Thứ Năm, 3 tháng 3, 2022
Thành ngữ và tục ngữ trong thơ nôm Hồ Xuân Hương
Thành ngữ và tục ngữ trong
Người ta thường bảo “Nôm na là cha mách qué”, thế
nhưng với thơ Hồ Xuân Hương thì đó lại là một ngoại lệ, bởi vì
người đọc nhớ Xuân Hương, yêu Xuân Hương lại chính từ cái sự “mách
qué” ấy. Nếu không có cái chất “nôm na”, “mách qué”, “xỏ xiên” đầy
tinh quái này thì có lẽ đã không có một Xuân Hương để cho người đời
chiêm ngưỡng và tôn vinh Bà thành Bà chúa thơ Nôm trong làng thơ Việt
Nam. Chính cái chất nôm na trong thơ của Bà đã tạo nên một chất men
xúc tác mãnh liệt trong lòng người đọc. Người ta ngây ngất, hỉ hả,
khoái trá với cái thứ ngôn ngữ “nhà quê, mách qué” như: đỏ lòm lom,
già tom, mân mó, tấp tênh, lún phún, le te, chín mõm mòm,... Tất cả
những cái đó hoàn toàn xa lạ với sự trau chuốt, gọt giũa, khuôn sáo
mà người ta thường bắt gặp trong ngôn ngữ thơ. Ngoài những đặc trưng
ấy, người ta còn bắt gặp ở Bà một biệt tài nữa trong việc vận
dụng tiếng nói dân gian trong thơ. Đó là việc đưa thành ngữ, tục ngữ
vào trong thơ, làm cho câu thơ trở nên giàu tính hình tượng, dễ nhớ,
và độc đáo hơn.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Trời cao cúi xuống Trần Quốc Toàn dạy học, làm báo, viết văn, đặc biệt ông là một trong những tên tuổi nổi bật của văn học thiếu nhi nư...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét