I. Giáo sư Chúc Ngưỡng Tu, người Trung Quốc, năm nay đã trên 70 tuổi. Ông
dạy tiếng Việt lâu năm ở các trường đại học Trung Quốc và là người đặc biệt có
cảm tình với đất nước Việt Nam, nhân dân Việt Nam. Chúc Ngưỡng Tu đã dịch nhiều
tác phẩm văn học nước ta, cả văn xuôi, cả thơ; trong đó có bộ tiểu thuyết ba tập Ông
cố vấn của nhà văn Hữu Mai (1926-2007). Theo tôi biết, mấy năm nay, Chúc
Ngưỡng Tu đang dành công sức cho việc dịch thơ của nhà thơ Hữu Thỉnh sang tiếng
Trung Quốc.
Chúc Ngưỡng Tu nghỉ hưu chưa lâu. Sau khi thôi dạy học, ông thường tâm sự: Từ bây giờ trở đi, ông chỉ có hai việc, một là chơi với cháu, hai là đọc và dịch tác phẩm văn học Việt Nam.
Tôi đã gặp và có dịp trò chuyện sơ sơ với giáo sư Chúc Ngưỡng Tu ở hai cuộc Liên hoan thơ châu Á - Thái Bình Dương do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức ở Hạ Long và Hà Nội. Tôi nhớ, trong buổi kết thúc Liên hoan thơ châu Á - Thái Bình Dương ở Hạ Long, giáo sư Chúc Ngưỡng Tu có đọc tham luận, trong đó ông có nói ý này: Tôi hết sức vui mừng được mời sang Việt Nam dự Liên hoan thơ. Các bạn Việt Nam tổ chức được một Liên hoan thơ lớn như thế này là một điều tuyệt vời. Đất nước các bạn là một đất nước của thơ. Chả thế mà Việt Nam có cả một tỉnh mang tên Cần Thơ?
Giáo sư Chúc Ngưỡng Tu nói với một giọng nghiêm túc, hoàn toàn không có vẻ gì là hài hước, là nói vui, nên ai cũng như tôi, hiểu chữ Cần mà ông dùng nghĩa là cần có, phải có; tức là tên tỉnh Cần Thơ của Việt Nam thể hiện nhu cầu của người dân ở đấy là cần có thơ. Và như vậy, vấn đề chúng ta sẽ đặt ra là: gốc gác của cái tên tỉnh Cần Thơ là gì, có liên quan đến cách hiểu của giáo sư Chúc Ngưỡng Tu không?
Tôi viết thư hỏi nhà nghiên cứu Nguyễn Sĩ Cẩm, người đã sống ở Cần Thơ nhiều năm cho đến nay, được anh cho biết: Theo các nhà nghiên cứu trước đây, thì cái tên Cần Thơ không được sử sách ghi chép rõ ràng như nhiều tên tỉnh khác của Nam Bộ. Chỉ có một vài nhà nghiên cứu ghi lại cách hiểu của dân chúng theo dạng truyền miệng và được giải thích theo hai cách:
1. Tương truyền, khi trên đường vô Nam để tránh Tây Sơn, mưu đồ phục quốc, một lần, Nguyễn Ánh ngự ở chiếc thuyền trên sông Hậu thuộc địa phận huyện Phong Phú, trong đêm trường thanh vắng, bỗng nghe có tiếng người ngâm thơ, đàn hát. Ông chạnh lòng nhớ những đoạn đường lưu lạc của mình, muốn ghi lại dấu ấn nơi đây, liền đặt tên cho dòng sông là Cầm Thi giang (con sông của thơ, của đàn). Cái tên Cầm Thi từ đấy được lưu truyền trong dân gian, cho đến lúc người ta đọc chệch đi là Cần Thơ và được giữ đến bây giờ.
2. Người dân xưa trên dòng sông Hậu kể lại rằng, ở vùng đất này ngày trước có trồng rất nhiều rau cần và rau thơm. Trên đường đem rau đi bán, người ta rao: “Ai mua rau cần thơm?” Dần dần, hai tiếng cần thơm được đọc chệch đi là Cần Thơ. Người ta lấy hai tiếng ấy đặt tên cho xứ này.
Không biết, hai thuyết ấy, thuyết nào đúng, thuyết nào sai? Hay cả hai cùng sai?
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Sĩ Cẩm thì ngoài hai thuyết trên, chưa thấy có thuyết nào khác giải thích gốc gác của tên tỉnh Cần Thơ.
Như vậy, cách hiểu của giáo sư Chúc Ngưỡng Tu là không ổn. Mấy năm nay, tôi chưa có dịp gặp lại ông, chưa trao đổi được với ông về chuyện này.
II. Trong dãy số thập phân, có mấy chữ số được dùng nhiều và hiểu với những cách hiểu khá đặc biệt, có khi kỳ lạ nữa.
Hãy xem, chẳng hạn số 4. Con số này thường được người đời coi là tượng trưng cho sự hoàn hảo, linh thiêng. Bốn đường bằng nhau tạo nên một hình vuông gây ấn tượng ổn định, tĩnh tại, vững chắc. Có bốn trạng thái trong đời một người: sinh, lão, bệnh, tử. Có bốn mùa trong một năm: xuân, hạ, thu, đông. Có bốn mặt của thần Tumburu ở đền Ăngco (Campuchia). Thành ngữ Việt Nam thì có: Bốn phương, tám hướng...
Lại xem, chẳng hạn số 7. Có bảy ngày trong một tuần. Tế lễ dân gian ở Trung Quốc diễn ra vào ngày thứ bảy. Đạo Hồi nói đến số 7 với ý tốt lành và có bảy ý nghĩa bí hiểm của kinh Coran liên quan đến bảy trung tâm tế vi của con người. Trong Kinh Thánh, số 7 gắn với những chuyện linh thiêng, huyền bí. Người Do Thái cho số 7 là biểu tượng của tất cả nhân tính. Người châu Phi coi số 7 là biểu tượng của sự thống nhất. Thành ngữ Việt Nam thì có Ba chìm, bảy nổi...
Nhưng hơn tất cả những chữ số khác, số 9 mới là số được cổ kim, đông tây dùng nhiều nhất, và sẽ có trong những câu thơ lý thú mà tôi sẽ dẫn dưới đây. Số 9 có một điều lạ: đem nó nhân với bất kỳ số nào thì các chữ số của kết quả cộng lại đều thành 9. Thí dụ: 9x2 = 18 (1+8=9); 9x30 = 270 (2+7+0 = 9); 9x35 = 315 (3+1+5 = 9); 9x137= 1233 (1+2+3+3 = 9)...
Ở phương Đông, thì Trung Quốc, đời vua Hạ Vũ (2205-2197 trước công nguyên) nước này chia làm chín châu: Ký, Duyện, Thanh, Từ, Dương, Kinh, Dự, Lương và Ung; ở sân Thái miếu có đặt chín cái đỉnh tượng trưng cho chín châu. Từ đó về sau, chín châu được dùng để chỉ một nước, không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở mấy nước lân cận. (Bài thơ Ai tư vãn của công chúa Ngọc Hân khóc vua Quang Trung có các câu: Mà nay lượng cả ơn sâu - Móc mưa rưới khắp chín châu đượm nhuần). Người Trung Quốc xưa coi bầu trời gồm chín phương. Nhiều sách của Trung Quốc nhắc đến ý nghĩa đặc biệt của số 9 như tiểu thuyết Tây du ký cho thấy muốn thành tiên, con người phải qua chín lần biến hóa. Sách Hoa thần dược cho thấy muốn có thuốc tiên phải qua chín lần luyện. Toán học thì có cửu chương (chín chương). Triết học cổ đại thì có cửu lưu (chín phái). Nghi lễ xã hội thì có cửu lễ (chín lễ). Công lao cha mẹ đúc thành chín chữ... Lời thách cưới từ Mỵ Nương trong truyện thần thoại Sơn tinh, Thủy tinh của Việt Nam là: Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, tôm chín càng, cá chín đuôi. Tục ngữ Việt Nam có câu Một sự nhịn, chín sự lành, Một nghề chín hơn chín nghề... Ở phương Tây, số 9 đại diện cho sự đầy đủ, trọn vẹn. Trong thần thoại Hy Lạp, thần trồng trọt Đêmêtê đã đi khắp hành tinh trong chín ngày để tìm con gái; nữ thần Lêtô đau đẻ trong chín ngày chín đêm mới sinh con,...
Vì số 9 đứng một mình là số lớn nhất trong hệ thập phân (không như số 10 phải là kết hợp của số 1 và số 0) nên số 9 được người đời ở cả phương Đông và phương Tây cho là chữ số thể hiện sự sung mãn nhất, trọn vẹn nhất, lớn nhất.
Trong thơ Việt Nam, một nhà thơ có ý thức dùng số từ ở nhiều câu thơ bài thơ, đặc biệt là dùng số 9 ở một trường hợp đặc biệt, là nhà thơ Nguyễn Bính (1918-1966). Nhiều nhà nghiên cứu, nhà phê bình viết về thơ Nguyễn Bính từ trước đến nay, chưa thấy ai nói đến số 9 này.
Tôi đã có lần viết: "Giấc mơ anh lái đò là bài thơ Nguyễn Bính viết năm 1938. Anh lái đò chiều chiều chở cô gái qua sông tước đây. Anh phải lòng cô, mơ ước lấy được cô. Nhưng nhà anh thì nghèo, mà nghe đâu đám cưới nhà gái mong muốn lại quá sang trọng:
Đồn rằng đám cưới cô to
Nhà giai thuê chín chiếc đò đón dâu
Nhà gái ăn chín nghìn cau
Tiền cheo tiền cưới chừng đâu chín nghìn
Trong khi đó:
Lang thang anh dạm bán thuyền
Có người giả chín quan tiền lại thôi!
Với anh lái đò trong bài thơ, con số chín vừa quá lớn lại vừa quá nhỏ. Ở đây, số chín quý như vàng”!
Đoạn văn trên viết vào tháng 9/1985, sau khi đăng báo, có đưa vào quyển Phía sau dòng chữ (phê bình và tiểu luận), nhà xuất bản Thanh Niên, 1997. Nếu có gì cần thêm, thì có thể nói: chín chiếc đò, chín nghìn cau, chín nghìn tiền cheo, tiền cưới đều rất lớn, trong khi chín quan tiền bán đò, thì số 9 có lớn đấy nhưng chỉ lớn với chín quan tiền thôi (mà một quan chỉ là sáu trăm đồng) còn... xa mới đủ tiền thách cưới!
Sau khi đoạn văn nói trên của tôi đăng báo, một hôm có khách đến chơi ở Tạp chí Văn nghệ quân đội, nơi tôi làm việc. Ông không phải nhà văn, không phải nhà báo, nhưng thỉnh thoảng có viết lách chút ít. Thấy tờ báo, ông đọc và thích thú thốt lên: Một phát hiện rất hay! Mình đang định viết một bài về con số 9. Cậu cho mình chép đoạn thơ này nhé! Khi viết, mình sẽ nói đây là phát hiện của cậu.
Tất nhiên là tôi cho ông chép. Tôi còn đọc cả bài Giấc mơ anh lái đò cho ông nghe nữa. Một tháng sau, tình cờ đọc thấy bài ông trên một tờ báo. Đoạn viết về số 9 trong thơ Nguyễn Bính, không phải như ông đã “hứa”, mà cứ như chính ông là người phát hiện vậy.
Chuyện... “nhỏ như con thỏ” ấy mà. Nhân tiện thì kể lại thôi! (Nhưng mà... nghĩ kỹ, chưa chắc chuyện như thế đã là chuyện nhỏ)!.
Chúc Ngưỡng Tu nghỉ hưu chưa lâu. Sau khi thôi dạy học, ông thường tâm sự: Từ bây giờ trở đi, ông chỉ có hai việc, một là chơi với cháu, hai là đọc và dịch tác phẩm văn học Việt Nam.
Tôi đã gặp và có dịp trò chuyện sơ sơ với giáo sư Chúc Ngưỡng Tu ở hai cuộc Liên hoan thơ châu Á - Thái Bình Dương do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức ở Hạ Long và Hà Nội. Tôi nhớ, trong buổi kết thúc Liên hoan thơ châu Á - Thái Bình Dương ở Hạ Long, giáo sư Chúc Ngưỡng Tu có đọc tham luận, trong đó ông có nói ý này: Tôi hết sức vui mừng được mời sang Việt Nam dự Liên hoan thơ. Các bạn Việt Nam tổ chức được một Liên hoan thơ lớn như thế này là một điều tuyệt vời. Đất nước các bạn là một đất nước của thơ. Chả thế mà Việt Nam có cả một tỉnh mang tên Cần Thơ?
Giáo sư Chúc Ngưỡng Tu nói với một giọng nghiêm túc, hoàn toàn không có vẻ gì là hài hước, là nói vui, nên ai cũng như tôi, hiểu chữ Cần mà ông dùng nghĩa là cần có, phải có; tức là tên tỉnh Cần Thơ của Việt Nam thể hiện nhu cầu của người dân ở đấy là cần có thơ. Và như vậy, vấn đề chúng ta sẽ đặt ra là: gốc gác của cái tên tỉnh Cần Thơ là gì, có liên quan đến cách hiểu của giáo sư Chúc Ngưỡng Tu không?
Tôi viết thư hỏi nhà nghiên cứu Nguyễn Sĩ Cẩm, người đã sống ở Cần Thơ nhiều năm cho đến nay, được anh cho biết: Theo các nhà nghiên cứu trước đây, thì cái tên Cần Thơ không được sử sách ghi chép rõ ràng như nhiều tên tỉnh khác của Nam Bộ. Chỉ có một vài nhà nghiên cứu ghi lại cách hiểu của dân chúng theo dạng truyền miệng và được giải thích theo hai cách:
1. Tương truyền, khi trên đường vô Nam để tránh Tây Sơn, mưu đồ phục quốc, một lần, Nguyễn Ánh ngự ở chiếc thuyền trên sông Hậu thuộc địa phận huyện Phong Phú, trong đêm trường thanh vắng, bỗng nghe có tiếng người ngâm thơ, đàn hát. Ông chạnh lòng nhớ những đoạn đường lưu lạc của mình, muốn ghi lại dấu ấn nơi đây, liền đặt tên cho dòng sông là Cầm Thi giang (con sông của thơ, của đàn). Cái tên Cầm Thi từ đấy được lưu truyền trong dân gian, cho đến lúc người ta đọc chệch đi là Cần Thơ và được giữ đến bây giờ.
2. Người dân xưa trên dòng sông Hậu kể lại rằng, ở vùng đất này ngày trước có trồng rất nhiều rau cần và rau thơm. Trên đường đem rau đi bán, người ta rao: “Ai mua rau cần thơm?” Dần dần, hai tiếng cần thơm được đọc chệch đi là Cần Thơ. Người ta lấy hai tiếng ấy đặt tên cho xứ này.
Không biết, hai thuyết ấy, thuyết nào đúng, thuyết nào sai? Hay cả hai cùng sai?
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Sĩ Cẩm thì ngoài hai thuyết trên, chưa thấy có thuyết nào khác giải thích gốc gác của tên tỉnh Cần Thơ.
Như vậy, cách hiểu của giáo sư Chúc Ngưỡng Tu là không ổn. Mấy năm nay, tôi chưa có dịp gặp lại ông, chưa trao đổi được với ông về chuyện này.
II. Trong dãy số thập phân, có mấy chữ số được dùng nhiều và hiểu với những cách hiểu khá đặc biệt, có khi kỳ lạ nữa.
Hãy xem, chẳng hạn số 4. Con số này thường được người đời coi là tượng trưng cho sự hoàn hảo, linh thiêng. Bốn đường bằng nhau tạo nên một hình vuông gây ấn tượng ổn định, tĩnh tại, vững chắc. Có bốn trạng thái trong đời một người: sinh, lão, bệnh, tử. Có bốn mùa trong một năm: xuân, hạ, thu, đông. Có bốn mặt của thần Tumburu ở đền Ăngco (Campuchia). Thành ngữ Việt Nam thì có: Bốn phương, tám hướng...
Lại xem, chẳng hạn số 7. Có bảy ngày trong một tuần. Tế lễ dân gian ở Trung Quốc diễn ra vào ngày thứ bảy. Đạo Hồi nói đến số 7 với ý tốt lành và có bảy ý nghĩa bí hiểm của kinh Coran liên quan đến bảy trung tâm tế vi của con người. Trong Kinh Thánh, số 7 gắn với những chuyện linh thiêng, huyền bí. Người Do Thái cho số 7 là biểu tượng của tất cả nhân tính. Người châu Phi coi số 7 là biểu tượng của sự thống nhất. Thành ngữ Việt Nam thì có Ba chìm, bảy nổi...
Nhưng hơn tất cả những chữ số khác, số 9 mới là số được cổ kim, đông tây dùng nhiều nhất, và sẽ có trong những câu thơ lý thú mà tôi sẽ dẫn dưới đây. Số 9 có một điều lạ: đem nó nhân với bất kỳ số nào thì các chữ số của kết quả cộng lại đều thành 9. Thí dụ: 9x2 = 18 (1+8=9); 9x30 = 270 (2+7+0 = 9); 9x35 = 315 (3+1+5 = 9); 9x137= 1233 (1+2+3+3 = 9)...
Ở phương Đông, thì Trung Quốc, đời vua Hạ Vũ (2205-2197 trước công nguyên) nước này chia làm chín châu: Ký, Duyện, Thanh, Từ, Dương, Kinh, Dự, Lương và Ung; ở sân Thái miếu có đặt chín cái đỉnh tượng trưng cho chín châu. Từ đó về sau, chín châu được dùng để chỉ một nước, không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở mấy nước lân cận. (Bài thơ Ai tư vãn của công chúa Ngọc Hân khóc vua Quang Trung có các câu: Mà nay lượng cả ơn sâu - Móc mưa rưới khắp chín châu đượm nhuần). Người Trung Quốc xưa coi bầu trời gồm chín phương. Nhiều sách của Trung Quốc nhắc đến ý nghĩa đặc biệt của số 9 như tiểu thuyết Tây du ký cho thấy muốn thành tiên, con người phải qua chín lần biến hóa. Sách Hoa thần dược cho thấy muốn có thuốc tiên phải qua chín lần luyện. Toán học thì có cửu chương (chín chương). Triết học cổ đại thì có cửu lưu (chín phái). Nghi lễ xã hội thì có cửu lễ (chín lễ). Công lao cha mẹ đúc thành chín chữ... Lời thách cưới từ Mỵ Nương trong truyện thần thoại Sơn tinh, Thủy tinh của Việt Nam là: Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, tôm chín càng, cá chín đuôi. Tục ngữ Việt Nam có câu Một sự nhịn, chín sự lành, Một nghề chín hơn chín nghề... Ở phương Tây, số 9 đại diện cho sự đầy đủ, trọn vẹn. Trong thần thoại Hy Lạp, thần trồng trọt Đêmêtê đã đi khắp hành tinh trong chín ngày để tìm con gái; nữ thần Lêtô đau đẻ trong chín ngày chín đêm mới sinh con,...
Vì số 9 đứng một mình là số lớn nhất trong hệ thập phân (không như số 10 phải là kết hợp của số 1 và số 0) nên số 9 được người đời ở cả phương Đông và phương Tây cho là chữ số thể hiện sự sung mãn nhất, trọn vẹn nhất, lớn nhất.
Trong thơ Việt Nam, một nhà thơ có ý thức dùng số từ ở nhiều câu thơ bài thơ, đặc biệt là dùng số 9 ở một trường hợp đặc biệt, là nhà thơ Nguyễn Bính (1918-1966). Nhiều nhà nghiên cứu, nhà phê bình viết về thơ Nguyễn Bính từ trước đến nay, chưa thấy ai nói đến số 9 này.
Tôi đã có lần viết: "Giấc mơ anh lái đò là bài thơ Nguyễn Bính viết năm 1938. Anh lái đò chiều chiều chở cô gái qua sông tước đây. Anh phải lòng cô, mơ ước lấy được cô. Nhưng nhà anh thì nghèo, mà nghe đâu đám cưới nhà gái mong muốn lại quá sang trọng:
Đồn rằng đám cưới cô to
Nhà giai thuê chín chiếc đò đón dâu
Nhà gái ăn chín nghìn cau
Tiền cheo tiền cưới chừng đâu chín nghìn
Trong khi đó:
Lang thang anh dạm bán thuyền
Có người giả chín quan tiền lại thôi!
Với anh lái đò trong bài thơ, con số chín vừa quá lớn lại vừa quá nhỏ. Ở đây, số chín quý như vàng”!
Đoạn văn trên viết vào tháng 9/1985, sau khi đăng báo, có đưa vào quyển Phía sau dòng chữ (phê bình và tiểu luận), nhà xuất bản Thanh Niên, 1997. Nếu có gì cần thêm, thì có thể nói: chín chiếc đò, chín nghìn cau, chín nghìn tiền cheo, tiền cưới đều rất lớn, trong khi chín quan tiền bán đò, thì số 9 có lớn đấy nhưng chỉ lớn với chín quan tiền thôi (mà một quan chỉ là sáu trăm đồng) còn... xa mới đủ tiền thách cưới!
Sau khi đoạn văn nói trên của tôi đăng báo, một hôm có khách đến chơi ở Tạp chí Văn nghệ quân đội, nơi tôi làm việc. Ông không phải nhà văn, không phải nhà báo, nhưng thỉnh thoảng có viết lách chút ít. Thấy tờ báo, ông đọc và thích thú thốt lên: Một phát hiện rất hay! Mình đang định viết một bài về con số 9. Cậu cho mình chép đoạn thơ này nhé! Khi viết, mình sẽ nói đây là phát hiện của cậu.
Tất nhiên là tôi cho ông chép. Tôi còn đọc cả bài Giấc mơ anh lái đò cho ông nghe nữa. Một tháng sau, tình cờ đọc thấy bài ông trên một tờ báo. Đoạn viết về số 9 trong thơ Nguyễn Bính, không phải như ông đã “hứa”, mà cứ như chính ông là người phát hiện vậy.
Chuyện... “nhỏ như con thỏ” ấy mà. Nhân tiện thì kể lại thôi! (Nhưng mà... nghĩ kỹ, chưa chắc chuyện như thế đã là chuyện nhỏ)!.
21/8/2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét