôi qua, trôi qua dưới mặt trời
còn yêu em anh còn thương em mãi người ơi…
cháy lên đi lữa thiên cao nguyên
còn mãi trong ta tình yêu cao nguyên.
Bạn thấy gì trong bài hát này???. Một hình ãnh về Tây Nguyên được vẽ ra bao la thoáng đãng như một cảnh quay đại cảnh chỉ qua hai câu hát:
“Còn đàn chim chơ-rao bay qua, bay qua giữa bầu trời
còn dòng sông luôn van trôi qua, trôi qua dưới mặt trời”
Nhưng trước đó, một cao nguyên lại được gói lại trong một hình ảnh, một con người cụ thể “Em”:
giữa ngọn lửa em trao bầu rượu, em trao lời nói
nhớ mãi nhớ….lời nói lửa cháy rượu đắng ngày nào
Một hình ảnh ản dụ đẹp, thật gần và đầy sức lôi cuốn, ở đây có rượu, có lửa nóng bỏng làm say lòng người. Nhưng tất cả được tạo nên bởi nhân vật chính “Một ngọn lửa hồng“, một ngọn lửa thiêng, một ngọn lửa của cao nguyên hay cũng chính là lửa trong tim, trong tình yêu cao nguyên của tác giả. Những ca từ ấy được phủ lên là âm nhạc mạnh mẽ để rồi hòa quyện với nhau tạo ra sức nóng của “Ngọn lửa cao nguyên”.
Cũng có một người con Hà Nội khác đã đang và sẽ yêu Tây Nguyên và nói đến ông thì Tây nguyên như là quê hương thứ 2 của ông rồi và ông sinh ra như để viết về Tây Nguyên, ông là Nhạc sĩ Nguyễn Cường. Nguyễn Cường chính là người đem cho chúng ta “ Ly café Banmê “đậm đà và “Đôi mắt Play-Ku” quyến rũ:
Ly cafê Banmê
Ly café như muốn nói, nói cùng em câu gì
Ly cafê như muốn hát, hát cùng em câu gì
Hương bay theo làn khói vẽ mùa xuân long lanh
Hương bay theo làn tóc vẽ tình yêu mong manh
Ánh mắt, ánh mắt em xanh hay mùa xuân đang về
Khói thuốc bâng khuâng ly café
tiếng hát, tiếng hát cao nguyên như ngàn xưa vọng về
ánh mắt soi trong ly café banmê
mai anh đi từ câu hát, nỗi buồn dâng xa gần
ly café như lưu luyến rót vào đêm rượu cần
mưa cao nguyên còn đó thắm đượm trên đôi môi
mưa cao nguyên còn mãi phía trời mây xa xôi
Ánh mắt, ánh mắt em xanh hay mùa xuân đang về
Khói thuốc bâng khuâng ly café
tiếng hát, tiếng hát cao nguyên như ngàn xưa vọng về
ánh mắt soi trong ly café banmê
Chúng ta chưa nói về bài hát vội mà hãy thử nói về một đặc sản của núi rừng Tây Nguyên đó là Cà phê. Nói đến cà phê Tây Nguyên là nói đến những “Giọt đắng “đậm đà với hương thơm ngào ngạt như có bao nhiêu tinh tuý nhất của thiên nhiên, của đất cao nguyên đã được chắt lọc hết vào đó và nhạc sĩ Nguyễn Cường đã đem ly cà phê đó đến với chúng ta. Lại cũng là một hình ảnh ẩn dụ so sánh nhưng sao nó sống động và mê họăc đến vậy. Chúng ta đọc thấy trong ca từ một hình ảnh về người con gái, về một ly cà phê như cũng có tâm hồn và sự đồng cảm với chính con người. Cũng buồn ,cũng khát khao như người con gái đó vậy.
Với “Đôi mắt Play-ku” chúng ta lại được gặp một “Cô gái cao nguyên“ có đôi mắt mà sẽ khó có cây bút vẽ nào có thể vẽ tả nổi ,một đôi mắt vừa hư vừa thực, một đôi mắt có tất cả những gì đẹp nhất ,say lòng người nhất của Play-Ku ra để mời gọi .Khi nghe ca khúc này thì chính những thính giả cũng yêu “Cô gái Play-Ku” này chứ nói gì nhạc sĩ Nguyễn Cường:
Đôi mắt Play – Ku
Em đẹp thế Play – Ku ơi!
Trái tim tôi muốn vỡ tan rồi
Không dám nhìn vào đôi mắt ấy
đôi mắt Plau – ku biển hồ đầy
Có hang thông xanh trong đôi mắt em
Có sông Sê-San trong đôi mắt em
Có hương rượu cần say, say men
Có ngọn lửa nào đang nhen, đang nhen chơi vơi
Xin được hát từ con tim
giấc mơ đẹp nhất tôi đi tìm
mơ đắm chìm vào đôi mắt ấy
đôi mắt Play-ku biển hồ đầy
Những gì mê say đưa tôi tới đây
Gió sương cao nguyên đùa với tóc mây
mắt em một chiều Play-ku xa xôi
vẫy gọi mặt trời cao nguyên lên ngôi
Play-ku đẹp, lôi cuốn như vậy thì có một địa danh khác ở Tây Nguyên cũng có những cái đẹp riêng và để người ta còn hẹn ước “Còn thương nhau thì về Buon Mê Thuột“:
còn thương nhau thì về Buon Mê Thuột
gặp lại em mùa mưa con đường xưa đây rồi
gặp lại em nhịp chiêng ché rượu nghiêng đây mời
ánh mắt ấy, tiếng nói ấy thương thương hoài
gió thế đấy nắng thế đấy không vơi đầy
lời chào như xưa, nụ cười như xưa, nhịp gùi đung đưa vẫn như ngày nào
ta yêu nhau từ Buon Mê Thuột
còn thương nhau thì về Buon Mê Thuột
Em cao nguyên huyền thoại, em cao nguyên cỏ dại
một cao nguyên ở trong tôi vừa thật gần vừa xa xôi ơ hớ….
có cái nắng có cái gió, có nỗi nhớ không mang tên không mang tên người ơi
Với “Đôi mắt Play-Ku” chúng ta thấy sự lạ lẫm, vừa hư vừa thực của cao nguyên thì với “Còn thương nhau thi về Buon Mê Thuột“ lại như rất nỗi thân quen, tất cả mọi thứ: Em, mùa mưa, con đường xưa, nhịp chiêng, ché rượu cần, ánh mắt, tiếng nói, lời chào, nụ cười cả nhịp gùi đung đưa cũng là thân quen như là chúng ta đang trở về một nơi nào đó thân thương gần gũi, tất cả thật giản dị nhưng lại tạo thành “nỗi nhớ không mang tên“ nó sẽ đi theo chúng ta như là mọt ngọn lửa nhỏ để mỗi khi bùng lên làm ấm lòng ta.
Những bài hát từ đầu tới giờ đều là những bài hát về địa danh, về những gì là văn hoá là đặc trưng của Tây Nguyên, còn về con người Tây nguyên họ như thế nào? tình yêu lứa đôi ra sao? thì “Cây đàn cha-pi” đã nói lên tất cả.
Ở nơi ấy tôi đã thấy trên ngọn núi cao. có hai, người chỉ có hai người yêu nhau
họ dã sống không mùa đông, không mùa nắng nưa, chỉ có một mùa ,chỉ có một mùa yêu nhau
ở nơi ấy đàn dê trắng nhỡn nhơ quanh đồi, một mái tranh nghèo một nhà sàn yên vui
ở nơi ấy họ đã sống cuộc sống yên bình
ai nghèo cũng có cây đàn cha-pi
khi rung lên vài sợi dây đàn đã đong đầy hồn người Răc-lây
ôi cha-k’lay yêu rừng cây, ngọn núi mang tiếng đàn cha-pi
ai yêu tự do, yêu rừng xanh thì lên núi nghe đàn cha-pi
tôi yêu cha-pi không còn cô đơn, không buồn không vui
tôi nghe cha-pi chợt thấy nao lòng về một giấc mơ .. ôi! cha-pi

Một cuộc sống theo bạn là thế nào??? hoang dã??? Đơn sơ, mộc mac??? Nhưng tình yêu ở đó không hề hoang dã, không hề đơn sơ, mợc mạc đâu. Nó giản dị nhưng sâu lắng nhẹ nhàng và bạn có thấy yêu say đắm không??? “Ở nơi ấy tôi đã thấy trên ngọn núi cao. có hai, người chỉ có hai người yêu nhau họ đã sống không mùa đông, không mùa nắng nưa, chỉ có một mùa, chỉ có một mùa yêu“. để rmuốn ôi “tôi nghe cha-pi chợt thấy nao lòng về một giấc mơ... ôi! cha-pi“. Tiếc nuối??? thèm??? đã có bao giờ bạn muốn sống nhưng trong bài hát này chưa???.
Viết về Tây Nguyên còn nhiều những ca khúc nữa như:
Chuyện tình thảo nguyên - Trần Tiến
Đi tìm lời ru mặt trời - Y phônk’so
Tiếng trống Baranưng
Tháng 3 Tây Nguyên
Bóng cây Kơnia
Tình ca tây Nguyên
Tình ca trên dòng sông Dakbla
Sông Dakrông mùa xuân về v.v…

Tất cả những ca khúc ấy vẫn là sự mạnh mẽ dâng trào có lúc lại dịu dàng sâu lắng nhưng đọng lại trong đó vẫn là một ngọn lửa đam mê của tây nguyên, men say của rượu cần như thấm vào từng bài hát. để rồi “Hát giữa mọi người không ngần ngại, lời hát nữ thần mặt trời, nữ thần mặt trời của tôi, tôi đi tìm em“ (đi tìm lời ru mặt trời).

Theo https://www.facebook.com/


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khúc hát Marseilles

Khúc hát Marseilles Thời đại Bạc đã mang lại cho văn học Nga nhiều tên tuổi sáng giá. Một trong những người sáng lập chủ nghĩa biểu hiện N...