Bí ẩn những người
Thật thú vị nếu bạn biết rằng trên thế giới có không ít người
có thể nghe nhạc bằng thị giác hay xúc giác; nhận biết màu sắc, hình thái của sự
vật bằng thính giác hay vị giác. Đó là những người mắc phải một chứng bệnh hiếm
gặp gọi là chứng “lồng cảm giác” hay “giác quan kép”.
Người có khả năng “sờ” được màu sắc
Mới đây, trên tạp chí Neuron, Giáo sư Josef P. Rauschecker tại
Trung tâm Y tế đại học Georgetown của Mỹ thông báo, ông vừa phát hiện ra một
người kỳ lạ. Đó là Sergei Fetisov, một người khiếm thị ở thành phố Vladimir, nước
Nga có khả năng đặc biệt: phân biệt màu sắc bằng xúc giác? Ngoài ra, Sergei còn
có thể “thấy” được quầng sáng của một người và biết được người đó bị đau ở đâu.
Khả năng đặc biệt này của Sergei lại bắt đầu từ một bi kịch.
Năm lên 14 tuổi do hiếu động, cậu bé nghĩ ra cách chế tạo một
khẩu súng ngắn rồi đem bắn thử. Khôn may, khẩu súng nổ ngay trên tay, một viên
đạn bay vào mắt trái và làm tổn thương phần sọ của Sergei. Sau nhiều tháng điều
trị, cậu bé may mắn giữ được tính mạng của mình nhưng đôi mắt đã bị hỏng.
Sergei phải chịu cảnh mù trong suốt thời gian còn lại.
Không còn thấy ánh sáng, nhưng Sergei không đầu hàng số phận
mà đã sống và lao động với nghị lực mạnh mẽ. Ông tham gia Hội những người khiếm
thị Nga, học chữ nổi để đọc sách và đảm nhận công việc giao hàng. Mọi việc
Sergei làm đều rất tốt.
Sergei Fetisov
Cách đây vài năm trong một dịp tình cờ, Sergei phát hiện ra
mình có một năng lực đặc biệt. Đó là khi một phụ nữ đến Hội người khiếm thị để
dạy cho những người mù phân biệt màu sắc bằng xúc giác. Đa số những người ở Hội
đều không thể nói được màu sắc từ tấm thẻ bà đưa ra, duy chỉ có Sergei là phân
biệt được. Sergei đọc vanh vách trước sự ngỡ ngàng của các thành viên trong lớp
học. Cô giáo ngạc nhiên, liên tục thử Sergei bằng các vật mang nhiều màu sắc
khác nhau. Sergei đọc rõ: cái vật hình tròn này có màu xanh nước biển, chiếc cốc
màu vàng, chiếc bút chì màu đỏ. Sau giai đoạn rèn luyện kiên trì, Sergei đã
thành thạo trong việc phân biệt màu sắc bằng cách sờ lên một vật chính xác và
nhanh nhạy.
Nếu không tận mắt nhìn và nghe thấy Sergei trả lời thì có lẽ
ai cũng đều cho là câu chuyện hoang đường. Ngay cả những người bạn thân của ông
cũng hoài nghi về khả năng phân biệt màu sắc bằng những ngón tay. Có lần, một
phụ nữ đến đánh đố Sergei về màu tóc của bà. Sergei nắm lấy mớ tóc, giữ nó
trong tay thật lâu mà chưa nói được chính xác màu gì. Ông lúng túng: “ Thật ra
tóc của chị có nhiều màu hơn so với bình thường… Hơi lạ là nó có cả màu đỏ, trắng
và đen”. Nghe thấy thế, người phụ nữ phá lên cười. Bà nói rằng đã nhuộm tóc với
nhiều màu cách đó không lâu. Và Sergei đã nói đúng các màu trong số nhiều màu
tóc kỳ quặc đó (?)
Không lâu sau, Sergei đã làm cho mọi người ngạc nhiên khi ông
bộc lộ một số năng lực khác nữa. Ví dụ như có thể “thấy” được hào quang phát ra
của một người và nói được người đó đang bị đau ở đâu. Ông nhấn mạnh rằng mình
không thể chẩn đoán bệnh mà chỉ cảm nhận được người đối diện đang nhức đầu hay
đau răng. Ông thấy được quầng sáng bằng cách sờ vào đối tượng “Quầng sáng của mỗi
người mỗi khác, nhưng nó không bao giờ là đơn sắc. Hào quang tốt thì ánh sáng,
màu vàng hay đỏ, còn hào quang xấu thì có màu đen hay nâu’.
Cũng như thế, ánh sáng ở phần đầu có màu lam nhạt, ở cánh tay
là màu xanh da trời. Độ sáng ở tay, chân mạnh hơn ở cánh tay, đùi, thân. Ở trạng
thái bình thường, vầng sáng phát ra màu lam nhạt; khi tức giận màu vàng chanh,
khi sợ hãi biến thành da cam. Vầng sáng của một thanh niên khỏe mạnh sáng hơn
nhiều so với trẻ em và người già…”, ông giải thích.
Hiện, Sergei tận dụng mọi cơ hội để du lịch và hoạt động thể
thao như bơi lội, chạy bộ. Chơi cờ là sở thích mới của ông. Ông có thể dùng những
quân cờ bình thường để chơi vì phân biệt được màu sắc của chúng bằng những ngón
tay.
“Sờ” được âm, “nếm” được hình
Trường hợp đặc biệt nhất ở những người có hội chứng lồng cảm
giác phải kể đến một nữ nhạc sĩ 27 tuổi người Thụy Sĩ, được giới khoa học gọi
là E.S. Ở cô, một âm thanh có thể gây ra đáp ứng ở 2 giác quan khác noài thính
giác. Cô đồng thời có thể nhìn thấy màu sắc và cảm nhận được mùi vị trên đầu lưỡi
khi nghe những giai điệu âm thanh.
Nữ nhạc sĩ E.S
Chẳng hạn như cô có thể nhìn thấy màu đỏ trên nốt đô, màu tím
trên nốt pha và đồng thời có thể thấy vị chua gắt nếu như nghe quãng hai thứ, vị
đắng với quãng hai trưởng. Quãng ba thứ mặn chát trong khi quãng ba trưởng lại
ngọt ngào. Tùy theo âm vực khác nhau của nốt nhạc, một bản nhạc đối với E.S có
thể là ngọt, đắng, mặn chát, chua hay béo.
Để tạo ra thử nghiệm khách quan, nhóm nghiêm cứu của GS. Lutz
Jaencke và cộng sự tại Đại học Zurich đã đưa cho cô nếm thử 4 dung dịch khác
nhau (chua, đắng, mặn và ngọt), rồi yêu cầu cô nhấn một nút máy tính tương ứng
với 4 nốt nhạc liên quan. Kết quả lafE.S đáp ứng hoàn toàn chính xác và nhanh
hơn nhiều so với 5 nhạc sĩ khác, những người cũng tham gia thí nghiệm tương tự
song không có khả năng của cô. Theo các nhà khoa học, khả năng nhận dạng âm điệu
của E.S thật hoàn hảo. Chính chứng bệnh kỳ lạ này của E.S đã tạo nên một lợi thế
trong nghề, giúp cô hòa hợp những giai điệu phù hợp nhất.
Kyle Nash Baker
Năm 2010 thế giới cũng ghi nhận khả năng đặc biệt này ở một
nghệ sĩ dương cầm - Kyle Nash Baker (15 tuổi, Staffordshire, Anh) với khả năng
“nhìn màu nhạc” kỳ lạ. Khi nghe những giai điệu có tiết tấu nhanh, cậu sẽ nhìn
thấy màu xanh lá cây với độ đậm nhạt khác nhau tùy mức độ trầm bổng. Khi nghe
những giai điệu có tiết tấu nhanh, sôi động thì Kyle lại nhìn thấy màu sắc hỗn
độn như cầu vồng. Khi nghe nhạc rock, cậu thường thấy màu tím. Baker luôn lạc
quan: “Những màu sắc tôi thấy thay đổi tùy giai điệu mà tôi lắng nghe. Vì thế,
nó giúp tôi thư giãn với các màu sắc khác nhau”. Đôi khi cậu nhìn thấy rất nhiều
màu cùng lúc nhưng cậu không hề khó chịu mà còn rất thích thú.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Vanderbilt
(Washington, Mỹ) thì bộ não của những người mắc hội chứng “lồng cảm giác”- một
thuật ngữ Hy Lạp chỉ sự cảm nhận từ các giác quan phối hợp, có một chút khác biệt
so với phần đông còn lại và kết quả là làm thay đổi cách xử lý thông tin của họ.
Từ những câu trả lời của người có hội chứng này, các bác sĩ xác định rằng cảm
giác thứ phát diễn ra ở khâu trung tâm trong quá trình xử lý thông tin thị
giác, sau khi hình ảnh thu thập từ hai mắt kết hợp với nhau.
Kyle Nash Baker trong một buổi hòa nhạc ở London
Theo giả thuyết của Vilayanur Ramachandra, ĐH California thì
chứng lồng cảm giác hình thành do các liên kết đan xen nhau hết sức tinh vi diễn
ra trong não.Những vùng não đặc biệt sẽ xử lý thông tin về những khía cạnh khác
nhau của cùng một sự vật được nhìn thấy. Các bản đồ nào đã chỉ ra rằng trên não
có một vùng cơ bản nằm liền kề với vùng điều khiển số và ký tự.Một vùng màu
khác lại nằm ngay cạnh vùng xử lý thông tin thính giác. Nếu nơron trong những vùng
này đan xen dày đặc hơn hoặc liên kết với nhau mạnh hơn bình thường thì người
ta sẽ nhìn thấy các từ vựng, số và nghe âm thanh với những màu sắc khác nhau.
Đó là đối với những người “lành lặn” không bị khiếm khuyết một bộ phận cơ thể
nào.
Còn đối với trường hợp người bị khiếm khuyết một bộ phận cơ
thể nào đó, chứng “lồng cảm giác” càng được bộc lộ rõ hơn. Nghiên cứu thực hiện
từ hiện từ hiện tượng của Sergei Fetisov, Giáo sư Josef cho thấy những người
khiếm thị đã sử dụng phần hoạt động dành cho thị giác để tăng cường cho thính
giác và xúc giác. Giáo sư đã sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI) để
quan sát hoạt động não của 12 người bị mù từ lúc mới sinh ra và 12 người mắt
sáng khi họ thực hiện động tác nghe và tiếp xúc qua da. Ông phát hiện rằng phần
thị giác ở vỏ não của người mù hoạt động mạnh hơn ở người sáng mắt. Những tế
bào và dây thần kinh thuộc khu vực thị giác ở vỏ não người mù vẫn vận hành tích
cực để xử lý kích thích do quá trình nghe và tiếp xúc mang lại.
Dựa vào kết quả nghiên cứu đó, giới khoa học cũng đang cố gắng
tìm phương pháp huấn luyện giáo
dục những người khuyết tật: một người mù có thể học được cách cảm nhận
màu sắc bằng giác quan khác.
28/12/2012
Hồng Anh
Nguồn: Báo Đời sống và Pháp luật
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét