Thứ Hai, 28 tháng 3, 2022

Cuộc sống không có tiếng nói

Cuộc sống không có tiếng nói

Vài lời về tác giả và tác phẩm
Đông Tây sinh năm 1966, là nhà văn trẻ sung sức của Quảng Tây, đã viết nhiều truyện ngắn và vừa. Truyện này của anh được trao giải Lỗ Tấn lần I (1995-1996) được các nhà phê bình và nhà văn ngợi khen, cho rằng “sự không có tiếng nói giữa những người tàn tật mù, điếc và câm khiến người đọc thương cảm và cảm động, còn sự không có tiếng nói giữa những người khoẻ mạnh, không mù, không điếc, không câm lại làm người ta ghê sợ. Đọc xong thấy trầm lắng, giật mình và phải suy nghĩ” (Nghiêm Gia Viên).
Phần 1
Vương Lão Bính và con trai bị điếc Vương Gia Khoan đang phạt cỏ trên sườn đồi. Ngô đã cao quá đầu, hai bố con cúi xuống phạt cỏ, chẳng ai trông thấy ai. Chỉ khi nào ngừng tay hút thuốc, ông già mới nghe thấy tiếng phạt cỏ soàn soạt của con. Tiếng phạt cỏ trong bãi ngô của thằng con vang to và nhịp nhàng, từ đó người cha biết rằng con mình rất siêng năng.
Cỏ tạp giàu sức sống bị lưỡi hái sắc bén của ông già chém cụt đầu, chuột và côn trùng chạy tứ tung ra khỏi hang ổ. Chợt Vương Lão Bính nhìn thấy có vật gì đen chồm tới mặt, khi ý thức được đó là tổ ong thì đầu, mặt và cổ đã bị Ong bò vẽ bao vây. Ông ngã xuống trong đau đớn, kêu gào, lăn lộn trong ruộng ngộ Lăn được chừng hơn hai chục mét, ông thấy đàn ong lượn tròn trên đầu, chúng như đám mây đen đuổi theo ông không chịu buông tha. Ông bắt đầu gào tên con nhưng Vương Gia Khoan điếc đặc, cái tên Vương Gia Khoan đối với anh có cũng như không.
Vương Lão Bính vốc đất làm cuộc chống trả cuối cùng với đàn ong. Khi đất ném lên không trung, ong tản ra, khi đất rơi xuống, ong cũng rơi theo, chúng rơi xuống mắt, mũi và mồm ông, ông cảm thấy mắt sắp bị đốt đến mù, gọi lớn:
- Gia Khoan, Gia Khoan, mau đến cứu bố, bố sắp chết đây!
Vương Gia Khoan ôm lấy đầu cha, sau đó hướng lên đỉnh đồi gọi:
- Cẩu Tử, Sơn Dương, Lão Đen, mau đến cứu người!
Tiếng gọi vang lên giữa hai quả đồi, mãi vẫn chưa dứt. Có người nghe thấy tiếng kêu the thé của Gia Khoan, lại tưởng cậu ta gọi con gì đó ở bên cạnh nên không để ý. Khi Gia Khoan vừa khóc vừa gọi, Lão Đen đồ chừng có chuyện không hay, bèn hướng vào bãi ngô nhà Gia Khoan mà hỏi:
- Gia Khoan, có chuyện gì thế?
Lão Đen hỏi liền ba câu mà không thấy ai trả lời, lại tiếp tục làm công việc của mình. Chợt nhớ ra Gia Khoan bị điếc, Lão Đen đứng im tại chỗ, nghe ngóng động tĩnh phía bên Gia Khoan và lần này nghe thấy tiếng khóc của Vương Gia Khoan nhờ gió mang lại:
- Bố tôi sắp chết rồi, bố tôi chọc phải tổ ong bò vẽ bị chúng đốt sắp chết rồi.
Gia Khoan và Lão Đen khiêng Vương Lão Bính về nhà, mời thầy lang Lưu Thuận Xương tới chữa. Thầy lang sai Gia Khoan cởi hết quần áo của cha, Vương Lão Bính như con lợn cạo hết lông được đặt nằm trên giường. Nhiều người xúm xít đứng bên giường xem thầy lang chữa bệnh. Thầy lang bôi thuốc nước lên đầu, mặt, cổ, tay, ngực, rốn, đùi và những nơi khác, ánh mắt mọi người chuyển động theo tay của thầy lang. Vương Gia Khoan phát hiện ánh mắt mọi người tập trung ở đùi cha mình, họ thì thầm với nhau như bàn tán về điều kín nào của chạ Anh đột nhiên cảm thấy khó chịu, cảm thấy người nằm trên giường không phải cha mà chính là mình. Anh rút chiếc khăn mặt ở đầu giường che đùi cho cha.
Bị động tác này của Vương Gia Khoan “đốt” cho một cái, thầy lang Lưu Thuận Xương ngừng tay trên thân người bệnh, ngẩng lên nhìn mọi người cười lớn. Thầy lang bảo, Vương Gia Khoan thật thông minh, tuy điếc nhưng cũng đoán được mọi người đang bàn tán gì đó về cha mình. Qua ánh mắt và vẻ mặt của mọi người, cậu ta đoán được nội dung bàn tán.
Thầy lang đưa cho Gia Khoan một cái kìm, ra hiệu cho anh cạy mồm cha ra. Anh quấn vải mấy vòng vào miệng kìm rồi mới cẩn thận đưa vào mồm cạy hai hàm răng đang nghiến chặt ra. Thầy lang đổ thuốc vào khe răng hơi hé mở cửa Vương Lão Bính. Thầy lang vừa đổ thuốc vừa khen:
- Gia Khoan kỹ tính phải biết, tôi còn chưa nghĩ tới phải quấn vải vào miệng kìm mà nó đã nghĩ tới rồi. Nó sợ làm đau cha nó đây. Nếu nó không điếc, tôi thật sự bằng lòng nhận làm đồ đệ.
Thuốc đổ xong, Gia Khoan rút kìm từ miệng cha ra, gọi to Lưu Thuận Xương:
- Sư phụ!
Bị tiếng gọi làm cho kinh ngạc đến ngẩn người, một lát sau thầy lang mới định thần lại được. Ông nói:
- Gia Khoan này, tai cháu có điếc đâu. Vừa nãy bác nói những gì cháu đều nghe thấy cả, cháu điếc thật hay điếc vờ đấy?
Gia Khoan không có phản ứng gì trước lời chất vấn của thầy lang, tỉnh bơ như anh điếc. Mặc dù vậy, người đứng xem thấy mình đều nổi da gà. Họ sợ, họ sợ những lời giễu cợt lúc nãy đã bị Gia Khoan nghe thấy.
Mười ngày sau, Vương Lão Bính mới khỏi về cơ bản, nhưng mắt ông không còn trông thấy gì nữa. Ông trở thành người mù thật sự. Người không biết chuyện đều hỏi:
- Mắt đang tinh như thế làm sao lại mù được?
Vương Lão Bính phải nhẫn nại trả lời là do bị Ong bò vẽ đốt. Vì ông không phải mù từ lúc mới đẻ nên các cơ quan thính giác và khứu giác không có gì phát triển đặc biệt. Hành động của ông bị hạn chế rất nhiều, không có con trai, ông khó mà đi nổi một bước. Gà của Lão Đen nuôi, chỗ này chết một con, chỗ kia chết một con. Lúc đầu Lão Đen còn bỏ công nhặt gà chết đem về vặt lông, làm cho lông gà bay tứ tung. Nhưng sau khi ăn liền ba ngày thịt gà toi, Lão Đen bắt đầu thấy ngán, đem đi chôn hoặc vứt trên đồi. Thấy Lão Đen xách con gà chết đi ra bãi cỏ, Gia Khoan biết gà toi bắt đầu từ nhà Lão Đen lan ra, bèn ngăn lại, nói:
- Cậu thật vô lương tâm, gà nhà cậu toi sao không báo cho mọi người biết?
Lão Đen mấp máy môi như muốn phân bua, nhưng Gia Khoan chẳng nghe thấy gì. Ngày hôm sau, anh sửa soạn quang gánh, chuẩn bị đem gà lên phố bán. Trước khi đi, cha anh kéo anh lại, bảo:
- Gia Khoan, bán gà xong mua cho bố bánh xà phòng nhé!
Gia Khoan biết cha muốn dặn mua gì đó nhưng không biết là thứ gì. Anh hỏi:
- Bố, bố muốn mua gì?
Lão Bính đưa tay vẽ trên ngực một hình vuông. Gia Khoan hỏi:
- Bố muốn mua thuốc lá à?
Cha anh lắc đầu, Gia Khoan lại hỏi:
- Thế thì mua con dao làm bếp nhá?
Cha anh vẫn lắc đầu rồi đưa tay xoa lên đầu, lên tai, lên mặt và lên quần áo, nhắc cho con được rõ hơn. Gia Khoan ngẩn ra một lát rồi reo:
- A bố ơi, con biết rồi, bố muốn mua khăn mặt chứ gì?
Cha anh lắc đầu lia lịa, lớn tiếng nói:
- Không phải khăn mặt, mua xà phòng cơ mà!
Như hoàn toàn lĩnh hội được ý cha, anh quay người đi luôn, để mặc cha tuyệt vọng gọi theo.
Lão Bính lần mò ra cửa, ngồi phơi nắng. Ông ngửi thấy mùi mồ hôi bốc lên từ quần áo phơi dưới nắng. Mùi cỏ tươi và mùi phân bò lan khắp xung quanh ông. Mồ hôi rịn ra trên người ông, da dường như sắp bị nắng thiêu cháy. Ông biết, đây là một ngày giơ tay lên có thể sờ tới mặt trời, ngày như thế này dài dằng dặc. Tiếng huyên náo của những người đi phố về ập vào tai ông. Ông định nhận biết tiếng con trai trong số những âm thanh đó nhưng ông thất vọng hết lần này đến lần khác. Ông nghe thấy tiếng trẻ con hát một bài ca dao trên đường cái, đứa bé vừa hát vừa chạy, chẳng mấy chốc tiếng hát đã mất hút.
Sức nóng lui dần trên người lão Bính, ông biết ngày đã sắp đến lúc tàn. Ông nghe thấy tiếng trong máy thu thanh tiến gần đến ông. Tiếng trong máy thu thanh át cả tiếng chân Gia Khoan, ông không biết Gia Khoan đã về tới cửa.
Gia Khoan nhét vào tay cha một chiếc khăn mặt và một trăm tệ, bảo:
- Đây là khăn mặt mà bố dặn mua, đây là một trăm tệ còn lại, bố cất kỹ đi nhé.
Lão Bính hỏi:
- Mày còn mua những gì nữa thế?
Gia Khoan lấy từ cổ xuống chiếc đài bán dẫn nhỏ, đưa sát vào tai cha, nói:
- Bố ạ, con còn mua một cái đài bán dẫn nhỏ cho bố giải buồn.
Lão Bính nói:
- Mày có nghe thấy gì đâu, mua đài bán dẫn làm gì?
Mấy ngày sau, Gia Khoan chiếm luôn chiếc đài bán dẫn, đeo trên cổ, chỉnh âm lượng đến mức tối đa, sau đó đến chơi các nhà. Đi đến nhà nào thì chó nhà ấy sủa ran không ngớt. Cho dù đêm hôm khuya khoắt, người sực tỉnh cơn mê cũng nghe thấy tiếng máy thu thanh nói nhai nhải. Cùng với tiếng máy ra rả là tiếng chửi của Lão Bính. Ông mắng:
- Thằng điếc kia, mày không nghe thủng được nửa tiếng, mở máy to như thế để làm gì? Như thế chẳng phải mày lãng phí pin và tiền của bố mày sao?
Vương Gia Khoan nín thinh. ăn cơm tối xong, anh thích nhất đến nhà Tạ Tây Chúc xem họ đánh mạt chược. Tây Chúc thấy anh ôm chặt máy thu thanh trước ngực chẳng khác nào ôm một báu vật, hai tay không ngừng mân mê vỏ đựng máy, liền chỉ vào máy, bảo:
- Cậu có nghe thấy tiếng trong đó không?
Gia Khoan đáp:
- Tớ không nghe thấy nhưng tớ sờ thấy.
Tây Chúc vặn:
- Thế thì lạ thật! Cậu không nghe thấy tiếng trong đài, sao lại nghe được tiếng tớ vừa hỏi?
Gia Khoan không đáp, chỉ cười hì hì. Cười mấy tiếng xong, anh nói:
- Ai cũng hỏi tớ có nghe thấy đài nói gì không? Hì hì.
Dần dần Gia Khoan trở thành trung tâm của một số người. Họ bước qua cổng nhà Tây Chúc, ngồi vây quanh Gia Khoan. Một lần đài phát một vở tấu hài, Gia Khoan trông thấy ai nấy đều ngoác miệng cười ngả cười nghiêng thì cũng cười theo. Tây Chúc hỏi:
- Cậu cười gì thế?
Gia Khoan lắc đầu. Tây Chúc ghé sát miệng vào tai Gia Khoan, hét như vỡ nhà:
- Cậu cười gì thế?
Gia Khoan như bị choáng, ngây người nhìn bạn, một hồi lâu mới nói:
- Thấy họ cười, tớ cũng cười theo.
Tây Chúc nói:
- Nếu tớ là cậu, tớ không ngồi ngây ra ở đây. Ngồi ngây ở đây chẳng bằng đi tới đằng này! - Nói xong, Tây Chúc dùng ngón tay trỏ của bàn tay phải và ngón cái cùng ngón trỏ của bàn tay trái làm một động tác dâm ô.
Thấy bạn đỏ mặt lên, Tây Chúc nghĩ hẳn bạn cũng biết xấu hổ. Gia Khoan bực bội đứng lên, đi vào giữa bóng đêm ở ngoài cửa, từ đó anh không bao giờ tới nhà Tây Chúc nữa.
Từ nhà Tây Chúc đi ra, Gia Khoan thấy trong tim như có con sâu gì đó gậm nhấm. Anh buồn bực đi chừng hơn chục bước, bỗng xô ngã phải một người. Người này thân mình thơm nức, chỉ mới chạm khẽ một cái đã ngã lăn chiêng trên đất như một đụn cỏ. Gia Khoan giơ tay kéo, khi kéo lên được hoá ra là Chu Linh, con gái ông Chụ Gia Khoan định tránh cô ta đi tiếp nhưng Chu Linh đã ngáng đường. Gia Khoan đặt tay lên cánh tay cô ta, Chu Linh không có phản ứng gì. Tay anh chuyển lên cao dần, cuối cùng sờ tới cái cổ ấm áp mịn màng của Chu Linh. Anh bảo:
- Chu Linh này, cổ cô mịn như lụa ấy!
Nói xong, anh cắn một phát vào cổ cộ Cô nghe thấy anh chép miệng mãi không thôi như ăn được món gì vừa miệng lắm, mùi thơm ngon vẫn còn đọng lại trong mồm. Cô nghĩ: “Mình chưa bao giờ nghe thấy tiếng chép miệng tham lam mà dễ nghe đến thế!”. Cô bị tiếng chép miệng ấy làm cho mê mẩn, cả thân mình như bay lên khỏi mặt đất. Gia Khoan ôm lấy cô, mặt anh chạm phải hơi thở nóng hổi toát ra từ miệng cô.
Họ như hai người bị rơi xuống nước, bây giờ đang dìu nhau đi vào chỗ tận cùng của đêm đen. Màn đêm trở nên công bằng bình đẳng, tiếng nói trở nên thừa. Chu Linh giơ tay tắt đài bán dẫn, nhưng anh lại bật lên. Cô cảm thấy cái đài đối với anh chỉ là một cái hộp vuông vắn đeo ở trên cổ. Anh có thể cảm thấy sức nặng song không cảm nhận được âm thanh. Cô một lần nữa giật lấy cái đài, ghé tai vào nghe, sau đó thong thả đẩy tiếng nói ấy ra xạ Cả thế giới đột nhiên trở nên tĩnh lặng. Gia Khoan sướng quá, tay anh không ngừng vân vê chiếc cúc trên ngực áo Chu Linh, miệng nói:
- Đằng ấy bật đài của tớ thì tớ cũng bật đài của đằng ấy!
Từng ngọn đèn trong thôn lần lượt tắt, Gia Khoan và Chu Linh mơ màng ngủ trong đống cỏ. Chu Linh thấy mình như mợ Trước khi có đêm này, cô luôn luôn bị cha mẹ quản rất chặt. Mẹ cô sắp xếp cho cô công việc vá may làm không biết bao giờ cho xong. Mẹ cô cố ý tạo ra không khí đầm ấm, chẳng hạn rang một đĩa hạt dưa nóng hổi ngồi trước đèn thong thả cắn rồi bỏ nhân hạt dưa vào miệng cộ Bà còn luôn luôn kể những chuyện xấu xa của đàn ông, con gái lớn ra khỏi nhà chơi bời đàn đúm thì ắt không hay như thế nào. Nghe tiếng gọi của cha, Chu Linh tỉnh dậy. Khi đó cô thấy có hai bàn tay đàn ông đặt trên ngực mình, liền nhằm vào mặt người đó mà tát cho một cái. Gia Khoan buông tay ra, cảm thấy má rát như phải bỏng. Thấy Chu Linh bỏ đi một mình, Gia Khoan nói:
- Đồ vô lương tâm!
Câu mắng đó lại làm Chu Linh sung sướng, cô nghĩ giờ đây mình đã tạo phản, chẳng những tạo phản với cha mẹ mà còn tạo phản với Gia Khoan. Cái tát của mình đã trả đũa được sự chiếm đoạt quá dễ dàng của Gia Khoan…
Phần 2
Sáng sớm hôm sau, Gia Khoan còn chưa trở dậy thì đã bị Ông Chu vào tận giường dựng dậy. Thấy ông ta xắn tay áo hoa quyền, miệng sùi bọt mép như là muốn đánh cho một trận tơi bời mới hả giận, thì cũng cùng lúc đó, anh trông thấy Chu Linh. Hai tay cô buông xuôi, vai nhấp nhô vì khóc. Tóc cô rối bù như tổ quạ, một sợi cỏ còn dính trên tóc.
Ông Chu quát:
- Này Gia Khoan, tối hôm qua con Chu Linh ở với mày phải không? Nếu đúng như vậy, tao gả nó làm vợ mày cho rồi. Nó đã ưng mày, ưng một thằng điếc thì tao khỏi phải lo lắng vì nó cho nhọc lòng.
Chu Linh ngẩng đầu lên, nhìn Gia Khoan bằng đôi mắt đỏ hoe, bảo:
- Anh nói đi, cứ nói thực vào!
Gia Khoan cho rằng ông Chu muốn hỏi mình xem tối hôm qua có ngủ với Chu Linh hay không. Anh bị chuyện đó làm cho mất vía nên hai chân run bắn lên như đứng trên tuyết, đầu lắc lia lịa, lắp bắp:
- Không ạ, không ạ…
Cánh tay phải duỗi thẳng như cành cây của Chu Linh đột ngột giơ lên quá đầu, sau đó nặng nề đổ xuống má trái Gia Khoan. Cô như nghe thấy tiếng pháo nổ, bàn tay mình tê dại đi. Cô nhìn thấy Gia Khoan lệch hẳn người đi, dường như té ngã đến nơi. Gia Khoan ôm lấy má bên trái rát bỏng, cảm thấy chưởng này của Chu Linh còn nặng hơn chưởng tối hôm qua đến mười lần, xem ra anh có tội với Chu Linh thật, hoa. lớn sắp đổ xuống đầu. Nhưng anh đắc tội với Chu Linh ở chỗ nào, vì sao mình chẳng có tội gì mà bị đánh?
Chu Linh ôm lấy mặt quay người chạy đi, tóc cô từ trên đỉnh đầu rớt xuống. Gia Khoan vào nhà tìm cha, nói:
- Không hiểu vì sao cô ấy lại đánh con?
Nói chưa dứt câu, anh đã bị cha tát cho một cái nữa, nói:
- Ai bảo mày là thằng điếc? Ai bảo mày không biết mở mồm ra mà nói? Một con vợ tốt như thế mà mày lại không có phúc hưởng!
Gia Khoan bật khóc, khóc một trận rồi kiếm được con dao nhọn. Anh định giết người, nhưng những nơi anh chạy qua lại chẳng có một ai ngăn trở. Thế là anh chạy ra ngoài thôn, chạy đến đâu, gà chó tán loạn đến đấy, cành cây bị anh chặt đứt phăng. Anh nghĩ hay là tự đâm chết cho rồi, tránh khỏi làm đau tay người khác. Nhưng nghĩ tới ở nhà còn cha mù lòa, chân anh liền chạy chậm lại.
Tối đến, Gia Khoan liền đóng cửa không ra ngoài. Theo ý cha, anh ngồi dưới đèn chẻ nan chuẩn bị đan cho cha chiếc chiếu trẹ Vương Lão Bính cho rằng đàn ông đan những đồ bằng nan tre cũng chẳng khác gì đàn bà đan len hoặc khâu đế giầy, chỉ cần tay họ có việc làm thì họ không ra ngoài gây chuyện thị phi nữa.
Chẻ được ba tối nan tre, lại đan ba ngày nữa, cái chiếu do anh đan bắt đầu ra hình cái chiếu. Cha anh đưa tay sờ chiếu xong thì lắc đầu thất vọng. Thấy cha xua tay liên hồi như muốn bảo anh đừng đan chiếu nữa, nên đan cái gùi đeo lưng và bảo anh dỡ ngay chiếu ra, anh liền nói:
- Con dỡ ngay ra đây!
Cha anh lập tức không xua tay nữa, khiến anh nghĩ thầm: “Mình đã đoán đúng ý cha rồi!”.
Buổi tối hôm Gia Khoan chăm chú tháo chiếu ra, Vương Lão Bính nghe thấy trên gác có tiếng chân người, ông nghĩ có lẽ con trai đang lục tìm cái gì trên đó. Ông cất tiếng gọi:
- Gia Khoan!
Không có tiếng trả lời, tiếng động trên gác càng mạnh. Ông già nghĩ tiếng động đó không giống tiếng Gia Khoan lục tìm thứ gì, huống hồ nhà ngoài vẫn có tiếng dỡ chiếu tre, con ông chỉ chăm chú dỡ chiếu chứ không biết trên gác có người.
Vương Lão Bính lồm cồm bò dậy từ trên giường, sờ soạng đi ra nhà ngoài. Ông vấp phải cái thùng đựng nước tiểu và làm đổ, nước tiểu để lâu ngày chảy loang ra đất, làm ướt cả quần áo ông, mùi khai nồng nặc toa? khắp nhà. Ông gượng đứng lên nhưng đầu ông va vào vách gỗ. Ông nghĩ, chắc mình đã ngã vào gầm giường và thử hướng về bốn phía khác nhau để chui ra, song bốn phía vẫn là vách gỗ, trán ông sưng lên bốn năm chỗ.
Ngửi thấy mùi khai nồng nặc, Gia Khoan tưởng cha đang đi tiểu. Mùi khai nồng kéo dài một lúc lâu, hơn nữa ngày một nồng nặc hơn, thế là anh xách đèn xem cha thế nào. Anh nhìn thấy cha bò dưới gầm giường, người bê bết ướt, mồm há ra, tay không ngừng chỉ lên gác.
Anh xách đèn chạy lên trên gác, thấy cửa gác đã bị người nào cạy ra, hơn mười miếng thịt muối không thấy đâu nữa, chỉ còn cái sào treo thịt muối là đang đung đưa trong gió, chẳng khác gì cây đu trống không. Anh gọi xuống dưới nhà:
- Thịt muối bị kẻ nào ăn trộm mất rồi!
Xẩm tối ngày thứ năm, cha Lưu Đình Lương là Lưu Thuận Xương mới trói hai tay con trai giải đến cửa sau nhà Vương Lão Bính, cổ Đình Lương còn treo hai miếng thịt muối bị ám khói đen. Đó là hai miếng thịt còn lại trong số thịt muối bị hắn ăn trộm. Lưu Thuận Xương đá vào bắp chân con một cái, Đình Lương quỳ thụp hai gối xuống trước mặt Vương Lão Bính. Lưu Thuận Xương nói:
- Lão Bính, tôi chữa được bệnh cho vô số người, thế mà lại không chữa nổi cái tật ở tay thằng này. Mấy ngày liền thấy nó không về nhà ăn cơm, tôi lấy làm lạ quá, thế là tôi liền theo dõi nó. Thì ra nó chui vào trong rừng đằng sau núi nướng thịt muối của nhà ông để ăn. Bọn chúng có tất cả bốn đứa, lại mang theo cả nồi niêu, mắm muối, tương dầu. Nhưng thằng khác tôi không quản, tôi chỉ trói thằng con tôi điệu đến đây cho bác xử.
Vương Lão Bính hỏi:
- Đình Lương, ngoài mày ra còn có những đứa nào?
Đình Lương đáp:
- Có thằng Cẩu Tử, Quang Vượng và Trần Bình Kim.
Vương Lão Bính giơ hai tay sờ từ đầu Đình Lương xuôi trở xuống và sờ thấy thịt. Sau đó ông sờ đến hai tay bị trói của cậu, lần mò cởi dây thừng ra, ông bảo:
- Từ rầy các cháu đừng có ăn trộm ăn cắp nữa. Cháu về đi.
Đình Lương đứng dậy ra về. Lưu Thuận Xương nói:
- Sao bác lại dễ tha thứ cho nó thế?
Vương Lão Bính đáp:
- Bác Thuận Xương, tôi là lão già mù, thằng con tôi lại điếc, chúng nó muốn trộm đồ nhà tôi thì chẳng khó khăn gì như lấy đồ nhà mình, tôi làm phật lòng bọn chúng là không xong.
Lưu Thuận Xương thở một hơi rõ dài, nói:
- Tình cảnh nhà bác phải thay đổi mới được. Bác lấy vợ cho cháu Gia Khoan đi, có lẽ như thế sẽ tốt hơn.
Vương Lão Bính đáp:
- Nhưng ai bằng lòng lấy nó đã chứ!
Trong lúc chữa bệnh cho người, Lưu Thuận Xương cũng để ý tìm vợ cho Gia Khoan. Một lần, ông dẫn đến cho anh một người goá chồng. Người ấy dắt theo đứa con gái chừng năm tuổi, trên tay còn bế một đứa trẻ chưa tới một tuổi. Người này mặt mũi rầu rĩ, chồng chị ta ốm chết chưa lâu, chị rất cần sức vóc đàn ông để cày bừa ruộng.
Con gái chị ta hết sức khôn ngoan, con bé vừa nhìn thấy Gia Khoan đã quỳ ngay xuống trước mặt, gục đầu lạy anh, thậm chí còn gọi liền ba tiếng “tía”. Lưu Thuận Xương lấy làm tiếc cho anh không nghe thấy ba tiếng gọi đó của con bé, nếu không thì cuộc hôn nhân này mười phần chắc đến chín.
Vương Gia Khoan xoa đầu con bé, kéo nó đứng lên, phủi sạch đất trên đầu gối cho nó. Phủi đất xong, tay anh không biết đặt vào đâu. Anh do dự đôi chút rồi cuối cùng nghĩ ra, tới bế đứa trẻ mới đẻ trên tay chị gái goá. Đứa bé ngoác mồm khóc ré lên, anh đưa tay vạch đùi nó ra, thấy con chim nổi cộm ở giữa háng. Anh vừa ấn ngón tay phải vào đó vừa cười hì hì với chị goá. Một tia nước tiểu từ háng vọt ra, thằng bé nín khóc, còn tay anh dính đầy nước tiểu.
Nhân lúc chị goá và con bé ăn cơm, Gia Khoan dùng ống trúc nhỏ còn thừa lại khi chẻ nan, gọt qua loa thành một cái sáo. Anh đưa lên miệng thổi mạnh mấy tiếng, chừng thấy đã thành tiếng mới đưa sáo cho con bé. Anh bảo nó khi nào ăn cơm xong thì thổi sáo ấy mà về nhà, mẹ con nó không cần đến tìm anh nữa.
Anh nhìn con bé vừa thổi sáo, vừa nhảy tưng tưng trở về con đường đã đến. Tiếng sáo thô vụng lúc ngừng lúc thổi, tuy không thành bài nhưng nghe ra vẫn có chút thê lương. Lưu Thuận Xương lắc đầu:
- Gia Khoan, cháu thật không có phúc phận.
Sau đó thầy lang còn giới thiệu cho anh mấy người phụ nữ đơn chiếc. Anh không chê họ già hoặc xấu mà chỉ vì không có ai đánh động được tim anh. Dường như bẩm tính anh đã thù ghét những người đàn bà muốn sống cùng anh. Lưu Thuận Xương đến nhà tìm Vương Lão Bính, nói:
- Bác Vương này, thằng con điếc của bác cứ kén cá chọn canh mãi, bao giờ mới thành được gia đình? Thôi, bác cứ làm chủ cho xong.
Vương Lão Bính nói:
- Nhờ bác tính cách giúp thêm cháu đã!
Khi Thuận Xương đưa người đàn bà thứ năm đến nhà họ Vương, mặt trời đã ngả về tây. Cô gái người tỉnh khác này tên là Trương Quế Lan. Lưu Thuận Xương phải đi cả một ngày đường mới đưa được cô ta về nhà họ Vương. Dưới ánh đèn, thầy lang luôn tay phủi bụi đất bám trên người và cũng không ngừng uống thả sức rượu nếp mà Gia Khoan mời. Sau hết cốc này đến cốc khác rượu nếp được nốc vào bụng, mặt thầy lang đỏ lên, cổ bạnh ra, ông ta bảo Vương Lão Bính:
- Bác Lão Bính ơi, cô gái này mặt nào cũng tốt, chỉ có tay trái là không dùng được. Mà thật ra cũng chẳng có gì, chỉ là không duỗi thẳng ra được mà thôi. Đêm nay, cô ấy ở lại nhà bác đấy!
Từ sau khi thịt muối bị ăn trộm, hai cha con Vương Lão Bính mới ngủ chung giường. Mục đích ngủ chung là đề phòng có trộm vào nhà, cha con có thể liên hợp hành động. Đêm hôm Trương Quế Lan đến nhà, Vương Gia Khoan vẫn ngủ cùng giường với chạ Cha anh luôn tay cấu đùi, véo tay con trai ra ý bảo anh ngủ cùng Quế Lan nhưng anh cứ cố sống cố chết nằm lì trên giường. Dần dần anh không chống cự nổi sức tấn công của cha, đành bò trở dậy.
Bò dậy rồi nhưng Gia Khoan cũng không tìm đến với Quế Lan, anh ngồi một mình trên gác phơi ngoài cửa. Chiếc đài bán dẫn lâu ngày không dùng, lúc này lại được đeo trên cổ. Chừng sau nửa đêm, Gia Khoan ngủ thiếp đi trên gác phơi, riêng cái đài suốt đêm không ngủ. Sau ba đêm liền như thế, Trương Quế Lan trốn khỏi nhà họ Vương.
Vợ chồng nhà giáo tiểu học Trương Phục Bảo, Diêu Dụ Bình còn chưa trở dậy thì nghe có tiếng gõ cửa. Trương Phục Bảo mở cửa, thấy Gia Khoan gánh một gánh nước đang đứng bên ngoài. Thầy giáo giụi mắt, vươn vai nói:
- Em gọi cửa có việc gì thế?
Chẳng kể thầy có cho phép hay không, Gia Khoan gánh nước đi thẳng qua cổng, đổ vào chum nước của nhà thầy. Anh bảo, từ nay về sau, em nhận bao số nước dùng của nhà thầy.
Sáng nào cũng vậy, Gia Khoan gánh nước qua cổng nhà thầy rất đúng giờ. Vợ chồng thầy giáo đoán không ra dụng ý của anh. Gánh xong nước, anh đến đứng ngoài cửa sổ lớp học xem học trò đọc bài buổi sáng. Có lúc anh xem đến khi cô Diêu Dục Bình hoặc thầy Trương Phục Bảo lên dạy tiết thứ nhất mới thôi. Thầy giáo nghĩ, cậu ta muốn nhờ mình cho biết chữ chăng? Tai của cậu ta có vấn đề, mình dạy làm sao đây?
Thầy giáo toan ngăn hành động đó của anh nhưng Gia Khoan không nghe. Gánh nước chừng nửa tháng, anh mới khẽ khàng thưa với cô giáo:
- Thưa cô, em nhờ cô viết giúp em viết lá thư gửi cho Chu Linh. Cô viết rằng em yêu cô ấy.
Cô giáo lập tức dùng tay ra hiệu. Nhìn theo tay cô giáo, anh đoán cô muốn bảo anh không cần viết thư, để cô tìm Chu Linh nói thẳng việc này ra là được. Gia Khoan nói:
- Em gánh cho cô khoảng năm chục gánh nước thì cô cũng viết cho em năm chục chữ và viết theo ý của em. Cô đừng bảo cho Chu Linh biết là thư của ai nhé. Em chỉ nhờ cô giúp cho việc đó thôi.
Cô giáo Diêu lấy bút ra, viết hộ Gia Khoan một lá thư kín đầy những chữ. Anh giắt tờ giấy đó như giắt một vật quý giá, đợi thời cơ đưa cho Chu Linh.
Anh giắt giấy trong lưng được ba ngày mà vẫn không có dịp nào trao cho Chu Linh. Khi nào ngồi một mình, anh lấy tờ thư đó ra xem đi xem lại, dường như đọc hiểu được nội dung lá thư.
Tối ngày thứ tư, thừa dịp cha mẹ Chu Linh đi thăm họ hàng, Gia Khoan đứng ngoài cửa sổ trao thư cho Chu Linh. Chu Linh xem xong thư, đứng trong cửa nhìn anh cười, cô còn giơ tay ra ngoài cửa sổ vẫy anh.
Chu Linh vừa toan bước ra thì mẹ cô đi thăm họ hàng về đứng chắn ngay ngoài cửa. Anh ngây người đứng chờ ngoài cửa sổ và chờ được hai chiếc giầy rách của ông bố Chu Linh. Hai chiếc giầy đó bay vèo qua cửa sổ và đập đúng vào đầu anh.
Cô giáo Diêu nhận thấy bức thư tình mà mình viết hộ không gây được tác dụng, liền trao lại việc ấy cho thầy giáo. Sau khi Gia Khoan trao thư thầy Trương viết hộ cho Chu Linh, anh chẳng những không nhìn thấy khuôn mặt tươi cười của cô, mà cả đến bàn tay vẫy ngoài cửa sổ cũng không thấy nốt.
Ngay lúc đầu Chu Linh đã biết thư của Gia Khoan do người khác viết hộ. Cô điểm mặt tất cả những người viết được thư trong thôn cũng không sao đoán ra xuất xứ. Khi chữ của cô giáo biến thành chữ của thầy Trương, tâm tình cô trở nên lắm mỗi. Cô thấy tên người ở cuối thư từ Vương Gia Khoan trở thành Trương Phục Bảo. Cô không biết đây là cái lầm vô ý hay hữu ý. Nếu như hữu ý thì Vương Gia Khoan đã bị bức thư tình thứ hai biến đổi địa vị, từ chỗ là người tỏ tình biến thành người đưa thư…
Quanh quẩn ngoài cửa sổ nhà Chu Linh không chỉ có Vương Gia Khoan mà còn có Cẩu Tử, Lưu Đình Lương, Cu Đen và cả Dương Quang nữa. Tất nhiên còn bao gồm cả một vài người không tiện công khai họ tên (có người còn là cán bộ Nhà nước đã có vợ nữa). Bọn Cẩu Tử và Chu Linh cùng lớn lên từ tiểu học đến trung học cơ sở. Tất cả bọn họ đều cố ý hay vô tình mân mê bím tóc rất dầy và đen nhánh của cộ Cẩu Tử còn nói hắn vuốt ve bím tóc ấy chẳng khác gì vuốt ve sách vở khi vào học kỳ mới, chẳng khác gì vuốt ve lông gà con ở nhà hắn. Bây giờ Chu Linh đã cắt bím tóc rồi, trước mặt bọn Cẩu Tử bây giờ là cô gái xinh đẹp đang đợi lấy chồng. Cẩu Tử từng nói bây giờ hắn muốn sờ má cô.
Nhưng mùa hè năm ấy khi Vương Gia Khoan tỏ tìnhv ới Chu Linh thì bọn Cẩu Tử nhận ra sự thất bại của bọn chúng. Bọn chúng bắt đầu ném đất đá qua cửa sổ vào nhà cộ Ngoài cổng nhà họ Chu viết đầy những câu thô bỉ, vẽ đầy một số hình thù bộ phận cơ thể của con người. Gia Khoan cũng thất bại, chỉ có điều anh chưa ý thức được mà thôi.
Một hôm Cẩu Tử thấy Vương Gia Khoan đứng trên mái nhà cao của họ Chu, lợp ngói dưới ánh nắng gay gắt cho ông Chụ Cẩu Tử nghĩ, ông này đang bóc lột sức lao động của thằng điếc kia đây! Hắn vẫy tay gọi Gia Khoan từ nóc nhà xuống rồi lôi anh đến nhà cu Đen. Gia Khoan nhớ là chưa lợp xong mái,vừa đi vừa van Cẩu Tử đừng làm rách việc. Anh ra sức giãy giụa nhưng cuối cùng vẫn bị Cẩu Tử đẩy qua cổng nhà Cu Đen.
Cẩu Tử hỏi:
- Cu Đen, mày chuẩn bị xong chưa?
- Xong rồi! - Cu Đen đáp.
Cẩu Tử bèn quặt tay Gia Khoan rồi giữ chặt lấy, Dương Quang vít đầu anh xuống, ấn vào một chậu nước nóng, chẳng khác gì nhúng gà để vặt lông. Anh gắt lên:
- Các cậu làm gì thế?
Đầu tóc ướt át, anh bị Cẩu Tử và Dương Quang ấn ngồi xuống ghế, Cu Đen cầm dao cạo sắc lẹm đi tới, nói:
- Chúng tớ cạo đầu cho cậu đây, cạo một cái đầu trơn tru, bóng loáng. Đầu cậu sẽ như bóng đèn bốn mươi oắt, chiếu sáng cả nhà trên cửa nhà họ Chu và phòng riêng của Chu Linh nữa!
Cẩu Tử và Dương Quang cười ha hả, tóc của Gia Khoan từng mớ, từng mớ rơi xuống.
Cạo được nửa đầu, Cu Đen ra dấu cho Cẩu Tử và Dương Quang buông Gia Khoan ra. Anh đưa tay lên sờ đầu, sờ thấy còn nửa tóc, nói:
- Cu Đen, cậu cạo nốt giùm đi!
Cu Đen lắc đầu. Anh lại nói:
- Cẩu Tử, cậu cạo giúp tớ vậy.
Cẩu Tử cầm dao cạo cho anh khiến anh phải kêu thét lên:
- Cậu làm tớ đau chết đi được!
Cẩu Tử đưa dao cho Dương Quang, bảo:
- Cậu cạo cho nó đi!
Thấy Dương Quang nhăn nhở bước tới, nhận dao toan cạo, anh sợ hắn lại cạo đau như Cẩu Tử liền tránh khỏi ghế, giật luôn lấy dao trong tay Dương Quang. Anh bỏ chạy khỏi nhà Cu Đen và kiếm được mảnh gương. Nhìn vào gương, anh cạo nốt cho mình nửa đầu tóc còn lại.
Cạo xong, mặt trời đã xuống núi, anh mang theo cái đầu bóng loáng, trèo lên lần nữa nóc nhà họ Chu lợp nốt ngói. Cẩu Tử và Dương Quang đi qua nhà họ Chu, gọi to với Gia Khoan đang ở trên mái:
- Thằng bóng đèn, trời sắp tối rồi, còn chưa nghỉ tay à?
Gia Khoan không nghe thấy tiếng í ới phía dưới, nhưng ông già Chu nghe rõ lắm. Ngồi trên mái nhà, ông ném một hòn ngói vỡ, mảnh ngói sượt qua đầu Cẩu Tử khiến hắn vội vàng bỏ chạy.
Nửa đêm về sáng, ông già Chu bị nước mưa giội vào người làm cho thức giấc. Nước mưa từ chỗ ngói chưa lợp kín chảy xuống chẳng khác gì kẻ đi đêm, chui vào những ngóc ngách tối om của nhà họ Chụ Sự việc khiến ông già lo lắng cuối cùng đã xảy ra. Ông ngẩng đầu nhìn trời, trời đen như đít chảo, còn nước mưa như đỉa từ trên trời rơi xuống, bò khắp mặt ông trong lúc ông ngẩng mặt lên. Ông nghe thấy trên mái nhà có tiếng gọi vọng xuống:
- Lấy vải mưa!
Trong mưa, tiếng nói nghe không rõ, cứ như tiếng từ trời vọng xuống. Ông già Chu chỉ huy cả nhà gom hết mảnh nilông che mưa, chắn gió được rồi đưa lên cho người gọi trên mái nhà, tất cả đèn pin đều chiếu vào người ấy. Dân làng nghe tiếng cũng đem đủ loại vải mưa đến. Vải mưa như những miếng vá trên quần áo, được người gọi vá trên mái nhà.
Người kia đã chặn được nước mưa, và người ướt đẫm nước mưa ấy chính là anh điếc Vương Gia Khoan. Anh theo cầu thang đi xuống và được ông Chu kéo đến bên đống lửa. Chẳng mấy chốc, khắp người anh bốc hơi nước, hơi nước như khói chui ra từ lỗ chân lông.
Anh phát hiện ra trong số người đưa nilông đến có thầy giáo Trương Phục Bảo. Cu Đen xoa đầu anh rồi đưa tay làm dấu nói Trương Phục Bảo đang cặp với Chu Linh. Anh lắc đầu nói:
- Tớ không tin.
Mọi người rút khỏi nhà họ Chu, chỉ còn Gia Khoan ngồi lại bên đống lửa. Anh muốn nhờ hơi lửa hong khô quần áo mình. Anh nhìn thấy mắt phải Chu Linh hơi đỏ, dường như cô vừa khóc. Mắt cô nháy lia lịa, như là muốn ra hiệu cho người nào đó.
Nháy mắt một hồi rồi Chu Linh đi ra cửa. Gia Khoan theo sát phía sau. Anh không nghe Chu Linh nói gì nhưng cho rằng cô nháy mắt với anh. Chu Linh bảo mẹ:
- Lúc nãy con đưa vải mưa, bụi rơi vào trong mắt, con đi tìm Viên Viên nhờ nó xem hộ đây. Giường con bị nước mưa làm ướt rồi, đêm nay con ngủ với Viên Viên.
Gia Khoan nhìn thấy một người đứng ở góc nhà đợi Chu Linh. Nhờ ánh đèn pin loé lên, anh nhìn rõ người ấy là Trương Phục Bảo. Hai người đi dưới mưa một đoạn đường rồi cả hai lẩn vào một chuồng bò. Trương Phục Bảo một tay cầm đen pin, một tay lật mi mắt phải Chu Linh lên, phồng mồm thổi phù một cái. Gia Khoan nhìn thấy môi thầy giáo cơ hồ dính vào mắt Chu Linh, rồi trong phút chốc cặp môi ấy dính vào mắt cô gái thật. Đèn pin như ông già đột nhiên tắt thở, trước mắt Gia Khoan tối đen. Anh nghĩ, mình tưởng Chu Linh nháy mắt gọi mình, thì ra cô ta cố ý cho mình xem trò vui của cô ta.
Tạnh mưa, trời hửng. Cái đầu trọc của Gia Khoan như quả bí ngô dựng ngược, lắc lư dưới ánh nắng chói chang. Anh thấy căm ghét mình, căm giận nhất là cái tai. Tai người ta là tai, tai mình nào có phải tai? Nghĩ như thế rồi tay trái anh giơ cao dao cạo sắc lẹm lên, cắt đứt luôn tai phải. Anh nghĩ, tai mình chỉ là đồ trang trí, đáng cắt đi cho chó ăn!
Sang thu, những chiếc lá to bằng bàn tay từ trên cây bay xuống, chúng giống như bàn tay người vỗ xuống đất và tiếng vỗ bồm bộp ấy vang lên khắp thôn. Rất nhiều bàn tay dính chặt vào đất, không còn trở về chỗ cũ được. Phải đợi đến mùa xuân năm sau, cây mới lại trổ tay khác. Gia Khoan nghĩ, lá rụng rồi sang năm lại mọc, tai mình cắt đi, làm sao còn mọc được đây?
Anh thấy tiếc nuối lá cây, sáng tinh mơ anh đã ra đầu thôn ngồi xổm dưới gốc cây phong, lá phong màu đỏ nhạt rơi vãi xung quanh anh. Tay anh như móng chân gà, bới đi bới lại trong đám lá phong, ánh mắt dõi theo bàn taỵ Cậu ta tìm cái gì thế nhỉ, Trương Phục Bảo nghĩ.
Từ ngoài thôn đi tới một người, lúc tới gần, Trương Phục Bảo mới nhìn rõ, đó là Vương Quế Lâm, người thôn bên. Quế Lâm đi tới gốc cây, hỏi Gia Khoan tìm gì? Gia Khoan đáp, tìm tai. Quế Lâm cười khẩy một tiếng, bảo:
- Sao lại tìm tai ở đây? Tai cậu bị chó nó xơi rồi, tìm làm sao thấy?
Quế Lâm đi vào thôn, Trương Phục Bảo lẩn vào lùm cây ven đường để tránh ánh mắt của cậu này. Trương Phục Bảo nghĩ, mình ỉa luôn ở đây cho xong, lúc ấy thằng Gia Khoan chắc cũng bỏ đi rồi. Lúc Phục Bảo xách quần từ sau lùm cây bước ra, Gia Khoan vẫn cắm cúi tìm cái gì đó, không hề có ý đi khỏi. Phục Bảo chửi thầm:
- Đúng là con gà mái già đáng ghét!
Phục Bảo quay nhìn về phía thôn, thấy Chu Linh đi đã xạ Ông ta nghĩ, thế là hỏng việc mất rồi. Nhất định là khi mình đang đại tiện, Chu Linh đã đi qua cây phong. Thấy ở dưới gốc cây là thằng Gia Khoan chứ không phải mình, cô ta liền quay trở về. Nếu Chu Linh nấn ná thêm nửa giờ nữa thì lỡ mất chuyến xe lên phố huyện.
Khoảng năm phút sau, Phục Bảo thấy học trò của mình là Lưu Quốc Phương chạy như điên từ đường cái vào. Tới gốc cây phong, thằng bé dừng lại chốc lát. Nó nhặt ba cái lá phong rồi chạy về thôn. Tiếng chân chạy thình thịch của thằng bé như đập vào tim Phục Bảo, khiến ngực ông ta căng cứng đến không chịu nổi.
Khi Chu Linh nghe Quốc Phương nói ở dưới gốc phong chỉ thấy Gia Khoan thôi thì cô lập tức đổi ý. Cô đã hẹn với Phục Bảo chín giờ sáng nay gặp nhau dưới gốc phong, sau đó cùng lên bệnh viện huyện. Nhưng khi cô vừa ra khỏi thôn thì thấy Vương Quế Lâm đi vào. Cô nghĩ, nhất định anh chàng này đã trông thấy Phục Bảo ở dưới gốc cây. Việc của mình với ông giáo đã bị người ta đồn đại, nếu mình không tránh đi, để Quế Lâm thấy mình ra khỏi thôn và thấy cả Trương Phục Bảo thì cậu ta sẽ nghĩ thế nào? Nghĩ thế rồi Chu Linh quay trở về nhà.
Để cho cẩn thận hơn, Chu Linh kéo thằng bé Lưu Quốc Phương đang chạy qua cổng nhà mình lại, bảo nó trở lại đầu thôn nhặt cho cô ba chiếc lá phong. Lấy xong ba chiếc lá phong màu đỏ nhạt, thằng bé bảo Chu Linh:
- Em thấy anh điếc Vương Gia Khoan tìm cái gì đó ở dưới gốc cây phong.
Chu Linh hỏi:
- Em có trông thấy ai khác không?
Quốc Phương lắc đầu, đáp:
- Không ạ.
Không lên được huyện, Chu Linh trở nên bồn chồn không yên. Bà mẹ tinh ý là Dương Phượng Trì chợt nhớ ra lâu rồi không thấy con gái giặt băng vệ sinh. Bà sờ tay vào bụng con gái, tay bà liền nẩy bật lên vì một tiếng kêu thét. Điều bí mật mang thai của Chu Linh bị tay mẹ sờ thấy trước tiên…
Phần 3
Chu Linh ra nhà xí, mẹ cô cũng bám theo. Bà hỏi đủ mọi thứ, hỏi đứa bé trong bụng cô là con ai. Tiếng hỏi đó như đàn ong mật bay quanh đầu cô, tránh không được mà đuổi cũng không đi. Câu hỏi như roi tre mảnh, không ngừng quật vào tay, lưng và đùi cộ Chu Linh cảm thấy khắp người căng cứng, không còn một chỗ nào thoải mái.
Chu Linh sợ phải nói. Cô nghĩ nếu được câm như Thái Ngọc Trân thì mẹ cô sẽ thôi, không tra hỏi nữa. Câm thì có thể thuận theo tự nhiên, không có trách nhiệm phải nói.
Dương Phượng Trì giơ một cái áo trẻ con, hỏi Chu Linh có thấy đẹp không. Chu Linh không đáp, mẹ cô bảo:
- Một đứa trẻ tốt tươi như thế, sao con nỡ phá thai? Mẹ sờ một cái mà sờ ngay được mũi của nó, cả cằm và chân, lại còn cả chim của nó nữa. Chỉ cần con nói tay đàn ông đó là ai thì cha mẹ bắt nó phải cưới con!
Bà Dương Phượng Trì đã chọn sách lược ngược hẳn với ý con. Bây giờ cả đến trẻ con cũng biết Chu Linh mang thai. Cô không dám ra khỏi cửa. Tan buổi học sáng, có mấy đứa học trò đi ngang qua nhà họ Chụ Bọn chúng bám vào những chỗ hở trên cánh cửa nhòm trộm Chu Linh ở trong đó. Chúng thấy cô như con gấu bị nhốt trong lồng, đi đi lại lại bồn chồn chẳng yên. Bọn chúng lấy làm vui thích được nhòm trộm cuộc sống của người khác qua khe cửa, quên cả về nhà ăn cơm trưa. Cho đến khi Gia Khoan và Ngọc Trân đi qua nhà họ Chu, bọn chúng mới chợt nhớ là phải về nhà.
Hễ có gì vui là bọn học trò lại muốn giở một trò gì đấy. Khi chúng nhìn thấy Gia Khoan, chúng lập tức vây lấy anh hò hét:
Vương Gia Khoan, đại lưu manh,
Làm người ta chửa chối sao đành!
Thái Ngọc Trân thấy bọn học trò vừa hò hét vừa nhảy nhót, những lời thô bỉ như gạch đá, như giầy rách ném vào người anh. Còn anh lại cười với bọn chúng và nhảy với chúng theo nhịp hò, bởi anh chẳng nghe thấy gì cho nên những lời lẽ ô nhục đó không hề làm thương tổn đến anh. Bọn học trò càng hò càng hăng, Gia Khoan càng nhảy càng phấn chấn, mặt anh đã lấm tấm mồ hôi. Thái NgọcTrân không nhịn được nữa, vung nắm đấm với bọn trẻ. Chúng bị cô đuổi ra xa, Gia Khoan mới cùng cô trở về nhà. Họ vừa đi được mấy bước, bọn học trò lại kéo đến. Chúng gào lên:
Thái Ngọc Trân là cô câm,
Cùng anh chàng điếc vui sắt cầm.
Đẻ ra thằng con vừa điếc lại vừa câm!
Thái Ngọc Trân quay lại đuổi theo thằng bé đầu têu, cô đuổi được mấy bước thì vấp phải hòn đá ngã lăn ra đất. Mũi cô đập vào đá chảy máu. Cô bò dậy trên đất, miệng quát lũ học trò nhưng không thành tiếng nói.
Đến mùa đông, Chu Linh tự giải phóng mình ra khỏi nhà. Cô mặc áo bông màu tươi tắn, trông càng tròn trục hơn hồi trước. Cô đến chơi mọi nhà, gặp ai cũng khoe mình sắp cưới. Họ hỏi cô cưới ai, cô đáp lấy Vương Gia Khoan. Có người hỏi:
- Vương Gia Khoan lấy Thái Ngọc Trân cơ mà?
Chu Linh đáp:
- Đấy là sống chung, không phải cưới. Họ không có cơ sở tình yêu, sao gọi là cưới được?
Hoa đào của thôn chỉ trong một đêm đã nở rộ, đỏ như máu, nhìn màu đỏ ấy mà như ngửi thấy mùi máu. Hoa đào năm nay sao nở sớm làm vậy? Chưa đến Tết đã nở bung.
Tay phó nháy quanh năm chụp ảnh ở vùng núi này là Triệu Khai ứng vào nhà Vương Lão Bính hỏi ông có chụp ảnh không. Ông cụ hỏi:
- Nghe giọng bác, có phải bác là ông phó Triệu chăng? Bác đã đến đấy à? Bao giờ trước Tết mấy ngày, bác cũng đến thôn chúng tôi bao giờ cũng đúng hẹn. Bác hỏi tôi có chụp ảnh không à? Bây giờ chụp ảnh còn để làm gì nữa? Mùa đông năm ngoái tôi còn nhìn thấy bác, mùa đông năm nay tôi không nhìn thấy bác được nữa, có chụp cũng phí đi. Bác đi tìm bọn trẻ mà chụp. Thằng Cu Đen, thằng Cẩu Tử và con Chu Linh, năm nào chúng cũng chụp đến mấy kiểu. Bác phó, bác ngồi chơi đã, tôi chỉ mải nói, quên cả mời bác ngồi chơi. Bác Triệu, bác đi đấy à? Sao bác không ngồi một lát đã?
Khi Vương Lão Bính vẫn còn mải nói thì Triệu Khai ứng đã đi rõ xa rồi. Đi theo ông ta là một lũ trẻ con và những người đã thay quần áo mới, chuẩn bị chụp ảnh.
Hoa đào dường như chuyên nở cho Chu Linh. Cô dẫn Triệu Khai ứng đi quanh quẩn trong rừng đào, những cánh đào màu hồng lả tả rơi xuống tóc và áo bông cô như tuyết. Mặt cô hồng hào hẳn lên vì vui sướng, chẳng khác nào được hoa đào nhuộm đỏ. Triệu Khai ứng bảo:
- Chu Linh, cô đứng cho ngay ngắn đi, cái máy ảnh này chụp được cả hơi thở của cô kia đấy!
Chu Linh đáp:
- Bác Triệu ơi, bác cứ chụp thoa? thích, cháu chụp cả mấy chục kiểu, chụp hết một cuộn phim mới thôi.
Nụ cười khác lạ cùng khuôn mặt hồng hào của Chu Linh in dấu lên cây đào năm ấy, sau này hễ nhìn đến hoa đào là người làng lại nhớ đến cô.
Chụp xong ảnh, Chu Linh đi tới nhà Gia Khoan. Từ sau đêm nước mưa rót xuống nhà cô đến nay, đây là lần đầu tiên cô bước qua cổng nhà họ Vương. Cô tỏ ra mệt mỏi, vừa bước vào cửa là nằm dài trên giường của Gia Khoan. Cô ngủ thoải mái trên giường anh chẳng khác gì ngủ trên giường nhà mình. Chỉ một lát sau khi ngả xuống, Ngọc Trân đã nghe thấy tiếng cô ngáy.
Ngọc Trân không chịu nổi tiếng ngáy của Chu Linh, lay cô ta dậy. Cô ta xua tay, Chu Linh nhìn thấy tay cô từ phía giường xua ra ngoài cửa, tỏ ý đuổi cô này về. Chu Linh nói:
- Đây là giường của tôi, cô ở đâu đến thì trở về chỗ ấy đi!
Câu nói ấy không hề làm Ngọc Trân sợ. Ngọc Trân ngồi phịch xuống giường làm ván giường rung rinh, phát ra tiếng kẽo kẹt. Ngọc Trân muốn xua đuổi Chu Linh bằng tiếng động đó. Chu Linh muốn đánh bại Ngọc Trân bằng cách nói luôn miệng bởi Ngọc Trân nghe được nhưng không thể nói. Cô nói:
- Tôi mang thai con của Vương Gia Khoan đấy! Hai năm trước tôi đã ngủ với anh ấy rồi. Cô ở đâu đến chúng tôi không cần biết, chỉ biết cô không thể ở mãi đây được!
Ngọc Trân đứng lên khỏi giường, khóc và chạy đi, sau đó đẩy Gia Khoan vào phòng. Chu Linh nói:
- Gia Khoan, anh là người tử tế, anh biết rõ đứa con trong bụng tôi là con ai. Anh không bán rẻ tôi, nên hôm nay tôi đến để lạy anh đây.
Nói xong, Chu Linh gục đầu lạy trên giường. Thấy thế, Gia Khoan biết cô ta muốn ở lại nhà mình, nhưng cô đâu có ngờ mộng tưởng đẹp đẽ của cô lại tan vỡ ngay trong lúc này. Gia Khoan nói:
- Cô có con với Trương Phục Bảo, sao lại đến tìm tôi? Cô đi đi, cô không đi tôi sẽ nói cho mọi người biết.
Chu Linh vội nói:
- Tôi xin anh đừng nói, ngàn lần đừng để cho mẹ tôi biết. Thôi tôi đi chết đây để mọi người khỏi phải bận tâm.
Chu Linh rút chân ra khỏi chăn bông, bước xuống giường, cô quờ mãi mới tìm thấy giầy. Lời Gia Khoan như một liều linh đan thuốc quý phát sinh tác dụng ngay đối với cộ Cô thử đứng dậy, thử đến mấy lần mà không sao ưỡn thẳng được tấm thân nặng nề. Gia Khoan thuận tay đỡ cộ Chu Linh nói:
- Gia Khoan ạ, tôi bây giờ đã là người điếc, chẳng còn nghe thấy gì hết và cũng chẳng còn sợ ai nữa!
Câu nói lướt qua của Chu Linh ở nhà Gia Khoan đã khiến Ngọc Trân nhớ kỹ, đó là câu: “Thôi tôi đi chết đây để mọi người khỏi phải bận tâm!”.
Ngọc Trân trông thấy Chu Linh cầm một đoạn dây thừng đi vào rừng đào đằng sau thôn. Sắc chiều toa? xuống bốn phía, chút ráng còn lại vương trên đỉnh núi. Đoạn thừng trong tay Chu Linh cũng vương ráng đỏ, như được cả mặt trời gác núi lẫn hoa đào nhuộm đỏ. Thái Ngọc Trân nghĩ: “Ban ngày cô ta còn chụp ảnh ở đây mà chiều tối lại tìm cách chết ở đây!”.
Bất chợt Chu Linh ngoảnh đầu lại. Thấy Ngọc Trân đi theo, cô cúi xuống nhặt một hòn đá dưới đất ném vào Ngọc Trân, mắng:
- Mày chẳng khác gì con chó, đi theo tao làm gì? Có muốn ăn cứt không?
Nghe tiếng chửi mắng, Ngọc Trân lùi lại. Cô do dự giây lát rồi chạy tới nhà ông Chụ Ông Chu đang quét sân, bụi tung mù mịt, khiến ông như đóng khung trong một đám bụi đầy. Ngọc Trân đưa hai tay vòng qua cổ mình rồi lại chỉ tay lên xà nhà. Ông Chu không hiểu ý cô, cảm thấy cô vướng bận cho công việc của mình nên khó chịu ra mặt. Như bị ai cào cấu trong lòng, Ngọc Trân vơ vội đoạn thừng treo trên tường tròng vào cổ mình, nhón gót lên; trong giây lát, người dài hẳn ra. Ông Chu gắt:
- Mày muốn treo cổ à? Muốn treo cổ thì về nhà mà treo?
Nói xong, ông quật một chổi vào mông cô, quét cô ra khỏi cổng nhà họ Chu.
Chỉ chừng hút xong một tẩu thuốc, bà Dương Phượng Trì đi hết nhà này đến nhà khác gọi Chu Linh. Tiếng gọi gấp gáp của bà Chu làm Ngọc Trân thấy sốt ruột vô cùng. Tay cô chỉ vào rừng đào đằng sau thôn, lại luôn tay chỉ quanh cổ. Bấy giờ ông Chu mới liên hệ những động tác rối rắm này với những động tác vừa nãy và cảm thấy tình hình có gì đó không ổn.
Những ánh đuốc như sao sa tiến vào trong núi, mọi người gọi to tên Chu Linh. Mãi đến sáng ngày thứ năm, như thường lệ Trương Phục Bảo ra giếng nước cạnh trường học lấy nước. Gầu múc nước va phải vật gì nổi lập lờ, mùi hôi thối thoang thoảng trên mặt giếng. Trương Phục Bảo về nhà lấy đèn pin soi xuống giếng và nhìn thấy xác Chu Linh. Lập tức ông ta buồn nôn mãi không thôi. Người trong thôn không ngại vất vả, họ thà đi xa hơn một chút gánh nước sông về ăn, còn cái giếng bên cạnh trường học này chỉ có gia đình Trương Phục Bảo sử dụng. Chu Linh chết đã năm ngày, gia đình ông ta cũng ăn năm ngày thứ nước thối đó.
Sáng hôm ấy nhà trường nghỉ dạy. Mấy ngày liền sau đó, Trương Phục Bảo vẫn bị xác chết ám ảnh, học sinh thấy thầy giáo vừa giảng bài vừa nôn oẹ, còn vợ thầy là cô giáo Diệu Dục Bình thì nôn đến mật xanh mật vàng. Cô giáo yếu đến nỗi không lên nổi bục giảng bài.
Sang xuân, Triệu Khai ứng mới đem ảnh chụp trước Tết trả cho người trong thôn. Ông ta cầm ảnh Chu Linh đến nhà mẹ cô đòi tiền. Bà Dương Phượng Trì nói:
- Chu Linh chết rồi, ông đi tìm nó mà đòi tiền.
Ông phó nháy vấp phải đinh, đang định bỏ ảnh Chu Linh vào lửa đốt hết thì Gia Khoan đi qua giật lại được. Anh bảo:
- Ông để ảnh ấy cho tôi, tôi trả tiền, tôi muốn giữ lại toàn bộ số ảnh.
°
Có một thứ tiếng gì rất lạ lăn qua lăn lại trên nóc nhà tựa như tiếng gió hú, lại như tiếng chuột chạy trên mái ngói. Bao giờ cũng tới lúc đêm khuya, người vắng, tiếng đó mới vang lên, Ngọc Trân bị tiếng đó làm cho không yên đến mấy ngày. Cô rất muốn leo thang lên mái nhà xem rốt cuộc đó là thứ tiếng gì, nhưng trong đêm tối nhập nhoạng, cô lại thấy sợ những tiếng động làm cô không yên đó.
Ban ngày, cô trèo lên cây đào đằng sau nhà xem xét rất kỹ mái nhà. Cô chỉ nhìn thấy mái ngói xám đen xô lệch, còn ngoài nắng ra, trên mái ngói chẳng có gì. Thấy thế, cô nghĩ đêm nay tiếng động đó sẽ không còn nữa, nhưng đến đêm, tiếng động đó lại đến, nó đánh thức cô đúng lúc cô thiu thiu sắp ngủ. Cô không cam chịu, thức suốt đêm cho đến lúc trời sáng. Một lần nữa, cô lại trèo lên cây đào. Hết lần này đến lần khác, cô dường như đếm khắp số ngói trên mái nhưng chẳng phát hiện được gì. Cô nghĩ, phải chăng tai mình có vấn đề?
Cùng lúc, Vương Lão Bính cũng bị tiếng động đó quấy rầy. Phản ứng thích hợp của ông đối với tiếng động làm ông khó ngủ là ngồi trên giường hút thuốc cả đêm và không ngừng đi tiểu vào thùng nước tiểu. Ông cảm thấy tiếng đó như lưỡi cưa, cưa vào óc ông. Ông nghĩ nếu ông không ngủ được thì có khi phát điên lên mất. Vừa nghĩ như thế ông vừa bình tâm nằm xuống, nhưng chỉ được một lát, ông lại ngồi dậy. Ông lần tìm chiếc đèn dầu ở đầu giường nhưng ông lại gạt nó rơi xuống đất. Tiếng đèn vỡ đuổi được thanh âm kỳ quái đó đi, nhưng sau một vòng, nó lập tức trở lại bên tai ông. Ông nghĩ phải tạo ra tiếng động để đuổi tiếng động, bèn luôn tay gõ ống điếu vào thân giường. Như một con chim gõ kiến cần cù, ông càng làm cho Ngọc Trân không sao ngủ được.
Rồi tiếng chim gõ kiến im bặt, Vương Lão Bính bắt đầu thay đổi sách lược bằng cách nói huyên thuyên, không có gì để nói cũng nặn ra mà nói. Ngọc Trân thấy bố chồng dần dần ngủ thiếp đi, tiếng ngáy thay thế tiếng nói. Nghe tiếng ngáy, Ngọc Trân như người đói lâu ngày bỗng nhiên ngửi thấy mùi cơm thơm.
Nhưng tiếng động trên mái nhà vẫn không hết hẳn, Ngọc Trân cầm đèn pin soi lên mái. Cô nhìn thấy đầu cột và rui mè đỡ ngói, nhưng không thấy vật phát ra tiếng động. Rồi tiếng động trên mái ngói chuyển xuống đất, dường như nấp trong hòm tủ. Cô mở hết cửa tủ, nắp hòm ra xem, chẳng thấy gì ở trong đó. Tiếng cô lật hòm, mở tủ làm kinh động Vương Lão Bính vừa mới chợp mắt. Ông già mắng:
- Muốn chết đấy à? Mãi tao mới chợp được mắt, mày lại đánh thức dậy thế?
Tiếp đó, khắp nhà im ắng lạ thường, Ngọc Trân nhón chân nhón tay, không dám làm gì phát ra tiếng động nữa. Lát sau, cô nghe tiếng bố chồng gọi:
- Con ơi vào đây đỡ bố dậy, chúng ta phải đi tìm xem tiếng động nấp ở chỗ nào.
Ngọc Trân lay Gia Khoan, anh trở mình nhưng lại ngủ tiếp. Cô lấy hết can đảm đi đến giường Vương Lão Bính, kéo ông đứng lên đi ra cổng. Đêm, gió rất to.
Họ đứng trước cổng lắng nghe một hồi, tiếng động kỳ quặc kỳ quái kia dường như từ sau nhà đưa lại. Họ đi ra sau nhà, bước vào cả rừng đào đằng sau núi. Ngọc Trân nhìn thấy Dương Phượng Trì quỳ dưới gốc một cây đào, tay cầm que gõ vào chiếc chậu sứ úp sấp, làm phát ra tiếng vang lan toả. Đèn pin chiếu vào người mà bà ta vẫn như không hề hay biết. Hai mắt nhắm, mồm lẩm bẩm, Ngọc Trân và Vương Lão Bính nghe ra bà ta đang chửi rủa Gia Khoan, bảo anh đã hại Chu Linh, khiến cô phải chết, vậy anh cũng không được chết yên chết lành, cả nhà anh sẽ chết tiệt giống….
Ngọc Trân nhằm vào cái chậu sứ đá mạnh một phát, cái chậu bay đi khá xạ Dương Phượng Trì mở mắt ra thấy ánh đèn sáng, sợ quá vừa bò vừa lăn ra khỏi rừng đào. Vương Lão Bính nói:
- Mụ này điên rồi. Bây giờ người chết không nói được, mụ ta lại đổ cứt lên người Gia Khoan. Chúng ta tuy nghèo đói nhưng không chết vì nghèo đói được mà có khi lại chết vì những thứ bẩn thỉu đó. Chúng ta phải dọn nhà thôi, ở càng xa họ càng tốt…
Phần 4
Gia Khoan đỡ cha qua cầu sang bờ bên kia, Ngọc Trân vác cuốc xẻng đi theo họ. Bờ bên kia, cũng là phía đối diện với thôn làng là bãi tha ma, ngoài tiết thanh minh ra, rất ít người qua sông sang bên đó. Sau khi qua sông, Vương Lão Bính dường như chỉ nhờ vào trí nhớ nhiều năm trước mà đi thẳng tới ngôi mộ của ông nội là cụ Vương Văn Chương. Đoạn đường này ông đi yên ổn, chính xác, không sai một ly, cứ như không hề bị mù. Gia Khoan không rõ cha đưa anh tới đây làm gì. Anh hỏi:
-Bố định làm gì đó?
- Bố đào mộ cụ con lên để lấy chỗ dựng nhà mới.
Ngọc Trân ra dấu đào đất với Gia Khoan nhưng anh lại tưởng cha vun mộ cho cụ tổ. Anh xẻ rãnh và nhổ cỏ trên mộ cụ Vương Văn Chương, còn lưỡi cuốc của Ngọc Trân lại bổ thẳng vào mộ. Thấy ngôi mộ cụ tổ sạt một bên dưới lưỡi cuốc của Ngọc Trân, chỉ lát nữa là sạt nửa mộ, anh hoảng lên, nghiêm mặt giật lấy cuốc trong tay vợ, sau đó anh xúc từng xẻng đất lên, đắp vào chỗ lở.
Không nghe thấy tiếng cuốc đất, Vương Lão Bính hỏi:
Không nghe thấy tiếng cuốc đất, Vương Lão Bính hỏi: chôn cùng với hai món đồ sứ, đó là hai thứ đồ cổ rất quý giá, con đào chúng lên đi, đào đi! Có phải Gia Khoan không cho con đào không? Con bảo nó nhìn bố đây!
Nói xong, Lão Bính làm một động tác đào đất. Động tác của ông kiên quyết, quả đoán, thậm chí là ra lệnh. Gia Khoan hỏi:
- Bố, bố bảo con đào mộ à?
Vương Lão Bính gật đầu:
- Tại sao? - Gia Khoan hỏi.
- Cứ đào đi! - Ông già đáp.
Ngọc Trân cúi xuống nhặt chiếc cuốc nằm ngang trên đất đưa cho Gia Khoan. Anh không nhận, ngồi xổm xuống bờ ngòi nhìn về thôn làng và mái ngói nhà mình. Anh nhìn thấy khói bếp các nhà bốc lên mái, bầu trời buổi sáng được khói trong suốt nhuộm thành màu xanh.
Cò lùa đàn bò ra khỏi thôn, có con gà nhà ai bay lên nóc nhà thầy lang Lưu Thuận Xương, nghênh đầu sải nước đi đi lại lại trên đó.
Cò lùa đàn bò ra khỏi thôn, có con gà nhà ai bay lên nóc nhà thầy lang Lưu Thuận Xương, nghênh đầu sải nước đi đi lại lại trên đó. đất, thong thả giơ lên rồi từ từ bổ xuống. Lưỡi cuốc bập vào đá, trượt khỏi mục tiêu, suýt nữa cuốc phải chân Ngọc Trân. Anh nghĩ hai người đã hạ quyết tâm phải đào ngôi mộ này nên đỡ lấy cuốc từ tay cha và bắt đầu làm công việc mà ngàn lần anh không muốn làm. Anh muốn được nhắm mắt lại, nghĩ nếu mắt cha không mù thì ông cụ không bao giờ lại bổ cuốc vào nơi mình từng thắp hương khấn vái.
nếu mắt cha không mù thì ông cụ không bao giờ lại bổ cuốc vào nơi mình từng thắp hương khấn vái. mộ này không có gì hết, cha anh nghe xong mộ này không có gì hết, cha anh nghe xong chôn xuống đây, trong quan tài có hai món đồ sứ rất tinh xảo, bây giờ làm sao một mẩu xương cũng không có thế nhỉ?
không có thế nhỉ? nhà cũ của họ bây giờ phơi trần giữa ban ngày.
Hôm dọn nhà, Gia Khoan vứt bỏ nhiều đồ cũ. Anh đập vỡ những chiếc hũ cáu cạnh vì dầu mỡ, chẻ tan mấy hòm gỗ nặng nề. Anh có mối thù hận tự nhiên đối với những thứ để lại từ ngày xưa. Chẳng khác nào một người đi xa, anh chỉ mang theo những thứ ắt phải dùng đến, hành trang gọn nhẹ lên đường.
đường. rồi đưa cho Vương Lão Bính. Ông già vừa giơ tay sờ đã tái hẳn mặt đi, nói:
- Đúng hai cái lọ này đây, bố tìm chính nó. Rõ ràng bố trông thấy hai cái lọ này được bỏ vào trong quan tài cụ, bây giờ lại ở đâu ra đây?
Người đến dọn đồ giúp bảo:
- Gia Khoan vừa mới thấy ở dưới gầm giường ông đấy!
Vương Lão Bính một mực nói:
- Không thể thế được!
- Không thể thế được! trước căn nhà trống trơn, họ chỉ thấy ông già họ Vương cười, cười không ngậm được miệng.
trước căn nhà trống trơn, họ chỉ thấy ông già họ Vương cười, cười không ngậm được miệng. cũ. Cầm đuốc trên tay, đột nhiên anh muốn khóc, mũi cay từng cơn, rồi nước mắt rơi xuống. Anh và bó đuốc đi trước, cha anh và Ngọc Trân theo sau. Cha anh ôm hai lọ hoa trong lòng, còn Ngọc Trân cẩn thận dìu ông.
Qua chiếc cầu gỗ nhỏ, Vương Lão Bính bảo Ngọc Trân kéo Gia Khoan lại, ông muốn cả nhà rửa sạch chân trước khi qua sông:
- Các con xuống sông mà rửa chân đi. Rửa sạch mọi đất cát bẩn thỉu, rửa sạch số xui, kể cả những gì trước đây cũng rửa kỳ hết.
- Các con xuống sông mà rửa chân đi. Rửa sạch mọi đất cát bẩn thỉu, rửa sạch số xui, kể cả những gì trước đây cũng rửa kỳ hết. và da đóng vẩy.
vẩy. vẩy. năm đã chính mắt nhìn thấy một nhà hàng xóm mất hút khỏi làng như thế đó.
năm đã chính mắt nhìn thấy một nhà hàng xóm mất hút khỏi làng như thế đó. Nước sông như người đi đường lọt nhanh qua ngón tay ông. Ông nhìn thấy những cái lá vàng nhạt và mấy ngọn cỏ úa trôi trên sông. ánh mắt ông vượt qua sông và dừng lại ở bức tường đất nhà Vương Lão Bính.
thấy những cái lá vàng nhạt và mấy ngọn cỏ úa trôi trên sông. ánh mắt ông vượt qua sông và dừng lại ở bức tường đất nhà Vương Lão Bính. nhà cũng chưa muộn, nhưng ông già Vương cứ vội vàng dọn sang ở như người trốn nợ, bây giờ rảnh rỗi họ mới lợp tiếp.
nhà cũng chưa muộn, nhưng ông già Vương cứ vội vàng dọn sang ở như người trốn nợ, bây giờ rảnh rỗi họ mới lợp tiếp. trên mái. Họ phối trên mái. Họ phối xuống, có hòn còn ném ra tận sông.
xuống, có hòn còn ném ra tận sông. Vương Lão Bính không ngừng cúi lưng, giơ tay, không hề gây nên một tiếng động nào. Nhìn họ, thầy lang cảm thấy nhữ em phim câm. Dưới ánh nắng, họ chỉ biết làm việc, động tác của họ mỏng manh, đơn lẻ như bay, hư ảo đến mức không ra động tác của người.
Chợt thầy lang nhìn thấy một viên ngói từ trên mái rơi xuống đập vào đầu Ngọc Trân rồi vỡ thành bốn năm mảnh. Thái Ngọc Trân giơ tay ôm đầu, ngồi thụp xuống đất. Thầy lang nghĩ nhất định đầu cô bị chảy máu bèn hướng về phía đó gọi lớn:
- Lão Bính, đầu Ngọc Trân có bị thương nặng không? Có cần tôi đến xem cho không? Có cần rịt lá thuốc không?
Nhưng phía ông ấy không có tiếng đáp lại, dường như họ không nghe thấy gì.
Gia Khoan từ mái nhà leo xuống, cõng Ngọc Trân ra bờ sông, lấy nước rửa máu trên mặt cho cộ Lưu Thuận Xương hỏi:
- Ngọc Trân, có sao không?
Gia Khoan và Ngọc Trân đều không đáp. Lưu Thuận Xương nhặt một hòn đá dưới chân ném về phía họ. Gia Khoan liếc một cái chỗ nước bắn lên rồi chui vào bụi cỏ tìm lá thuốc cho Ngọc Trân. Anh bỏ lá thuốc vào mồm nhai nát ra, tay phải lấy miếng thuốc đó rịt vào vết thương cho cô.
Một lần nữa Ngọc Trân lại nằm phục trên lưng Gia Khoan để anh cõng. Mặc dù con đường nhỏ trở về có mấp mô, Gia Khoan vẫn có thể vừa đi vừa nhảy trên đường, cứ như là vui sướng được cõng cô dâu từ nơi nào đó về nhà. Bị lắc xóc đến tụt xuống đất, Ngọc Trân đấm thùm thụp vào vai Gia Khoan rồi định vòng qua anh chạy về nhà trước, nhưng anh đã giơ hai tay ngáng đường. Cô đành phải bíu lấy hai vai Gia Khoan, cùng đi cùng nhảy với anh.
cùng nhảy với anh. già Vương cũng lần mò vào theo. Lưu Thuận Xương nhìn thấy cổng nhà họ khép lại không một tiếng động, ông nghĩ, lao động một ngày của họ đã kết thúc, họ thật hạnh phúc.
của họ đã kết thúc, họ thật hạnh phúc. bên ngoài có tiếng động, như gió thổi rơi vật gì đó treo trên tường. Cô vốn không chú ý mấy đến tiếng động đó, cô nghĩ ngói lợp xong rồi, nhà đẩy nhà, bây giờ có thể yên ổn đánh một giấc. Nhưng cô sợ quần áo phơi trên sào ngoài hiên có thể bị gió thổi bay, thế là cô trở dậy bước xuống giường.
là cô trở dậy bước xuống giường trưng đó ra khỏi cửa, quành sang chái nhà xem quần áo phơi trên sào. Quần áo vẫn ở nguyên vị trí cũ. Gió chỉ lay những ống tay áo đang duỗi thẳng, trông chẳng khác gì cánh tay người bị một người khác dùng sức vặn đi vặn lại. Cô muốn thu số quần áo này nên ngậm đèn pin trong mồm, hai tay với lên cây sào. Nhưng tay cô chưa với tới cây sào thì đã bị hai cánh tay to khoẻ ôm lấy. Kẻ này ôm cô vượt qua một con ngòi, qua hai ngôi mả rồi cả hai cùng lăn vào một lùm cỏ bên sông. Trong lúc bị lôi đi, đèn pin ngậm trong mồm cô bị rơi, nắp kính tròn hẳn bị vỡ nên công cụ chiếu sáng này trở thành kẻ mù loà, hai bờ sông tối om.
kính tròn hẳn bị vỡ nên công cụ chiếu sáng này trở thành kẻ mù loà, hai bờ sông tối om. kẻ này có râu. Hắn định tụt quần cô nhưng cô kéo lại, cả kẻ này có râu. Hắn định tụt quần cô nhưng cô kéo lại, cả đi. Rồi cô nghe thấy tiếng quần áo mình bị xé rách, cô móc cả mười ngón tay cào vào mặt hắn. Cô nghĩ, ngày mai mình phải đi tìm kẻ nào có khuôn mặt bị cào rách.
Cưỡng bức và chống trả kéo dài khá lâu, chợt Ngọc Trân bật ra mấy tiếng:
- Tao phải giết mày!
Cô như nhổ mấy tiếng đó vào mặt hắn, kẻ kia bật lên khỏi Ngọc Trân, co giò bỏ chạy. Cô nghe thấy người kia kêu:
- Mình gặp ma mất rồi. Đã câm sao còn nói được?
Tiếng đó hàm hô, Ngọc Trân không nhận ra là tiếng ai.
Khi cô trở về nhà, thắp được ngọn đèn dầu lên thì Vương Gia Khoan nhìn thấy bộ ngực bị thương và quần áo bị xé rách của cộ Anh gọi:
- Bố, vừa rồi Ngọc Trân bị cưỡng gian, quần áo bị dao chọc rách còn áo cũng bị xé tơi tả.
- Con hỏi xem đứa nào làm việc ấy? - Lão Bính nói.
Nói xong, ông già mới nghĩ là mình nói cũng vô ích, Gia Khoan đâu có nghe được? Ông thở dài, hướng sang gian bên gọi Ngọc Trân:
- Con qua bên này cho bố hỏi. Con không phải sợ, bố có nhìn thấy gì đâu?
Ngọc Trân bước tới giường ông già, cha chồng cô hỏi:
- Con có nhận rõ là đứa nào không?
Ngọc Trân lắc đầu. Gia Khoan nói:
- Bố, vợ con lắc đầu, lắc đầu là sao nhỉ?
Lão Bính hỏi:
- Con không nhận rõ hắn là ai, vậy con có để lại được dấu vết gì trên người hắn không?
Ngọc Trân gật đầu. Gia Khoan nói:
- Bố, vợ con gật đầu rồi.
- Con đó lại vết thương cho hắn ở chỗ nào? - Lão Bính hỏi.
Ngọc Trân làm dấu cào mặt, lấy tay sờ cằm. Gia Khoan nói:
- Bố ạ, vợ con đưa tay cào mặt và sờ cằm.
- Con cào mặt và cào cằm hắn à? - Lão Bính hỏi.
Ngọc Trân gật đầu rồi lắc đầu. Gia Khoan nói lại cho cha biết. Lão Bính hỏi:
- Con cào mặt hắn à?
Ngọc Trân gật đầu. Qua con trai, ông già hỏi tiếp:
- Con cào cả cằm hắn?
- Con cào cả cằm hắn? rạp quanh mồm cha chồng, Ngọc Trân đưa tay sờ râu ông. Gia Khoan nói:
- Vợ con sờ râu bố.
Lão Bính hỏi:
- Ngọc Trân, con muốn nói kẻ ấy có râu phải không?
Ngọc Trân gật đầu. Ông già bảo con trai:
Ngọc Trân gật đầu. Ông già bảo con trai: mù thì kẻ ấy dù có chạy lên trời, bố cũng sẽ lôi xuống. Con ơi, con đành chịu ấm ức vậy.
mù thì kẻ ấy dù có chạy lên trời, bố cũng sẽ lôi xuống. Con ơi, con đành chịu ấm ức vậy. và vương lại trên râu…
Phần 5
Bất kể ban ngày hay đêm tối, Gia Khoan đều để ý kẻ qua người lại. Tay anh cầm một cây gậy gỗ, khua trước mặt những ai muốn dòm ngó nhà anh. Anh nghi ngờ tất cả đàn ông, thậm chí nghi ngờ cả thầy lang Lưu Thuận Xương ngày nào cũng ra sông rửa lá thuốc. Ai từ bờ sông nhìn lâu vào nhà, anh cũng bực bội hoài nghi.
Ông già Vương bảo con dâu dỡ ván gỗ ở cây cầu bắc qua sông nhưng Gia Khoan không chịu. Anh khua gậy về phía Ngọc Trân đang chuẩn bị dỡ ván, anh tin chắc “con mèo hám mỡ” kia sẽ còn qua cầu. Anh bảo Ngọc Trân, anh sẽ đợi.
Gia Khoan kiên nhẫn đợi chừng nửa tháng, cuối cùng anh đã đợi được đến ngày báo thù. Anh nhìn thấy một người chạy qua cầu, lần mò về phía nhà mình. Tạm thời anh chưa nhìn được rõ mặt kẻ ấy, nhưng trăng đã soi tỏ chiếc áo trắng kẻ đó mặc trên người. Anh gõ gậy ba lần vào cửa sổ, đó là ám hiệu báo cho Ngọc Trân biết.
Người mặc áo trắng tới trước cửa nhà thì nhìn xung quanh rồi nhìn vào nhà qua khe cửa. Có lẽ hắn không nhìn thấy gì nên từ từ tiến đến cửa sổ phòng anh, nhón chân, thò cổ nhìn vào bên trong. Từ chỗ tối, Gia Khoan nhào tới, vụt ngang một gậy vào bắp chân người kia. Hắn như con châu chấu mùa thu nhảy khỏi cửa sổ nhưng chưa kịp đứng vững đã quỵ xuống đất. Kẻ đó toan bỏ chạy, nhưng vừa chạy đến, Gia Khoan đã gọi to:
- Bố, đánh nhanh tay vào!
Từ góc nhà thò ra một cái gậy gỗ, vừa hay nện một cú vào đầu kẻ kia. Hắn ôm đầu lăn lộn trên đất mấy vòng rồi đứng lên. Hắn nắm chặt một hòn đá trong tay, giơ lên định ném Gia Khoan, Ngọc Trân từ sau đống củi xông ra, cầm cây gậy đánh vào tay cầm đá, tay hắn lập tức rụt lại, đá rơi xuống đất.
Kẻ ấy bị họ đánh bò lê bò càng, không còn động cựa được nữa. Họ cầm đèn pin soi vào mặt hắn, Gia Khoan kêu lên:
- Thì ra là mày, Tạ Tây Chúc! Mày không đánh mạt chược nữa à? Mày chạy sang đây làm gì?
Tạ Tây Chúc mấp máy môi nói gì đó nghe không rõ. Ông già và Ngọc Trân không hiểu hắn nói gì. Ngọc Trân nhìn cằm hắn thấy có râu nhưng râu mềm và thưa, mặt hắn hầu như cũng không có vết cào. Cô nghĩ hay là vết cào trên mặt hắn đã lành lặn cả rồi? Gia Khoan hỏi cô:
- Có đúng là tên này hay không?
Cô lắc đầu, ý muốn nói, cả cô cũng không lấy làm chắc. Gia Khoan đột nhiên trừng mắt, cô như thấy mắt anh lồi ra, bèn lại gật đầu. Hai người kéo hắn qua sông, bỏ trên bãi bên kia. Họ nhìn Tạ Tây Chúc rồi đi giật lùi, lùi đến đâu dỡ ván cầu đến đó, rồi vứt hết ván lẫn xà xuống sông. Tiếng ván gỗ ùng ục chìm dần xuống đáy sông như người chết đuối.
Từ sau đêm Ngọc Trân suýt bị cưỡng gian, Vương Lão Bính cảm thấy ông và vợ chồng con trai hầu như trở thành một người. Cuộc hỏi đáp trước giường ông đêm hôm ấy đặc biệt để lại cho ông ấn tượng khó quên. Ông nghĩ, mình hỏi, Ngọc Trân gật hay lắc đầu, còn con trai thì nói lại những gì trông thấy cho ông nghe. Ba người giao lưu để hiểu nhau như thế đó. Tối hôm qua, ba cha con lại cùng nhau đối phó với Tạ Tây Chúc. Mặc dù ông không trông thấy, con trai không nghe thấy, Ngọc Trân không nói được nhưng cả nhà vẫn đánh gục được hắn. Ba cha con khác nào một người lành lặn. Nếu cả ba đã là một thì ông đánh con trai cũng là đánh ông, có mắng Ngọc Trân cũng là mắng ông. Bây giờ, ván cầu đã bị hai đứa dỡ hết rồi, nhà ta không cần phải qua lại với người bên làng nữa.
Trong những ngày nhàn rỗi, ông già Vương chỉ còn cách ngồi ở cửa nhà mình mà nghĩ miên man. Ông có rất nhiều ý tưởng nhưng không sao thực hiện được. Có lẽ ông phải ngồi nghĩ ngợi cho đến hết đời. Ông bảo Ngọc Trân:
- Nếu không có ai đến quấy rầy, được bình yên ngồi ở cửa nhà mình như thế này thì bố thấy cũng đủ lắm rồi.
Người trong thôn cũng không qua lại nhà họ. Gia Khoan và Ngọc Trân không muốn qua bờ bên kia. Cô cảm thấy tuy họ chỉ cách làng có một con sông nhưng tâm tưởng thì cách nhau xa lắm. Cô nghĩ thế là nhà mình thoát khỏi họ triệt để rồi.
Khoảng một năm sau, Ngọc Trân sinh được một thằng con trai rất hiếu động. Tiếng khóc to của nó khiến ông già Vương đứng ngồi không yên. Ông hỏi Ngọc Trân, con trai hay con gái? Ngọc Trân cầm bàn tay phải đầy chai của ông cẩn thận đặt lên trên chim thằng bé. Ông già mân mê chỗ thịt non nớt, mềm mại đó như mân mê cái tẩu mà ông yêu quý không rời. Ông nói:
- Bố phải đặt cho nó cái tên kêu nhất thiên hạ mới được!
Ông già nghĩ liền trong ba ngày để đặt tên cho cháu. Ba ngày ấy ông hầu như cơm không lên miệng, nước chẳng tới mồm, như đã trở thành một người khác hẳn. Thoạt đầu ông định đặt cho cháu cái tên Vương Chấn Quốc hoặc Vương Quốc Khánh, rồi ông lại định đặt tên là Vương Thiên Hạ! Nghĩ đi nghĩ lại, tính tới tính lui, cuối cùng ông bảo đặt tên Vương Thắng Lợi thế mà haỵ Ông và vợ chồng con trai cuối cùng đã có người nối dõi khoẻ mạnh, tai thính, mắt tinh, mồm miệng nhanh nhảu, sau này lớn lên, nó không còn gặp khó khăn nữa, nó có thể chiến thắng tất cả những gì mà nó cần đánh bại.
Cả buổi sáng, buổi trưa hay xế chiều những ngày thời tiết tốt, người ta thường thấy ông già Vương giơ cao thằng cháu Vương Thắng Lợi lên quá đầu, hướng về bên kia sông mà gọi “Vương Thắng Lợi!”. Có lúc thằng bé tè cả xuống đầu nhưng ông chẳng thèm để ý, ông chỉ mải đùa với cháu, gọi tên cháu. Nhà họ Vương bắt đầu có ít nhiều tiếng cười tự cấp tự túc của mình.
Nhưng Gia Khoan vẫn chưa biết cha mình đã đặt cho con anh một cái tên kêu đến thế. Anh chỉ biết dùng mắt để giao lưu với đứa trẻ. Đối với anh, tiếng cười là thứ xa xỉ phẩm mà anh không bao giờ với tới. Khi nhìn thấy đứa trẻ nhoẻn miệng tươi cười, sung sướng, anh nghĩ trong miệng ấy phải phát ra thành tiếng. Nếu nghe được những tiếng ấy, anh sẽ vui sướng như người có hàng nắm tiền trong túi. Thế là Vương Gia Khoan tự đặt tên là cho con là Vương Hữu Tiền. Cha anh nhiều lần ngăn cản, không cho gọi bằng tên đó, nhưng anh lại không biết nên gọi tên con thế nào. Anh không nghe được ba chữ Vương Thắng Lợi, thế là vẫn gọi con bằng Vương Hữu Tiền.
Vương Thắng Lợi lớn dần, mỗi ngày nó phải tiếp nhận hai cách gọi khác nhau. Ông nội gọi Vương Thắng Lợi, nó lập tức dạ ngay, bố gọi Vương Hữu Tiền, nó cũng phải thưa. Một hôm Vương Thắng Lợi hỏi ông:
- Ông ơi, vì sao ông gọi cháu là Vương Thắng Lợi, còn bố cháu lại gọi bằng Vương Hữu Tiền? Gọi như thế thì cháu là hai người à?
Vương Lão Bính giải thích:
- Cháu có hai tên, Vương Thắng Lợi và Vương Hữu Tiền cũng chỉ là một.
Thằng bé nói:
- Cháu không cần hai tên. Ông bảo bố cháu đừng gọi cháu là Hữu Tiền nữa, cháu không thích cái tên này.
Nói xong, thằng bé vung hai nắm đấm nhỏ xíu về phía Gia Khoan, nói:
- Bố đừng gọi con là Vương Hữu Tiền nữa! Con không thích bố gọi con như thế.
Gia Khoan ngơ ngác, không hiểu đã xảy ra chuyện gì. Anh gọi:
- Hữu Tiền, sao con lại vung nắm đấm với bố? Con định đánh bố đấy à?
Thằng bé chồm luôn lên người bố, dùng răng cắn vào tay bố, vừa cắn vừa nói:
- Con bảo không được gọi là Hữu Tiền cơ mà! Bố còn gọi nữa, con cắn chết đấy!
Vương Lão Bính nghe đánh bốp một cái, ông biết đó là tiếng Gia Khoan đánh con. Ông gọi:
- Thắng Lợi, bố cháu bị điếc đấy!
- Điếc là thế nào ạ? - Thằng bé hỏi.
- Điếc là không nghe được lời cháu nói!
- Thế mẹ cháu thì sao? Vì sao mẹ cũng không gọi tên cháu?
- Mẹ cháu bị câm!
- Câm là thế nào hả ông?
- Câm là không nói ra được, muốn nói cũng chẳng nên lời. Mẹ cháu muốn nói chuyện với cháu lắm nhưng không nói được đó thôi.
Lúc ấy Thắng Lợi nhìn thấy mẹ nó huơ tay trước mặt cha nó mấy cái, cha nó gật đầu, nói với ông già Vương:
- Bố ạ, Hữu Tiền cũng sắp đến tuổi đi học rồi.
Ông già mím miệng thở dài, bảo con dâu:
- Ngọc Trân, con khâu cho Thắng Lợi cái túi đựng sách vở. Qua hè thì cho con đi học.
Thấy mình bị bao vây giữa ông, cha và mẹ, Thắng Lợi lần đầu tiên thấy sợ vì những thanh âm và động tác kỳ quặc của ba người, người nó run bắn lên như con chim hoảng sợ, sau đó khóc nức nở.
Qua hè, Ngọc Trân hớn hở đưa con đến lớp học. Ngày đầu tan học về, ông già Vương và Ngọc Trân nghe thấy Thắng Lợi hát:
Thái Ngọc Trân là cô câm,
Cùng anh chàng điếc vui sắt cầm,
Đẻ ra thằng con vừa điếc lại vừa câm!
Nghe con hát, Ngọc Trân thấy ngực đau đớn như bị chiếc kim thép đâm đến hàng trăm nhát, cô thất vọng ngoảnh mặt đi, đau lòng kêu a a như con ngựa già. Cô không ngờ điều đầu tiên con mình học được lại là mấy câu vè ác độc đó. Đi học thế này chẳng thà không học còn hơn. Cô nghĩ miên man: “Mình cứ tưởng đã thoát được bọn họ, hoá ra vẫn y nguyên như trước!”.
Vương Lão Bính cầm ống điếu trên tay vụt về phía thằng cháu, vụt đến năm cái mới trúng vào Vương Thắng Lợi. Thằng bé nói:
- Sao ông lại đánh cháu?
Ông già mắng:
- Mày không bằng một thằng mù, điếc, câm! Không nên gọi mày là Vương Thắng Lợi, phải gọi mày là thằng Vương Bát Đản, là đồ con rùa hiểu chưa?
Thằng cháu đáp:
- Ông mới là Vương Bát Đản ấy!
Ông già hỏi:
- Mày có biết Thái Ngọc Trân là ai không?
- Cháu không biết!
- Chính là mẹ cháu đấy, còn anh điếc Vương Gia Khoan là bố cháu.
Thằng bé hiểu ra:
- Thế thì bài vè ấy chửi cháu, chửi cả nhà tạ Ông ơi, cháu phải làm thế nào?
Vương Lão Bính bỏ ống điếu vào miệng, nói:
- Cháu nghĩ xem nên làm thế nào thì làm.
Từ đó trở đi, Vương Thắng Lợi trở nên rầu rĩ trầm lặng, chẳng khác gì một thằng bé vừa mù, vừa điếc, vừa câm.
5/4/2004
Đông Tây
Dịch giả: Phạm Tú Châu
Nguồn: may4phuong.net/
Theo https://vnthuquan.net/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Hoàng hôn có nắng Nhà văn trẻ Hoàng Thị Trúc Ly vừa được bầu chọn làm hội viên mới Hội Nhà văn Việt Nam năm 2022. Chị sinh ngày 24.5.198...