Lê Đình Cánh - Những vần thơ
Vừa rồi vào buổi chiều muộn tháng tám oi nồng, nhà thơ Lê
Đình Cánh gọi điện: “Anh vừa ở viện về, viết được vài bài thơ em đến cùng đọc
nhé”. Giọng vẫn ấm rõ ràng chẳng có gì là người có bệnh hiểm nghèo. Tôi và nhà
thơ Trịnh Xuân Thu vội có mặt ở 168 Trường Chinh. Ông Cánh mở cửa chờ sẵn, đón
vào căn phòng rộng hơn 15m2 có bộ sa lông gỗ cũ đơn sơ và ấm trà thơm pha sẵn.
Ngôi nhà hai tầng ông Cánh ở với vợ chồng con trai đầu là tiến sĩ dạy đại học
Dược Hà Nội. Con gái thứ 2 là cán bộ khoa học đang bận công tác xa.
Nhà thơ Lê Đình Cánh thong thả châm trà, tôi ngắm vóc người nhà thơ gầy đi, tóc bạc trắng nhưng dáng đi vẫn nhanh nhẹn mà mừng. Nhà thơ Lê Đình Cánh đang chống chọi căn bệnh hiểm nghèo mấy năm rồi. Hàng ngày đều đặn vào viện K để theo dõi, hóa trị. Chủ nhật và tối ông Cánh trốn về nhà chơi với con cháu và... làm thơ:
Chùa Quán Sứ, viện Việt Xô
Nằm kề hai phía nhà pha Hỏa Lò
Nơi vô lo. Chốn đang lo
Nơi thì thiện ác giằng co một người.
(Quán Sứ bên này)
Ngoài trời bỗng có trận mưa rào, không khí dịu lành. Cảnh vật non tươi, cây bưởi trong sân lá xanh mướt. Ông Cánh cũng trẻ thắm hào hứng đọc ba bài lục bát chiêm nghiệm về phận người, phận làng quê. Tôi lặng đi trong cảm xúc thơ và người đọc thơ. Cõi người mênh mông, con người nhỏ nhoi nhưng biết làm chủ đời mình thấu hiểu lẽ mất còn, sinh lão bệnh tử. Nhà thơ Lê Đình Cánh là ví dụ sinh động của con người trước cõi sắc sắc, không không. Vượt thoát khỏi khổ đau thể xác để tâm và tình long lanh những câu thơ mặn mòi:
Thời gian như có tuổi già
Bến là cổ tích. Người là chiêm bao
Chờ người. Nắng nhạt. Mờ sao
Đèn khêu lại bấc, dầu hao đợi người.
(Lời thề hoa xoan)
Khát vọng được hát những câu thơ của con người với thiên nhiên vũ trụ. Tưởng vô vi nhưng đầy thương nhớ trần gian phồn thực:
Một trời xanh thanh thản nụ cười
Một vùng gió thổi hồn người tươi mát
Một miền nắng chín ngọt mùa quả chát
Một đời người ta được hát là ta.
(Có ở Nga Sơn)
Nhà thơ Lê Đình Cánh sinh năm 1941 ở làng Mía, xã Xuân Tân, Thọ Xuân, Thanh Hóa. Đó là làng quê trung du ruộng đồng, nương đồi xen kẽ, đua chen cây lá tiếng chim. Sông Cầu Chầy chảy ngang như dải lụa nối sông Mã và sông Chu. Mùa cạn sông chảy thong dong qua bãi mía, nương ngô, mùa lũ cồn cào sóng dữ chảy xiết vào tục ngữ: “Sông Cầu Chầy bò lội đứt vó, chó lội đứt đuôi” và chảy da diết vào thời Lê Đình Cánh:
Đầu sông đã cạn vực Lồi
Ngàn lau, chết trắng bải bồi bên sông
Cuối dòng là Ngã Ba Bông
Người đi lỡ bến đời không lấm giầy.
(Sông Cầu Chày)
Làng Mía nay là làng Phong Mỹ - ngọn gió đẹp của vùng đất địa linh nhân kiệt trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Người dân thuần phác, nhân hậu ham lao động, trọng nghĩa khí. Văn có khúc hát hội Xuân Phả, múa trò Tú Huần, võ có hội thề Lũng Nhai, trống trận Chí Linh quần hùng tụ nghĩa: “Sơn rừng núi ba bề/ Lũng Nhai vang mãi lời thề nước non”.
Hai bên nội ngoại của nhà thơ Lê Đình Cánh đều nề nếp gia phong, yêu ruộng vườn, dạy con cháu học hành, hiếu đạo. Ông Cánh có năm anh chị em chăm làm, ham học, mê sách vở. Kháng chiến chống Pháp thành công, gia cảnh có nhiều xáo trộn khó khăn. Năm 1956, cậu Cánh xách tay nải vài bộ quần áo cũ về học cấp 3 Lam Sơn ở Thị xã. Cậu học trò Cánh lao động thêm: làm phụ hồ, khuân vác ở lò vôi, bến than kiếm tiền ăn học. Các thày giáo quý cậu học trò nghèo học giỏi cả văn toán và biết làm thơ. Năm 1959 tốt nghiệp cấp 3 ông Cánh không được nộp đơn vào đại học, ông giấu bằng tốt nghiệp xin lên nông trường làm công nhân, rồi được ty giáo dục gọi về làm giáo viên cấp 2 huyện nhà.
Đất nước bước vào chiến tranh chống Mỹ giành độc lập, thống nhất, tự do, thế hệ nhà thơ Lê Đình Cánh gác lại ước mơ tuổi trẻ, nhập ngũ, vào thanh niên xung phong đi dọc miền máu lửa Trường Sơn. Năm 1965 vào dạy học cho thanh niên xung phong ở tuyến đường ác liệt Quảng Bình, Quảng Trị. Thày giáo Cánh ban ngày cầm xẻng cuốc ở mặt đường, đêm về cầm phấn chong đèn ở lán rừng sâu dạy học cho đồng đội. Thày giáo Cánh dạy từ lớp 5 đến lớp 8 và đủ các môn: Tiếng Việt, Toán, Lý. Những kỷ niệm đẫm máu và mồ hôi, nước mắt bùn đất neo đọng ký ức nhà giáo - nhà thơ. Quãng đời đó được ông viết thành thơ như bản tự thuật công việc của người ra trận gồ ghề bụi bặm, ùng oàng bom đạn, găm vào bạn đọc hôm nay:
Thời tôi lấm láp bụi đường
áo quân xanh, nhuộm chiến trường như cây
Đường Hai Mươi khúc khuỷu mây
Ngày đông nắng lửa. Đêm Tây mưa dầm
Thời tôi bom đạn tối sầm
Trèo Pula nhích. Lội ngầm Ta lê
Cua Chữ a quẹo gồ ghề
Gió Lào thổi chiến trường C đến gần.
(Lời thề cỏ xanh)
Năm 1968 thầy giáo Lê Đình Cánh được kết nạp Đảng và năm 1969 Trung ương đoàn gọi ra Hà Nội công tác, dự nguồn cán bộ tương lai. Nhưng với đam mê văn học, có ít bài viết ở Trường Sơn, ông Cánh về nhà xuất bản Thanh Niên. Năm 1973 sau khi giành giải thưởng thơ của báo Văn Nghệ Hội nhà văn Việt Nam, ông Cánh về công tác ở chương trình Tiếng thơ, Đài tiếng nói Việt Nam. Từ biên tập viên, trưởng phòng, phó ban văn nghệ và với các giải thưởng ở tờ báo văn nghệ uy tín các năm 1972, 1976, 1990, Lê Đình Cánh khẳng định phẩm chất của người cầm bút, được bạn đọc yêu mến.
Hồn cảm thơ Lê Đình Cánh được thể thơ lục bát truyền thống nâng bay trên cánh đồng thơ Việt. Một thể thơ đồng hành cùng dân tộc theo năm tháng dựng nước và giữ nước, giàu nhạc vần, âm điệu ngôn ngữ được mọi tầng lớp người trong xã hội ưa chuộng. Tinh hoa của nó kết ngọc ở ca dao tục ngữ, làn điệu quan họ, hò ví dặm, khúc chầu văn và dồn cảm ở những câu Kiều tuyệt tác đọc đẫm nước mắt.
Hơn 50 năm cầm bút với tính cách lặng lẽ, ngại phô phang, ông Cánh được các nhà xuất bản in 4 tập thơ: “Đất lành” (1986), “Người đôn hậu” (1990), “Trời dụi” (2001), “Sông Cầu Chày” (2015). Dồn từ, chọn lọc 185 bài trong đó có 138 bài lục bát chiếm gần 85%. Một đời góp nhặt từng chữ, từng vần, từng câu lục bát là quá khó của người thơ. Nhà thơ lớn Chế Lan Viên từng viết “Trong các thể thơ khó nhất là lục bát, lục bát dễ làm khó hay. Viết giỏi thì thành thơ, viết trung bình, viết dở thì thành vè!”. Nhà thơ và phê bình văn học Khuất Bình Nguyên tôn vinh “Lục bát là bánh chưng của thi ca” đó sao. Ta mới cảm phục cái tâm, cái tài gắn kết máu thịt với cội gốc văn hóa của nhà thơ Lê Đình Cánh.
Nhiều lần tôi nghe ông Cánh bàn về thư pháp viết thơ lục bát. Ông ca ngợi các bậc tiền nhân: Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Tản Đà... về nghệ thuật chọn chữ, gieo vần giản dị, trong sáng tiếng Việt mà thăm thẳm tình người. Sau này ông nhắc tới sự thành công của các tác giả hiện đại: Tố Hữu, Huy Cận, Hồ Zdếnh, Nguyễn Duy... và tôi muốn thêm vào có cả nhà thơ Lê Đình Cánh. Ông Cánh sáng tạo cách ngắt nhịp 3-3 ở câu 6; ngắt nhịp 4-4 ở câu 8, xây dựng trục đối xứng bài, tâm đối xứng câu. Thật nể trọng sự tìm tòi đổi mới để thơ lục bát mãi mãi là “Bánh chưng” của thi ca Việt. Nhìn dáng điệu dang tay, vỗ trán say sưa của ông Cánh mà thầm tiếc sức khỏe người thơ. Ông Cánh dự định viết một cuốn sách nhỏ bàn về thơ lục bát. Cầu mong sức khỏe ông vượng lên để hoàn thành tâm nguyện.
Nhà thơ Lê Đình Cánh dong buồm con thuyền thơ trên dòng sông thi ca dân tộc, mạch hồn cảm dồn vào tình yêu đất nước qua miền Trung thương nhớ và xứ Thanh nguồn cội. Tình thơ đằm thắm máu thịt với đất nước quê hương làm lên vóc dáng, phong cách thơ Lê Đình Cánh: “Tôi hát năm canh thành đêm lục bát!”.
Tình yêu nước non này được hồn thơ Lê Đình Cánh neo đậu thủy chung ở miền Trung gian khó, máu lửa và xứ Thanh nơi sinh thành nuôi dưỡng thể xác và phần hồn nhà thơ. Dải đất nghèo núi gồng dáng đứng sông gằn dòng trôi từ Thanh, Nghệ vượt đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cả về Tuy Hòa, Phú Yên... dằng dặc nghìn thước mây vàng. Những câu thơ đau buồn mà nghĩa khí gắn kết máu thịt đời người:
Vắng xứ Nghệ. Thiếu xứ Thanh
Bỏ qua xứ Huế. Đố thành miền Trung
Thời gian vơi nửa anh hùng
Không gian để trống một vùng thơ văn
... Đất gầy không kịp lành da
Nhiều bom đạn, lắm hồn ma cụt đầu.
(Nửa ngoài miền Trung)
Sông Gianh, Hiền Lương, Lũy Thầy còn đó, nỗi đau chia cắt bao giờ quên. Mỗi phận người ở đây sống, chết trong mất mát chia ly:
Quê tôi trăng vụn cổ thành
Đau thương quá lửa vá lành nghĩa trang
Bàn thờ hai ngã khăn tang
Nửa đèn hương rạng. Nửa nhang khóc mờ.
(Trời dịu)
Khát vọng thống nhất non sông, khát vọng độc lập tự do làm lên sức mạnh con người miền Trung. Hãy về “Quảng Bình quê ta ơi”. Với những câu thơ nao lòng của ông Cánh: “Về miền Trung tôi gặp lại gió Lào/ Cồn cột thổi như Trường Sơn thở” và:
Trở về cùng cát trắng Bảo Ninh
Qua gió biển thổi dài sông Nhật Lệ
... Từ phía núi nhìn về Cát động
Lờ mờ mây một nét Lũng Thầy.
(Đồng Hới tôi về)
Vượt đèo cả gặp nắng gió Tuy Hòa, đền tháp Phú Yên, biển xanh Nha Trang, non sông như gấm như hoa vào thơ Trần Mai Ninh lại long lanh trong thơ Lê Đình Cánh: “Đèo Cả/ Nơi sóng vỗ đa tình vách đá/ Nắng bản năng/ Gió cũng bản năng” (Bản năng đèo Cả). Và:
Câu thơ gọi gió Tuy Hòa
Gió thương cây lúa như là xứ Thanh
Quê mình dằng dặc chiến tranh
Đất tan bão lửa trời xanh lại về.
(Gió Trần Mai Ninh)
Miền Trung cát trắng biển xanh, hàng dương vi vút, xóm làng miên man với cầu hò ví dặm, điệu Nam ai, khúc hát chòi, nhịp trống vỗ, gọi mời ta về:
Em ơi đừng ngại gió Lào
Men cồn cát trắng mà vào quê anh
Quê mình nắng dịu trời xanh
Mưa là mưa nhuận. Gió thành gió tươi.
(Trời dịu)
Về thôi! Về quê đậm đà thủy chung tình người, để tin yêu cuộc đời này từ một cánh diều bay bình yên trong chiều xanh biếc:
Của tin còn lại cánh diều
Câu thơ cát trắng mây chiều nhuộm xanh.
Vần thơ lục bát điệu nghệ, tài hoa, ta như được đọc một câu Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du.
Về Thanh nghe câu hò sông Mã, ngược Thọ Xuân tắm sông Cầu Chầy, lên đập Bái Thượng ngắm vầng trăng non là ước mong của nhà thơ Lê Đình Cánh: “Ôi quê hương thân thiết quá/ Rộn rã thác ghềnh sông Mã/ Hiền hòa êm ả sông Chu”. Xứ Thanh trong thơ Lê Đình Cánh đẹp mờ ảo như tranh thủy mặc, đầy chất sử thi, nhiều anh hùng hào kiệt và lắm văn nhân:
Lời ru bà thuộc thủa nào
Qua bom đạn vẫn ngọt ngào nắng trưa
Để hồn cháu có núi Nưa
Tiếng cồng Bà Triệu ngày xưa vọng về
Lam Sơn rừng núi ba bề
Lũng Nhai vang mãi lời thề nước non.
Những vần lục bát trữ tình sâu thẳm niềm kính yêu tự hào về nơi mình chôn rau cắt rốn, sinh thành:
Để hồn cháu có dòng sông
Câu hò trên Ngã Ba Bông xum vầy
Sào tre đêm gõ nhịp gầy
Ba khoang đò dọc chở đầy ước mong.
(Bà ra Hà Nội)
Câu thơ long lanh một vùng sông nước đẹp như một áng thơ Đường.
Làng Mía hiền hòa bên sông Cầu Chầy có lũy tre tụ hội lũ chim, có hàng cau vút trời, có ngôi nhà nhỏ mái ngói rêu phong đầy kỷ niệm của Lê Đình Cánh. Mẹ cha mất rồi, còn chị mắt mờ chân chậm ở giữ hương khói gia tiên. Nhà thơ “Ngại” về không phải là vô tâm, mà về sợ gặp lại thời thơ ấu, có hình cha dáng mẹ anh em quây quần. Nỗi buồn trong trẻo “Ngại” thật sự “Muốn” là “Mong”: “Bỗng sao náo nức quá chừng/ Em ơi đã đến. Tàu dừng xứ Thanh”. Về nhà là thương nhớ dâng tràn: Thầy mẹ mất rồi em ngại về Thanh
Ngại trở về lay chiếc cổng tre
Ngại gõ cửa căn nhà ngói cổ
... Như bóng mẹ chập chờn lửa bếp
Khói thơm bay mắt chị cay xè.
(Về Thanh)
Nhà thơ mong ùa xuống sông Cầu Chầy vờn sóng vỗ, nghe gió rạt rào bãi bờ ngô lúa lắng lời sông, lời ông cha nhắn gọi người nay:
Sao gọi là sông Cầu Chầy
Dòng sông kiếp trước chở đầy hoài nghi
Người xưa thất vọng điều chi
Người nay đánh mất những gì mai sau
Nhà thơ đặt câu hỏi cho mình và cả cho chúng ta nữa: “Người xưa ghi lại điều chi/ Người nay ký thác những gì cho sau”. Một tấm lòng đôn hậu, một tình thơ mặn mòi Lê Đình Cánh quý tặng quê hương.
Thế hệ nhà thơ Lê Đình Cánh sống qua hai cuộc kháng chiến giữ nước nhiều gian khổ, hy sinh mất mát, chất hùng ca xen chất bi ca: “Cha khênh pháo cất tiếng hò phía trước/ Mẹ tải lương gieo tiếp mùa sau” và:
Chiến tranh như trận bão dài
Thổi bao mái tóc con trai bạc dần.
(Binh trạm vẫn còn)
Đất nước độc lập tự do, non sông liền một dải hòa bình. Thời bao cấp gian khó chia từng ống gạo mớ rau, thời thị trường bung phá kẻ giàu, người nghèo đổi thay chóng mặt. Mộ người lính vô danh còn đó ở Trường Sơn, anh bộ đội phục viên đi cày, người đội viên thanh niên xung phong về lại lên rừng mở đất. Mẹ chờ con, vợ ngóng chồng thăm thẳm đêm dài. Thơ Lê Đình Cánh nặng về đề tài bi hùng, buồn nhớ sau chiến tranh. Ông ngâm khúc nguyện cầu lời sẻ chia với đồng đội. Cao hơn ông muốn dựng tượng đài thơ về các anh hùng liệt sĩ, cựu chiến binh và thanh niên xung phong sáng đẹp và vời vợi đức hy sinh:
Trái tim xuyên lớp đất dày
Trổ mầm cỏ với mây bay trắng trời
... Lại người đồng chí nằm bên
Nấm mồ để trống dòng tên. Lại người
(Lại người đồng chí nằm bên)
Hố bom xóa sổ chi đoàn
Nghĩa trang giữ chốt mộ toàn Đảng viên
Con đường đỏ máu thanh niên...
(Lời người trong cuộc)
Người trai ra trận, người vợ ở hậu phương trăm công nghìn việc, chăm dưỡng bố mẹ già, nuôi con nhỏ. Chị không thể hóa đá vọng phu. Một góc nhìn nhân sinh mới về chiến tranh: Chiến tranh mang khuôn mặt đàn bà:
Nắng mưa cỏ dại phơi màu
Nấm mồ liệt sĩ như nhau. Nấm mồ
Vợ nghèo nước mắt chưa khô
Nẻo đường rơm rạ tìm vô thăm chồng
... Mãi lo cơm đủ áo lành
Còn đâu lúc rỗi để thành vọng phu.
(Gió đất)
Người lính trở về, người bị thương, người nhiễm độc Điôxin, không nghề họ làm đủ việc để kiếm sống: Cày ruộng, đi xe thồ, cửu vạn:
Sông Hồng mưa nắng thay phiên
Xe thồ nghe lính phục viên thở dài
Phố phường nguýt sắn lườm khoai
Hàng rong ế khách rao vài mớ rau
... Ngoái nhìn ụ pháo dầm sương
Sông Hồng mây lửa còn vương trên đầu
(Qua cầu Long Biên)
Và: “Về quê anh lại đi cày/ Thương con còn mỗi cách này để lo”.
Có cô gái thanh niên xung phong năm xưa hát say mê Trường Sơn đông, Trường Sơn tây, đêm đêm làm cột tiêu cho đoàn xe qua, tuổi thanh xuân phơi bạc nơi rừng sâu, núi dựng. Ngày về tuổi trẻ đã qua, cha mẹ khuất bóng, anh em ly tán trời xa, em ra nương bóng chùa, đơn buồn xa vời thời mong yêu, mong làm mẹ:
Về quê chớm tuổi mạ già
Lỡ dăm vụ cấy. Em ra ở chùa
Cành khô lá rụng sang mùa
áo sa sương muối, khăn lùa gió đông.
(Kiếp sau) Hoặc em lại ngược rừng:
Biết em giờ mở nông trường
Sốt rừng năm ấy vẫn thường dậy cơn
Cuộc đời vẫn đắp chăn đơn
Tự mình đốn gỗ Trường Sơn dựng nhà.
(Gặp nhau)
Những câu thơ kể để gợi biểu cảm, đọc nhói buồn mà đầy niềm tin vào bản lĩnh và phẩm giá của người bộ đội cụ Hồ: “Giã từ cây súng vào đây/ Làm thuê ngay thẳng đường cày phục viên” (Lòng người bao la).
Những vần lục bát hát giản dị mà lay động tâm can, hát nốt trầm như giọng ca của cố nghệ sĩ Quách Thị Hồ, và cũng tưởng ngâm lại khúc chinh phụ của bà Đoàn Thị Điểm, ứa nước mắt. Thời nào cũng vậy: gươm đao, bom đạn, máu đỏ, xương trắng ngoài chiến địa qua đi nhưng nó còn neo đọng trong mỗi gia đình, cộng đồng, dân tộc nỗi đau buồn không xóa được.
Giá bao nhiêu một cuộc đời
Và... Bao nhiêu giá một thời chiến tranh
Câu hỏi lớn thăm thẳm bên trời với nhân loại yêu hòa bình hôm nay và ngày mai.
Các câu thơ 6-8 như bậc cuộc đời nâng bước tâm hồn ta lên hòa đồng những rung cảm: chiến tranh và hòa bình, tao loạn và yên lành, chia ly và đoàn tụ, khổ đau và hạnh phúc trên cõi nhân gian. Thơ Lê Đình Cánh đã làm được điều đó. Thơ ông ngôn từ giản dị, thanh khí, nhạc âm hòa điệu dễ đọc, dễ thuộc, hát lên cung vui, ngân thành nhịp buồn. Nhà thơ Lê Đình Cánh không bóng bẩy câu chữ, phá cách xuống dòng theo mốt hiện đại. Ông Cánh mong thơ mình như làn gió mát, dòng suối trong và khúc đàn bầu thánh thót đêm khuya hát ru những phận người khổ đau mà nhân ái.
Tôi miên man nâng bước theo những bậc đời lục bát ấy. Băn khoăn tự hỏi sao trước nay các nhà thơ, nhà phê bình ít nhìn ngó đến khuôn vườn cảnh quê, hoa nội lặng thầm nhiều hương sắc này. Một đời cầm bút cũng xác định chỗ đứng trong làng văn, nhà thơ Lê Đình Cánh chưa tổ chức hội thảo, PR, in tuyển để quảng bá. Ông Cánh cứ lặng lẽ đam mê với những vần lục bát cội nguồn. Tôi xin được trích những vần lục bát hay, đẹp và sáng trong hạt ngọc để chúng ta cùng nhà thơ Lê Đình Cánh dự cảm, chiêm nghiệm nhân sinh, thế sự cõi đời.
1. Trăm năm cây lúa vẫn gầy
Giếng thơi muôn thủa vẫn đầy ca dao.
2. Khói hương như thể mây mù
Trắng trời lớp lớp lau gù đội tang.
3. Người về bến cũ ngoái trông
Đời người chảy ngắn. Đời sông chảy dài.
4. Đường đời nghe bước hụt hơi
Càng đi càng thấy chân trời lùi xa.
5. Xế tà tháp lặn vào mây
Vầng trăng chính sử hao gầy hoàng hôn.
6. Chiến tranh như trận bão dài
Thổi bao mái tóc con trai bạc dần.
Phận người mỏng tang như giấy, đời người ngắn tựa gang tay. Chiều muộn hôm ấy mấy anh em ồn ã vui chuyện, ngoài trời mưa rỉ rả lưu khách. Góc sân cây bưởi núc nỉu quả níu cành. Mùa thu đã về, khí trời dịu mát, mấy chậu cúc vàng tươi như tụ nắng. Thiên nhiên sinh nở non xanh, đời người bóng câu qua cửa, chỉ có Thơ và Ân tình ở lại. Nỗi đau càng dày, tình thơ càng đậm. Nhà thơ Lê Đình Cánh ngồi kia mê cảm đọc những câu thơ khát bỏng một ước nguyện:
Một đời người ta được hát là ta.
(Có ở Nga Sơn)
Nhà thơ Lê Đình Cánh thong thả châm trà, tôi ngắm vóc người nhà thơ gầy đi, tóc bạc trắng nhưng dáng đi vẫn nhanh nhẹn mà mừng. Nhà thơ Lê Đình Cánh đang chống chọi căn bệnh hiểm nghèo mấy năm rồi. Hàng ngày đều đặn vào viện K để theo dõi, hóa trị. Chủ nhật và tối ông Cánh trốn về nhà chơi với con cháu và... làm thơ:
Chùa Quán Sứ, viện Việt Xô
Nằm kề hai phía nhà pha Hỏa Lò
Nơi vô lo. Chốn đang lo
Nơi thì thiện ác giằng co một người.
(Quán Sứ bên này)
Ngoài trời bỗng có trận mưa rào, không khí dịu lành. Cảnh vật non tươi, cây bưởi trong sân lá xanh mướt. Ông Cánh cũng trẻ thắm hào hứng đọc ba bài lục bát chiêm nghiệm về phận người, phận làng quê. Tôi lặng đi trong cảm xúc thơ và người đọc thơ. Cõi người mênh mông, con người nhỏ nhoi nhưng biết làm chủ đời mình thấu hiểu lẽ mất còn, sinh lão bệnh tử. Nhà thơ Lê Đình Cánh là ví dụ sinh động của con người trước cõi sắc sắc, không không. Vượt thoát khỏi khổ đau thể xác để tâm và tình long lanh những câu thơ mặn mòi:
Thời gian như có tuổi già
Bến là cổ tích. Người là chiêm bao
Chờ người. Nắng nhạt. Mờ sao
Đèn khêu lại bấc, dầu hao đợi người.
(Lời thề hoa xoan)
Khát vọng được hát những câu thơ của con người với thiên nhiên vũ trụ. Tưởng vô vi nhưng đầy thương nhớ trần gian phồn thực:
Một trời xanh thanh thản nụ cười
Một vùng gió thổi hồn người tươi mát
Một miền nắng chín ngọt mùa quả chát
Một đời người ta được hát là ta.
(Có ở Nga Sơn)
Nhà thơ Lê Đình Cánh sinh năm 1941 ở làng Mía, xã Xuân Tân, Thọ Xuân, Thanh Hóa. Đó là làng quê trung du ruộng đồng, nương đồi xen kẽ, đua chen cây lá tiếng chim. Sông Cầu Chầy chảy ngang như dải lụa nối sông Mã và sông Chu. Mùa cạn sông chảy thong dong qua bãi mía, nương ngô, mùa lũ cồn cào sóng dữ chảy xiết vào tục ngữ: “Sông Cầu Chầy bò lội đứt vó, chó lội đứt đuôi” và chảy da diết vào thời Lê Đình Cánh:
Đầu sông đã cạn vực Lồi
Ngàn lau, chết trắng bải bồi bên sông
Cuối dòng là Ngã Ba Bông
Người đi lỡ bến đời không lấm giầy.
(Sông Cầu Chày)
Làng Mía nay là làng Phong Mỹ - ngọn gió đẹp của vùng đất địa linh nhân kiệt trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Người dân thuần phác, nhân hậu ham lao động, trọng nghĩa khí. Văn có khúc hát hội Xuân Phả, múa trò Tú Huần, võ có hội thề Lũng Nhai, trống trận Chí Linh quần hùng tụ nghĩa: “Sơn rừng núi ba bề/ Lũng Nhai vang mãi lời thề nước non”.
Hai bên nội ngoại của nhà thơ Lê Đình Cánh đều nề nếp gia phong, yêu ruộng vườn, dạy con cháu học hành, hiếu đạo. Ông Cánh có năm anh chị em chăm làm, ham học, mê sách vở. Kháng chiến chống Pháp thành công, gia cảnh có nhiều xáo trộn khó khăn. Năm 1956, cậu Cánh xách tay nải vài bộ quần áo cũ về học cấp 3 Lam Sơn ở Thị xã. Cậu học trò Cánh lao động thêm: làm phụ hồ, khuân vác ở lò vôi, bến than kiếm tiền ăn học. Các thày giáo quý cậu học trò nghèo học giỏi cả văn toán và biết làm thơ. Năm 1959 tốt nghiệp cấp 3 ông Cánh không được nộp đơn vào đại học, ông giấu bằng tốt nghiệp xin lên nông trường làm công nhân, rồi được ty giáo dục gọi về làm giáo viên cấp 2 huyện nhà.
Đất nước bước vào chiến tranh chống Mỹ giành độc lập, thống nhất, tự do, thế hệ nhà thơ Lê Đình Cánh gác lại ước mơ tuổi trẻ, nhập ngũ, vào thanh niên xung phong đi dọc miền máu lửa Trường Sơn. Năm 1965 vào dạy học cho thanh niên xung phong ở tuyến đường ác liệt Quảng Bình, Quảng Trị. Thày giáo Cánh ban ngày cầm xẻng cuốc ở mặt đường, đêm về cầm phấn chong đèn ở lán rừng sâu dạy học cho đồng đội. Thày giáo Cánh dạy từ lớp 5 đến lớp 8 và đủ các môn: Tiếng Việt, Toán, Lý. Những kỷ niệm đẫm máu và mồ hôi, nước mắt bùn đất neo đọng ký ức nhà giáo - nhà thơ. Quãng đời đó được ông viết thành thơ như bản tự thuật công việc của người ra trận gồ ghề bụi bặm, ùng oàng bom đạn, găm vào bạn đọc hôm nay:
Thời tôi lấm láp bụi đường
áo quân xanh, nhuộm chiến trường như cây
Đường Hai Mươi khúc khuỷu mây
Ngày đông nắng lửa. Đêm Tây mưa dầm
Thời tôi bom đạn tối sầm
Trèo Pula nhích. Lội ngầm Ta lê
Cua Chữ a quẹo gồ ghề
Gió Lào thổi chiến trường C đến gần.
(Lời thề cỏ xanh)
Năm 1968 thầy giáo Lê Đình Cánh được kết nạp Đảng và năm 1969 Trung ương đoàn gọi ra Hà Nội công tác, dự nguồn cán bộ tương lai. Nhưng với đam mê văn học, có ít bài viết ở Trường Sơn, ông Cánh về nhà xuất bản Thanh Niên. Năm 1973 sau khi giành giải thưởng thơ của báo Văn Nghệ Hội nhà văn Việt Nam, ông Cánh về công tác ở chương trình Tiếng thơ, Đài tiếng nói Việt Nam. Từ biên tập viên, trưởng phòng, phó ban văn nghệ và với các giải thưởng ở tờ báo văn nghệ uy tín các năm 1972, 1976, 1990, Lê Đình Cánh khẳng định phẩm chất của người cầm bút, được bạn đọc yêu mến.
Hồn cảm thơ Lê Đình Cánh được thể thơ lục bát truyền thống nâng bay trên cánh đồng thơ Việt. Một thể thơ đồng hành cùng dân tộc theo năm tháng dựng nước và giữ nước, giàu nhạc vần, âm điệu ngôn ngữ được mọi tầng lớp người trong xã hội ưa chuộng. Tinh hoa của nó kết ngọc ở ca dao tục ngữ, làn điệu quan họ, hò ví dặm, khúc chầu văn và dồn cảm ở những câu Kiều tuyệt tác đọc đẫm nước mắt.
Hơn 50 năm cầm bút với tính cách lặng lẽ, ngại phô phang, ông Cánh được các nhà xuất bản in 4 tập thơ: “Đất lành” (1986), “Người đôn hậu” (1990), “Trời dụi” (2001), “Sông Cầu Chày” (2015). Dồn từ, chọn lọc 185 bài trong đó có 138 bài lục bát chiếm gần 85%. Một đời góp nhặt từng chữ, từng vần, từng câu lục bát là quá khó của người thơ. Nhà thơ lớn Chế Lan Viên từng viết “Trong các thể thơ khó nhất là lục bát, lục bát dễ làm khó hay. Viết giỏi thì thành thơ, viết trung bình, viết dở thì thành vè!”. Nhà thơ và phê bình văn học Khuất Bình Nguyên tôn vinh “Lục bát là bánh chưng của thi ca” đó sao. Ta mới cảm phục cái tâm, cái tài gắn kết máu thịt với cội gốc văn hóa của nhà thơ Lê Đình Cánh.
Nhiều lần tôi nghe ông Cánh bàn về thư pháp viết thơ lục bát. Ông ca ngợi các bậc tiền nhân: Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Tản Đà... về nghệ thuật chọn chữ, gieo vần giản dị, trong sáng tiếng Việt mà thăm thẳm tình người. Sau này ông nhắc tới sự thành công của các tác giả hiện đại: Tố Hữu, Huy Cận, Hồ Zdếnh, Nguyễn Duy... và tôi muốn thêm vào có cả nhà thơ Lê Đình Cánh. Ông Cánh sáng tạo cách ngắt nhịp 3-3 ở câu 6; ngắt nhịp 4-4 ở câu 8, xây dựng trục đối xứng bài, tâm đối xứng câu. Thật nể trọng sự tìm tòi đổi mới để thơ lục bát mãi mãi là “Bánh chưng” của thi ca Việt. Nhìn dáng điệu dang tay, vỗ trán say sưa của ông Cánh mà thầm tiếc sức khỏe người thơ. Ông Cánh dự định viết một cuốn sách nhỏ bàn về thơ lục bát. Cầu mong sức khỏe ông vượng lên để hoàn thành tâm nguyện.
Nhà thơ Lê Đình Cánh dong buồm con thuyền thơ trên dòng sông thi ca dân tộc, mạch hồn cảm dồn vào tình yêu đất nước qua miền Trung thương nhớ và xứ Thanh nguồn cội. Tình thơ đằm thắm máu thịt với đất nước quê hương làm lên vóc dáng, phong cách thơ Lê Đình Cánh: “Tôi hát năm canh thành đêm lục bát!”.
Tình yêu nước non này được hồn thơ Lê Đình Cánh neo đậu thủy chung ở miền Trung gian khó, máu lửa và xứ Thanh nơi sinh thành nuôi dưỡng thể xác và phần hồn nhà thơ. Dải đất nghèo núi gồng dáng đứng sông gằn dòng trôi từ Thanh, Nghệ vượt đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cả về Tuy Hòa, Phú Yên... dằng dặc nghìn thước mây vàng. Những câu thơ đau buồn mà nghĩa khí gắn kết máu thịt đời người:
Vắng xứ Nghệ. Thiếu xứ Thanh
Bỏ qua xứ Huế. Đố thành miền Trung
Thời gian vơi nửa anh hùng
Không gian để trống một vùng thơ văn
... Đất gầy không kịp lành da
Nhiều bom đạn, lắm hồn ma cụt đầu.
(Nửa ngoài miền Trung)
Sông Gianh, Hiền Lương, Lũy Thầy còn đó, nỗi đau chia cắt bao giờ quên. Mỗi phận người ở đây sống, chết trong mất mát chia ly:
Quê tôi trăng vụn cổ thành
Đau thương quá lửa vá lành nghĩa trang
Bàn thờ hai ngã khăn tang
Nửa đèn hương rạng. Nửa nhang khóc mờ.
(Trời dịu)
Khát vọng thống nhất non sông, khát vọng độc lập tự do làm lên sức mạnh con người miền Trung. Hãy về “Quảng Bình quê ta ơi”. Với những câu thơ nao lòng của ông Cánh: “Về miền Trung tôi gặp lại gió Lào/ Cồn cột thổi như Trường Sơn thở” và:
Trở về cùng cát trắng Bảo Ninh
Qua gió biển thổi dài sông Nhật Lệ
... Từ phía núi nhìn về Cát động
Lờ mờ mây một nét Lũng Thầy.
(Đồng Hới tôi về)
Vượt đèo cả gặp nắng gió Tuy Hòa, đền tháp Phú Yên, biển xanh Nha Trang, non sông như gấm như hoa vào thơ Trần Mai Ninh lại long lanh trong thơ Lê Đình Cánh: “Đèo Cả/ Nơi sóng vỗ đa tình vách đá/ Nắng bản năng/ Gió cũng bản năng” (Bản năng đèo Cả). Và:
Câu thơ gọi gió Tuy Hòa
Gió thương cây lúa như là xứ Thanh
Quê mình dằng dặc chiến tranh
Đất tan bão lửa trời xanh lại về.
(Gió Trần Mai Ninh)
Miền Trung cát trắng biển xanh, hàng dương vi vút, xóm làng miên man với cầu hò ví dặm, điệu Nam ai, khúc hát chòi, nhịp trống vỗ, gọi mời ta về:
Em ơi đừng ngại gió Lào
Men cồn cát trắng mà vào quê anh
Quê mình nắng dịu trời xanh
Mưa là mưa nhuận. Gió thành gió tươi.
(Trời dịu)
Về thôi! Về quê đậm đà thủy chung tình người, để tin yêu cuộc đời này từ một cánh diều bay bình yên trong chiều xanh biếc:
Của tin còn lại cánh diều
Câu thơ cát trắng mây chiều nhuộm xanh.
Vần thơ lục bát điệu nghệ, tài hoa, ta như được đọc một câu Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du.
Về Thanh nghe câu hò sông Mã, ngược Thọ Xuân tắm sông Cầu Chầy, lên đập Bái Thượng ngắm vầng trăng non là ước mong của nhà thơ Lê Đình Cánh: “Ôi quê hương thân thiết quá/ Rộn rã thác ghềnh sông Mã/ Hiền hòa êm ả sông Chu”. Xứ Thanh trong thơ Lê Đình Cánh đẹp mờ ảo như tranh thủy mặc, đầy chất sử thi, nhiều anh hùng hào kiệt và lắm văn nhân:
Lời ru bà thuộc thủa nào
Qua bom đạn vẫn ngọt ngào nắng trưa
Để hồn cháu có núi Nưa
Tiếng cồng Bà Triệu ngày xưa vọng về
Lam Sơn rừng núi ba bề
Lũng Nhai vang mãi lời thề nước non.
Những vần lục bát trữ tình sâu thẳm niềm kính yêu tự hào về nơi mình chôn rau cắt rốn, sinh thành:
Để hồn cháu có dòng sông
Câu hò trên Ngã Ba Bông xum vầy
Sào tre đêm gõ nhịp gầy
Ba khoang đò dọc chở đầy ước mong.
(Bà ra Hà Nội)
Câu thơ long lanh một vùng sông nước đẹp như một áng thơ Đường.
Làng Mía hiền hòa bên sông Cầu Chầy có lũy tre tụ hội lũ chim, có hàng cau vút trời, có ngôi nhà nhỏ mái ngói rêu phong đầy kỷ niệm của Lê Đình Cánh. Mẹ cha mất rồi, còn chị mắt mờ chân chậm ở giữ hương khói gia tiên. Nhà thơ “Ngại” về không phải là vô tâm, mà về sợ gặp lại thời thơ ấu, có hình cha dáng mẹ anh em quây quần. Nỗi buồn trong trẻo “Ngại” thật sự “Muốn” là “Mong”: “Bỗng sao náo nức quá chừng/ Em ơi đã đến. Tàu dừng xứ Thanh”. Về nhà là thương nhớ dâng tràn: Thầy mẹ mất rồi em ngại về Thanh
Ngại trở về lay chiếc cổng tre
Ngại gõ cửa căn nhà ngói cổ
... Như bóng mẹ chập chờn lửa bếp
Khói thơm bay mắt chị cay xè.
(Về Thanh)
Nhà thơ mong ùa xuống sông Cầu Chầy vờn sóng vỗ, nghe gió rạt rào bãi bờ ngô lúa lắng lời sông, lời ông cha nhắn gọi người nay:
Sao gọi là sông Cầu Chầy
Dòng sông kiếp trước chở đầy hoài nghi
Người xưa thất vọng điều chi
Người nay đánh mất những gì mai sau
Nhà thơ đặt câu hỏi cho mình và cả cho chúng ta nữa: “Người xưa ghi lại điều chi/ Người nay ký thác những gì cho sau”. Một tấm lòng đôn hậu, một tình thơ mặn mòi Lê Đình Cánh quý tặng quê hương.
Thế hệ nhà thơ Lê Đình Cánh sống qua hai cuộc kháng chiến giữ nước nhiều gian khổ, hy sinh mất mát, chất hùng ca xen chất bi ca: “Cha khênh pháo cất tiếng hò phía trước/ Mẹ tải lương gieo tiếp mùa sau” và:
Chiến tranh như trận bão dài
Thổi bao mái tóc con trai bạc dần.
(Binh trạm vẫn còn)
Đất nước độc lập tự do, non sông liền một dải hòa bình. Thời bao cấp gian khó chia từng ống gạo mớ rau, thời thị trường bung phá kẻ giàu, người nghèo đổi thay chóng mặt. Mộ người lính vô danh còn đó ở Trường Sơn, anh bộ đội phục viên đi cày, người đội viên thanh niên xung phong về lại lên rừng mở đất. Mẹ chờ con, vợ ngóng chồng thăm thẳm đêm dài. Thơ Lê Đình Cánh nặng về đề tài bi hùng, buồn nhớ sau chiến tranh. Ông ngâm khúc nguyện cầu lời sẻ chia với đồng đội. Cao hơn ông muốn dựng tượng đài thơ về các anh hùng liệt sĩ, cựu chiến binh và thanh niên xung phong sáng đẹp và vời vợi đức hy sinh:
Trái tim xuyên lớp đất dày
Trổ mầm cỏ với mây bay trắng trời
... Lại người đồng chí nằm bên
Nấm mồ để trống dòng tên. Lại người
(Lại người đồng chí nằm bên)
Hố bom xóa sổ chi đoàn
Nghĩa trang giữ chốt mộ toàn Đảng viên
Con đường đỏ máu thanh niên...
(Lời người trong cuộc)
Người trai ra trận, người vợ ở hậu phương trăm công nghìn việc, chăm dưỡng bố mẹ già, nuôi con nhỏ. Chị không thể hóa đá vọng phu. Một góc nhìn nhân sinh mới về chiến tranh: Chiến tranh mang khuôn mặt đàn bà:
Nắng mưa cỏ dại phơi màu
Nấm mồ liệt sĩ như nhau. Nấm mồ
Vợ nghèo nước mắt chưa khô
Nẻo đường rơm rạ tìm vô thăm chồng
... Mãi lo cơm đủ áo lành
Còn đâu lúc rỗi để thành vọng phu.
(Gió đất)
Người lính trở về, người bị thương, người nhiễm độc Điôxin, không nghề họ làm đủ việc để kiếm sống: Cày ruộng, đi xe thồ, cửu vạn:
Sông Hồng mưa nắng thay phiên
Xe thồ nghe lính phục viên thở dài
Phố phường nguýt sắn lườm khoai
Hàng rong ế khách rao vài mớ rau
... Ngoái nhìn ụ pháo dầm sương
Sông Hồng mây lửa còn vương trên đầu
(Qua cầu Long Biên)
Và: “Về quê anh lại đi cày/ Thương con còn mỗi cách này để lo”.
Có cô gái thanh niên xung phong năm xưa hát say mê Trường Sơn đông, Trường Sơn tây, đêm đêm làm cột tiêu cho đoàn xe qua, tuổi thanh xuân phơi bạc nơi rừng sâu, núi dựng. Ngày về tuổi trẻ đã qua, cha mẹ khuất bóng, anh em ly tán trời xa, em ra nương bóng chùa, đơn buồn xa vời thời mong yêu, mong làm mẹ:
Về quê chớm tuổi mạ già
Lỡ dăm vụ cấy. Em ra ở chùa
Cành khô lá rụng sang mùa
áo sa sương muối, khăn lùa gió đông.
(Kiếp sau) Hoặc em lại ngược rừng:
Biết em giờ mở nông trường
Sốt rừng năm ấy vẫn thường dậy cơn
Cuộc đời vẫn đắp chăn đơn
Tự mình đốn gỗ Trường Sơn dựng nhà.
(Gặp nhau)
Những câu thơ kể để gợi biểu cảm, đọc nhói buồn mà đầy niềm tin vào bản lĩnh và phẩm giá của người bộ đội cụ Hồ: “Giã từ cây súng vào đây/ Làm thuê ngay thẳng đường cày phục viên” (Lòng người bao la).
Những vần lục bát hát giản dị mà lay động tâm can, hát nốt trầm như giọng ca của cố nghệ sĩ Quách Thị Hồ, và cũng tưởng ngâm lại khúc chinh phụ của bà Đoàn Thị Điểm, ứa nước mắt. Thời nào cũng vậy: gươm đao, bom đạn, máu đỏ, xương trắng ngoài chiến địa qua đi nhưng nó còn neo đọng trong mỗi gia đình, cộng đồng, dân tộc nỗi đau buồn không xóa được.
Giá bao nhiêu một cuộc đời
Và... Bao nhiêu giá một thời chiến tranh
Câu hỏi lớn thăm thẳm bên trời với nhân loại yêu hòa bình hôm nay và ngày mai.
Các câu thơ 6-8 như bậc cuộc đời nâng bước tâm hồn ta lên hòa đồng những rung cảm: chiến tranh và hòa bình, tao loạn và yên lành, chia ly và đoàn tụ, khổ đau và hạnh phúc trên cõi nhân gian. Thơ Lê Đình Cánh đã làm được điều đó. Thơ ông ngôn từ giản dị, thanh khí, nhạc âm hòa điệu dễ đọc, dễ thuộc, hát lên cung vui, ngân thành nhịp buồn. Nhà thơ Lê Đình Cánh không bóng bẩy câu chữ, phá cách xuống dòng theo mốt hiện đại. Ông Cánh mong thơ mình như làn gió mát, dòng suối trong và khúc đàn bầu thánh thót đêm khuya hát ru những phận người khổ đau mà nhân ái.
Tôi miên man nâng bước theo những bậc đời lục bát ấy. Băn khoăn tự hỏi sao trước nay các nhà thơ, nhà phê bình ít nhìn ngó đến khuôn vườn cảnh quê, hoa nội lặng thầm nhiều hương sắc này. Một đời cầm bút cũng xác định chỗ đứng trong làng văn, nhà thơ Lê Đình Cánh chưa tổ chức hội thảo, PR, in tuyển để quảng bá. Ông Cánh cứ lặng lẽ đam mê với những vần lục bát cội nguồn. Tôi xin được trích những vần lục bát hay, đẹp và sáng trong hạt ngọc để chúng ta cùng nhà thơ Lê Đình Cánh dự cảm, chiêm nghiệm nhân sinh, thế sự cõi đời.
1. Trăm năm cây lúa vẫn gầy
Giếng thơi muôn thủa vẫn đầy ca dao.
2. Khói hương như thể mây mù
Trắng trời lớp lớp lau gù đội tang.
3. Người về bến cũ ngoái trông
Đời người chảy ngắn. Đời sông chảy dài.
4. Đường đời nghe bước hụt hơi
Càng đi càng thấy chân trời lùi xa.
5. Xế tà tháp lặn vào mây
Vầng trăng chính sử hao gầy hoàng hôn.
6. Chiến tranh như trận bão dài
Thổi bao mái tóc con trai bạc dần.
Phận người mỏng tang như giấy, đời người ngắn tựa gang tay. Chiều muộn hôm ấy mấy anh em ồn ã vui chuyện, ngoài trời mưa rỉ rả lưu khách. Góc sân cây bưởi núc nỉu quả níu cành. Mùa thu đã về, khí trời dịu mát, mấy chậu cúc vàng tươi như tụ nắng. Thiên nhiên sinh nở non xanh, đời người bóng câu qua cửa, chỉ có Thơ và Ân tình ở lại. Nỗi đau càng dày, tình thơ càng đậm. Nhà thơ Lê Đình Cánh ngồi kia mê cảm đọc những câu thơ khát bỏng một ước nguyện:
Một đời người ta được hát là ta.
(Có ở Nga Sơn)
Hà
Nội, Thu 2017
Nguyễn Ngọc
Quế
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét