Đến với bài thơ hay: “Thiếu nữ”
THIẾU NỮ
Ô kìa người ngọc giữa sớm mai
Áo xiêm trễ nải chả chịu cài
Ngực nõn phập phồng ru hồn gió
Bổng đảo in hồng trong mắt ai.
Hà Nội, ngày 5/2/2017
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
LỜI BÌNH:
Trong không khí mùa xuân Đinh Dậu, mọi người của thế kỷ 21
này đón xuân, đón tết cổ truyền không còn thèm khát ở sự ăn mà ở sự chơi, hưởng
thú vui tinh thần, không màng đến “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ”. Nhưng tìm
thú vui tinh thần đâu phải dễ dàng, bởi xã hội tình người vô cảm, âu lo và bất
an nhiễm vào hồn người như một căn bệnh - căn bệnh của loài người.
May mắn thay tôi đọc được bài thơ “Thiếu nữ” của Đặng Xuân
Xuyến. Bài thơ cho tâm hồn thư giãn, quên hết những bất trắc âu lo trong cõi
tục trần, bài thơ như bức tranh không phải để ngắm bằng mắt mà ngắm bằng hồn.
Ru hồn trong từng câu chữ và từng câu chữ hiện lên bóng hình của người đẹp -
người ngọc. Ôi đã là đàn ông không biết thưởng thức vẻ đẹp của “Thiếu nữ” chẳng
đáng buồn sao!
Đầu đề bài thơ là “Thiếu nữ” nghĩa là tuổi còn tơ non như
hoa đương nụ, như trăng mới nhú, gái ở tuổi dậy thì. Tàng ẩn những điều kỳ diệu
cho hồn tha hồ tưởng tượng, sự tưởng tượng đến bến bờ yêu say đắm và dịu ngọt
trong hồn không thể cưỡng được. Đến nổi nhà thơ phải thốt lên: “Ô kìa” - “Ô
kìa người ngọc giữa sớm mai”. Chữ “Ô kìa” như sự thảng thốt bất ngờ
ngoài ý tưởng. Có gì khác thường, khác với thông lệ, khác với nếp nghĩ của
nhà thơ. Chắc nhà thơ nghĩ rằng người đẹp sẽ phải đoan trang e lệ, “Dín gió e
sương”, nhất là giữa sớm mai càng phải kín đáo hơn. Chữ sớm mai biểu thị thời
gian tươi mới nõn nà của thiếu nữ. Thế mà thiếu nữ ấy: “Áo xiêm trễ nải chả
chịu cài”. Một bức tranh nude cho người xem tưởng đến trường phái hội họa thời
phục hưng rất gợi cảm và gợi dục. Xưa ở Việt Nam nữ sỹ Xuân Hương đã vẽ bức
tranh thiếu nữ ngủ ngày rất phồn thực: “Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng/… Đôi
gò bồng đảo sương còn ngậm/ Một lạch đào nguyên suối chửa thông/ Quân tử dùng
dằng đi chẳng dứt/ Đi thì cũng dở ở không xong”.
Bức tranh thơ của Đặng Xuân Xuyến chỉ là bức tranh phồn thực
mờ, đòi hỏi sức tưởng tượng, nude nhưng mờ ảo. “Chả chịu cài” có nghĩa là có
phần kín có phần hở và phải có phẩn hở phần kín mới nên thơ. Gợi giác quan cảm
xúc. Chất thi sỹ cũng là ở đây, nếu hở quá lộ quá sẽ không còn thơ nữa, chính
vì vậy: “Ngực nõn phập phồng ru hồn gió”. Gió bị ru hồn hay thi nhân bị thôi
miên, thiếu chữ “ru hồn gió” sẽ mất thiêng, gió còn bị ru hồn thì người còn bị
ru hồn hơn. Nếu nói ngôn ngữ của tuổi trẻ thì còn bị “Phê” hơn.
Nếu đổi lại câu thơ “Phập phồng ngực nõn” thì sẽ bị giảm
cái hay cái thực của chủ thể “Ngực nõn”. Chẳng khác gì nói: “Hồng thắm
làn môi” mà phải nói “làn môi hồng thắm” mới chính xác. Thế mới biết làm
thơ như đánh cờ, như sự sắp đặt cuộc đời vậy. Đánh cờ quân nào đi trước, đứng
trước, quân nào đi sau, ván cờ tình yêu - cuộc sống cũng vậy, cũng phải có luật
chơi và phải hiểu luật mới chơi được. Chữ “Ru hồn gió” tạo chất say của câu
thơ, tài của nhà thơ là biết điều khiển câu chữ cho hợp với đạo thơ. “Bồng đảo
in hồng trong mắt ai” hay ở chữ “in hồng”. Trong mắt như có lửa - lửa của đắm
say, nhưng chỉ hồng thôi mà không chói, sự đam mê vừa tới, vừa đủ. Chói quá -
nhìn kỹ quá sợ làm đau bồng đảo. Cách thưởng thức vẻ đẹp bằng sức cảm của tâm
hồn không trần tục thì mới là thơ.
“Trong mắt ai” nhà thơ nhìn thấy mà lại “trong mắt ai”.
Lòng thi sỹ cảm giác vẻ đẹp ấy là của trời, không phải của mình, có chút gì đấy
như sự “ghen”, ghen với đời, bâng quơ ghen với ai, sự ghen đáng yêu của tuổi
50 tự biết mình, tiếc cho mình!
Ôi. Trong mùa xuân khao khát niềm vui tinh thần hơn vật chất
này, được thưởng một bài thơ “Thiếu nữ” - Nude như xem bức tranh bằng hồn thật
đáng quý biết bao!.
NGUYỄN THANH LÂM
|
Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017
Đến với bài thơ hay: “Thiếu nữ” của Đặng Xuân Xuyến
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Sợi thơ vút lên vỡ ráng chiều mộng mị Đèo Prenn ngun ngút sắc trời// Hờ hững ngang chiều dải lụa nàng tiên rơi mùa hội trẩy/ Lả lướt the...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét