Thơ Đoàn Văn Cừ
Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh bảo: "Cứ đại thể
thì tất cả tinh thần thời xưa - hay thơ cũ - và thời nay - hay thơ
mới - có thể gồm lại trong hai chữ ta và tôi. Ngày trước là
thời chữ ta, bây giờ là thời chữ tôi".
Thơ Đoàn Văn Cừ rõ ràng là thơ cũ, thơ "ta". Nhưng
về hình thức nó lại hiếm khi lục bát mà thường bảy chữ hay tám chữ y như thơ mới,
thơ "tôi"!
Huy Cận nói: "Nội dung quyết định hình thức".(1) Tức
thơ phải nội dung nào hình thức nấy thì mới hay. Tại sao thơ Đoàn Văn Cừ nội
dung cũ hình thức mới mà vẫn hay?
Vì cái hình thức tưởng hoàn toàn mới ấy, thực ra không phải!
Hoài Thanh xem kỹ các lối thơ mới rồi bảo về cơ bản đó chẳng
qua "là những lối thơ xưa phục hưng (...) biến thể ít nhiều"! Cụ thể,
lối bảy chữ là "luật Đường giãn và nới ra", lối tám chữ là từ thơ hát
nói.
Nhờ tuy mới mà cũ, hình thức của "thơ mới" thích hợp
cho cả nội dung mới lẫn nội dung cũ.
Trở lại với Chợ Tết, Đám Cưới Mùa Xuân v.v... Đó là những mặt
gương mà quê nghìn năm đã in bóng lên để bây giờ ta tha hồ ngắm nghía khi quê
thôi rồi. Thơ ấy mang bóng quê, mà chính thơ ấy cũng đẹp mộc mạc, bình dị như
quê!
Nhớ Nguyễn Bính. Thơ Nguyễn Bính và thơ Đoàn Văn Cừ bổ túc
nhau, chứ không "trùng". Một đằng "chuyên trị" tâm tình những
trai quê, gái quê. Một đằng bao quát cảnh quê...
Chợ Tết
Đoàn Văn Cừ rõ ràng cố ý "chơi" màu: nào mây trắng
đỏ, sương hồng lam, đường trắng, đồi xanh, cỏ biếc, áo đỏ, yếm thắm, bò vàng, nắng
tía, áo the xanh, đồi thoa son, nào câu đối đỏ, tóc trắng phau phau, cam đỏ
chót, nếp trắng như tuyết, mào gà trống thâm như cục tiết, ánh dương vàng chiều
muộn.
Hoài Thanh bảo Đoàn Văn Cừ "nhận xét rất tinh" và
có "hồn thơ phong phú". Chắc chắn thế, nhưng tưởng ông Đoàn còn có,
trước tiên có, một tấm lòng yêu quê thắm thiết.
Không yêu lắm lắm, thì có lẽ không thấy những "tia nắng
tía nháy hoài trong ruộng lúa", "con trâu đứng vờ dim hai mắt ngủ"
v.v. đâu.
Trong bài Chợ Tết đôi câu sau đây được nhắc nhiều:
"Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ,
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau."
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau."
Nhưng tưởng ba câu chót của bài mới thật là gợi cảm:
"... Những người quê lũ lượt trở ra về.
Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê,
Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ."
Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê,
Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ."
Năm 1941, Hoài Thanh viết "những hình ảnh cuộc đời Việt
Nam xưa còn lưu lại trong thời nay chẳng bao lâu sẽ mất hết".
Năm 2009, "những người quê lũ lượt trở ra về" đã về
hẳn "cuộc đời Việt Nam xưa" lâu lắm rồi.
Vậy mà, "lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ" như còn
thấp thoáng đâu đây...
Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,
Vài cụ già chống gậy bước lom khom,
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ,
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ.
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu,
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.
Sương trắng dỏ đầu cành như giọt sữa,
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,
Vài cụ già chống gậy bước lom khom,
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ,
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ.
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu,
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.
Sương trắng dỏ đầu cành như giọt sữa,
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.
Người mua bán ra vào đầy cổng chợ.
Con trâu đứng vờ dim hai mắt ngủ,
Để lắng nghe người khách nói bô bô.
Anh hàng tranh kĩu kịt quảy đôi bồ,
Tìm đến chỗ đông người ngồi dở bán.
Một thày khóa gò lưng trên cánh phản,
Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân.
Cụ đồ nho dừng lại viết râu cằm,
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ.
Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ,
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau.
Chú hoa man đầu chít chiếc khăn nâu,
Ngồi xếp lại đống vàng trên mặt chiếu.
Áo cụ lý bị người chen sấn kéo,
Khăn trên đầu đương chít cũng tung ra.
Lũ trẻ con mải ngắm bức tranh gà,
Quên cả chị bên đường đang đứng gọi.
Mấy cô gái ôm nhau cười rũ rợi,
Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa.
Những mẹt cam đỏ chót tựa son pha,
Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết,
Con gà trống mào thâm như cục tiết,
Một người mua cầm cẳng dốc lên xem.
Con trâu đứng vờ dim hai mắt ngủ,
Để lắng nghe người khách nói bô bô.
Anh hàng tranh kĩu kịt quảy đôi bồ,
Tìm đến chỗ đông người ngồi dở bán.
Một thày khóa gò lưng trên cánh phản,
Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân.
Cụ đồ nho dừng lại viết râu cằm,
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ.
Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ,
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau.
Chú hoa man đầu chít chiếc khăn nâu,
Ngồi xếp lại đống vàng trên mặt chiếu.
Áo cụ lý bị người chen sấn kéo,
Khăn trên đầu đương chít cũng tung ra.
Lũ trẻ con mải ngắm bức tranh gà,
Quên cả chị bên đường đang đứng gọi.
Mấy cô gái ôm nhau cười rũ rợi,
Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa.
Những mẹt cam đỏ chót tựa son pha,
Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết,
Con gà trống mào thâm như cục tiết,
Một người mua cầm cẳng dốc lên xem.
Chợ tưng bừng như thế đến gần đêm.
Khi chuông tối bên chùa văng vẳng đánh,
Trên con đường đi các làng hẻo lánh,
Những người quê lũ lượt trở ra về.
Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê,
Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ.
Khi chuông tối bên chùa văng vẳng đánh,
Trên con đường đi các làng hẻo lánh,
Những người quê lũ lượt trở ra về.
Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê,
Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ.
Đám cưới mùa xuân
Đọc thơ ấy, lại đếm màu chơi: ngày hồng, nắng vàng, cò trắng,
cỏ lam, áo đỏ, quần nâu hồng, ô đen, áo vàng, quần nâu sẫm, hòm da đen, vành
khuyên vàng, má thắm, trời biếc, yếm đỏ, thắt lưng xanh, chùa trắng, trời thắm,
cành xanh...
Đã mùa xuân, lại đám cưới, màu sắc được dịp khoe!
Trang phục truyền thống Việt Nam có hai lối màu. Khi làm lụng,
ta mặc nâu, thâm, chan hòa với đất. Khi "ăn chơi", ta mặc những màu rực
rỡ, nổi bật trên đất.
Cả hai lối nay đã "khuất lẩn sau trái đồi lấp lánh ánh
sương ngân".
Giờ ta chỉ còn được nghe "những màu muôn năm
cũ" trong những bài thơ cũng đã cũ muôn năm! (2)
Ngày ửng hồng sau màn sương gấm mỏng
Nắng dát vàng trên bãi cỏ non xanh
Dịp cầu xa lồng bóng nước long lanh
Đàn cò trắng giăng hàng bay phấp phới.
Nắng dát vàng trên bãi cỏ non xanh
Dịp cầu xa lồng bóng nước long lanh
Đàn cò trắng giăng hàng bay phấp phới.
Trên cành cây, bỗng một con chim gọi
Lũ người đi lí nhí một hàng đen
Trên con đường cát trắng cỏ lam viền
Họ thong thả tiến theo chiều gió thổi
Dưới bầu trời trong veo không mảy bụi
Giữa cánh đồng phơn phớt tựa màu nhung
Một cụ già râu tóc trắng như bông
Mặc áo đỏ, cầm hương đi trước đám
Dăm sáu cụ áo mền bông đỏ sẫm
Quần nâu hồng, chống gậy bước theo sau
Hàng ô đen thong thả tiến lên sau
Kế những chiếc mâm đồng che lụa đỏ
Bọn trai tơ mặt mày coi hớn hở
Quần lụa chùng, nón dứa áo sa huê.
Một vài bà thanh lịch kiểu nhà quê
Đầu nón nghệ, tay cầm khăn mặt đỏ
Bà lão cúi lom khom bên cháu nhỏ
Túi đựng trầu chăm chăm giữ trong tay
Thằng bé em mẹ ẵm, má hây hây
Đầu cạo nhẵn, áo vàng, quần nâu sẫm
Cô bé để cút chè người xẫm mẫm
Đi theo bà váy lĩnh, dép quai cong
Một chị sen đầu đội chiếc khăn hồng
Đặt trên cái hòm da đen bóng lộng
Người cô dâu hôm nay coi choáng lộn
Vành khuyên vàng, áo mớ, nón quai thao
Các cô bạn bằng tuổi cũng xinh sao
Hai má thắm, ngây thơ nhìn trời biếc
Dăm bảy cô phủ mình trong những chiếc
Áo đồng lầm, yếm đỏ, thắt lưng xanh.
Lũ người đi lí nhí một hàng đen
Trên con đường cát trắng cỏ lam viền
Họ thong thả tiến theo chiều gió thổi
Dưới bầu trời trong veo không mảy bụi
Giữa cánh đồng phơn phớt tựa màu nhung
Một cụ già râu tóc trắng như bông
Mặc áo đỏ, cầm hương đi trước đám
Dăm sáu cụ áo mền bông đỏ sẫm
Quần nâu hồng, chống gậy bước theo sau
Hàng ô đen thong thả tiến lên sau
Kế những chiếc mâm đồng che lụa đỏ
Bọn trai tơ mặt mày coi hớn hở
Quần lụa chùng, nón dứa áo sa huê.
Một vài bà thanh lịch kiểu nhà quê
Đầu nón nghệ, tay cầm khăn mặt đỏ
Bà lão cúi lom khom bên cháu nhỏ
Túi đựng trầu chăm chăm giữ trong tay
Thằng bé em mẹ ẵm, má hây hây
Đầu cạo nhẵn, áo vàng, quần nâu sẫm
Cô bé để cút chè người xẫm mẫm
Đi theo bà váy lĩnh, dép quai cong
Một chị sen đầu đội chiếc khăn hồng
Đặt trên cái hòm da đen bóng lộng
Người cô dâu hôm nay coi choáng lộn
Vành khuyên vàng, áo mớ, nón quai thao
Các cô bạn bằng tuổi cũng xinh sao
Hai má thắm, ngây thơ nhìn trời biếc
Dăm bảy cô phủ mình trong những chiếc
Áo đồng lầm, yếm đỏ, thắt lưng xanh.
Một lúc sau đi tới chỗ vòng quanh
Nếp chùa trắng in hình trên trời thắm
Thì cả bọn dần dần cùng khuất lẩn
Sau trái đồi lấp lánh ánh sương ngân
Chỉ còn nghe văng vẳng tiếng chim xuân
Ca ánh ỏi trên cành xanh tắm nắng.
Nếp chùa trắng in hình trên trời thắm
Thì cả bọn dần dần cùng khuất lẩn
Sau trái đồi lấp lánh ánh sương ngân
Chỉ còn nghe văng vẳng tiếng chim xuân
Ca ánh ỏi trên cành xanh tắm nắng.
Bình minh
Mặt trời lên như đám cháy, lúa mênh mông dập dờn, dào dạt,
"ngọc sương" treo lấp lánh đầu nõn trúc, chim chích chòe chim... ông
đồ đua nhau hót, bình minh!
Chân trời loé đỏ bóng vừng ô
Lúa biếc mênh mông chảy lụt bờ
Sương đọng ngọc trên tàu trúc nõn
Cồn xa chim gáy cúc... cu... cu...
Lúa biếc mênh mông chảy lụt bờ
Sương đọng ngọc trên tàu trúc nõn
Cồn xa chim gáy cúc... cu... cu...
Ánh sáng tuôn trên những lá chè
Những đường thôn trắng, những bờ tre
Ông đồ bảo học bên hàng xóm
Tiếng giảng chen trong giọng chích choè
Những đường thôn trắng, những bờ tre
Ông đồ bảo học bên hàng xóm
Tiếng giảng chen trong giọng chích choè
Đường về quê mẹ
Tưởng tượng một phụ nữ "khuyên vàng, yếm thắm, áo nâu,
môi hồng, má đỏ" bước dưới trời có mây trắng ngần, bước trên bờ con sông
trắng có cồn xanh bãi tía...
Người ấy không biết đi từ sáng hay trưa, mà mãi khi "nắng
nhạt vàng", "trời xanh cò trắng bay từng lớp", mới đến.
Nhờ người ấy có dắt theo... Đoàn Văn Cừ, mà nay ta được bước
trên một con "đường về quê mẹ" thơ ơi!
U tôi ngày ấy mỗi mùa xuân
Dặm liễu mây bay sắc trắng ngần
Lại dẫn chúng tôi về nhận họ
Bên miền quê ngoại của hai thân
Dặm liễu mây bay sắc trắng ngần
Lại dẫn chúng tôi về nhận họ
Bên miền quê ngoại của hai thân
Tôi nhớ đi qua những rặng đề
Những dòng sông trắng lượn ven đê
Cồn xanh, bãi tía kề liên tiếp
Người xới cà, ngô rộn bốn bề
Những dòng sông trắng lượn ven đê
Cồn xanh, bãi tía kề liên tiếp
Người xới cà, ngô rộn bốn bề
Thúng cắp bên hông, nón đội đầu
Khuyên vàng, yếm thắm, áo the nâu
Trông u chẳng khác thời con gái
Mắt sáng, môi hồng, má đỏ au
Khuyên vàng, yếm thắm, áo the nâu
Trông u chẳng khác thời con gái
Mắt sáng, môi hồng, má đỏ au
Chiều mát, đường xa nắng nhạt vàng
Đoàn người về ấp gánh khoai lang
Trời xanh cò trắng bay từng lớp
Xóm chợ lều phơi xác lá bàng
Đoàn người về ấp gánh khoai lang
Trời xanh cò trắng bay từng lớp
Xóm chợ lều phơi xác lá bàng
Tà áo nâu in giữa cánh đồng
Gió chiều cuốn bụi bốc sau lưng
Bóng u hay bóng người thôn nữ
Cúi nón mang đi cặp má hồng
Gió chiều cuốn bụi bốc sau lưng
Bóng u hay bóng người thôn nữ
Cúi nón mang đi cặp má hồng
Tới đường làng gặp những người quen
Ai cũng khen u nết thảo hiền
Dẫu phải theo chồng thân phận gái
Đường về quê mẹ vẫn không quên.
Ai cũng khen u nết thảo hiền
Dẫu phải theo chồng thân phận gái
Đường về quê mẹ vẫn không quên.
Ngày xuân chơi đồng quê
Ngày xuân bắt đầu "vàng son lồng mặt nước". Ngày
xuân hết "vàng tía rộn chân mây". Đồng quê lộng lẫy từ sáng tới chiều
như thế, đi chơi là phải lắm.
Màu linh động như lửa: "Tia nắng hồng đốt cháy hạt sương
trong"!
Màu "ngon", bị trâu liếm: "Cứ liếm mãi nắng
vàng trên cỏ biếc"!
Trâu liếm nắng, còn nắng thì "len lỏi tìm chim trong kẽ
lá"!
Có chim chơi trốn tìm với nắng, lại có chim gù "làm sóng
sánh cả bầu không khí biếc"!
Trong bức tranh quê lần này có lẫn vào một nét bất thường, là
"vài ngọn tháp chuông cao". Đoàn Văn Cừ quê Nam Định, là tỉnh mà về
phía biển có khá nhiều nhà thờ, hẳn ông đã đi chơi nhằm khu bên giáo. Trông
tháp sừng sững, rồi trông "ngôi miếu nhỏ bên đường hương khói lạt",
ông chạnh lòng, thấy nó "như bức tường văn hóa bị tàn vong"...
Mẹ Quê ơi, con yêu và thương mẹ biết làm bao nhiêu thơ cho xiết!
Ngày xuân rạng, vàng son lồng mặt nước
Trời thêu mây, núi tím nắng phun hường
Cây xanh rờn sương nạm ngọc kim cương
Dòng nước biếc lượn như dòng ngọc chảy
Đàn chim sẻ nấp mình qua kẽ sậy
Tia nắng hồng đốt cháy hạt sương trong
Đám mây vàng lơ lửng lướt trên không
Bóng trôi xuống dòng nước trong sâu thẳm
Vài tia khói trên nóc nhà nâu xám
Như những đường phấn trắng tỏa liu điu
Trên đồng xanh vài ngọn tháp chuông cao
Bóng nổi rõ trên nền trời hồng nhạt
Ngôi miếu nhỏ bên đường hương khói lạt
Như bức tường vãn hóa bị tàn vong
Con trâu đen chúi mũi đứng bên đồng
Cứ liếm mãi nắng vàng trên cỏ biếc
Bên đường cái, dưới giàn đa xanh mướt
Một bà hàng đặt chõng bán chè xôi
Người các làng đi chợ gánh trên vai
Những thúng nặng khoai lang màu tía đỏ
Từng quãng hiện sau bức tường đất lở
Một túp nhà trong một mẩu vườn xanh
Đây, cây đề tán rợp bóng rung rinh
Nắng len lỏi tìm chim trong kẽ lá
Kia, rải rác bên chùa dăm tấm đá
Dấu thời gian còn lại vết rêu mờ
Dưới chân đồi, trong những ruộng trồng dưa
Qua khe lá hoa vàng chen lấm tấm
Những cồn (?) mía lá non, mình tía sẫm
Vạch lên trời một nét uốn thanh thanh
Vài ba cô yếm đậu, thắt lưng xanh,
Giơ gáo dội trong những vườn cải biếc
Mấy cô khác vai mang đôi nồi nước
Từ cổng làng lững thững gánh đi ra
Bên bệ thờ tịch mịch dưới cây đa
Nằm lãn lóc những bình vôi sứt mẻ
Trên luống cỏ, dưới cây bàng lặng lẽ
Con bò nằm theo đuổi giấc mơ trưa
Từ đàng xa văng vẳng tiếng chim cu
Làm sóng sánh cả bầu không khí biếc
Vài chiếc quán bên đường che cánh liếp
Khói đầu nhà theo gió uốn mình bay...
Trời thêu mây, núi tím nắng phun hường
Cây xanh rờn sương nạm ngọc kim cương
Dòng nước biếc lượn như dòng ngọc chảy
Đàn chim sẻ nấp mình qua kẽ sậy
Tia nắng hồng đốt cháy hạt sương trong
Đám mây vàng lơ lửng lướt trên không
Bóng trôi xuống dòng nước trong sâu thẳm
Vài tia khói trên nóc nhà nâu xám
Như những đường phấn trắng tỏa liu điu
Trên đồng xanh vài ngọn tháp chuông cao
Bóng nổi rõ trên nền trời hồng nhạt
Ngôi miếu nhỏ bên đường hương khói lạt
Như bức tường vãn hóa bị tàn vong
Con trâu đen chúi mũi đứng bên đồng
Cứ liếm mãi nắng vàng trên cỏ biếc
Bên đường cái, dưới giàn đa xanh mướt
Một bà hàng đặt chõng bán chè xôi
Người các làng đi chợ gánh trên vai
Những thúng nặng khoai lang màu tía đỏ
Từng quãng hiện sau bức tường đất lở
Một túp nhà trong một mẩu vườn xanh
Đây, cây đề tán rợp bóng rung rinh
Nắng len lỏi tìm chim trong kẽ lá
Kia, rải rác bên chùa dăm tấm đá
Dấu thời gian còn lại vết rêu mờ
Dưới chân đồi, trong những ruộng trồng dưa
Qua khe lá hoa vàng chen lấm tấm
Những cồn (?) mía lá non, mình tía sẫm
Vạch lên trời một nét uốn thanh thanh
Vài ba cô yếm đậu, thắt lưng xanh,
Giơ gáo dội trong những vườn cải biếc
Mấy cô khác vai mang đôi nồi nước
Từ cổng làng lững thững gánh đi ra
Bên bệ thờ tịch mịch dưới cây đa
Nằm lãn lóc những bình vôi sứt mẻ
Trên luống cỏ, dưới cây bàng lặng lẽ
Con bò nằm theo đuổi giấc mơ trưa
Từ đàng xa văng vẳng tiếng chim cu
Làm sóng sánh cả bầu không khí biếc
Vài chiếc quán bên đường che cánh liếp
Khói đầu nhà theo gió uốn mình bay...
Ngày chiều về, vàng tía rộn chân mây
Trăng sao bạc thêu màn trời gấm đỏ
Hơi lam tím phủ mờ trên lá cỏ
Một đàn bò thấp thoáng bước trong sương
Ngày tắt dần theo nhịp tiếng chuông vang...
Trăng sao bạc thêu màn trời gấm đỏ
Hơi lam tím phủ mờ trên lá cỏ
Một đàn bò thấp thoáng bước trong sương
Ngày tắt dần theo nhịp tiếng chuông vang...
"Người lớn bé, mê man về đám hội"!
Người bé mê hội lối bé: "thằng cu (...) khoe áo mới",
"con bé (...) đòi chị ẵm (...) theo đám rước lượn quanh làng",
"thằng bé em đòi mẹ bế lên đền xem các cụ (...) tế"...
Người lớn mê lối lớn: có trò vui chung cho già và trẻ, trò
riêng cho già, trò riêng cho trẻ, nhưng trai gái đương độ mê nhất trò... tán và
được tán. Cũng không phải chỉ trẻ mới ưa... xuân:
"Trên bãi cỏ dưới trời xuân bát ngát
Một chị đương đu ngửa tít trên không
Cụ lý già đứng lại ngửng đầu trông
Mắt hấp háy nhìn qua đôi mục kỉnh".
Một chị đương đu ngửa tít trên không
Cụ lý già đứng lại ngửng đầu trông
Mắt hấp háy nhìn qua đôi mục kỉnh".
Cụ ông thích xem đu thì xem. Cụ bà xem kiệu:
"Một chiếc kiệu đương đi dừng bước lại
Rồi thình lình quay tít mãi như bay
Một bà già kính cẩn chắp hai tay
Đứng vái mãi theo đám người bí mật".
Rồi thình lình quay tít mãi như bay
Một bà già kính cẩn chắp hai tay
Đứng vái mãi theo đám người bí mật".
Kiệu bay... Sực nhớ kiệu cũng bay trong Chăn Trâu Cắt Cỏ (3).
"Linh thiêng" thật.
Hội dĩ nhiên không lặn theo mặt trời. Kìa "trống chèo
văng vẳng". Đến giờ... Nguyễn Bính rồi!
Mùa xuân ấy, ông tôi lên tận tỉnh
Đón tôi về xem hội ở làng bên
Suốt ngày đêm chuông trống đánh vang rền
Người lớn bé, mê man về hát bội
Những thằng cu tha hồ khoe áo mới
Và tha hồ nô nức kéo đi xem
Các cụ già uống rượu mãi gần đêm
Tổ tôm điếm chơi đều không biết chán
Những con bé áo xanh đòi chị ẵm
Để đi theo đám rước lượn quanh làng
Các bà đồng khăn đỏ chạy loăng quăng
Đón các khách thập phương về dự hội
Một chiếc kiệu đương đi dừng bước lại
Rồi thình lình quay tít mãi như bay
Một bà già kính cẩn chắp hai tay
Đứng vái mãi theo đám người bí mật
Trên bãi cỏ dưới trời xuân bát ngát
Một chị đương đu ngửa tít trên không
Cụ lý già đứng lại ngửng đầu trông
Mắt hấp háy nhìn qua đôi mục kỉnh
Mấy cô gái nép gần hai chú lính
Má đỏ nhừ bẽn lẽn đứng ôm nhau
Chiếc ô đen lẳng lặng tiến ra cầu
Tìm đến chiếc san màu bay trước gió
Bác nhà quê kiễng chân nhìn ngấp ngó
Rồi leo lên cho ai nấy cùng trông
Đoàn trải dài vùn vụt giữa dòng sông
Người lố nhố chèo trên làn nước lạnh
Bọn đô vật trước đình thi sức mạnh
Mình cởi trần gân cốt nổi như lươn
Tiếng reo hò khuyến khích dậy từng cơn
Lẫn tiếng trống bên đường khua rộn rã
Bên mấy chiếc khăn vuông hình mỏ quạ
Đứng chen vào chiếc mũ trắng nghênh ngang
Bọn trai quê bá cổ cạnh cô hàng
Vờ mua bán để tìm câu chuyện gẫu.
Một chú xẩm dạo đàn bên chiếc chậu
Mắt lờ mờ nghe ngóng tiếng gieo tiền
Thằng bé em đòi mẹ bế lên đền
Xem các cụ trong làng ra cử tế
Tiếng chiêng trống chen từng hồi lặng lẽ
Những bóng người trịnh trọng khẽ đi lên
Những cánh tay áo thụng vái mơ huyền
Đang diễn lại cả một thời quá khứ
Mà đất nước non sông cùng cây cỏ
Còn thuộc quyền sở hữu của Linh thiêng
Khi tế xong một cụ đứng trên thềm
Giơ bánh pháo cho người kia lại đốt
Bọn trai gái đứng xem đều chạy rạt
Một thằng cu sợ hãi khóc bi be.
Đón tôi về xem hội ở làng bên
Suốt ngày đêm chuông trống đánh vang rền
Người lớn bé, mê man về hát bội
Những thằng cu tha hồ khoe áo mới
Và tha hồ nô nức kéo đi xem
Các cụ già uống rượu mãi gần đêm
Tổ tôm điếm chơi đều không biết chán
Những con bé áo xanh đòi chị ẵm
Để đi theo đám rước lượn quanh làng
Các bà đồng khăn đỏ chạy loăng quăng
Đón các khách thập phương về dự hội
Một chiếc kiệu đương đi dừng bước lại
Rồi thình lình quay tít mãi như bay
Một bà già kính cẩn chắp hai tay
Đứng vái mãi theo đám người bí mật
Trên bãi cỏ dưới trời xuân bát ngát
Một chị đương đu ngửa tít trên không
Cụ lý già đứng lại ngửng đầu trông
Mắt hấp háy nhìn qua đôi mục kỉnh
Mấy cô gái nép gần hai chú lính
Má đỏ nhừ bẽn lẽn đứng ôm nhau
Chiếc ô đen lẳng lặng tiến ra cầu
Tìm đến chiếc san màu bay trước gió
Bác nhà quê kiễng chân nhìn ngấp ngó
Rồi leo lên cho ai nấy cùng trông
Đoàn trải dài vùn vụt giữa dòng sông
Người lố nhố chèo trên làn nước lạnh
Bọn đô vật trước đình thi sức mạnh
Mình cởi trần gân cốt nổi như lươn
Tiếng reo hò khuyến khích dậy từng cơn
Lẫn tiếng trống bên đường khua rộn rã
Bên mấy chiếc khăn vuông hình mỏ quạ
Đứng chen vào chiếc mũ trắng nghênh ngang
Bọn trai quê bá cổ cạnh cô hàng
Vờ mua bán để tìm câu chuyện gẫu.
Một chú xẩm dạo đàn bên chiếc chậu
Mắt lờ mờ nghe ngóng tiếng gieo tiền
Thằng bé em đòi mẹ bế lên đền
Xem các cụ trong làng ra cử tế
Tiếng chiêng trống chen từng hồi lặng lẽ
Những bóng người trịnh trọng khẽ đi lên
Những cánh tay áo thụng vái mơ huyền
Đang diễn lại cả một thời quá khứ
Mà đất nước non sông cùng cây cỏ
Còn thuộc quyền sở hữu của Linh thiêng
Khi tế xong một cụ đứng trên thềm
Giơ bánh pháo cho người kia lại đốt
Bọn trai gái đứng xem đều chạy rạt
Một thằng cu sợ hãi khóc bi be.
Người đi xem nhiều bọn đã ra về
Trên đường vắng lá đề rơi lác đác
Ốc xa rúc từng hồi trong xóm mạc
Trời đỏ hồng sau những trái đồi xanh
Đàn chim hôm nhớn nhác gọi trên cành
Vệt tháp trắng in dài trên đồng vắng
Tiếng chuông tối nhạt khoang (?) trong yên lặng
Lẫn trống chèo văng vẳng phía làng xa
Của đám dân nô nức dưới trăng tà...
Trên đường vắng lá đề rơi lác đác
Ốc xa rúc từng hồi trong xóm mạc
Trời đỏ hồng sau những trái đồi xanh
Đàn chim hôm nhớn nhác gọi trên cành
Vệt tháp trắng in dài trên đồng vắng
Tiếng chuông tối nhạt khoang (?) trong yên lặng
Lẫn trống chèo văng vẳng phía làng xa
Của đám dân nô nức dưới trăng tà...
Trăng hè
Đã quen ngắm những bức tranh quê đầy màu sắc của Đoàn Văn Cừ,
đọc đến Trăng Hè ta hơi ngẩn ngơ: nó đấy sao, cái nơi chốn mới cách đây mấy tiếng
đồng hồ hãy còn rực rỡ...
"Đêm vắng, người im, cảnh lặng tờ".
Vắng là vắng người, chứ đêm trăng thì đông đảo bóng (trẻ con
chết khiếp!). Lặng là lặng tiếng người, chứ đêm quê thì đêm nào cũng đầy tiếng
của những loài không phải người!
"Sao trời từng chiếc rơi thành lệ
Sương khói bên đồng ủ bóng mơ".
Sương khói bên đồng ủ bóng mơ".
Thức khuya để thấy "lệ sao" với "bóng
mơ", thật đáng thức quá!
Tiếng võng trong nhà kẽo kẹt đưa
Đầu thềm con chó ngủ lơ mơ
Bóng cây lơi lả bên hàng dậu
Đêm vắng, người im, cảnh lặng tờ
Đầu thềm con chó ngủ lơ mơ
Bóng cây lơi lả bên hàng dậu
Đêm vắng, người im, cảnh lặng tờ
Ông lão nằm chơi ở giữa sân
Tàu cau lấp loáng ánh trăng ngân
Thằng cu đứng vịn bên thành chõng
Ngắm bóng con mèo quyện dưới chân
Tàu cau lấp loáng ánh trăng ngân
Thằng cu đứng vịn bên thành chõng
Ngắm bóng con mèo quyện dưới chân
Bên giếng, dăm cô gái xứ quê
Từng đàn vui vẻ rủ nhau về
Trên vai nặng trĩu đôi thùng nước
Kĩu kịt đi vào lối cổng tre
Từng đàn vui vẻ rủ nhau về
Trên vai nặng trĩu đôi thùng nước
Kĩu kịt đi vào lối cổng tre
Trong xóm giờ lâu quá nửa đêm
Tiếng chày giã gạo đã ngừng im
Trăng tà hạ xuống ngang đầu núi
Đom đóm bay qua dải nước đen
Tiếng chày giã gạo đã ngừng im
Trăng tà hạ xuống ngang đầu núi
Đom đóm bay qua dải nước đen
Tiếng ốc trên chòi rúc thiết tha
Gió lay cót két rặng tre già
Sao trời từng chiếc rơi thành lệ
Sương khói bên đồng ủ bóng mơ.
Gió lay cót két rặng tre già
Sao trời từng chiếc rơi thành lệ
Sương khói bên đồng ủ bóng mơ.
(1) Trong phụ trương Thơ của báo Văn Nghệ (VN), tháng 3-2005.
(2) Bài Ông Đồ của Vũ Đình Liên, cũng hai câu chót: "Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ".
(3) Tên truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
Thu Tứ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét