Tản mạn: Audiophile
và những chiếc lá diêu
bông
Qua một thời gian đồng hành cùng các bác qua diễn
đàn hdvietnam, đôi lúc em chợt nghĩ: Hành trình gắn bó với thế giới nghe - nhìn
và những trải nghiệm của mỗi bác trên diễn đàn của hdvietnam xem ra cũng “ba
chìm bảy nổi, bốn lênh đênh” lắm.
Và tình cờ trong một khoảnh khắc “trà dư tửu hậu”, em được nghe lại bài hát “Sao em nỡ vội lấy chồng” của Trần Tiến và bỗng dưng (không phải bỗng dưng muốn khóc) em nhận thấy cái thế giới thiết bị âm nghe nhìn và những người chơi sao có phần giống cuộc hành trình của cô gái đang đi tìm chiếc lá diêu bông đến thế.
Và đó là lý do em chia sẻ những suy nghĩ của mình cùng các bác qua bài tản mạn này, ngõ hầu giúp vui cho các bác trong những ngày cuối tuần đầy thư giãn. Em không biết nên đặt bài tản mạn này vào đâu trên diễn đàn của anh em mình. Thôi thì các bác admin nếu thương tình cứ để “em nó” ở đây, bằng không thì các bác cứ “đưa em về dưới mưa” và “ép” em nó vào một góc nào đó của Hdvietnam em cũng không một tí phiền hà nào đâu ạ.
…Ru em thời con gái kiêu sa
Em đố ai tìm được lá diêu bông
Em xin lấy làm chồng
Ru em đời thiếu nữ xa rồi
Mình tôi lang thang muôn nơi
Ði tìm lá cho em tôi
Ru em thời con gái hay quên
Thương em tôi tìm được lá diêu bông
Sao em nỡ vội lấy chồng
Diêu bông hỡi diêu bông
Sao em nỡ vội lấy chồng…
Thế giới này muôn hình vạn trạng. Thế giới của thiết bị nghe nhìn cũng muôn sắc muôn màu. Và những tên gọi, những thuật ngữ hi-end & cả non-hi-end cũng điệp điệp trùng trùng như những rừng tre ngút ngàn trong các cảnh quay của “Thập diện mai phục”. Nào là CDP, HDP, BDP, DAC rồi Pre-amp, Power-amp, Integrated amp... Nào là nguồn phát Analog, nguồn phát Digital. Nào là công nghệ Quasi Ribbon, Pre-amp thụ động, nào là đèn, là bán dẫn, là phono, vinyl, nào là sub, bookshelf rồi đến mạch phân tần, đường ra, đường vào, dải thấp dải cao, rồi toàn dải, dây nguồn AC, triệt nhiễu tín hiệu RF… Tất cả như một mê hồn trận của bang hội Nghe Nhìn đang từng ngày, từng giờ xâm chiếm, len lỏi vào trong suy nghĩ, trong huyết quản của những ai đã một lần dấn thân vào con đường hành đạo của thế giới audiophile mà suốt hành trình “thỉnh kinh” chưa xác định được ngày nào đắc đạo & thành chánh quả.
Riêng trong thế giới audio, em mường tượng hình ảnh nhiều anh em hdvietnam đang đêm ngày trầm tư mặc tưởng đến cái “cấu hình trong mơ” cho nhu cầu thưởng thức của mình đâu đó cũng phảng phất hình ảnh người con gái trong bài hát “Sao em nỡ vội lấy chồng” của Trần Tiến. Thế giới audiophile dường như đang “đố ai tìm được lá diêu bông” và nếu ai tìm ra “cửu âm chân kinh” cho dàn HD của mình, “em nó” sẽ “xin lấy làm chồng”. Thế nên chẳng trách nhiều bác đã bày tỏ niềm hân hoan khi tuyên bố “cưới được một em Sub”, khi “rước được một nàng Receiver trong mộng”.
Nhưng than ôi, cuộc đời này đầy hỉ nộ ái ố và cuộc sống của một audiophile (dù a-ma-tơ hay pờ-rồ) cũng lắm truân chuyên và không kém phần éo le, ngang trái. Mới hôm nào có bác vừa khoe “em đã cưới được một em CDP rất ngon cơm” thì bỗng không lâu sau đó lại được nghe những tiếng thờ dài trên forum rằng “em vừa chia tay với em nó được 2 ngày”. Nhiều bác mủi lòng cũng chia sẻ, trách móc: “Sao bác không tìm hiểu em nó cho thật kỹ?”. Nhiều bác khác thì còn ê chề hơn khi buông lời ai oán: “chúng nó (chỗ bán) lừa em rồi bác ơi” hay thống thiết khi “chọn nhầm vợ” nên “mới “cưới” 10 ngày em nó đã trở chứng... yếu sinh lý” và lại phải xin “gấu nhà” kinh phí để “khắc phục, chữa trị và thuần dưỡng…”vợ hai” của mình!
Như một phần tất yếu của cuộc sống. Đời sống hôn nhân có đồng sàn dị mộng thì đời sống Nghe-Nhìn cũng dị mộng đồng sàn. Ngày ra cửa hàng nghe em nó “hát phê rụng rời tay chân” và cấp tập đưa em lên xe…lôi về nhà. Nhưng rồi khi về sống chung có khi chưa qua tuần trăng mật đã phán không chút thương xót rằng cặp loa “núi đôi” của em bất trị rồi, em không thể để con Pre-amp cũ sống chung với em nó thêm ngày nào nữa. Nó không hợp với cặp front 3 đường tiếng của em một tí nào bác ạ”. Và thế là bác ấy đưa “em nó” ra tòa (cửa hàng) và li dị (bán lại) với bất cứ giá nào và đành chấp nhận một cuộc tình đầy lỗ lã.
“Học phí” & “tình phí” cho hành trình đi tìm “lá diêu bông” của một audiophile quả là “điệp vụ khó khả thi” phải không các bác. Em chỉ muốn qua bài tản mạn vòng vo tam quốc này để “share” với các bác một “chân lý” mà em chợt nhận ra. Trong cái thế giới hỗn mang của Nghe-Nhìn, tìm cho ra một thiết bị “xứng tầm & xứng tiền” cho dàn Hi-end/non-Hi-end của mình cũng giống như ta đi tìm một chiếc lá diêu bông. Không ai biết lá diêu bông to nhỏ thế nào, chẳng ai hiểu nó có chữa được bệnh gì trong thế giới nghe nhìn hay không nhưng vẫn phải đi tìm, đi mãi. Mà như vậy thì biết đến bao giờ anh em ta mới nhìn thấy “ánh sáng cuối đường hầm” phải không các bác?
Và em cũng trộm nghĩ rằng, thiết bị là tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Nhưng cái chất, cái giá trị cảm xúc âm nhạc mới chính là tiêu chuẩn của người hưởng thụ. Khi màng tai & các sợi thần kinh thính giác của mỗi audiophile rung lên, họ phải được sống trong cái cảm xúc thật của chính mình từ những giai điệu, lời ca chứ không phải là sự ru ngủ của bộ dàn mới được “cưới về” với cái giá mà đến Obama cũng phải nhíu mày nhăn nhó. Thế giới trải nghiệm theo em không phải là những chiếc lá diêu bông. Đó là sự cảm nhận, là cảm xúc âm nhạc đến nao lòng khi ta nghe một tình khúc mùa thu gợi về muôn vàn kỷ niệm của mối tình đầu, khi ta nghe một bản giao hưởng mùa đông để luôn nhớ đến cái thế giới bên ngoài cái phòng nghe ấm áp của chính mình vẫn còn đâu đó những mảnh đời đắng cay, cô đơn & lạnh lẽo. Hay khi ta “nghe” một đoạn tấu về mùa hè nhưng lại “nhìn” thấy mảnh sân trường xưa ngập lá vàng rơi trong tiếng ve sầu và tà áo trắng tinh khôi của một bóng hồng ký ức. Và để một lúc nào đó khi những ca từ thánh thót vang lên bên tai, ta lại “nhìn” thấy én về trước ngõ vườn xưa, nơi mẹ già vẫn ngóng chờ ta mỗi độ xuân về. Thế giới audiophile trong suy nghĩ của em phải có cả cần và đủ. Cần có một phối ghép thiết bị ăn ý (tương đối) để tạo ra “vitamin & dưỡng chất” cho bộ dàn. Nhưng nếu không có “đủ” một tâm hồn để sẵn sàng trải nghiệm cảm xúc âm nhạc và “đủ” một bản lĩnh để từ chối những âm hưởng đầy “nịnh hót” của những kẻ tiếp thị mà phần lương tâm luôn ít hơn lương tháng, thì hành trình của các audiophile vẫn sẽ mãi là “đi về nơi xa lắm”.
Năm 1992, khi em còn là một nhân viên lễ tân của một nhà khách quốc tế (trực thuộc Phòng Quan hệ quốc tế của một trường đại học), tình cờ em được gặp Trịnh Công Sơn (lần duy nhất trong đời em được tiếp xúc TCS ngoài đời) khi ông đến nhà khách nơi em làm việc để thăm một người bạn Việt Kiều (cũng là dân nghệ sĩ). Trong thời gian nhạc sĩ họ Trịnh ngồi đợi khách ở quầy sảnh, em đã tranh thủ “phỏng vấn” anh ấy một câu rằng “vì sao anh Sơn có một bài hát lấy tựa đề là “Có một dòng sông đã qua đời” vậy?
Trịnh Công Sơn đã nhìn tôi dò xét một lượt rồi hỏi khẽ: “Em trai có thất tình bao giờ chưa? Có một dòng sông đã qua đời là cảm giác của một người khi mất người yêu đấy em ạ.”
Thì ra bài hát “Có một dòng sông đã qua đời” chính là một “trải nghiệm thất tình” của nhạc sĩ họ Trịnh mà chính ông đã dùng ca từ & nhạc điệu để “thay lời muốn nói”. Ngay đêm đó, em đã mở cái máy cassette Walkman Sony (loại rẻ tiền nhất ở chợ điện tử Huỳnh Thúc Kháng thời đó) và nghe như “nuốt” từng lời của ca khúc này:
“Mười năm xưa đứng bên bờ dậu.
Và tình cờ trong một khoảnh khắc “trà dư tửu hậu”, em được nghe lại bài hát “Sao em nỡ vội lấy chồng” của Trần Tiến và bỗng dưng (không phải bỗng dưng muốn khóc) em nhận thấy cái thế giới thiết bị âm nghe nhìn và những người chơi sao có phần giống cuộc hành trình của cô gái đang đi tìm chiếc lá diêu bông đến thế.
Và đó là lý do em chia sẻ những suy nghĩ của mình cùng các bác qua bài tản mạn này, ngõ hầu giúp vui cho các bác trong những ngày cuối tuần đầy thư giãn. Em không biết nên đặt bài tản mạn này vào đâu trên diễn đàn của anh em mình. Thôi thì các bác admin nếu thương tình cứ để “em nó” ở đây, bằng không thì các bác cứ “đưa em về dưới mưa” và “ép” em nó vào một góc nào đó của Hdvietnam em cũng không một tí phiền hà nào đâu ạ.
…Ru em thời con gái kiêu sa
Em đố ai tìm được lá diêu bông
Em xin lấy làm chồng
Ru em đời thiếu nữ xa rồi
Mình tôi lang thang muôn nơi
Ði tìm lá cho em tôi
Ru em thời con gái hay quên
Thương em tôi tìm được lá diêu bông
Sao em nỡ vội lấy chồng
Diêu bông hỡi diêu bông
Sao em nỡ vội lấy chồng…
Thế giới này muôn hình vạn trạng. Thế giới của thiết bị nghe nhìn cũng muôn sắc muôn màu. Và những tên gọi, những thuật ngữ hi-end & cả non-hi-end cũng điệp điệp trùng trùng như những rừng tre ngút ngàn trong các cảnh quay của “Thập diện mai phục”. Nào là CDP, HDP, BDP, DAC rồi Pre-amp, Power-amp, Integrated amp... Nào là nguồn phát Analog, nguồn phát Digital. Nào là công nghệ Quasi Ribbon, Pre-amp thụ động, nào là đèn, là bán dẫn, là phono, vinyl, nào là sub, bookshelf rồi đến mạch phân tần, đường ra, đường vào, dải thấp dải cao, rồi toàn dải, dây nguồn AC, triệt nhiễu tín hiệu RF… Tất cả như một mê hồn trận của bang hội Nghe Nhìn đang từng ngày, từng giờ xâm chiếm, len lỏi vào trong suy nghĩ, trong huyết quản của những ai đã một lần dấn thân vào con đường hành đạo của thế giới audiophile mà suốt hành trình “thỉnh kinh” chưa xác định được ngày nào đắc đạo & thành chánh quả.
Riêng trong thế giới audio, em mường tượng hình ảnh nhiều anh em hdvietnam đang đêm ngày trầm tư mặc tưởng đến cái “cấu hình trong mơ” cho nhu cầu thưởng thức của mình đâu đó cũng phảng phất hình ảnh người con gái trong bài hát “Sao em nỡ vội lấy chồng” của Trần Tiến. Thế giới audiophile dường như đang “đố ai tìm được lá diêu bông” và nếu ai tìm ra “cửu âm chân kinh” cho dàn HD của mình, “em nó” sẽ “xin lấy làm chồng”. Thế nên chẳng trách nhiều bác đã bày tỏ niềm hân hoan khi tuyên bố “cưới được một em Sub”, khi “rước được một nàng Receiver trong mộng”.
Nhưng than ôi, cuộc đời này đầy hỉ nộ ái ố và cuộc sống của một audiophile (dù a-ma-tơ hay pờ-rồ) cũng lắm truân chuyên và không kém phần éo le, ngang trái. Mới hôm nào có bác vừa khoe “em đã cưới được một em CDP rất ngon cơm” thì bỗng không lâu sau đó lại được nghe những tiếng thờ dài trên forum rằng “em vừa chia tay với em nó được 2 ngày”. Nhiều bác mủi lòng cũng chia sẻ, trách móc: “Sao bác không tìm hiểu em nó cho thật kỹ?”. Nhiều bác khác thì còn ê chề hơn khi buông lời ai oán: “chúng nó (chỗ bán) lừa em rồi bác ơi” hay thống thiết khi “chọn nhầm vợ” nên “mới “cưới” 10 ngày em nó đã trở chứng... yếu sinh lý” và lại phải xin “gấu nhà” kinh phí để “khắc phục, chữa trị và thuần dưỡng…”vợ hai” của mình!
Như một phần tất yếu của cuộc sống. Đời sống hôn nhân có đồng sàn dị mộng thì đời sống Nghe-Nhìn cũng dị mộng đồng sàn. Ngày ra cửa hàng nghe em nó “hát phê rụng rời tay chân” và cấp tập đưa em lên xe…lôi về nhà. Nhưng rồi khi về sống chung có khi chưa qua tuần trăng mật đã phán không chút thương xót rằng cặp loa “núi đôi” của em bất trị rồi, em không thể để con Pre-amp cũ sống chung với em nó thêm ngày nào nữa. Nó không hợp với cặp front 3 đường tiếng của em một tí nào bác ạ”. Và thế là bác ấy đưa “em nó” ra tòa (cửa hàng) và li dị (bán lại) với bất cứ giá nào và đành chấp nhận một cuộc tình đầy lỗ lã.
“Học phí” & “tình phí” cho hành trình đi tìm “lá diêu bông” của một audiophile quả là “điệp vụ khó khả thi” phải không các bác. Em chỉ muốn qua bài tản mạn vòng vo tam quốc này để “share” với các bác một “chân lý” mà em chợt nhận ra. Trong cái thế giới hỗn mang của Nghe-Nhìn, tìm cho ra một thiết bị “xứng tầm & xứng tiền” cho dàn Hi-end/non-Hi-end của mình cũng giống như ta đi tìm một chiếc lá diêu bông. Không ai biết lá diêu bông to nhỏ thế nào, chẳng ai hiểu nó có chữa được bệnh gì trong thế giới nghe nhìn hay không nhưng vẫn phải đi tìm, đi mãi. Mà như vậy thì biết đến bao giờ anh em ta mới nhìn thấy “ánh sáng cuối đường hầm” phải không các bác?
Và em cũng trộm nghĩ rằng, thiết bị là tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Nhưng cái chất, cái giá trị cảm xúc âm nhạc mới chính là tiêu chuẩn của người hưởng thụ. Khi màng tai & các sợi thần kinh thính giác của mỗi audiophile rung lên, họ phải được sống trong cái cảm xúc thật của chính mình từ những giai điệu, lời ca chứ không phải là sự ru ngủ của bộ dàn mới được “cưới về” với cái giá mà đến Obama cũng phải nhíu mày nhăn nhó. Thế giới trải nghiệm theo em không phải là những chiếc lá diêu bông. Đó là sự cảm nhận, là cảm xúc âm nhạc đến nao lòng khi ta nghe một tình khúc mùa thu gợi về muôn vàn kỷ niệm của mối tình đầu, khi ta nghe một bản giao hưởng mùa đông để luôn nhớ đến cái thế giới bên ngoài cái phòng nghe ấm áp của chính mình vẫn còn đâu đó những mảnh đời đắng cay, cô đơn & lạnh lẽo. Hay khi ta “nghe” một đoạn tấu về mùa hè nhưng lại “nhìn” thấy mảnh sân trường xưa ngập lá vàng rơi trong tiếng ve sầu và tà áo trắng tinh khôi của một bóng hồng ký ức. Và để một lúc nào đó khi những ca từ thánh thót vang lên bên tai, ta lại “nhìn” thấy én về trước ngõ vườn xưa, nơi mẹ già vẫn ngóng chờ ta mỗi độ xuân về. Thế giới audiophile trong suy nghĩ của em phải có cả cần và đủ. Cần có một phối ghép thiết bị ăn ý (tương đối) để tạo ra “vitamin & dưỡng chất” cho bộ dàn. Nhưng nếu không có “đủ” một tâm hồn để sẵn sàng trải nghiệm cảm xúc âm nhạc và “đủ” một bản lĩnh để từ chối những âm hưởng đầy “nịnh hót” của những kẻ tiếp thị mà phần lương tâm luôn ít hơn lương tháng, thì hành trình của các audiophile vẫn sẽ mãi là “đi về nơi xa lắm”.
Năm 1992, khi em còn là một nhân viên lễ tân của một nhà khách quốc tế (trực thuộc Phòng Quan hệ quốc tế của một trường đại học), tình cờ em được gặp Trịnh Công Sơn (lần duy nhất trong đời em được tiếp xúc TCS ngoài đời) khi ông đến nhà khách nơi em làm việc để thăm một người bạn Việt Kiều (cũng là dân nghệ sĩ). Trong thời gian nhạc sĩ họ Trịnh ngồi đợi khách ở quầy sảnh, em đã tranh thủ “phỏng vấn” anh ấy một câu rằng “vì sao anh Sơn có một bài hát lấy tựa đề là “Có một dòng sông đã qua đời” vậy?
Trịnh Công Sơn đã nhìn tôi dò xét một lượt rồi hỏi khẽ: “Em trai có thất tình bao giờ chưa? Có một dòng sông đã qua đời là cảm giác của một người khi mất người yêu đấy em ạ.”
Thì ra bài hát “Có một dòng sông đã qua đời” chính là một “trải nghiệm thất tình” của nhạc sĩ họ Trịnh mà chính ông đã dùng ca từ & nhạc điệu để “thay lời muốn nói”. Ngay đêm đó, em đã mở cái máy cassette Walkman Sony (loại rẻ tiền nhất ở chợ điện tử Huỳnh Thúc Kháng thời đó) và nghe như “nuốt” từng lời của ca khúc này:
“Mười năm xưa đứng bên bờ dậu.
Ðường xanh hoa muối bay rì rào.
Có người lòng
như khăn mới thêu.
Mười năm sau áo bay đường chiều.
Bàn chân trong phố xa lạ
nhiều.
Có người lòng như nắng qua đèo.
Tóc người như dòng sông xưa ấy đã phai,
đã lênh đênh biển khơi.
Có lần bàn chân qua phố thấy người,
sóng lao xao bờ
tôi.
Mười năm chân bước trên đường dài
Gặp nhau không nói không nụ cười.
Chút
tình dường như hiu hắt bay.
Mười năm khi phố khi vùng đồi.
Nhìn nhau ôi cũng
như mọi người.
Có một dòng sông đã qua đời”…
Em kể lại kỷ niệm này để kết thúc bài tản mạn đã có phần dông dài. Chỉ một lời tâm sự gửi đến các bác: Đừng vội nhìn thấy vẻ đẹp ngoại hình và “đồ trang sức” đang “đeo” của một thiết bị nghe nhìn. Và cũng đừng vội mừng khi đã có đủ “của hồi môn” để rước “em nó” về dinh. Đừng để tâm lý “cưới ngay kẻo lỡ” dày dò đến mức phải cưới một dàn Hi-end/ Hifi để rồi nằm mơ thấy “em khác” ngay trong đêm “động phòng”. Và cũng đừng để chính cái thiết bị ấy cứ đêm về lại than vãn “lấy chồng sớm làm gì để lời ru thêm buồn”. Vâng, em và các bác, chúng ta sẽ không bao giờ phải là “những người chồng” vũ phu, bội bạc của những thiết bị “lỡ cưới” hoặc đã “ăn cơm trước kẻng”. Chúng ta là những người yêu âm thanh, luôn thấu hiểu sức mạnh & giá trị của âm nhạc. Và nếu đã là người yêu âm thanh & thấu hiểu âm nhạc, chúng ta hãy để cảm xúc âm nhạc lên tiếng để cảm giác trải nghiệm âm nhạc luôn được “sống” trong mỗi người. Và có như thế, em và các bác mới không phải nghe những “lời ru buồn mênh mang” mỗi lúc vào diễn đàn hdvietnam nữa, phải không các bác?.
Em kể lại kỷ niệm này để kết thúc bài tản mạn đã có phần dông dài. Chỉ một lời tâm sự gửi đến các bác: Đừng vội nhìn thấy vẻ đẹp ngoại hình và “đồ trang sức” đang “đeo” của một thiết bị nghe nhìn. Và cũng đừng vội mừng khi đã có đủ “của hồi môn” để rước “em nó” về dinh. Đừng để tâm lý “cưới ngay kẻo lỡ” dày dò đến mức phải cưới một dàn Hi-end/ Hifi để rồi nằm mơ thấy “em khác” ngay trong đêm “động phòng”. Và cũng đừng để chính cái thiết bị ấy cứ đêm về lại than vãn “lấy chồng sớm làm gì để lời ru thêm buồn”. Vâng, em và các bác, chúng ta sẽ không bao giờ phải là “những người chồng” vũ phu, bội bạc của những thiết bị “lỡ cưới” hoặc đã “ăn cơm trước kẻng”. Chúng ta là những người yêu âm thanh, luôn thấu hiểu sức mạnh & giá trị của âm nhạc. Và nếu đã là người yêu âm thanh & thấu hiểu âm nhạc, chúng ta hãy để cảm xúc âm nhạc lên tiếng để cảm giác trải nghiệm âm nhạc luôn được “sống” trong mỗi người. Và có như thế, em và các bác mới không phải nghe những “lời ru buồn mênh mang” mỗi lúc vào diễn đàn hdvietnam nữa, phải không các bác?.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét