Chương
6:
PHẦN 2: SÁNG TÁC CỦA PUSKIN - THƠ TRỮ TÌNH
PHẦN 2: SÁNG TÁC CỦA PUSKIN - THƠ TRỮ TÌNH
Ca sĩ
Từng nghe chăng sau rừng khuya giọng hát
Ca sĩ tình yêu, ca sĩ muộn phiền?
Lúc ban sớm giữa đồng im ắng,
Réo rắt buồn tiếng sáo dương gian
Từng nghe chăng hỡi bạn?
Từng gặp chăng giữa rừng sâu cô tịch
Ca sĩ tình yêu, ca sĩ muộn phiền?
Nhận ra chăng nụ cười, ngấn lệ,
Hay ánh sầu đáy mắt đăm đăm,
Từng gặp chăng hỡi bạn?
Thở dài chăng, tuân lời thầm gọi
Ca sĩ tình yêu, ca sĩ muộn phiền?
Khi bắt gặp trong rừng chàng trẻ tuổi,
Gặp mắt nhìn u tối xa xăm,
Thở dài chăng, hỡi bạn?
1816
PHẠM THỊ PHƯƠNG dịch
Tự do
Hãy xéo đi, hãy xéo khuất mắt ta,
Hỡi nữ hoàng hèn yếu đo Xitera!
Đâu nỗi kinh hoàng của đế vương thiên tử,
Đâu, nàng đâu, hỡi nàng ca sĩ,
Hỡi nàng thơ kiêu hãnh của tự do?
Hãy tới gỡ hoa vinh dự khỏi đầu ta!
Tới đập tan cây đàn thơ ẻo lả!
Ta muốn ngợi ca Tự do cho trần thế,
Ta muốn đập vào những tật xấu gian tham,
Đang nghiễm nhiên ngự trị trên ngai vàng...
Nàng hãy chỉ dấu vết cũ vinh quang
Của con người Gôloa cao thượng,
Người nàng đã gợi cho những lời ca hùng tráng
Giữa những cơn bão tố huy hoàng.
Bay run lên! lũ chuyên quyền bạo chúa,
Lũ cháu con của số phận đa đoan!
Còn các anh, đám nô lệ lầm than,
Hãy dũng cảm, lắng nghe và đứng dậy!
Hỡi tên vua chuyên quyền bạo ngược!
Ta căm ngươi, ngôi báu của ngươi,
Ta thấy trước với niềm vui cay độc
Cái chết của ngươi, của cháu con ngươi.
Thế gian sẽ thấy trên trán tên bạo chúa
Dấu vết của người đời nguyền rủa,
Ngươi là mối kinh hoàng trên cõi thế gian,
Lời nguyền rủa của Chúa Trời trên mặt đất.
1817
THÚY TOÀN trích dịch
Tôi đã thôi ước mơ,
Đã không còn hy vọng.
Chỉ còn lại bây giờ
Là nỗi buồn trống rỗng.
Hoa đời tôi đã tàn
Trong bão đời khắc nghiệt
Tôi sống buồn, cô đơn
Chờ: phải chăng sắp chết?
Tôi như chiếc lá gầy
Treo trên cành trơ trọi,
Vàng, bé nhỏ, lắt lay
Giữa mùa đông gió thổi.
1821
THÁI BÁ TÂN dịch
Hết rồi - tình đã vỡ tan
Anh ôm lần chót đôi bàn chân em
Những lời chua xót thốt lên -
Anh nghe lời đáp của em - hết rồi.
Anh không còn tự dối thôi,
Nỗi sầu anh chẳng trọn đời dõi em
Chuyện tàn, có thể anh quên;
Tình yêu không thể đáp đền cho anh!
Trẻ trung hồn, lại đẹp xinh
Mai em được biết bao tình mến yêu
1824
XUÂN DIỆU dịch
GỬI ***
Anh nhớ mãi phút giây huyền diệu:
Trước mặt anh em bỗng hiện lên,
Như hư ảo mong manh vụt biến,
Như thiên thần sắc đẹp trắng trong.
Giữa day dứt sầu đau tuyệt vọng,
Giữa ồn ào xáo động buồn lo
Tiếng em nói bên tai anh văng vẳng,
Bóng dáng em anh gặp lại trong mơ.
Tháng ngày qua. Những cơn gió bụi
Đã xua tan mộng đẹp tuổi thơ,
Lãng quên rồi giọng em hiền dịu,
Nhoà tan rồi bóng dáng nguy nga.
Giữa cô quạnh âm u tù hãm
Dòng đời trôi quằn quại hắt hiu,
Chẳng thiên thần, chẳng nguồn cảm xúc,
Chẳng đời, chẳng lệ, chẳng tình yêu,
Cả hồn anh bỗng bừng tỉnh giấc:
Trước mặt anh em bỗng hiện lên,
Như hư ảo mong manh vụt biến,
Như thiên thần sắc đẹp trắng trong.
Quả tim lại rộn ràng náo nức,
Vì trái tim sống dậy đủ điều:
Cả thiên thần, cả nguồn cảm xúc,
Cả đời, cả lệ, cả tình yêu.
1825
THÚY TOÀN dịch
Chiều đông
Đầy trời bão nổi sa mù
Xoáy sâutình yêu từng cơn lốc tuyết
Lúc như thú rừng gầm thét
Lúc òa tiếng khóc trẻ thơ
Lúc trên mái nhà cổ sơ
Lay lắt tầng tranh than thở
Lúc đập gấp vào cửa sổ
Như người khách chậm đường xa.
Nỗi buồn tăm tối bao la
Phủ kín căn nhà dột nát,
U già ơi sao héo hắt,
Sao u chẳng nói lên lời?
Hay than thở ngoài trời
Day dứt làm u mệt lả?
Hay guồng sợi quay rời rã
Rì rầm ru u ngủ quên?
U già của tuổi thơ con
Bạn của đời con cực khổ
Uống đi u vài ngụm nhỏ
Trái tim có bớt ưu phiền?
U hát con nghe bài hát
Về con chim biển bình yên
U hát con nghe bài hát
Cô em quẩy nước dịu hiền.
Đầy trời bão nổi mù sa
Sâu xoáy từng cơn lốc tuyết
Lúc như thú rừng gầm thét
Lúc oà tiếng khóc trẻ thơ...
Rượu đâu rồi? Uống đi u,
Bạn của đời con cực khổ
Uống đi u vài ngụm nhỏ
Trái tim có bớt ưu phiền?
1825
BẰNG VIỆT dịch
Gửi mẹ nuôi
Bạn thân thiết trong những ngày cơ cực,
Nguồn mến thương nâng bước đời con!
Rừng thông thăm thẳm cô đơn
Ngóng con ngày tháng mỏi mòn mẹ trông
Trong phòng khách bên song cửa sổ
Như người canh thương nhớ mênh mang
Tay già lần mũi kim đan,
Như đang đếm bước thời gian chậm buồn.
Mẹ thẫn thờ nhìn đường xa thẳm,
Lối cổng vào bỏ vắng từ lâu,
Buồn thương, linh cảm, lo âu,
Lại càng chất nặng thắt đau ngực già.
Thốt nhiên mẹ tưởng sững sờ...
1826
THÚY TOÀN dịch
ĐÊM
Gọi em thiết tha dịu dàng
Đêm đen lặng lẽ muộn màng xôn xao
Bên giường ngọn nến gầy hao
Thơ anh thắp lửa hòa vào êm êm
Dòng thơ tình, đong đầy em
Chao nghiêng ánh mắt, bóng đêm vỡ oà
Ánh cười - nốt nhạc ngân nga:
Anh yêu có biết em là ... của anh!
1823
HOÀNG THỊ VINH dịch
Con đường mùa đông
Xuyên những hàng sương gợn sóng
Mảnh trăng mờ ảo chiếu qua,
Buồn rải ánh vàng lai láng
Lên cánh đồng buồn giăng xa.
Trên đường mùa đông vắng vẻ
Cỗ xe tam mã băng đi
Nhạc ngựa đều đều buồn tẻ
Đều đều khắc khoải lòng quê.
Bài ca của người xà ích
Có gì phảng phất thân yêu:cô
Như niềm vui mừng khôn xiết,
Như nỗi buồn nặng đìu hiu.
Không một mái lều, ánh lửa...
Tuyết trắng và rừng bao la...
Chỉ những cột dài cây số
Bên đường sừng sững chào ta.
Ôi buồn đau, ôi cô lẻ...
Trở về với em ngày mai
Ngắm em, ngắm mãi không thôi.
Kim đồng hồ kêu tích tắc
Xoay đủ những vòng nhịp nhàng,
Và xua lũ người tẻ ngắt
Để ta bên nhau trong đêm.
Sầu lắm, Nina, đường xa vắng,
Ngủ quên bác xà ích lặng im
Nhạc ngựa đều đều buông xa thẳm,
Sương mờ che lấp ánh trăng nghiêng.
1826
THÚY TOÀN dịch
Gửi tới Xibir
Hãy giữ vững lòng trung kiên kiêu hãnh
Trong đáy sâu mỏ quặng Xibir,
Trí cao xa và công trình thê thảm
Của các anh chẳng uổng phí mất gì.
Đây niềm tin nơi hầm sâu u uất,
Như chị hiền sẽ xoa dịu thương đau,
Sẽ khi dậy niềm tin và sức mạnh,
Giờ phút ta mong ước chẳng còn lâu;
Lòng ưu ái mối chân tình bè bạn
Sẽ vượt qua chấn song sắt u sầu,
Tiếng tôi hát tự do phóng khoáng
Sẽ bay vào tận ngục tối hầm sâu.
Và xiềng xích nặng nề rơi rụng xuống.
Và ngục hầm sụp nát - và tự do,
Bên cửa ra đón các anh vui sướng,
Bạn bè xưa gươm kiếm sẽ trao đưa.
1827
THÚY TOÀN dịch
ARIÔN
Bọn chúng tôi khá đông trên thuyền gỗ,
Một số người đang căng buồm trước gió,
Còn số kia ra sức đẩy mái chèo
Những mái chèo khổng lồ vào lòng biển.
Người thuyền trưởng thông minh ghì tay lái
Điều khiển thuyền đầy ắp giữa bình yên.
Và riêng tôi - đầy tin tưởng vô biên
Cất tiếng hát để ngợi ca thủy thủ
Nhưng bỗng dưng bão dông trào sóng dữ...
Người lái thuyền và thủy thủ hy sinh
Riêng mình tôi - người ca xướng diệu huyền
Được dông tố ném lên bờ thoát chết.
Tôi lại hát chính khí ca thủa trước
Đem áo quần ướt sũng ra phơi
Trên tảng đá to dưới ánh nắng mặt trời.
1827
VIỆT THƯƠNG và THÚY TOÀN dịch
Ôi mùa xuân, mùa xuân, mùa tình yêu
Mùa xuân đến sao làm tôi buồn bã
Và trong máu, trong tim, thật lạ,
Như có gì mệt mỏi, buồn lo.
Tâm hồn tôi không khao khát đợi chờ
Cả những gì vui tươi lấp lánh
Cũng làm tôi buồn và bất hạnh
Hãy trả tôi cơn bão tuyết ngoài đồng,
Hãy trả tôi những đêm dài mùa đông.
1827
THÁI BÁ TÂN dịch
Ngài và anh, cô và em
Nàng buột miệng đổi tiếng ngài trống rỗng
Thành tiếng anh thân thiết đậm đà,
Và gợi lên trong lòng say đắm
Bao ước mơ tràn hạnh phúc reo ca,
Trước mắt nàng, tôi trầm ngâm đứng lặng,
Không thể nào rời ánh mắt khỏi nàng,
Và tôi nói: thưa cô, cô đẹp lắm!
Mà thâm tâm: Anh quá đỗi yêu em!
1828
THÚY TOÀN dịch
Em ơi! em đừng hát
Những tiếng hát Gruzi
Vị chua cay nhắc lại
Một bờ bên kia, một đời bên kia.
Nghe giọng em ta nhớ
Một đêm trên cánh đồng
Dưới ánh trăng trong
Một người con gái xa xăm đau khổ.
Cái bóng ấy đáng thương và bất hạnh
Mỗi lần thấy em ta quên đi
Nhưng khi nghe thấy tiếng em hát
Hình ảnh kia lại hiện về.
Em ơi! em đừng hát
Những tiếng hát Gruzi
Vị chua cay nhắc lại
Một bờ bên kia, một đời bên kia.
1828
TẾ HANH dịch
Thành phố phồn vinh, thành phố bần hàn,
Hồn câu thúc mà dáng hình đoan chính.
Vòm trời xanh, một màu xanh xam xám,
Buồn tẻ, lạnh băng, bên đá hoa cương -
Nhưng dù sao ta vẫn thấy vấn vương
Bởi đôi lúc bàn chân ai nho nhỏ
Vẫn đi về dạo bước trên đường phố
Những búp tóc vàng óng đung đưa.
1828
THÚY TOÀN dịch
Bông hoa nhỏ
Bông hoa khô héo, hết mùi hương,
Chợt thấy, bị quên trong trang sách -
Và hồn tôi mung lung tràn ngập
Cả một niềm mộng tưởng lạ thường:
Hoa nở ở đâu? Bao giờ nhỉ?
Mùa xuân nào? Hoa nở lâu không?
Bàn tay ai hái, quen hay lạ?
Và để đây có ý gì chăng?
Kỷ niệm cuộc hẹn hò đằm thắm?
Hay chia tay oan khốc bi thương?
Hay trong rừng, giữa đồng quạnh vắng
Cuộc dạo chơi lẻ bóng cô đơn?
Và chàng còn? Và nàng còn sống?
Đâu là nơi nay họ nương nhờ?
Hay cũng đã héo tàn úa rụng,
Như là đây bí ẩn bông hoa?
1828
THÚY TOÀN dịch
Tôi yêu em
lớn
Tôi yêu em: đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
Nhưng không để em bận lòng thêm chút nữa,
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.
Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng,
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,
Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em.
1829
THÚY TOÀN dịch
Đê lích
Sau đồi vang tiếng súng
Địch ta dàn trận tuyến;
Đê lich vụt xông lên
Phóng ngựa vào vòng chiến.
Đê lích! Đừng tiến nữa.
Hãy thương lấy cuộc đời;
Chỉ một giây ngạo nghễ
Trên ngọn giáo xác phơi.
Cazac! Đừng nghênh chiến:
Đê lich vung gươm ngời
Trên ngựa vun vút tiến -
Một nhát là đầu rơi.
Cùng tiến và xáp trận
Hãy xem kìa! Lạ sao?...
Đê lich trên ngọn giáo
Còn Cazac không đầu.
1829
THÚY TOÀN dịch
SÔNG ĐÔNG
Ngời lấp loáng giữa đồng mênh mông
Kìa dòng chảy!.. Xin chào, sông Đông!
Từ chốn ngụ cháu con ngươi tít tắp
Ta đến đây ngả mũ xin chào.i.
Khắp nguồn sông ai mà chẳng biết,
Đông êm đềm là anh cả uy danh;
Từ Arắcx và Ơphrát
Ta đến đây ngả mũ xin chào.
Tung bờm gió những con tuấn mã,
Về nghỉ chân sau cuộc đua tranh
Uống dòng chảy Arpatrat,
Hít hương nồng vị đất thân quen.
Nào xắng xở, nào Đông yêu quý,
Thết các chàng kị sĩ oai phong
Men sủi bọt tan như nghiền nát
Cất từ đồng nho rộng mênh mông.
1829
PHẠM THỊ PHƯƠNG dịch
Một chút tên tôi đối với nàng
Sẽ chìm như tiếng sóng buồn l73;an
Âm thầm mòn mỏi bên bờ vắng,
Như tiếng đêm thâu lạc giữa ngàn.
Ngày nào đó trên mặt trang kỷ niệm
Nó chỉ còn là dấu vết không hồn
Giống như hình phác trên mộ chí
Nét ngoằn ngoèo thứ tiếng xa xăm.
Tên cũ từ lâu bị lãng quên
Chẳng còn gợi lại được cho em
Trước mối tình ai mới dấy lên.
Nhưng nếu gặp ngày buồn đau đớn
Em thì thầm hãy gọi tên lên
Và hãy tin: còn đây kỉ niệm
Em vẫn còn sống giữa một trái tim.
1830
THÚY TOÀN dịch
Anh điếc lôi anh điếc ra hầu toà với quan toà điếc.
Anh điếc nọ hét thật to:
- Bẩm quý toà, nó dắt trộm con bò tôi!"
- Oan cho tôi! - anh điếc kia cố lớn tiếng đáp lời:
- Đồng hoang ấy của nhà tôi đã từ đời cố nội!"
Quan toà điếc bèn phán: - "nhằm tuyệt diệt dâm ô,
Bản toà cho thằng nọ cưới, dầu con kia có tội!"
1830
VĂN KHÔI dịch
Tiếng vọng
Có tiếng thú gầm trong rừng thẳm
Tiếng tù và, tiếng sấm rền vang.
Hay bên đồi tiếng hát của một nàng
Sau mỗi âm thanh náo động
Là trong bầu không gian trống rỗng
Ngươi đều sinh ra một tiếng vang.
Người lắng nghe tiếng sấm rền dậy đất,
Tiếng sóng gầm tiếng thét bão dông,
Tiếng gọi nhau của lũ mục đồng
Mỗi tiếng ngươi đều đáp trả
Riêng tiếng ngươi không ai buồn vọng cả...
Số phận người cũng thế hỡi thi nhân.
1831
THÚY TOÀN dịch
Thu vàng
Thu buồn - cặp mắt đắm say,
Tôi yêu sắc đẹp em ngày chia phôi
Thiên nhiên tàn úa bỗng tươi,
Rừng thay áo mới, cả trời vàng au.
Ồn ào hơi gió thổi mau,
Bầu trời gợn sóng như màu khói sương.
Vài tia nắng hiếm nhớ thương
Sợ mùa đông sớm quen đường đến nhanh.
Đắm trong yên tĩnh ngọt lành,
Tôi quên thế giới thức thành tiếng thơ.
Tâm hồn xáo động ngẩn ngơ,
Tơ lòng run rẩy, mộng chờ đợi ai.
1833
Hồ Quốc Vĩ dịch
Trái tim tôi tưởng đã quên
Thói thường đa cảm buồn phiền tình si
Tưởng rằng điều đã qua đi
Không khi trở lại, không khi vãn hồi
Sướng vui, buồn khổ trải rồi
Cùng rung động tuổi bồi hồi mộng mơ
Bỗng uy sắc đẹp non tơ
Tim không cưỡng nổi, bất ngờ xốn xang!
1835
VĂN KHÔI dịch
Đài Kỷ Niệm
Exegi monumentum
Ta đã dựng cho ta đài kỷ niệm
Không bởi sức tay người! Đường tới viếng
Cỏ không trùm mất dấu bước thế nhân,
Đỉnh tháp ngang tàng sẽ ngẩng cao hơn
Cả trụ thờ Alecxanđrơ đệ nhất
Nơi đàn thơ thiêng liêng ta không chết!
Hồn ta còn sống mãi chẳng tiêu tan
Và trên đời dù chỉ còn một thi nhân
Danh tiếng ta vẫn còn vang mãi mãi.
Trên mọi nẻo đất nước Nga vĩ đại
Tiếng thơm rồi sẽ đồn mãi về ta,
Từ cháu con kiêu hãnh Xlava
Đến dân Phần, Tungu ngày nay còn man rợ,
Cả Canmức bạn thân của đồng cỏ
Bằng ngôn ngữ riêng họ sẽ gọi ta
Và nhân thế sẽ còn yêu ta mãi
Vì đàn thơ ta thức tỉnh tình thân ái,
Vì trong thuở bạo tàn ta ca ngợi tự do
Và gợi từ tâm với kẻ sa cơ
Nàng thơ hỡi, hãy tuân lời Thượng đế,
Vinh quang không màng, nhục hờn sá kể
Chẳng bận lòng tới kẻ thích người chê,
Chẳng hoài công cãi với đứa ngu si.
1836
THÚY TOÀN dịch
Chiếc khăn san màu đen
Lòng đau xé tưởng như điên dại,
Mỗi lần tôi nhìn lại chiếc khăn san.
Ngày tôi trai trẻ sống lang thang,
Yêu nồng thắm một cô nàng Hy Lạp.
Cô gái đẹp cũng yêu tôi tha thiết.
Nhưng không lâu tôi gặp phận rủi ro...
Một lần kia họp bè bạn gần xa,
Tên Do Thái cũng ở đâu mò đến...
"Ngài cùng bạn ở đây vui chè chén
(Nó rỉ tai) con Hy Lạp phản rồi!"
Tôi thưởng tiền và tống hắn đi ngay
Và cho gọi tên người nhà tin cẩn.
Trên mình ngựa chúng tôi lao phóng thẳng,
Nỗi thương đau thầm nén lặng trong lòng.
Tôi run lên, đôi mắt bỗng tối sầm...
Khi thoáng thấy bóng nhà tên phản phúc.
Chốn phòng riêng một mình tôi lẻn bước...
Thằng Ácmen ôm con bé đang hôn.
Lòng sôi lên loảng xoảng rút đường gươm...
Quân khốn kiếp! Chiếc hôn còn chưa dứt...
Tôi di chân trên xác không đầu tóc
Tái mặt đi lặng lẽ đứng nhìn nàng.
Nhớ lời van và máu lại chảy tràn...c c
Cô gái chết và ái tình rũ chết!
Tháo chiếc khăn của nàng trên mái tóc
Tôi hằm hằm lau máu đẫm trên gươm.
Khi bóng chiều mờ mịt nặng nề buông
Sai đầy tớ ra Đunai vứt xác.
Từ ngày đó không còn hôn mắt đẹp
Không còn chờ những buổi tối hân hoan.
Lòng đau xé tưởng như điên dại
Mỗi lần tôi nhìn lại chiếc khăn san.
Thúy Toàn dịch
Chim họa mi và đóa hồng
Bên đóa hồng kiêu kỳ
Có con chim họa mi.
Loài danh ca sơn cước
Ngọt ngào lên tiếng hót:
"Nàng hồng ơi nàng hồng!
Ta trong xiềng trong xích
Nhưng lòng ta thỏa thích từng
Vì xiềng xích của nàng!"
Chim họa mi hót vang
Nhởn nhơ trong nô lệ.
Trên bụi cành nguyệt quế
Cạnh đóa hồng xinh xinh
Trong bóng đêm hữu tình.
Thúy Toàn dịch
Chiếc xe đời
Trên xe dù có nặng
Vó ngựa vẫn băng băng
Thời gian toá hoa râm
Tay cương ngồi chễm chệ
Sáng ra lên xe ngồi
Đời xông pha bươn bải
Khinh nhác lười nhàn nhã7;
Hò vang mau đi thôi
Đến trưa nhụt chí rồi
Thấy rãnh hào lòng nản
Nhìn núi đồi đâm hoảng
Đồ ngu chầm chậm thôi
Chiều về đã dần quen
Tà tà đến quán trọ
Mặc cho bánh xe lăn
Thời gian xua vó ngựa.
Thúy Toàn dịch
Tỉnh Giấc
Ước mơ, ước mơ
Ngọt ngào em đâu
Em đâu, em đâu
Niềm vui đêm tối
Sao em đi vội
Ôi, giấc mơ tiên?
Để anh ở lại
Bốn bề màn đêm.
Quạnh hiu tỉnh giấc
Chăn gối xung quanh
Và đêm lặng ngắt
Thoắt thôi lạnh mình
Thoắt thôi bay mất
Bao giấc mơ tình!
Nhưng hồn đầy ắp
Ước muốn còn xanh
Muốn đi đuổi bắt
Hoài niệm trong mơ
Lời cầu hãy nhận
Tình yêu, tình yêu
Cho tôi được thấy
Giấc mơ hồi nàọ
Khi bình minh tới
Lòng đầy hân hoan
Sẵn sàng tôi chết
Trong giấc mộng tình
Biển
Tôi chưa ra biển bao giờ
Ngỡ biển xanh, xanh màu im lặng
Tôi chưa yêu bao giờ
Ngỡ tình yêu là ảo mộng
Ngày nay tôi đã ra biển rồi
Biển nhiều sóng to, gió lớn
Ngày nay tôi đã yêu rồi
Tình yêu nhiều khổ đau - cay đắng
Không gió lớn, sóng to không là biển
Chẳng nhiều cay đắng, chắng là yêu...
Một chút tên tôi đối với nàng
Một chút tên tôi đối với nàng
Sẽ chìm như tiếng sóng buồn tan
Âm thầm mòn mỏi bên bờ vắng,
Như tiếng đêm thâu lạc giữa ngàn.
Ngày nào đó trên mặt trăng kỷ niệm
Nó chỉ còn là dấu vết không hồn
Giống như hình phác trên mộ chí
Nét ngoằn ngoèo một thứ tiếng xa xăm.
Tên cũ từ lâu bị lãng quên
Chẳng còn gợi lại được cho em
Tình xưa êm ái và trong trắng
Trước mối tình ai mới dấy lên.
Nhưng nếu gặp ngày buồn rầu đau đớn
Em thầm thì hãy gọi tên lên
Và hãy tin còn đây một kỷ niệm
Em vẫn còn sống giữa một trái tim.
(1830 - Thúy Toàn dịch)
Người đẹp ơi! Nàng đừng hát nữa
Người đẹp ơi! Nàng đừng hát nữa
Những bài Gruzi buồn bã xót xa:
Khiến lòng tôi lại càng tưởng nhớ
Cuộc đời xưa và một bến bờ xa.
Ôi khúc ca tàn bạo của nàng
Làm tôi càng thêm nhớ lại
Chốn thảo nguyên đêm tối dưới trăng
Hình bóng người trinh nữ xa xăm, đầy thương hại.
Bao hình ảnh không phai mờ, êm ái
Giáp mặt nàng tôi đã quên đi
Nhưng nàng hát - trước mắt tôi đã lại
Biết bao nhiêu bóng dáng hiện về.
Người đẹp ơi! Nàng đừng hát nữa
Những bài Gruzi buồn bã xót xa:
Khiến lòng tôi lại càng tưởng nhớ
Cuộc đời xưa và một bến bờ xa.
(1828 - Hoàng Trung Thông dịch)
Mùa hè năm 1828, Puskin thường ra ngoại ô nghỉ và gặp nhạc sĩ
nổi tiếng M.I.Glinka (1804-1857) ở đó. Có một lần Glinka đánh một bản đàn theo
khúc điệu Gruzia mà A.X.Gribêôđốp (1795-1829) đã mang từ Kapkaz về cho Puskin
nghe và nhà thơ đã viết lời cho khúc nhạc này.
Lá thư bị đốt cháy
Vĩnh biệt lá thư tình! Thôi vĩnh biệt:
Ý nàng đây. Sao ta mãi phân vân?
Bàn tay ta sao mãi chẳng muốn buông
Niềm vui sướng của ta cho ngọn lửa?...
Nhưng đủ rồi! Phân vân làm chi nữa
Cháy đi thôi, thư ủ ấp yêu đương!
Lòng ta yên rồi chẳng chút vấn vương
Này ngọn lửa tham tàn đang sắp cuốn
Những trang giấy thm ư em... Xin chút gượm!
Bốc lửa rồi! Làn khói nhẹ vẩn vơ
Tan nhoà cùng lời cầu nguyện của ta
Hình chiếc nhẫn ước thề trên xi gắn
Đã biến mất, xi chảy sôi... Ôi, thần thánh!
Thế là xong! Than giấy mỏng cuộn tròn
Trên tàn than trắng dấu nét thiêng liêng
Cả lồng ngực của ta dường thắt lại
Hãy lưu mãi giữa lòng ta quằn quại
Hỡi niềm vui chua xót của đời ta
Cuộc đời buồn, ôi thân thiết tàn tro
(1825 - Thúy Toàn dịch)
Hết rồi, tình đã vỡ tan
Hết rồi - tình đã vỡ tan
Anh hôn lần chót đôi bàn chân em
Nhữ nông nông lời chua xót thốt lên
Anh nghe lời đáp của em: - Hết rồi
Anh không còn tự dối thôi
Nỗi sầu anh chẳng trọn đời dõi em
Chuyện tàn có thể anh quên
Tình yêu không thể đáp đền cho anh!
Trẻ trung hồn lại đẹp xinh
Mai em được biết bao tình mến yêu.
(1824)
Xuân Diệu (dịch qua bản dịch nghĩa của Thúy Toàn)
Lời tự thú
Tôi yêu em - dù hoá dại hoá điên
Dù đau khổ, bẽ bàng không hy vọng,
Tôi sẵn lòng quỳ nhận dưới chân em
Điều bất hạnh nỗi dại khờ cay đắng,
Không còn hợp với tuổi đời, danh tiếng
Đến lúc tôi cần biết sống khôn hơn,
Nhưng tôi hiểu qua rất nhiều triệu chứng,
Trái tim tôi đang mắc bệnh ái tình,
Khi vắng em - tôi mệt mỏi chán chường,
Khi em đến - lại buồn, tôi chịu đựng,
Không nén nổi - muốn thốt lời ngẫu hứng:
Thiên thần ơi, ôi biết mấy yêu thương!
Khi tôi nghe bên phòng khách cách tường,
Tiếng xiêm áo, tiếng chân em nhè nhẹ
Và giọng nói ngây thơ trong trẻo thế
Bỗng thấy mình như mất cả trí khôn,
Khi em cười - tôi rạng rỡ tâm hồn
Em ngoảnh mặt - khiến lòng tôi buồn tủi,
Vì trọn một ngày khổ đau mệt mỏi,
Phần thưởng em trao: bàn tay thương yêu,
Lúc em ngồi cần mẫn trước khung thêu,
Vóc thon thả, hơi ngả mình lơi lỏng,
Đôi mắt ngọc, mái tóc xoăn rủ xuống,
Tôi lặng im, như đứa trẻ, đắm nhìn,
Có nên nói chăng về nỗi buồn ghen,
Về bất hạnh trong lòng tôi day dứt -
Em sửa soạn đi chơi xa những lúc
Trời tối sầm, ảm đạm, gió từng cơn?
Và giọt lệ em nhỏ giữa cô đơn,
Và lời nói nơi chỉ còn hai đứa,
Và chuyến đi miền quê đáng nhớ,
Và một chiều vọng tiếng piano...
Alina! Mong em hãy thương cho,
Tôi không dám cầu xin em tình ái!
Có lẽ bởi chất chồng nhiều tội lỗi,
Thiên thần ơi, tôi đâu xứng tình em!
Nhưng xin em hãy cứ giả vờ thêm!
Ánh mắt ấy chứa bao điều huyền bí...
Ôi, lừa dối tôi nào khó,
Tôi vốn đang muốn tự dối mình!
(Tạ Phương dịch)
Sao
Một ngôi sao vừa rơi
Vụt tắt trên bầu trời
Hay là tên người ấy
Vụt tắt ở trong tôi
Vẫn thấy trên bầu trời
Có muôn vàn sao sáng
Mà ở trong lòng tôi
Như một hành lang vắng
Một ngôi sao vừa tắt
Bầu trời vẫn không buồn
Sao tên người ấy tắt
Trong lòng tôi cô đơn?
Tuyết nhấp nhô như sóng
Hát nghe những khúc hát:
Giải nỗi buồn trong đêm,
Ôi, xiết bao thân thiết
Những lời ca ngang tàng
Hát đi, bác xà ích!
Ta sẽ chăm chú nghe. ni
Trăng liềm soi tịch mịch,
Buồn tênh gió thoảng xa
Hát đi: "Trăng, trăng đẹp,
Sao trăng lại cứ nhoà?"
Lá bùa
Nơi biển cả đêm ngày dào dạt
Vỗ sóng vào ghềnh đá hoang vu
Nơi vầng trăng toả soi ấm áp
Trong bóng đêm êm ả lặng lờ
Nơi chúa Môn miệt mài phòng cấm
Ngày đêm cùng thê thiếp nô đùa
Một thiếu nữ ôm tôi âu yếm
Trao cho tôi giữ một lá bùa!
Âu yếm và nàng căn dặn:
"Lá bùa này giữ kĩ, nghe anh:
Trong bùa có sức thần kì, mầu nhiệm
Đó lòng em trao gửi mối tình!"
Lá bùa em hỡi anh yêu quý,
Không cứu anh thoát bệnh tật, hiểm nguy
Giữa cuồng phong, giữa cơn bão tố
Lá bùa em không giúp được anh gì!
Lá bùa của em không có thể
Tặng cho anh châu báu của phương Đông
Cũng không thể bắt người theo đạo
Phải vì anh ngoan ngoãn phục tùng
Cũng không thể đưa anh yêu quý
Từ xứ sầu trở lại quê hương
Từ miền Nam trở về phương Bắc
Về trong lòng bạn cũ mến thương
Nhưng khi những mắt ngời đĩ thoã
Bỗng làm anh mê mẩn tâm thần,
Không yêu đương ghì lấy hôn anh
Anh yêu quý, thì lá bùa em đó
Sẽ cứu anh khỏi tội lỗi xót xa
Khỏi những vết thương lòng mới nhỏ
Khỏi dối lừa, khỏi mọi phôi pha
HỠI SÓNG CẢ
Hỡi sóng cả, ai ngăn ai chặn
Bước các ngươi ào ạt trào lên?
Ai biến dòng nước xưa cuồn cuộn
Thành ao tù hoang dại lặng câm?
Giữa lòng ta phép thần ai dập tắt
Cả khổ đau, hi vọng, cả niềm vui
Và đã đem giấc mơ màng biếng nhác
Phủ tâm hồn dông tố, tuổi hai mươi?
Gió, gió đâu, cuộn ao tù thành thác,
Phá tan tành đập chắn âm u!
Dông tố đâu - Hình ảnh của tự do
Hãy phả lên mặt nước tù u uất!
Chương
7: VĂN XUÔI
Người da đen của Pi ốt đại đế
Lời BBT: Cơ sở cốt truyện được nhà văn lấy từ tiểu sử của ông
tổ đằng ngoại mình là Abram Pêtrôvich Ganiban (trong truyện là Ibraghim), dòng
dõi ở châu Phi, từ nhỏ được Nga hoàng Piốt Đại Đế (1672 - 1725) nhận làm con
nuôi, sau đó gửi sang Pháp học kỹ thuật xây dựng. Về nước, Ganiban trở thành một
kỹ sư xây dựng lỗi lạc, một trong những người có học vấn cao nhất thời đó, nhiều
năm sống bên cạnh Nga hoàng với cương vị thư ký, phiên dịch viên và kiến trúc
sư.
Cuộc đời của Ganiban đến đời Puskin đã được huyền thoại hóa.
Không phải tất cả các chi tiết trong cuộc đời Ibraghim đều là sự thật, mà do
Puskin sáng tác. Viết tác phẩm, Puskin muốn khắc hoạ chân dung sống động về một
vị minh quân vĩ đại nhất nước Nga, đức vua quyền lực vô song đang cải tạo nước
Nga, đồng thời cũng là con người bình dị, cởi mở. Nhân cách của nhà vua hiện ra
qua sự cảm thụ của "người con nuôi da đen", một con người có nhân
cách, có lòng tự trọng, có ý thức rõ ràng về vai trò của mình là "người
giúp việc cho một vĩ nhân, cùng chung sức với người đó hoạt động cho vận mệnh một
dân tộc vĩ đại".
Đây là một trong những tác phẩm văn xuôi đầu tiên của Puskin.
Cuốn tiểu thuyết không được hoàn thành, nhưng đã thể hiện những tìm tòi đổi mới
trong thể loại, điều mà nhà văn còn tiếp tục làm trong các tác phẩm văn xuôi có
giá trị sau này.
Phần trích sau đây là chương II và III của tác phẩm.
CHƯƠNG II
Sắc đẹp chẳng còn ve vuốt nổi,
Niềm vui nào cảm phục làm sao,
Trí tuệ còn đâu nông nổi nữa,
Thành công ta đạt- biết nói sao...
Trăn trở khát thèm niềm vinh dự
Mải nghe - ồn ã tiếng tăm reo!
(Deczavin) (1)
Ngày tháng trôi qua, nhưng chàng Ibraghim si tình vẫn chưa
đành lòng rời bỏ người đàn bà mà chàng đã quyến rũ. Bá tước phu nhân mỗi ngày một
thêm quyến luyến chàng. Đứa con trai của họ được nuôi nấng ở một tỉnh xa. Những
lời bàn tán ra vào bắt đầu im dần, và đôi tình nhân bắt đầu hưởng những ngày êm
ả, lặng yên nhớ lại cơn bão táp đã qua và cố gắng không nghĩ đến tương lai.
Một hôm Ibraghim đang đứng ở cổng toà nhà của công tước
Oóclêăng (2). Công tước đi ngang, thấy chàng thì dừng lại và trao cho chàng một
bức thư, nói rằng chàng có thể đọc vào lúc rỗi rãi. Đó là một bức thư của Piốt
Đệ Nhất gửi công tước Oóclêăng. Nhà vua đoán ra nguyên nhân thật của việc
Ibraghim không muốn về, ngài viết cho công tước rằng ngài không hề có ý định ép
uổng Gibraghim bất cứ điều gì, ngài sẽ để cho Ibraghim tự quyết định lấy, muốn
về Nga hay không là tùy chàng, nhưng dù có thế nào chăng nữa thì ngài vẫn không
bao giờ ruồng bỏ người con nuôi của ngài. Bức thư này khiến Ibraghim cảm động đến
tận đáy lòng. Từ phút đó số phận của chàng đã được định đoạt. Ngày hôm sau
chàng cho quan phụ chánh biết rằng chàng sẽ lập tức trở về Nga. Công tước bảo
chàng: "Anh hãy suy nghĩ cho kỹ đi. Nước Nga không phải là Tổ quốc của
anh; tôi chắc anh sẽ không bao giờ thấy lại nơi quê hương nồng nực của anh nữa;
nhưng anh đã sống ở Pháp một thời gian rất lâu cho nên đối với khí hậu và lối sống
ở nước Nga bán khai kia anh cũng đã trở nên rất xa lạ. Anh sinh ra không phải
là thần dân của vua Piốt. Hãy nghe tôi: vua Piốt đã rộng lượng để anh tùy ý quyết
định như vậy, thì anh nên ở lại Pháp, anh đã từng đổ máu vì nước Pháp, và xin
anh tin tưởng rằng ở đây những công lao và tài năng của anh cũng sẽ được đền bù
xứng đáng".
Ibraghim chân thành cảm tạ công tước, nhưng vẫn kiên trì với
ý định của mình. Quan phụ nói: "Thật đáng tiếc, nhưng kể ra anh làm như vậy
là phải". Công tước hứa giải quyết việc hồi hưu cho chàng và lập tức viết
thư cho vua Nga kể hết mọi việc.
Ibraghim nhanh chóng sửa soạn lên đường. Trước ngày ra đi một
hôm, Ibraghim vẫn như thường lệ đến chơi buổi tối ở nhà bá tước phu nhân D. Phu
nhân không hề hay biết gì cả. Ibraghim không có đủ can đảm thổ lộ với nàng. Về
đến nhà, chàng liền viết bức thư sau đây, trong một tâm trạng gần như điên dại:
"Lêônora yêu dấu, anh đi đây, anh từ biệt em vĩnh viễn.
Anh viết thư cho em, bởi vì anh không thể có đủ sức để giãi bày cùng em bằng
cách khác.
Hạnh phúc của anh không thể tiếp tục được nữa. Anh đã hưởng
nó, bất chấp số phận, bất chấp tạo hoá. Thế nào rồi em cũng có ngày không yêu
anh nữa; tình yêu đắm say kia rồi sẽ có ngày mất. Ý nghĩ này luôn bám theo anh,
ngay cả trong những giây phút mà hình như anh đã quên hết, khi bên chân em anh
say sưa uống lấy sự hy sinh cuồng nhiệt của em, nguồn ái ân không bao giờ cạn của
em... Thế gian nhẹ dạ lắm, những việc gì mà trên lý thuyết nó chấp nhận, thì
trên thực tế nó lại xua đuổi không thương tiếc: không chóng thì chầy, những lời
nhạo báng tàn nhẫn của thế gian cũng sẽ thhắng được em, sẽ khuất phục được tâm
hồn nồng nhiệt của em và cuối cùng em sẽ thấy hổ thẹn về tình yêu say đắm của
em... bấy giờ anh sẽ ra sao? Không! Thà chết, thà từ biệt em trước cái phút khủng
khiếp đó...
Tha thứ cho anh nhé, Lêônora, người bạn đáng yêu, người bạn
duy nhất của anh. Từ biệt em là từ biệt những niềm vui đầu tiên và cuối cùng của
đời anh. Anh không có Tổ quốc, cũng không có người thân thuộc. Anh trở về nước
Nga buồn tẻ, ở đấy nỗi cô đơn hoàn toàn sẽ là nguồn an ủi với anh. Những công
việc khắc khổ mà từ nay anh sẽ làm, nếu không dập tắt được thì ít ra cũng giúp
anh khuây khỏa những nỗi niềm đau khổ về những ngày hạnh phúc hoan lạc bên
em... Lêônora, tha thứ cho anh nhé, anh bứt ra khỏi lá thư này như bứt khỏi đôi
cánh tay mềm dịu của em; em tha thứ cho anh, anh xin cầu mong em được hạnh phúc
- xin em thỉnh thoảng nghĩ đến gã da đen đáng thương, đến Ibraghim trung thành
của em."
Ngay đêm ấy chàng lên đường đi sang Nga.
Ibraghim thấy cuộc hành trình không đến nỗi khủng khiếp như
chàng tưởng. Trí tưởng tượng của chàng đã thắng cõi thực tế. Chàng càng đi xa
Pari thì những gì mà chàng giã từ vĩnh viễn càng hiện rõ ra trước mắt chàng,
sinh động, gần gũi hơn bao giờ hết.
Thấm thoát Ibraghim đã đến biên giới Nga. Mùa thu đã đến.
Nhưng mấy anh xà ích, mặc dù đường xấu, vẫn đưa chàng đi nhanh như gió, và ngày
thứ mười bẩy của cuộc hành trình, vào một buổi sớm, xe chàng đã về đến Kraxnôiê
Xêlô(3), một làng ở bên đường thiên lý hồi bấy giờ.
Từ đấy đến Pêterburg còn hai mươi tám vécxta(4).
Trong khi những người xà ích thắng ngựa, Ibraghim vào trạm. Một
người cao lớn mặc áo ca-phơ-tan màu xanh lá cây đang ngồi trong góc, mồm ngậm một
cái tẩu thuốc bằng đất nung, khuỷu tay chống lên bàn, chăm chú đọc mấy tờ báo ở
Hămbua gửi đến. Nghe có tiếng P người bước vào, người đó ngẩng đầu lên. Trông
thấy Ibraghim, người đó vụt đứng dậy, kêu to:
- A! Ibraghim đấy à? Chào con!
Ibraghim nhận ra vua Piôt, mừng quá, toan chồm lại ôm chầm lấy,
nhưng nửa chừng sực nhớ lễ nghi vua tôi, liền kính cẩn đứng lại. Nhà vua lại gần
Ibraghim, ôm lấy chàng và hôn lên đầu chàng. Vua Piôt nói:
-Ta nghe báo có con về, nên ra đây đón con. Ta đợi con ở đây
từ hôm qua.
Ibraghimkhông biết nói gì để tỏ lòng biết ơn nữa. Nhà vua nói
tiếp:
- Con bảo họ đánh chiếc xe của con theo sau; còn con thì cùng
ngồi xe với ta về.
Chiếc xe ngựa của nhà vua đã đánh ra. Piốt và Ibraghim lên
xe. Chiếc xe chuyển bánh. Một giờ rưỡi sau, họ vào địa phận kinh thành
Pêterburg. Ibraghim tò mò ngắm cảnh kinh kỳ mới xây dựng đang vươn lên cao từ
những cánh đồng lầy, tuân theo ý muốn của nhà vua quyền lực tối thượng. Những
con đê trần trụi, những con sông đào chưa xây bờ, những chiếc cầu gỗ nhan nhản ở
khắp nơi đánh dấu cuộc đấu tranh giữa ý chí con người với thiên nhiên diễn ra
cách đây không lâu, trong đó con người đã chiếm phần thắng. Nhà cửa có vẻ như
được dựng lên một cách hối hả vội vàng. Trong khắp thành phố không thấy có gì
tráng lệ ngoài con sông Nêva, bấy giờ chưa xây bờ bằng đá hoa cương, nhưng đã
chật ních những thuyền chiến và thuyền buôn.
Cỗ xe ngựa của nhà vua dừng trước mặt một toà nhà gọi là Cung
điện vườn Txaritxưn. Trên thềm có một người thiếu phụ tuổi chừng ba mươi lăm ra
đón vua Piốt. Bà ta rất đẹp, ăn mặc theo thời trang mới nhất ở Pari, Piốt ôm
hôn bà ta rồi cầm tay Ibraghim, nói:
- Êkatêrina (5), mình có nhận ra cậu con đỡ đầu của ta không?
Ta xin mình yêu thương yêu cậu ta như trước. nói: "
Êkatêrina nhìn Ibraghim bằng đôi mắt đen và sắc, niềm nở đưa
tay cho chàng hôn. Hai cô thiếu nữ trẻ măng, người cao dong dỏng, tươi như hai
đóa hồng, đứng sau lưng hoàng hậu và kính cẩn bước lại gần Piôt. Nhà vua nói với
một trong hai nàng công chúa:
- Lidavêta, con có nhớ chú bé da đen ăn cắp táo của ta cho
con ở Ôranhiênbaum(6) không? Đây, chính chú ta đây, cha xin giới thiệu.
Công chúa bật cười và đỏ mặt. Họ vào phòng ăn. Bàn ăn đã dọn
sẵn chờ nhà vua về. Vua Piốt và cả nhà ngồi vào bàn, mời cả Ibraghim cùng dùng
bữa trưa. Trong bữa ăn, nhà vua hàn huyên đủ thứ chuyện với Ibraghim, hỏi chàng
về cuộc chiến tranh Tây Ban Nha, về công việc nội trị của nước Pháp, về quan phụ
chánh - là người mà Piốt rất mến, mặc dù có nhiều điểm ngài không tán thành.
Ibraghim vốn sẵn có trí tuệ chính xác và biết quan sát; Piốt rất hài lòng với
những câu trả lời của chàng: ngài nhắc lại vài tính cách của Ibraghim hồi còn
nhỏ và kể về chúng hết sức vui vẻ, hồn nhiên đến nỗi khó có thể tin rằng ông chủ
nhà hiền hậu và mến khách này lại là vị anh hùng của trận Pôntava(7), vị vua
quyền lực vô song và cũng vô cùng tàn bạo đang cải tạo toàn thể nước Nga.
Sau bữa ăn trưa, theo phong tục Nga, nhà vua đi nghỉ.
Ibraghim ngồi lại với hoàng hậu và hai nàng công chúa. Chàng cố gắng làm thoả
mãn trí tò mò của họ, miêu tả lối sinh hoạt ở Pari, những ngày hội và những thị
hiếu thời thượng ở đấy. Trong khi đó một số cận thần của nhà vua lục tục vào
cung. Ibraghim nhận ra công tước Mensikốp(8), một người rất oai vệ. Trông thấy
Ibraghim đang nói chuyện với hoàng hậu Êkatêrina, Mensikốp kiêu hãnh đưa mắt liếc
nhìn chàng. Ibraghim còn nhận ra công tước Đôngôruki (9), một quan cố vấn rất
nghiệt ngã của Piôt, nhà bác học Bruýt (10), một người mà trong dân gian thường
gọi là Phaoxt (11) của người Nga, chàng Ragudinxki (12) trẻ tuổi, trước kia là bạn
học của Ibraghim, và nhiều người khác nữa, đến tâu trình và đợi lệnh của nhà
vua.
và chĐộ hai giờ sau vua Piôt ra, ngài bảo Ibraghim:
- Để xem anh chàng này có quên mất công việc ngày trước không
nào. Cầm lấy cái bảng đá và đi theo ta.
Vua Piôt vào phòng làm việc, đóng kín cửa lại và bắt tay vào
công việc trị quốc. Nhà vua lần lượt giải quyết những công việc với Bruýt, với
công tước Đôngôruki, với viên cảnh sát trưởng Đêvie(13) và đọc cho Ibraghim
chép một vài sắc lệnh và quyết nghị. Ibraghim không khỏi kinh ngạc về trí thông
minh vững chắc và mau lẹ của nhà vua, sức tập trung mạnh mẽ và uyển chuyển cũng
như khả năng bao quát nhiều mặt hoạt động của ngài. Giải quyết xong công việc,
Piốt rút cuốn sổ tay rà soát xem đã làm xong hết các việc dự định ngày hôm nay
chưa. Sau đó nhà vua ra khỏi phòng làm việc và bảo Ibraghim:
Ngồi lại một mình, Ibraghim bàng hoàng như trong một cơn mê.
Thế là chàng đã trở về Pêterburg, chàng lại được nhìn thấy bậc vĩ nhân đã sống
cạnh chàng suốt thời thơ ấu: nào hồi ấy chàng đã biết giá trị của người ấy đâu?
Trong thâm tâm Ibraghim thấy có một cái gì như lòng hối hận: đây là lần đầu
tiên sau khi chia tay, bá tước phu nhân D. không còn là suy nghĩ duy nhất của
chàng cả ngày trời. Ibraghim thấy rằng cuộc sống mới đang chờ đợi chàng với những
công việc bận rộn của nó sẽ có thể làm sống lại tâm hồn chàng vốn đã mệt mỏi vì
những dục vọng, vì cuộc sống nhàn tản và nỗi sầu thầm kín. Nghĩ rằng nay mình
là phụ tá của một vĩ nhân, được cùng người ấy đổi thay vận mệnh của một dân tộc
vĩ đại, lần đầu tiên chàng thấy có mộc cảm giác tự hào cao cả. Lòng tràn ngập với
những ý nghĩ đó, Ibraghim nằm xuống chiếc giường nhỏ dùng khi hành quân đã được
dọn sẵn cho chàng, và khi chàng thiếp đi, giấc mơ quen thuộc lại đưa chàng trở
lại thành Pari xa xăm, trong vòng tay ôm ấp của bá tước phu nhân dịu dàng xinh
đẹp
ình yêu
CHƯƠNG III
Như những đám mây trên bầu trời
Y nguyện chúng ta cũng đổi thay dáng hình mong manh
Bữa nay chúng ta yêu thương, nhưng ngày mai lại đã căm giận.
Kiukhenbeker (14)
Sáng hôm sau Piốt y hẹn đánh thức Ibraghim dậy, phong cho
chàng làm trung uý đại đội pháo binh trung đoàn Prêôbragienxki(15) là đơn vị mà
xưa kia chính nhà vua đã từng làm đại uý. Các triều thần vây quanh Ibraghim, mỗi
người một cách cố lấy lòng con người được nhà vua yêu mến. Công tước Mensicốp
kiêu ngạo là thế mà cũng thân mật bắt tay Ibraghim. Sêrêmêchép (16) thì hỏi thăm
các bạn quen của ông ta ở Pari, còn Gôlôvin (17) thì mời chàng đến ăn bữa trưa.
Tấm gương này được nhiều người khác noi theo, đến nỗi rốt cuộc ít nhất là trong
một tháng Ibraghimkhông có ngày nào ăn ở nhà cả.
Ibraghim sống qua những ngày đều đặn giống nhau, nhưng bận rộn
nên chàng không lúc nào thấy buồn. Ibraghim mỗi ngày một thấy lòng mình một gắn
bó với nhà vua; chàng hiểu rõ thêm, sâu thêm tâm hồn cao cả của bậc vĩ nhân.
Theo những tư tưởng của con người như vậy là một khoa học cực kỳ lý thú.
Ibraghim được thấy Piốt trong Pháp viện tối cao (18), tranh luận với
Buturlin(19) và Đôngôruki, phân tích các vấn đề quan trọng về luật pháp ở hội đồng
hi quân (20) khẳng định thế lực của nước Nga trên mặt biển, chàng nhìn thấy nhà
vua ngồi với Phêôphan (21), Gavrin Buginxki (22) và Kôpiêvích (23) trong những giờ
nghỉ ngơi, xem bản dịch tác phẩm của các nhà công pháp ngoại quốc hay đi thăm
xưởng chế tạo của một thương gia, xưởng thợ của một người thợ thủmột công hay
phòng làm việc của một nhà bác học. Ibraghim thấy nước Nga như một công xưởng
khổng lồ, ở đó toàn thấy máy móc hoạt động, ở đó mỗi người thợ đều răm rắp tuân
theo trật tự đã định mà làm công việc của mình. Ibraghim cho rằng mình cũng có
bổn phận phải ra sức làm việc bên bàn máy của mình, và chàng cố gắng làm sao bớt
tiếc những cảnh vui chơi nhàn hạ của cuộc sống ở Pari. Nhưng có một kỷ niệm
khác, một kỷ niệm êm đềm mà chàng thấy khó xua đuổi hơn: Ibraghim vẫn luôn nhớ
đến bá tước phu nhân D., chàng tưởngtượng thấy nỗi đau phẫn uất chính đáng của
nàng, rồi nước mắt và nỗi đau buồn. Nhưng đôi khi một ý nghĩ khủng khiếp khiến
cho lồng ngực chàng như thắt lại: cảnh sống lông bông của giới thượng lưu, một
cuộc tình duyên mới, một kẻ khác được diễm phúc... Ibraghim rùng mình; lòng
ghen tuông bắt đầu sôi sục lên trong dòng máu Châu Phi của chàng và những giọt
nước mắt nóng ran chỉ chực tuôn chảy trên da mặt đen nhánh của chàng.
Một buổi sáng, Ibraghim đang ngồi trong phòng làm việc, giữa
những tập giấy tờ công vụ, thì chợt nghe một tiếng chào rất to bằng tiếng Pháp;
Ibraghim giật mình quay lại thì thấy Koócxakốp(24), một người bạn trẻ khi chàng
về Nga hãy còn ở lại giữa cơn lốc của thành Pari hoa lệ. Koócxakốp ôm hôn Ibraghim
và vui sướng reo lên. Koócxakốp nói: "Tôi mới về liền chạy thẳng đến tìm
anh đây. Tất cả các bạn bè quen ở Pari đều có lời thăm anh, họ đều nhớ anh; bá
tước phu nhân D. dặn tôi thế nào cũng tìm anh cho được, đây có bức thư bà ta gửi
cho anh đây." Ibraghim run run chộp lấy thư. Chàng nhìn nét chữ quen thuộc
mà không dám tin ở mắt mình nữa. "Tôi thật lấy làm mừng - Koócxakốp tiếp-
rằng anh chưa chết buồn ở cái thành Peterburg man rợ này! Ở đây người ta làm gì
cho qua thời giờ? Thợ may nào chuyên may áo cho anh? Đây có gì xem không, ít ra
cũng phải có nhạc kịch chứ?". Ibraghim lơ đễnh đáp lại rằng có lẽ bây giờ
nhà vua đang làm việc ngoài xưởng đóng tàu ấy. Koócxakốp bật cười: "Thôi,
anh chàng này, anh ta nói, bây giờ cũng chẳng còn trí óc nào mà nói chuyện với
tôi đâu; để lúc khác hãy nói chuyện cho thỏa nhé; tôi đi trình diện với đức vua
đây." Nói đoạn Koócxakốp quay người lại bằng một gót giày và chạy ra
ngoài.
Ibraghim ngồi lại một mình, vội vàng bóc phong bì ra. Bá tước
phu nhân dịu dàng than thở với chàng, oán trách chàng đã có thái độ vờ vĩnh và
không tin nàng. Phu nhân viết:
"Anh bảo rằng sự yên tĩnh của em đối với anh là điều quý
giá nhất trên đời. Ibraghim! Nếu quả thật như thế thì sao anh lại nỡ bắt em phải
chịu đựng những phút khủng khiếp như khi em nhận được cái tin bất ngờ là anh đã
ra đi? Anh sợ rằng em sẽ giữ anh lại; xin anh tin cho rằng dù em yêu anh say đắm,
em vẫn có thể hy sinh tình yêu của em vì hạnh phúc của anh, vì cái mà anh xem
là nhiệm vụ của anh". Cuối bức thư, bá tước phu nhân tha thiết xin
Ibraghim tin cho rằng nàng vẫn yêu Ibraghim say đắm và khẩn khoản chàng viết
thư cho mình, dù chỉ là thỉnh thoảng, nếu như không hy vọng gì còn có lúc gặp
nhau nữa.
Ibraghim đọc đi đọc lại bức thư này đến vài chục lần, lòng bồi
hồi cảm động, chàng hôn hít mãi những dòng chữ quý giá đó. Ibraghim vô cùng sốt
ruột muốn nghe thêm tin tức về bá tước phu nhân và đã toan lên xe đến xưởng
đóng tàu mong gặp Koócxakốp ở đấy, nhưng cánh cửa đã vụt mở và Koócxakốp lại bước
vào. Anh ta đã đến trình diện vua Piốt và cũng như thường lệ, anh ta có vẻ rất
hài lòng về bản thân mình. Koócxakốp bảo Ibraghim: "Entre nous (nói riêng
giữa chúng mình với nhau -tiếng Pháp), nhà vua thật là một con người hết sức kỳ
quặc; anh thử tưởng tượng là tôi gặp ngài trên cột buồm của một chiếc tàu mới
đóng, mình mặc một chiếc áo lót bằng vải thô thì có lạ không chứ, tôi phải leo
tít lên trên ấy đưa các thư tín cho ngài. Tôi đứng trên thang dây, không sao có
đủ chỗ để làm một cái révérence (chào cung kính - tiếng Pháp) cho tươm tất, thành
ra cứ lúng túng mãi; từ bé đến lớn chỉ có lần này tôi mới bị lúng túng như thế
đấy. Tuy nhiên đức vua đọc xong các thư từ liền nhìn tôi từ đầu đến chân và có
lẽ rất lấy làm vừa lòng kiểu ăn mặc rất sang mà lại có "gu" của tôi:
dù sao thì ngài cũng mỉm cười và mời tôi đến dự buổi vũ hội hôm nay. Nhưng ở
Pêterburg thì tôi hoàn toàn như một người ngoại quốc, sáu năm nay sống ở nước
ngoài tôi quê là "n hết những phong tục tập quán ở đây rồi; anh làm ơn hướng
dẫn cho tôi, anh ghé lại cùng đi với tôi, rồi giới thiệu tôi nhé".
Ibraghim ưng thuận và vội vã lái câu chuyện sang một vấn đề thân thiết với
chàng hơn.
- Thế bá tước phu nhân D. ra sao?
- Bá tước phu nhân ấy à? Ô, cố nhiên là lúc đầu, khi anh mới
ra đi, bá tước phu nhân buồn lắm; rồi về sau cố nhiên cũng khuây khỏa dần và bắt
tình nhân với một người khác, này anh có biết ai không? Hầu tước R. đấy; cái
anh chàng dài loằng ngoằng ấy mà; ồ, sao anh trợn tròn xoe đôi mắt trắng dã ấy
ra mà làm gì thế? Anh cho những chuyện ấy lạ lắm phỏng; chẳng nhẽ anh lại không
biết rằng người ta không ai buồn được lâu, nhất là phụ nữ. Thôi, xin anh nghĩ
cho kỹ việc này đi, còn tôi thì xin về nghỉ cho lại sức; anh đừng quên ghé lại
đằng tôi đấy nhé.
Những tình cảm gì chất chứa đầy tâm hồn Ibraghim kia? Ghen
tuông ư? Cuồng dại ư? Hay là tuyệt vọng? Không, chỉ có một nỗi chán chường sâu
xa, u uất mà thôi. Chàng tự nhủ: cái đó ta đã thấy trước; việc đó thế nào cũng
phải xảy ra. Rồi Ibraghim giở bức thư của bá tước phu nhân ra đọc một lần nữa
và gục đầu xuống khóc nức nở. Chàng khóc hồi lâu. Nước mắt tuôn ra khiến cho
lòng chàng nhẹ bớt. Liếc nhìn đồng hồ, chàng thấy đã đến giờ phải ra đi. Giá mà
được miễn thì Ibraghim thật rất hài lòng, nhưng đi dự vũ hội này là một nhiệm vụ;
nhà vua đã ra nghiêm lệnh cho các cận thần thế nào cũng phải đến dự. Ibraghim mặc
áo và lên xe đến nhà Koócxakốp. (...)
Koócxakốp luôn mồm hỏi Ibraghim: Ai là hoa khôi ở Pêtécrburg?
Ai nổi tiếng là người khiêu vũ giỏi nhất? Hiện nay điệu nhảy nào hợp thời nhất?
Ibraghim miễn cưỡng trả lời ông bạn tò mò. Trong khi đó họ đã đến gần cung điện.
Trông thấy Ibraghim, trong đám gia nhân có tiếng xì xào:
"Ông A Rập! Ông A Rập của Hoàng thượng đấy!" Ibraghim hấp tấp dẫn
width="Koócxakốp đi qua đám gia nhân hỗn tạp đó. Người hầu trong cung mở rộng
cửa ra trước mặt hai người, và họ bước vào phòng. (...)
Koócxakốp cứ ngẩn người ra mà nhìn. Thấy có hai người khách mới
đến, một người hầu vội bưng chiếc khay trên có chai bia và mấy cái cốc lại.
Koócxakốp hỏi thầm Ibraghim:
- Que diable est-ce que tout cela? (Cái gì kỳ cục thế này? -
Tiếng Pháp)
Ibraghim không thể không mỉm cười.
Hoàng hậu và hai nàng công chúa, đẹp lộng lẫy trong những phục
sức sang trọng, đi lại giữa đám khách, vồn vã nói chuyện với họ. Nhà vua lúc bấy
giờ đang ngồi ở một phòng khác. Koócxakôp muốn ra mắt ngài, phải chật vật lắm mới
chen được vào đấy, sau khi đã len lỏi giữa đám đông rộn rịp di chuyển không ngừng.
Số đông khách ngoại quốc đều ở đấy. Họ sang trọng ngồi hút những chiếc tẩu thuốc
bằng đất nung và nốc cạn những cốc rượu cũng bằng đất nung. Trên các bàn có đặt
những chai rượu vang và bia, những chiếc túi da đựng thuốc lá, những chiếc túi
da đựng thuốc lá, những cốc rượu pun-sờ và những bàn cờ. Bên một bàn như thế Piốt
đang ngồi đánh cờ với một ông thuyền trưởng người Anh vạm vỡ. Hai người ra sức
phun vào nhau những đám khói dày đặc; nhà vua đang mải nghĩ một nước cờ bất ngờ
của đối phương, cho nên Koócxakốp xun xoe mãi xung quanh bàn mà ngài cũng không
hề để ý; vừa lúc đó, một người to béo, găm ở trước ngực một chùm hoa cũng đồ sộ
hấp tấp đi vào và lớn tiếng tuyên bố rằng cuộc khiêu vũ đã bắt đầu, rồi lập tức
lui ra; một số khách khứa liền ra theo, trong đó có cả Koócxakốp.
Một cảnh tượng bất ngờ khiến anh ta kinh ngạc. Suốt dọc phòng
khiêu vũ, trong một tiếng nhạc hết sức bi ai, các khách nhảy nam nữ đứng thành
hai hàng dài đối diện nhau; các khách nam nghiêng mình chào rất thấp, các khách
nữ nhún mình chào thấp hơn nữa. Lúc đNo 47;u họ chào trước mặt, rồi quay sang
chào bên phải, bên trái, rồi lại chào trước mặt, rồi lại quay sang phải, cứ thế
mãi. Koócxakốp đứng xem cái lối giết thời giờ rắc rối này, cứ trợn tròn xoe mắt
ra và cắn môi phân vân, chẳng hiểu ra làm sao nữa. Những cuộc cúi chào và nhún
mình như vậy kéo dài chừng nửa tiếng. Cuối cùng nó cũng chấm dứt, và ông to béo
có chùm hoa lớn tiếng tuyên bố rằng điệu vũ nghi lễ đã xong, và ra lệnh cho các
nhạc công chơi một bài mơ-nuy-ê(25). Koócxakốp mừng thầm và đã sửa soạn ra tay
trổ tài khiêu vũ. Trong số các tiểu thư có một người rất vừa mắt Koócxakốp. Cô
ta khoảng chừng mười sáu tuổi, phục sức cực kỳ sang trọng, nhưng rất tế nhị. Cô
ngồi bên cạnh một người đàn ông đã luống tuổi, vẻ oai vệ và nghiêm khắc.
Koócxakốp lại gần cô tiểu thư và kính cẩn mời cô ra nhảy, thiếu nữ nhìn Koócxakốp,
vẻ bối rối và hình như không biết trả lời ra sao. Người đàn ông ngồi bên cạnh
cô ta mặt lại càng sa sầm hơn trước. Koócxakốp đang đứng đợi tiểu thư trả lời,
thì cái ông to béo có chùm hoa trên ngực đã đến gần chàng, đưa chàng ra giữa
phòng khiêu vũ và trịnh trọng tuyên bố: "Thưa ngài, ngài đã phạm lỗi, thứ
nhất là vì đã lại gần một thiếu nữ mà không cúi chào ba lần theo đúng lệ, thứ
hai là vì đã tự ý đến chọn tiểu thư kia, trong khi lệ đã định rằng trong các điệu
mơ-nuy-ê thì quyền chọn bạn nhảy là của khách nữ, chứ không phải khách nam. Vì
vậy ngài phải chịu trừng phạt, ngài phải uống cạn một cốc rượu phượng hoàng lớn."
Koócxakốp càng sửng sốt. Chỉ một phút sau khách khứa đã xúm
quanh đòi anh ta phải thi hành luật lệ ngay tức khắc. Piốt ở phòng bên nghe tiếng
cười nói nhộn nhạo liền bước ra, vì nhà vua rất thích tự mình tham dự vào những
cuộc trừng phạt như thế này. Đám đông dạt sang hai bên để nhường lối cho nhà
vua, và một lát sau ngài đã bước vào chỗ phạm nhân đang đứng; trước mặt phạm
nhân là người điều khiển vũ hội tay cầm cái cốc to tướng rót đầy rượu
Man-va-di. Ông ta không sao thuyết phục nổi phạm nhân tự nguyện phục tùng pháp
luật. Trông thấy Koócxakốp, vua Piốt nói: "A ha! Thế là vớ được anh chàng
này rồi! Thôi xin me-xừ uống cho mà không được nhăn mặt đấy."
Không còn cách gì thoái thác nữa. Chàng công tử đáng thương
kia đành uống một hơi cạn cốc và trả cốc lại cho người điều khiển vũ hội. Vua
Piốt nói: "Này, anh Koócxakốp, quần của anh là quần nhung cơ đấy, quần ấy
thì đến tôi cũng không dám mặc thế mà tôi còn giàu hơn anh nhiều. Thật là hoang
phí; anh coi chừng, có ngày tôi với anh lại xung khắc với nhau đấy".
Nghe nhà vua nói, Koócxakốp chỉ muốn độn thổ, nhưng cứ loạng
choạng suýt ngã nhào ra, khiến cho vua Piốt và các quan khách vô cùng khoái
trá. Việc vừa xảy ra không những không có phương hại gì đến tính chất thống nhất
và hấp dẫn của hoạt động chính, mà còn làm cho nó sinh động thêm lên nữa. Các
khách nhảy nam giới bắt đầu cộp giày vào nhau và cúi chào, còn nữ giới thì đánh
gót giày xuống sàn một cách hăng hái hơn trước và hoàn toàn không thèm theo nhịp
nữa. Koócxakốp không thể tham dự vào cuộc vui chung. Cô tiểu thư mà anh ta chọn,
theo lệnh của ông bố là Gavrila Aphanaxievich lại gần Ibraghim, đôi mắt xanh cụp
mi xuống, và rũt rè đưa tay ra cho chàng. Ibraghim nhảy với cô một điệu
mơ-nuy-ê và dẫn cô về chỗ ngồi. Rồi chàng đi tìm Koócxakốp, dìu anh ta ra khỏi
phòng, đặt anh ta lên xe và đưa về nhà. Dọc đường Koócxakốp cứ luôn mồm lắp bắp:
"Cái buổi dạ hội chết tiệt!...Cái cốc rượu phượng hoàng lớn chết tiệt!..."
- nhưng rồi chẳng bao lâu anh ta ngủ say như chết; khi về đến nhà, người ta cởi
quần áo ngoài cho anh ta, đặt anh ta vào giường mà anh ta cũng chẳng hề hay biết
gì cả.
Sáng hôm sau Koócxakốp thức dậy thì thấy đầu đau như búa bổ;
chỉ nhớ mang máng những chiếc gót giày cộp vào nhau, những cái nhún mình chào,
những đám khói thuốc lá, ông béo có chùm hoa và cốc rượu phượng hoàng lớn.
HOÀNG TÔN dịch
(Rút từ cuốn Alếchxanđrơ Puskin - Tuyển tập văn xuôi,
Nxb Văn học, Hà Nội, 1996)
CHÚ THÍCH:
1- Đề từ cho chương II trích trong Tụng ca Nhân cái chết của
công tước Meserxki (1779) của nhà thơ Nga nổi tiếng thế kỉ VIII Gavrila
Deczavin (1744 -1816)
2- Công tước Oóclêăng Philíp (1674 -1723): Quan phụ chính đại
thần của vua Lu-i XV
3- Kraxnôiê Xêlô: Một vùng thuộc ngoại ô Peterburg
4- Vec-xta: đơn vị đo chiều dài cũ của Nga, 1 vec-xta = 1,067
km
5- Êkatêrina Alêchxếepna (1684 -1727): Hoàng hậu Nga, vợ thứ
hai của vua Piốt I.
6- Ôranhiênbaum: Dinh thự của Nga hoàng ở ngoại ô Pêterburg.
7- Trận Pôntava năm 1709: Trận giao chiến quyết định giữa
quân Nga và quân Thụy Điển trong cuộc chiến tranh Bắc phưng 1700 -1721. Quân
Nga đứng đầu là Piôt Đại đế đã giành được chiến thắng oanh liệt, đánh tan tác
quân Thụy Điển.
8, 9, 10 -Mensikốp Alếchxanđr Đanhilôvich (1673 -1729),Công
tước Đôngôruki Iakốp Phêđôrôvích (1639 -1720), Bruýt Iakốp Vilimôvích (1670 -
1735): Các vị tướng Nga, phụ tá thân cận của vua Piốt.
11- Phaoxt Giôhan: Theo truyền thuyết Trung cổ đây là một nhà
kim thuật người Đức có phép thuật như một thầy phú thuỷ.
12- Ragudinxki:Vlađixlavich Xava Lukich (khoảng 1670 -1738) -
nhà hoạt động quốc gia và nhà ngoại giao Nga, theo dẫn chứng trong tiểu sử tiếng
Đức của Ganiban thì hình như anh ta được đưa từ Cônxtantinôpôn cùng Ganiban về
cho Piôt I. Thường thực hiện các sứ mệnh ngoại giao tại Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc.
13- Đêvie Antôn Manuilôvich - Người Bồ Đào Nha, cận thần và
trợ thủ đắc lực của Piốt I, thiếu tướng cảnh sát trưởng Peterburg.
14- Kiukhenbeker (1797 -1846): Một nhà thơ Nga tham gia phong
trào Cách mạng Tháng Chạp, bạn của Puskin. Lời đề từ chương III trích từ bi kịch
Những người Hy lạp của ông.
15- Trung đoàn Prêôbragienxki: Do Piôt I lập nên, một đơn vị
lâu đời có đặc quyền của quân đội Nga.
16-Sêrêmenchép Bôrit Pêtrôvích (1652 - 1719): Tướng Nga, bạn
chiến đấu, cận thần của Piốt, thuộc một dòng họ quý tộc lâu đời.
17- Gôlôvin Ivan Mikhailôvich ((1672 -1737): Quan cận thần của
Piốt, thuỷ sư đô đốc Nga.
18- Pháp viện tối cao: Cơ quan hành pháp cao nhất nước Nga Sa
hoàng, do Piốt I lập ra năm 1711.
19- Buturlin Ivan Ivanôvich (1661 -1738): Ngị sĩ, tướng, ủy
viên Hội đồng quân sự Nga
20-Hội đồng hải quân: Cơ quan Nhà nước Trung ương quản lý hạm
đội hải quân ở Nga (1718 - 1727)
21, 22- Phêôphan Prôkôpôvich (1681- 1736), Gavriin Burginxki
(1680 -1731), Kôppiêvich Ilia Pheđôrôvich (? -1707): Các giám mục Nga, nhà thơ,
nhà văn, học gi, những người ủng hộ các cải cách tiến bộ của Piốt.
23- Koócxakốp: Nguyên mẫu của nhân vật này là Rimxki -
Koócxakốp Vôin Iakốplêvich (1702 -1757). Năm 1716 được cử sang Pháp học, sau đó
trở về Peterburg.
24- Mơ-nuy-ê: Điệu nhảy Pháp cổ xưa, rất thịnh hành ở thế kỉ
XVII -XVIII.
PHÁT SÚNG (1)
Chúng tôi đọ súng
Baratưnxki (2)
Tôi sẽ bắn hạ hắn theo đúng luật lệ quyết đấu
(một phát bắn của tôi đang dành cho hắn).
Một buổi chiều tối ở doanh trại lộ thiên.(3)
I
Chúng tôi đóng quân tại thị trấn X. Sinh hoạt của một sĩ quan
trong quân đội thì chẳng còn ai lạ gì nữa. Buổi sáng thao diễn, tập ngựa; trưa
ăn ở nhà trung đoàn trưởng hay ở quán rượu của một người Do Thái; chiều tối uống
rượu và đánh bài. ở X. không có một nhà nào mở rộng cửa, chẳng có một cô gái
nào đáng để ý. Chúng tôi tụ tập ở nhà nhau, hết nhà này lại sang nhà khác; nơi
đây, ngoài những bộ quân phục ra, không còn thấy gì khác nữa.
Trong chúng tôi, chỉ có một người không phải con nhà lính. Y
trạc độ ba mươi lăm tuổaoi, vì thế mà được chúng tôi xem như một ông già. Sự từng
trải khiến cho y có nhiều ưu thế hơn lũ chúng tôi. Hơn nữa, cái sắc thái đăm
chiêu hàng ngày, cái tính tình khe khắt và cái lối ăn nói độc địa của y có ảnh
hưởng rất mạnh đến đầu óc non trẻ của chúng tôi. Có một cái gì bí ẩn bao phủ
lên cuộc đời của y. Y có vẻ là một người Nga, nhưng lại mang một cái tên ngoại
quốc. Ngày trước y phục vụ trong kỵ binh và được xem như là một con người tốt số.
Không ai biết nguyên nhân gì khiến y xin giải ngũ và đến trú ngụ ở cái trị trấn
khốn khổ này; ở đây y sống một cuộc sống vừa nghèo nàn vừa xa xỉ. Y luôn luôn
đi bộ, mặc một chiếc áo dài đen đã cũ, nhưng lại sẵn lòng thết đãi rộng rãi tất
cả các sĩ quan trong trung đoàn chúng tôi. Thật ra thì bữa ăn ở nhà y thường chỉ
là hai hay ba món, do một anh lính về hưu nấu, nhưng rượu sâm-banh thì cứ tha hồ
mà rót như nước sông. Không ai biết gì về gia sản và nguồn thu nhập của y,
nhưng cũng không ai dám hỏi y về điều ấy. Y có nhiều sách, phần lớn là những
sách nói về quân sự và tiểu thuyết nữa. Y vui lòng cho người ta mượn đọc và
không bao giờ đòi về, nhưng những sách y mượn của người ta thì y cũng không bao
giờ trả lại. Công việc chính của y là tập bắn súng lục. Các bức tường trong
phòng y chi chít những lỗ đạn trông như tổ ong. Xa xỉ phẩm duy nhất trong gian
nhà nghèo nàn của y là bộ sưu tập rất phong phú những khẩu súng lục. Nghệ thuật
bắn súng của y đạt tới mức kỳ diệu, đến nỗi nếu y tỏ ý muốn bắn một quả lê đặt trên
mũ cát-két của một kẻ nào đó, thì bất cứ ai trong chúng tôi cũng sẵn sàng đưa đầu
ra cho y, không một chút e ngại. Chuyện trò của chúng tôi thường đả động đến những
trận quyết đấu. Xinviô (đó là tên của y) không bao giờ xen vào những chuyện ấy.
Nếu hỏi y đã có lần nào quyết đấu với ai chưa, thì y trả lời gọn lỏn là có,
nhưng không bao giờ đi vào chi tiết, những chuyện ấy hình như làm cho y khó chịu.
Chúng tôi đoán rằng trong lương tâm của y chắc đã in hình ảnh của một nạn nhân
bất hạnh nào đó của tài nghệ bắn súng kinh khủng ấy. Vả lại không ai có thể
nghi ngờ chút nào rằng y là một người nhát gan. Có những kẻ chỉ nhìn bề ngoài
thôi cũng đủ khiến cho người ta không thể nào nghi ngờ như thế được. Một biến cố
bất ngờ xẩy ra đã khiến cho tất cả chúng tôi đều phải kinh ngạc.
Một hôm, khoảng chừng mười người trong số sĩ quan chúng tôi
ăn trưa ở nhà Xinviô. Chúng tôi uống rượu như thường lệ, nghĩa là uống rất nhiều.
Sau bữa ăn, chúng tôi yêu cầu chủ nhân cầm cái một canh bài. Y từ chối rất lâu,
vì hầu như y không hề đánh bài bao giờ cả. Nhưng cuối cùng, y cũng bảo mang bài
ra, ném lên bàn năm mươi rúp và ngồi xuống chia bài. Chúng tôi xúm quanh y và
canh bạc bắt đầu. Trong lúc đánh bài, Xinviô có một thói quen là hoàn toàn im lặng,
không bao giờ cãi cọ, phàn nàn gì hết. Có một nhà con nào tính nhầm, nếu thiếu
thì y sẽ chung thêm vào ngay cho đủ, nếu thừa thì y sẽ ghi ngay vào đó. Chúng
tôi vốn đã quen với điều ấy, nên cứ để mặc y, chẳng ai cản trở gì. Nhưng trong
chúng tôi có một sĩ quan mới thuyên chuyển đến đơn vị. Hắn cũng đánh bài và vô
ý gấp thừa một góc(4), Xinviô theo lệ thường, cầm viên phấn ghi số tiền lại cho
cân. Viên sĩ quan tưởng rằng y nhầm, bèn lên tiếng phân trần, Xinviô vẫn im lặng
cầm cái. Viên sĩ quan không nén nổi bực tức, bèn lấy bàn chi xoá những chỗ ghi
mà hắn cho là không đúng. Xinviô thản nhiên lấy phấn ghi lại lần nữa. Viên sĩ
quan hăng tiết lên vì hơi rượu, vì canh bạc, vì tiếng cười của các bạn, cho rằng
như thế là mình bị xúc phạm cay chua, phát khùng lên, vơ lấy cái chân đèn bằng
đồng trên bàn, ném vụt vào mặt Xinviô, may mà y nghiêng người tránh kịp. Chúng
tôi lo quá, Xinviô đứng dậy, mặt tái đi vì tức giận, mắt nảy lửa, y bảo:
"Thưa ngài, mời ngài đi ra, và ngài hãy tạ ơn Chúa rằng việc này xảy ra ở
đây, trong nhà tôi".
Chúng tôi không còn nghi ngờ gì về hậu quả của việc này và đã
xem người bạn mới của chúng tôi như một người chết rồi. Viên sĩ quan đi ra và
nói rằng vì sự xúc phạm ấy y sẵn sàng đáp ứng lại ý muốn của chủ nhân cầm cái.
Canh bạc còn tiếp tục mấy phút. Nhưng cảm thấy chủ nhân không còn tâm trí để
đánh bài nữa, chúng tôi bèn lần lượt rút lui về nhà mình, vừa đi vừa bàn luận về
chỗ của viên sĩ quan kia sắp bị khuyết.
Hôm sau trong buổi tập ngựa, chúng tôi đang hỏi nhau xem viên
trung úy ấy còn sống không thì thấy hắn dẫn xác đến. Chúng tôi bèn hỏi. Hắn trả
lời rằng không nhận được tin tức gì của Xinviô cả. Chúng tôi rất ngạc nhiên,
bèn kéo đến nhà Xinviô, thì thấy y đang đứng trong sân, từng phát một, bắn rất
tin vào con bài át dán ở cổng. Y tiếp chúng tôi như thường lệ, không có lấy một
lời nào đả động đến việc xảy ra hôm qua. Ba ngày sau, viên trung úy vẫn cứ sống.
Chúng tôi ngạc nhiên đánh dấu hỏi: chả nhẽ Xinviô lại không quyết đấu ư? Xinviô
đã không quyết đấu thật. Y bằng lòng nhận một lời xin lỗi rất qua loa và giải
hoà.
Việc này làm tổn thương rất lớn đến uy tín của y trước bọn trẻ
chúng tôi. Đối với thanh niên thì điều khó bề tha thứ nhất là sự thiếu can đảm,
chúng tôi cho rằng lòng can đảm là phẩm chất tối cao của con người và nó có thể
xoá nhoà được tất cả mọi điều xấu xa. Nhưng dần dần người ta cũng quên hết và
Xinviô lại được nể vì như cũ.
Riêng chỉ có tôi không thể gần gũi y được nữa. Tôi bẩm sinh
có một trí tưởng tượng lãng mạn; trước đó tôi là kẻ gắn bó hơn ai hết đối với
cái con người mà cuộc đời có một cái gì bí ẩn, một con người mà tôi có cảm tưởng
là nhân vật chính của một thiên tiểu thuyết huyền bí nào đó. Y cũng mến tôi, ít
nhất là đối với tôi, y cũng bỏ lối nói độc địa thường ngày và chuyện trò hồn
nhiên đủ thứ, nghe hết sức thú vị. Nhưng từ sau cái buổi tối tai hại ấy, ý nghĩ
rằng danh dự của y đã bị một vết nhơ, mà y lại đành lòng bỏ qua, không chịu rửa
sạch, ý nghĩ ấy cứ ám ảnh tôi, khiến tôi không thể đối xử với y như trước được.
Tôi thấy xấu hổ khi nhìn y. Xinviô cũng thừa trí thông minh và kinh nghiệm để
nhận thấy điều đó và đoán biết nguyên nhân. Hình như điều ấy cũng khiến cho y
khổ tâm. Ít nhất thì đã hai lần, tôi thấy y có ý định muốn phân trần với tôi.
Nhưng tôi tránh những trường hợp ấy; rồi Xinviô cũng tránh mặt tôi. Từ đó tôi
chỉ còn gặp mặt y những khi cùng có mặt các bạn khác, và những chuyện trò cởi mở
thành thực trước kia chấm dứt hẳn.
Những kẻ sống bận rộn ở thủ đô không thể hiểu được những xúc
cảm rất quen thuộc của dân ở nông thôn hay ở tỉnh lẻ như nỗi chờ mong ngày phát
thư chẳng hạn. Ngày thứ ba và ngày thứ sáu, văn phòng trung đoàn chúng tôi chật
ních những sĩ quan: kẻ thì đợi tiền bạc, kẻ thì thư, kẻ thì báo chí. Các bưu kiện
thường được mở ngay tại chỗ, những tin tức nhận được đem ra kháo với nhau, và
trong văn phòng bày ra một cảnh rất náo nhiệt. Xinviô nhận thư theo địa chỉ của
trung đoàn tôi và theo thường lệ vẫn có mặt ở đó. Một hôm vừa nhận được một bức
thư, y vội vã bóc niêm với một vẻ sốt ruột lạ lùng. Đọc lướt qua bức thư, mắt y
sáng lên long lanh. Các sĩ quan đều bận lo thư từ của mình, chẳng ai để ý.
"Thưa các ngài, - Xinviô nói, - hoàn cảnh bắt buộc tôi phải rời khỏi nơi
này, không trì hoãn được, tôi đi ngay đêm nay, mong rằng các ngài không từ chối
một bữa ăn cuối cùng ở nhà tôi. Tôi chờ đón anh, - y quay sang tôi nói tiếp, -
thế nào anh cũng đến nhé!" Dứt lời, y vội vã đi ngay.
Chúng tôi thỏa thuận với nhau là sẽ đến tụ tập ở nhà Xinviô,
rồi tản mát.
Tôi đến nhà Xinviô đúng giờ đã hẹn và gặp hầu hết các sĩ quan
trong trung đoàn của tôi ở đó. Tất cả đồ đạc của y đã gói ghém lại, chỉ còn trơ
những bức vách trần trụi lỗ chỗ vết đạn. Chúng tôi ngồi vào bàn; chủ nhân vui vẻ
lạ thường, chẳng mấy chốc niềm vui của y lây ra thành niềm vui chung. Nút chai
nổ liên tiếp, cốc sủi bọt lách tách không ngừng và chúng tôi đem hết nhiệt tình
chúc kẻ lên đường mạnh khoẻ, gặp mọi điều may mắn. Mãn tiệc thì đã nhá nhem tối.
Mọi người cầm lấy mũ của mình, Xinviô từ giã khách, nắm lấy tay tôi và giữ lại,
chính vào lúc tôi sắp sửa ra về. "Tôi cần nói chuyện với anh", - y khẽ
bảo tôi. Tôi ở lại.
Khách đã ra về hết; chỉ còn lại hai chúng tôi ngồi đối diện
nhau, đốt thuốc, im lặng. Xinviô vẻ mặt tư lự, không còn dấu vết nào của cơn
vui bồng bột lúc nãy. Sắc mặt tái xanh, u sầu, cặp mcuắt sáng long lanh, từ miệng
y tỏa lên làn khói thuốc dày đặc, trông y như quỷ hiện hình vậy. Mấy phút trôi
qua và Xinviô phá vỡ sự im lặng.
- Có thể không bao giờ chúng ta gặp lại nhau nữa, - y nói với
tôi, - trước khi chia tay tôi muốn giãi bày với anh một điều. Chắc anh cũng thấy
rằng tôi vốn ít quan tâm đến những dư luận kẻ khác, nhưng tôi mến anh và cảm thấy
rằng tôi sẽ khổ tâm nếu phải để lại trong anh một ấn tượng bất công.
Y ngừng nói, nhét một nhúm thuốc nữa vào tẩu. Tôi im lặng, mắt
nhìn xuống đất. Xinviô nói tiếp:
- Anh hẳn lấy làm lạ là tôi không bắt tên R. điên say rượu
kia đền tội. Anh cũng biết rõ rằng tôi có quyền chọn vũ khí; tính mệnh hắn nằm
trong tay tôi, còn về phần tôi, hầu như không có gì nguy hiểm. Tôi có thể quy
cho thái độ ôn hoà của tôi như sự thể tất của lượng khoan hồng, nhưng tôi không
muốn nói dối. Giá tôi có thể trừng phạt R. mà hoàn toàn không có chút nào nguy
hiểm đến tính mệnh mình, thì nhất định tôi đã không tha.
Tôi kinh ngạc nhìn Xinviô. Lời thú nhận ấy khiến tôi hết sức
bối rối. Xinviô nói tiếp:
- Đúng như thế, tôi không có quyền mạo hiểm trước cái chết.
Sáu năm trước đây tôi đã bị một cái tát, và kẻ thù của tôi vẫn đang sống.
Óc hiếu kỳ kích thích tôi mãnh liệt.
- Anh không quyết đấu với hắn à? - tôi hỏi- Chắc là hoàn cảnh
đã khiến anh và hắn xa nhau phải không?
- Tôi đã quyết đấu với hắn, - Xinviô đáp, - và đây là kỉ niệm
của cuộc quyết đấu ấy.
Xinviô rút từ trong hộp giấy ra một cái mũ vải đỏ có tua vàng
và có đính lon, thứ mũ mà người Pháp vẫn gọi là bonnet de police (Mũ cảnh binh-
Tiếng Pháp); y chụp lên đầu: cái mũ bị một vết đạn xuyên qua phía trên cách
trán độ hơn bốn xăng-ti-mét. Xinviô nói tiếp:
- Anh cũng đã biết rằng trước kia tôi đã tòng ngũ trong một
trung đoàn kỵ binh. Tính tôi anh cũng không lạ gì: tôi có thói cứ muốn hơn
thiên hạ, lúc còn trẻ đối với tôi đó cũng là một ham mê không sao cưỡng nổi. Thời
chúng tôi thì ngổ ngáo là một cái mốt: tôi là tay ngổ nhất trong đơn vị. Các trận
quyết đấu luôn xảy ra trong đơn vị; nếu không là đấu thủ thì tôi cũng là một
người làm chứng, không bao giờ thiếu mặt. Các bạn hữu đều sùng bái tôi và các
viên chỉ huy của tôi (họ luôn luôn bị đổi đi nơi khác) xem tôi như một tai ách
không thể tránh khỏi.
Tôi đang thoải mái (hoặc quay cuồng) tận hưởng vinh quang của
mình thì cấp trên chuyển đến đơn vị chúng tôi một người (tôi không muốn nói
tên) trẻ tuổi, giàu có và thuộc một dòng dõi danh gia thế phiệt. Thật trong đời
tôi chưa từng gặp một kẻ nào tốt số và hào hoa đến thế! Anh hãy tưởng tượng
xem: trẻ tuổi, thông minh, đẹp trai, vui tính đến điên cuồng, dũng cảm một cách
vô tư, con nhà tiếng tăm lừng lẫy, tiền bạc thì hắn không bao giờ đếm và cũng
không bao giờ cạn. Anh thử nghĩ xem ấn tượng của hắn gây ra trong chúng tôi mạnh
mẽ đến nhường nào. Ưu thế của tôi bị lung lay. Cảm phục tiếng tăm của tôi, hắn
tìm đến kết giao; nhưng tôi tiếp hắn một cách lạnh nhạt và hắn cũng xa lánh tôi
không mảy may tiếc rẻ. Tôi đâm ra thù ghét hắn. Lòng ái mộ của trung đoàn và của
phụ nữ đối với hắn đã khiến cho tôi hết sức cay cú. Tôi bèn tìm cách gây sự. Những
câu châm chọc của tôi được hắn đáp lại bằng những lời lẽ mà bao giờ tôi cũng thấy
bất ngờ, sắc cạnh và nhất định là dí dỏm hơn của tôi. Hắn thì giễu cợt, còn tôi
thì cáu kỉnh. Thế rồi một hôm trong buổi khiêu vũ ở nhà một điền chủ Ba Lan, thấy
hắn được tất cả giới phụ nữ chú ý, nhất là nữ chủ nhân, vốn là nhân tình của
tôi, tôi liền bảo nhỏ vào tai hắn một câu sống sượng và lỗ mãng. Hắn phát khùng
lên, nện cho tôi một cái tát. Chúng tôi vồ lấy gươm. Các cô, các bà sợ hãi ngất
đi. Người ta can chúng tôi ra và ngay đêm ấy chúng tôi hẹn quyết đấu.
Trời vừa hửng sáng. Tôi đã đứng ở chỗ hẹn với ba người làm chứng.
Tôi hết sức sốt ruột chờ địch thủ đến. Mặt trời lên, nắng xuân tỏa ấm. Tôi nhìn
thấy hắn từ đàng xa. Hắn đi bộ, mặc quân phục, có đeo gươm, kèm theo một người
làm chứng. Chúng tôi tiến đến gặp hắn. Hắn tới gần, tay cầm một chiếc mũ lưỡi
trai đựng đầy những quả anh đào. Những người làm chứng đo hai mươi bước làm cự
ly giữa chúng tôi. Lẽ ra tôi bắn trước, nhưng làn sóng trong tôi mãnh liệt đến
nỗi tôi không còn tin ở mức chính xác của bàn tay mình nữa và để có thì giờ trấn
tĩnh, tôi nhường hắn bắn trước, đối thủ của tôi không chịu. Chúng tôi bèn bắt
thăm, hắn rút được số thứ nhất: xưa nay hắn vẫn là đứa tốt số. Hắn đưa súng lên
và bắn trệch. Viên đạn xuyên qua mũ của tôi. Đến lượt tôi bắn. Thế là sinh mệnh
của hắn nằm gọn trong tay tôi. Tôi hau háu nhìn hắn, cố tìm cho ra bóng dáng của
một nỗi lo âu... Hắn đứng nhìn mũi súng, chọn trong mũ những qủa anh đào chín,
ăn và phun hạt ra, hạt bắn tới tận tôi. Sự bình thản của hắn khiến tôi tức phát
điên lên. Tôi thầm nghĩ; tước sinh mạng của hắn có lợi gì cho tôi, một khi mà
chính hắn cũng chẳng tha thiết gì với cái sinh mệnh ấy? Một ý nghĩ độc ác
thoáng hiện ra trong óc; tôi hạ súng xuống bảo hắn: "Tôi thấy ngài như
đang nghĩ về cái chết, mời ngài cứ về ăn sáng. Tôi không muốn làm phiền
ngài." - "Không, ngài có làm phiền tôi tí nào đâu, - hắn đáp, - mời
ngài cứ bắn, vả lại ngài muốn thế nào cũng được, phát súng của ngài tùy ngài sử
dụng. Và tôi luôn luôn sẵn sàng chiều ý ngài". Tôi quay lại những người
làm chứng, phân trần rằng giờ đây tôi chưa muốn bắn, và cuộc quyết đấu kết
thúc.
Tôi xin giải ngũ và lánh về chốn này. Từ đó đến nay, không
ngày nào là tôi không nghĩ đến việc báo oán. Giờ phút phục thù hôm nay đã đến...
Xinviô rút trong túi bức thư vừa nhận được sáng nay và đưa
cho tôi xem. Một kẻ nào đó (hình như là một người đại diện của y), ở Mátxcva viết
thư về cho y biết rằng có một nhân vật cụ thể sắp thành hôn với một thiếu nữ trẻ
và xinh đẹp.
- Anh cũng đoán được, -Xinviô nói, - nhân vật cụ thể đó là ai
rồi? Tôi đi Mátxcva đây. Thử xem trước ngày cưới, hắn có đón cái chết một cách
dửng dưng, như hắn đã đón thuở ấy với những quả anh đào nữa không!
Dứt lời, Xinviô đứng dậy, ném phịch cái mũ xuống sàn, rồi đi
đi lại lại trong phòng giống như một con hổ trong chuồng. Tôi ngồi yên nghe
Xinviô, lòng hồi hộp vì những cảm giác kỳ dị và trái ngược.
Người hầu vào báo là ngựa đã sẵn sàng. Xinviô siết chặt tay
tôi. Chúng tôi ôm hôn nhau. Y ngồi lên xe. Trên xe đã chất hai chiếc va-li, một
chiếc đựng những khẩu súng lục và một chiếc đựng đồ đạc của y. Chúng tôi từ biệt
nhau một lần nữa và chiếc xe phóng đi.
II
Mấy năm trôi qua, và công việc nhà bắt buộc tôi phải dọn về ở
tại một trại ấp khốn khổ thuộc huyện N. Trong khi chăm lo việc gia đình, tôi vẫn
không khỏi âm thầm luyến tiếc quãng đời ồn ào vô tư trước kia. Tôi khổ nhất là
phải lủi thủi một mình một bóng vào những buổi tối mùa thu và mùa đông buồn tẻ.
Cách nhà tôi bốn vec-xta là trại ấp giầu có của nữ bá tước
B., nhưng chỉ có một mình viên quản lý ở đó, còn nữ bá tước thì chỉ về thăm
trang trại một lần vào năm bà mới lấy lấy chồng và ở lại đó chừng một tháng.
Nhưng sang mùa xuân thứ hai trong cuộc đời ẩn dật của tôi thì nghe nói rằng đến
mùa hè, nữ bá tước và ông chồng sẽ về trại ấp. Quả nhiên sang đầu tháng sáu thì
họ về.
Việc một kẻ láng giềng giàu có về làng đối với dân ở thôn quê
là cả một biến cố quan trọng. Các nhà địa chủ và gia thuộc của họ bàn luận về
việc ấy từ hai tháng trước và cho đến ba năm sau vẫn còn nhắc lại. Về phần tôi,
thú thật rằng cái tin có một phụ nữ láng giềng trẻ đẹp về quê đối với tôi có một
tác động rất mạnh. Tôi nóng lòng sốt ruột muốn được gặp mặt, và vì thế ngay chủ
nhật đầu tiên, sau khi họ về, xong bữa trưa là tôi đi ngay đến trại ấp để xin
báo với các vị ấy rằng tôi là một kẻ láng giềng gần gũi và một kẻ nô bộc trung
thành xin ra mắt.
Người hầu đưa tôi vào phòng khách của bá tước và đi báo tin.
Gian phòng rộng rãi và cực kỳ sang trọng. Dọc tường dựng những tủ đựng đầy
sách; trên mỗi tủ có đặt một pho tượng bán thân bằng đồng; phía trên cái lò sưởi
bằng cẩm thạch có treo một tấm gương soi lớn, sàn phủ nệm xanh, trên nệm có trải
thảm. Ở trong cái xó xỉnh nghèo nàn này, đã lâu tôi không nhìn thấy những cảnh
giàu có và không còn quen với những cái sang trọng, cho nên tôi bỗng đâm ra rụt
rè và đợi bá tước với vẻ nhút nhát sợ sệt, giống như một người ở tỉnh lẻ có việc
cầu xin phải lên kinh đô đang chờ đợi một vị thượng thư. Cửa mở, và một người
đàn ông trạc ba mươi hai tuổi, dung mạo khôi ngô bước vào. Bá tước tiến lại gần
tôi, vẻ niềm nở và thân mật. Tôi cố gắng trấn tĩnh và đã toan tự giới thiệu,
thì bá tước đã đỡ lời. Chúng tôi cùng ngồi. Lối chuyện trò thoải mái và khả ái
của bá tước chẳng mấy chốc đã đánh tan được sự rụt rè vụng dại của tôi. Tôi vừa
trở lại bình tĩnh tự nhiên, thì bỗng bá tước phu nhân bước vào và làm cho tôi
đâm ra bối rối hơn trước bội phần. Quả thật phu nhân là một trang tuyệt sắc. Bá
tước giới thiệu tôi với vợ; tôi muốn làm ra vẻ tự nhiên, nhưng càng cố giữ cho
mình tự nhiên bao nhiêu, tôi càng cảm thấy mình vụng về bấy nhiêu. Muốn để cho
tôi đủ thì giờ trấn tĩnh và quen dần với cuộc gặp gỡ ban đầu mới mẻ, họ bèn
quay lại nói chuyện với nhau, xử sự cùng tôi như với một bạn láng giềng tốt,
không khách sáo câu nệ. Trong khi đó, tôi bắt đầu đi đi lại lại trong phòng, ngắm
nghía các quyển sách và các bức tranh. Về hội hoạ tôi không phải là tay sành sỏi,
nhưng có một bức tranh đã khi
ến tôi chú ý. Bức tranh vẽ một phong cảnh nào đó ở Thụy Sĩ.
Nhưng cái khiến tôi chú ý không phải là những nét vẽ mà lại là một điều khác: bức
tranh đã bị hai viên đạn bắn chồng lên nhau.
- Thật là một phát súng tài tình! - Tôi nói to và quay lại
phía bá tước.
- Vâng, - bá tước đáp, - thật là một phát súng kỳ diệu! - và
nói tiếp: - Ông bạn bắn giỏi chứ?
- Cũng không đến nỗi kém!
Tôi đáp, và sung sướng vì thấy câu chuyện rốt cuôc đã động chạm
đến một vấn đề tôi rất quen thuộc.
- Cách ba mươi bước, tôi không bắn trệch một con bài, tất
nhiên là với một khẩu súng đã quen tay!
- Thật không? - nữ bá tước hỏi vẻ mặt rất chăm chú, - còn
anh, anh bạn của em, cách ba mươi bước anh có bắn trúng một con bài không?
- Hôm nào chúng ta thử xem, - bá tước trả lời, - trước kia
tôi bắn cũng khá, nhưng đã bốn năm nay rồi, tay tôi không cầm đến súng.
- Ô, - tôi nhấn mạnh, - nếu vậy thì tôi cam đoan rằng cách
hai mươi bước ngài cũng sẽ chẳng bắn trúng được một con bài: với súng lục phải
tập luyện hàng ngày kia đấy. Về điều này, tôi đã có kinh nghiệm. Trong trung
đoàn chúng tôi thì tôi được xếp vào hàng những tay bắn cừ nhất. Nhưng có lần trọn
một tháng tôi không cầm đến súng, vì súng tôi đem đi chữa, đến hôm tôi tập lại,
ngài đoán xem sự thể như thế nào? Lần đầu tôi bắn trệch bốn phát liền một cái
chai để cách hai mươi lăm bước. Trong đơn vị chúng tôi có một đại úy kỵ binh
hóm hỉnh, hay bông đùa. Hôm ấy y tình cờ có mặt ở đấy và bảo tôi: "Này ông
bạn, tôi thấy hình như tay bạn kiêng nể cái chai lắm thì phải!" Không nên,
thưa ngài, thật không nên lơ là việc tập luyện, nếu không, thể nào cũng ngượng
tay. Tôi đã từng gặp một tay thiện xạ cừ khôi; y tập bắn hàng ngày, ít nhất là
ba phát trước mỗi bữa ăn. Đối với y thì bắn súng cũng thành lệ như uống hớp rượu
lót dạ vậy.
Bá tước và phu nhân rất hài lòng vì tôi đã bắt chuyện.
- Nhưng y bắn như thế nào? - bá tước hỏi tôi.
- Thưa ngài như thế này, y thấy một con ruồi trên bức tường,
phu nhân cười ư? Thật đấy mà, y thấy một con ruồi đậu trên bức tường, y liền gọi:
"Cudơma, súng!" Cudơma mang lại cho y một khẩu súng đã nạp đạn. Y
đoành một phát và con ruồi bị cắm sâu vào tường!
- Thật là kỳ diệu!- Bá tước nói. - Thế y tên là gì?
- Thưa ngài, Xinviô!
- Xinviô à! - bá tước kêu lên, giật bắn người, vụt đứng dậy,
- Ông biết Xinviô?
- Sao lại không biết, chúng tôi là chỗ quen thân, y được
trung đoàn chúng tôi xem như người anh, người bạn. Nhưng đã năm năm rồi, tôi
không được tin tức gì của y cả. Nhưng sao ngài lại biết y?
- Tôi biết chứ, biết rất rõ. Y có kể cho ông nghe... nhưng
thôi... tôi chắc là không. Y có kể cho ông nghe một sự việc rất ly kỳ không?
- Có phải chuyện cái tát không, thưa ngài, có phải là y đã bị
một người nào đó tát trong một buổi khiêu vũ không?
- Thế y có kể cho ông biết tên người ấy không?
- Thưa ngài, không ạ, y không nói,- A, thưa ngài, - tôi đoán
ra sự thật và nói tiếp, - xin lỗi ngài... tôi không biết có phải chính ngài
là...
Bá tước đáp với vẻ xúc động lạ thường:
- Chính tôi đấy! Và bức tranh bị đạn kia là kỉ niệm lần gặp gỡ
cuối chuyển cùng giữa chúng tôi...
- Trời, anh yêu quý!, - phu nhân nói, - em van anh, đừng kể,
em khiếp lắm.
Bá tước bảo:
- Không, tôi sẽ kể hết, ông khách đây đã biết tôi xúc phạm đến
bạn ông ấy như thế nào, vậy ông ấy cần biết là Xinviô đã trả thù lại tôi như thế
nào chứ.
Bá tước mời tôi ngồi xuống một chiếc ghế bành và tôi nghe câu
chuyện sau đây, đầu óc hiếu kỳ bị kích động mạnh mẽ.
Năm năm trước đây tôi cưới vợ. Tháng đầu tiên, tháng trăng mật,
tôi sống ở đây, trong trại ấp này. Chính nhà này là nơi tôi đã được sống những
giây phút tươi đẹp nhất của đời mình, và cũng là nơi ghi lại một trong những kỷ
niệm nặng nề nhất.
Một buổi chiều nọ, chúng tôi cưỡi ngựa cùng đi chơi. Nhưng
con ngựa nhà tôi không hiểu vì sao đâm ra trái chứng trở nết. Nhà tôi sợ bèn
giao ngựa cho tôi dắt và đi bộ về. Tôi về trước. Đến sân tôi thấy một cỗ xe của
khách lữ hành; gia nhân cho tôi biết trong phòng khách có một người đang đợi.
Người ấy không muốn nói tên, chỉ bảo đợi tôi có việc. Tôi vào phòng khách và thấy
trong bóng tối, có một người mình đầy bụi bậm, râu ria xồm xoàm, đang đứng cạnh
lò sưởi. Tôi tiến lại gần, cố gắng nhớ lại nét mặt của y. "Ngài không nhớ
ra tôi ư, ngài bá tước?" - y nói, giọng run lên. "Xinviô!" - tôi
kêu lên, và thú thực tôi cảm thấy tóc trên đầu bỗng dựng cả lên. "Vâng,
đúng thế, -y tiếp, - còn một phát súng phần tôi; hôm nay tôi đến cho súng nhả đạn.
Ngài sẵn sàng chứ?" Y rút trong túi bên ra một khẩu súng. Tôi đếm mười hai
bước và đến đứng ở chỗ kia, trong góc ấy, yêu cầu y bắn nhanh lên, trước khi vợ
tôi về đến nhà. Y chần chừ, y đòi thắp đèn. Người ta đốt nến lên. Tôi khoá cửa,
ra lệnh không được ai vào, và một lần nữa yêu cầu y nổ súng. Y rút khẩu súng ra
và đưa lên nhắm... Tôi đếm từng giây... Tôi nghĩ đến nàng... Một phút khủng khiếp
trôi qậua! Xinviô hạ tay xuống. "Ta tiếc rằng, - y nói,- khẩu súng của ta
không phải nạp bằng hạt anh đào... mà chì thì nặng. Ta thấy hình như đây không
phải là một trận quyết đấu mà là một vụ ám sát: ta không quen bắn một người
không có vũ khí. Chúng ta hãy bắt đầu lại một lần nữa, rút thăm xem ai bắn trước".
Đầu óc tôi quay cuồng lên... Hình như tôi không chịu thì phải... Cuối cùng
chúng tôi nạp thêm một khẩu súng nữa; chúng tôi cuộn hai mảnh giấy, y bỏ vào
trong mũ lưỡi trai, cái mũ đã bị tôi bắn thủng trước kia, và lần nữa tôi lại bắt
trúng số một. "Chà, bá tước thật may mắn đến quái gở!" - Xinviô nói với
một nụ cười chế giễu, nụ cười không bao giờ tôi quên được. Tôi không hiểu lúc ấy
tôi như thế nào, làm sao y có thể cưỡng ép tôi làm như vậy. Nhưng tôi đã bắn,
và bắn trệch vào bức tranh này (bá tước đưa tay chỉ vào bức tranh bị đạn, mặt đỏ
bừng như lửa, phu nhân thì mặt nhợt nhạt, trắng hơn chiếc khăn mùi soa đang cầm
nơi tay và tôi thì không thể kìm nổi một tiếng kêu vụt thốt lên)
Tôi đã bắn, - bá tước nói tiếp, - và lạy Chúa, tôi đã bắn trượt;
lúc ấy Xinviô (giờ phút này trông thật khủng khiếp), Xinviô bắt đầu nhắm vào
tôi. Bỗng cửa mở toang, Masa chạy vào thét lên, xông đến ôm chầm lấy cổ tôi. Sự
có mặt của nàng khiến dũng khí hoàn toàn trở lại với tôi. "Em yêu quý, -
tôi bảo nàng, - em không thấy rằng chúng tôi đang đùa với nhau ư? Sao em lại
khiếp sợ! Thôi em hãy đi uống cốc nước, và trở lại đây với chúng tôi; anh sẽ giới
thiệu với em người bạn cũ, một anh bạn chí thân". Masa chưa tin, nàng quay
sang phía Xinviô hỏi: "Ngài hãy nói đi, có đúng như nhà tôi bảo không, có
phải là thật là các người đùa với nhau không?" - "Thưa phu nhân, bá
tước thì khi nào cũng đùa, - Xinviô nói với nàng, - một lần đùa, ngài đã cho
tôi một cái tát, lần đùa khác ngài đã bắn tôi một phát vào mũ này, và vừa rồi
đùa, ngài đã bắn hụt tôi, bây giờ đến lượt tôi đùa lại..." Dứt lời, y toan
chĩa súng nhắm vào tôi... ngay trước mặt nàng! Masa quỳ sụp xuống ôm lấy chân
y.
"Đứng lên Masa, như thế là nhục, - tôi điên tiết thét lên, - và ngươi, ngươi đừng chế nhạo người đàn bà khốn khổ ấy nữa. Bắn đi, có bắn hay không?" - "Không, - Xinviô trả lời, - ta đã hài lòng, ta đã thấy vẻ bối rối và sợ hãi của ngươi; ta đã cưỡng ép được nhà ngươi bắn ta, với ta thế là đủ... Ngươi sẽ nhớ đến ta... và ta để mặc ngươi cho lương tâm ngươi phán xét". Rồi y đi ra, nhưng đến cửa, y dừng chân, ngoảnh lại nhìn bức tranh bị tôi bắn, nổ một phát vào đó, hầu như không cần nhắm, rồi đi khuất. Vợ tôi ngã lăn ra bất tỉnh; mọi người không ai dám giữ y lại, chỉ kinh hoàng đứng nhìn theo; y ra thềm gọi xà ích và đi mất trước khi tôi có thì giờ trấn tĩnh lại."
"Đứng lên Masa, như thế là nhục, - tôi điên tiết thét lên, - và ngươi, ngươi đừng chế nhạo người đàn bà khốn khổ ấy nữa. Bắn đi, có bắn hay không?" - "Không, - Xinviô trả lời, - ta đã hài lòng, ta đã thấy vẻ bối rối và sợ hãi của ngươi; ta đã cưỡng ép được nhà ngươi bắn ta, với ta thế là đủ... Ngươi sẽ nhớ đến ta... và ta để mặc ngươi cho lương tâm ngươi phán xét". Rồi y đi ra, nhưng đến cửa, y dừng chân, ngoảnh lại nhìn bức tranh bị tôi bắn, nổ một phát vào đó, hầu như không cần nhắm, rồi đi khuất. Vợ tôi ngã lăn ra bất tỉnh; mọi người không ai dám giữ y lại, chỉ kinh hoàng đứng nhìn theo; y ra thềm gọi xà ích và đi mất trước khi tôi có thì giờ trấn tĩnh lại."
Bá tước im lặng. Thế là tôi đã biết được cái kết thúc của câu
chuyện mà đoạn mở đầu trước kia đã khiến tôi kinh ngạc. Tôi không còn bao giờ gặp
lại nhân vật ấy nữa. Người ta đồn rằng trong một cuộc dấy loạn của Alếchxanđrơ
Ipxilanti, y đã chỉ huy một đơn vị Etêrixt (5) và tử trận ở Xculani (6).
NGUYỄN DUY BÌNH dịch
(Rút từ cuốn Alếchxanđrơ Puskin - Tuyển tập văn xuôi,
Nxb Văn học, Hà Nội, 1996)
CHÚ THÍCH
1- Phát súng: Đây là một trong năm truyện của tác phẩm Tập
truyện vừa của Ivan Pêtrôvích Benkin quá cố (1830) của Puskin. Trong tác phẩm,
nhân vật hư cấu Benkin (nhân vật "tôi") là người đứng ra kể lại các
câu chuyện.
2- Đề từ thứ nhất trích trong trường ca Vũ hội (1828) của nhà
thơ Nga E.A. Barưtinxki (1800 -1844)
3- Đề từ thứ hai trích ở truyện dài Một buổi chiều tối ở
doanh trại lộ thiên (1822)uốn của nhà thơ Nga A.A. Bextugiép - Marlinxki (1797-
1837).
4- Gấp góc bài: Theo lệ đánh bài, khi nhà con gấp một góc con
bài tức là đánh xấp tang, nghĩa là đặt đôi số tiền lên.
5- Etêrixt: Một tổ chức chính trị bí mật của Hi Lạp. ở đây muốn
nói đến cuộc khởi nghĩa 1812 do Alêchxanđrơ Ipxilanti (1792 -1828) lãnh đạo chống
lại ách áp bức Thổ Nhĩ Kỳ.
6- Xculani: Một địa phương vùng Mônđavi, nơi các chiến sĩ khởi
nghĩa Etêrixt bị đánh bại trong cuộc chiến đấu với quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.
Chương
8: PHẦN 3: NHẬN ĐỊNH VỀ PUSKIN
Trích đoạn "Cái chết của nhà thơ"
M.LECMÔNTÔP (nhà thơ Nga)...
Chúng giết anh!... Giờ khóc lóc nghĩa tình,
Rồi nức nở những lời khen trống rỗng,
Rồi biện bạch tuôn lời lảm nhảm thiên nhiên
Để làm chi? Án số mệnh quyết rồi!...
Không phải ư thoạt tiên chính các người
Đã tàn nhẫn đuổi xua tài năng tự do, can trường của thi sĩ?
Và đám cháy nhúm nhen âm ỉ
Các người đã thổi bùng lên làm chuyện mua vui?
Đã lặng rồi, kể từ buổi nay đi
Không bao giờ còn vang lên những âm thanh của những bài ca
trác tuyệt.
Nơi ngụ mới của thi nhân u buồn và chật hẹp,
Đôi môi người đã ngậm chặt ngàn thu...
Các người, một đám tham lam xúm xít bên ngai vàng
Lũ đao phủ giết Tự do, Thiên tài và Niềm vinh hiển!
Trước mặt các người quan toà và chân lý - thẩy đều câm miệng!
Các người núp dưới bóng chở che luật pháp
Nhưng còn tòa án lôi đình đang chờ các ngươi đó!...
Và có đem tất cả máu đen của các người mà gột rửa
Cũng không sạch vết máu đỏ chính nghĩa của thi nhân
THÚY TOÀN dịch
ĐÔI LỜI VỀ PUSKIN
N.V.GÔGÔN (nhà văn Nga)
Khi nhắc đến Puskin ta nghĩ đến ngay đó là một nhà thơ dân tộc.
Trên thực tế không một ai trong số các nhà thơ của chúng ta có thể xứng đáng
hơn ông mang danh hiệu đó. Danh hiệu đó chỉ thuộc về ông. Ở ông, giống như cuốn
tự điển, chứa đựng toàn bộ sự giầu có, sức mạnh và sự uyển chuyển của ngôn ngữ
chúng ta. Hơn bất cứ ai, ông đã mở rộng ranh giới của ngôn từ, đã chỉ ra không
gian bao la của nó. Trong ông, thiên nhiên Nga, tâm hồn Nga, ngôn ngữ Nga, tính
cách Nga được phản ánh thuần khiết đẹp tới mức giống như cảnh vật được soi trên
mặt phóng đại. Puskin là một hiện tượng đặc biệt, có thể nói, duy nhất của tinh
thần Nga: đó là con người Nga trong sự phát triển của nó, người Nga này, có thể,
chỉ xuất hiện sau 200 năm nữa.
Bản thân cuộc đời của ông cũng rất Nga. Số phận, như một sự
tình cờ, cuốn ông tới những nơi mà biên giới nước Nga được phân biệt bởi tính dữ
dội, hùng vĩ, nơi đồng bằng mênh mông được thay bằng núi non trùng điệp bao phủ
cả phía Nam. Dãy Capcaz quanh năm tuyết trắng, nằm giữa thung lũng nắng nôi đã
làm ông kinh ngạc; có thể nói, nó đã réo gọi sức mạnh tâm hồn ông và phá tung
những mắt xích cuối cùng đè nặng lên tư tưởng tự do của ông. Cuộc sống phóng
khoáng đầy chất thơ của người dân miền núi dũng mãnh, những cuộc chiến, những
cuộc tập kích chớp nhoáng của họ làm ông ngây ngất say sưa; từ đó ngòi bút của
ông có tầm phóng rộng lớn, nhanh nhậy, dữ dội khiến nước Nga mới bắt đầu đọc
sách bàng hoàng, kinh ngạc. Khi ông vẽ cảnh đánh nhau giữa ngcôười Tretren với
người Capcaz thì mỗi âm điệu của ông như tia chớp, sáng loé như ánh thép của
thanh gươm và lao nhanh hơn trận đánh. Puskin - ca sĩ duy nhất của Capcaz: ông
yêu nó bằng cả tâm hồn, tình cảm của mình; ông đã xâm nhập và được nuôi dưỡng bởi
những vùng đất, bầu trời phía Nam, những thung lũng của Gruzia, những khu vườn
và trời đêm tuyệt diệu của Crưm. Có lẽ vì thế trong sáng tác của mình bao giờ
ông cũng cháy bỏng hơn, rực lửa hơn ở những chỗ mà tâm hồn chạm tới phương Nam.
Thơ ông, chính vì vậy, có sức lôi cuốn ma thuật kỳ lạ: nó làm kinh ngạc thậm
chí cả những người không có nhiều năng khiếu thưởng thức, không đủ khả năng,
trình độ để có thể hiểu được ông. Không một nhà thơ Nga nào có số phận đáng
ghen tị như Puskin. Không một ai có được vinh quang nhanh chóng đến như vậy. Mọi
người, muốn hay không muốn, đều phải nói tới thơ của ông, đôi lúc còn bóp méo,
xuyên tạc những đoạn thơ sáng chói của ông. Tên tuổi ông dường như tích điện.
Chỉ cần một kẻ vô danh nào đó mượn tên tuổi ông, lập tức nó được truyền đi khắp
nơi.
Ngay từ bước khởi đầu ông đã là nhà thơ dân tộc, bởi tính dân
tộc không phải ở chỗ miêu tả bộ xaraphan (một kiểu áo của người phụ nữ nông dân
Nga -Người biên soạn), mà ở trong tâm hồn nhân dân. Nhà thơ mang tính dân tộc
ngay cả khi miêu tả những sự vật bình thường, nhưng đã nhìn những sự vật ấy bằng
con mắt của đồng bào ông, cảm nhận và diễn tả như thể chính họ cảm nhận và diễn
tả. Từ của ông chính xác, rõ ràng, mạnh bạo, nhiều khi thay thế cả một đoạn
miêu tả; ngòi bút ông bay lượn. Đoạn kịch ngắn của ông bằng cả thiên trường ca.
Khó có thể tìm thấy một nhà thơ nào trong một vở kịch ngắn chứa ngần ấy điều kỳ
vĩ, sự giản dị và sức mạnh như ở Puskin.
ĐÀO TUẤN ẢNH dịch
(Rút từ cuốn Alexandr Puskin - Tuyển tập tác phẩm, tập V, Nxb
Văn học, Hà Nội, 1999)
SÁNG TÁC CỦA A.X. PUSKIN
V.G.BELINXKI (nhà phê bình Nga)
Puskin thuộc về hiện tượng mãi mãi sống, mãi mãi vận động,
không dừng lại ở thời điểm bắt gặp cái chết mà tiếp tục được phát triển trong ý
thức xã hội. Mỗi thời đại sẽ nói lên sự phán xét của mình về những hiện tượng ấy
và cho dù nó có hiểu đúng đến đâu đi chăng nữa thì bao giờ nó cũng vẫn để dành
lại cho thời đại tiếp sau nó nói lên một điều gì đó mới mẻ và đúng đắn hơn, và
chẳng bao giờ một thời đại nào lại có thể nói hết tất cả. (...)
Puskin xuất hiện vào đúng lúc mà thơ ca ở nước Nga có khả
năng trở thành nghệ thuật. Năm 1812 là thời kỳ vĩ đại trong cuộc sống của nước
Nga. Đó là sự kiện quan trọng sau cải cách của Pie Đại đế. Nước Nga bắt đầu bước
vào con đường văn minh của châu Âu.
Sứ mệnh của Puskin là làm nhà thơ - nghệ sĩ đầu tiên của nước
Nga, hiến cho đất nước mình một nền thơ nghệ thuật, chứ không phải chỉ là một
thứ ngôn ngữ tuyệt vời của tình cảm. Hiển nhiên một mình ông không thể làm nổi
điều này. Trong các bài báo trước chúng tôi đã trình bày tiến trình của nghệ
thuật ngôn từ nước Nga, chỉ ra khởi nguồn và sự phát triển của thi ca với sự
đóng góp của những nhà thơ trước Puskin. So với Puskin, các nhà thơ đó giống
như các con sông lớn và nhỏ tích tụ nước cho đại dương. Thơ của Puskin giống
như đại dương ấy. Đại dương vĩ đại và quan trọng hơn các con sông, nhưng thiếu
chúng, đại dương không hình thành được.(...)
Bởi thườiế thơ trong những vở kịch độc đáo của Puskin bỗng
nhiên trở thành một bước ngoặt hay là một sự ngắt quãng ghê gớm trong lịch sử
thi ca Nga, phá vỡ các truyền thuyết, là một cái gì đó chưa từng được biết tới,
chưa từng giống cái gì trước đó, nó đại diện cho một nền thơ mới chưa từng tồn
tại trước đây. Thơ ấy như thế nào? Đó là sự uyển chuyển cổ điển cùng với sự giản
dị nghiêm túc kết hợp với sự quyến rũ của nhịp điệu lãng mạn; tất cả sự giầu có
về âm thanh, tất cả sức mạnh của ngôn ngữ Nga thể hiện trong nó một cách đầy đủ
nhất; thơ ông dịu dàng, ngọt ngào, mềm mại, giống giọng thì thầm của sóng, đàn
hồi, đậm đặc như nhựa cây, sáng chói như ánh chớp, trong trẻo và thanh khiết
như pha lê, thơm tho như mùa xuân, mạnh mẽ và gớm ghiếc như nhát chém của thanh
gươm trong tay chàng dũng sĩ... Và nếu như chúng ta muốn nói về tính chất thơ
Puskin chỉ trong vài ba lời ngắn gọn, thì chúng ta có thể nói rằng đó là thơ
nghệ thuật, thơ nghệ sĩ ở mức độ cao nhất - và cũng chính bằng điều này chúng
ta giải được điều bí ẩn trong cảm hứng toàn bộ thi ca của ông...
Sứ mệnh của Puskin được lý giải bằng lịch sử văn học của
chúng ta. Thơ ca Nga - một thứ cây được mang từ nơi khác tới, chứ không phải giống
cây bản địa. Tất cả thơ ca đều cần phải thể hiện cuộc sống, trong nghĩa rộng của
từ này, nó bao quát cả thế giới vật chất cũng như tinh thần. Chỉ có tư tưởng mới
hướng thơ ca đến được điều đó. Nhưng để thể hiện cuộc sống, thơ ca trước hết phải
là thơ ca (...)
Trước Puskin chúng ta thậm chí chưa có cả linh cảm thế nào là
nghệ thuật, là chất nghệ sĩ, cái làm nên một mặt tuyệt đối của tâm hồn con người.
Trước ông thơ ca chỉ là sự trình bày hùng biện những tình cảm tuyệt vời và những
tư tưởng cao cả, những thứ không tạo nên tâm hồn của nó, nhưng được nó tận dụng
như một công cụ tiện lợi cho mục đích cao cả của mình, giống như phấn trắng, phấn
màu dùng để trang điểm cho bà già chân lý già nua. Cái khái niệm ch4ết cứng đó
tiện lợi cho hình thức thể hiện tư tưởng đạo đức cùng với những tư tưởng khác
sinh ra loại thơ ca giáo huấn...
Kết luận: Puskin trước hết là một nhà thơ, một họa sĩ, ngoài
ra ông không là ai khác theo bản chất tự nhiên của mình. Ông hiến tặng cho
chúng ta thơ ca như một nghệ thuật, một hội họa. Chính vì vậy ông vĩnh viễn là
một nghệ nhân mẫu mực của thi ca, người thày của nghệ thuật. Một trong những đặc
tính cơ bản nhất của thơ Puskin đó chính là khả năng làm nảy nở và phát triển
trong con người tình cảm đối với cái đẹp và tính thiện, hiển nhiên ở đây muốn
nói tới sự tôn trọng vô cùng tận đối với phẩm cách con người theo đúng nghĩa của
nó. Puskin, với bản chất của mình, là một con người luôn yêu thương, một người
đáng yêu, sẵn sàng bằng cả trái tim mình chìa tay cho những ai mà ông thấy đó
là "con người". Mặc dù tính tình nồng nhiệt dẫn tới mức cực đoan, mặc
dù tính cách vô cùng mạnh mẽ, trong ông vẫn nhiều nét trẻ thơ đáng yêu, nhiều sự
mềm mại và dịu dàng. Tất cả những cái đó được phản ánh trong những tác phẩm tuyệt
vời, tao nhã của ông. Sẽ tới một lúc nào đó khi ông trở thành một nhà thơ kinh
điển của nước Nga, thơ ca của ông sẽ làm nảy sinh và phát triển không chỉ tình
cảm đối với cái đẹp, mà còn tính nhân bản và đạo đức nữa.
CÔNG ĐỨC dịch
(Trích từ cuốn Alexandrơ Puskin- Tuyển tập tác phẩm, tập V,
Nxb Văn học, Hà Nội, 1999)
PUSKIN
P.M. ĐÔXTÔIEPXKI (nhà văn Nga)
Gôgôn nói: "Puskin là một hiện tượng đặc biệt và, có thể
nói, là hiện tượng duy nhất của tinh thần Nga". Tôi xin bổ sung: hiện tượng
mang tính tiên tri. Đúng vậy, đối với chúng ta, tất cả những người Nga, sự xuất
hiện của ông thực sự là một cái gì đó mang tính tiên đoán. Puskin xuất hiện
đúng vào lúc xã hội chúng ta, cả một thế kỉ sau cải cách của Pi-e Đại đế, bắt đầu
manh nha ý thức đúng đắn về mình. Và sự xuất hiện của ông đã soi rọi con đường
tăm tối của chúng ta bằng thứ ánh sáng định hướng mới mẻ. Trong ý nghĩa đó,
Puskin chính là nhà tiên tri và người chỉ dẫn.
Cũng phải thừa nhận rằng trong giai đoạn đầu, Puskin đã bắt
chước các nhà thơ châu Âu: Parny, Andre Senie và những người khác, đặc biệt là
Bairn. Không có gì nghi ngờ, các nhà thơ châu Âu đã có ảnh hưởng to lớn đối với
sự phát triển thiên tài của ông, và sự ảnh hưởng ấy được gìn giữ suốt cuộc đời
ông. Tuy nhiên ngay cả trong những bài thơ đầu tiên của ông, ngoài sự bắt chước
ra, còn bộc lộ rõ bản sắc độc lập đặc biệt của một thiên tài. Nếu chỉ là bắt
chước thì không thể có được cái riêng như thế trong đau khổ, sự sâu sắc nhường ấy
trong ý thức, như ở Puskin, ví dụ như trong Đoàn người Zigan - bản trường ca
giai đoạn đầu của ông.
Trong nhân vật Alecô, Puskin đã tìm thấy và chỉ rõ đó là một
kiểu người lang thang bất hạnh ngay trên quê hương mình, một loại người Nga đau
khổ, tồn tại lịch sử và cần thiết trong cái lớp người tách rời với nhân dân.
Ông tìm típ người này không chỉ ở Bairn. Típ người này được nắm bắt một cách
chính xác, chân thực - một típ người mà ta thường xuyên bắt gặp và còn tồn tại ở
nước Nga về lâu dài. Từ đó đến nay loại người lang bạt này vẫn tiếp tục cucộc sống
vô gia cư, và còn lâu mới biến mất. Kiểu người này, tôi nhắc lại, xuất hiện vào
thập kỉ thứ hai, sau cải cách của Pi-e Đại đế, trong giới trí thức cách biệt với
nhân dân, với sức mạnh của nó. (...)
Không, một bản trường ca như vậy quyết không thể là sự bắt
chước! Chính tác phẩm này đã mách bảo cách giải quyết vấn đề, một "vấn đề
đáng nguyền rủa" theo kiểu Nga, theo đức tin và chân lý của nhân dân Nga:
"Hãy quy phục, hỡi con người kiêu ngạo, trước tiên hãy bẻ gãy lòng kiêu
hãnh của mình. Hãy quy thuận, hỡi con người ăn không ngồi rồi, trước tiên hãy
lao động trên mảnh đất của mình." Đó chính là giải pháp theo chân lý và
trí tuệ của nhân dân.
(...) Chưa từng có một nhà văn Nga nào trước và sau Puskin lại
gắn bó máu thịt với nhân dân như ông. Trong số các nhà văn của chúng ta có rất
nhiều người hiểu biết về nhân dân, nói về họ một cách tài tình, trìu mến. Nhưng
thử so sánh những người kế tục sau này với Puskin thì chỉ có một, cùng lắm là
hai trường hợp, còn lại chỉ toàn là "các ngài" viết về đám chúng
sinh. Ở những người tài giỏi nhất trong số họ, kể cả một hai trường hợp tôi vừa
nói, vẫn thoáng thấy thái độ ngạo mạn của những người từ cuộc sống khác, thế giới
khác, mong muốn nâng nhân dân lên ngang tầm của mình và làm cho họ hạnh phúc vì
hành động nâng đỡ đó. Ở Puskin có cái gì đó thật sự gắn bó ruột thịt với nhân
dân, tới mức thật tự nhiên, đáng yêu.
(...) Thực ra nền văn học châu Âu có khá nhiều thiên tài -
Secxpia, Cervantes, Siler... Nhưng hãy chỉ ra dù chỉ một trong số các vị thiên
tài đó có được khả năng cảm thông, có lòng vị tha đối với toàn nhân loại như
Puskin của chúng ta. Chính đây là khả năng chính yếu nhất, là đặc tính của dân
tộc ta, và Puskin đã chia sẻ nó với nhân dân mình, chính vì lẽ đó, ông là một
nhà thơ dân tộc. Các nhà thơ vĩ đại nhất của châu Âu chưa khi nào có thể hoà nhập
một dân tộc khác vào bản thân mình, thể hiện chiều sâu tinh thần và những đau
khổ của nó với một sức mạnh thiên tài như Puskin. Ngược lại, khi viết về những
dân tộc khác, những nhà thơ châu Âu thường biến họ thành cái của dân tộc mình
và hiểu họ theo cách của mình. Thậm chí ngay cả Secxpia cũng vậy, những người ý
của ông hầu như "Anh hoá" hoàn toàn. Puskin là hiện tượng duy nhất có
khả năng biến hoá hoàn toàn vào một dân tộc khác. Hãy xem lại Don Juan, nếu như
không có chữ ký ở phía dưới của Puskin, thì các ngài sẽ không lại bao giờ nghĩ
rằng đó không phải do người Tây Ban Nha tạo ra. Những hình tượng trong Bữa tiệc
thời dịch hạch mới sâu sắc, huyền bí làm sao! Nhưng trong những hiện tượng huyền
bí ấy ta nghe thấy tiếng vọng của thiên tài nước Anh (...) Có thể khẳng định rằng
chưa từng có một nhà thơ nào có được sự đồng cảm với nhân loại như Puskin,
nhưng vấn đề không phải là sự cảm thông bề ngoài, mà là độ sâu thẳm của nó, sự
hoà nhập tâm hồn của mình vào tâm hồn của các dân tộc khác một cách hoàn hảo,
chính vì thế mà vô cùng tuyệt diệu, chính vì thế mà không có ở đâu, không có ở
bất cứ một nhà thơ nào trên thế giới hiện tượng tương tự như thế có thể lặp lại.
Điều đó chỉ có ở Puskin, và tôi chỉ xin nhắc lại, chính vì vậy mà ông là hiện
tượng chưa từng được nhìn thấy và nghe thấy, nói theo cách của chúng ta, đó là
hiện tượng mang tính tiên tri, bởi vì... bởi vì ở đây thể hiện rõ hơn cả tinh
thần dân tộc Nga, thể hiện tính nhân dân trong thơ của ông, tính nhân dân trong
sự phát triển của nó, tính nhân dân trong tương lai của chúng ta, đã thấm nhuần
trong hiện tại và thể hiện một cách tiên tri. Bởi vì sức mạnh tinh thần của dân
tộc Nga là gì, nếu không phải sự vươn tới tính toàn cầu, toàn nhân loại - mục
đích cuối cùng của nó? Puskin chí mới vừa chạm tới sức mạnh nhân dân, ông đã cảm
nhận trước được thiên chức vĩ đại của nó trong tương lai. Chính vì vậy ông là một
nhà thơ nhân dân, chính vì thế ông là một nhà đoán định số phận, một nhà tiên
tri.
(...) Ngay từ buổi sơ khởi đó chúng ta đã vươn tới sự hòa nhập
thiết thực, sống còn nhất, sự hoà nhập với toàn nhân loại! Chúng ta đã tiếp nhận
không thù địch (điều có thể xảy ra) mà hữu hảo tinh hoa của tất cả các dân tộc
xa lạ vào thế giới tinh thần của mình, không phân biệt đối xử, cởi bỏ được các
mâu thuẫn, biết tha thứ và hiểu được những sự đa dạng, khác biệt nhau, bằng điều
đó chúng ta biểu thị được sự sẵn sàng, lòng mong mỏi của chúng ta được hoà nhập
vào tất cả các dân tộc (...) Ở các dân tộc châu Âu, họ phải biết rằng họ quý
giá biết chừng nào đối với chúng ta! Và tôi tin tưởng rằng, chúng ta, nói đúng
hơn không phải chỉ chúng ta, mà các thế hệ tiếp nối, đều hiểu rằng, là người
Nga chân chính có nghĩa là phải dự phần vào sự hoà giải các mâu thuẫn xung đột
của châu Âu, tìm sự giải thoát cho bi kịch của châu Âu trong tâm hồn Nga (...)
Dấu ấn của sự hoà nhập này tôi đã nhìn thấy trong lịch sử của chúng ta, trong
những con người tài năng của chúng ta và trong thiên tài nghệ thuật của Puskin.
(...) Nếu ông sống lâu hơn thì ông có thể tạo được những hình tượng vĩ đại, bất
tử của tinh thần Nga gần gũi dễ hiểu đối với những người anh em châu Âu của
chúng ta, lôi cuốn họ đến với chúng ta mạnh hơn, gần gũi hơn là bây giờ, có thể
diễn giải cho họ tất cả sự chân thành cố gắng của chúng ta, và họ có thể hiểu
chúng ta hơn bây giờ, không cần phải đoán định dò xét, không nhìn chúng ta bằng
con mắt nghi ngại và kiêu ngạo như họ đang nhìn chúng ta hiện nay. Nhưng Chúa
Trời đã phán định theo cách khác. Puskin mất đi trong lúc đang sung sức nhất và
không còn nghi nghờ gì, ông đã mang theo mình một bí mật vĩ đại. Và hiện tại
chúng ta đang phải tìm ra bí mật này.
ĐÀO TUẤN ẢNH dịch
(Trích từ cuốn Alexandrơ Puskin - Tuyển tập tác phẩm, tập V
Nxb Văn học, Hà Nội, 1999)
VỀ PUSKIN
M.GORKI (nhà văn Nga)
Có những người mỗi khi đọc một tác phẩm nghệ thuật chân chính
lại thấy tâm hồn dào dạt một niềm cảm phục hân hoan, một lòng ngưỡng mộ hầu như
tôn giáo đối với vẻ đẹp và sự sáng suốt của trí tuệ con người. Nếu những người
như vậy ở châu Âu và châu Mỹ biết sự nghiệp sáng tạo của Alexandrơ Puskin, họ sẽ
đánh giá nó cao ngang hàng với di sản thiêng liêng của những kiệt tác nói về
con người mà những nghệ sĩ thiên tài như Sexpia, Gớt và những người khác đứng
trong hàng ngũ vĩ nhân này đã để lại.
Về quy mô sáng tác, Puskin gần gũi với Gớt hơn cả, và nếu gạt
sang một bên những hứng thú khoa học và những giả thiết của Gớt, thì sẽ thấy
sáng tác của Puskin đa dạng hơn, rộng lớn hơn toàn khối những thành tựu của nhà
đại văn hào Đức.
Như do một phép thần thông nào đó, ngay sau cuộc xâm lăng của
Napoleon, ngay sau khi những người Nga mặc quân phục đặt chân lên thành Pari,
con người thiên tài ấy đã xuất hiện và trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, đã đặt
những nền móng không gì lay chuyển nổi cho tất cả những gì sau này sẽ kế tục
mình trong nghệ thuật Nga. Không có Puskin thì trong một thời gian rất dài sẽ
không có được Gôgôn, Tuôcghênhép, Đôxtôiepxki, - tất cả những con người Nga vĩ
đại này đều công nhận Puskin là vị thủy tổ tinh thần của mình.
Puskin là tác giả những vần thơ trữ tình tuyệt diệu về những
cảm xúc mãnh liệt và đằm thắm, là người đã sáng tạo những thiên trường ca hùng
tráng và đầy trí tuệ như Kị sĩ đồng, Pôntava, những truyện cổ tích tuyệt đẹp chứa
chất trí thông minh của nhân dân Nga như: Ruxlan và Luitmila, Truyện cổ tích về
chú gà trống vàng, Ông lão đánh cá và con cá vàng, Lão cố đạo và anh làm công
Balđa; Puskin đã sáng tác vở kịch lịch sử ưu tú nhất của nền văn học Nga mà cho
đến nay vẫn chưa có vở kịch nào sánh kịp: vở Bôrix Gôđunôp. Trong lĩnh vực văn
xuôi, Puskin đã viết cuốn tiểu thuyết lịch sử Người con gái viên đại úy: trong
truyện này, với cái nhìn thấu suốt của một nhà sử học, Puskin đã xây dựng nên một
hình tượng sinh động của người Cozac Êmiliên Pugatsôp, người đã tổ chức một
trong những cuộc khởi nghĩa hùng vĩ nhất của nông dân Nga. Những truyện ngắn
Con đầm pích, Đubrôpxki, Người quản trạm và một số truyện ngắn khác đã đặt nền
móng cho văn xuôi hiện đại, mạnh dạn đưa vào văn học những đề tài mới, và trong
khi giải thoát ngôn ngữ Nga ra khỏi ảnh hưởng của tiếng Pháp, tiếng Đức, đồng
thời đã giải thoát văn học ra khỏi chủ nghĩa duy cảm nhạt nhẽo mà các tác giả
trước Puskin thường mắc phải. Ngoài ra Puskin cũng là người đặt nền tảng cho sự
hoà hợp giữa chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực, sự hoà hợp mà cho đến
nay vẫn là đặc trưng tiêu biểu nhất của nền văn học Nga, làm cho nó có một âm
hưởng riêng, một diện mạo riêng.
Thiên tiểu thuyết bằng thơ Epghênhi Ônhêghin vĩnh viễn sẽ là
một trong những thành tựu ưu tú nhất của nền nghệ thuật Nga và chiếm được một vị
trí danh dự bên những kiệt tác của nền văn học châu Âu như Nỗi đau của chàng
Vecter, Truyện Manông Lexcô, Clarix Haclâu v.v...
Ai nấy đều biết rằng âm nhạc chỉ sử dụng những tác phẩm văn học
thiên tài bậc nhất và những truyền thuyết dân gian có ý nghĩa sâu sắc nhất. Thế
mà các nhạc sĩ đã sử dụng cả một loạt tác phẩm của Puskin để sáng tác ca kịch.
Ruxlan và Luitmila, Con đầm pích, Đubrôpxki, Epghênhi Ônhêghin, Truyện cổ tích
về chú gà trống vàng, Truyện cổ tích về vua Xaltan, về các con trai của nhà
vua, về nàng công chúa thiên nga, Bôrix Gôđunôp, Đoàn người Zigan, Mozart và
Xalieri, Hiệp sĩ keo kiệt - tất cả những vở ca kịch đó đều dựa trên văn bản của
Puskin và do những nhạc sĩ lớn nhất nước Nga soạn: Glinca, Tsaicốpxki,
Muxorgxki, Rimxki, Côrxacôp, Rakhmaninốp...
Những tác phẩm như Hiệp sĩ keo kiệt, Đêm Ai cập, Bữa tiệc
trong thời kỳ dịch hạch, Mozart và Xalieri cho ta thấy rõ ở Puskin một khả năng
huyền diệu mà ngay ở những nhà văn thiên tài cũng hiếm có, là biết đi sâu vào
tinh thần và sinh hoạt của những xứ sở xa lạ, những thời đại đã lùi vào dĩ
vãng. từ lâu. Trong những tác phẩm này của Puskin lóe lên một cách đặc biệt rực
rỡ dấu ấn của vẻ đẹp không thể tàn phai của nghệ thuật bất tử, của sự minh mẫn
thiên tài.
Puskin là bậc thầy trong thể văn thư tín, những bức thư ông
viết cho đến nay vẫn giữ nguyên giá trị những mẫu mực ưu tú nhất của thể văn
này.
Khó lòng kể hết được tất cả các tác phẩm ưu việt, phi thường
mà Puskin đã viết. Những thiên trường ca như Đoàn người Zigan, Anh em kẻ cướp,
Người tù Capcaz đều là những mẫu mực kinh điển của thơ văn Nga, và chương Giấc
mơ của Tachianna trong Epghênhi Ônhêghin khiến cho người ta phải kinh ngạc vì sự
kết hợp tài tình giữa tính huyễn hoặc và tính hiện thực.
Puskin còn viết Lịch sử cuộc khởi nghĩa Pugatsôp: đó là một
thí nghiệm của nhà thơ cố gắng dùng thứ ngôn ngữ chính xác của nhà sử học, cũng
giống như thí nghiệm của Siler khi viết Lịch sử cuộc chiến tranh ba mươi năm.
Sự nghiệp sáng tác của Puskin là một dòng thác thơ văn mở rộng
chói lọi. Puskin dường như đã thắp nên một vầng thái dương mới trên đất nước
giá lạnh, và ánh nắng của vầng thái dương ấy lập tức làm cho nó phì nhiêu, tươi
tốt lên. Có thể nói rằng trước Puskin ở nước Nga chưa có một nền văn học xứng
đáng được châu Âu chú ý đến, có được một chiều sâu, một sự phong phú ngang với
những thành tựu kỳ diệu của sáng tác văn học châu Âu.
Trong sáng tác của Puskin, người ta cảm thấy có một cái gì thần
diệu, một sự kết hợp kỳ lạ giữa tình cảm tha thiết và trí tuệ anh minh, giữa
tình yêu nồng nàn đối với cuộc sống và lòng căm thù sâu sắc đối với những thói
đê hèn của nó. Tình cảm đằm thắm, có sức xúc động lòng người của ông không sợ nụ
cười châm biếm, và cả thân thế ông là một phép nhiệm màu.
Đối với nhà văn học sử không có một sẽ là đề tài nào có nhiều
ý nghĩa và huyền diệu hơn là thân thế và sự nghiệp của Puskin.
CAO XUÂN HẠO dịch
(Trích từ cuốn Alexandrơ Puskin - Tuyển tập tác phẩm, tập
VNxb Văn học, Hà Nội, 1999)
Ngọn cờ nền văn hóa của chúng ta
Đ.LIKHATRÔP (nhà nghiên cứu văn học người Nga)
(...) Vậy tại sao trong nền văn hoá của chúng ta Puskin là
người nổi lên số một trong số những người số một? Puskin là nhà thiên tài đã tạo
dựng được lý tưởng của dân tộc. Không chỉ đơn thuần "phản ảnh" những
đặc điểm dân tộc của tính cách Nga, mà là tạo dựng được lý tưởng của dân tộc
Nga, lý tưởng của nền văn hoá.
Puskin là thiên tài của sự vươn lên cao cả, thiên tài ở mọi
nơi tìm kiếm và sáng tạo ra trong thơ ca những biểu hiện cao cả nhất: trong
tình yêu, trong tình bạn, trong nỗi buồn và trong niềm vui, trong sự dũng cảm
nơi chiến trận. Trong tất cả, ông đều tạo nên sự căng thẳng sáng tạo mà cuộc sống
có thể đạt tới. Ông đã đưa lên rất cao lý tưởng của danh dự và sự độc lập của
thơ ca cũng như của nhà thơ.
Puskin là nhà cải tạo vĩ đại nhất những tình cảm tốt đẹp nhất
của con người thơ . Trong tình bạn ông tạo ra lý tưởng của tình bạn cao cả thời
Litxê; trong tình yêu ông tạo ra lý tưởng cao thượng của quan hệ đối với người
đàn bà - nàng thơ (Anh nhớ mãi phút giây huyền diệu...). Ông tạo ra tình cảm
cao thượng của chính nỗi buồn. Mấy từ "nỗi buồn của anh tươi sáng" đủ
để an ủi hàng vạn con người. Ông tạo ra thái độ sáng suốt một cách rất thơ đối
với cái chết (Tôi đi trên phố phường náo động...). Ông chỉ ra ý nghĩa cao cả của
kỉ niệm và hồi ức. Thơ của ông chứa đầy những hồi ức cao đẹp của tuổi trẻ. Hồi ức
của tuổi trẻ hoà lẫn vào ký ức của lịch sử Nga. Không một nhà thơ nào dành cho
quá khứ Nga nhiều tác phẩm như vậy - văn xuôi sử thi, kịch thơ trữ tình, văn
xuôi trữ tình. Chính trong các hồi ức ở Puskin đã nảy sinh ra hình ảnh cay đắng
và có sức thu hút của quá khứ và cách giải thích hiện tại một cách sáng suốt.
Ông tạo ra những hình tượng con người sống động cơ bản của lịch sử Nga, mà khi
hình dung về những hình tượng đó chúng ta không thể bỏ qua trong nhũng suy nghĩ
riêng của chúng ta về lịch sử Nga. Đó là hình tượng Bôrix Gôđunôp, Pi-e,
Pugatsôp... Ông sáng tạo ra họ như thể đã đoán ra ở họ mối xung đột chính của
quá khứ lịch sử Nga: Nhân dân và Nga hoàng chuyên chế. Ông tạo ra khuynh hướng
cơ bản của tiểu thuyết Nga thế kỉ XIX - "tiểu thuyết trang ấp", dường
như trong đó đã xác định những nhân vật chính yếu: Ônhêghin và Tachianna - đó
là một dạng những trung tâm xung đột mà chúng ta sẽ tìm thấy ở Gôntrarốp,
Tuôcghênhép và ở nhiều nhà văn Nga cổ điển khác.
Puskin là một hình thức hết sức ngắn gọn và vô cùng biểu cảm
đã thể hiện những thành tựu cơ bản của thơ ca thế giới. Ông đã tạo ra như những
biểu tượng của những thành tựu cao nhất của văn học thế giới: Gửi Ovidius, Từ
Catull, Phỏng theo Coran, Dante nghiêm khắc không coi khinh Xone..., Từ Gphiz,
Lời nói đầu bản dịch Iliad, Từ Anacreon, Phỏng theo phong cách Ả-rập, Những người
cha hoang mạc và những người vợ trinh tiết, Bài ca những người Tây Xlav và những
tác phẩm thiên tài bởi đã đào đến tận đáy sâu sáng tạo nghệ thuật: Hoạt cảnh từ
Phauxt, Người khách đá và nhiều tác phẩm khác. Không phải tình cờ mà ông coi nước
Nga là quan toà của nền văn hoá châu Âu- là người bình luận và đánh giá nó. Sự
vươn tới cao cả của tinh thần là đặc điểm nổi rõ nhất của thơ ca Puskin.
(...) Chúng ta cần phải đi cùng Puskin ít ra là một quãng ngắn
nhất trên những con đường mà ông đã tạo ra cho chúng ta trong thơ ca của ông.
Ông phục vụ chúng ta cả trong tình yêu, cả trong đau khổ, cả trong tình bạn, cả
trong những cái suy tư về cái chết, cả trong những hồi ức. Ông là nhà thơ đầu
tiên đến với chúng ta trong tuổi thơ và ở lại cùng chúng ta cho đến trọn đời.
"Puskin là tất cả của chúng ta" - A. Grigôriep đã nói về ông như vậy.
Và ông đã nói đúng vì rằng sức mạnh biến cải và vươn lên cao cả của thơ Puskin
đều có xác suất có mặt trong tất cả những khoảnh khắc trọng đại của cuộc đời
chúng ta.
ĐOÀN TỬ HUYẾN dịch
(Trích từ cuốn Alexandrơ Puskin - Tuyển tập tác phẩm, tập V,
Nxb Văn học, Hà Nội, 1999)
Về A.X. PUSKIN
TEODOR DRAIZER (nhà văn Mỹ)
Sự nghiệp sáng tác của A.X. Puskin gắn bó vô cùng chặt chẽ với
khát vọng quyền năng của cuộc sống và kinh nghiệm - đặc thù của các nền văn học
lớn, đặc biệt là nền văn học Nga đồ sộ. Thật chính xác khi cho rằng A.X.Puskin
là nhà tiên tri đầu tiên của nước Nga đươngất đại, người đầu tiên hiểu hết những
khả năng to lớn trong sự phát triển đạo đức xã hội - những khả năng mà sau này
đã được nước Nga thể hiện.
Mặc dù tôi không đọc nguyên bản, nhưng trong các bản dịch thơ
A.X. Puskin tôi vẫn thấy không chỉ nổi lên tài năng thi pháp tuyệt vời mà tất cả
những gì khiến ông xứng đáng với vị trí cao quý giữa những người Xlav. Ý nghĩa
vị trí đó không chỉ nằm trong bút pháp mà cả trong ý tưởng Puskin hun đúc và thể
hiện. Vào thời đó, theo tôi, khi mà tư tưởng Nga đúng lúc cần ông, ông xuất hiện,
làm nổi bật những gì còn rời rạc, dở dang chắt lọc chất Nga, chậm nhưng vững chắc
khi giải thích chất Nga thông qua chính bản thân mình. Chính ông là người đầu
tiên trong số những người làm xoay chuyển toàn bộ hệ thống tư tưởng và ảnh hưởng,
thổi vào đó hình thức thơ ca lãng mạn châu Âu, đồng thời bao quát sâu rộng tầm
vĩ đại có từ xa xưa của nước Nga, khám phá ra chất thanh cao và sức mạnh trong
vô thức, hoang dã, lòng cảm thông và sức mạnh tinh thần của những ai sống gần
gũi với thiên nhiên hơn là những trí thức nửa mùa phục vụ triều đình hay lũ tay
sai giàu có xun xoe của chúng.
Đúng hơn, ông đã lồng ý tưởng đó vào dòng thơ ca làm nức lòng
văn học Nga trong suốt thế kỉ qua. Khí chất và trí tuệ trong sáng của ông đã mở
đầu cho thời kỳ Phục hưng ở Nga cũng ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ lớp người
kiệt xuất thiên tài Nga: Đôxtôiepxki, Tuôcghênhep, Tônxtôi, Gôgôn...
Thời trẻ A.X.Puskin là một người nổi loạn vạch trần cuộc sống
trống rỗng và vô nghĩa của các tầng lớp cánh tả trong đó có ông. Sự kiện này
khiến những người Nga đương thời tập trung chú ý đến ông. Ông tìm và đã tìm ra
trong cội nguồn quá khứ, trong lịch sử và truyền thuyết nước Nga những luận cứ
xây dựng một khái niệm phong phú ngày nay đã là khái niệm có cơ sở khoa học về sự
pha trộn giữa cái ác và cái thiện, đạo đức và phi đạo đức, dốt nát và thông
minh, nghiệt ngã và bác ái... Từ đó giải thích vì sao phải đấu tranh sinh tồn,
báo trước và kêu gọi phải có những người thay đổi xã hội to lớn vì cuộc sống tốt
đẹp và tiến bộ. Tóm lại, A.X.Puskin báo trước về một cuộc sống mà nước Nga và
khắp mọi nơi đang hướng tới.
Xét về chiều sâu và tính chân thực, thơ văn A.X.Puskin đặc biệt
dễ thẩm thấu... Ai có thể thờ trước tình cảm chân thành, trung thực, tư duy
khoáng đạt, hiểu biết sâu rộng của tâm hồn và trí tuệ A.X. Puskin! Các tác phẩm
của ông vừa dễ hiểu, đầy tính nhạc, tinh tế, uyên bác, vừa đơn giản mà vẫn luôn
mang ý tưởng sâu sắc. Đây chính là điều làm nên giá trị chân lý toàn cầu của
ông.
Và hôm nay sau hơn một thế kỉ từ khi A.X.Puskin mất nào ai
dám nghĩ đến chuyện phủ nhận sự vĩ đại của con người này cũng như vị thế của
ông trong lịch sử. Ông là nhà tiên tri, một nhân cách lớn đáp lại được tiếng gọi
của nhân dân ông.
HOÀNG THỊ VINH dịch
Puskin am hiểu mọi khả năng, toàn bộ vẻ phong phú kỳ diệu của
tiếng mẹ đẻ nhưng tư tưởng của ông bao giờ cũng được thể hiện trong một hình thức
giản dị tới mức tưởng như không thể nào diễn tả giản dị hơn.
Sự giản dị và sự thoải mái của nhà thơ là kết qủa của tài nghệ
tinh tế.
Quả bằng thực thơ Puskin nở rộ kỳ diệu chừng như từ chính văn
xuôi tỉnh táo.
P. MÊRIMÊ (nhà văn Pháp)
Nhà thơ dẫn dắt công chúng theo mình vào xứ sở chưa quen thuộc
của cái đẹp, vào một thiên đường nào đó mà không khí ngát hương ở đó khiến tâm
hồn phấn chấn, suy nghĩ tốt hơn, tình cảm tinh tế hơn.
A ÔXTRÔPXKI (nhà soạn kịch Nga)
Chúng ta đọc thấy ở Puskin những câu thơ trơn tru quá, giản dị
quá và ta cứ tưởng rằng tự nhiên thơ ông nó tuôn ra trong hình thức như thế. Vậy
mà ta không biết rằng ông đã bỏ biết bao công sức cho câu thơ được giản dị và
trơn tru.
L. TÔNXTÔI (nhà văn Nga)
Puskin, Anh là Anh cả của thơ ca và tự do! Ở khắp mọi nơi - bất
cứ ở đâu chúng tôi đấu tranh và ca ngợi Tổ quốc của Anh - kỷ niệm về Anh luôn
luôn sẽ cùng chúng ta, đem cho chúng ta ngọn nguồn cổ vũ, dũng ảcm, sắc đẹp và
tuổi trẻ.
Được dân tộc vĩ đại của mình gìn giữ, Puskin là ngọn đuốc
sáng của mọi dân tộc.
PABLO NÊRUĐA (nhà thơ Chi lê)
Đối với tôi, Puskin là một trong những đại lượng dùng để đo tất
cả các nhà văn của thế giới. Sự nghiệp sáng tạo rực rỡ của ông, số phận cá nhân
của ông - tất cả đều rất hấp dẫn và có ý nghĩa đối với chúng tôi, bất kể sự
khác biệt về ngôn ngữ và thời đại. Đó là một thứ ẩn dụ chứa đựng tất cả những
gì tuyệt vời và bi thảm mà chỉ cuộc đời nhà thơ mới có thể chứa đựng được.
Là một nhà thơ mang chất Nga sâu đậm, Puskin đồng thời là một
người châu Âu chân chính, biết hấp thụ văn hoá thời đại mình rồi tỏa ra qua
sáng tạo.
PAT'RIC BESSON (nhà văn Pháp)
Ông đã kịp làm chính số phận của mình thành thước đo và đồng
thời là đối tượng sáng tác của mình. Ông đã làm được việc đó với lòng tự tôn, với
thái độ khách quan, với trí tưởng tượng chính xác và rành mạch trạng thái tâm hồn
con người, điều đó khiến ông hoàn toàn xứng đáng được xếp vào hàng ngũ các nhà
thơ lãng mạn đầy kịch tính nội tâm.ồng
E. WILSON (nhà nghiên cứu văn học người Mỹ)
"Bạn thân thiết trong những ngày cơ cực"
PHẠM THỊ PHƯƠNG
Khi nói về những người xung quanh Puskin, người ta thường hay
nhắc đến đồng chí, bạn bè tâm giao hơn là những người trong gia đình của nhà
thơ. Thế nhưng có những người, không phải đồng môn Litxê, không phải là đồng
nghiệp văn chương, cũng không phải cha mẹ họ hàng, mà đối với Puskin còn thân
thương, gắn bó và quý báu hơn cả gia quyến ruột thịt. Đó là những "con người
bé nhỏ" - những người đồng hành thủy chung của nhà thơ trong suốt cuộc đời
ngắn ngủi và kỳ diệu. Giữa những người ấy nổi bật lên nhũ mẫu Arina Rôđiônốpna
Iacốpleva và lão bộc Nikita Timôphâyvich Côzlôp.
Hai con người này có nhiều điểm chung: họ đều xuất thân từ
dòng dõi nông nô, suốt đời phục vụ trong gia đình dòng họ Ganniban - Puskin, là
chỗ dựa, niềm an ủi lớn nhất của nhà thơ, cùng nhà thơ chia sẻ buồn vui, gánh nặng
số phận. Họ yêu thương chăm sóc Puskin từ tấm bé bằng tình yêu phụ mẫu tận tụy
và được nhà thơ đền đáp bằng tình yêu gắn bó đầy cảm động của đứa con hiếu thảo,
trọng nghĩa trọng tình. Hai con người đó từ cuộc sống đã bước vào trang sách của
Puskin, trở thành nguyên mẫu của nhân vật nhũ mẫu trong Epghênhi Ônhêghin và
lão bộc trong Người con gái viên đại úy.
Arina Rôđiônôpna (1754-1828) là nữ nông nô của dòng họ
Gannihưng ban, sống trong nhà Puskin 31 năm, chăm sóc tất cả trẻ em của gia
đình này. Ngay từ tấm bé Puskin ít có dịp quanh quẩn bên mẹ, mà thường quấn
quýt với nhũ mẫu. Arina Rôđiônôpna không những cho Puskin dòng sữa mát lành mà
còn là người tưới đẫm tâm hồn mộng mơ, đầy nhậy cảm của cậu bé - nhà thơ tương
lai bằng dòng văn học dân gian. Người đàn bà nông nô không biết chữ nhưng là cả
một kho báu với những khúc hát dân ca, những truyện cổ tích muôn mầu muôn vẻ,
ca dao - tục ngữ sống động. Đặc biệt Arina Rôđiônôpna có biệt tài kể chuyện hết
sức hấp dẫn, mạch lạc, khúc chiết, khiến không chỉ Puskin - chú bé, mà cả
Puskin - nhà thơ đã thành danh say mê, thán phục. Hầu hết những bài hát dân ca,
những truyền thuyết dân gian mà Puskin biết đều nghe từ bà. Hơn cả vai trò của
người mẹ chăm bẵm cho con, bà còn là người bạn thân thiết tâm giao, người nâng
đỡ tinh thần nhà thơ trong những ngày tháng gieo neo. Bà cùng nhà thơ trải qua
những đêm đông bão tuyết, những ngày dài cô đơn, đỡ giùm nhà thơ gánh nặng ưu
phiền. Puskin yêu quý bà, gọi bà là "mẹ", mỗi sớm dậy trong ngôi nhà ở
Mikhailốpxcôie đều chạy sang phòng bà chào hỏi, chia sẻ suy tư, dự định:
Những ước mong kết trái
Những dự định mộng mơ
Chỉ kể cho u già
Bạn tôi ngày thơ trẻ
Những năm tháng sau này, khi đã đứng trên đỉnh quang vinh,
nhà thơ vẫn gắn bó với bà bằng tình yêu của đứa con trai, vẫn giữ thói quen ân
cần trò chuyện với bà hàng tiếng đồng hồ. Người sinh ra Puskin ít bao giờ hiện
diện trong thơ của ông, nhưng nhũ mẫu lại giữ một vị trí đặc biệt trong sáng
tác của ông, được ông trìu mến gọi là "Bạn thân thiết trong những ngày cơ
cực", tặng những vần thơ đẹp nhất, cảm động nhất:
U già của tuổi thơ con
Bạn của đời con cực khổ
Uống đi u vài ngụm nhỏ
Trái tim có bớt ưu phiền?
U hát con nghe bài hát
Về con chim biển bình yên
U hát con nghe bài hát
Cô em quẩy nước dịu hiền.
Những năm tháng cuối đời, Puskin vẫn thường nhắc về người nhũ
mẫu. Trở về thăm lại nơi xưa tù đày, bà đã mất, nhà thơ vẫn bồi hồi nhớ
"tiếng chân người gieo nặng", "sự chăm lo đằm thắm". Suốt đời
mình, Puskin chịu ơn Arina Rôđiônốpna và tình yêu thương của họ dành cho nhau
đã thành lời bất tử.
Nikita Timôphâyvich Côzlôp (1770 - 1854) cũng là người
"bạn thân thiết trong những ngày cơ cực" của Puskin. Trong cuộc đời đầy
bất hạnh của Puskin, bạn bè, gia đình đến rồi đi, không ai luôn có mặt cạnh nhà
thơ bền lâu như Nikita Timôphâyvich - với vai trò của lão bộc, người đánh xe,
người quản gia. Đó là một con người cao lớn, vui tính, chơi đàn ghi ta và
babalaica cừ khôi, thuộc nằm lòng nhiều thơ ca dân gian, biết bịa truyện cổ
tích rất khéo. Puskin đánh giá cao đức tính tận tụy phục vụ, nhưng không quỵ lụy,
rất tự trọng, độc lập và sáng dạ của bác.
Nikita Timôphâyvich đã ngoài 30 tuổi khi Puskin đến tuổi rời
nhũ mẫu, bác được gia đình giao trông nom, dạy dỗ chú bé và từ đó trở thành người
đồng hành trên các chặng đường cho đến cuối cuộc đời của nhà thơ. Cậu chủ nhỏ gọi
lão bộc của mình bằng "bác", cùng dạo chơi trong các lễ hội, trong
các công viên, học cách quan sát và những trí tuệ dân gian. Bác chăm lo cho
Puskin những ngày sau khi tốt nghiệp Litxê về sống ở Petecbua, suốt thời gian
nhà thơ bị lưu đày và sau khi nhà thơ thành gia thất. l
Giữa hai người có sự gắn bó hoàn toàn, sẵn sàng quên mình vì
nhau. Ở Petecbua, có lần M. A. Korph, một tay công tử - chủ nô, bạn học cũ của
Puskin, vô cớ đánh Nikita, Puskin biết chuyện đã vô cùng tức giận, viết thư
thách đấu súng. Tay này hèn nhát không nhận lời, viện lý do thách đấu vì một kẻ
như Nikita không đáng. Quan hệ bạn bè giữa Puskin và Korph chấm dứt từ đó.
Nikita sau chuyện ấy càng yêu quý, trân trọng cậu chủ trẻ. Bác cất giấu kỹ những
tác phẩm lưu hành bí mật của nhà thơ, bảo vệ, lo lắng cho nhà thơ. Trong những
chuyến lưu đày dằng dặc, cô đơn, trên những con đường mùa đông vắng vẻ muộn phiền,
bác theo nhà thơ rong ruổi hết phương nam lại lên phương bắc, chăm sóc chải
chút cho Puskin chu đáo hơn một người mẹ, thấu hiểu và cảm thương cho số phận của
nhà thơ hơn cả một người cha. Puskin tin cậy, cởi mở với bác hơn bất cứ người
thân nào trong gia đình. Không lâu trước khi mất, trong ngày chôn cất mẹ,
Puskin chỉ cho Nikita nơi thi sĩ muốn yên nghỉ. Bằng trái tim nhậy cảm và từng
trải, Nikita linh cảm một tai hoạ đang rình rập cậu chủ, nhưng bác biết làm gì
để giúp con người đang bị cả thành Petecbua đầu độc, bức hại? Ngày quyết đấu của
Puskin là ngày đau đớn nhất trong đời bác quản gia. Theo lời kể của Zucôpxki,
khi cỗ xe chở Puskin về đến cổng, Nikita hớt hải chạy ra, bác bế nhà thơ trên
tay, lên cầu thang, Puskin bảo: "Bác có buồn khi phải bế tôi thế này
không?" - bác biết nói gì hơn, càng khóc thống thiết. Biết nói gì hơn, khi
xưa cũng đôi bàn tay ấy đã từng bế cậu chủ nhỏ đang tuổi chơi đùa, đã ân cần
cho nhà thơ vịn lấy suốt một đời! Và đôi bàn tay ấy đã đưa linh cữu nhà thơ về
nơi an nghỉ cuối cùng ở tu viện Xviatago gần Mikhailốpxcôie, rồi cùng bạn bè
nhà thơ thu vén, gìn giữ những ghi chép, thư từ, tác phẩm của con người gần gũi
và vĩ đại nhất của mình.
Sinh thời Puskin còn cả mẹ và cha (mẹ ông chỉ mất trước ông một
năm, người cha còn nhận được tin con tử thương qua thư từ bạn bè), nhưng những
gì hai con người đầy học vấn ấy cho con trai mình hoàn toàn không nhiều, nhất
là tình cảm chăm nom, lo lắng ân cần. Cuộc đời nhà c thơ sẽ càng cô lẻ, bất hạnh
hơn nếu như không từng có trên đời này người nhũ mẫu và lão bộc tuyệt vời ấy,
không có tình yêu thương của họ, không có dòng tri thức ngọt lành từ suối mát
dân gian họ đem đến. Puskin đã dựng cho mình đài kỷ niệm vĩnh cửu trong lòng
nhân loại, và nhân loại sẽ muôn đời kính cẩn nghiêng mình trước một tượng đài nữa
- tượng đài những người "bạn thân thiết trong những ngày cơ cực" của
nhà thơ Nga vĩ đại.
NGHE THƠ PUSKIN
Nguyễn Thị Hồng
Lòng xúc động bâng khuâng tưởng nhớ
về làng quê và mảnh đời xưa
những kỉ niệm vụt lên hư ảo
dịu ngọt lòng ta không ngờ...
Khi giọng người thiếu nữ
đọc bài Con đường mùa đông
buồn tẻ cô đơn tư lự
của nước Nga xưa mênh mông...
Nikita Timôphâyvich
Quê tôi không có tuyết rơi
cũng không có xe tam mã
chỉ có ánh trăng xa xôi
trải trên cánh đồng vàng rạ
và có nắng hồng đâm quả...
Nhưng sao khi nghe bài thơ
từng giọt tuyết rơi trong nắng
tiếng nhạc tam mã xa xưa
Lòng xúc động bâng khuâng tưởng nhớ
về làng quê và mảnh đời xưa
những kỷ niệm vụt lên hư ảo
ngọt dịu lòng ta không ngờ...
(Trích từ tập Em ra đi - Nxb Văn học)
NHỚ TUYẾT
Bế Kiến Quốc
Lặng lẽ tuyết rơi
Như không như có
Đêm nay trời lạnh bao nhiêu độ?
Thương trái tim nhà thơ
Rực nóng trong ngực đồng buốt giá
Puskin
Đứng
Quảng trường lộng gió
Nhìn thời đại đi qua
Giữa thế kỉ bạo tàn tôi ca ngợi tự do
Tự do tinh khiết
Như tuyết
Và như tuyết - lạnh buốt
Hơn bất cứ bao giờ
Cần tiếng nói nhà thơ:
Hỡi đồng chí, hãy vững lòng tin tưởng!
Trên tuyết trắng
Một bông cẩm chướngVị chua cay nhắc lại
Như thực
Như mơ...
(Trích trong tập Cuối rễ đầu cành, Nxb Hà Nội, 1994)
BÀI THƠ CON ĐƯỜNG MÙA ĐÔNG CỦA PUSKIN
PHẠM THỊ PHƯƠNG
1.
Con đường mùa đông là một tuyệt tác trữ tình về thiên nhiên của
Puskin, được viết vào năm 1826 trong thời gian nhà thơ bị lưu đày ở phương Bắc
- nơi ông gọi là "mảnh đất cô đơn giá lạnh". Từ phương Nam chói ngời
sắc nắng, lồng lộng gió biển khơi, giữa lòng bạn bè thân quen cùng chí hướng,
"con đại bàng non trẻ" khao khát khí trời phải về cầm cố tại trang ấp
Mikhailôpxcôie hẻo lánh, bên cạnh chỉ có người nhũ mẫu già thay tình mẫu tử sẻ
chia, săn sóc. Bài thơ ra đời trong thời điểm đó, thấm đẫm nỗi buồn trầm lắng
đơn côi, khi tuổi đời thi sĩ mới có 27.
Thời gian này Puskin thường hay viết về thiên nhiên Nga, nhất
là về mùa đông. Nhìn chung, thi sĩ ít viết về mùa xuân - cái mùa băng tan tuyết
ẩm làm ông khó chịu và dễ đau ốm. Ông yêu thích mùa thu và mùa đông hơn cả, coi
đó là mùa của cảm xúc sáng tạo, mùa của "lá vàng heo lạnh", của
"khoảnh khắc huyền diệu", của "tuyết trắng và rừng bao la"
- những "mùa buồn đầy thi vị". Không phải ngẫu nhiên mà Puskin có nhiều
bài thơ về mùa đông đến thế (Buổi tối mùa đông, Buổi sáng mùa đông, Con đường
mùa đông).
Trong chùm thơ này, bài Con đường mùa đông nổi lên bởi sắc
thái đặc biệt của nó. Viết về mùa đông Puskin thường dùng những âm thanh và sắc
màu rõ và chói để thể hiện những cảm xúc nồng nhiệt, nhưng ở bài này không hoàn
toàn như vậy. Nếu như trong bài Buổi tối mùa đông là cơn "Tuyết lốc quay
mù mịt, Khi gầm như mãnh thú, Khi gào như trẻ thơ", trong Buổi sáng mùa
đông là "Băng giá và mặt trời - ngày tuyệt đẹp", thì trong bài Con đường
mùa đông tràn ngập những nốt nhạc mơ hồ chìm lấp trong làn sương huyền ảo, đượm
nỗi buồn xa vắng mênh mông và trong sáng tuyệt trần. Đây là bức tranh phong cảnh
Nga với phong cách hội hoạ xen kẽ các gam màu trắng đen, sáng tối, thể hiện một
tâm hồn gắn bó, chan hoà với thiên nhiên xứ sở, một trái tim nhậy cảm với nỗi
đau buồn nhưng giầu nghị lực, giầu mơ ước trên con đường đời cô lẻ, lắm gian
truân của thi sĩ.
2.
Bài thơ được viết theo thể tự do, gồm 7 khổ, mỗi khổ 4 câu. Mạch
thơ tuôn trào theo dòng không gian bao la và thời gian dài lăng lắc giữa một
đêm trăng mờ ảo trên con đường tuyết trắng chạy hun hút mang "nỗi buồn nặng
đìu hiu", giúp người đọc hình dung rõ hiện thực mô tả.
Bản dịch được chọn đưa vào SGK Văn học 11 là của Thúy Toàn,
được đánh giá là bản dịch hay, tái hiện khá thành công các hình ảnh và tinh thần
của nguyên tác. Dịch giả hoàn toàn có lý khi chọn thể thơ sáu tiếng để diễn tả
cảm xúc hướng nội hết sức hàm súc của nguyên tác.
Bản dịch nghĩa của chúng tôi:
Xuyên qua sương mù gợn sóng
Mảnh trăng nhô ra,
Buồn bã rót ánh sáng
Lên những cánh đồng trống quạnh u sầu
Trên đường mùa đông buồn tẻ
Cỗ xe tam mã lao vun vút
Lục lạc đơn điệu
Uể oải rung.
Có gì vọng lên thân thiết
Trong những khúc hát triền miên của bác xà ích:
Khi thì niềm hân hoan phóng khoáng
Khi thì nỗi buồn thăm thẳm trong tim...
Không một ánh lửa, không một mái lều đen
Rừng thẳm sâu và tuyết... Đón tôi đằng trước
Chỉ toàn cột sọc cây số
Cứ trải ra liên tiếp một mình...
Chán ngán, u sầu... Ngày mai, Nina
Ngày mai khi trở về bên em yêu
Ta sẽ đắm mình bên lò sưởi
Sẽ lặng ngắm nhìn e đẹpm mãi không thôi.
Kim đồng hồ vang tích tắc
Mãi quay những vòng đều đều của mình
Và xua đám người tẻ ngắt
Sẽ không chia rẽ chúng ta giữa đêm
Buồn lắm, Nina: đường đời ta tẻ ngắt
Bác xà ích bặt im, thiu thiu ngủ
Tiếng lục lạc đơn điệu,
Sương che mờ khuôn trăng.
3.
Bức tranh thiên nhiên đặc sắc Nga
Con đường mùa đông được coi là bức tranh phong cảnh Nga đặc sắc
nhất trong thi ca thế giới. Trung tâm bức tranh là một con đường tuyết phủ trắng
đang cứ trải ra, trải ra phía trước. Trùm lên con đường đó cùng những cảnh sắc
quạnh hiu là làn ánh sáng phương Bắc mênh mông và mờ ảo của ánh trăng lọc qua
màn sương đêm.
Xuyên những làn sương lượn sóng
Mảnh trăng mờ ảo chiếu qua,
Buồn rải ánh vàng lai láng
Lên cánh đồng buồn giăng xa.
Không gian mờ ảo đó trải khắp chiều dài tít tắp tưởng chừng
vô định của con đường, băng qua đồng không mông quạnh, qua rừng thẳm hun hút,
không dấu vết con người, không dấu hiệu sự sống, không đốm lửa hy vọng. Tất cả
thật mông lung và quạnh quẽ:
Không một mái lều, ánh lửa...
Tuyết trắng và rừng bao la...
Chỉ những cột dài cây số
Bên đường sừng sững chào ta.
Ở phương Bắc không riêng gì nước Nga mới có tuyết trắng dăng
mênh mông và rừng tai-ga bạt ngàn. Và chỉ có tuyết, có rừng, có đồng trống vào
mùa đông không thôi thì chưa tạo nên khung cảnh riêng biệt của mùa đông xứ sở
Nga. Màu sắc Nga, âm thanh Nga, tâm hồn Nga được toát lên qua hình ảnh cỗ xe
tam mã băng trên đường, lao vun vút về phía trước, qua tiếng lục lạc lanh canh,
qua khúc hát dân ca trầm bổng của người xà ích vọng vào không gian tĩnh lặng thực
thực, hư hư, và đặc biệt là qua nỗi buồn trong sáng, lắng đọng của nhân vật trữ
tình. Chính những cái đó làm cho bức tranh im lìm của mùa đông phương Bắc cựa
mình, phả hơi thở, hương vị và âm hưởng Nga rõ rệt:
Bức tranh phong cảnh cổ kính nguyên sơ ấy là phong cảnh quen
thuộc của thiên nhiên Nga mà ta từng bắt gặp trong các trang sách, trong các
khúc dân ca ngọt ngào, sâu lắng.
Bức tranh tâm trạng
Thiên nhiên trong thơ Puskin không bao giờ là thiên nhiên thuần
túy, nó còn là khung cảnh của tâm trạng con người, là bức phông nền để khắc hoạ
cái tôi trữ tình. Nhân vật trữ tình trong trường hợp này chính là tác giả. Nhìn
lại hoàn cảnh sáng tác bài thơ, ta càng hiểu rõ tại sao quán xuyến toàn bộ thi
phẩm là một nỗi buồn khắc khoải, một ước mơ da diết về một bến đợi ở cuối cuộc
hành trình tưởng như vô tận ấy.
Sự vận động tâm trạng của nhân vật trữ tình diễn tiến the9;o
từng bước: Mới đầu chỉ là một nỗi buồn vô cớ mông lung bởi sự hiện diện của ánh
trăng đẹp nhưng u sầu dăng trên đường đi. Rồi nỗi buồn trở nên định hình hơn
qua sự cảm nhận âm thanh khắc khoải, buồn tẻ đều đều của tiếng lục lạc. Nỗi buồn
trở nên da diết hơn, hoà nhập vào nỗi nặng đìu hiu của khúc dân ca, được tô đậm
thêm bởi sự vắng vẻ, im lìm của cảnh vật, gợi cho con người niềm hiu quạnh, cô
lẻ, thốt nhiên ao ước về một hạnh phúc đơn sơ, trong căn phòng sáng ánh đèn,
bên lò sưởi ấm áp, cạnh người bạn gái dịu hiền. Nhưng mơ ước chỉ là mơ ước, đêm
tối và cuộc hành trình vẫn chưa chấm dứt. Trở về với thực tại, càng thấy day dứt
buồn hơn trong tiếng nhạc ngựa đều đều tẻ ngắt - âm thanh duy nhất giờ đây làm
nền cho cuộc lữ hành đơn độc, thăm thẳm.
Trong suốt bài thơ ta thấy lặp đi lặp lại từ buồn. Trong
nguyên tác, tâm trạng buồn được dùng bằng nhiều từ có sắc thái biểu cảm khác
nhau, thể hiện những cung bậc của nỗi cô đơn, sầu vắng. Trong bản dịch ta cũng
có thể đếm được nhiều từ thể hiện tâm trạng ấy: trăng buồn, cánh đồng buồn, nhạc
ngựa buồn, khúc hát buồn... Con đường mùa đông nước Nga giữa không gian đêm
khuya hiu quạnh thực chất là bức tranh, là bản nhạc phụ hoạ cho nỗi buồn hiện thời
của nhà thơ. Bài thơ trước hết nói về một không gian cụ thể, một con đường xa
lăng lắc (đarôga - đường để đi, hiểu theo nghĩa đen), nhưng đồng thời cũng là
tiếng thở dài của nhân vật trữ tình khi bất chợt nghĩ về quãng đường đời (puch
- đường đời) mà mình đã đi qua, mình sắp đi tới mà không khỏi xót xa đượm buồn.
Con đường trở thành hình ảnh phúng dụ. Puskin tự gọi mình là "người gieo
giống tự do trên đồng vắng", và giữa lúc hạt giống mới nẩy mầm trên luống
cày nô dịch giá lạnh thì người gieo giống trở thành kẻ tù biệt xứ. Hành trình đến
với tự do của nước Nga là "con đường mùa đông" khắc nghiệt. Cỗ xe tam
mã - biểu tượng của nước Nga, đang lao về đích, nhưng đích ấy còn xa lắm, với
nhiều "tuyết trắng và rừng bao la"ta trước mắt, với những "cột
dài cây số" thầm lặng, kiên trung nhẩm tính, ghi nhận từng khoảng cách.
Đường đời báo hiệu còn lắm gian truân. Tuy nhiên, như chúng
ta thấy, thời kỳ Mikhailôpxcôie đã đánh dấu một bước ngoặt mới trong sự phát
triển thế giới quan của Puskin: do gần gũi với nhân dân, tiếp xúc trực tiếp với
đời sống của nhân dân, học ở nhân dân và viết về nhân dân, cộng thêm bản lĩnh
kiên cường, nhà thơ đã vượt lên trên hoàn cảnh, nỗi buồn cá nhân. Bài dân ca của
người xà ích khi dậy niềm an ủi thân thiết. Tiếng vọng dân ca trong tâm hồn chứng
tỏ con người mang nỗi sầu riêng tư đang đi trên con đường mùa đông nước Nga lạnh
lẽo ấy vẫn gắn bó xiết bao với cuộc sống, với hồn dân tộc. Nhà thơ trẻ 27 tuổi
nhìn thấy trên con đường lạnh lẽo xa tít tắp kia vẫn có một bến đợi, một ngọn lửa
sưởi ấm và người sẻ chia.
Đến với bài thơ Con đường mùa đông ta gặp được chính con người
Puskin, bởi nhân vật trữ tình và nhà thơ ở đây là một, gặp những nỗi lo âu về số
phận, sự khắc khoải về hạnh phúc - tức là ta gặp lại chính ta. Những cung bậc của
nỗi buồn trong bài thơ không làm ủy mị trái tim, mà làm ta tha thiết yêu cuộc sống,
yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp, củng cố niềm tin để vượt lên trên hoàn cảnh và số
phận. Nỗi buồn ấy có tác dụng "thanh lọc" tình cảm, - nỗi buồn rất
Puskin, rất Nga - nỗi buồn trong sáng.
BÀI THƠ TÔI YÊU EM CỦA PUSKIN
PHẠM THỊ PHƯƠNG
1.
A.X.Puskin (1799 -1838) được coi là "Mặt trời thi ca
Nga", là "vinh quang của nước Nga", người đã đem đến cho nhân loại
những vần thơ chói ngời vẻ đẹp và thắm đượm tình yêu. Trong thơ của ông, tinh
thần dân tộc được nâng cao hơn bao giờ hết, tâm hồn Nga, cuộc sống Nga được
chưng cất ở độ đậm đặc chưa từng thấy, đồng thời cũng tổng hợp được cao độ những
gì tinh túy nhất của văn học thế giới.
Đề tài tình yêu chiếm một vị trí quan trọng trong thơ trữ
tình của Puskin. Chất liệu dệt nên những bài thơ tình diễm lệ, trong sáng, chân
thành của ông là những cảm xúc cụ thể, những trải nghiệm sâu xa của con tim,
chinh phục chúng ta bằng vẻ đẹp giản dị, nhưng hết sức tinh tế của thế giới nội
tâm con người.
2.
Bài thơ Tôi yêu em đã gây một niềm xúc động lớn vì đã vươn tới
những giá trị tinh thần chung của nhân loại: những tình cảm chân thành, cao thượng,
nhân ái của tình yêu chứa đựng trong những ngôn từ giản dị, sống động và trong
sáng nhất.
Bài thơ được viết năm 1829 trong chùm thơ về tình yêu, được
in trong tập thơ "Những bông hoa phương Bắc". Cũng trong cùng một mạch
cảm xúc của hàng loạt thi phẩm thời kỳ này, khi Puskin bước vào lứa tuổi 30,
(Trên đồi Gruzia đêm xuống, Ngài và anh cô và em, Bông hoa nhỏ, Một chút tên
tôi đối với nàng, Thành phố phồn hoa thành phố bần hàn...), bài thơ Tôi yêu em
ngàn ngập những nốt nhạc buồn trong trẻo và dịu êm của con tim đã qua rồi cái
thời tuổi trẻ bồng bột, cuồng nhiệt và đớn đau tuyệt vọng, mà giờ đây như đã lắng
đọng trong sự chiêm nghiệm, nghĩ suy, trong ký ức "Vị chua cay nhắc lại.
ơMột bờ bên kia, một đời bên kia". Đối tượng trữ tình của bài thơ cho đến
nay vẫn còn là sự bí ẩn, các nhà Puskin học vẫn phân vân giữa A. Ôlênhina (ái nữ
của vị chủ tịch Viện Hàn lâm Nghệ thuật thời ấy) và Natalia Gôntsarôpva (vợ
Puskin sau này).
3.
Bài thơ nổi tiếng được nhiều người dịch. Bản dịch trong sách
giáo khoa Văn học lớp 11 là của Thúy Toàn. Bản dịch này cho đến nay vẫn được
coi là trội hơn cả, vì nó khá sát nghĩa và thể hiện được tình cảm đằm thắm,
chân thành gần với nguyên tác, trong đó có những hình ảnh, cảm xúc đồng điệu với
nhà thơ Nga.
Bản dịch nghĩa của chúng tôi:
Tôi đã yêu em: tình yêu hãy còn, có lẽ là
Trong lòng tôi (nó) đã không tắt hẳn;
Nhưng thôi, hãy để nó chẳng quấy rầy em thêm nữa.
Tôi không muốn làm phiền muộn em bởi bất cứ điều gì.
Tôi đã yêu em lặng thầm, không hy vọng,
Bị giày vò khi thì bởi sự rụt rè, khi thì bởi nỗi hờn ghen.
Tôi đã yêu em chân thành đến thế, dịu dàng đến thế,
Cầu Chúa cho em vẫn là người được yêu dấu như thế bởi người
khác.
Bản dịch thơ của Thúy Toàn:
Tôi yêu em: đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai; cách mạng
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn sóng u hoài.
Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng,,
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,
Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em.
Bài thơ trong nguyên tác được viết theo thể Iămb truyền thống,
kết cấu hài hoà, chặt chẽ, ngôn ngữ hết sức cô đọng, trong sáng, dễ hiểu. Cũng
như các bài thơ khác, ở đây từ ngữ như được tuôn rơi từ ngọn bút của nhà thơ xuống
mặt giấy, hết sức tự nhiên, không cần một mảy may cố sức, đẽo gọt. Cái khó đầu
tiên khi chuyển ngữ bài thơ chính là thể hiện được sự trong sáng, giản dị nhưng
cũng hết sức hàm súc ấy. Cái khó thứ hai là đại từ nhân xưng ngôi thứ hai ở đây
được dùng theo phong cách Kính ngữ: Vưi - tương đương trong tiếng Việt là quý
bà hay quý chị. Đặc thù của hai hệ thống văn hoá-ngôn ngữ Nga-Việt không chấp
nhận việc chuyển nghĩa trực tiếp trường hợp này, bắt buộc phải biến đổi cho
thích hợp. (Hầu hết các bản dịch tiếng Việt đã chuyển tải việc thể hiện thái độ
tôn thờ và sắc thái nhất định về khong cách ấy bằng phép hoán đổi ngôi xưng hô
nhất - Tôi). Cái khó thứ ba là chuyển dịch sự cấu âm đặc biệt của nguyên tác, nổi
bật là các âm rung ở cuối các câu thơ lẻ tạo nên cung bậc day dứt, khắc khoải,
ngân vang. Một khó khăn nữa là việc hiểu và dịch đúng tinh thần câu thơ cuối. Ở
bản dịch của Thuý Toàn, theo chúng tôi, chưa thật đúng tinh thần của Puskin. (Bản
dịch: cầu cho em một người tình khác; nguyên tác: cầu cho em được yêu dấu -
không dỗi hờn, thách thức, hay lý trí quá). Điều cần nói nữa là trong nguyên
tác, ngoài "Tôi" và "Em" còn có nhân vật thứ ba mang tính
chất độc lập - đó là "Tình yêu". Nhân vật thứ ba này được khách thể
hoá và được gọi bằng đại từ nhân xưng ngôi thứ ba "Nó" trong nguyên
cách: "Nó đã chưa tắt hẳn", "Nó không quấy rầy em thêm nữa".
Lời dịch trong SGK 11 chưa nhận diện rõ nhân vật này, cho nên dễ gây thất thoát
tính chất khách quan và tế nhị của nguyên tác. Cũng cần phải nhận rõ vai trò của
việc xen kẽ các động từ ở thể chưa hoàn thành, chia thời quá khứ (đã yêu, đã
không tắt) với các động từ chia ở thời hiện tại (không quấy rầy, không làm phiền
muộn, cầu cho) làm nổi bật ý nghĩa chiều dài thời gian và chiều sâu của tình cảm.
Cảm xúc được dấy lên bởi tình yêu không chịu ngủ yên, lời nguyện cầu chúc phúc
cho cô gái cũng là lời xoa dịu trái tim mình của nhà thơ. Tất cả những đều trên
cho thấy dù bản dịch của Thúy Toàn có nhiều thành công, nhưng nó vẫn là ... bản
dịch, còn có những khoảng cách tất yếu so với nguyên tác. Cho nên, khi bình giảng,
vẫn nhất thiết phải chú ý đến bản dịch nghĩa, đến cái thần của bài thơ.
Bản dịch thành công khi truyền tải được hồn thơ dung dị, chân
thành bằng ngôn từ trong sáng, dịch khá sát nghĩa, thoát ý, cách ngắt nhịp theo
mạch tuôn chảy của tình cảm con tim: khi dè dặt, dàn trải như giãi bày, khi dồn
dập, xô dạt và kết thúc bằng đợt sóng trào dâng rồi lan dần trở ra biển cả mênh
mông, bao dung.
4.
Lời bộc bạch - trần tình
Bài thơ hay trước hết ở sự chân thành, giản dị. Điều đó được
thể hiện ngay trong những lời giãi bày đầu tiên:
Tôi yêu em đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai
Đây là tình yêu đơn phương, không được đền đáp, nhưng không
phải vì thế mà nhân vật trữ tình hờn giận, chối bỏ lòng, mà vẫn tiếp tục giãi
bày: Tình cảm nhen nhóm từ lâu, giờ đây có lẽ không còn thổn thức như thủa ban
đầu nhưng vẫn không thể nguôi ngoai - tình xưa mà chưa cũ. Lời thơ thể hiện sự
thâm trầm, dè dặt cân nhắc của nhà thơ như vừa nói với người ấy, lại vừa như
đang tự ngẫm xem trái tim mình nói gì. Hóa ra ngọn lửa tình vẫn âm ỉ, dai dẳng
cháy khôn nguôi. Và, quả nhiên, vừa được chạm đến, trái tim thức dậy, "sống
lại đủ điều":
Tôi yêu em, âm thầm không hy vọng
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen.
Nhịp thơ ngắt ra, tái hiện những cung bậc cao thấp, những cảm
xúc dằn vặt vừa mới qua đây thôi. Đó là những xúc cảm rất thật, rất thường tình
của con người đang yêu. Nhân vật trữ tình kể lại những gì mình trải qua một
cách nồng nhiệt, chân thành, giản dị đến cảm động, nhưng không phải để phiền
trách bạn lòng, chỉ cốt nàng thấu hiểu cho thôi.
Sự tự nguyện rút lui cao thượng và sự "bất tuân" của
trái tim.
Nhân vật trữ tình không chỉ giãi bày tình yêu đắm đuối mà còn
hướng đến nguyện ước được quên mình cho hạnh phúc của người mình yêu. Điều đó
làm cho bài thơ đã hay lại càng thêm đẹp. Nhân vật trữ tình sợ ánh sáng ngọn lửa
tình ấy, dù mình đã cố vặn nhỏ bớt đi, làm phiền muộn lòng người phụ nữ yêu dấu:
Nhưng không muốn em bận lòng thêm nữa
Hay hồn em phải gợn sóng u hoài.
Bất chấp tất cả những cơn sóng ào ạt của con tim, nhân vật trữ
tình chỉ e sự bận lòng, nỗi u hoài - mà chỉ thêm chút nữa thôi, gợn chút nữa
thôi, của nàng. Tình yêu đơn phương và dường như tuyệt vọng bỗng vụt lớn lên, tỏa
sáng một tình cảm trong sáng, cao thượng đến tuyệt vời: nhà thơ ý thức được rằng
sự tĩnh tâm của người phụ nữ mình yêu đáng quý hơn ngọn lửa tình làm cháy lòng
mình. Ông nhắc lại một lần nữa - ba lần trong tám dòng thơ, thêm một lần nữa,
rành rọt hơn, khẳng định hơn: Tôi yêu em.
Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm
Nhân vật trữ tình đã gọi đúng tên của cảm xúc, tên của tình
mình - tình yêu chân thành, đằm thắm. Và có lẽ trên đời không mấy ai có được tấm
lòng đằm thắm và chân thành hơn thế nữa, đó là sự tận tuỵ quên mình, tìm thấy
niềm thanh thản trong sự quên mình hết sức cao thượng ấy:
Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm,
Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em.
Ngọn lửa tình không thể lụi tắt, không thể tàn phai ấy đã hoá
thân vào lời nguyện cầu tha thiết, thiêng liêng về sự bình yên và hạnh phúc cho
cô gái của lòng mình. Thi sĩ hiểu hạnh phúc và bình yên là niềm khao khát của
cuộc đời mỗi phụ nữ. Và ông cũng biết tình yêu chân thành đằm thắm như tình yêu
của ông dành cho nàng không phải là thứ có nhiều trên trần gian này, mà chỉ nó
mới thực sự đem được hạnh phúc đến. Cho nên ông nguyện cầu cho nàng được yêu dấu
bằng chính tình yêu như thế. Trong lời ước nguyện ấy, nhà thơ như tìm thấy sự
thanh thản của lòng mình. Lời nguyện chúc như muốn khép lại mối tình trong nỗi
buồn trong sáng, nhưng thật ra có thể tắt được chăng ngọn lửa tình âm ỉ, dai dẳng
không đòi hỏi được đền đáp? Lý trí nói thôi, nhưng con tim bảo không thể thôi.
Nhân vật Tôi một lúc nào đó không đồng nhất với nhân vật mang tính khách thể độc
lập Nó - con tim. Ý thức và vô thức cùng hiện diện nhưng trong thế đối nghịch.
Trái tim có lý lẽ riêng của mình: Nhà thơ thì nhún nhường nhưng con tim lại bướng
bỉnh, bất tuân mệnh lệnh của lý trí. Sự nhún nhường, nghiêng mình trước người
mình yêu đã nâng thi sĩ lên một tầm cao mới. Bài thơ Tôi yêu em đã trở thành
bài ca chung về những cảm xúc trần gian nhất và về vẻ đẹp thần thánh nhất của
tâm hồn con người.
Phạm Thị Phương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét