Vài nét về nghệ thuật miêu tả cảnh
I.LỜI MỞ ĐẦU:
Hòa cùng với niềm vinh dự và tự hào của người dân Hà Tĩnh và nhân dân cả nước trước lễ kỷ niệm 250 năm ngày sinh của đại thi hào Nguyễn Du - danh nhân văn hóa thế giới, với vốn hiểu biết tuy còn hạn hẹp về Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều nhưng với niềm yêu mến, say mê, cảm nhận, tích lũy được trong quá trình dạy học về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều, tôi muốn góp phần nhỏ bé của mình trong chuyên đề về Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Nếu nói rằng Văn học là một bộ môn nghệ thuật có chất liệu sáng tạo là ngôn từ phản ánh đời sống tự nhiên, xã hội bằng cách xây dựng các hình tượng nghệ thuật đặc sắc (thẩm mỹ) để hướng tới trọng tâm là con người thì truyện Kiều đã đạt tới đỉnh cao của sự thành công về điều đó. Có thể nói đã bao thế hệ trôi qua mà người đọc vẫn không khỏi nghẹn ngào xúc động mỗi khi lật dở lại từng trang Kiều. 3.254 câu Kiều đã được Nguyễn Du chưng cất từ những giọt huyết lệ nóng hỗi tình yêu thương con người, làm lay động thổn thức trái tim của bao thế hệ. Truyện Kiều là tác phẩm văn chương tuyệt tác trong lịch sử văn học dân tộc,có giá trị về mọi mặt: tư tưởng, triết lý, luân lý, tâm lý và văn chương Truyện kiều chiếm một vị trí vô cùng quan trọng đời sống nhân dân Việt Nam: từ các bậc cao sang quyền quý, trí thức, khoa bảng, văn nhân thi sĩ, cho đến những người bình dân ít học, ai cũng biết đến Truyện Kiều. Họ thích đọc Kiều, ngâm Kiều, lẩy Kiều và thậm chí bói Kiều. Truyện Kiều là tác phẩm đã đưa một nhà thơ lên hàng danh nhân văn hoá thế giới. bởi giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật đạt tới đỉnh cao. Về giá trị nội dung: “Truyện Kiều” có hai giá trị lớn: giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo… Về giá trị nghệ thuật “Truyện Kiều” rất phong phú, song đặc sắc nhất là ở hai phương diện chủ yếu: - Nghệ thuật ngôn ngữ: ngôn ngữ “Truyện Kiều” đạt đến mức trong sáng mẫu mực. Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn hai tác phẩm ngôn ngữ: ngôn ngữ bình dân - ngôn ngữ ca dao, tục ngữ lời ăn tiếng nói của người dân; ngôn ngữ bác học mà chủ yếu là những lời Hán Việt mang đến cho “Truyện Kiều” thứ ngôn ngữ vừa hàm súc, vừa trang nhã, vừa giản dị mà vẫn đẹp đẽ, giàu hình ảnh nhạc điệu. Vì thế người ta gọi “Truyện Kiều” là “tòa lâu đài ngôn ngữ thơ ca” được kết lên từ những viên ngọc lấp lánh sáng trong. - Nghệ thuật miêu tả và xây dựng nhân vật: ở lĩnh vực này Nguyễn Du thành công ở tất cả các bút pháp (tả cảnh, tả tình, tả người). Ông được mệnh danh là một thiên tài bậc thầy của nền văn học dân tộc.Ở bài viêt này tôi xin được phép trình bày một khía cạnh nhỏ trong suy nghĩ của mình khi tìm hiểu Truyện Kiều, đó là: Khai thác một vài nét về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
II. VÀI NÉT VỀ NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ THIÊN NHIÊN TRONG TRUYỆN KIỀU.
Nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du nói chung rất đa dạng và phong phú. Chính nghệ thuật tả cảnh này đã làm tăng rất nhiều thi vị và giá trị cho Truyện Kiều. Nghệ thuật tả thiên nhiên của Nguyễn Du tuyệt vời đến nỗi giáo sư Nghiêm Toàn đã có nhận định như sau: “Trong Đoạn trường tân thanh luôn luôn có những bức tranh nho nhỏ như những hạt kim cương rải rác đính trên một tấm thêu nhung” (Việt Nam Văn học sử trích yếu).
* Lối tả trực tiếp (tả chân) đây là cách tả thực, tả thuần túy với những bức họa xinh đẹp, tươi tắn hoặc có khi buồn hiu hắt nhưng không ngụ tình, được viết theo lối văn tinh xảo, chỉ cần một vài nét phác họa với những điểm chính hiện hữu.
Hãy xem một cảnh xuân tươi mát trên đồng quê qua ngòi bút miêu tả thiên nhiên trực tiếp: “Ngày xuân con én đưa thoi, Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.” (Cảnh ngày xuân). Bốn câu thơ trên Nguyễn Du đã mở ra một không gian nghệ thuật hữu sắc, hữu hương, nên thơ. Giữa bầu trời bao la, mênh mông là những cánh én bay qua bay lại như thoi đưa. Cánh én ngày xuân thân mật biết bao. Hai chữ “đưa thoi” rất gợi hình, gợi cảm. Nhà thơ miêu tả cánh én như con thoi vót qua, vót lại chao liệng như muốn nói thời gian đang trôi nhanh, mùa xuân đang trôi nhanh, ngày vui trôi rất nhanh. Sau cánh én “đưa thoi” là ánh xuân, là “thiều quang” của mùa xuân khi mùa xuân đã bước sang tháng thứ ba. Cách tính thời gian và miêu tả vẻ đẹp mùa xuân của các thi nhân xưa nay thật là hay và ý vị. Trong thơ cổ, nào là “xuân hướng lão”, “xuân đã muộn”(Nguyễn Trãi). Sau này, trong các tác phẩm hiện đại của các thi nhân lãng mạn cũng đã xuất hiện nhiều hình ảnh thời gian nghệ thuật: Xuân Diệu có “xuân hồng”, Hàn Mặc Tử có “ mùa xuân chín”, Nguyễn Bính có “xuân xanh”. Với Nguyễn Du thì “thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” lúc này là cuối xuân, gợi cái đậm của sức xuân. ánh sáng của mùa xuân rực rỡ, ấm áp làm cho bức tranh mùa xuân thêm trong trẻo, tươi sáng. Nếu hai câu thơ trên là thời gian, không gian xuân thoáng đạt, thì hai câu dưới là bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân: Cá non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. Vần cổ thi Trung Hoa được Tố Như vận dụng một cách sáng tạo: “Phương thảo liên thiên bích. Lê chi sổ điểm hoa”.
Hai chữ “trắng điểm” là “nhãn tự”, cách chấm phá điểm xuyết của thi pháp cổ gợi lên vẻ đẹp trong sáng tinh khôi của thiên nhiên cỏ hoa. Bút pháp nghệ thuật phối sắc tài tình: thảm cỏ xanh mướt bao la, trải rộng tới chân trời là gam màu nền cho bức tranh xuân. Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng tinh. Chỉ có hai màu xanh và trắng như nỗi thanh khiết của tâm hồn chị em Thúy Kiều đi dự lễ thanh minh. ở đây, cũng cần để ý tới lối đảo chữ tài tình của Nguyễn Du. Thay vì “Cành lê điểm một vài bông hoa trắng” thì Nguyễn Du đã viết: “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”. Có thể Nguyễn Du phải đảo chữ vì tôn trọng luật bằng, trắc trong thơ lục bát, nhưng phải công nhận đó là một lối đảo chữ tài tình mà không phải ai cũng làm được. Thật là một bức tranh màu sắc thanh nhã, hài hòa đến tuyệt diệu. Chỉ bằng hai mươi tư tiếng, Nguyễn Du đã phác họa lên trước mắt người đọc bức tranh mùa xuân có cả chiều cao, chiều rộng, mới mẻ, giàu sức sống. Đây là bức tranh xuân hoa lệ, là những vần thơ tuyệt bút mà Nguyễn Du trao tặng cho đời.
Với lối tả chân này, Nguyễn Du còn điểm trang cho Truyện Kiều nhiều bức tranh thật tươi tắn, sống động. Hãy xem cảnh bóng trăng chênh chếch, soi mình trên sóng nước, đẹp lãng đãng như nổi tưởng nhớ miên man của Kiều về Kim Trọng sau buổi gặp gỡ đầu tiên. Chỉ vài nét đơn sơ, giữa trăng, nước và sân nhà đủ diễn tả một khung cảnh tuyệt nhã, đẹp như một bức tranh.
Gương nga chênh chếch dòm song
Vầng trăng ngấn nước, cây lồng bóng sân
Và đây là một bức tranh sơn thủy tuyệt đẹp giữa một khung trời chiều mà Nguyễn Du đã gửi vào trong con mắt ngắm cảnh của Thúc Sinh “Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.
Mặc dù lúc này Thúc Sinh đang trên đường trở lại Lâm Tri, lòng mừng khấp khởi. Anh ta có dè đâu giữa cảnh trời thu tuyệt vời ấy những phong ba dữ dội ấy đang ùn ùn nổi dậy. Những lời thơ ấy đã đủ nói lên sức chân thực lớn của ngòi bút Nguyễn Du
*. Tả cảnh ngụ tình: Với bút pháp này, đại thi hào Nguyễn Du được coi là điêu luyện, tuyệt bút. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của ông được người đời sau khen ngợi như “máu chảy ở đầu ngọn bút” và “thấu nghìn đời”. Trong Truyện Kiều, cảnh vật bao giờ cũng bao hàm nỗi niềm tâm sự của nhân vật ẩn chứa trong đó ”Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” Nguyễn Du miêu tả cảnh chị em Thúy Kiều đi du xuân trở về khi chiều vừa ngả bóng hoàng hôn: “Tà tà bóng ngả về tây, Chị em thơ thẩn dan tay ra về. Bước lần theo ngọn tiểu khê, Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh. Nao nao dòng nước uốn quanh, Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”. Nguyễn Du đã sử dụng lối dùng chữ trang nhã, bình dân trong tả cảnh. Bức tranh không còn tươi rói, tinh khôi nữa mà cảnh được nhân hóa một cách tự nhiên nên dường như nhuốm màu tâm trạng. Hai chữ “tà tà” chỉ một hành động chậm rãi, có thể là chị em Thúy Kiều thong thả bước chân ra về “thơ thẩn” không có gì là vội vã, mà cũng có thể chỉ sự xuống chầm chậm của mặt trời chiều. Cảnh chuyển động nhẹ nhàng, thanh dịu. Chúng được đặt dưới góc nhìn khác nhau, một thời điểm khác, nên giữa cảnh và tình có sự giao hòa đồng điệu.
Chúng ta đều biết: “nao nao” là từ láy diễn tả tâm trạng con người nhưng ở đây, Nguyễn Du lại dùng để chỉ dòng nước: “nao nao dòng nước uốn quanh”. Cảm giác về một ngày vui đang còn mà đã linh cảm thấy một điều gì đó không bình thường sắp xuất hiện, như dự báo về cảnh và người sắp gặp: nấm mộ Đạm Tiên và chàng Kim Trọng mà đây là những nốt nhạc dạo đầu. Các từ láy: tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ có giá trị gợi hình, gợi cảm cao. Cảnh được Nguyễn Du nhìn nhận qua tâm trạng xao xuyến, bâng khuâng, man mác một nỗi buồn vô cớ của chị em Thúy Kiều trên đường trở về sau một ngày du xuân.
Và đây là cảnh chiều tà Kim Kiều gặp nhau. Con đường mà Kim Trọng đã bước qua hiện lên trong mắt Thúy Kiều thật đẹp, thật nên thơ, nên nhạc, cảnh cứ quấn quýt hòa quyện như trái tim hai người đang rạo rực bâng khuâng:
Hòa cùng với niềm vinh dự và tự hào của người dân Hà Tĩnh và nhân dân cả nước trước lễ kỷ niệm 250 năm ngày sinh của đại thi hào Nguyễn Du - danh nhân văn hóa thế giới, với vốn hiểu biết tuy còn hạn hẹp về Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều nhưng với niềm yêu mến, say mê, cảm nhận, tích lũy được trong quá trình dạy học về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều, tôi muốn góp phần nhỏ bé của mình trong chuyên đề về Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Nếu nói rằng Văn học là một bộ môn nghệ thuật có chất liệu sáng tạo là ngôn từ phản ánh đời sống tự nhiên, xã hội bằng cách xây dựng các hình tượng nghệ thuật đặc sắc (thẩm mỹ) để hướng tới trọng tâm là con người thì truyện Kiều đã đạt tới đỉnh cao của sự thành công về điều đó. Có thể nói đã bao thế hệ trôi qua mà người đọc vẫn không khỏi nghẹn ngào xúc động mỗi khi lật dở lại từng trang Kiều. 3.254 câu Kiều đã được Nguyễn Du chưng cất từ những giọt huyết lệ nóng hỗi tình yêu thương con người, làm lay động thổn thức trái tim của bao thế hệ. Truyện Kiều là tác phẩm văn chương tuyệt tác trong lịch sử văn học dân tộc,có giá trị về mọi mặt: tư tưởng, triết lý, luân lý, tâm lý và văn chương Truyện kiều chiếm một vị trí vô cùng quan trọng đời sống nhân dân Việt Nam: từ các bậc cao sang quyền quý, trí thức, khoa bảng, văn nhân thi sĩ, cho đến những người bình dân ít học, ai cũng biết đến Truyện Kiều. Họ thích đọc Kiều, ngâm Kiều, lẩy Kiều và thậm chí bói Kiều. Truyện Kiều là tác phẩm đã đưa một nhà thơ lên hàng danh nhân văn hoá thế giới. bởi giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật đạt tới đỉnh cao. Về giá trị nội dung: “Truyện Kiều” có hai giá trị lớn: giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo… Về giá trị nghệ thuật “Truyện Kiều” rất phong phú, song đặc sắc nhất là ở hai phương diện chủ yếu: - Nghệ thuật ngôn ngữ: ngôn ngữ “Truyện Kiều” đạt đến mức trong sáng mẫu mực. Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn hai tác phẩm ngôn ngữ: ngôn ngữ bình dân - ngôn ngữ ca dao, tục ngữ lời ăn tiếng nói của người dân; ngôn ngữ bác học mà chủ yếu là những lời Hán Việt mang đến cho “Truyện Kiều” thứ ngôn ngữ vừa hàm súc, vừa trang nhã, vừa giản dị mà vẫn đẹp đẽ, giàu hình ảnh nhạc điệu. Vì thế người ta gọi “Truyện Kiều” là “tòa lâu đài ngôn ngữ thơ ca” được kết lên từ những viên ngọc lấp lánh sáng trong. - Nghệ thuật miêu tả và xây dựng nhân vật: ở lĩnh vực này Nguyễn Du thành công ở tất cả các bút pháp (tả cảnh, tả tình, tả người). Ông được mệnh danh là một thiên tài bậc thầy của nền văn học dân tộc.Ở bài viêt này tôi xin được phép trình bày một khía cạnh nhỏ trong suy nghĩ của mình khi tìm hiểu Truyện Kiều, đó là: Khai thác một vài nét về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
II. VÀI NÉT VỀ NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ THIÊN NHIÊN TRONG TRUYỆN KIỀU.
Nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du nói chung rất đa dạng và phong phú. Chính nghệ thuật tả cảnh này đã làm tăng rất nhiều thi vị và giá trị cho Truyện Kiều. Nghệ thuật tả thiên nhiên của Nguyễn Du tuyệt vời đến nỗi giáo sư Nghiêm Toàn đã có nhận định như sau: “Trong Đoạn trường tân thanh luôn luôn có những bức tranh nho nhỏ như những hạt kim cương rải rác đính trên một tấm thêu nhung” (Việt Nam Văn học sử trích yếu).
* Lối tả trực tiếp (tả chân) đây là cách tả thực, tả thuần túy với những bức họa xinh đẹp, tươi tắn hoặc có khi buồn hiu hắt nhưng không ngụ tình, được viết theo lối văn tinh xảo, chỉ cần một vài nét phác họa với những điểm chính hiện hữu.
Hãy xem một cảnh xuân tươi mát trên đồng quê qua ngòi bút miêu tả thiên nhiên trực tiếp: “Ngày xuân con én đưa thoi, Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.” (Cảnh ngày xuân). Bốn câu thơ trên Nguyễn Du đã mở ra một không gian nghệ thuật hữu sắc, hữu hương, nên thơ. Giữa bầu trời bao la, mênh mông là những cánh én bay qua bay lại như thoi đưa. Cánh én ngày xuân thân mật biết bao. Hai chữ “đưa thoi” rất gợi hình, gợi cảm. Nhà thơ miêu tả cánh én như con thoi vót qua, vót lại chao liệng như muốn nói thời gian đang trôi nhanh, mùa xuân đang trôi nhanh, ngày vui trôi rất nhanh. Sau cánh én “đưa thoi” là ánh xuân, là “thiều quang” của mùa xuân khi mùa xuân đã bước sang tháng thứ ba. Cách tính thời gian và miêu tả vẻ đẹp mùa xuân của các thi nhân xưa nay thật là hay và ý vị. Trong thơ cổ, nào là “xuân hướng lão”, “xuân đã muộn”(Nguyễn Trãi). Sau này, trong các tác phẩm hiện đại của các thi nhân lãng mạn cũng đã xuất hiện nhiều hình ảnh thời gian nghệ thuật: Xuân Diệu có “xuân hồng”, Hàn Mặc Tử có “ mùa xuân chín”, Nguyễn Bính có “xuân xanh”. Với Nguyễn Du thì “thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” lúc này là cuối xuân, gợi cái đậm của sức xuân. ánh sáng của mùa xuân rực rỡ, ấm áp làm cho bức tranh mùa xuân thêm trong trẻo, tươi sáng. Nếu hai câu thơ trên là thời gian, không gian xuân thoáng đạt, thì hai câu dưới là bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân: Cá non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. Vần cổ thi Trung Hoa được Tố Như vận dụng một cách sáng tạo: “Phương thảo liên thiên bích. Lê chi sổ điểm hoa”.
Hai chữ “trắng điểm” là “nhãn tự”, cách chấm phá điểm xuyết của thi pháp cổ gợi lên vẻ đẹp trong sáng tinh khôi của thiên nhiên cỏ hoa. Bút pháp nghệ thuật phối sắc tài tình: thảm cỏ xanh mướt bao la, trải rộng tới chân trời là gam màu nền cho bức tranh xuân. Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng tinh. Chỉ có hai màu xanh và trắng như nỗi thanh khiết của tâm hồn chị em Thúy Kiều đi dự lễ thanh minh. ở đây, cũng cần để ý tới lối đảo chữ tài tình của Nguyễn Du. Thay vì “Cành lê điểm một vài bông hoa trắng” thì Nguyễn Du đã viết: “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”. Có thể Nguyễn Du phải đảo chữ vì tôn trọng luật bằng, trắc trong thơ lục bát, nhưng phải công nhận đó là một lối đảo chữ tài tình mà không phải ai cũng làm được. Thật là một bức tranh màu sắc thanh nhã, hài hòa đến tuyệt diệu. Chỉ bằng hai mươi tư tiếng, Nguyễn Du đã phác họa lên trước mắt người đọc bức tranh mùa xuân có cả chiều cao, chiều rộng, mới mẻ, giàu sức sống. Đây là bức tranh xuân hoa lệ, là những vần thơ tuyệt bút mà Nguyễn Du trao tặng cho đời.
Với lối tả chân này, Nguyễn Du còn điểm trang cho Truyện Kiều nhiều bức tranh thật tươi tắn, sống động. Hãy xem cảnh bóng trăng chênh chếch, soi mình trên sóng nước, đẹp lãng đãng như nổi tưởng nhớ miên man của Kiều về Kim Trọng sau buổi gặp gỡ đầu tiên. Chỉ vài nét đơn sơ, giữa trăng, nước và sân nhà đủ diễn tả một khung cảnh tuyệt nhã, đẹp như một bức tranh.
Gương nga chênh chếch dòm song
Vầng trăng ngấn nước, cây lồng bóng sân
Và đây là một bức tranh sơn thủy tuyệt đẹp giữa một khung trời chiều mà Nguyễn Du đã gửi vào trong con mắt ngắm cảnh của Thúc Sinh “Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.
Mặc dù lúc này Thúc Sinh đang trên đường trở lại Lâm Tri, lòng mừng khấp khởi. Anh ta có dè đâu giữa cảnh trời thu tuyệt vời ấy những phong ba dữ dội ấy đang ùn ùn nổi dậy. Những lời thơ ấy đã đủ nói lên sức chân thực lớn của ngòi bút Nguyễn Du
*. Tả cảnh ngụ tình: Với bút pháp này, đại thi hào Nguyễn Du được coi là điêu luyện, tuyệt bút. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của ông được người đời sau khen ngợi như “máu chảy ở đầu ngọn bút” và “thấu nghìn đời”. Trong Truyện Kiều, cảnh vật bao giờ cũng bao hàm nỗi niềm tâm sự của nhân vật ẩn chứa trong đó ”Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” Nguyễn Du miêu tả cảnh chị em Thúy Kiều đi du xuân trở về khi chiều vừa ngả bóng hoàng hôn: “Tà tà bóng ngả về tây, Chị em thơ thẩn dan tay ra về. Bước lần theo ngọn tiểu khê, Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh. Nao nao dòng nước uốn quanh, Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”. Nguyễn Du đã sử dụng lối dùng chữ trang nhã, bình dân trong tả cảnh. Bức tranh không còn tươi rói, tinh khôi nữa mà cảnh được nhân hóa một cách tự nhiên nên dường như nhuốm màu tâm trạng. Hai chữ “tà tà” chỉ một hành động chậm rãi, có thể là chị em Thúy Kiều thong thả bước chân ra về “thơ thẩn” không có gì là vội vã, mà cũng có thể chỉ sự xuống chầm chậm của mặt trời chiều. Cảnh chuyển động nhẹ nhàng, thanh dịu. Chúng được đặt dưới góc nhìn khác nhau, một thời điểm khác, nên giữa cảnh và tình có sự giao hòa đồng điệu.
Chúng ta đều biết: “nao nao” là từ láy diễn tả tâm trạng con người nhưng ở đây, Nguyễn Du lại dùng để chỉ dòng nước: “nao nao dòng nước uốn quanh”. Cảm giác về một ngày vui đang còn mà đã linh cảm thấy một điều gì đó không bình thường sắp xuất hiện, như dự báo về cảnh và người sắp gặp: nấm mộ Đạm Tiên và chàng Kim Trọng mà đây là những nốt nhạc dạo đầu. Các từ láy: tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ có giá trị gợi hình, gợi cảm cao. Cảnh được Nguyễn Du nhìn nhận qua tâm trạng xao xuyến, bâng khuâng, man mác một nỗi buồn vô cớ của chị em Thúy Kiều trên đường trở về sau một ngày du xuân.
Và đây là cảnh chiều tà Kim Kiều gặp nhau. Con đường mà Kim Trọng đã bước qua hiện lên trong mắt Thúy Kiều thật đẹp, thật nên thơ, nên nhạc, cảnh cứ quấn quýt hòa quyện như trái tim hai người đang rạo rực bâng khuâng:
“Hài văn lần bước
dặm xanh
Một vùng như thể cây quỳnh cành dao”
Vẫn là cảnh chiều tà nhưng khi Thúy Kiều nhỏ giọt nước mắt xuống ngôi mộ Đạm Tiên một kỹ nữ “Đến khi thác xuống làm ma không chồng” thì cảnh vật trở nên thê lương, ảm đạm “Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng, nửa xanh“. Vầng trăng là hình ảnh tuyệt đẹp của thiên nhiên, trong Truyện Kiều Nguyễn Du đã nhiều lần miêu tả vầng trăng nhưng ở mỗi thời điểm, mỗi hoàn cảnh khác nhau của nhân vật, vầng trăng lại được miêu tả trong mối giao hoà với tâm hồn con người. Trong đêm Kim Kiều thề thốt vầng trăng cũng tỏa sáng lung linh như mối tình trong trắng, thánh thiện của họ” Vầng trăng chứng kiến một cuộc tình đang lên men say nồng
“Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai mặt, một lời song song”
Vầng trăng đã từng chứng kiến mối tình đẹp để rồi giờ đây vầng trăng ấy lại quặn đau, xót xa như vỡ ra từng mảnh trước cảnh kiều và Thúc Sinh chia tay:
”Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường”
Và đây là cảnh một đêm thu có trăng sáng nhưng ánh trăng mờ nhạt lạnh lẽo như tâm sự rối bời, nổi niềm sợ hãi, cô đơn của Kiều khi nàng theo Sở Khanh để trốn Tú Bà:
“Lối mòn có nhạt màu sương
Lòng quê đi một bước đường một đau”
Nhiều khi, Nguyễn Du phô diễn lối tả cảnh tượng trưng. Nghĩa là chỉ bằng một vài nét chấm phá, thành nghệ thuật đã đạt đến mức uyển chuyển, tinh tế. Điều đó đã được thể hiện rõ nét trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”: “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân, Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung. Bốn bề bát ngát xa trông, Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia. Bẽ bàng mây sớm đèn khuya, Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng “Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung”. Hình ảnh thơ đã được Nguyễn Du miêu tả trái với quy luật tự nhiên, thực ra “non” phải ở gần “trăng” phải ở xa. Tuy nhiên, lại phù hợp với quy luật của cảm giác, vì những gì phát sáng ta cảm thấy nó ở gần hơn. Đó chính là sự cảm nhận tinh tế của một tâm hồn nhạy cảm, là tài năng miêu tả thiên tài của Nguyễn Du. Kiều nhìn xung quanh, bốn bề bát ngát, mênh mông, trải dài ngót tầm mắt, với những “cát vàng”, “bụi hồng”, kéo dài ngàn dặm xa. Trong cảnh có màu vàng của trăng, của cát, màu xanh của nói, của biển, của trời, màu hồng của bụi. Cảnh trước lầu Ngưng Bích đẹp như một bức tranh sơn mài diễm lệ. Có mảng sáng, mảng tối, có cao, có thấp, các gam màu nóng tạo cho bức tranh phong cảnh đẹp rực rỡ. Tuy nhiên, qua các chỉ từ “nọ”, “kia” chỉ vị trí không gian không xác định, và các tính từ “xa”, “gần” chỉ khoảng cách giữa các vật. Ta thấy cảnh vật tuy đẹp nhưng không quần tụ, tách rời nhau, ngổn ngang như nỗi ngổn ngang trăm mối tơ vò trong lòng của cô gái họ Vương.
Trước lầu Ngưng Bích, Thúy Kiều cảm thấy “bẽ bàng”, tủi hổ mỗi khi ngắm nhìn “mây sớm”, hay khi ngồi bên ngọn “đèn khuya”. Cảnh thiên nhiên đẹp nhưng Thúy Kiều không có tâm trạng nào để ngắm cảnh. Cho nên “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng” là như vậy. Nhìn chung, cảnh thiên nhiên mênh mông, vắng lặng, trơ trọi, rợn ngợp ở lầu Ngưng Bích là để làm nổi bật tâm trạng, nỗi buồn, niềm cô đơn sầu tủi của nàng Kiều. Chính Nguyễn Du đã từng thú nhận sự chủ quan của mình trong lúc tả cảnh qua câu thơ: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu. Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” Cái tài của Nguyễn Du khi tả cảnh đó là tạo nên một sự giao hòa tuyệt vời hai chiều giữa cảnh và người. Giữa cái vô tri và cái tâm thức để tuy hai mà một, tuy một mà hai. Tám câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là tám câu thơ tuyệt bút đặc sắc cho nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của nguyễn Du Nó không chỉ là bức tranh ngoại cảnh mà còn là một bức tranh tâm cảnh. Mỗi cảnh vật là một tâm trạng khác nhau của Kiều: “Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”. Nhìn ra phía xa xa nơi “cửa bể chiều hôm”, nàng cảm thấy nhớ quê hương, nhớ nhà da diết. Không biết đến bao giờ nàng mới được trở về quê hương yêu dấu, nơi có bao người thân của nàng. Nguyễn Du đã vận dụng thời gian nghệ thuật trong văn thơ cổ, “chiều hôm” đó là buổi chiều tà, lúc hoàng hôn buông xuống, thời gian này thường gợi lên ý niệm nhớ nhung, hoài niệm hoặc tàn tạ, thê lương. Chúng ta đã từng gặp thời gian nghệ thuật ấy trong ca dao:
Một vùng như thể cây quỳnh cành dao”
Vẫn là cảnh chiều tà nhưng khi Thúy Kiều nhỏ giọt nước mắt xuống ngôi mộ Đạm Tiên một kỹ nữ “Đến khi thác xuống làm ma không chồng” thì cảnh vật trở nên thê lương, ảm đạm “Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng, nửa xanh“. Vầng trăng là hình ảnh tuyệt đẹp của thiên nhiên, trong Truyện Kiều Nguyễn Du đã nhiều lần miêu tả vầng trăng nhưng ở mỗi thời điểm, mỗi hoàn cảnh khác nhau của nhân vật, vầng trăng lại được miêu tả trong mối giao hoà với tâm hồn con người. Trong đêm Kim Kiều thề thốt vầng trăng cũng tỏa sáng lung linh như mối tình trong trắng, thánh thiện của họ” Vầng trăng chứng kiến một cuộc tình đang lên men say nồng
“Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai mặt, một lời song song”
Vầng trăng đã từng chứng kiến mối tình đẹp để rồi giờ đây vầng trăng ấy lại quặn đau, xót xa như vỡ ra từng mảnh trước cảnh kiều và Thúc Sinh chia tay:
”Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường”
Và đây là cảnh một đêm thu có trăng sáng nhưng ánh trăng mờ nhạt lạnh lẽo như tâm sự rối bời, nổi niềm sợ hãi, cô đơn của Kiều khi nàng theo Sở Khanh để trốn Tú Bà:
“Lối mòn có nhạt màu sương
Lòng quê đi một bước đường một đau”
Nhiều khi, Nguyễn Du phô diễn lối tả cảnh tượng trưng. Nghĩa là chỉ bằng một vài nét chấm phá, thành nghệ thuật đã đạt đến mức uyển chuyển, tinh tế. Điều đó đã được thể hiện rõ nét trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”: “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân, Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung. Bốn bề bát ngát xa trông, Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia. Bẽ bàng mây sớm đèn khuya, Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng “Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung”. Hình ảnh thơ đã được Nguyễn Du miêu tả trái với quy luật tự nhiên, thực ra “non” phải ở gần “trăng” phải ở xa. Tuy nhiên, lại phù hợp với quy luật của cảm giác, vì những gì phát sáng ta cảm thấy nó ở gần hơn. Đó chính là sự cảm nhận tinh tế của một tâm hồn nhạy cảm, là tài năng miêu tả thiên tài của Nguyễn Du. Kiều nhìn xung quanh, bốn bề bát ngát, mênh mông, trải dài ngót tầm mắt, với những “cát vàng”, “bụi hồng”, kéo dài ngàn dặm xa. Trong cảnh có màu vàng của trăng, của cát, màu xanh của nói, của biển, của trời, màu hồng của bụi. Cảnh trước lầu Ngưng Bích đẹp như một bức tranh sơn mài diễm lệ. Có mảng sáng, mảng tối, có cao, có thấp, các gam màu nóng tạo cho bức tranh phong cảnh đẹp rực rỡ. Tuy nhiên, qua các chỉ từ “nọ”, “kia” chỉ vị trí không gian không xác định, và các tính từ “xa”, “gần” chỉ khoảng cách giữa các vật. Ta thấy cảnh vật tuy đẹp nhưng không quần tụ, tách rời nhau, ngổn ngang như nỗi ngổn ngang trăm mối tơ vò trong lòng của cô gái họ Vương.
Trước lầu Ngưng Bích, Thúy Kiều cảm thấy “bẽ bàng”, tủi hổ mỗi khi ngắm nhìn “mây sớm”, hay khi ngồi bên ngọn “đèn khuya”. Cảnh thiên nhiên đẹp nhưng Thúy Kiều không có tâm trạng nào để ngắm cảnh. Cho nên “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng” là như vậy. Nhìn chung, cảnh thiên nhiên mênh mông, vắng lặng, trơ trọi, rợn ngợp ở lầu Ngưng Bích là để làm nổi bật tâm trạng, nỗi buồn, niềm cô đơn sầu tủi của nàng Kiều. Chính Nguyễn Du đã từng thú nhận sự chủ quan của mình trong lúc tả cảnh qua câu thơ: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu. Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” Cái tài của Nguyễn Du khi tả cảnh đó là tạo nên một sự giao hòa tuyệt vời hai chiều giữa cảnh và người. Giữa cái vô tri và cái tâm thức để tuy hai mà một, tuy một mà hai. Tám câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là tám câu thơ tuyệt bút đặc sắc cho nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của nguyễn Du Nó không chỉ là bức tranh ngoại cảnh mà còn là một bức tranh tâm cảnh. Mỗi cảnh vật là một tâm trạng khác nhau của Kiều: “Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”. Nhìn ra phía xa xa nơi “cửa bể chiều hôm”, nàng cảm thấy nhớ quê hương, nhớ nhà da diết. Không biết đến bao giờ nàng mới được trở về quê hương yêu dấu, nơi có bao người thân của nàng. Nguyễn Du đã vận dụng thời gian nghệ thuật trong văn thơ cổ, “chiều hôm” đó là buổi chiều tà, lúc hoàng hôn buông xuống, thời gian này thường gợi lên ý niệm nhớ nhung, hoài niệm hoặc tàn tạ, thê lương. Chúng ta đã từng gặp thời gian nghệ thuật ấy trong ca dao:
“Chiều chiều ra đứng ngõ sau.
Trông về
quê mẹ ruột đau chín chiều”
Cùng thời với Nguyễn Du, bà huyện Thanh Quan chỉ để lại khoảng sáu bài thơ nhưng trong đó có tới ba bài bà miêu tả thiên nhiên vào lúc chiều tà phù hợp với tâm trạng cô đơn nhớ nhà, thương nước, lẻ loi của bà như: “bóng tịch dương” - (Thăng Long thành hoài cổ); “bóng xế tà”- (Qua Đèo Ngang); “bóng hoàng hôn” - (Chiều hôm nhớ nhà). Đã hơn một lần Nguyễn Du sử dụng mô típ này như: “tà tà” trong (Tà tà bóng ngả về tây - Cảnh ngày xuân) để miêu tả tâm trạng bâng khuâng, nuối tiếc của chị em Thúy Kiều khi đi du xuân trở về. Trong bức tranh thứ nhất này, có thuyền, có người nhưng thuyền chỉ ở “thấp thoáng” nơi “xa xa”, không ở gần để xẻ chia tâm sự với nàng. Nhìn lên “ngọn nước mới sa” cánh hoa trôi nổi trên dòng nước, không biết sẽ về đâu. Thúy Kiều liên tưởng đến số phận của nàng sau này không biết sẽ thế nào. Thành ngữ “bèo dạt mây trôi” được Nguyễn Du vận dụng rất khéo léo, sáng tạo làm tăng ấn tượng về sự long đong, vô định của sự vật được miêu tả. ở đây là của Thúy Kiều hay là số phận chung của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến x¬a. Nhìn xuống mặt đất, nơi “nội cỏ dầu dầu”. Nội cỏ chứa đầy tâm trạng. Không phải là: “cỏ xanh như khói bến xuân tươi” (Nguyễn Trãi); cũng không phải là: “Sóng cỏ xanh tươi gợn đến trời” (Hàn Mặc Tư). Nguyễn Du rất tài hoa khi miêu tả sự vật này. Trong mỗi cảnh, mỗi tình thì ngọn cỏ lại khác nhau: khi chị em Thúy Kiều náo nức đi chơi xuân thì “Cỏ non xanh tận chân trời”; khi gặp mé Đạm Tiên - một cô ca kỹ “hồng nhan bạc mệnh” thì ngọn cỏ lại “nửa vàng, nửa xanh”. Còn ở đây thì ngọn cỏ lại “dầu dầu” trải dài đến tận chân trời, tạo cảm giác rợn ngợp, tăng thêm sự lạnh lẽo, nhỏ bé, hiu quạnh và cô đơn của Thúy Kiều nơi đất khách quê người. Cảnh chứa đựng một nỗi buồn vô vọng. chất chứa thành khối thấm đẫm vào cỏ cây mây nước” Chân mây mật đất một màu xanh”. Đây đâu phải là màu xanh của sự sống căng tràn của niềm hy vọng. Trong “Chinh phụ ngâm”, nhà thơ Đoàn Thị Điểm cũng đã từng tả màu xanh của ngàn dâu” Ngàn dâu xanh ngắt một màu” để diễn tả nỗi sầu chia ly của người chinh phụ trong mặc cảm cô đơn thăng hoa . ..
Điệp ngữ liên hoàn “buồn trông” được điệp lại bốn lần ở đầu các câu lục, nhằm nhấn mạnh nỗi buồn nhiều vẻ của Thúy Kiều. Bốn cảnh vật là bốn nỗi buồn khác nhau của nàng. Nỗi buồn bủa vây tứ phía không cho nàng lối thoát: nhìn ra xa nơi cửa bể; nhìn lên trên nơi ngọn nước mới sa; nhìn xuống dưới nơi nội cỏ dầu dầu; nhìn xung quanh với ầm ầm tiếng sóng kêu. Nguyễn Du đã theo sát từng bước chân của Kiều. Ông đã nhìn cảnh vật bằng lăng kính tâm trạng của Kiều, và phủ lên cảnh vật bằng chính tâm trạng của Kiều với những lời văn viết ra như máu chảy đầu ngọn bút. Chính vì vậy, ông đã được mệnh danh là nghệ sĩ bậc thầy về miêu tả thiên nhiên và tâm lý nhân vật. Ông đã dành cho nhân vật của mình sự cảm thông sâu sắc.
Tóm lại, nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du thật phong phú, sinh động. Nghệ thuật ấy chẳng khác gì vẽ một bức tranh thủy mặc, nhiều khi chỉ một ánh hoàng hôn, một ánh trăng, một thảm cỏ, một bông hoa, một dòng nước chảy… cũng thành nhạc, thành thơ. Sự hòa phối màu sắc và cách sắp xếp cảnh vật gần - xa thật tài tình đã đủ lôi cuốn tâm hồn người đọc hòa chung vào cảnh vật. Một điều không thể chối cãi là Nguyễn Du rất yêu cảnh thiên nhiên nên đã thổi vào thiên nhiên một “hồn người” khiến cho không ai đọc thơ tả cảnh thiên nhiên của ông mà không bồi hồi tấc dạ. Giá trị văn chương tả cảnh của Nguyễn Du đã đạt tới mức tinh diệu. Chỉ riêng lĩnh vực tả cảnh không thôi, cũng đủ để Truyện Kiều xứng đáng là một tác phẩm văn chương hay nhất trong kho tàng văn học nước nhà.
Học giả Đào Duy Anh nhận xét về “Truyện Kiều”: “Chúng ta sở dĩ yêu chuộng Truyện Kiều không phải nó có thể làm quyển sách luân lý cho đời, mà chỉ vì trong sách ấy, Nguyễn Du đã dùng những lời văn kỳ diệu để làm rung động hồn ta” (Khảo luận về Kim Vân Kiều). Đúng vậy những rung độn trong tâm hồn được khơi dậy khi đọc truyện Kiều hẳn là một điều không ai trong chúng ta có thể phủ nhận bởi vì chúng ta đã có những cảm giác ấy. Truyện Kiều vì thế sống mãi với thời gian, và cũng sẽ mãi mãi là một niềm say mê lớn.
Cùng thời với Nguyễn Du, bà huyện Thanh Quan chỉ để lại khoảng sáu bài thơ nhưng trong đó có tới ba bài bà miêu tả thiên nhiên vào lúc chiều tà phù hợp với tâm trạng cô đơn nhớ nhà, thương nước, lẻ loi của bà như: “bóng tịch dương” - (Thăng Long thành hoài cổ); “bóng xế tà”- (Qua Đèo Ngang); “bóng hoàng hôn” - (Chiều hôm nhớ nhà). Đã hơn một lần Nguyễn Du sử dụng mô típ này như: “tà tà” trong (Tà tà bóng ngả về tây - Cảnh ngày xuân) để miêu tả tâm trạng bâng khuâng, nuối tiếc của chị em Thúy Kiều khi đi du xuân trở về. Trong bức tranh thứ nhất này, có thuyền, có người nhưng thuyền chỉ ở “thấp thoáng” nơi “xa xa”, không ở gần để xẻ chia tâm sự với nàng. Nhìn lên “ngọn nước mới sa” cánh hoa trôi nổi trên dòng nước, không biết sẽ về đâu. Thúy Kiều liên tưởng đến số phận của nàng sau này không biết sẽ thế nào. Thành ngữ “bèo dạt mây trôi” được Nguyễn Du vận dụng rất khéo léo, sáng tạo làm tăng ấn tượng về sự long đong, vô định của sự vật được miêu tả. ở đây là của Thúy Kiều hay là số phận chung của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến x¬a. Nhìn xuống mặt đất, nơi “nội cỏ dầu dầu”. Nội cỏ chứa đầy tâm trạng. Không phải là: “cỏ xanh như khói bến xuân tươi” (Nguyễn Trãi); cũng không phải là: “Sóng cỏ xanh tươi gợn đến trời” (Hàn Mặc Tư). Nguyễn Du rất tài hoa khi miêu tả sự vật này. Trong mỗi cảnh, mỗi tình thì ngọn cỏ lại khác nhau: khi chị em Thúy Kiều náo nức đi chơi xuân thì “Cỏ non xanh tận chân trời”; khi gặp mé Đạm Tiên - một cô ca kỹ “hồng nhan bạc mệnh” thì ngọn cỏ lại “nửa vàng, nửa xanh”. Còn ở đây thì ngọn cỏ lại “dầu dầu” trải dài đến tận chân trời, tạo cảm giác rợn ngợp, tăng thêm sự lạnh lẽo, nhỏ bé, hiu quạnh và cô đơn của Thúy Kiều nơi đất khách quê người. Cảnh chứa đựng một nỗi buồn vô vọng. chất chứa thành khối thấm đẫm vào cỏ cây mây nước” Chân mây mật đất một màu xanh”. Đây đâu phải là màu xanh của sự sống căng tràn của niềm hy vọng. Trong “Chinh phụ ngâm”, nhà thơ Đoàn Thị Điểm cũng đã từng tả màu xanh của ngàn dâu” Ngàn dâu xanh ngắt một màu” để diễn tả nỗi sầu chia ly của người chinh phụ trong mặc cảm cô đơn thăng hoa . ..
Điệp ngữ liên hoàn “buồn trông” được điệp lại bốn lần ở đầu các câu lục, nhằm nhấn mạnh nỗi buồn nhiều vẻ của Thúy Kiều. Bốn cảnh vật là bốn nỗi buồn khác nhau của nàng. Nỗi buồn bủa vây tứ phía không cho nàng lối thoát: nhìn ra xa nơi cửa bể; nhìn lên trên nơi ngọn nước mới sa; nhìn xuống dưới nơi nội cỏ dầu dầu; nhìn xung quanh với ầm ầm tiếng sóng kêu. Nguyễn Du đã theo sát từng bước chân của Kiều. Ông đã nhìn cảnh vật bằng lăng kính tâm trạng của Kiều, và phủ lên cảnh vật bằng chính tâm trạng của Kiều với những lời văn viết ra như máu chảy đầu ngọn bút. Chính vì vậy, ông đã được mệnh danh là nghệ sĩ bậc thầy về miêu tả thiên nhiên và tâm lý nhân vật. Ông đã dành cho nhân vật của mình sự cảm thông sâu sắc.
Tóm lại, nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du thật phong phú, sinh động. Nghệ thuật ấy chẳng khác gì vẽ một bức tranh thủy mặc, nhiều khi chỉ một ánh hoàng hôn, một ánh trăng, một thảm cỏ, một bông hoa, một dòng nước chảy… cũng thành nhạc, thành thơ. Sự hòa phối màu sắc và cách sắp xếp cảnh vật gần - xa thật tài tình đã đủ lôi cuốn tâm hồn người đọc hòa chung vào cảnh vật. Một điều không thể chối cãi là Nguyễn Du rất yêu cảnh thiên nhiên nên đã thổi vào thiên nhiên một “hồn người” khiến cho không ai đọc thơ tả cảnh thiên nhiên của ông mà không bồi hồi tấc dạ. Giá trị văn chương tả cảnh của Nguyễn Du đã đạt tới mức tinh diệu. Chỉ riêng lĩnh vực tả cảnh không thôi, cũng đủ để Truyện Kiều xứng đáng là một tác phẩm văn chương hay nhất trong kho tàng văn học nước nhà.
Học giả Đào Duy Anh nhận xét về “Truyện Kiều”: “Chúng ta sở dĩ yêu chuộng Truyện Kiều không phải nó có thể làm quyển sách luân lý cho đời, mà chỉ vì trong sách ấy, Nguyễn Du đã dùng những lời văn kỳ diệu để làm rung động hồn ta” (Khảo luận về Kim Vân Kiều). Đúng vậy những rung độn trong tâm hồn được khơi dậy khi đọc truyện Kiều hẳn là một điều không ai trong chúng ta có thể phủ nhận bởi vì chúng ta đã có những cảm giác ấy. Truyện Kiều vì thế sống mãi với thời gian, và cũng sẽ mãi mãi là một niềm say mê lớn.
Nguồn: thcsmydue.camxuyen.edu.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét