1. Thơ là nhạc của tâm hồn
Tiếng nói trong thơ là tiếng nói đầy âm nhạc, tiếng nói có nhịp
điệu - nhịp điệu của những âm thanh vật chất, của tiếng nói thực tế hòa với nhịp
điệu cảm xúc bên trong tâm hồn nhà thơ. Thơ lànhạc của tâm hồn, nhất là những
tâm hồn quảng đại và đa cảm. Tính nhạc được tạo nên bởi những âm hưởng gắn liền
với hình ảnh, cảm xúc do sử dụng phối hợp âm thanh, nhịp điệu, từ ngữ… phù hợp với
nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu đạt.
Mỗi dân tộc, mỗi một ngôn ngữ đều có cách hòa âm riêng. Trong ngôn ngữ, thơ có đặc điểm về tính nhạc, nhưng ngôn ngữ âm nhạc không phải là một bộ phận của ngôn ngữ thơ mà là một chỉnh thể tồn tại độc lập với nó. So với văn xuôi, ngôn ngữ thơ giàu nhịp điệu, ngữ điệu, quãng cách và hòa âm. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong ngôn ngữ và trong âm nhạc hoàn toàn khác nhau. Số lượng từ trong ngôn ngữ rất lớn, trong khi phạm vi một khuông nhạc chỉ có 8 nốt (mi, fa,sol, la, si ,đô, rê, mi), được nâng lên hạ xuống tối đa một quãng tám từ một nốt nào đó. Như vậy, một nốt nhạc được dùng chung cho nhiều từ, cho nhiều ngôn ngữ, tiếng nói khác nhau.
Mỗi dân tộc, mỗi một ngôn ngữ đều có cách hòa âm riêng. Trong ngôn ngữ, thơ có đặc điểm về tính nhạc, nhưng ngôn ngữ âm nhạc không phải là một bộ phận của ngôn ngữ thơ mà là một chỉnh thể tồn tại độc lập với nó. So với văn xuôi, ngôn ngữ thơ giàu nhịp điệu, ngữ điệu, quãng cách và hòa âm. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong ngôn ngữ và trong âm nhạc hoàn toàn khác nhau. Số lượng từ trong ngôn ngữ rất lớn, trong khi phạm vi một khuông nhạc chỉ có 8 nốt (mi, fa,sol, la, si ,đô, rê, mi), được nâng lên hạ xuống tối đa một quãng tám từ một nốt nào đó. Như vậy, một nốt nhạc được dùng chung cho nhiều từ, cho nhiều ngôn ngữ, tiếng nói khác nhau.
Đặc điểm tiếng Việt giàu nguyên âm, phụ âm, thanh điệu. Ngôn
ngữ thơ ca giàu nhịp điệu, phong phú về cách hòa âm, tiết tấu, từ láy, tính tượng
hình, chính là thứ ngôn ngữ có cơ cấu dễ làm chỗ dựa cho các phương pháp diễn đạt
âm nhạc. Mang đặc điểm đơn âm, độ dài âm tiết ngắn, tách rời, tiếng Việt có ưu
thế tính nhạc so với các thứ tiếng có số lượng nguyên âm, phụ âm ít hơn và không
thanh điệu. Một âm tiết tiếng Việt bao giờ cũng được biểu thị bằng một nốt nhạc
hoặc vài nốt nhạc luyến láy, làm cho ca từ “tròn vành rõ chữ” khi nhạc sĩ đặt lời.
Thơ và âm nhạc đều lấy trữ tình làm phương thức thể hiện. Thơ
gợi cảm hứng, khơi nhạc hứng cho nghệ sĩ. Nhờ phong phú về nhịp điệu, cách hòa âm, tiết tấu, từ láy âm, tượng hình… ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ giàu tính nhạc hơn
bất cứ ngôn ngữ ở thể loại nào khác. Thơ để phổ nhạc có những yêu cầu riêng,
trong đó ca từ cần đạt tới độ chuẩn.
Thơ và nhạc có những điểm tương đồng. Nói như vậy, nhưng không
có nghĩa thơ của bất kỳ nhà thơ nổi tiếng nào cũng có thể phổ nhạc. Nhạc sĩ khá
kén khi chọn thơ phổ nhạc. Dẫu là nhà thơ chính luận trữ tình có tên tuổi, nhưng
thơ Chế Lan Viên rất khó phổ nhạc, ít được phổ nhạc, và nếu được phổ nhạc thì
cũng khó thành công.
Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh, tiếp nhận theo thời gian
và cũng trôi đi theo thời gian. Không tinh nhạy như thị giác, nhưng qua âm thanh
của nhạc, hình ảnh, hình tượng muôn màu cuộc sống hiện lên trong tâm hồn con người,
gợi giá trị thẩm mỹ. Là tiếng nói tình cảm, phản ánh những cung bậc tình của con
người, âm nhạc tìm đến thơ như tìm đến người bạn tri âm, cùng phương thức thể hiện.
Ca từ của ca khúc phải nhờ có sức gợi mở, lay thức thế giới nội tâm. Tiết nhịp của
thơ có quy luật trọng âm (GS.Dương Viết Á). Đó là cách ngắt nhịp dồn ở thanh điệu
tiếng cuối trong câu thơ.
Theo cách đó, nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương nhờ độ cao thấp, nhịp
nghỉ, ngắt, độ dài, ngắn của bài thơ Vui thế hôm nay (Tố Hữu) đã phổ nhạc
thành ca khúc Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ. Các nốt nhạc thể hiện niềm
hân hoan trong ngày đại thắng của dân tộc.
Một cách tự nhiên, Hoàng Nhuận Cầm luôn tiềm ẩn một sóng nhạc
uyển chuyển trong những vần thơ nhập trận: Chiếc nhạc trên cổ la rung rung/
Đã sáu năm là bài hát của rừng/ Có những con đường hoang dại lắm (Anh bộ đội
và tiếng nhạc la).
Thanh điệu - yếu tố quan trọng tạonên nhạc điệu
Thanh nhạc là kết quả quá trình phát triển của tiếng Việt, là
một yếu tố góp phần tạo nên ngữ điệu. Ngữ điệu trong ngữ pháp tự nó ở ngoài nội
dung của từ, ở ngoài quan hệ của lời nói đối với hiện thực; là nói giọng cất cao
hay xuống thấp; là không gian và thời gian của sự sống Cơ sở của ngữ điệu là sự
xác định luân phiên của giọng cất cao lên vàhạ thấp xuống, đem lại sắc thái tư
tưởng của câu. Quy luật của thanh điệu phải tuân thủ nghiêm ngặt luật bằng trắc,
niêm luật và đối thanh, đối ý. Các dấu huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã và không dấu
đã cố định cao độ trong các từ tiếng Việt, thành những cung bậc nhất định. Thanh
đóng góp vào việc tổ chức ngữ điệu thơ Việt Nam. Trong các vế nhịp các thanh có
sự luân phiên đối xứng nhau về âm điệu, đặc biệt ở những chữ cuối nhịp. Dực trên
ba cung bậc tiêu chuẩn của các thanh trong tiếng Việt, nhạc sĩ Lê Yên ghi thành
ba nốt nhạc sau đây:
Âm khu cao Sắc, ngã
Âm khu trung Không dấu
Âm khu trầm Huyền, hỏi, nặng
Âm khu trung Không dấu
Âm khu trầm Huyền, hỏi, nặng
Cách hòa âm trong thơ Việt Nam là cách hòa phối các thanh điệu,
các cách kết hợp âm thanh theo một kiểu nhất định. Có thể thấy, từ một bài thơ,
nhưng cách tổ chức âm thanh khác nhau sẽ cho kết quả hoàn toàn khác nhau. Có thể
kể đến trường hợp bài thơ Tình
em (Hồ Ngọc Sơn) đã tạo cảm hứng cho nhạc sĩ như: Hoàng Vân, Hoàng Việt,
Phan Huỳnh Điểu và Huy Du, nhưng cuối cùng chỉ ca khúc do Huy Du phổ nhạc mới có
sức sống lâu bền trong đời sống âm nhạc.
Dựa trên bài thơ Năm anh em trên một chiếc xe tăng (Hữu
Thỉnh) vốn được phối xen bằng trắc nhịp nhàng, nhạc sĩ Doãn Nho đã tạo nên sóng
nhạc hùng ca trong ca khúc cùng tên.
Bài thơ Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây (Phạm Tiến Duật) được nhạc sĩ Hoàng Hiệp sử dụng nguyên vẹn cặp hình ảnh sóng đôi (anh/ em, lên/ xuống, đông/ tây) cùng cách phối thanh nhịp nhàng, cân đối vừa có chất tráng ca, vừa đậm chất trữ tình:
Anh lên xe trời đổ cơn mưa/ Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ/ Em xuống núi nắng về rực rỡ/ Cái nhành cây tỏa mối riêng tư.
Nhờ sử dụng âm thanh hòa phối, câu thơ đã mang trong nó chất nhạc. Tuy nhiên, không phải mỗi thanh điệu sẽ ứng với một nốt nhạc nhất định. Chính vì không trung nhau giữa nốt nhạc và thanh điệu, nên đã có hiện tượng giao thoa. Một thanh điệu có thẻ ứng với một, hoặc vài nốt nhạc. Ngược lại, một nốt nhạc cũng có thể ứng với một thanh điệu hay một vài thanh điệu khác nhau. Như vậy, độ cao (âm vực) của thanh điệu không phải là cái tương ứng với độ cao của âm nhạc.
Bài thơ Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây (Phạm Tiến Duật) được nhạc sĩ Hoàng Hiệp sử dụng nguyên vẹn cặp hình ảnh sóng đôi (anh/ em, lên/ xuống, đông/ tây) cùng cách phối thanh nhịp nhàng, cân đối vừa có chất tráng ca, vừa đậm chất trữ tình:
Anh lên xe trời đổ cơn mưa/ Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ/ Em xuống núi nắng về rực rỡ/ Cái nhành cây tỏa mối riêng tư.
Nhờ sử dụng âm thanh hòa phối, câu thơ đã mang trong nó chất nhạc. Tuy nhiên, không phải mỗi thanh điệu sẽ ứng với một nốt nhạc nhất định. Chính vì không trung nhau giữa nốt nhạc và thanh điệu, nên đã có hiện tượng giao thoa. Một thanh điệu có thẻ ứng với một, hoặc vài nốt nhạc. Ngược lại, một nốt nhạc cũng có thể ứng với một thanh điệu hay một vài thanh điệu khác nhau. Như vậy, độ cao (âm vực) của thanh điệu không phải là cái tương ứng với độ cao của âm nhạc.
2. Thơ phổ nhạc giai đoạn 1954-1975
Trong hai cuộc kháng chiến, số lượng thơ được phổ nhạc nhiều
nhất thuộc về thơ chống Mỹ. Thơ vừa ra đời đã tạo cảm hứng cho âm nhạc cùng
chung nhiệm vụ Tiếng hát át tiếng bom. Thơ làm nền cho nhạc, nhạc cất cánh cho
thơ. Sự gặp gỡ giữa thơ và nhạc là sự cộng hưởng của tình yêu. Những ca khúc ra
đời trở thành tiếng nói đồng điệu của hàng triệu con tim nhiều thế hệ. Thơ đã
làm sống dậy những ca khúc ở chính thời điểm ấy, hoặc sau đó.
Gánh trên vai trách nhiệm “kép”: Nhạc sĩ - Thi sĩ, họ là người
đã chắp cánh lịch sử cách mạng bằng ca khúc. Những ca khúc ấy đã góp phần động
viên, xốc dậy tinh thần và làm nức lòng nhân dân hai miền Nam Bắc trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ. Đó là: Giải phóng miền Nam (Huỳnh Minh Siêng - bút danh của
Lưu Hữu Phước), Cùng hành quân giữa mùa xuân (Cẩm La), Chiếc gậy Trường
Sơn (Phạm Tuyên), Bước chân trên dãy Trường Sơn (Vũ Trọng Hối), Miền
nam nhớ mãi ơn Người (Lưu Cầu), Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người (Trần Kiết Tường); Rừng xanh vang tiếng Ta lư (Phương Nam). Tiếng
chày trên sóc Bom Bo (Xuân Hồng), Tiếng đàn Ta lư (Huy Thục), Cô
gái Sài Gòn đi tải đạn (Lư Nhất Vũ). Hát mãi khúc quân hành (Diệp
Minh Tuyền); Chào em cô gái Lam Hồng (Ánh Dương), Cô gái mở đường (Xuân
Giao)… Cùng với những ca khúc ấy, thơ chống Mỹ đã được phổ nhạc trở thành những
ca khúc đi cùng năm tháng và có sức sống lâu bền, vẫn ngân vang cho đến bây giờ.
Dựa trên lời thơ, bằng sự rung cảm nghệ thuật, các nhạc sĩ
không ngừng sáng tạo nên sức sống cho âm nhạc. Điều dễ nhận thấy, các nhạc sĩ
khá trung thành với nguyên bản, tên bài thơ đồng thời là tên ca khúc. Có thể kể
đến: Vàm Cỏ Đông (Thơ Hoài vũ, nhạc Trương Quang Lục), Ngọn đèn đứng
gác (Thơ Chính Hữu, nhạc Hoàng Hiệp), Đường ra mặt trận (Thơ
Chính Hữu, nhạc Huy Du), Tháng ba Tây Nguyên (Thơ Thân Như Thơ, nhạc
Văn Thắng), Bước chân trên dải Trường Sơn (Thơ Nguyễn Đăng Thực - Tào Mạt,
nhạc Vũ Trọng Hối), Lá đỏ (Thơ Nguyễn Đình Thi, nhạc Hoàng Hiệp), Bóng
cây Kơ- nia (thơ Ngọc Anh, nhạc Phan Huỳnh Điểu), Hạt gạo làng ta (thơ
Trần Đăng Khoa, nhạc Trần Viết Bính), Em bé Bảo Ninh (Thơ Nguyễn Văn Dinh,
nhạc Trần Hữu Pháp), Cô gái vót chông (thơ Môlôyclavi, nhạc Hoàng Hiệp), Cùng
anh tiến quân trên đường dài (thơ Xuân Sách, nhạc Huy Du), Đất quê ta
mênh mông (thơ Dương Hương Ly, nhạc Hoàng Hiệp), Đêm hành quân nhớ
Bác (thơ Nguyễn Trung Thu, nhạc Huy Du), Trường Sơn Đông, Trường Sơn
Tây (Thơ Phạm Tiến Duật, nhạc Hoàng Hiệp)…
Nhạc sĩ thường bắt được cái hồn của thơ, không lấy nguyên mẫu
từng câu từng chữ, mà chọn lựa sử dụng những câu, những đoạn phù hợp với ý tưởng
của mình. Bài hát Bài ca Trường Sơn của Trần Trung dựa trên bài
thơ Trường Sơn của Gia Dũng; ca khúc Lời ru trên nương của
Trần Hoàn dựa trên bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của
Nguyễn Khoa Điềm; ca khúc Ta tự hào đi lên, ôi Việt Nam dựa trên bài
thơ Đầu sóng của Hoàng Trung Thông; bài hát Nổi lửa lên em dựa
trên bài thơ Em vẫn hành quân của Giang Lam; Bùi Đình Thảo dựa trên
bài thơ Hương rừng của Hoàng Minh Chính sáng tác ca khúc Đi học…
Có nhiều trường hợp phổ nhạc theo cách phỏng thơ, lấy cốt từ tứ của thơ chuyển
ca từ phù hợp: Anh vẫn hành quân (phỏng thơ Trần Hữu Thung, nhạc Huy
Du), Người lái đò trên sông Pô cô (phỏng thơ Mai Trung, nhạc Cẩm
Phong)…
Có trường hợp nhạc sĩ lấy tứ thơ tiêu biểu làm sức sống cho cả ca khúc, như trường hợp Tiếng đàn bầu (thơ Lữ Giang), nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc chỉ lấy hai câu thơ tiêu biểu “Cung thanh là tiếng mẹ - Cung trầm là giọng cha” làm nên giai điệu da diết của Tiếng đàn bầu. Nhiều trường hợp, nhạc sĩ thay đổi trật tự kết cấu thơ, như Dáng đứng Việt Nam (thơ Lê Anh Xuân,nhạc Nguyễn Chí Vũ). Có trường hợp nhạc sĩ không chỉ chọn một bài, riêng một nhà thơ cho ca khúc của mình. Đường chúng ta đi - ca khúc đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh, được nhạc sĩ Huy Du phổ nhạc - vẫn vang lên hào hùng nhân dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước: “Việt Nam! Trên đường chúng ta đi. Nghe gió thổi đồng xanh quê ta đó. Nghe sóng biểm ầm vang xa tận tới chân trời. Nghe ấm lòng những khi đang dồn bước, mà vui sao ta chẳng nói lên lời…” lấy cả thơ Xuân Sách và Hoàng Trung Thông.
Có trường hợp nhạc sĩ lấy tứ thơ tiêu biểu làm sức sống cho cả ca khúc, như trường hợp Tiếng đàn bầu (thơ Lữ Giang), nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc chỉ lấy hai câu thơ tiêu biểu “Cung thanh là tiếng mẹ - Cung trầm là giọng cha” làm nên giai điệu da diết của Tiếng đàn bầu. Nhiều trường hợp, nhạc sĩ thay đổi trật tự kết cấu thơ, như Dáng đứng Việt Nam (thơ Lê Anh Xuân,nhạc Nguyễn Chí Vũ). Có trường hợp nhạc sĩ không chỉ chọn một bài, riêng một nhà thơ cho ca khúc của mình. Đường chúng ta đi - ca khúc đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh, được nhạc sĩ Huy Du phổ nhạc - vẫn vang lên hào hùng nhân dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước: “Việt Nam! Trên đường chúng ta đi. Nghe gió thổi đồng xanh quê ta đó. Nghe sóng biểm ầm vang xa tận tới chân trời. Nghe ấm lòng những khi đang dồn bước, mà vui sao ta chẳng nói lên lời…” lấy cả thơ Xuân Sách và Hoàng Trung Thông.
Nói về thơ phổ nhạc trong giai đoạn lịch sử - văn học này,
không thể không nhắc đến những bài thơ phổ nhạc trong phong trào đấu tranh chống
Mỹ của SVHS ở các đô thị miền Nam. Nổi tiếng nhất có lẽ là bài Bà mẹ Bàn Cờ của
nhạc sĩ Trần Long Ẩn (phổ thơ Nguyễn Kim Ngân). Xuất hiện cùng thời điểm (1970)
là bài Thừa Phủ ơi, lòng ta hồng biển lửa của Nguyễn Phú Yên (phổ thơ
Võ Quê). Không phổ biến bằng, nhưng Mai có hòa bình của Hải Hà (Tức BS Trương
Thìn - phổ bài thơ cuối cùng của nhà thơ - liệt sĩ Ngô Kha), và Mẹ vẫn chờ
em của nhạc sĩ Nguyễn Phú Yên (phổ thơ Tần Hoài Dạ Vũ), với tiếng hát sôi nổi,
truyền cảm với Vương Thị Trai đã tạo hiệu ứng nhất định trong phong trào SVHS ở
Huế những năm 1973-1974.
Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu là nhạc sĩ có nhiều thành công trong
việc “chắp cánh cho thơ”. Nếu ở Trịnh Công Sơn “lời vượt nhạc”, thì ở Phan Huỳnh
Điểu “nhạc vượt thơ” (nhận xét của nhạc sĩ Phong Nhã). Ông đưa tình ca vào cả nhịp
hành khúc, điển hình là Hành khúc ngày và đêm (thơ Bùi Công Minh)
và Cuộc đời vẫn đẹp sao (thơ Dương Hương Ly) với tâm niệm Hành khúc mà
không lãng mạn thì ngán chết!.
Xúc động trước hình ảnh La Thị Tám và những cô gái Ngã ba Đồng
Lộc, năm 1970, trong lần hành quân qua Đồng Lộc, nhạc sĩ Doãn Nho đã gặp nhà thơ
Phương Thúy. Sau buổi trò chuyện ấy, ngồi lại với cây đàn, chỉ hai giờ sau, bài
hát Người con gái sông La ra đời với âm hưởng bài hát hùng tráng, đầy
da diết, ngọt ngào, đã khắc sâu vào trái tim bao người tri ân với những người
con tình nguyện dâng hiến tuổi xuân cho đất nước.
Vốn là một nghệ sĩ tài hoa ở cả lĩnh vực thơ và nhạc, Nguyễn Đình Thi sáng tác Diệt phát xít trong những ngày Cách Mạng Tháng Tám sục sôi và bài hát đã được chọn làm nhạc hiệu của Đài Tiếng Nói Việt Nam; bài hát Người Hà Nội, viết từ năm 1947, thấm đẫm chất trữ tình của người con Hà Nội; thơ ông thường được chọn phổ nhạc, bởi nhịp điệu của cảm xúc, nhịp điệu tổ chức hình ảnh được sàng lọc qua tâm hồn nhà thơ. Thơ nói bằng hình ảnh, và hình ảnh chính là điểm tựa cho nhịp điệu thơ. Đặc biệt nhạy cảm về tính nhạc, nhiều câu thơ của Nguyễn Đình Thi tự nó đã là câu hát, là nốt nhạc được “ký hiệu hóa” qua âm thanh ngôn ngữ.Bài Nhớ được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc năm 1974. Nhịp điệu của rừng Trường Sơn ào ào trút lá, đoàn quân ra trận trong sương khói bàng bạc của bụi đất: Gặp em/ trên cao lộng gió/ Rừng lạ/ ào ào lá đỏ/ Em đứng bên đường/ Như quê hương/ Vai áo bạc/ quàng súng trường. Nhạc sĩ Hoàng Hiệp chỉ đổi “rừng lạ” (thanh trắc) sang “rừng Trường Sơn” (thanh bằng) là tạo nên sức vang ngân, và ca khúc ấy đã vang lên trong dịp mừng chiến thắng năm 1975.
Vốn là một nghệ sĩ tài hoa ở cả lĩnh vực thơ và nhạc, Nguyễn Đình Thi sáng tác Diệt phát xít trong những ngày Cách Mạng Tháng Tám sục sôi và bài hát đã được chọn làm nhạc hiệu của Đài Tiếng Nói Việt Nam; bài hát Người Hà Nội, viết từ năm 1947, thấm đẫm chất trữ tình của người con Hà Nội; thơ ông thường được chọn phổ nhạc, bởi nhịp điệu của cảm xúc, nhịp điệu tổ chức hình ảnh được sàng lọc qua tâm hồn nhà thơ. Thơ nói bằng hình ảnh, và hình ảnh chính là điểm tựa cho nhịp điệu thơ. Đặc biệt nhạy cảm về tính nhạc, nhiều câu thơ của Nguyễn Đình Thi tự nó đã là câu hát, là nốt nhạc được “ký hiệu hóa” qua âm thanh ngôn ngữ.Bài Nhớ được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc năm 1974. Nhịp điệu của rừng Trường Sơn ào ào trút lá, đoàn quân ra trận trong sương khói bàng bạc của bụi đất: Gặp em/ trên cao lộng gió/ Rừng lạ/ ào ào lá đỏ/ Em đứng bên đường/ Như quê hương/ Vai áo bạc/ quàng súng trường. Nhạc sĩ Hoàng Hiệp chỉ đổi “rừng lạ” (thanh trắc) sang “rừng Trường Sơn” (thanh bằng) là tạo nên sức vang ngân, và ca khúc ấy đã vang lên trong dịp mừng chiến thắng năm 1975.
Những ca khúc phổ nhạc thơ chống Mỹ mang hình tượng đẹp, vừa
hùng tráng, vừa tha thiết, trữ tình. Đó là hình tượng Tổ Quốc, nhân dân mang âm
hưởng hùng ca, tầm vóc, kích thước sử thi hoành tráng (Đường chúng ta đi.
Ta tự hào đi lên, ôi Việt Nam. Dáng đứng Việt Nam. Anhvẫn hành quân. Bước chân
trên dải Trường Sơn…)
Thơ gợi cảm hứng lớn, được chuyển hóa từ đường nét, tiết tấu,
giọng điệu để trở thành đường nét, tiết tấu của âm nhạc có hiệu quả nhất, có sức
sống lâu bền trong đời sống thơ ca và âm nhạc nước nhà. Bằng sự sáng tạo nghệ
thuật, bằng quá trình hưng phấn và cảm xúc, nhạc sĩ đã hiện thực hóa thơ thành
âm nhạc. Những bài thơ được phổ nhạc trở thành những ca khúc bất tử hào hùng của
thời chống Mỹ, chiếm vị trí quan trọng, khích lệ, thôi thúc đồng bào, chiến sĩ
trên mỗi chặng đường cách mạng và mãi mãi trường tồn cùng thời gian, cùng lịch sử.
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng nhiều hãng băng đĩa vẫn sản xuất nhiều album ca
khúc cách mạng, với sự thể hiện của những ca sĩ sinh sau năm 1975 (Quang Dũng,
Đan Trường, Nam Khánh…). Những ca khúc ấy vẫn xuất hiện đều đặn trên các kênh
truyền hình, sân khấu, ca nhạc, trường học, lòng người và… cả người hát lẫn người
nghe vẫn còn tươi nguyên những cảm xúc dạt dào về một thời không thể nào quên.
29/6/2011
Lê Thị Bích Hồng
Nguồn: Kiến thức ngày nay
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét