Tâm trạng Thúy Kiều
“Bây giờ trâm gãy gương tan.
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân”
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân”
‘Trâm gãy gương tan” - tình duyên lứa đôi tan vỡ. Còn có nỗi
đau riêng nào lớn hơn nỗi đau này của Thúy Kiều? Đêm trao duyên, Kiều thực sự
đã bắt đầu nắn phím đàn buông ra giai điệu đau thương bản đàn “bạc mệnh” của đời
người con gái tài sắc.
Thi hào Nguyễn Du với cảm hứng nhân văn đã sáng tạo nên những
vần thơ tuyệt vời diễn tả những biến thái, nỗi đau đớn của nàng Kiều trong đêm
“trao duyên”. Đoạn thơ dài 84 câu, từ cầu 693-776, như thấm đầy giọt khóc của
người con gái đầu lòng Vương Viên ngoại.
Thế là Kiều đã bán mình lấy tiền cứu cha và em trai, cứu gia
đình vượt qua cơn hoạn nạn. Khi mọi việc đã “tạm thong dong”, họ Mã sắp sang đón
nàng đi. đúng “cái đêm hôm ấy đêm gì”, Kiều thức trắng đêm, khóc rồi lại tỉnh,
tỉnh rồi lại mê vật vã đau đớn:
“Một mình nàng, ngọn đèn khuya,
Áo đầm giọt tủi, tóc se mái sầu”
Áo đầm giọt tủi, tóc se mái sầu”
Một mình một bóng, đối diện với ngọn đèn suốt canh khuya, “lệ
tràn thấm khăn”, nàng ân hận. buồn tủi ‘Vì ta khăng khít cho người dở dang”.
Nàng sống trong bi kịch, tự thương rồi tự trách mình là con người phụ bạc,
“lỗi thề” với người yêu:
“Thề hoa chưa ráo chén vàng,
Lỗi thề thôi đã phũ phàng với hoa”.
Lỗi thề thôi đã phũ phàng với hoa”.
Giữa lúc Kiều đang chìm trong đau khổ, bối rối với mặc cảm
“Phận dầu, dầu vậy cũng dầu” thì ‘Thúy Vân chợt tỉnh giấc xuân”. Nàng ghé đến,
ân cần an ủi: “Một nhà để chị riêng oan một mình…”. Nàng thắc mắc hỏi chị
về “nỗi riêng…”. Kiều thoáng nghĩ và chợt hiểu: chỉ có em gái mới cảm thông,
mới chia sẻ với nỗi đau riêng của chị. Kiều đang đứng trước những phân vân, khó
nói vẻ niềm riêng của mình:
“..Tơ duyên còn vướng mối này chưa xong,
Hở môi ra cũng thẹn thùng,
Để lòng thì phụ tấm lòng với ai!”.
Hở môi ra cũng thẹn thùng,
Để lòng thì phụ tấm lòng với ai!”.
Mạch nước như được khơi dòng. Trước thái độ ân cần, yêu
thương của em gái, ý nghĩ trao duyên chợt lóe lên trong tâm trí nàng. Trong đổ
vỡ của hạnh phúc, đứt đoạn của tơ duyên, nàng cố vớt vát, tìm trong muôn một
sự hàn gắn một sự chắp nối nào đây. Nguyễn Du đã dùng 38 câu thơ lục bát để ghi
lại lời Kiều nói lúc trao duyên. Đây là đoạn đối thoại dài nhất của Thúy Kiều
trong “Đoạn trường tân thanh” mà người đọc luôn luôn có cảm giác là lời tâm sự,
độc thoại. Không khí thiêng liêng như một lễ ân thề trong tình sử ngàn xưa.
Ngôn từ trang trọng. Giọng thơ tha thiết cầu khẫn:
“Cậy em, em có chịu lời
Ngồi lên çho chị lạy rồi sẽ thưa
Giữa đường đứt gánh tương tư.
Keo loan chắp mỏi tơ thừa mặc em”.
Ngồi lên çho chị lạy rồi sẽ thưa
Giữa đường đứt gánh tương tư.
Keo loan chắp mỏi tơ thừa mặc em”.
Mối tình Kim - Kiều là một thiên diễm tình của “Người quốc sắc,
kẻ thiên tài”. Trước gia biến, Kiều đã bán mình, đã lời thề, giờ đây chỉ có em
gái là người có thể thay chị “chắp mối tơ thừa” trả nghĩa chàng Kim mà thôi. Chị
đã “đứt gánh tương tư” cái gánh ấy nặng lắm, chỉ có em, chỉ riêng em là chị
có thể “cậy” và em phải “chịu lời” mới được. Cái gánh tương tư ấy, lời thề
non nước ấy vô cùng thiêng liêng và nặng nề, chỉ có em là người mà chị trông cậy,
nhờ vả. Em sẽ vì chị mà “chịu lờii” chấp nhận sự hi sinh?
Sống trong lễ giáo phong kiến xưa nay có người chị nào Lại “lạy
và thưa” với em gái? Kiều khiêm nhường giữ “lễ”, nàng đã “lạy” và “thưa” với em
gái là biếu thị một tấm lòng kính phục và biết ơn về sự hi sinh cao cả của em
gái đã “thay lời nước non”. Hai chữ “keo loan” và “mặc em” là lời phó thác đầy
tin cậy, tin tưởng. Sau đó. hình như lòng Kiều trở nên nhẹ nhõm được phần nào?
Nàng tĩnh trí nói với em những lời gan ruột về mối tình của chị đối với chàng
Kim là vô cùng sâu nặng và thắm thiết. “Khi ngày quạt ước, khi đém chén thề” Nghịch
lí cuộc đời cay đắng lắm. vì xưa nay “hiếu tình khôn kẽ hai bề vẹn hai”. Chỉ có
chết đi sang thế gới bên kia. chị sẽ vui sướng biết bao về nghĩa cử của
em, về tấm lòng “xót tình máu mù của em”:
“Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”
Một chữ “cười”, hai chữ “thơm lây” thôi cũng đủ cho ta
thấy Thúy Kiều là thiếu nữ nhân hậu, lúc nào cũng nghĩ đến tình nghĩa thuỷ
chung. Lúc đau khổ tột cùng, lòng nàng vẫn trong sáng không một chút gợn, luôn
luòn nghi lới. hướng tới hạnh phúc người khác. Tấm lòng ấy mang vẻ đẹp đôn hậu,
đức hi sinh của người phụ nữ. của những người mẹ, người chị quê ta.
Thúy Vân chỉ lẳng lặng nghe chị nói. Trao duyên và “chịu
lời” là chuyện hệ trọng một đời người đối với các thiếu nữ xưa nay. Tế nhị và cảm
động biết bao! Kiểu ‘Thông minh vốn sán lính trời”, nàng sâu sắc và tâm lí
trong lúc trao duyên cho em gái. Thế rồi, mọi việc tường như đã được an bài? Kiều
trao lại kỉ vật cho em: “Chiếc vành với bức tờ mậy“ và nàng nhỏ nhẹ
căn dặn: Duyên này thì giữ, vật này của chung”. “Duyên này” là tình duyên mà
Thúy Vân sẽ thay chị lấy Kim Trọng để trả nghĩa cho chàng. ” vật này
là của chung” là những kỉ vật. những vật kí thác thiêng liêng mà
chị trao lại. trong đó còn có một phần của chị. Rõ ràng, cảnh ngộ buộc nàng phải
“loi thề” nhưng trong tình cảm nàng không thể nào nguôi lời thề và đứt
tình được với chàng Kim. Kiểu xót xa sầu tủi, lời nàng nói như chứa đầy “giọt
lùi”. trong đau đớn cực độ, Kiều vẫn cố níu lấy một chút an ủi cho riêng mình:
“Duyên này thì giữ, vật này của chung”
Câu thơ là một tâm cảnh, chứa đầy tâm trạng. Nấc lên như tiếng
khóc. Hai vế tiếu đối như mảnh tâm hồn bị cứa ra.
Mất dần sự tĩnh trí, Kiều chìm dần trong mê sảng. Càng nói
càng đau đớn mặc cho tình cảm tuôn tràn cùng nước mắt. Kiểu nghĩ đến một ngày
mai mờ mịt, đau thương. Một dự cảm chua xót, vô cùng đen tối. Mấy lần nàng
nói đến cái chết, chết đau đớn, chết cô đơn nơi đất khách quê người. Ngồi
một mình Kiều than:
“Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan”
Nói với em gái giữa canh khuya, lúc thì Kiều nhắc đến “tuyền đài”,
“chín suối”, “dạ dài”, lúc thì nói đến “thác oan”, đến “thịt nát xương mòn”,
“nát thân bồ liễu”, đến “hồn”… Tâm trạng của nàng chập chờn hư ảo, tỉnh
mê mê tỉnh, nửa phần là người sống, nửa phần là hồn ma. Ta vô cùng
xúc động cảm thương như nghe một đoạn văn chiêu hồn thê thiết:
“Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
Dạ đài cách mặt khuất lời,
Rảy xin chén nước cho người thác oan”.
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
Dạ đài cách mặt khuất lời,
Rảy xin chén nước cho người thác oan”.
Chị sẽ chết “xương trắng quê người quản đâu”, nhưng mãi mãi
còn với em, với chàng Kim là “Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày
xưa”. Từ hiện tại mà nói đến mai sau”, một mai sau buồn thảm và hiu hắt. Đang sống
mà nói đến chết, nỗi đau của Kiểu dồn nén đến cực điểm. Một “mai sau” từ cõi
âm, hồn oan của người chị sẽ về thăm em gái, thăm ngôi nhà cũ của mẹ cha,
thăm người tình xưa… Còn em, em sẽ sống trong hạnh phúc; chị sẽ không bao giờ
quên em. Chỉ xin em một “chén nước” để giải toả mối oan tình mỗi khi hồn chị trở
về.
Giọng thơ cầu khẩn, tha thiết, trần tình, hư ảo… Bóng ma từ
cõi âm hiện về cõi dương chỉ vì “Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan”.
Hương gọi hồn. hồn bay trong gió. lượn lờ trên ngọn cỏ lá cây, trong tiếng đàn…
Tất cả đã gợi lên một không khí thê lương, sầu thảm nhưng hết sức thiêng
liêng. Thúy Kiều đang trải qua những giây phút vật vã trong nỗi buồn đau tuyệt
vọng. Tâm hồn đang bị xé nát thành trăm nghìn mảnh ứa máu.
Kiều đang đối diện với Thúy Vân, thế rồi nàng chuyển sang nói
với người yêu trong tâm tưởng. Đêm nay. giờ này, nơi Liễu Dương nghìn trùng
cách trở, chàng có thấu tình cho nàng không? Kiều khóc cho “tơ duyên ngắn ngủi”,
khóc cho “trâm gãy bình tan”, đau đớn cam chịu số phận. Hàng tiếng thở dài
buông xuôi theo dòng lệ chảy:
“Phận sao phận bạc như vôi,
Đã đành nước chảy, hoa trôi lỡ làng”.
Đã đành nước chảy, hoa trôi lỡ làng”.
Càng khóc, Kiều càng vật vã đau đớn, nàng chìm dần trong mê sảng.
Khóc như nấc lên. lòng nàng tan nát. Hai lần nàng nhắc đến tên người yêu. Nghe
nàng khóc mà người đời xót xa thương cảm:
“Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”.
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”.
Kiều đành chịu tội “lời thề” và chỉ còn cách gửi lại tình
quân trăm nghìn cái lạy. Nàng đã từng cân nhắc “bên tình, bên hiểu…”, và sáng
suốt lựa chọn “Hiểu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai“ rồi trao duyên cho em
gái, nhưng nàng vẫn vô cùng đau khổ. tự xem mình là kẻ phụ bạc. Tính bi kịch
của tâm trạng nàng Kiều là ờ đây. Kiểu day dứt đau khổ. Phải trao duyên, dù người
được trao duyên là em gái, cũng là một mất mát lớn nhất đối với Kiểu vì đây là
mối tình đầu tuyệt đẹp. Suốt canh khuya, dằn vặt đau khổ, Kiều khóc rồi lại ngất,
tính rồi lại mê, mê rồi lại tỉnh, nói rồi la. khóc, nói trong nức nở, thốt lên
trong mê sảng… Tâm trạng ấy, bi kịch ấy của Kiều trong đêm trao duyên được
nhà thơ cảm thương, xúc động diễn tả một cách tinh tế với bao biến thái vừa
hư ảo, vừa chập chờn. Thi hào Nguyễn Du là người kể chuyện khi đọc
‘Truyện Kiều” ta có cảm giác ông là người đang chứng kiến cảnh trao duyên. tau
cho nỗi đau của người thiếu nữ “trâm gãy bình tan”:
“Cạn lời hồn ngất máu say
Một hơi lặng ngắt đôi tay giá đồng”
Một hơi lặng ngắt đôi tay giá đồng”
Nỗi đau vì tình yêu bị tan vỡ đã lên đến cự độ. quá sức chịu
đựng của thể xác. Người con gái đa sầu, đa cảm ấy đã ngất đi !…
Yêu Kim Trọng và hai người đã thề nguyền ‘Trăm năm tạc một
chữ đến xương”. Nhưng rồi trước cảnh gia biến, Kiều lại quyết bán mình chuộc
cha Trước lúc “giã biệt”, theo Mã Giám Sinh về Lâm Tri…, Kiều đã trao duyên cho
em gái. Nếu như trong “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân, cảnh
trao duyên được kể lại như một thông báo về sự khởi đầu trên con đường lưu
lạc khổ ải 15 năm trời của nàng Kiều thì trái lại, trong ‘Truyện Kiều”,
Nguyễn Du đã làm cho người đọc nhận diện, khám phá vẻ đẹp tâm hồn và
phẩm giá của Thúy Kiều Gia biến án ngờ lòa mây”, tình duyên tan vỡ…,
giữa muôn ngàn cay đắng ấy, nhiều lệ đã tuôn rơi thế mà Kiều lúc nào cũng
nghĩ tới hạnh phúc của người yêu. của em gái, của mẹ cha và em trai. Lòng
nhân hậu, đức hi sinh và vị tha của Kiều mới cao cả và thơm thảo biết bao.
Kiều là một nụ hải đường mơn mởn canh xuản, nhưng nàng phải chấp nhận và tự
than: “Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng?” Thiên tài Nguyễn Du đã sử dụng một
hệ thống ngôn ngữ giàu hình lượng và biếu cam vái nhiều ẩn dụ, với bao chi tiết
tưởng tượng, kì ảo để tạo nên một cảnh trao duyên thiêng liêng, cảm động
trong tình sử ngàn xưa.
Đoạn thơ trao duyên cho ta thấy “sức cảm động lạ lùng”
(Hoài Thanh) của thi hào dân tộc đối với những khổ đau và khát vọng hạnh phúc của
con người. Tính nhân văn tỏa sáng lấp lánh cánh trao duyên. Ta như còn nghe tiếng
Kiều đổng vọng:
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét