Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2022
Gió không thổi từ biển
Kính tặng các chiến sĩ biệt động đặc khu Sài Gòn
Cũng chính trong thời gian đó, hoàn toàn vượt ra ngoài
ý muốn của hắn, cái tâm bên trong hắn dần dần bị mềm đi. Thành phố như một cái
xoáy nước khổng lồ làm cho hắn chóng mặt. Những lần trở về hậu cứ, bạn bè
thấy Hắn ít nói hơn. Và những khó khăn trong các trận đánh qua miệng hắn
cũng nhiều dần lên. Ai có thể, kể cả hán, ngờ được rằng, trong quá trình tẩn
công vào kẻ thù, người lính ấy đã từng phút bị bản chất kẻ thù tiêm nhiễm
trở lại mà không hay. Từ nhức óc với nhịp điệu cuồng loạn của phố phường, đến
chỗ thấy Dần dần quen tai. Từ xót xa với lối sống đàng điếm, mất hết sinh khí đến
chỗ hắn bỗng thấy thương cảm để rồi chặc lưỡi: “Biết làm sao khác được!
Chân lí còn nằm ngoài tầm tay của họ”. Lạ lùng hơn nữa, những thằng mặc áo
lính Quốc gia, áo lính ngoại quốc, những thằng người mà trước đây mỗi lần
thoáng nhìn thấy là hắn muốn xiết cò ngay, bây giờ trong hắn chỉ nảy sinh
một cảm giác xa lạ. Xa lạ thường là cái đi của sự gần gũi. Và nổi lên trên
tất cả là những trận đánh nối tiếp mãi không thôi, biết chừng nào mới là
trận cuối? Tuổi tác hắn cũng không còn trẻ nữa, lại thêm những vết thương sau mỗi trận
lại nhiều hơn. Rồi cuộc đời sẽ đi đến đâu? Đám sương mù ảm đạm ấy lờn vờn trước
mắt hán. Thế là hắn quên. Quên dàn màu lá rừng, quên dần khúc sông nước lớn lại
ròng nuôi hắn bằng cá bằng rau, quên luôn cả những khuôn mặt xanh xao thiếu
nắng của đồng đội. Nếu nhớ thì hắn chỉ còn nhớ bộ mặt lạnh như tiền của
người đội trưởng, cấp trên trực tiếp của hắn. Trong một trận đánh, hắn tự
động bác bỏ phương án của viên đội trưởng này. Đó là một lối đánh thí mạng,
không có hiệu quả và phơi bày toàn bộ bí quyết binh chủng. Hắn nói thế và
bộ mặt lạnh như tiền kia trút xuống đầu Hắn cả một đống quan điểm, lỗi lầm
này nọ “Tôi không hèn trước chúng nó thì tôi cũng không thể hèn trước anh.
Mệnh lệnh của Đảng, tôi xin chấp hành”. Hắn nuốt giận lao vào trận... Trận đánh
thất bại, hai người không trở về. Chính Hắn cũng bị thương. Hôm sau hắn làm
lì nhận một kỉ luật tạm đình chỉ công tác sau khi đã giáng thẳng cánh vào
mặt người đội trưởng ấy một cái tát. Nửa tháng sau, bộ tư lệnh thành xác
minh phương án của hắn là đúng và quyết định điều viên đội trưởng ấy về
phía sau. Nhưng muộn rồi. Lại thêm một sự u uất vào trong cái bã bời đang
hình thành trong hán. Hắn sống trầm đi, tách biệt mọi người. Mưa bao giờ
cũng gợi mung lung. Mưa trong rừng càng mờ mịt. Còn phải sống cảnh này đến
bao giờ nữa? Kẻ thù sao sống dai thế? Giết được thằng này nó lại mọc
thêm thằng khác, ác ôn hơn. Bạn bè cũ quay đi quay lại hy sinh phần lớn.
Bao giờ đến lượt ta? Thôi thì cứ đến cho xong. Chờ đợi điều bất hạnh còn
ghê gớm hơn chính sự bất hạnh. Nhưng nó chưa đến thì hắn phải nghĩ cách thức
làm sao tránh được nó. Đêm chụp xuống, hắn đã nghĩ đến chuyện vín vào sức
khỏe để được về phía sau. Hoặc cố tạo ra một vết thương trầm trọng nào đó
để có cớ lên cơ quan hậu cứ ngồi. Hay là... Hắn đã nghĩ loáng thoáng đến
chuyện nếu bị bắt? Nhưng sáng ra, khi trên sông tràn ngập ánh nắng, hắn lại không
làm gì cả. Hắn thấy mình tỉnh táo hơn và dưới kia, Sài Gòn với những mục tiêu,
với những con người, phố xá... lại kích thích trí tưởng tượng của hắn.
Nhưng rồi chỉ vài ngày sau, những ý nghĩ u ám ấy lại trở về. Những trận
đánh không còn hiệu quả. Những tin tức thưa dần đi. Bạn bè thông cảm với
hán. Cấp trên cũng chẳng nghĩ gì. Kẻ thù ngày càng có kinh nghiệm hơn, nghề
đánh giặc đâu phải chỉ toàn có chiến công. Nắng trong rừng thật mỏng. Số
phận Hắn sao mỏng manh. Số phận tất cả những người trong rừng đều mỏng manh.
Dằng dặc quá. Những tòa nhà cao tầng, những âm thanh phố phường lẻn về
ùa ngọp trong cái đầu trống rỗng của hán. Hắn thèm được sống cái cuộc sống
đời thường, không lo láng, sáng dậy uống li cà phê nhàn tản, đêm lên giường
nằm nghe sương rơi.
Nhưng một chuyện khác cùng đến khiến cho cô ngỡ ngàng.
Bằng những câu nói vội trong những lần gặp cũng rất vội, và bằng chính tấm lòng
chân thành, mộc mạc của mình, anh đã lộn xộn kể cho cô nghe về những trận
đánh, về đồng đội và về cuộc sống trong rừng. Anh nói những nỗi buồn vui,
những ước mơ và nói cả những lần cắn răng lại mà sống... Được trớn, anh
nói luôn về cách mạng, về kẻ thù, về nền văn hóa đô thị hiện nay, về ý hướng
thanh niên lúc này cài gì là thiết yếu và về trăm ngàn thứ khác mà
hình như đã một lần lâu lắm, cô đã được ai nói cho nghe. Anh diễn đạt khó
nhọc, có khi nổi nóng, có khi tắc lại giữa chừng nhưng cô hiểu cả. Cô chỉ
cần được nghe anh nói. Lời nói vụng nhưng chân thật bao giờ cũng có sức
thuyết phục. Anh đã cố thuyết phục cô bắng chính cuộc đời gian truân của
anh, nên cô tin.
Nhìn nét mặt lạnh lùng của hắn, người bán thuốc chưng hửng.
Cái cười tắt ngang miệng thành ra một nét mều khổ sở. Sau khi đã hiểu người ta
không đùa với mình, anh rụt rè lùi lại. Tới giữa phòng, anh quay lại nhìn
một lần nữa vào những người có mặt để hy vọng họ nói chơi.Nhưng không, cả
mấy cặp mắt, đang chụm nhìn anh. Anh thần mặt ra một lát rồi hơi ngửa đầu
về phía sau như hít thở khí rừng. Không gian im lặng, chỉ có những màn
khói nhẹ bay quẩn quanh đầu tàn thuốc. Anh chợt liên tưởng đến màn
sương trong thung lũng mỗi khi trời trở lạnh, và đâu đó trên đỉnh cao có
những đốm lửa lập lòe...Chính ở đó anh và đồng đội đã trải qua hết một mùa
rèn luyện để trở lại được bất ngờ gặp chị trên dải Thị vải; Nơi đó, trong
những ngày lúa mới, trong những đêm hội hè, anh đã cùng với trai làng lực
lưỡng mê say lao vào vòng múa đâm trâu thâu đêm qua sáng và cũng chính nơi
đó, sau khi nhận nhiệm vụ, anh đã dầm bùn phơi nắng cho đen da, đã tập sưu
tàm những vị thuốc quý của rừng, đã tập nói, tập bán rắn...Nơi đó...Anh thấy
toàn thân mình bốc nóng dần lên. Một niềm vui ngạo nghễ đột ngột ùa vào lòng
anh. Đốm lửa cháy bùng lên thành nhiều cây lửa lớn. Những màn sương vây bủa
những màn sương. Trùng điệp... Bao la... Thác trắng... Rừng già. Anh hú
vang lên một tiếng man rợ. Tiếng hú âm vang như chiêng cồng trong thung
sâu khích động lòng người. Cùng với tiếng hú, bàn chân anh dậm mạnh xuống
đất, tay trái anh vung lên tạo dáng một cánh chim rừng và thế là anh múa.
Anh múa một điệu múa dân gian lâu đời của vùng Tây nguyên hùng vĩ. Điệu
múa kể lại một dũng sĩ buôn làng đi chiến đấu với mặt trời. Lửa trời nhiều phen
làm anh gục ngã nhưng cuối cùng, nhờ có đất mẹ hà hơi, anh đã gượng dậy
kéo vầng mặt trời xuống biển làm xanh tốt lại cỏ cây... Càng múa, cặp mắt
anh càng dần dần chuyển thành sáng rực. Những tia rượu cần thơm nồng hương
nếp vẫn ào ạt tuôn vào ngực anh. Tấm thân trần nở nang của anh rung lên
trong những bước nhảy mạnh mẽ nhịp nhàng, cảnh vật trong phòng quay lộn. Bốn
khuôn mặt thành nhiều khuôn mặt.Chỉ có khuôn mặt của ai lượn mãi theo
vòng. Như không hay không biết, anh vẫn múa mỗi lúc một nhanh hơn, thỉnh
thoảng lại hú lên một tiếng hoang dại đắc thắng. Giá bây giờ có một người
nào đó đặt vào tay anh một ngọn giáo thì chắc rằng cái thân hình loang
loáng kia sẽ phóng qua cửa sổ mà lao thẳng về phía mặt trời như một dũng
sĩ trong huyền thoại thật.
Đúng! Hắn đang đi theo anh, nghĩ về anh và nghĩ về tất
cả. Sau những chuyện xảy ra tối nay, Hắn không còn biết mình cần phải làm gì nữa.
Thất bại ư? Bẽ bang ư? Cái đó dĩ nhiên rồi. Nhưng hắn không tin là hắn có
thể lầm được. Căn cứ vào những phân tích bề nổi thì đó không phải là anh.
Nhưng tiềm thức bên trong hắn lại bảo đó là anh. Cho nên hắn đi theo mà
cũng không phải là theo. Anh lúc này không còn là anh nữa. Anh đã tách ra
thành một nỗi ám ảnh nặng nề. Vậy thì anh hay không phải là anh cũng vậy thôi,
miễn là hắn phải xóa đi nỗi ám ảnh đó. Hắn đi theo. Đi như bị sức hút của
ma lực nào đó. Thoạt đầu hắn thấy cần phải đi theo con người đó. Theo dõi,
hắn ngớ ra. Theo để làm gì? Nhưng hắn vẫn cứ theo, như đi theo cái bong của
mình. Một tiếng nói vô âm xui hắn không được để vuột cái bong ấy. Nó cũng
cảnh cáo hắn rằng, hãy coi chừng. Chỉ mê đi một phút thôi là ngay ngày mai
và suốt những ngày sau này cái bong ấy sẽ là nguyên cớ đục rỗng cho đến chết
đầu óc hắn.
- Hồi nãy chị hỏi sao tôi đối xử tốt với chị? Tính nó vậy.
Tôi thấy chị khá đặc biệt. Thoạt gặp là thấy nể nể liền. Vì sao tôi cũng
không biết nữa. Chị khác nhiều người khác: Lớp thì kênh kiệu đua đòi, coi
đời như cỏ rác, lớp lại yếu đuối hèn hạ, một ngọn gió ào tới cũng rung
rinh. Tôi đã quen với cái loại ấy rồi. Bất ngờ gặp chị, tôi như sống lại những năm
tháng tốt đẹp nhất của mình xưa kia. Hồi ấy... Thôi! Chuyện dài lắm! Lúc nào chị
cho phép tôi kể nghe vui. Tới chợ rồi, chị ghé phố nào? Số nhà mấy?
Bữa nay thượng sĩ cảnh sát Nhân đổi gác vào giấc tối.
Anh mệt mỏi bàn giao với người đến thay rồi uể oải cất bước đi tắt qua vườn hoa
trở về nhà. Vợ và bốn con anh giờ này chắc đang chờ anh trở về ăn bữa cơm
chiều. Nhân tiện vừa lĩnh lương tháng, anh định rẽ vào tiệm mua mấy ổ bánh
mì chi sáp nhỏ nhưng chợt nhớ món tiền chữa bệnh cho thằng út chưa trả được,
anh đành đi thẳng. Ánh sáng đèn đường bắt đầu dọi sáng. Mấy bữa nay trung
đội của anh được lệnh canh phòng nghiêm ngặt ngày đêm để bảo vệ an ninh
tuyệt đối cho ngày lễ gì đó sắp tới. Một đôi trai gái đi cùng chiều với anh
đang dìu dựa vào nhau thì thầm trò chuyện. Không để ý đến cảnh vật xung
quanh anh cứ cám cúi đi.
... Xe đã lọt gọn vào ga-ra mà Hải vẫn chưa thèm xuống.
Anh ngồi yên trên nệm ghế, duỗi chân duỗi tay thở phào. Thế là xong! Không ngờ
sự việc lại kết thúc trót lọt mau lẹ đến thế. Lúc này đã ngồi ở chính ngôi
nhà của mình mà anh vẫn tưởng như đang còn mơ. Sau cả một ngày căng thẳng
phập phồng, giờ đây chỉ còn một nỗi vui thú lan tỏa khắp thân thể anh, vui
thú hơn bất cứ một bản nhạc hay nhất nào vừa được anh hoàn tất. Anh cứ muốn
ngồi yên như thế này, mà chop mắt đi một chút. Vậy là trong ngày hôm nay, lần đầu
tiên anh đã hành động với tư cách là một con người nghĩa hiệp. Kì lạ thay! Khác
hẳn với những ngày qua, anh bỗng nghiệm ra hôm nay mình có những phút giây
thanh thản thực sự trong lòng. Và ngay cả cái hạn quân dịch tuần tới hay sự
khúc mắc trong tình nghĩa cha con, cũng được anh nhìn nhận rạch ròi sáng sủa
hơn. Anh bỗng cảm thấy hình như có một chút yêu mình.
Còn cách tòa hành chính chừng trăm mét, chị dừng lại đấm đẩm lưng mấy cái. Xéo qua vành nón, chị trông rõ cánh cửa sổ lầu hai tòa cư xá đang đóng kín. Chắc chúng nó đang bắt đầu rồi. Thời điểm tốt nhất đây, không thể chần chừ được nữa. Giấu mặ trong vành nón, chị đi thẳng vào. Những người lính mặc thường phục, mặc quân phục đứng rải rác đó đây không ai chú ý tới người đàn bà bụng chửa vượt mặt đầy vẻ đi kiện cáo chồng con này. Hàng ngày, những bà những cô có dáng dấp như vậy tới đây vật nài xin xỏ có tới hàng trăm. Chợt ánh mắt chị đụng một người đang ngồi ủ rũ ở góc vườn hoa. Cái đầu y gục xuống mà đôi mắt lại lien tục quét ra xung quanh. Thằng Xanh! Chị giật thột. Liệu nó có nhận ra mình không? Chân chị hơi ríu lại. Chị lạng người đi xa ra một chút. Chị cảm thấy đôi mắt hắn như có điện dang chạy ro ro đến phía mình. Nhưng đó vẫn chỉ là cảm giác. Lần thứ hai khẽ nhìn lại, chị thấy đôi mắt của hắn chỉ chú mục vào một điểm: khu cư xá. Dáng đi người chửa trở lại bình thường. Chị cười thầm. Cũng như thuốc nổ giấu trong bánh tráng, hắn làm sao mà lường được mình lại thực hiện cách đánh gián tiếp này, một lối đánh không nằm trong kinh nghiệm và hiểu biết của hắn. Mày đang tự phản lại mày mà không biết đó, tên phản bội khốn khiếp ạ! Sự căm giận làm chị nóng người lên và thấy tự tin hơn. Đứng dậy đi! Còn ngồi làm gì đó nữa, vào cùng chịu chết với đồng bọn mày trong kia đi. Chị cầu khẩn.
- Báo ơ! Tin mới nhất đơ...i! Việt cộng đã đột nhập vào
khu trung tâm cư xá Mỹ đặt chất nổ đánh sập hết trọi tầng lầu hai đơ...i!
Gần hai trăm người bị thiệt mạng đơ...i! Báo ơ! Báo bán buổi sáng, buổi
chiều không có mà bán đơ...i!
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Mang mùa xuân về
Mang mùa xuân về Máy bay từ từ hạ cánh. Dòng chữ “Cảng Hàng không Phù Cát” in lồng lộng nổi bật trên bầu trời đêm khiến lòng tôi nôn nao k...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét