Hào Mân ai lục (HMAL) là tác phẩm được chép trong Tùng
thư Ngô gia văn phái của dòng họ Ngô Thì làng Tả Thanh Oai. Song hầu
như chưa được giới thiệu và khai thác. Sách gồm các bài cáo văn, tế văn, hành
trạng Ngô Thì Sĩ do Ngô Thì Nhậm soạn sau khi cha ông qua đời; ngoài ra HMAL
còn tập hợp các câu đối mà Ngô Thì Nhậm đã đề ở đình chùa, nhà thờ họ, nhà tế
cha... Nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày mất của ông, chúng tôi giới thiệu đôi nét
về tác phẩm này.
I.TÌNH TRẠNG VĂN BẢN
HMAL được chép trong 4 tập sách, có những khác biệt nhất định
tạo thành các dị bản khác nhau, có thể chia thành 2 nhóm dị bản sau:
Nhóm dị bản thứ nhất:
1. HMAL chép trong Ngô gia văn phái VHv.1743/19:
sách khổ 25x15cm, chữ viết hơi thảo. Tập này chép ở quyển 7 trong tùng thư, có
59 tờ; từ tờ 24 đến tờ 33 chép HMAL. Văn bản này, chúng tôi gọi là bản 1 (B.1).
2. HMAL chép trong Ngô gia văn phái VHv.1743/28:
sách khổ 29x17cm. Tập này cũng chép ở quyển 7, tất cả có 55 tờ. Từ tờ 20 đến tờ
29 chép HMAL. Văn bản này, chúng tôi gọi là bản 2 (B.2).
Cả b1 và b2 trong nhóm dị bản này đều chép câu đối. Số câu đối
và thứ tự sắp xếp trong hai bản này hoàn toàn giống nhau, sự sai lệch là không
đáng kể.
Nhóm dị bản thứ hai:
1. HMAL chép trong Ngô gia văn phái, ký hiệu
A.117/22: sách khổ 28x17cm, gồm 54 tờ, chữ viết chân phương, chép ở hai quyển
43 và 44 trong tùng thư. Tất cả có 39 bài cáo văn, tế văn và một bài chép hành
trạng Ngô Thì Sĩ. Tập này chúng tôi gọi là bản 3 (B.3).
2. HMAL chép trong Ngô gia văn phái, ký hiệu
A.117/31: sách khổ 28x17cm, gồm 260 tờ, chữ viết thảo, do con trai trưởng là
Ngô Thì Điển biên tập. Sách chép 15 quyển, trong đó có hai quyển 55 và 56 chép
HMAL gồm 38 bài cáo văn, tế văn. Văn bản này, chúng tôi gọi là bản 4 (B.4).
Nhóm dị bản thứ hai chép văn. Các bài cáo văn, tế văn trong
hai bản này không những sai lệch về số bài, mà ngay cả tên bài, ngôn từ dùng
trong bài cũng không thống nhất. Trong B.3 có 40 bài, B.4 chỉ có 38 bài, trong
đó, có 31 bài trùng nhau, 16 bài khác nhau. Trong số 16 bài khác nhau đó thì
B.3 có 9 bài, B.4 có 7 bài, còn B4 và B.3 thì không có.
Ngay trong 31 bài trùng nhau mà phần lớn trùng nhau cả tên
bài và nội dung, thì cũng còn những sai lệch, như:
1. Cùng nội dung nhưng tên bài không thống nhất
Đề bài 1 trong B.3: Bôn tang cáo văn
(Canh Tý thập nguyệt Canh Tuất nhật)
Ở đây ngày tháng được đưa xuống phần cước chú.
Còn đề bài 1 trong B.4 ghi là: Canh Tý thập nguyệt bôn tang
cáo văn. Phần ngày tháng được đưa lên trên đề bài.
Tương tự như vậy, bài 4 trong B.3 chép: Hồi tang trục nhật
cáo văn. Ngày tháng để cuối mỗi bài cúng.
Bài 4 trong B.4 chép: Canh Tý thập nguyệt hồi tang trục nhật
cáo văn: ngày tháng cũng đưa lên đề bài.
2. Tên bài giống nhau nhưng thứ tự sắp xếp lại khác nhau
Chẳng hạn bài: Bách nhật cáo văn, thấy trong B.3 chỉ
nêu lý do cúng trăm ngày, còn trong B.4 lại ghi thêm 43 bài cúng tuần rằm, mồng
một. Trong khi đó, 43 bài này, ở B.3 lại được chép thành một bài riêng: Trục
nhật sóc vọng cáo văn.
3. Ngôn từ dùng không thống nhất
Bài 31 trong B.3: Cải thiên cáo văn, thì câu đầu
chép là: Phật cư cực lạc, tiên tại Bồng Sơn.
Còn trong B.4 ghi là: Mậu Thân cáo thỉnh cải thiên tại bản xã
Ngải xứ điền cáo văn. Và đầu câu chép là: Ô hô! Phật tại cực lạc, tiên cư Bồng
Sơn.
4. Thêm bớt câu
Bài Nghênh thần cáo văn
B.3 chép: Tư Nhị Thanh động tạo lệ dân Vĩnh Trại xã phụng
nghênh quan hàm duệ hiệu... (Nay: dân tạo lệ động Nhị Thanh, xã Vĩnh Trại rước
quan hàm duệ hiệu...)
B.4 lại chép: viết hữu nghênh thần qui động tất cáo lễ dã.
Tư: Nhị Thanh động tự tạo lệ dân Vĩnh Trại xã phụng nghênh quan hàm duệ hiệu
(có câu rằng: khi rước thần về động phải có lễ cáo. Nay dân tạo lệ chùa động Nhị
Thanh xã Vĩnh Trại rước quan hàm duệ hiệu...).
Nhóm dị bản thứ hai này, về cơ bản giống nhau, song cũng còn
một số khác biệt như đã nêu trên. Nếu đối chiếu kỹ sẽ có một bản hoàn chỉnh.
II.NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA HMAL
1. Câu đối:
Cụ thể là câu đối ở Từ đường Ngô Thì Sỹ 83 đôi, đền Sùng Đức
7, nhà bia 2, nhà thờ Vĩnh Tư 3, điện tế vua Lê Hiển Tông 43, trai đường Thái
Phi 47, phủ chúa Trịnh 10, nhà giải nhiệt 7, Khôn Hậu đường 11, Vương phủ đường
4, công phủ 10, lầu Minh Ngự ở đình bản xã 10, từ vũ bản huyện 9, miếu Chử Đồng
Tử 3, chùa Linh Am 1, điện tế mẹ vợ 3, đền Hoàn Tiết 1, đền Sài Sơn 1, đền Tượng
Hiền 2, đền Tiên Căn 7, Tam tự 1, nhà tế 19, câu đối mừng quan về hưu 18, đàn
Truy Viễn 1, Tư Sảnh 8, nhà ở Kinh 2, chùa Trúc Lâm 6, ở sảnh đường 2 đôi.
Như vậy tất cả có 321 đôi câu đối, được chép ở 28 nơi khác
nhau, từ đền chùa miếu mạo, đến nhà tế Ngô Thì Sỹ. Trong số câu đối trên, có
câu ngắn gọn, dễ hiểu, nhưng cũng có câu được dùng điển tích điển cố, khiến người
đọc phải tinh thông kim cổ mới có thể hiểu được. Điều này thể hiện sự thông
minh lỗi lạc, học rộng hiểu nhiều của Ngô Thì Nhậm. Nội dung các câu đối cũng
đa dạng theo địa điểm thờ cúng. Chẳng hạn ở nhà thờ Ngô Thì Sỹ câu đối ca ngợi
văn chương đạo đức của cha:
師
世 文
章 奎
璧 燦
宗 儒 道 德 斗 山 高
宗 儒 道 德 斗 山 高
Sư thế văn chương Khuê Bích xán;
Tông nho đạo đức Đẩu Sơn cao.
Tông nho đạo đức Đẩu Sơn cao.
(Văn chương bậc thầy sáng ngời như sao Khuê sao Bích;
Đạo đức đại nho cao ngất tựa Bắc Đẩu, Thái Sơn)
Đạo đức đại nho cao ngất tựa Bắc Đẩu, Thái Sơn)
Chỉ một đôi câu đối ông cũng nêu hết công danh sự nghiệp của
cha mình:
三
都 出
鎮 兼
文 武
兩 進 登 朝 創 古 今
兩 進 登 朝 創 古 今
Tam đô xuất trấn kiêm văn võ;
Lưỡng tiến đăng triều sáng cổ kim.
Lưỡng tiến đăng triều sáng cổ kim.
(Ba lần ra trấn thủ xứ ngoài tài kiêm văn võ;
Hai lượt được tiến triều gây sự nghiệp xưa nay).
Hai lượt được tiến triều gây sự nghiệp xưa nay).
Câu đối ở điện tế vua Lê Hiển Tông Dụ Hoàng đế thì ca ngợi đức
cao vọng trọng của nhà vua:
深
仁 厚
澤 久
涵 濡
如 化
日 光
天 所
在 尊
親 冒
怙
盛 德 茂 功 齊 溥 博 雖 深 山 窮 谷 罔 不 奔 走 悲 號
盛 德 茂 功 齊 溥 博 雖 深 山 窮 谷 罔 不 奔 走 悲 號
Thâm nhân hậu trạch cửu hàm nhu, như hóa nhật quang thiên, sở
tại tôn thân mạo hỗ;
Thịnh đức mậu công tề phổ bác, tuy thâm sơn cùng cốc, võng bất bôn tẩu bi hào.
Thịnh đức mậu công tề phổ bác, tuy thâm sơn cùng cốc, võng bất bôn tẩu bi hào.
(Nhân sâu ơn hậu, thấm nhuần đã lâu, như bóng mặt trời tỏa khắp,
bầu trời sáng trưng, mọi nơi được thương yêu nương tựa;
Đức thịnh công cao, rộng che hết thảy, dù trên núi xa xăm, hang cùng ngõ tối, không đâu phải chạy vạy kêu gào).
Đức thịnh công cao, rộng che hết thảy, dù trên núi xa xăm, hang cùng ngõ tối, không đâu phải chạy vạy kêu gào).
Đền Sài Sơn ông chỉ còn để lại một đôi câu đối, song nó đã
nêu được đầy đủ triết lý về nhân sinh, về đạo lý:
道
則 無
始 終
可 能
始 盡
制 終
盡 倫
昭 焄
豈 在
地
人 皆 有 生 死 惟 有 生 完 美 死 完 局 壽 天 不 爭 天
人 皆 有 生 死 惟 有 生 完 美 死 完 局 壽 天 不 爭 天
Đạo tắc vô thủy chung, khả năng thủy tận chế, chung tận luân,
chiêu huân khởi tại địa;
Nhân giai hữu sinh tử, duy hữu sinh hoàn mỹ, tử hoàn cục, thọ thiên bất tranh thiên.
Nhân giai hữu sinh tử, duy hữu sinh hoàn mỹ, tử hoàn cục, thọ thiên bất tranh thiên.
(Đạo thì không có đầu không có cuối, sao cho đầu thì làm hết
chế độ, cuối thì hết luân thường, sáng soi rực rỡ đâu phải tại đất;
Người đều có sống có chết, miễn sao sống cho hoàn mỹ, chết cho vẹn toàn, tuổi thọ không ganh đua được với trời).
Người đều có sống có chết, miễn sao sống cho hoàn mỹ, chết cho vẹn toàn, tuổi thọ không ganh đua được với trời).
2. Văn
a. Hành trạng
Khi viết hành trạng của cha mình là. Ngô Thì Nhậm đã nêu tất
cả những khó khăn, nỗi vất vả và bước đường làm quan liêm khiết của cha. Ông
coi đó như một tấm gương mẫu mực cho bản thân học tập và con cháu sau này noi
theo. Ông viết rằng: cha ông trải làm quan suốt 25 năm dưới thời Lê - Trịnh. Dù
trong phủ chúa hay vào xứ Thanh, lên xứ Lạng, cha cũng đều hết lòng với công việc.
Khi làm án sát xứ Thanh Hoa, cha đưa ra chính sách khiến bọn cường hào phải im
lặng, trong dân giảm hẳn việc kiện tụng. Cũng vì thế mà phái sĩ phu đều hâm mộ
danh tiếng, nối tiếp nhau xin theo học. Vậy nên ngoài việc quan, cha còn phân định
thời gian để giảng tập, khiến nhiều người thành đạt. Cha cũng là người am hiểu
quân pháp. Năm Đinh Dậu (1777), cha được đổi bổ làm Đốc trấn xứ Lạng Sơn. Khi mới
đến, thấy thành cũ xa núi cao, lại liền bãi đất thấp, cha cho rằng đó là điều tối
kỵ của nhà binh, nên đã cho di chuyển thành tới núi Lộc Mã. Khi đến Lạng Sơn,
nơi đây vừa trải nhiều năm đại hạn, khiến dân đói kém, phải phiêu bạt quá nửa,
cha đã tùy từng trường hợp mà cứu giúp, khuyên dân làm ruộng, cho lưu thông
buôn bán, cấm bọn cường hào nhũng nhiễu. Vì vậy dân được an cư lạc nghiệp.
Ngoài làm quan, dạy học; cha còn viết văn, làm thơ để lại cho hậu thế mà tiêu
biểu là tác phẩm Việt sử tiêu án. Trong Việt sử tiêu án cha
đã đính chính những sai lầm của sử cũ, nên được nhiều nhà sử học sử dụng (1)...
b. Văn cáo văn tế
Các bài văn tế, văn cáo này là tiếng khóc não nuột, lòng tiếc
thương vô hạn của người con mất cha. Trong bài Văn cáo với tượng truyền thần, ông
đã gào lên thảm thiết: “Thốt nhiên núi non nghiêng lở, chơ vơ không chốn nương
nhờ. Lễ văn ở gia đình, không biết hỏi ai, đau lòng đứt ruột, bao giờ mới
nguôi”.
Lòng đau thương này còn thể hiện suốt trên đường rước linh cữu
cha từ Lạng Sơn về tới quê:
“Đau nỗi biệt thì tạm thời, ly thì mãi mãi, chờ đợi mà không
thấy trở lại. Giọt lệ tuôn trào chảy theo dòng nước. Trời cao cùng cực, sông
dài mênh mang, có đau đớn hơn ta không”(2).
Ngoài tiếng khóc, HMAL còn thể hiện sự sủng ái của nhà chúa đối
với gia đình Ngô Thì. Trong bài Văn khấn vội về chịu tang, Ngô Thì Nhậm
viết: “Ngày Quí Mão tháng trước, ở Kinh đô nghe tin báo tang, con lập tức dâng
tờ khải báo việc đau buồn đó, được thánh chúa nghĩ tới lòng trung thành của
cha, cho con đến bản trấn đón tang. Chúa đặc biệt ban cho 100 quan tiền. Lại
truyền cho quan quân ở các cơ Mại Vũ, Tín Sai, Hậu Dực, Trung Dực, Tiền Hùng ở
xứ Kinh Bắc cùng tới thành để hộ táng. Lại ban thêm hai mươi tên lính theo con
đi hộ vệ”
HMAL còn phản ánh về công việc khơi sông lấn biển dưới thời
Lê - Trịnh, mà cha con ông là những người góp nhiều công sức. Năm Nhâm Dần khi
đi công cán, ông đã làm lễ bái vọng về. Trong bài Văn tế tháng 5 năm Nhâm
Dần, ông viết “Than ôi! Đây là ấp Bồng Hải được lập lên từ giải đất cát mới
bồi ở cửa bể Đại ác. Con nhận tờ chỉ dụ đo đạc ruộng bãi biển để san bổ ngạch
thuế. Trước tiết Đoan Dương hai ngày, từ cung Sơn Thủy dương buồm xuôi dòng xuống
nghỉ lại ở đó, để bố trí các việc ven biển, phụng mệnh đặt thêm năm ấp trang, ở
ngoài đê biển, gọi là Đạo Hải, Liễn Hải, Thanh Hải, Phù Lan và Tiến Thủy. Các
nơi đó đều đã làm nhà ở, biên vào hộ khẩu. Con nhờ được nhà chúa biết tới, nay
có lương bổng, những chức việc giao cho làm, không dám không cố gắng, để khỏi
phụ cơm ăn áo mặc. Nghĩ lại năm Mão, năm Thìn khi cha còn sống, trong lúc thư
nhàn cha có soạn một cuốn Đào y chẩm bí khiến cho con khi đến trông
nom ruộng đất ở hai miền Nam Chân và Giao Thủy, đã biết đặt kế sách kiệm ước
lâu dài cho xứ ấy. Con phụng mệnh viết ngay cuốn Nông dị thuyết. Phần cuối
cuốn sách đó, có một chương viết về thuế biển, nói rõ lợi ích làm ruộng. Song
năm đó về “nông cục” không xong. Nay con có lệnh đi lập đồn điền, bao chiếm ruộng
đất muôn khoảnh, thu hút một giải dân biển...”
Năm 1782 sau khi Trịnh Khải lên ngôi chúa, Ngô Thì Nhậm phải
đi lánh nạn ở nhiều nơi. Thời gian lánh nạn cũng là kỳ làm lễ đoạn tang cha.
Trong bài Văn tế lễ đoạn tang ông đã kể lại nguồn cơn đau buồn đó.
Vào đầu bài văn tế ông viết: Kinh Lễ nói rằng: “người
quân tử không lên chỗ cao, không xuống nơi sâu”, là sợ nhỡ xảy chân, làm nhục tới
cha mẹ. Khi con còn nhỏ, được cha dạy bảo, nhưng không biết giữ gìn, trong lòng
nghĩ quá nặng về đường công danh, còn đối với công nuôi dưỡng của cha mẹ thì bỏ
khuyết, đuổi sóng theo bọt, bèn gặp phải tai họa, để thẹn cho cha. Nay chốn
tránh ở đầm cỏ, sở dĩ chưa thể chết ngay chính vì phải giữ tấm thân còn để lại
của cha mẹ, gặp lúc nước nhà nhiều cơn hoạn nạn, tội ở chỗ không được khôn
khéo, chứ không phải là không trung thành...”.
Như vậy ông cho rằng ông rất trung thành với nhà chúa nhưng
chỉ vì không khôn khéo nên bị mắc tội mà thôi. Qua đây chúng ta cũng hiểu thêm
được sự rối ren của xã hội Việt Nam thời Lê - Trịnh để kết cục dẫn đến cuộc khởi
nghĩa của phong trào Tây Sơn.
HMAL không những thể hiện lòng hiếu thảo của những người con
đối với cha, mà phần nào thể hiện sự sủng ái của nhà chúa đối với cha con Ngô
Thì Nhậm. Sự sủng ái này có lẽ là do cha con ông dù ở nơi biên cương hay trong
phủ chúa đều hết lòng vì đất nước, luôn tận tụy với công việc. Điều này cũng dễ
lý giải vì sao sau này, Ngô Thì Nhậm trở thành một bề tôi trung thành, một chỗ
dựa tin cậy của vua Quang Trung Nguyễn Huệ.
CHÚ THÍCH:
(1) Lược dịch Tiên công hành trạng trong HMAL, Thư
viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm A.117/22.
(2) Văn khấn hàng ngày đưa tang về cố hương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét