Đọc thơ Vũ Trọng Quang:
Đến tuổi này 86 - cái tuổi gần đất xa trời, đáng lẽ nên ngưng
bút, ngừng nói, chỉ nên nghe và đọc, mà nghe nào có rõ, thấy cũng lờ mờ; nói
chung cơ thể suy yếu, giác quan hao mòn, trì óc đâu còn nhạy bén minh mẫn nữa.
Thế mà cứ phải viết, cần viết chỉ vì lũ trẻ con cái mê muội quá tệ… Không viết
thì thấy xốn xang mà viết ra mấy ai đã đọc.
Đề tài ở đây lại viết về thơ Vũ Trọng Quang (VTQ): tập
thơ Hôm qua hôm nay hôm sau. Tập thơ ra đời từ năm 2006, tôi được
tặng muộn 9-2008. Gần một năm rưỡi gối đầu tập thơ của cả một đời.
Phải ôm người đẹp thì đỡ biết mấy; đằng này cũng đẹp vậy ”thư trung hữu nữ nhan
như ngọc”. Nhưng người đẹp bằng xương bằng thịt còn trao đổi qua lại,
thích thú thì có chắc, mà hiểu nhau phải nói là chưa. Còn người đẹp bằng sách bằng
thơ thì chỉ có lặn hụp, độc thoại, độc khan, mình nói mình nghe, đâu dám
bảo là đã hiểu, đã thấu triệt…Hơn nữa bài thơ là một tư duy không thể tư duy;
nhưng nó là sự thể hiện của tư duy, như A. Badiou đã viết: “Le poème est
une pensée impossible! Le pòeme est un devoir de la pensée.” Tôi đã đọc tập
thơ được tặng không biết bao nhiêu lần, cảm thẩm thía (chứ không phải như Hoài
Thanh đoc thơ Bích Khê nhiều lần mà không hiểu gì cả, nhưng vẫn bình thơ giảng
thơ thành sách gối đầu cho bao thế hệ mới là chuyện lạ đời, có biết đâu đó là bờ
lũy cản ngăn làm cho thơ Việt không tiến lên được).
Cuộc đời Vũ Trọng Quang tự nó cũng đã
là thơ rồi. Mồ côi cha quá sớm, mẹ góa không nuôi nổi
con thơ nên phải tái giá. Tuổi thơ của Quang cũng đầy dẫy bụi đời: lớn lên ở
dưới chân cầu, thở mùi tanh của cá, tắm dòng sông nước đen, lớn lên từ tiếng
rao bán báo, từ tiếng gõ vào thùng đánh giày. Hôm qua của Quang là dấn thân là
đánh mất, dấn thân không phải cho thơ mà vẫn có thơ trong tiềm thức: Em dậy
thì bên kia sông Tôi tỏ tình bằng im lặng.
Nhưng chính nhờ sự đánh mất đó, chắc chắn với
bao nước mắt và máu đã đổ ra…, để cuối cùng vẫn là kẻ được,
ít ra cũng thành công trên đường đời, là kẻ có học thức,
có sự nghiệp… Quang chia thơ mình ra theo hệ thời gian: hôm kia,
hôm qua, hôm nay, hôm sau…nôm na là dĩ vãng, hiện tại tương lai; nhưng ngày nay
thời gian và không gian đã hòa lẫn thành một, thì dĩ vãng, hiện tại,
tương lai cũng thành hỗn hợp; trong hiện tại có ẩn ý tương lai,
trong tương lai vẫn mang mầm mống dĩ vãng. Leibniz, triết gia của Đức
cũng từng nói: Le présent est chargé de passé et gros de l’avenir. Trong
thơ lại càng khó phân biệt, cuộc đời, ngay trong tâm tư của VT Quang cũng đầy giằng
co mâu thuẫn, điều đó lại càng thể hiện rõ trong thơ với tính tương phản
(contraste):
Cha về ngủ lại trên trời
Mẹ còn đang thức trên đời chúng con
Tôi cởi áo ngồi lại trên cầu - Thức giấc
mơ người xa lạ
… Tôi bước xuống chạm mặt mình đang bước lên
Chân lý không thể nào nói được tất cả, may lắm
nó chỉ nói được một nửa thôi.
Tàu qua mau chỗ ngồi chậm rãi
Vội vã xuống ga quá khứ …
(Trở lại)
Ý nghĩa của câu thơ hay là bất khả tri; nhưng cái vô nghĩa có
thể mang lại một hồi âm vĩ đại (Le sens de ce beau vers est impossible,,, Un
non - sens peut donc avoir une résonnance magnifique - P. Valery).
Nhưng tìm đến thơ là tìm đến cơ sở sinh hoạt chân thật nhất, tìm đến chân lý, nói như
Heidegger, nó nằm ở trong nghệ thuật, vì nghệ thuật là cảm tính, từ đó mới phát
sinh chân lý nguyên thủy, mà chân lý nguyên thủy là tâm linh tồn tại. Mở đầu tập
thơ Hôm qua Hôm nay… chúng ta gặp ngay hình ảnh “Song thân”: Mẹ khi khóc hết lá rừng Chân buông thân phận xuống đường trầm
luân… Cha về ngủ lại trên trời… Cha bỏ xác trên rừng... Mẹ ngồi đan
thời gian thành chiếc áo sông dài núi cao biển vô tận… con… đi tìm vô ảnh từ tiếng
kêu chim cú mèo… mở cửa tâm linh tôi khai quật những
cuốc đất kinh động đùn lên…
Tính tồn tại của bài thơ là “ý cảnh” thê
lương bi thảm “đi tìm hài cốt của cha”, có phải của một Vũ Trọng Quang đâu
mà là hàng ngàn hàng vạn cảnh tình con mất chá, vợ mất chồng trong cuộc chiến đầy
thảm khốc. Cái chân lý thương đau nầy còn mãi hàng trăm, hàng ngàn năm sau. Nỗi
đau không phải của kẻ đã đi về thiên cổ, mà nỗi đau cho người ở lại, cho vợ,
cho con… Dấn thân vào thơ, không phải để biết nó nói cái gì, mà là để nghĩ cái
gì đã xảy ra, đã phát sinh. Vì bài thơ là một cuộc phẫu thuật, nó cũng là một
hiện tượng, cái ẩn ngữ trên bề mặt là dấu hiệu của sự phát sinh…chim cú
mèo đã vỗ cánh đưa chiếc áo năm mươi năm… bay về trời thêm một lần Mẹ rưng rưng đội mang khăn
sáng Cha ơi con yêu tro bụi vô cùng Đúng là phiến
ngôn minh bách ý (một mảnh ngôn từ mà chứa cả ý nghĩa bao la)
Cuộc nhân duyên đầu đời của VTQ cũng đổ vỡ vì đâu ai biết (?); nhưng mãi mãi vẫn để lại trong lòng trai
sự sám hối… thành “người cũ”: Nỗi nhớ rủ tôi tìm lại dấu vết cơn địa chấn lâu rồi tiếng dương cầm mùa đông ngủ triền
miên… chiều tím ấn tôi ngồi xuống vỉa hè với chai rượu cùng đợi chờ sám hối tiếng cầu kinh quanh đây nặng
nề.
Tiếng chim ríu rít vây quanh
Tiếng lòng thửa ấy lặng thinh bây giờ
Bao la từ chỗ ngơ ngơ. Giảng đường bui
mới góc chờ đã qua.
Em đã xa và xa thật chuyến bay
mang một lời thề
Nửa trời trái đất không quay ngược nửa
trời còn lại hòn vọng thê
Hình như đụng đến thơ là đụng đến tình yêu, theo tôi là cửa
ngõ hãm vây chôn chặt đời ta. Mặc cho các nhà bình luận tuyên xưng:
”Tình yêu làm cho cuộc đời nên thơ, hay chính thơ làm nên tình yêu cho đời. Hay tình yêu và thi ca khi nó đã trở thành cứu cánh và phương tiện của cuộc đời, thì nó sẽ mang lại ý nghĩa viên mãn“ sống vì sự sống”. Tóm lại, thi ca là mỹ cảm, là tình yêu, ý nghĩa của nó chính là ý nghĩa cao cả trong đời (Le sens de l’amour et le sens de la póesie, c’est le sens de la qualité suprême de la vie).
Thật ra thơ đúng nghĩa của thơ là sự chân thành, nên nó cũng là chân lý, cái chân lý tự động phát sinh, và nói như Heidegger, chân lý xuyên qua sự sáng tạo thi ý phát sinh, nên dễ làm cho chúng ta xúc động, tác phẩm tồn tại hay không cũng là ở đó. Và từ tình yêu cá thể lan rộng đến quê hương, đến trở về, ngày về, bước về… sự trở về là nội dung cơ bản của tâm hồn (Pascal Quignard tùng nói: le nostos est le fond de l’âme - nostos là tiếng Grec có nghĩa là” trở về”). Từ tâm trạng đó mà có “Hè cháy”, “Tháng chạp”, “Thủy tinh” v.v… Chúng ta hãy đọc bài ngắn nhất Thả trôi giữa giòng sông cơn thịnh nộ của mùa lòng cạn lời hẹn hò mắc cạn… tôi hạn hán cả giấc mơ khát mây đen. Bài thơ chỉ có bốn câu, đúng ra là 26 chữ mà nghĩa vô cùng rắc rối, đó là tính chất của thơ hiện đại, là khung dệt những ngôn từ nhiêu khê; nhưng nếu chịu khó truy tầm từng chữ trong thơ thì sẽ giải mã được tư tưởng của nó. Đọc Hè cháy lại nhớ đến các câu thơ của Nguyễn Bính: Xếp lại chăn bông cùng áo dạ Mở toang bốn cửa cất then cài. Nắng lên mất thú ngồi bên lửa Mùa hết hoa rồi bạn với ai.
”Tình yêu làm cho cuộc đời nên thơ, hay chính thơ làm nên tình yêu cho đời. Hay tình yêu và thi ca khi nó đã trở thành cứu cánh và phương tiện của cuộc đời, thì nó sẽ mang lại ý nghĩa viên mãn“ sống vì sự sống”. Tóm lại, thi ca là mỹ cảm, là tình yêu, ý nghĩa của nó chính là ý nghĩa cao cả trong đời (Le sens de l’amour et le sens de la póesie, c’est le sens de la qualité suprême de la vie).
Thật ra thơ đúng nghĩa của thơ là sự chân thành, nên nó cũng là chân lý, cái chân lý tự động phát sinh, và nói như Heidegger, chân lý xuyên qua sự sáng tạo thi ý phát sinh, nên dễ làm cho chúng ta xúc động, tác phẩm tồn tại hay không cũng là ở đó. Và từ tình yêu cá thể lan rộng đến quê hương, đến trở về, ngày về, bước về… sự trở về là nội dung cơ bản của tâm hồn (Pascal Quignard tùng nói: le nostos est le fond de l’âme - nostos là tiếng Grec có nghĩa là” trở về”). Từ tâm trạng đó mà có “Hè cháy”, “Tháng chạp”, “Thủy tinh” v.v… Chúng ta hãy đọc bài ngắn nhất Thả trôi giữa giòng sông cơn thịnh nộ của mùa lòng cạn lời hẹn hò mắc cạn… tôi hạn hán cả giấc mơ khát mây đen. Bài thơ chỉ có bốn câu, đúng ra là 26 chữ mà nghĩa vô cùng rắc rối, đó là tính chất của thơ hiện đại, là khung dệt những ngôn từ nhiêu khê; nhưng nếu chịu khó truy tầm từng chữ trong thơ thì sẽ giải mã được tư tưởng của nó. Đọc Hè cháy lại nhớ đến các câu thơ của Nguyễn Bính: Xếp lại chăn bông cùng áo dạ Mở toang bốn cửa cất then cài. Nắng lên mất thú ngồi bên lửa Mùa hết hoa rồi bạn với ai.
Hay nói như Paul de Man (1919-1983) phép tu từ ở đây mang
tính thần bí (nghĩa là vừa ẩn dụ vừa hàm súc, lại còn mang ý cảnh...) nghĩa là
phải tìm hiểu ở phía sau ngữ pháp chặt chẽ của văn bản; cũng không khác quan điểm
mỹ học của Trung Quốc là Ý tại ngôn ngoài là ý ở ngoài lời
hay là “vị ngoại vị”, “huyền ngoại huyền tức là chỉ vào dư âm dư vị… Để
giúp cho bạn trẻ chóng hiểu chúng tôi xin giải mã một đôi từ, như cơn
thịnh nộ của mùa có thể là cơn hạn hán; lời hẹn hò mắc cạn, chính là lời hẹn
hò đủ thứ mà rồi kết quả chẳng có gì cả. Ngay từ mắc cạn cũng đã có người
viết: Có ai ngờ được nước chẳng về
xuôi cho thuyền mắc cạn bao kẻ
ngậm ngùi.
Hạn hán cả giấc mơ là
cho đến giấc mơ cũng không hiện về. Tôi cũng không ngờ là VTQ lại rất sở trường
về loại bí hiểm này, như bài “Tháng chạp”: Tôi đợi đất trời trở dạ Trời
trở dạ là trời thay đổi thời tiết, nhưng từ này là từ của thôn dã, ít người nói
đến từ điển VN cũng không có... chỉ mình tôi giấu mãi mùa đông trong tay ôm Mùa
đông phải hiểu là trái lại với thứ mùa hè đỏ, mùa hè nóng bức thiên hạ sợ chạy
re. Nhưng đến Áo vàng đã chân đèo bước xuống thì lại không phải nắng
hè nữa mà là hình ảnh tượng trưng…, một lũ bất tài chạy tán loạn. Hay nói
như ai đó, nhà thơ chống lại sự khó nói bằng sự đa nghĩa của ngôn từ, hay thay
vào ý nghĩa bằng cách làm rối loạn tầt cả ý nghĩa. Bài thơ không phải là một sự
miêu tả, cũng không phải là sự biểu hiện… Bài thơ là một cuộc giải phẩu, nó dạy
cho chúng ta rằng thế giới không tự hiển hiện như sự sưu tầm đồ vật, thế giới
không phải cái gì đề xuất trong tư tưởng. Mà với công cuộc giải phẫu bằng thi
ca nó là sự tồn tại độc đáo.
Trình tự của nó mang tính gián tiếp, nó đòi hỏi sự thẩm thấu dấn thân hơn là tìm hiểu. Tí dụ như đọc những câu thơ trong bài “Cuối đường”: Xin lỗi vầng trăng khuyết vẫn đợi hai ta ở cuối đường về cả khu vườn tàn phai những cành hoa trộm hái cả lời thề khắc trên cây cao hơn tầm tay với Chỗ nằm động đất bao lâu rồi giấc ngủ ngược đầu nhau… Có người bày dại là cứ đọc thuộc lòng nó đi, rồi đến lúc nào đó ta sẽ thẩm thấu lãnh hội được thôi. Hay muốn hiểu một bài - nhất là loại thơ như của VTQuang - phải xuyên qua một cơn bốc cháy (tức bốc đồng cuồng nhiệt). Bài thơ hướng về ánh sáng nhưng chỗ cư trú của nó vẫn liên đới đến bóng tối (La póesie cherche à savoir à travers une inflammation. Elle tend vers la clarté, mais demeure solidaire des ténèbres).
Trình tự của nó mang tính gián tiếp, nó đòi hỏi sự thẩm thấu dấn thân hơn là tìm hiểu. Tí dụ như đọc những câu thơ trong bài “Cuối đường”: Xin lỗi vầng trăng khuyết vẫn đợi hai ta ở cuối đường về cả khu vườn tàn phai những cành hoa trộm hái cả lời thề khắc trên cây cao hơn tầm tay với Chỗ nằm động đất bao lâu rồi giấc ngủ ngược đầu nhau… Có người bày dại là cứ đọc thuộc lòng nó đi, rồi đến lúc nào đó ta sẽ thẩm thấu lãnh hội được thôi. Hay muốn hiểu một bài - nhất là loại thơ như của VTQuang - phải xuyên qua một cơn bốc cháy (tức bốc đồng cuồng nhiệt). Bài thơ hướng về ánh sáng nhưng chỗ cư trú của nó vẫn liên đới đến bóng tối (La póesie cherche à savoir à travers une inflammation. Elle tend vers la clarté, mais demeure solidaire des ténèbres).
Thành công của VTQ là luôn luôn hướng về phía trước: Tôi
vẫy tay chào chia tay tôi hôm qua… Tôi chào mừng tôi hôm
nay cắt băng khánh thành con đường
thênh thang mới ngôn ngữ quay trong không
gian nhiều chiều vẫn còn hai hàng
cây… Xin giữ lại xin giữ lại hai hàng bóng mát… Chung quy cũng chỉ
là âm dương, là đối thoại, là tình yêu đó thôi. Hơn nữa nghệ thuật là
phài tạo cho cá nhân sự chống đối, sự chết chóc phổ cập, căn cơ nghèo nàn, sự bất
công…
Tìm lại ly cà phê không đường nhỏ giọt đen
xanh như xưa xanh chiều đặc
quánh thường trực điếu đen đầu lọc xanh ngực tối, thái độ Ngực
tối… tôi cho là hình ảnh tuyệt đẹp, vì đó là tâm tư thầm kín. Đúng như
Novalis từng nói: Tôi hiện hữu không phải trong phạm vi tôi bày tỏ, mà chính
là trong phạm vi tôi vượt qua… Cái vượt qua chỉ có thể đến bằng ngôn ngữ.
Trong bài “Trương Chi khác” có những câu cực thú:
Lẽ nào sống thường xuyên bằng nghi vấn phải chăng chính từ đôi môi hình trái tim
kia mãi mãi màu huyết bao
lâu rồi từ đôi mắt khép hờ kia tiếng hát còn nhỏ lệ… Khổ
nỗi mấy ai hiểu được màu huyết dụ. đó là màu máu bầm, màu bordeau… Và trong
bài “Nhã ca khác” với các câu “Mặt trời mọc khủng khiếp một lần không tắt nắng ở phương tây Làm gì có
hạnh phúc lứa đôi hai đường thẳng song
song con trăng mộng mị
ngàn ngàn xưa không
có thật
Dấn thân vào thơ ngày nay - tôi xin nhắc lại, không phải
để biết nó nói cái gì mà là để nghĩ cái gì đã xảy ra, cái gì đã phát sinh, cái ẩn
ngữ trên bề mặt là dấu hiệu của sự phát sinh. Nhưng thôi hảy cùng với VTQ trở về
với thực tại phũ phàng, “Ở công viên” hay ở đâu đó cũng được:
Mặt trời thản nhiên ánh sáng lạ là vẫn chưa có gì là lạ Người
đàn ông bán thân bất toại chào sớm mai câu Biết mà không nói được
Tiếng dế gõ vào tai đứa bé bước
chân quá khứ người vũ nữ cô gái đẹp ngẩn ngơ quét đường Trộn lẫn mọi người chia ra đáp số Đó là Tôi của VTQ, là
thực tại phải trải qua đau khổ mới biết đau khổ là gì, mới biết thương người.
Hay như ai đó đã nói: “la ligne de force d’une sagesse moderne serait la
compréhension (con đường đưa đến sự minh triết hiện đại. có lẽ là sự thông cảm). Cũng
từ đó mà có những Câu hỏi, Sáng tạo, Những Xuân Hương, v.v… Ngôn
ngữ thi ca là ngôn ngữ của nghịch lý. Bài thơ luôn luôn cố gắng bẻ gãy những kết
hợp, những gì được coi như là thông lệ, bài thơ là môt cử chỉ thân thiết trong
ngôn ngữ, sự tả tác đào sâu sự chí thiết và lui về trong xó xỉnh của bóng tối.
Thơ của VTQ phải nói như G. Bataille (1897-!960)
là sự kiện đốt cháy ngọn lửa nội tâm, ông cũng gọi đó là sự tiêu hao
(consumation) đối lại với sự hoang phí (consommation), nó thuộc hiện tượng của
chợ búa siêu thị. Nhưng phải chấp nhận sự tiêu hao “vì thơ là tiêu xài, phung
phí, một phần của sự điên khùng trong đời… Nhưng có thể đó là sự minh trí, vì
minh trí đúng nghĩa là pha lẫn với điên khùng…
Về thơ… của VTQ là cả cuộc đời làm
sao nói hết được, vậy hãy tạm ngưng ở đây, để trả lời thắc mắc
của Quang mà cũng là của chung mọi người: Tìm thơ ở đâu? Vấn đề cũng
đã có người đặt rồi: “Ngày nay thơ phải đi về đâu?” (vấn đề đã được đặt
ra và được E. Morin giải đáp trong một bài diễn văn đọc tại đại hội thi
ca ở Yougoslave mùa kè 1990) xin trích dịch như sau: ”Thơ cũng như mọi địa
hạt khác, không phải chỉ tiến về phía trước, với ý nghĩa đội ngũ tiền
phong phải mang lại cái gì mới hơn cái đã có từ trước. Cái mới không nhất
thiết phải là tốt hơn, và đó có thể chính là chân lý của ý tưởng hậu hiện đại,
làm cái mới vì cái mới là vô nghĩa. Vấn đề không phải là sản xuất thành hệ thống
và cuồng nhiệt tạo ra cái mới, mà cái mới chân chính luôn luôn sinh ra
trong sự trở về nguồn…” (nguồn đây không phải là học lại cái cũ). Đó là sự
quan tâm đến nhân ái, đến cội nguồn của tính năng, đến nền văn minh… có thể ở đó
có hiện tượng hậu hiện đại, hậu hậu hiện đại. Nhưng tất cả đều là thứ
yếu, cứu cánh của thi ca mới là vấn đề nền tảng, chính chúng ta đang ở trong trạng
thái thứ yếu, giờ hãy đưa trạng thái ấy lên hàng đầu, hàng chính yếu. Cứu
cánh đó là đặt chúng ta vào trạng thái thi tính (l’état poétique). Mà theo
chúng tôi nôm na là sống thơ, là hướng về cuộc sống tình cảm và tình yêu bao
la. Hay nói như VTQ Rồi sẽ có thiên đường nơi trái tim không hối
thúc mai sau thôi phán xét (Nhã ca
khác).
Khổng Đức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét