Mạn đàm chữ nghĩa trong truyện Kiều
Truyện Kiều có sử dụng rất nhiều từ ngữ, điển tích xưa,
chứa
đựng nội hàm cực kỳ phong phú và sâu sắc.
Hơn 200 năm qua Truyện Kiều đã đi sâu
vào
đời sống tâm hồn người Việt, là đề tài bất tận
cho các môn nghệ thuật như
âm nhạc, hội họa,...
(Ảnh: Shutterstock).
1. Cuộc bể dâu
Truyện Kiều là một kiệt tác văn học không những của Việt Nam
mà còn của cả thế giới. Học giả Đào Duy Anh đánh giá: “Trong lịch sử ngôn ngữ
và lịch sử văn học Việt Nam, nếu Nguyễn Trãi với Quốc âm thi tập là người đặt nền
móng cho ngôn ngữ văn học dân tộc thì Nguyễn Du với Truyện Kiều lại là người đặt
nền móng cho ngôn ngữ văn học hiện đại nước ta”.
Hơn 200 năm qua Truyện Kiều đã đi sâu vào đời sống tâm hồn
người Việt, là đề tài bất tận cho các môn nghệ thuật như âm nhạc, hội họa, điện
ảnh, ca kịch, thư pháp... Ngoài ra Truyện Kiều còn tạo ra các thú chơi, thuật
như lảy Kiều, trò Kiều, tranh Kiều, vịnh Kiều, bói Kiều... Đúng như học giả Phạm
Quỳnh nói: "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta
còn!"
Truyện Kiều có sử dụng rất nhiều từ ngữ, điển tích xưa, chứa
đựng nội hàm cực kỳ phong phú và sâu sắc khiến độc giả có thể nhận thức ở nhiều
cấp độ khác nhau. Vì vậy, với mục "Ngôn ngữ văn học", chúng tôi cũng
chỉ dám đưa ra một vài luận giải dựa trên quan điểm cá nhân về chữ nghĩa trong
Truyện Kiều, có thể chưa phải là nhận thức cuối cùng, mong nhận được những góp
ý của độc giả gần xa cho rộng đường bàn luận.
Học giả Phạm Quỳnh nói: Truyện Kiều còn, tiếng ta còn;
tiếng
ta còn, nước ta còn! (Ảnh: Wikipedia).
Câu 1-4:
Trăm năm trong cõi người ta.
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy đã đau đớn lòng.
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy đã đau đớn lòng.
Trăm năm: Trăm năm nghĩa đen là 100 năm, 100 tuổi, ở đây
chỉ cuộc đời con người. Nhà giáo dục, lý học đời Tống là Trần Hạo viết trong
sách Lễ Ký Tập Thuyết: "Nhân thọ dĩ bách niên vi kỳ" (Tuổi
thọ con người lấy trăm năm làm kỳ hạn). (1)
Từ 'trăm năm' được dùng khá nhiều trong các thành ngữ Việt,
Hán Việt. Khi dự lễ thành hôn, chúng ta thường chúc cô dâu chú rể "Trăm
năm hạnh phúc", "Bách niên hảo hợp" (2). Ngoài ra còn dùng câu
chúc "Bách niên giai lão" (3), nghĩa là chúc đôi vợ chồng cùng sống với
nhau đến khi trăm tuổi, tức là đến hết cuộc đời (hết kỳ hạn).
Khi nói về những sự việc trọng đại liên quan đến cả cuộc đời
người thì tiếng Việt cũng hay sử dụng 'trăm năm' 'bách niên', như "Bách
niên đại sự" (4), nghĩa là việc lớn cả cuộc đời, hoặc "Bách niên hảo
sự" (5), nghĩa là việc vui vẻ hạnh phúc của cả cuộc đời, đều chỉ việc kết
hôn. Tóm lại, ‘trăm năm’ là ý nói về cả cuộc đời con người.
Cõi người: Cõi người nghĩa là nhân gian, không gian mà nhân
loại sinh sống. Theo văn hóa dân gian thì con người khi sống trên đời gọi là
nhân gian, cõi người hay dương gian, khi chết thì không phải là hoàn toàn biến
mất, mà chuyển sang một hình thức sinh mệnh khác sống ở cõi âm, còn gọi là âm
gian.
Còn cõi người, nhân gian theo quan niệm Phật giáo là một
trong 6 cõi luân hồi (cũng gọi là lục đạo, lục thú) gồm: Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc
sinh, A tu la, Nhân gian, Thiên thượng. Con người sau khi chết cũng không phải
là tất cả kết thúc mà là chuyển sang các hình thức sinh mệnh khác, tùy theo đức
và nghiệp mà họ mang theo, tùy theo việc thiện việc ác họ làm khi còn sống mà
chuyển sinh sang lục đạo luân hồi này. Do vậy, cõi người cũng là một trong nhiều
không gian sống, một trong nhiều cõi khác nhau của các loại sinh mệnh.
Tác phẩm Bánh xe luân hồi tại tu viện Sera, Tây Tạng.
(Ảnh:
Wikipedia/ CC BY-SA 3.0).
Chữ tài chữ mệnh: Chữ tài chữ mệnh có nghĩa là tài hoa và vận
mệnh. "Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau", câu này khá trùng hợp với
Tư Mã Thiên viết trong Sử Ký "Tự cổ tài mệnh lưỡng tương phương" (6),
nghĩa là từ xưa đến nay tài hoa và vận mệnh thường cản trở phương hại lẫn nhau.
Thế nên cụ Nguyễn Du dùng chữ 'ghét' ở đây là thật chính xác và 'đắt giá'.
Cuộc bể dâu: Cuộc bể dâu là cuộc đổi thay, biển xanh (bể) biến
thành ruộng dâu (dâu), có nguồn gốc từ câu thành ngữ "Thương hải tang điền"
(7). Đây là tích truyện được chép trong Thần Tiên truyện.
Hai Tiên nhân là Vương Viễn và Ma Cô, 500 trước cùng tu Đạo,
đắc Đạo thành Tiên, mỗi người ở một phương, cai quản công việc của riêng mình.
Nhân cơ hội dự tiệc rượu ở nhà Thái Kinh, Vương Viễn sai sứ giả đi mời Ma Cô tới
dự.
Sứ giả về bẩm báo: "Ma Cô lệnh cho tôi đến cảm ơn và báo
trước với ngài, nói rằng đã hơn 500 năm không gặp tiên sinh rồi. Lúc này cô ấy
đang phụng mệnh đi tuần đảo Bồng Lai, xin đợi một lát, sẽ đến gặp tiên sinh".
Sau khi Ma Cô đến dự tiệc, hai người hàn huyên vui vẻ, Ma Cô
nói: "Từ khi đắc Đạo tiếp nhận thiên mệnh đến nay, tôi đã tận mắt nhìn thấy
biển Đông ba lần biến thành ruộng dâu. Vừa rồi đến Bồng Lai, lại thấy nước biển
đã cạn một nửa so với trước đây. Chẳng lẽ nó lại biến thành đất liền nữa sao?"
Vương Viễn đáp: "Đúng rồi, các Thánh nhân đều nói, nước
biển đang xuống thấp. Không lâu nữa, nơi đó cát bụi sẽ lại cuốn lên thôi".
Cuộc bể dâu nói về sự biến đổi, đổi thay của cuộc đời, thế sự.
Vạn sự vạn vật trong vũ trụ đều đang biến đổi, đều trải qua quá trình Thành -
Trụ - Hoại - Diệt, con người đều trải qua Sinh - Lão - Bệnh - Tử. Đời người
trăm năm, trải qua biết bao cuộc bể dâu, cũng trôi qua như trong chớp mắt. Đối
với sinh mệnh cao cấp như Thần Tiên Phật Đạo thì con người thật đáng thương,
trăm năm nháy mắt qua đi, rồi lại vào vòng luân hồi chuyển thế, cứ quanh quẩn
quẩn quanh như vậy mà tự cảm thấy vui mừng, đau khổ, tranh giành, đấu đá, được
mất, hơn thua.
Cuộc bể dâu nói về sự biến đổi, đổi thay của cuộc đời,
thế sự.
Vạn sự vạn vật trong vũ trụ đều đang biến đổi,
đều trải qua quá trình Thành -
Trụ - Hoại - Diệt...
(Ảnh: Pexels).
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng: Câu này từ câu thành
ngữ gốc Hán "Xúc mục thương tâm" (8), nghĩa những gì trông thấy khiến
trong lòng đau thương. Câu thành ngữ có nguồn gốc từ sách Tùy Đường Diễn
Nghĩa: "Nếu người đó lại biến mất như mây khói, không để lại thứ gì,... những
tông tích còn lại này khiến người ta trông thấy mà đau đớn lòng".
Thành bại được mất, vui buồn hợp tan, hoa đẹp chóng tàn, tiệc
vui sớm tan, đời người nhiều việc nhiều chuyện, nhưng 8, 9 phần là không được
như ý, nơi nào, lúc nào mà chẳng có 'những điều trông thấy mà đau đớn
lòng'.
Thế nên, để cuộc sống thảnh thơi, cuộc đời nhẹ nhõm thì hãy học
cây trúc mọc thẳng:
Gió qua lay trúc,
Gió đi rồi trúc chẳng lưu luyến âm thanh.
Gió đi rồi trúc chẳng lưu luyến âm thanh.
Hãy học hồ nước trong vắt yên tĩnh:
Nhạn lướt mặt hồ,
Nhạn bay rồi hồ không giữ lưu hình ảnh.
Nhạn bay rồi hồ không giữ lưu hình ảnh.
Chỉ 4 câu thơ đầu tiên của Truyện Kiều đã đề cập đến rất nhiều
vấn đề nhân sinh xã hội, lịch sử, văn học, điển tích cổ. Có lẽ đó cũng là giá
trị và sự cuốn hút của Truyện Kiều, không chỉ ngôn từ chau chuốt, xúc tích,
giàu hình tượng, vần điệu như khúc ca mà còn chứa đựng nhiều nội hàm văn hóa
sâu sắc.
Phụ chú:
Cụm từ Hán Việt và nguyên văn chữ Hán:
Cụm từ Hán Việt và nguyên văn chữ Hán:
Nhân thọ dĩ bách niên vi kỳ: 人壽以百年為其
Bách niên hảo hợp: 百年好合
Bách niên giai lão: 百年偕老
Bách niên đại sự: 百年大事
Bách niên hảo sự: 百年好事
Tự cổ tài mệnh lưỡng tương phương: 自古才命兩相妨
Thương hải tang điền: 滄海桑田
Xúc mục thương tâm: 觸目傷心
Tại sao hồng nhan lại bạc mệnh? Tại sao "Trời xanh quen
thói
má hồng đánh ghen"?. Người phụ nữ đẹp được người người ái mộ, chúa dấu
vua yêu, anh hùng tài tử tìm đến, như vậy phải là người phụ nữ sung sướng hạnh
phúc nhất mới phải. (Ảnh minh họa).
2. Hồng nhan bạc mệnh
hay Trời đánh ghen?
Câu 5-8:
5. Lạ gì bỉ sắc tư phong,
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
Cảo thơm lần giở trước đèn,
Phong tình có lục còn truyền sử xanh.
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
Cảo thơm lần giở trước đèn,
Phong tình có lục còn truyền sử xanh.
Bỉ sắc tư phong (1): Cụm từ này có nghĩa là cái kia
(bỉ) ít (sắc) thì cái này (tư) nhiều (phong). Thành ngữ gồm 4 chữ Hán này nhưng
lại là thành ngữ của người Việt, do cụ Nguyễn Du sáng tạo ra. Sau này người
Trung Quốc dịch Kiều sang tiếng Trung thì họ dịch câu "Lạ gì bỉ sắc tư
phong" là "Bỉ sắc tư phong, nguyên vô túc dị", nghĩa là bỉ
sắc tư phong vốn không lạ gì.
Trong tiếng Việt hiện nay vẫn còn dùng chữ "Bỉ" (彼) trong từ
"Bỉ ngạn" như "truyền thuyết hoa bỉ ngạn". Bỉ ngạn là bờ
bên kia. Ví dụ nói Phật Thích Ca Mâu Ni độ nhân đến "bờ bên kia của niết
bàn" thì cũng có thể nói, đến "niết bàn bỉ ngạn".
Còn chữ phong (豐) vẫn được dùng trong tiếng Việt ngày
nay với nghĩa nhiều, đầy đủ như "phong phú" (dồi dào), hoặc nghĩa to
lớn như "phong công vĩ nghiệp" (công lao to lớn, sự nghiệp vĩ đại).
Người ta chẳng ai được hết và cũng chẳng ai
mất hết, nhân vô
thập toàn”. (Ảnh: Pexels).
Như vậy thì “bỉ sắc tư phong” có hàm nghĩa “được mặt này thì
mất mặt nọ”, đó là đạo lý của vạn vật hiện tượng, đúng cho cả con người nữa. Người
ta chẳng ai được hết và cũng chẳng ai mất hết, “nhân vô thập toàn”. Ý tứ này tiếp
tục được khai triển trong câu thơ tiếp theo. Đó là:
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen: Câu này cũng có
thể coi là sáng tạo độc đáo của cụ Nguyễn Du. Trong các văn thơ cổ thì thường
nói "Hồng nhan bạc mệnh" (2), và cũng trở thành câu thành ngữ Hán Việt.
Trong bài thơ Phận hồng nhan có mong manh của Cao
Bá Quát viết:
Tự cổ hồng nhan đa bạc mệnh,
Buồn cho ai mà lại tiếc cho ai.
Buồn cho ai mà lại tiếc cho ai.
Còn bài Bạc mệnh giai nhân của Tô Thức (Tô Đông
Pha) có câu:
Tự cổ giai nhân đa mệnh bạc,
Bế môn xuân tận dương hoa lạc.
Bế môn xuân tận dương hoa lạc.
Tạm dịch:
Xưa nay giai nhân thường mệnh bạc,
Cửa kín xuân tàn hoa rụng rơi.
Cửa kín xuân tàn hoa rụng rơi.
Trong Hồng Lâu Mộng cũng có câu thơ rằng:
Tuyệt diễm kinh nhân xuất Hán cung,
Hồng nhan mệnh bạc cổ kim đồng.
Hồng nhan mệnh bạc cổ kim đồng.
Dịch thơ (chưa rõ tác giả):
Người tiên ra khỏi Hán cung,
Mỏng manh là kiếp má hồng xưa nay.
Mỏng manh là kiếp má hồng xưa nay.
Tại sao hồng nhan lại bạc mệnh? Tại sao "Trời xanh quen
thói má hồng đánh ghen"? Người phụ nữ đẹp được người người ái mộ, chúa dấu
vua yêu, anh hùng tài tử tìm đến, như vậy phải là người phụ nữ sung sướng hạnh
phúc nhất mới phải.
Người phụ nữ đẹp được sắc đẹp, được yêu quý, ái mộ,
được yêu
dấu, chăm sóc, thế thì họ phải mất, cuộc đời
họ sẽ gặp nhiều gian nan, truân
chuyên...
(Ảnh: Shutterstock).
Đó là lý của con người, còn cái lý cao hơn khống chế tất cả,
đó là quy luật tự nhiên, quy luật vũ trụ, hay nói theo cách người xưa là Đạo Trời.
Chương Thiên Đạo sách Đạo Đức Kinh có viết: "Đạo Trời như dương cung. Cao
thì ép xuống, thấp thì nâng lên. Thừa thì bớt đi, không đủ thì bù vào. Đạo Trời
bớt dư bù thiếu".
Thế nên "Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen" là
Nguyễn Du đã dùng tình cảm con người, nhân cách hóa để nói về Đạo Trời: "được
thì phải mất". Người phụ nữ đẹp được rất nhiều, sắc đẹp, được mọi người
yêu quý, ái mộ, được anh hùng tài tử, phú quý quý tộc, vua chúa yêu dấu, chăm
sóc, thế thì họ phải mất, cuộc đời họ sẽ gặp nhiều gian nan, truân chuyên, giống
như Chinh Phụ Ngâm đã viết:
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi,
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên.
Xanh kia thăm thẳm tầng trên,
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên.
Xanh kia thăm thẳm tầng trên,
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?
Cảo thơm: Cảo nghĩa là bản thảo, bản chép tay. Cảo thơm là bản
thảo hay. Từ này đã giải thích rõ Nguyễn Du đọc bản chép tay tiểu thuyết chương
hồi Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân đời Minh, từ đó cảm hứng sáng
tác lên Truyện Kiều. Qua nhiều lần in ấn Truyện Kiều đã xuất hiện với những tên
như Đoạn Trường Tân Thanh, Kim Vân Kiều Tân Truyện, Kim Vân Kiều Tân Tập. Hiện
nay thường giải nghĩa "cảo thơm" là pho sách thơm. Nếu là pho sách
thì có lẽ cụ Nguyễn Du đã dùng ngay từ sách hoặc, thư, tịch, truyện chứ không
dùng từ "cảo", mà tiếng Việt đọc chệch sang thành thảo, bản thảo.
Phong tình có lục: Bản chữ Nôm 1870 và các bản chữ Quốc
ngữ dùng chữ Cổ (古)
trong cụm từ "phong tình cổ lục" còn các bản chữ Nôm 1866, 1871, 1872
và 1902 đề dùng chữ Có (固). Tất nhiên 2 chữ khác nhau thì cả cụm
từ cũng có nghĩa khác nhau.
Từ "Phong tình" (3) có nhiều nghĩa, ở câu thơ này
có nghĩa là tình yêu nam nữ. Lý Dục, vị hoàng đế cuối cùng triều Nam Đường có
viết bài thơ "Liễu chi" trong đó có câu:
Phong tình tiệm lão kiến xuân tu,
Đáo xứ phương hồn cảm cựu du.
Đáo xứ phương hồn cảm cựu du.
Tạm dịch:
Già thấy phong tình xuân xấu hổ
Hồn thơm khắp chốn vẫn nhởn nhơ.
Hồn thơm khắp chốn vẫn nhởn nhơ.
Chữ "Lục" (錄) nếu là động từ nghĩa là
ghi chép, nếu là danh từ thì có nghĩa là bản ghi chép, quyển sách. Thế nên nếu
là "Phong tình cổ lục" thì có nghĩa là quyển sách cổ về chuyện tình
yêu nam nữ. Còn nếu là "Phong tình có lục" thì có nghĩa là chuyện
tình yêu nam nữ có ghi chép.
Thanh Tâm Tài Nhân lý giải hồng nhan trắc trở là: những
người
đẹp quốc sắc thiên hương khiến cho người ta đố kỵ,
ghen ghét, có một phần nhan
sắc thì thêm một phần trắc trở,
có một phần tài hoa thì thêm một phần nghiệp chướng.
(Ảnh: Shutterstock).
Sử xanh: Đây là từ Việt hóa từ từ gốc Hán "Thanh sử"
(青史). Chữ Thanh có nghĩa là màu xanh như "Thanh sơn lục thủy"
(non xanh nước biếc), "Thanh thiên" (Trời xanh). Nhưng trong từ
"Thanh sử" thì Thanh nghĩa là thẻ tre (trúc giản - 竹簡). Người
xưa dùng tre chế thành các thẻ tre tươi vỏ màu xanh, sau đó hơ lửa cho khô, nước
thấm qua vỏ tre xanh như những giọt mồ hôi nên những thẻ tre này gọi là
"Hãn thanh" (汗青). Sau đó
dùng các thẻ tre này để viết, và phần lớn là để viết sử, do đó "thanh sử"
là từ thay thế cho "sử sách" được Việt hóa thành "sử xanh".
Trong tiếng Việt hiện nay còn dùng các thành ngữ như "thanh
sử lưu danh" (4) (lưu danh sử sách), "thanh sử lưu phương" (5)
(tiếng thơm lưu sử sách), "danh thùy thanh sử" (6) (sử sách lưu danh
mãi mãi), "thanh sử truyền danh" (7) (Sử sách lưu truyền danh tiếng)...
Con người không chỉ sống cho mình, những anh hùng, vỹ nhân đều
là những người có cống hiến cho dân tộc, quốc gia và nhân loại, không chỉ một đời
mà nhiều đời sau. Người thường cũng nói "cha mẹ hiền lành để đức cho
con". Thế nên con người luôn chú ý giữ gìn hành vi, đạo đức, muốn trở
thành người hữu ích cho xã hội, được mọi người công nhận, được lịch sử phán
xét, được sử sách lưu danh, để lại tiếng thơm muôn đời, chứ không ai muốn bị lưu
lại tiếng xấu, ô danh vạn thế. Thế nên anh hùng chống quân Nguyên của triều Tống
là Văn Thiên Trường đã viết bài thơ "Qua biển lênh đênh", 2 câu cuối
cùng là:
Nhân sinh tự cổ thùy vô tử,
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh.
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh.
Dịch thơ (Đông A):
Người đời tự cổ ai không chết,
Lưu giữ lòng son sáng sử xanh.
Lưu giữ lòng son sáng sử xanh.
8 câu thơ đầu Nguyễn Du giới thiệu về tác phẩm, về tư tưởng
nhân sinh quan Thiên mệnh của ông, hoàn toàn khác với tiểu thuyết của Thanh Tâm
Tài nhân, liệt kê các mỹ nhân cổ đại, cuộc đời đều có kết cục sầu bi. Thanh Tâm
Tài Nhân lý giải hồng nhan trắc trở là "Cổ lai quốc sắc chiêu nhân đố"
(những người đẹp quốc sắc thiên hương khiến cho người ta đố kỵ, ghen ghét), và
"có một phần nhan sắc thì thêm một phần trắc trở, có một phần tài hoa thì
thêm một phần nghiệp chướng". Thế nên chỉ 8 câu thơ của Nguyễn Du đã cho
thấy được nội hàm văn hóa, nhân sinh quan sâu rộng, uyên thâm, so ra thì bản của
Thanh Tâm Tài Nhân chỉ được coi là bản thảo mà thôi, nên nói "cảo thơm"
là rất chính xác.
Phụ chú:
Bỉ sắc tư phong: 彼嗇斯豐
Hồng nhan bạc mệnh: 紅顏薄命
Phong tình: 風情
Thanh sử lưu danh: 青史留名
Thanh sử lưu phương: 青史流芳
Danh thùy thanh sử: 名垂青史
Thanh sử truyền danh: 青史传名
Nàng Kiều mang cái tên với nghĩa "cong lên",
"nổi trội"
thì đã định sẵn là trái với đạo Khôn, cho nên
cuộc đời sẽ
không được êm ả hạnh phúc
như những người phụ nữ khác. (Ảnh: Shutterstock).
3. Kiều có phải chỉ
là người con gái đẹp hay không?
Câu 9-16:
Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh
Bốn phương phẳng lặng, hai kinh vững vàng
Có nhà viên ngoại họ Vương
Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung
Một trai con thứ rốt lòng
Vương Quan là chữ nối dòng Nho gia
Đầu lòng hai ả tố nga.
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.
Bốn phương phẳng lặng, hai kinh vững vàng
Có nhà viên ngoại họ Vương
Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung
Một trai con thứ rốt lòng
Vương Quan là chữ nối dòng Nho gia
Đầu lòng hai ả tố nga.
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.
Năm Gia Tĩnh triều Minh: Gia Tĩnh là niên hiệu của vị
vua thứ 12 triều Minh là Minh Thế Tông, ông cai trị 46 năm, từ năm 1521 đến
1567. Trong 28 năm đầu, ông có nhiều chính sách cải cách và chăm lo triều
chính, dẹp trừ nạn hoạn quan, khiến xuất hiện giai đoạn trung hưng, gọi là Gia
Tĩnh trung hưng. Tuy nhiên 18 năm cuối đời, ông phóng túng, sa đà vào hưởng lạc,
ăn chơi vô độ, bỏ bê chính sự nên để gian thần Nghiêm Tung lộng hành. Vì mong
muốn trường sinh để hưởng lạc nên ông đã nghe theo những kẻ giả tu mang danh Đạo
sĩ lừa bịp, đã uống nhiều loại được gọi là 'Tiên dược', 'Tiên đan' theo lời bịp
bợm của chúng, do đó dần dần ngộ độc mà chết.
Minh Thành Tổ, vị vua thứ 3 triều Minh cầu phép trường sinh,
được Trương Tam Phong, vị Đạo sĩ đắc Đạo để lại bài thơ khuyên, 2 câu cuối là:
Dám đem lời mọn phiền Thánh đế,
Thanh tâm quả dục phép trường sinh
Thanh tâm quả dục phép trường sinh
18 năm cuối đời, Minh Thế Tông phóng túng,
sa đà vào hưởng lạc,
ăn chơi vô độ, bỏ bê chính sự
nên để gian thần Nghiêm Tung lộng hành. (Ảnh:
Wikipedia)
Hai kinh: Sau khi Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đánh đổ
nhà Nguyên, ông đóng đô ở phủ Ứng Thiên, tức Nam Kinh. Sau này Minh Thành Tổ
Chu Đệ rời đô đến phủ Thuận Thiên, tức Bắc Kinh.
Từ câu thơ "Bốn phương phẳng lặng, hai kinh vững vàng",
chúng ta có thể đoán được câu chuyện xảy ra vào những năm khoảng 1530 - 1550,
là thời gian thái bình thịnh trị của những năm Gia Tĩnh
Viên ngoại: (員外) Viên ngoại vốn ban đầu là chức
quan, tên đầy đủ là Viên ngoại lang, tùy các thời kỳ mà chức quan này đảm nhiệm
các nhiệm vụ khác nhau. Thời Nam Bắc Triều, Viên ngoại lang là Tán kỵ Thị lang,
là chức quan khá cao cấp. Thời Tùy, Viên ngoại là trợ lý cho Lang trung, tương
đương với Phó vụ trưởng, Phó cục trưởng ngày nay. Đến thời nhà Minh trở đi thì
chức quan Viên ngoại này trở thành chức quan hữu danh vô thực, không liên quan
gì đến thi cử nữa. Dần dần chức danh này liên hệ với những người giàu có, chỉ cần
bỏ ra một khoản tiền khá lớn, các địa chủ, thương nhân cũng có thể có được chức
danh Viên ngoại. Cuối cùng người ta gọi những người có tiền của là Viên ngoại.
Một điều thú vị là bản của Thanh Tâm Tài Nhân trong phần khởi
đầu hoàn toàn không nói về thời gian như của Nguyễn Du (năm Gia Tĩnh), nhưng lại
nói rõ địa điểm: "Bắc Kinh có Vương viên ngoại, tên là Lưỡng Tùng, tự là Tử
Trinh"
Gia tư: (家資), nghĩa là toàn bộ tài sản trong
nhà. Ngoài bản Kiều năm 1902, viết là "Gia tư nghỉ cũng thường
thường bậc trung", các bản chữ Nôm khác đều viết "Gia tư nghĩ cũng
thường thường bậc trung".
Chữ 'nghỉ' ( ) được chú thích nghĩa là 'nó, hắn' (phương
ngữ Nghệ An, Hà Tĩnh). Còn chữ 'nghĩ' là từ Hán Việt (擬) nghĩa là
'ước tính', 'dự tính', 'cân nhắc'. Xét vị thế chức danh Viên ngoại, thì với xã
hội coi trọng tôn ti trật tự, tôn kính người có tuổi, người bề trên, người có địa
vị như thời xưa thì có lẽ dùng chữ 'nghĩ' là xác đáng hơn.
Tố Nga (素娥): Tố Nga là tên một Tiên Nữ. Trong Bát
Tiên đắc Đạo truyện thì Tố Nga và Hàn Anh là 2 Tiên Nữ trong coi vườn đào
Tiên của Tây Vương Mẫu. Còn trong Tây Du Ký thì Tố Nga là Tiên Nữ ở
trên cung trăng, do đánh thỏ ngọc nên bị thỏ hận. Sau này Tố Nga đầu thai làm
công chúa nước Thiên Trúc, thỏ ngọc vì hận Tố Nga nên xuống hạ giới làm yêu
quái bắt công chúa Thiên Trúc.
Tố Nga cũng còn là tên gọi khác của Hằng Nga, sau đời Hán, kiêng
tên Lưu Hằng của Hán Võ Đế, nên đổi là Thường Nga. Vì thế hiện nay người Hoa gọi
là Thường Nga, nhưng người Việt vẫn gọi theo tên gốc là Hằng Nga.
Chân dung Hằng Nga. (Ảnh: Wikipedia)
Bài thơ Sương nguyệt (Trăng sương) của thi nhân đời
Đường Lý Thương Ẩn có viết:
Thanh Nữ, Tố Nga câu nại lãnh,
Nguyệt trung sương lý đấu thiền quyên.
Nguyệt trung sương lý đấu thiền quyên.
Tạm dịch:
Thanh Nữ, Tố Nga không quản lạnh,
Trong sương, dưới nguyệt đấu thiền quyên.
Trong sương, dưới nguyệt đấu thiền quyên.
Thanh Nữ chính là Thanh Tiêu Thanh Nữ, nữ Thần cai quản về sương
tuyết. Sách Hoài Nam Tử có viết "Tháng thứ ba của mùa
thu ... Thanh Nữ xuất hiện, bắt đầu giáng sương tuyết xuống trần".
Kiều: Chúng ta đều biết, nàng Kiều là người con gái đẹp
hồng nhan bạc mệnh. Trong dân gian cũng dùng Kiều để chỉ người con gái đẹp, như
khen cô gái nào đó rằng "Đẹp như Kiều". Trong từ điển tiếng Việt
cũng định nghĩa "Kiều": chỉ người phụ nữ trẻ, đẹp.
Chúng ta hãy bỏ qua chữ 'kiều' với nghĩa 'cây cầu' (橋), hay 'kiều
dân' (僑), mà hãy xem những chữ 'kiều' có liên quan đến nàng Kiều,
hay liên quan đến 'người phụ nữ trẻ đẹp'.
Trong bài thơ "Xích Bích hoài cổ" của Đỗ
Mục có viết về 2 nàng Kiều:
Đông phong bất dữ Chu lang tiện,
Đồng Tước xuân thâm toả nhị Kiều.
Đồng Tước xuân thâm toả nhị Kiều.
Dịch thơ (Phan Kế Bính):
Gió đông nếu chẳng vì Công Cẩn
Đồng Tước đêm xuân khóa nhị Kiều
Đồng Tước đêm xuân khóa nhị Kiều
Hai Kiều (nhị Kiều) này là Đại Kiều và Tiểu Kiều, con gái của
Kiều Công (橋公), tức Kiều Quốc Lão. Ông có hai cô con gái quốc sắc
thiên hương, cô con gái lớn gọi là Đại Kiều (大橋)
gả cho Tôn Sách, còn cô em gọi là Tiểu Kiều (小橋)
được gả cho Chu Du. Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, lấy nguyên mẫu nhân vật có
thật Kiều Công (橋公), nhưng đổi chữ Kiều 橋 (nghĩa là
cây cầu, họ Kiều) thành chữ Kiều 喬 (nghĩa là cao, họ Kiều). Do đó
"nhị Kiều", "lưỡng Kiều" hay "hai Kiều" nghĩa gốc
chỉ là hai phụ nữ họ Kiều mà thôi, mặc dù họ rất đẹp.
Nàng Kiều là người con gái đẹp
hồng nhan bạc mệnh. (Ảnh:
Shutterstock)
Còn nàng Kiều trong truyện Kiều của Nguyễn Du, hay trong
nguyên tác của Thanh Tâm Tài Nhân thì lại dùng chữ Kiều (翹). Chữ Kiều này nghĩa gốc
là lông dài ở đuôi chim, nghĩa mở rộng là cong lên, vênh lên, nổi trội.
Cái tên này cũng rất có ý nghĩa, xưa tên phụ nữ thường được đặt
ứng với âm trong âm dương, ứng với đất, với Đạo Khôn. Theo Kinh Dịch, quẻ Khôn
mang tính Âm, đức của Khôn là Thuận, Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh. Nghĩa là thuận
theo, nhu thuận (Thuận), bản tính bao dung, rộng lớn (Nguyên), khả năng chăm
sóc nuôi dưỡng tốt (Hanh), luôn điềm đạm giữ hòa khí (Lợi) và chính trực, bền
chí (Trinh). Có đủ các đức thì mới có phúc lớn viên mãn như Đất mẹ phì nhiêu.
Thế nhưng nàng Kiều lại mang cái nghĩa "cong lên", "nổi trội"
thì đã định sẵn là trái với đạo Khôn, cho nên cuộc đời sẽ không được êm ả hạnh
phúc như những người phụ nữ khác.
Còn một nàng Kiều nữa là Trần A Kiều với tên là chữ Kiều (嬌) với nghĩa là xinh đẹp,
mềm mại đáng yêu, như trong từ “kiều nữ”, “yêu kiều”, “kiều diễm”. Đây là hoàng
hậu của Hán Võ Đế. Hiện nay còn câu thành ngữ "Kim ốc tàng Kiều" (nhà
vàng cho nàng Kiều ở) chính là liên quan đến nàng Kiều này.
Thuở nhỏ, Hán Vũ Đế thường ghé cung mẹ nuôi của mình (tức cô
ruột của ông) là công chúa Quán Đào để vui chơi. Một hôm vui miệng, công chúa
Quán Đào hỏi vui rằng Lưu Triệt (tức Hán Vũ Đế) có muốn lấy vợ không thì ông bảo
là “có”. Trưởng công chúa chỉ vào hàng trăm người đứng cạnh đó và hỏi Lưu Triệt
chọn ai, Lưu Triệt lắc đầu không ưng.
Trưởng công chúa chỉ vào con gái mình và nói: “A Kiều có
được không?”, Lưu Triệt đáp: “được ạ! Nếu lấy có A Kiều làm vợ, con sẽ làm
ngôi nhà cho nàng ở.”
Trưởng công chúa vui mừng, tâu lên hoàng đế ban hôn sự cho 2
đứa trẻ, theo lịch sử lúc đó Lưu Triệt khoảng 5 tuổi, Trần A Kiều có thể lớn hơn
vài tuổi vì sử sách không rõ năm sinh năm mất của Trần A Kiều.
Một điều khá đặc biệt là không chỉ nàng Kiều của Nguyễn Du hồng
nhan bạc mệnh, mà các nàng Kiều kia cũng chịu số phận long đong. Đại Kiều, Nhị
Kiều đều chồng chết sớm. Trần A Kiều bị phế hoàng hậu và sống trong lãnh cung đến
chết.
23/12/2019
Thủy Nguyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét