Tình ca - Phạm Duy
Tình ca
Phạm Duy - Nguyên Thảo
Cách đây gần 6 thập kỷ, nhạc sĩ Phạm Duy hoàn thành nhạc phẩm "Tình
ca". Đương nhiên là một khúc hát ca ngợi Tình yêu. Nhưng khác với lẽ thường,
ca khúc này không dành cho tình yêu nam nữ mà một thứ tình yêu cao cả hơn nhiều
- thứ tình yêu mà mỗi người cần có, phải có - tình yêu quê hương. Phạm Duy - Nguyên Thảo
Tôi yêu tiếng nước tôi...
Tình yêu quê hương có điểm xuất phát khác nhau ở mỗi người.
Nó có thể là hình ảnh bà mẹ tần tảo nuôi ta khôn lớn, một mái tranh nghèo đầy ắp
kỷ niệm tuổi thơ, một cánh cò bạt gió chiều đông phù hợp với tâm trạng, một lũ
chuồn chuồn khiêng nắng qua dòng sông hiền hòa, đôi mắt vời vợi của người thiếu
nữ thay lời muốn nói. Song có lẽ đối với rất nhiều người, cũng giống như tác giả,
tình yêu quê hương bắt nguồn từ những lời ru của mẹ:
"Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi.
Mẹ hiền ru những câu xa vời.
À à ơi, tiếng ru muôn đời".
Mẹ hiền ru những câu xa vời.
À à ơi, tiếng ru muôn đời".
Tiếng ru, thứ tiếng ngọt ngào đằm thắm của người mẹ đến với
ta khi ta vừa ngỡ ngàng mở mắt chào đời chính là tiếng Việt, một gia tài vô
giá, có lịch sử lâu đời gắn liền với bao nhiêu biến cố thăng trầm của quá trình
dựng nước và giữ nước:
"Tiếng nước tôi
Bốn nghìn năm ròng rã buồn vui.
Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi..."
Bốn nghìn năm ròng rã buồn vui.
Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi..."
Tiếng nói, vốn là phương tiện để giao tiếp giữa người và người
trong một nước đã trở thành phương tiện để hình thành một dân tộc và thống nhất
một quốc gia. Song với chúng ta, do hoàn cảnh đặc biệt của đất nước, tiếng Việt
còn trở thành một sợi chỉ vô hình ràng buộc hàng triệu người Việt tha hương
trên khắp thế giới. Đã biết bao nhiêu lần nước mất, nhà tan, kẻ xâm lược tìm
trăm phương nghìn kế để đồng hóa nhưng tiếng Việt vẫn mãi còn để viết lại những
trang sử hào hùng, để làm nên những tác phẩm văn chương bất hủ.
Tình yêu quê hương luôn là
ngọn lửa cháy sáng trong tim mỗi
người.
Từ điểm xuất phát là tình yêu sâu đậm đối với "tiếng
nước tôi", tình yêu ấy mở rộng thành tình yêu đất nước. Vẫn dòng nhạc mượt
mà và trữ tình, lời ca vẽ ra môt đất nước thanh bình: "Nằm phơi phới
bên bờ biển xanh", với sự hùng vĩ của "dãy Trường Sơn ẩn bóng
hoàng hôn", với cội nguồn dân tộc "núi rừng cao miền Bắc lửa
thiêng"... Yêu tiếng Việt, đất nước Việt chính là yêu con người Việt qua
hình ảnh rất đỗi yêu thương là người nông dân mà cách đây sáu thập kỷ, đó
là "những bác nông phu", người: "Đội sương nắng bên bờ
ruộng sâu. Vài nghìn năm đứng trên đất nghèo. Mình đồng da sắt không phai
màu". Những người ấy đã là những người dân tộc sẽ ngàn đời biết ơn vì công
lao mở nước, với tấm áo nâu bạc phếch và thấm đẫm mồ hôi. Họ cũng chính
là: "Những anh hùng của thời xa xưa. Những anh hùng của một ngày
mai". Giai điệu tuyệt vời của "Tình ca" hay hồn sông
núi Có lẽ nên nghe Tình ca dưới hình thức nhạc không lời để cảm nhận hết giai
điệu tuyệt vời mà không lo bị ca từ sự mê hoặc. Phạm Duy chia sẻ quá trình sáng
tác bản Tình ca như thế này: Sau khi tung ra Tình Hoài Hương, tôi có ngay bài
Tình Ca xưng tụng tiếng nói, cảnh vật và con người Việt Nam. Mùa Xuân năm đó,
trong gian phòng bốn thước vuông ở căn nhà gỗ ngõ Phan Thanh Giản, tôi vừa bế
con (Phạm Duy Minh mới ra đời) vừa hát: "Tôi yêu tiếng nước tôi từ
khi mới ra đời, người ơi/ Mẹ hiền ru những câu xa vời, à à ơi tiếng ru muôn đời...
Bài Tình Ca này không còn thẳng băng ruột ngựa như những bài ca kháng chiến trước đây. Bây giờ nó muốn gắn bó tất cả người dân trong nước bằng một tình cảm thống nhất: tôi yêu tiếng nước tôi, yêu đất nước tôi, yêu người nước tôi. Thật là may mắn cho tôi là nói lên được phần nào bản sắc quốc gia (identité nationale) qua bản Tình Ca này.
Bài Tình Ca này không còn thẳng băng ruột ngựa như những bài ca kháng chiến trước đây. Bây giờ nó muốn gắn bó tất cả người dân trong nước bằng một tình cảm thống nhất: tôi yêu tiếng nước tôi, yêu đất nước tôi, yêu người nước tôi. Thật là may mắn cho tôi là nói lên được phần nào bản sắc quốc gia (identité nationale) qua bản Tình Ca này.
Trong quá khứ, các bậc tiền bối chưa kịp làm công việc đó vì
đã có lúc chúng ta có một cuộc nội chiến khá dài. Đó là 200 năm phân tranh giữa
hai miền Đàng Ngoài-Đàng Trong. Trong khoảng từ những năm 1600 cho tới 1800,
người trong nước khó có được sự đồng nhất quốc gia. Đàng Ngoài, sĩ phu Bắc Hà
không có thời gian và phương tiện để tìm hiểu bờ cõi giang sơn mỗi ngày một
thêm bành trướng với cuộc Nam Tiến. Đàng Trong, sĩ phu bận bịu với những lo
toan kiến thiết ở địa phương. Miền nào kẻ sĩ phải phục vụ vua quan của miền đó.
Tuy là một nước nhưng có hai bộ máy chính trị và văn hoá. Do đó, chưa hề có tác
phẩm nào nói lên được một ý thức quốc gia toàn diện. Tới khi nhà Nguyễn thống
nhất sơn hà và đất nước mở rộng hơn nữa về phía Nam, trong khoảng 50 năm ngắn
ngủi, các nhà nho của triều Nguyễn chưa kịp đưa ra một hình ảnh quốc gia trọn vẹn
nhất thể, nhất tề, nhất trí thì người Pháp tới xâm lăng Việt Nam. Trong 80 năm
nô lệ sau đó, bản sắc quốc gia trong văn học nghệ thuật Việt Nam chưa kịp hình
thành thì bị xé nát bởi chính sách chia để trị của Pháp, cố tình đề cao sự khác
biệt giữa ba miền và giữa những người dân trong một nước, khiến ta mất đi ý niệm
quốc gia đồng nhất. Khi có những phong trào phục quốc như Cần Vương, Văn
Thân... ý thức quốc gia vẫn còn mang ý niệm bảo hoàng, phong kiến.
Định mệnh khiến cho tôi, một cá nhân tầm thường, qua một bản Tình ca ngắn ngủi,
đưa ra khái niệm con người Việt Nam với địa dư, lịch sử và tiếng nói chung của
một dân tộc đã từng chia sẻ với nhau trên vài ngàn năm lẻ. Tôi làm được việc
này vì tôi có may mắn được đi ngang đi dọc nhiều lần trên bản đồ hình chữ S, gặp
gỡ đủ mọi hạng người trong xã hội, nhất là được sống với những nổi trôi của lịch
sử từ thời thơ ấu qua thời vào đời tới thời cách mạng kháng chiến. Bài Tình Ca
được mọi người yêu thích ngay. Nó nói tới quê hương đất nước nhưng cũng nói
luôn tới tiếng nói và con người nữa.
Là bài hát tình ca quê hương nhưng nó còn là bài hát tình tự dân tộc. "Tình ca đã lặng lẽ chiếm trọn tâm hồn tôi" Một Việt kiều đã đứng tuổi tâm sự: "Tôi vốn không chú ý âm nhạc. Khi ở trong nước, tôi đã nghe đôi lần Tình ca của Phạm Duy nhưng cũng không mấy xúc động. Đến khi đưa chân ra định cư ở hải ngoại, nghe một lần rồi hai lần... Tình ca đã lặng lẽ chiếm trọn tâm hồn tôi, nói giùm tôi nỗi nhớ day dứt về nơi chôn rau cắt rốn của mình, nhắc nhở hòai niệm về cội nguồn của dân tộc".
Nghe Tình ca, chúng tôi cứ ngồi yên lặng mà lòng nao nao đến quặn thắt. Vì sinh kế, chúng tôi phải sống xa nhau. Chúng tôi thèm được gặp nhau để nói đôi ba câu tiếng Việt cho đỡ nhớ nhà. Hơn thế nữa, nó là tiếng tha thiết của người mẹ Tổ Quốc nhắn nhủ, thủ thỉ, tâm tình với những đứa con xa quê.
Tình ca, với nội dung súc tích trở thành một biểu tượng của hoà giải yêu thương vì sự thống nhất trong ngôn ngữ, trong lịch sử hào hùng của đất nước và trong sự thương yêu những con người chân lấm tay bùn, máu mủ ruột rà. Và tôi chợt nhớ một khổ thơ của Lưu Quang Vũ:
"Ai phiêu bạt nơi chân trời góc biển.
Có gọi thầm tiếng Việt mỗi đêm khuya.
Ai ở phía bên kia cầm súng khác.
Cùng tôi trong tiếng Việt quay về".
Là bài hát tình ca quê hương nhưng nó còn là bài hát tình tự dân tộc. "Tình ca đã lặng lẽ chiếm trọn tâm hồn tôi" Một Việt kiều đã đứng tuổi tâm sự: "Tôi vốn không chú ý âm nhạc. Khi ở trong nước, tôi đã nghe đôi lần Tình ca của Phạm Duy nhưng cũng không mấy xúc động. Đến khi đưa chân ra định cư ở hải ngoại, nghe một lần rồi hai lần... Tình ca đã lặng lẽ chiếm trọn tâm hồn tôi, nói giùm tôi nỗi nhớ day dứt về nơi chôn rau cắt rốn của mình, nhắc nhở hòai niệm về cội nguồn của dân tộc".
Nghe Tình ca, chúng tôi cứ ngồi yên lặng mà lòng nao nao đến quặn thắt. Vì sinh kế, chúng tôi phải sống xa nhau. Chúng tôi thèm được gặp nhau để nói đôi ba câu tiếng Việt cho đỡ nhớ nhà. Hơn thế nữa, nó là tiếng tha thiết của người mẹ Tổ Quốc nhắn nhủ, thủ thỉ, tâm tình với những đứa con xa quê.
Tình ca, với nội dung súc tích trở thành một biểu tượng của hoà giải yêu thương vì sự thống nhất trong ngôn ngữ, trong lịch sử hào hùng của đất nước và trong sự thương yêu những con người chân lấm tay bùn, máu mủ ruột rà. Và tôi chợt nhớ một khổ thơ của Lưu Quang Vũ:
"Ai phiêu bạt nơi chân trời góc biển.
Có gọi thầm tiếng Việt mỗi đêm khuya.
Ai ở phía bên kia cầm súng khác.
Cùng tôi trong tiếng Việt quay về".
Võ Doãn Mỹ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét