Ngày mai 9-4-2013, nhạc sĩ Tô Vũ vừa tròn 90 tuổi, là một
trong số ít có thể đếm trên đầu ngón tay những nhạc sĩ đầu tiên của nền “tân nhạc”
Việt Nam. Hơn 7 thập niên hoạt động âm nhạc, ông đã có những đóng góp xuất sắc
trong nhiều lĩnh vực: sáng tác, nghiên cứu lý luận, giảng dạy, quản lý… được
phong hàm giáo sư và được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Năm 1957, tôi may mắn được gặp nhạc sĩ Tô Vũ ở đại hội thành
lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam tại Hà Nội, từ đó có dịp tiếp xúc, học hỏi, tìm hiểu
thành tựu của một người anh đi trước, một đồng nghiệp lão làng có bề dày hoạt động
âm nhạc đáng khâm phục.
Nhạc sĩ Tô Vũ
Nhạc sĩ Tô Vũ hoạt động âm nhạc từ năm 15 tuổi, là em ruột của
nhạc sĩ Hoàng Quý rất nổi tiếng một thời. Từ năm 1938 tại Hải Phòng, hai anh em
cùng một số thanh niên yêu nhạc khác như Phạm Ngữ, Canh Thân… thường gặp nhau
đàn hát, sáng tác, dưới sự hướng dẫn của nhạc sĩ Lê Thương. Khoảng năm
1940-1941, nhóm này lớn mạnh (có cả Văn Cao tham gia) lấy tên là Đồng Vọng, xuất
bản một số tuyển tập nhạc gồm các sáng tác của nhóm. Thời gian này, Tô Vũ bắt đầu
sáng tác các bài Ngày xưa, Dưới bóng thông xanh, Nhắn chim… Trong đó bài Ngày
xưa rất phổ biến trong thanh thiếu niên, Hướng đạo sinh lúc bấy giờ: “Dòng sông
Hát nước xanh mờ sâu/ Êm đềm trôi về bến nơi đâu/ Sóng đưa lăn tăn con thuyền
ai xuôi/ Theo gió khơi tiếng ca âm thầm trầm rơi…”.
Từ mùa thu 1945, ông tham gia cách mạng, rồi kháng chiến chống Pháp và hoạt động âm nhạc ở Liên khu 3. Thời gian này, ông sáng tác các ca khúc: Trăng thu, Khói lam chiều, Tiếng chuông chiều thu, Đường thu, Màu thu xưa và nổi tiếng nhất là 2 bài Tạ từ và Em đến thăm anh một chiều mưa. Đây là 2 bản tình khúc tuyệt vời của nền âm nhạc Việt Nam. Tô Vũ sáng tác bài Tạ từ năm 1947 tại vùng kháng chiến Thái Bình lúc mới 24 tuổi. Hồi ấy ông có người bạn thân là một nghệ sĩ violon. Cô người yêu của anh bạn vì lý do riêng đã theo gia đình trở về sống ở vùng địch tạm chiếm, anh bạn ấy vẫn quyết định ở lại trong vùng kháng chiến. Xúc cảm trước câu chuyện này, Tô Vũ sáng tác bài hát Tạ từ (Chào từ biệt), đậm đà tình cảm trong sáng, lành mạnh, âm hình giai điệu, âm hình tiết tấu khá gần gũi với ngón đàn diễn tấu của violon, một nhạc cụ thân thiết của anh bạn kia.
Tô Vũ sáng tác ca khúc Em đến thăm anh một chiều mưa vào năm 1948. Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông cùng 2 ngườøi bạn từ Hải Phòng chuyển sang Kiến An làm công tác tuyên truyền. Có 3 cô cứu thương khá xinh cũng từ Hải Phòng đến đơn vị, tạm nhận công tác tuyên truyền trong khi chờ đợi tìm cách liên lạc với cơ quan y tế. Ít lâu sau, các cô gái liên lạc được với cơ quan cũ cách đó khoảng 8 cây số. Phút tạm biệt thật bùi ngùi, cảm động, đôi bên hẹn hò sẽ đến thăm nhau. Một buổi chiều chủ nhật, hai anh bạn đi vắng, Tô Vũ ở nhà một mình, nhìn ra bỗng thấy một cô gái đội mưa phùn, lội bùn đi đến. Thì ra đó là một trong 3 cô cứu thương từng công tác ở đây. Đôi bên hỏi thăm nhau sức khỏe, tình hình sinh hoạt, công tác. Hơn 1 giờ sau, cô gái chào tạm biệt ra về, rơm rớm nước mắt. Nhìn cô gái ra đi trên đường lầy lội, bóng khuất dần trong mưa chiều, Tô Vũ không nén được xúc động và những nốt nhạc đầu tiên của ca khúc Em đến thăm anh một chiều mưa chợt xuất hiện. Bài hát trữ tình hoàn thành sau 2 tiếng đồng hồ trong chiều mưa hôm ấy: “… Em đến thăm anh một chiều mưa/ Mưa dầm dề đường trơn ướt tiêu điều/ Em đến thăm anh, người em gái tà áo hương nồng, mắt huyền trìu mến sưởi ấm lòng anh…”.
Từ sau năm 1950, Tô Vũ lên Việt Bắc, cùng các nhạc sĩ Văn Cao, Nguyễn Hữu Hiếu xây dựng Ban Âm nhạc Vụ Nghệ thuật, rồi nghiên cứu nhạc chèo. Sau đó, cùng các nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, Lê Yên, nhà văn-kịch gia Thế Lữ xây dựng Đoàn Văn công Nhân dân Trung ương. Từ năm 1951 đến 1954, ông có những sáng tác: Dừng bước, Hát ru, Cấy chiêm… và đáng chú ý là bài Nhớ ơn Hồ Chí Minh sáng tác năm 1953 tại Tuyên Quang.
Viết về Bác từ lâu vẫn là niềm ước vọng thiết tha của giới nhạc sĩ theo kháng chiến. Trước đó mấy năm, các nhạc sĩ Văn Cao, Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước… đã có sáng tác về Bác khá thành công, từng được phổ biến trong quần chúng. Điều đó cũng phần nào thôi thúc Tô Vũ có một ca khúc về Bác. Tình cờ ông gặp một bài thơ của tác giả Hồng Lực viết về Bác. Bài thơ đã tạo cảm xúc cho ông sáng tác, thế là chỉ trong một ngày bài hát Nhớ ơn Hồ Chí Minh hoàn thành: “Hồ Chí Minh suốt đời vì nhân dân đấu tranh/ Người xót xa đời đau thương dân nghèo không áo cơm/ Cờ đỏ sao vàng Cách mạng Tháng Tám thắng lợi/ Bàn tay Người lái con thuyền kháng chiến…”. Viết một ca khúc nói lên lòng kính yêu một vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, làm rạng rỡ non sông đất nước ta nhưng lại sống rất bình dị, gần gũi nhân dân thì đó là một công việc không dễ dàng. Nhưng Tô Vũ đã làm được điều đó với sự chân thành và tài năng âm nhạc của mình. Ông sử dụng tài tình điệu thức ngũ cung dân tộc và dùng thủ pháp chuyển hệ (métabole) để giai điệu thêm phong phú. Bác Hồ đã có dịp nghe ca sĩ Thương Huyền hát bài này, Bác rất vui. Đó là niềm hạnh phúc của người sáng tác.
Năm 1954, ông cùng với các nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, Văn Chung Nguyễn Đình Phúc… chuyển về Ban Nhạc vũ, tiền thân của Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Tiếp đến, ông cùng các nhạc sĩ Tạ Phước, Doãn Mẫn, Lê Yên, Thái Thị Liên… về xây dựng Trường Âm nhạc Việt Nam, tiền thân của Nhạc viện Hà Nội. Tiếp đến, về làm Phó hiệu trưởng Trường Sư phạm Nhạc họa Trung ương. Sau 1975, làm Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu âm nhạc tại TPHCM. Thời gian làm công tác quản lý khá bận rộn nhưng Tô Vũ vẫn sáng tác, nổi bật nhất là bài Như hoa hướng dương viết năm 1973, phổ thơ của nhà thơ Hải Như. Đây là một trong những ca khúc viết về Đảng khá thành công: “Như hoa hướng dương hướng về mặt trời/ Chúng ta nguyện đi theo Đảng, đời đời nguyện đi theo Đảng/ Hoa (là hoa) hướng dương, tắm trong (là trong) ánh sáng…”.
Ngoài ca khúc, ông còn viết các bản hòa tấu nhạc dân tộc như bản Nông thôn đổi mới (cùng Tạ Phước), Hoàng hôn trên xóm nhỏ… nhạc cho nhiều vở tuồng, chèo, cải lương, múa rối, phim… và dành nhiều thời gian để thực hiện các công trình nghiên cứu âm nhạc dân tộc được giới chuyên môn đánh giá cao.
Từ mùa thu 1945, ông tham gia cách mạng, rồi kháng chiến chống Pháp và hoạt động âm nhạc ở Liên khu 3. Thời gian này, ông sáng tác các ca khúc: Trăng thu, Khói lam chiều, Tiếng chuông chiều thu, Đường thu, Màu thu xưa và nổi tiếng nhất là 2 bài Tạ từ và Em đến thăm anh một chiều mưa. Đây là 2 bản tình khúc tuyệt vời của nền âm nhạc Việt Nam. Tô Vũ sáng tác bài Tạ từ năm 1947 tại vùng kháng chiến Thái Bình lúc mới 24 tuổi. Hồi ấy ông có người bạn thân là một nghệ sĩ violon. Cô người yêu của anh bạn vì lý do riêng đã theo gia đình trở về sống ở vùng địch tạm chiếm, anh bạn ấy vẫn quyết định ở lại trong vùng kháng chiến. Xúc cảm trước câu chuyện này, Tô Vũ sáng tác bài hát Tạ từ (Chào từ biệt), đậm đà tình cảm trong sáng, lành mạnh, âm hình giai điệu, âm hình tiết tấu khá gần gũi với ngón đàn diễn tấu của violon, một nhạc cụ thân thiết của anh bạn kia.
Tô Vũ sáng tác ca khúc Em đến thăm anh một chiều mưa vào năm 1948. Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông cùng 2 ngườøi bạn từ Hải Phòng chuyển sang Kiến An làm công tác tuyên truyền. Có 3 cô cứu thương khá xinh cũng từ Hải Phòng đến đơn vị, tạm nhận công tác tuyên truyền trong khi chờ đợi tìm cách liên lạc với cơ quan y tế. Ít lâu sau, các cô gái liên lạc được với cơ quan cũ cách đó khoảng 8 cây số. Phút tạm biệt thật bùi ngùi, cảm động, đôi bên hẹn hò sẽ đến thăm nhau. Một buổi chiều chủ nhật, hai anh bạn đi vắng, Tô Vũ ở nhà một mình, nhìn ra bỗng thấy một cô gái đội mưa phùn, lội bùn đi đến. Thì ra đó là một trong 3 cô cứu thương từng công tác ở đây. Đôi bên hỏi thăm nhau sức khỏe, tình hình sinh hoạt, công tác. Hơn 1 giờ sau, cô gái chào tạm biệt ra về, rơm rớm nước mắt. Nhìn cô gái ra đi trên đường lầy lội, bóng khuất dần trong mưa chiều, Tô Vũ không nén được xúc động và những nốt nhạc đầu tiên của ca khúc Em đến thăm anh một chiều mưa chợt xuất hiện. Bài hát trữ tình hoàn thành sau 2 tiếng đồng hồ trong chiều mưa hôm ấy: “… Em đến thăm anh một chiều mưa/ Mưa dầm dề đường trơn ướt tiêu điều/ Em đến thăm anh, người em gái tà áo hương nồng, mắt huyền trìu mến sưởi ấm lòng anh…”.
Từ sau năm 1950, Tô Vũ lên Việt Bắc, cùng các nhạc sĩ Văn Cao, Nguyễn Hữu Hiếu xây dựng Ban Âm nhạc Vụ Nghệ thuật, rồi nghiên cứu nhạc chèo. Sau đó, cùng các nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, Lê Yên, nhà văn-kịch gia Thế Lữ xây dựng Đoàn Văn công Nhân dân Trung ương. Từ năm 1951 đến 1954, ông có những sáng tác: Dừng bước, Hát ru, Cấy chiêm… và đáng chú ý là bài Nhớ ơn Hồ Chí Minh sáng tác năm 1953 tại Tuyên Quang.
Viết về Bác từ lâu vẫn là niềm ước vọng thiết tha của giới nhạc sĩ theo kháng chiến. Trước đó mấy năm, các nhạc sĩ Văn Cao, Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước… đã có sáng tác về Bác khá thành công, từng được phổ biến trong quần chúng. Điều đó cũng phần nào thôi thúc Tô Vũ có một ca khúc về Bác. Tình cờ ông gặp một bài thơ của tác giả Hồng Lực viết về Bác. Bài thơ đã tạo cảm xúc cho ông sáng tác, thế là chỉ trong một ngày bài hát Nhớ ơn Hồ Chí Minh hoàn thành: “Hồ Chí Minh suốt đời vì nhân dân đấu tranh/ Người xót xa đời đau thương dân nghèo không áo cơm/ Cờ đỏ sao vàng Cách mạng Tháng Tám thắng lợi/ Bàn tay Người lái con thuyền kháng chiến…”. Viết một ca khúc nói lên lòng kính yêu một vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, làm rạng rỡ non sông đất nước ta nhưng lại sống rất bình dị, gần gũi nhân dân thì đó là một công việc không dễ dàng. Nhưng Tô Vũ đã làm được điều đó với sự chân thành và tài năng âm nhạc của mình. Ông sử dụng tài tình điệu thức ngũ cung dân tộc và dùng thủ pháp chuyển hệ (métabole) để giai điệu thêm phong phú. Bác Hồ đã có dịp nghe ca sĩ Thương Huyền hát bài này, Bác rất vui. Đó là niềm hạnh phúc của người sáng tác.
Năm 1954, ông cùng với các nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, Văn Chung Nguyễn Đình Phúc… chuyển về Ban Nhạc vũ, tiền thân của Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Tiếp đến, ông cùng các nhạc sĩ Tạ Phước, Doãn Mẫn, Lê Yên, Thái Thị Liên… về xây dựng Trường Âm nhạc Việt Nam, tiền thân của Nhạc viện Hà Nội. Tiếp đến, về làm Phó hiệu trưởng Trường Sư phạm Nhạc họa Trung ương. Sau 1975, làm Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu âm nhạc tại TPHCM. Thời gian làm công tác quản lý khá bận rộn nhưng Tô Vũ vẫn sáng tác, nổi bật nhất là bài Như hoa hướng dương viết năm 1973, phổ thơ của nhà thơ Hải Như. Đây là một trong những ca khúc viết về Đảng khá thành công: “Như hoa hướng dương hướng về mặt trời/ Chúng ta nguyện đi theo Đảng, đời đời nguyện đi theo Đảng/ Hoa (là hoa) hướng dương, tắm trong (là trong) ánh sáng…”.
Ngoài ca khúc, ông còn viết các bản hòa tấu nhạc dân tộc như bản Nông thôn đổi mới (cùng Tạ Phước), Hoàng hôn trên xóm nhỏ… nhạc cho nhiều vở tuồng, chèo, cải lương, múa rối, phim… và dành nhiều thời gian để thực hiện các công trình nghiên cứu âm nhạc dân tộc được giới chuyên môn đánh giá cao.
|
8/4/2013
Trương Quang Lục
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét