Bên dòng sông Trẹm 1
Chương 1
Thới Bình, một làng quê trù phú của quận Cà Mau và nằm cạnh
con sông Trèm Trẹm, muôn đời uể oải trôi với dòng nước đỏ một màu máu của miền
“rừng U Minh” đổ xuống.
Dưới thời Pháp thuộc, Thới Bình là một làng sầm uất, dân cư
đông đảo. Nhưng cũng như bao nhiêu làng quê Việt Nam khác, Thới Bình thôn thơ mộng,
thanh bình bị chiến tranh tàn phá đến ngày nay. Khi tiếng súng đã ngưng, Thới
Bình mới thật sự sống trong cảnh thời bình. Dân làng nô nức xây dựng lại những
gì đã bị chiến tranh tàn phá bao năm qua và hăng hái bắt tay vào công việc. Sự
hoạt động bắt đầu.
Dịp này, Thới Bình tiếp rước một nhóm người thành thị từ Cà
Mau, Giá Rai, Bạc Liêu đổ xuống để thử thời vận. Trong số người đi làm ăn xa
này, bà Triệu Phú là người đầu tiên đặt chân lên chợ Thới Bình.
Bà Triệu Phú, tên thật là Trần Sương Mai, con gái út của một
địa chủ ở Vĩnh Mỹ đã qua đời. Bà kết hôn với ông Triệu Phú, một đại thương gia
và một tay chạy việc bực nhứt ở quân châu thành Bạc Liêu. Ông Triệu Phú số phận
ngắn ngủi, qua đời trong một chuyến đi làm ăn xa ở Vạn Tượng vào năm 1947, để lại
cho vợ một đứa con trai 17 tuổi là cậu Triệu Vĩ đang học ban Tú tài toàn phần ở
Pháp năm đó.
Bà Sương Mai góa chồng từ đó. Bà không chịu tái giá, ở một
mình nuôi con và cai quản cái sản nghiệp kếch sù của chồng để lại. Năm nay bà
đã năm mươi tuổi nhưng chí hoạt động vẫn còn hăng say.
Bà Triệu Phú, người hiền hậu, biết thương kẻ nghèo khốn,
nhưng vô tình bà lại trở thành tàn ác, khắt khe vì tâm tính yếu đuối và đầu óc
phong kiến còn chứa chấp những tư tưởng cũ rích của những thế hệ xa lắc xa lơ
nào. Dù sao bà Triệu Phú cũng là kẻ đáng thương chớ không đáng trách, vì bà chỉ
là một trong những người còn sót lại của cái xã hội cũ mục nát nó đã đào tạo bà
và giáo huấn bà.
Đặt chân lên chợ Thới Bình, công việc trước nhứt của bà Triệu
Phú là tạo một ngôi nhà sàn vách ván rộng rãi nằm cạnh rạch Bà Đanh, cách bờ
sông Trẹm chừng 200 thước, để làm chỗ trú ngụ nhứt định cho gia quyến bà.
Xong xuôi công việc nhà cửa, bà vãi tiền ra xây cất một nhà
máy xay lúa gạo, một trại cưa dùng vào việc đóng ghe xuồng, và nhiều xưởng dệt.
Hầu hết thanh niên trai tráng và phụ nữ trong làng đều kéo đến làm công cho bà.
Làng Thới Bình chuyển sang cách hoạt động mới mẻ. Suốt ngày từ
sáu giờ sáng đến sáu giờ chiều, tiếng máy rầm rầm, tiếng lưỡi cưa nghiến gỗ
vang lên không ngớt, tạo nên một âm thành hỗn loạn nhưng rất vui tai.
Hàng trăm nhân công đem mồ hôi, lấy sức vóc ra đổi miếng cơm
manh áo và để làm giàu thêm cho bà Triệu Phú. Tất cả số nhân công đông đảo này
đều đặt dưới quyền cai quản của Năm Hương, tên quản gia trung thành của bà Triệu
Phú. Nói đến Năm Hương tức là nói đến hạng quản lý, thầy xếp, cặp rằng rất nịnh
bợ chủ và rất ác độc đối với lao động.
Năm Hương xuất thân là một tên cặp rằng nhỏ ở đồn điền cao su
Quản Lợi. Bản tính lưu manh, ba xạo dâm đãng, gã có đủ mọi tật xấu. Làm việc chẳng
bao lâu gã bị viên cặp rằng chánh tống ra khỏi đồn điền vì gã đòi “tiền nước” của
một số phu mới làm và còn định hãm hiếp con gái của một lão chuyên nghề lấy mủ
cao su.
Thất nghiệp nhưng thời may Năm Hương gặp gỡ ông Triệu Phú. Với
tính luồn cúi, nịnh bợ có sẵn, Năm Hương chiếm được cảm tình của ông Triệu Phú
ngay.
Đã có nhiều kinh nghiệm trong trường đời, Năm Hương lần nầy
giấu kín những tật xấu đê hèn của mình. Gã gắng sức làm việc, tỏ ra là người có
năng lực. Chẳng bao lâu Năm Hương nghiễm nhiên trở thành cánh tay mặt của ông
Triệu Phú và ngày nay là người quản gia tin cậy của bà Sương Mai và cai quản gần
trăm lao động.
Năm Hương giở ngay thủ đoạn bất lương, đạp đổ, áp bức và bộc
lộ rõ rệt những tánh xấu của gã. Gã đối đãi với thầy thợ bằng một cách sắt đá,
bạc ác. Hầu hết người trong sở đều ghét thù gã, chỉ trừ vài kẻ nịnh bợ về hùa với
gã để nương dựa thế lực.
Những tiếng kêu rên, hờn oán của anh chị em thầy thợ không lọt
đến tai bà Triệu Phú. Vả lại, bà Triệu Phú hoàn toàn tin cậy ở Năm Hương và
giao tất cả công việc cho gã. Và công việc vẫn chạy mạnh như thường. Bà Triệu
Phú chỉ lo sổ sách và xuất phát tiền bạc, còn ngoài ra bà không biết đến. Vì thế,
Năm Hương mới làm mưa làm gió, gây ác cảm với thầy thợ.
Tuy đã 35 tuổi và mặc dù tính vốn dâm đãng, Năm Hương vẫn
chưa có vợ con. Người ta cũng rất làm lạ về việc này. Người ta bàn tán lung
tung nhưng vẫn không khám phá được bí mật của Năm Hương. Đến cả bà Triệu Phú,
người sống gần Năm Hương lâu năm, cũng không rõ cuộc đời tình ái của gã.
Nhịp sống của Thới Bình thôn lặng lẽ xuôi một chiều êm ả cũng
như dòng nước sông Trẹm lờ đờ trôi.
Hoàng hôn lần lần phủ khắp nơi. Những tia nắng của mặt trời vừa
tắt hẳn ở chân mây. Nền trời trong vắt từ màu hồng đổi sang màu xanh lơ. Những
áng mây giang hồ bập bềnh trôi không định hướng. Những bầy chim giang thẳng
cánh bay hấp tấp trở về tổ ấm dệt thành nhiều hình linh động luôn luôn thay đổi.
Sức sống của làng Thới Bình lịm dần. Tất cả những thứ tiếng động
ầm ĩ bắt đầu ngưng bặt.
Chợ chiều đã lặn từ lâu nhưng trên con đường nhỏ nằm dọc theo
bờ sông quang cảnh vẫn còn nhộn nhịp. Các bà già, các thiếu phụ, các thiếu nữ lần
lượt kéo nhau từ chợ về nhà, quang gánh kĩu kịt trên vai, miệng huyên thuyên
bàn tán chuyện mua bán và giá hàng lên xuống.
Những bộ đồ vải đen thô sơ ngời lên trong bóng chiều đã tắt.
Những mái tóc dài bay phơ phất trong gió chiều nhẹ thổi.
Những đôi chân rảo bước thoăn thoắt trên mặt đường đất cứng gồ
ghề. Những vành nón lá nghiêng nghiêng. Cả một đám người này dệt thành một hàng
dài, đen sậm, trước còn nhiều, sau thưa dần rồi tản mác ra khắp nơi trong xóm.
Vào giờ này trên sông Trẹm náo nhiệt lạ thường. Mặt nước đang
im lặng thình lình nổi sóng gió vì những chiếc xuồng buôn bán băng dọc, ngang,
xuôi, ngược. Những mái chèo gỗ nhanh nhẹn quậy dòng sông làm nước văng tung
tóe.
Ở bên đò chợ, chiếc tam bản chở đầy hành khách lướt băng băng
sang bên kia bờ. Cô lái đò trẻ tuổi vừa đẩy mái chèo vừa tươi cười chuyện trò với
khách quen thuộc.
Nhiều đám trẻ nít tụ tập ở bờ sông trửng giỡn reo hò ầm ĩ
vang động cả một góc làng.
Xa hơn nữa, những cánh đồng bao la thẳng tắp chạy dài đến tận
chân trời. Không nhằm mùa lúa, quang cảnh đồng ruộng có vẻ trầm lặng. Những bó
rơm rạ nằm rải rác khắp mọi nơi trên mặt đất cứng nứt nẻ vì nắng cháy.
Một tốp thanh niên đi bắt cá ở vùng làng về sắp hàng dài theo
bờ đê, chạy mút tận ngọn đồi cỏ. Vài gã mục đồng chưa về vội, lững thững cỡi
trên lưng trâu và nghêu ngao hát những bài bát nên thơ của đồng quê Nam Việt.
Xa xa, những ngọn khói trắng xanh từ các nóc nhà tranh trong ấp
cuồn cuộn tỏa rồi tan rã trong gió chiều càng lúc càng thổi mạnh. Những rặng
cây xanh, xám ngắt lần lần, chứng tỏ khu rừng U Minh huyền bí sắp đắm mình
trong bóng tối dạ thần...
Kỹ sư canh nông Triệu Vĩ, con trai bà Triệu Phú đứng dựa lan
can trên gác phòng mắt nhìn bao quát khắp khung cảnh bao la của làng quê khi
hoàng hôn rủ bóng.
Triệu Vĩ vươn vai hít một hơi dài không khí trong sạch của đồng
ruộng. Tâm hồn chàng khoan khoái nhẹ lâng lâng, tự nhiên chàng chép miệng:
- Buổi chiều ở đồng quê thật đẹp! Chẳng gì đẹp hơn khung cảnh
thiên nhiên!
Triệu Vĩ xoa hai tay vào nhau và vơ vẩn mỉm cười.
Triệu Vĩ đã đậu cấp bằng kỹ sư canh nông ở Pháp. Chàng đến Thới
Bình thôn hai tháng rồi để phụ giúp mẹ già coi sóc công việc làm ăn.
Triệu Vĩ là một thanh niên trí thức ham hoạt động, tánh tình
vui vẻ, hiền lương, nhân đức. Chàng có tình thương tất cả mọi người. Chàng khác
hẳn với mẹ ở chỗ không phân biệt giai cấp. Chàng có tư tưởng tiến bộ. Luôn tỏ
ra thân mật và hết lòng giúp đỡ những gia đình bần hàn gặp hoàn cảnh quẫn bách.
Chàng thích giao thiệp vui đùa với anh em lao động, nông dân
hơn là với người trưởng giả. Tánh vốn ưa tìm những cách sống và tâm tư của mọi
hạng người nên Triệu Vĩ hiểu thấu đáo tất cả. Chàng nhận thấy người nghèo khó
có nhiều tánh tình tốt đẹp hơn hạng người giàu sang.
Khác hẳn với các thanh niên thời đại đang mải mê chạy đuổi
theo danh lợi, tiền tài, sắc dục, Triệu Vĩ chỉ thích một đời sống giản dị giữa
khung cảnh thiên nhiên của vũ trụ, bên cạnh những con người chất phác lam lũ,
và cố gắng tìm hết mọi cách để giúp đỡ dân nghèo. Chàng ngán những cảnh tranh
giành, đoạt lợi, xâu xé, giành giựt lẫn nhau của đám người sống quay cuồng
trong gió bụi đô thành.
Vì thế, sau khi đậu xong bằng kỹ sư canh nông, Triệu Vĩ vội
vã về Thới Bình thôn với hoài bão to tát. Chàng đã vạch sẵn một chương trình cải
tạo đời sống của nông dân, khuếch trương nông nghiệp.
Chàng chỉ còn chờ lúc ra tay làm việc cho xứng đáng với cái bằng
kỹ sư canh nông của chàng. Chàng nhứt định đi đúng quan niệm: “Học thành tài để
giúp ích cho xã hội chớ chẳng phải để xây danh lợi”.
Suốt hai tháng trời Triệu Vĩ sống cạnh anh em nông dân, chàng
đã hiểu được những ham muốn, những hy vọng của họ. Rồi chàng tự nhận thấy chàng
còn một trách nhiệm quá to tát, quá nặng nề. Nhưng tâm hồn chàng luôn luôn thảnh
thơi, trí óc chàng luôn luôn nhẹ nhàng.
Không khí của đồng quê làm dịu lòng người. Sống giữa nơi đây
có lẽ những dục vọng đen tối của con người cũng giảm bớt. Người ta thấy yêu
thương thiên nhiên, yêu thương nhân loại hơn là yêu thương những cám dỗ đê hèn
của xã hội phù hoa.
Triệu Vĩ thu phục được cảm tình của anh em nông dân rất nhanh
chóng. Họ ghét Năm Hương bao nhiêu thì thương mến Triệu Vĩ bấy nhiêu. Triệu Vĩ
không khỏi mừng thầm khi thấy mình thành công quá dễ dàng bước đầu tiên.
Tánh tình của anh em nông dân rất giản dị. Yêu thương họ,
giúp đỡ họ thì họ sẽ yêu thương và hết lòng với mình. Còn khắc nghiệt, bạc ác với
họ, họ sẽ căm thù và cứng đầu. Tâm hồn họ dễ hiểu lắm, nhưng chỉ tại người ta
không chịu hiểu đấy thôi.
Triệu Vĩ nhận thấy dòng sông Trẹm đỏ ngầu, những rặng cây
xanh thẫm, những cánh đồng xa ngút mây ngàn, những thôn nữ hiền lành còn đẹp và
thơ mộng gặp ngàn lần những tòa nhà cao ngất những đường phố huy hoàng, những
thiếu nữ thành đô diêm dúa.
Lòng Triệu Vĩ đã thiên về đồng quê mất rồi. Ở đây chàng tìm
được những cái mà ở kinh thành không bao giờ có được. Nhứt là về phương diện
luân lý và đạo đức. Ở đây còn giữ được nguyên vẹn một phần nào những cái tốt đẹp
của nền văn minh Á Đông cổ truyền còn sót lại.
Ở đây người ta không lạm dụng danh từ văn minh để mà dầy bừa
tất cả những cái gì tốt đẹp của tổ tiên để lại. Ở đây người ta không thu nhận
những món hàng văn minh nhập cảng của ngoại quốc một cách mù quáng điên rồ. Ở
đây người ta biết lọc lừa những cái đáng giữ lại và những cái đáng vất bỏ.
Tuy ở Thới Bình thôn chưa được bao lâu nhưng Triệu Vĩ đã yêu
say đắm nó, yêu cũng như chàng đã yêu cô gái quê Mỹ Lan suốt tháng trời nay. Lạ
thật, chàng trai học thức của kinh kỳ đã từng gặp không biết bao nhiêu bóng sắc
kiều diễm, thế mà chàng lại si tình một thôn nữ.
Mỹ Lan, cô gái quê của Thới Bình thôn... Người thôn nữ có
gương mặt tròn trắng trẻo, đôi mắt đen long lanh sáng biểu lộ sự thông minh tiềm
tàng: đôi má mịn màng hơi ửng hồng, đôi môi đỏ ướt lúc nào cũng như sẵn sàng để
nở những nụ cười dịu hiền bác ái. Mỹ Lan đẹp lắm, một vẻ đẹp thiên nhiên đóng
khung trong sự thùy mị và dịu dàng.
Sanh đẻ và lớn lên giữa lũy tre xanh và những con người chất
phác, tâm hồn Mỹ Lan chân thật và giản dị. Đầu óc nàng không xây những ảo vọng.
Nàng tin tưởng ở định mệnh và sống trong khuôn khổ nhứt định của tập quán và
phong tục Á Đông.
Mỹ Lan có theo học đến lớp nhứt ở trường chợ quận Cà Mau,
nhưng cái văn minh thành thị ở vùng đó vẫn không chi phối được tâm hồn và tâm
tính nàng.
Thôn nữ vẫn hoàn thôn nữ. Qua mấy năm trời chiến tranh, Mỹ
Lan và gia đình gồm có một cha già và một anh trai vẫn bám chặt lấy mảnh đất
chôn nhau cắt rốn để nhìn những sự tang thương của đất nước.
Sau chiến tranh, mái tóc của Mỹ Lan xanh thêm, cũng như tâm
trí nàng già thêm về sự hiểu biết.
Triệu Vĩ gặp gỡ Mỹ Lan. Hai người thông cảm nhau rồi yêu nhau
say đắm, yêu thầm lén.
Nhớ đến Mỹ Lan, tự nhiên Triệu Vĩ sung sướng mỉm cười.
Gió ngoài trời thổi mát rượi. Chưa đến giờ dùng cơm. Triệu Vĩ
chậm chạp bước xuống cầu thang. Chàng thả bách bộ dọc theo bờ sông vẩn vơ nhìn
những chiếc xuồng con lướt băng băng theo dòng nước.
Trại cưa và trại đóng xuồng đã ngưng hoạt động. Nhiều tốp thợ
lũ lượt kéo nhau về trò chuyện om sòm.
Triệu Vĩ bỗng nảy ra ý định đến thăm trại cưa.
Chàng vội rảo bước. Qua khỏi cửa chính, chàng nghe tiếng cãi
lầy dữ dội tự trong vọng ra.
Ngạc nhiên, Triệu Vĩ hấp tấp đi đến chỗ đám đông đang tụ họp ở
giữa trại. Chàng nghe tiếng Năm Hương sừng sộ:
- Anh không được nhiều lời, anh lãnh tiền của tôi anh phải
vâng theo lời tôi chớ không được quyền cãi. Anh hiểu chứ?
Tiếng của người thợ đáp lại với giọng hậm hực:
- Tôi không hiểu gì hết, tôi chỉ hiểu lẽ phải thôi. Thầy
không được phép bắt buộc tôi làm quá sức. Tôi là người cũng như thầy chớ phải
là máy móc đâu. Tôi đã đem bán cái sức lao động của tôi, nhưng thầy cũng không
được lạm dụng cái sức đó. Tôi là lao động, tôi hiểu rõ luật lao động và quyền lợi
của lao động. Tôi không phải làm biếng nhưng sức tôi chỉ làm được tới đó thôi.
Năm Hương cười ác độc:
- Anh không theo ý tôi, tôi bớt lương anh. Nếu anh cãi lầy nữa
tôi sẽ cho anh nghỉ việc... nghỉ việc rồi có mà chết đói giữa thời buổi này.
Anh thợ cưa vẫn to tiếng:
- Thầy phải trả lương đủ cho tôi! Thầy định bóc lột à? Thầy lầm
rồi! Thầy vẫn còn mê ngủ? Thầy nên nhớ người dân lao động bây giờ không ngu như
trước nữa đâu. Người lao động ngày nay biết đòi hỏi quyền lợi và biết chống lại
những sự áp bức, bóc lột bất công, người lao động đã đem mồ hôi và nước mắt để
làm giàu cho các thầy, các thầy không nên ăn cướp công khai cả đến mồ hôi và nước
mắt đó. Chánh phủ đã ban hành luật lệ cho lao động hẳn hoi. Thầy có giỏi thì cứ
xâm phạm đến.
Tiếng một anh thợ khác xen vào:
- Bóc lột sức của lao động là tàn nhẫn lắm thầy ơi! Thầy là
người gì! Hình như thầy cũng là một lao động như chúng tôi, và chỉ khác chúng
tôi ở chỗ, thầy là lao công trí óc, còn chúng tôi là lao công sức lực. Là lao
công với nhau đáng lý thầy phải bênh vực chúng tôi mới là phải, chúng tôi làm
mướn, thầy cũng làm mướn kia mà.
Thêm một anh thứ ba với giọng mỉa mai:
- Sau chiến tranh, con người lao động đã đổi khác nhiều. Thầy
đừng nên cố cản trở bánh xe tiến hóa của giới lao công.
Năm Hương giận quá hét to:
- Tôi không cần các anh dạy khôn tôi! Mấy anh làm nhiều, tôi
trả lương nhiều; mấy anh làm ít, tôi trả lương ít. Ai muốn phản đối thì hãy ra
khỏi trại cưa này.
Đám thợ đứng dậy vây quanh Năm Hương đồng thanh nhao nhao
lên:
- Chúng tôi phản đối tất cả!
Năm Hương đã núng chí nhưng còn ráng làm oai:
- Mấy anh cứng đầu hở!?
Cả đám thợ la ầm lên:
- Chúng tôi cứng đầu trong lẽ phải!... Yêu cầu thầy hãy dùng
lẽ phải mà đối đãi với chúng tôi!.
Thấy tình thế đã đến mức nghiêm trọng, Triệu Vĩ vội lướt tới
và nói lớn:
- Anh em đừng chộn rộn! Chuyện gì đấy?
Thấy Triệu Vĩ, đám thợ đang im lặng vì bình nhựt họ rất yêu mến
và kính nể chàng. Họ đứng vẹt hai bên nhường chỗ cho Triệu Vĩ và mừng rỡ reo
to:
- A!... Cậu Hai! Cậu Hai... mới đến!...
Chạm mặt với Triệu Vĩ, Năm Hương hơi xụ mặt nhưng cũng gượng
tươi cười chào hỏi:
- Cậu Hai mới đến?
Triệu Vĩ khẽ gật đầu, chàng rảo mắt nhìn quanh đám thợ và
khoan thai hỏi:
- Chuyện gì đã xảy ra giữa anh em và Năm Hương vừa rồi.
Năm Hương vọt miệng đáp trước:
- Anh Bảy Lăn cưa không đủ số cây nhứt định hàng bữa, tôi
trách móc anh ấy sừng sộ lại với tôi.
Người thợ cưa tên Bảy Lăn phản đối:
- Thầy Năm nói không đúng! Theo lệ mỗi ngày tôi phải cưa xong
một phần tư cây súc ra làm nhiều mảnh ván nhỏ. Nhưng thình lình hôm nay thầy
Năm bắt buộc tôi phải cưa hơn một phần tư cây súc. Cậu Hai thử nghĩ xem làm sao
tôi cưa nổi? Tôi là người chớ có phải là máy đâu, mấy anh bạn làm chung chứng
thật cho lời nói của tôi!
Đám thợ hò nhau nói:
- Chúng tôi chứng thật cho câu nói của anh Bảy Lăn!
Bảy Lăn nói tiếp:
- Bắt bẻ tôi không cưa đủ số cây mà tôi không thể làm nổi, thầy
Năm đòi bớt lương và cho tôi nghỉ việc.
Triệu Vĩ đã hiểu rõ đầu đuôi câu chuyện. Đã dư biết tính khắc
nghiệt và ác độc của tên quản lý. Triệu Vĩ nghiêm giọng nói:
- Những chuyện mà anh Bảy vừa nói đều là sự thật cả chứ chú
Năm?
Bị hỏi bất thình lình, Năm Hương lúng túng:
- Cậu đừng nghe lời... Anh ấy vu oan cho tôi.
Triệu Vĩ trỏ đám thợ vây xung quanh:
- Có ai làm chứng cho chú? Còn anh Bảy có cả một số đông!
Càng lúc Năm Hương càng bị dồn vào ngõ bí, gã ấp úng nói
không ra lời. Gặp dịp may hiếm có để sửa trị tên quản lý ác hiểm, Triệu Vĩ cao
giọng:
- Chú Năm, đây thật là một câu chuyện đáng tiếc. Theo nguyên
tắc và luật lệ lao động hiện hành. Chú không được quyền ép buộc anh Bảy làm việc
quá sức của ảnh. Anh Bảy làm tròn bổn phận của ảnh là được rồi. Thời đại này
không giống như thời đại trước nữa. Giữa chủ và nhân công cần phải có sự hợp
tác chân thành chặt chẽ. Sự bất công và bạo lực không bao giờ tồn tại, chỉ gây ở
lòng người sự phẫn uất thì rất là khốc hại. Anh em lao công nghèo nên mới mang
sức lực và mồ hôi để đổi bát cơm manh áo. Chúng ta được giàu sang, sung sướng
là nhờ ở anh em. Chúng ta nên biết ơn và đối đãi hợp lý với anh em. Chú Năm hẳn
dư biết luồng gió chiến tranh vừa rồi đã quét sạch tất cả những cái bất công,
tàn ác, vô nhân đạo của những chế độ xã hội mục nát cũ còn sót lại. Anh em lao
công đã tiến bộ rất nhiều; họ đã hiểu biết quyền lợi của họ, họ biết đoàn kết,
đòi hỏi tranh đấu để bênh vực lẫn nhau. Hãy thương yêu nhau và giúp đỡ nhau,
chú Năm ạ, vì đấy mới chính là chân lý của con người.
Triệu Vĩ ngừng câu nói một giây để nhận xét ảnh hưởng của câu
khuyên nhủ vừa rồi của mình. Chàng hạ thấp giọng nói tiếp:
- Từ ngày về đây tới giờ tôi nhận thấy chú đối đãi với anh em
không được thân mật và hơi nghiêm khắc.
Không muốn làm chạm tự ái của Năm Hương nên Triệu Vĩ lựa lời
nói nhỏ nhẹ:
- Không nên hành động như thế nhé chú Năm. Bao giờ anh em
không làm tròn bổn phận chừng ấy chú Năm hãy nghiêm khắc với họ. Thôi, tôi xin
xử huề vụ xung đột nhỏ nhen này. Chú Năm hãy trả lương đủ cho anh Bảy và hai
người bắt tay nhau cười xem nào!
Những lời khuyên nhủ thân ái và xác đáng của Triệu Vĩ không
làm cho một hạng không có tinh thần phục thiện như Năm Hương hài lòng. Trái lại
gã cho là Triệu Vĩ cố ý làm nhục gã trước mặt anh em thợ thuyền.
Căm giận Năm Hương nói lớn không còn kiêng dè Triệu Vĩ:
- Nhân đạo như cậu công việc không bao giờ tiến mạnh và sẽ sạt
nghiệp mất thôi. Tôi đã làm lợi cho bà chủ nhiều. Cậu còn trách cứ gì nữa. Cậu
mới về không biết gì hết, nhưng cậu cứ can thiệp vào chuyện riêng của tôi và
bênh vực bọn thợ. Rồi họ sẽ lộng hành ai mà cai quản nổi.
Triệu Vĩ cười nhẹ:
- Chú Năm, tôi chỉ muốn chú làm lợi cho chúng tôi bằng cách
lương thiện và hợp lẽ. Tôi không bằng lòng hành động của chú. Từ nay trở đi tôi
không muốn thấy chú có chuyện xích mích với anh em thợ nữa. Biết trọng quyền lợi
của họ thì họ mới biết tôn trọng lại quyền lợi của mình chứ. Thôi, chào chú.
Triệu Vĩ từ giã anh em thợ và nhanh nhẹn rời khỏi trại cưa.
Đám thợ nhiệt liệt hoan hô chàng giữa sự căm tức cực độ của Năm Hương.
Tên quản lý quắc đôi mắt đỏ ngầu nhìn hút theo bóng Triệu Vĩ
và gã nghiến răng ken két.
Chương 2
Con trăng mười sáu tròn vành vạnh đã vượt khỏi đầu những ngọn
dừa cao vút. Ánh sáng trong xanh bàng bạc bao phủ khắp vạn vật, và đổ xuống
tràn ngập khắp mọi nơi.
Một đêm trăng sáng thanh bình! Miền quê hớn hở chào đón ánh
trăng xanh, mà ngày nay nó đã thay đổi hẳn màu áo. Ngày xưa, trăng ly điếu loạn
trăng tang tóc, buồn ủ rủ. Ngày nay, trăng thanh bình về với đồng quê, về với
những manh áo vải suốt đời, suốt đời sống yên lành với số phận - những con người
áo vải không đòi hỏi nhiều: họ chỉ muốn có cơm ăn, áo mặc và hòa bình. Thế
thôi!
Thới Bình thôn đắm chìm trong yên lặng.
Ánh trăng chiếu xuyên qua kẽ lá của những cây công lâu đời và
rơi đổ trên mặt con đường đất trải dài theo ven sông. Dòng sông Trẹm mơ màng lặng
lờ chảy. Vầng trăng in đáy nước. Những cụm lục bình uể oải trôi. Hai bên bờ, những
hàng dừa nước de ra ngoài sông và rủ lá xuống mặt nước.
Thỉnh thoảng một chiếc ghe thương hồ hiện ra với những mái
chèo loang loáng quậy sóng và đập vỡ vầng trăng tròn ra muôn nghìn mảnh vụn.
Những dãy nhà nằm dọc theo hai bên bờ sông đều đã đóng kín cửa.
Ánh sáng lù mù của mấy ngọn đèn dầu le lói rọi ra khỏi liếp và tan mất trong
ánh trăng buồn. Có vài tiếng trẻ tập đánh vần ê a vọng ra chen lẫn với vài giọng
ru con ảo não.
Những túp lều xa chợ, những nhà nhỏ thuộc ấp láng giềng ẩn hiện
lờ mờ gần như biến mất trong những rặng cây xanh.
Đâu đây tiếng chó sủa, trăng buồn... Tiếng chày giã gạo nện
thình thịch rơi thõng vào cái không khí yên lặng. Lâu lâu từ Linh Sơn Tự vọng lại
một hồi chuông công phu rên dài trong đêm vắng.
Sự sinh hoạt nhộn nhịp của dân quê đã tắt hẳn.
Trăng cứ lần lần lên cao.
Cách xưởng dệt của bà Triệu Phú chừng năm trăm thước, hai
bóng đen đang vẹt lau sậy đi lần theo bờ sông Trẹm. Họ chậm chạp bước trong ánh
trăng vàng để đến nơi hẹn hò thường lệ của họ.
Gió thổi mơn man làm bay hai mái tóc xanh lấp loáng ánh trăng
mờ.
Không ai bảo ai. Triệu Vĩ và Mỹ Lan đồng dừng chân trước một
cây trồng lâu đời mà hơn nửa phần thân cây và tảng lá de hẳn ra ngoài sông. Hai
người ngồi xuống đám rễ cây bò chằng chịt trên mặt đất. Ánh trăng loang lổ trắng
đen rơi rác lác xuống mình họ.
Triệu Vĩ mở đầu câu chuyện:
- Trăng đêm nay đẹp quá em nhỉ?
Mỹ Lan mỉm cười, gật đầu:
- Trăng rằm mà!
Nhẹ nắm tay người yêu, Triệu Vĩ âu yếm hỏi:
- Chúng ta yêu nhau đã mấy mùa trăng rồi hở em?
Mỹ Lan đáp không nghĩ ngợi:
- Nếu em nhớ không lầm thì chúng ta yêu nhau... mùa này nữa
là hai mùa!
Triệu Vĩ vẩn vơ:
- Yêu nhau đã hai mùa trăng!... Cũng nhiều và cũng ít!...
Không hiểu nổi câu nói kín đáo của tình nhân, Mỹ Lan ngây thơ
hỏi:
- Anh nói gì em không hiểu? Cũng nhiều và cũng ít là thế nào?
Triệu Vĩ đáp:
- Nhiều, nghĩa là chúng ta đã yêu nhau tha thiết và say đắm.
Còn ít, nghĩa là... chúng ta phải yêu nhiều thêm nữa.
Mỹ Lan bật cười:
- Anh tạo nên cái vòng lẩn quẩn khó hiểu quá!
Triệu Vĩ nghiêng đầu lên vai Mỹ Lan:
- Đêm đã khuya rồi và gió cũng đổi chiều, em có lạnh lắm
không?
Mỹ Lan đáp xa xôi:
- Anh ạ! Cái lạnh của gió tạo nên không đáng sợ đâu, chỉ có
cái lạnh của lòng do những mối tình tạm bợ tạo ra mới đáng cho người ta sợ
thôi.
Hiểu ý người yêu, Triệu Vĩ cương quyết:
- Chuyện ấy không bao giờ xảy đến với mối tình chân thành của
chúng ta.
Mỹ Lan ngước mắt nhìn trăng và hoài nghi nói:
- Biết đâu!... Biết đâu phải không anh? Cái gì ở trên cuộc đời
này hôm nay cũng có thể xê dịch được. Nhất là lòng người dễ thay đổi lắm, anh ạ!
Những cái say đắm nhứt lại là những cái chóng phôi pha nhứt... Một nhà văn nào
đã viết như thế!
Triệu Vĩ tỏ vẻ không bằng lòng;
- Thế em luôn luôn nghi ngờ lòng dạ anh? Em hoài nghi mối
tình của chúng ta?
Thấy Triệu Vĩ hờn giận, Mỹ Lan xuýt xoa chịu lỗi:
- Anh tha lỗi cho em, em chẳng có ý nghĩ ám muội nào trong
câu nói vừa rồi đâu. Em tin tưởng chúng ta chẳng bao giờ quên nhau mặc dù gặp
phải hoàn cảnh khó khăn nào đi nữa. Và lòng chúng ta sắt son giữ trọn lời thề.
Mặt Triệu Vĩ tươi tắn lại, chàng lẩm bẩm:
- Giữ vẹn lời thề!... Phải, chỉ có những lời thề gắn bó mới
đáng quý trọng và bền vững mãi với thời gian!
Mỹ Lan nhặt một viên đá cuội ném xuống nước. Mặt sông phẳng lặng
như chiếc gương vàng vụt nhăn nhó lại và lần lần lan rộng ra thành hình vòng
cung.
Triệu Vĩ khẽ tát yêu lên má tình nhân:
- Em nghịch lắm! Làm vỡ mảnh trăng vàng, chẳng sợ chị Hằng
Nga trách móc!
Mỹ Lan trỏ tay xuống dòng nước và vui vẻ:
- Nhưng mảnh trăng đã tự hàn gắn nguyên lành lại được rồi.
Còn lòng người, lòng người một khi bị thương có tự hàn vá lại được không anh?
Triệu Vĩ đăm chiêu đáp:
- Có thể hàn vá lại được nhưng hơi khó, vì dù sao nó cũng còn
sót lại những vết tích.
Mỹ Lan nối lời người yêu:
- Và còn một niềm đau khổ vô bờ bến nữa, anh ạ.
Triệu Vĩ định nói lãng sang vấn đề khác nhưng Mỹ Lan vẫn bàn
bạc đến chuyện ái tình.
- Anh à, tương lai của chúng mình sẽ ra thế nào? Khổng hiểu
sao em luôn luôn lo ngại. Chẳng phải em không tin ở lòng dạ anh, nhưng em nhận
thấy khó khăn quá.
Tỏ vẻ không hài lòng, Triệu Vĩ hỏi gắt:
- Em thấy chuyện gì khó khăn?
Ngập ngừng một giây, Mỹ Lan đáp:
- Thành phần giai cấp của chúng ta không đều nhau. Em sợ mẹ
không bằng lòng đứng ra tán thành cuộc hôn nhân của chúng ta.
Triệu Vĩ an ủi người yêu:
- Em đừng lo ngại viễn vông, hôn nhân của chúng ta sẽ thành tựu
một cách đẹp đẽ. Mẹ rất thương anh, mẹ sẵn sàng chiều theo ý muốn của anh. Giữa
thời buổi này, thành phần giai cấp không còn thành vấn đề nữa. Đôi trai gái nếu
thật yêu nhau là có thể kết làm chồng vợ được.
Người tay lấy nhau vì ái tình, vì hiểu biết nhau, vì đồng ý,
chứ có phải lấy nhau vì địa vị đâu. Giai cấp chỉ có thể ngăn trở những đôi lứa
nhút nhát, thiếu nghị lực.
Còn chúng ta đều là những kẻ có tư tưởng tiến bộ đầy đủ cương
nghị và giàu lòng hy sinh. Tại sao chúng ta lại không đạp đổ bức tường giai cấp
lỗi thời đó? Đã biết bao trai gái hèn nhát, thiếu can đảm sa chân vào cạm bẫy của
đẳng cấp để làm hư hỏng cuộc đời mình và hại luôn đến cuộc đời kẻ khác nữa.
Cha mẹ sanh ta ra, nuôi nấng ta lớn khôn, gây dựng cho ta nên
người. Cha mẹ có quyền tất cả đối với con, nhưng cha mẹ phải để cho ta tự do lựa
chọn người bạn đời.
Chúng ta chọn lựa và cha mẹ hợp tác. Cha mẹ hiểu được tính
tình và bản năng của con nhưng cha mẹ có bao giờ hiểu nổi tình yêu của con. Cái
phương thế đặt đâu ngồi đó, hôn nhân do cha mẹ trọn quyền định đoạt ngày nay
không còn cái lý do nào để tồn tại nữa.
Hôn nhân là gì? Hôn nhân chẳng phải là một tổ chức, một sự sắp
đặt dưới quyền chỉ huy của một hoặc nhiều người - mà hôn nhân chỉ là một chuyện
tự do, một cái nguyên cớ để cho đôi trai gái đồng tánh tình, đồng sở thích, đồng
hoài bão yêu nhau tha thiết và chân thành - bắt tay nhau cùng xây hạnh phúc
riêng cho đời mình và cung cấp đào tạo những mầm non cho xã hội.
Ngừng một lúc, Triệu Vĩ trầm trầm nói tiếp:
- Có những cuộc hôn nhân gò ép, gượng gạo; có những người đàn
bà, chẳng bao giờ yêu chồng, có những người đàn ông chẳng hề yêu vợ, có những đứa
trẻ được sanh ra chỉ do những phút hợp tác phù hợp về xác thịt một cách bất đắc
dĩ của cha mẹ chúng; có những gia đình thiếu thốn tình yêu thương và lần lần đi
đến mức đổ vỡ... Tất cả những chuyện đó, ai chịu trách nhiệm?
Triệu Vĩ ngồi hăng hái nói một thôi dài trông hùng hồn, như một
diễn giả đang đứng trên sân khấu nghị luận về một vấn đề thiết yếu của xã hội.
Mỹ Lan ngồi nghe chăm chú như một thính giả đang mê tài hùng
biện của diễn giả.
Tuy ngoài miệng Triệu Vĩ nói thế nhưng trong lòng chàng không
khỏi lo ngại. Chàng dư biết hoàn cảnh gia đình chàng không bao giờ cho phép
chàng cưới Mỹ Lan. Nhất là bà Triệu Phú, mẹ chàng - một người đàn bà phong kiến
còn mang nặng đẳng cấp hẹp hòi.
Chính bà mới là bức tường kiên cố ngăn cản Triệu Vĩ chung sống
với Mỹ Lan.
Chẳng phải riêng gì Triệu Vĩ lo ngại thôi, Mỹ Lan cũng nơm nớp
lo âu. Nàng nhận thấy mình đã làm một chuyện mạo hiểm. Yêu một chàng trai học
thức giỏi, địa vị cao trong xã hội, con nhà giàu sang - họa chăng Mỹ Lan đã thấy
nhan nhản trước cặp mắt những đôi tình nhân dang dở vì trái ngược đẳng cấp,
nhưng chẳng hiểu sao nàng cũng vẫn yêu Triệu Vĩ.
Ái tình, lạ lùng thật! Hơn nữa, Mỹ Lan đặt tất cả lòng tin ở
Triệu Vĩ vì nàng thấy rõ Triệu Vĩ yêu nàng say đắm và chân thành. Nàng còn thấy
ở Triệu Vĩ một thanh niên khác thường, có một tâm hồn đặc biệt. Mỹ Lan tin ở
chân tình của người yêu, tin ở cái đà tiến hóa của xã hội hiện tại không cho
phép người ta bo bo giữ chặt những tư tưởng đẳng cấp lầm lẫn.
Một cô gái quê như Mỹ Lan mặc dù trí óc nàng đã trưởng thành
trong chiến tranh vừa qua, nhưng nàng đâu có hiểu nổi những uẩn khúc của lòng
người: Những con người đã được cái xã hội phù hoa tạo nên. Dù sao Mỹ Lan cũng vẫn
còn giữ được sự nhẹ dạ và dễ tin, bản tính thiên nhiên của mọi người con gái. Bộ
óc giản dị của nàng đã tính toán tình yêu một cách dễ dãi.
Đôi tình nhân ngồi yên lặng bên nhau, chưa ai mở miệng nói một
lời nào. Tâm tư cả hai đều lo sợ. Hai bộ óc đang suy nghĩ khác nhau.
Giây lâu, Mỹ Lan nói trước để phá tan bầu không khí im lặng
khó chịu:
- Anh Triệu Vĩ ạ! Dù sao em cũng hoàn toàn tin cậy ở anh. Mối
tình của chúng ta sẽ đi đến kết cuộc một cách êm đẹp. Tình yêu luôn luôn mở đầu
cho tình chồng vợ. Và mục đích thiêng liêng nhứt của ái tình cũng chỉ là hôn
nhân.
Triệu Vĩ gượng mỉm cười để cho Mỹ Lan khỏi nghi ngờ sự lo sợ
đang ngấm ngầm xâm chiếm lòng mình. Chàng hạ thấp giọng nói một câu yếu đuối gần
như mất hết can đảm và tin tưởng:
- Anh cũng tin như thế! Mỗi người đều có số mệnh riêng.
Mỹ Lan không giấu được vẻ ngạc nhiên, nàng hỏi nhanh:
- Anh cũng tin ở định mệnh nữa à? Người ta nói đến định mệnh
là chỉ để tự an ủi một khi gặp phải những gì ngang trái, tan vỡ, bó buộc mà nó làm
cho mình bất mãn. Cứ mãi tin ở định mệnh mình sẽ hèn yếu mất, anh ạ! Riêng em,
em cho rằng định mệnh là do ta chứ chẳng phải do ở trời. Mỗi con người đều có
thể tạo riêng cho mình một số mệnh như ý mình mong muốn, nhưng muốn đạt tới kết
quả mình cần phải kiên nhẫn, có chí phấn đấu chịu đựng và nhất là lòng tự tin
và can đảm. Chúng ta không nên đổ lỗi cho định mệnh một khi chúng ta thất bại một
chuyện gì. Phải thế không anh?
Triệu Vĩ gặt đầu:
- Có lẽ là thế, nhưng em có bao giờ nghĩ tới những hoàn cảnh
bất ngờ mà có thể làm đảo lộn tất cả?
Mỹ Lan ra dáng đăm chiêu nghĩ ngợi; đôi mắt nàng lấp lánh ánh
trăng thoáng hiện một nét buồn.
Trăng đồng quê thanh bình vừa khuất sau một cụm mây trắng mờ.
Cả bầu trời tối sầm lại trong khoảnh khắc.
Gió lạnh từ dưới lòng sông bốc lên từng luồng một. Không ai bảo
ai, Triệu Vĩ và Mỹ Lan ngồi xích gần thêm chút nữa.
Vầng trăng vượt khỏi đám mây cô đơn và ló dạng trên nền trời
xanh thẳm. Vạn vật lại sáng rực lên.
Mỹ Lan ngồi ngay ngắn lại trong khi miệng nàng nở nụ cười ngượng
nghịu.
Trong đêm trăng thanh vắng, giữa cảnh đồng quê im lìm say ngủ
từ xa vọng lại một giọng hò cao vút:
“Hò ơ hò... Hò ơ hơ...
Gió đưa con buồn ngủ lên bờ.
Hò ơ hò... Hò ơ hơ...
Em ơi,
Mùng em có rộng cho anh ngủ nhờ một đêm?
Hò ơ hơ... ơ ơ ơ...”
Giọng hò thôn đã từ từ lan rộng trên dòng sông Trẹm đỏ ngầu
đang êm đềm chảy xuôi chiều.
Triệu Vĩ và Mỹ Lan lắng nghe một giọng hò trong trẻo đáp lại:
“Hò ơ hơ... Hò ơ hơ...
Gió đưa con buồn ngủ lên bờ.
Hò ơ hơ... Hò ơ hơ...
Mùng em có rộng nhưng anh ơi...
Hò ơ hơ...
... Xin anh hỏi giùm đức lang quân.
Hò ơ hơ... Anh ơi...”
Triệu Vĩ bật cười giòn:
- Vỏ quít dày có móng tay nhọn!
Có tiếng bập bập của mái chèo quậy nước, chen lẫn với tiếng cọ
xào xạc của đám dừa nước mọc ven sông.
Trên mặt sông phẳng lặng, hai chiếc tam bản có mui, chiếc trước
chiếc sau từ từ xuôi theo dòng nước. Bốn mái chèo nhịp nhàng lên xuống. Mũi tam
bản rẽ nước phát ra tiếng rì rào đều đều.
Triệu Vĩ hỏi nhỏ người yêu:
- Những chiếc tam bản đi về đâu đấy em?
Mỹ Lan nhanh nhảu đáp:
- Đây là những chiếc tam bản thương hồ trở về miệt kinh Xã
Thoàn, kinh Phó Sinh, Vĩnh Lợi...
- Sao họ không đi ban ngày?
Mỹ Lan cười đáp:
- Ban đêm đi khỏe hơn, mát mẻ và không mệt. Hơn nữa họ phải
đi cho kịp con nước.
- Thế họ thức suốt đêm à?
- Điều này không chừng! Họ có thể cầm sào ngủ nếu gặp chỗ nước
ngược và trời chưa sáng.
Triệu Vĩ ngây ngô hỏi tiếp:
- Họ không buồn ngủ sao em?
- Họ đã quen như thế rồi! Vả lại, con nước xuôi không cho
phép họ ngủ. Nhiều khi họ cũng buồn ngủ, nhưng đã có cái lối hò tinh quái như
chúng ta vừa mới nghe ban nãy. Hò đối đáp với nhau thì chẳng bao giờ ngủ được!
Triệu Vĩ dí dỏm xen vào:
- Nhứt là những kẻ hò ấy lại là thanh niên và thiếu nữ.
Mỹ Lan gật đầu:
Ngừng một lúc, Triệu Vĩ trầm trầm nói tiếp:
- Có những cuộc hôn nhân gò ép, gượng gạo; có những người đàn
bà, chẳng bao giờ yêu chồng, có những người đàn ông chẳng hề yêu vợ, có những đứa
trẻ được sanh ra chỉ do những phút hợp tác phù hợp về xác thịt một cách bất đắc
dĩ của cha mẹ chúng; có những gia đình thiếu thốn tình yêu thương và lần lần đi
đến mức đổ vỡ... Tất cả những chuyện đó, ai chịu trách nhiệm?
Triệu Vĩ ngồi hăng hái nói một thôi dài trông hùng hồn, như một
diễn giả đang đứng trên sân khấu nghị luận về một vấn đề thiết yếu của xã hội.
Mỹ Lan ngồi nghe chăm chú như một thính giả đang mê tài hùng
biện của diễn giả.
Tuy ngoài miệng Triệu Vĩ nói thế nhưng trong lòng chàng không
khỏi lo ngại. Chàng dư biết hoàn cảnh gia đình chàng không bao giờ cho phép
chàng cưới Mỹ Lan. Nhất là bà Triệu Phú, mẹ chàng - một người đàn bà phong kiến
còn mang nặng đẳng cấp hẹp hòi.
Chính bà mới là bức tường kiên cố ngăn cản Triệu Vĩ chung sống
với Mỹ Lan.
Chẳng phải riêng gì Triệu Vĩ lo ngại thôi, Mỹ Lan cũng nơm nớp
lo âu. Nàng nhận thấy mình đã làm một chuyện mạo hiểm. Yêu một chàng trai học
thức giỏi, địa vị cao trong xã hội, con nhà giàu sang - họa chăng Mỹ Lan đã thấy
nhan nhản trước cặp mắt những đôi tình nhân dang dở vì trái ngược đẳng cấp,
nhưng chẳng hiểu sao nàng cũng vẫn yêu Triệu Vĩ. Ái tình, lạ lùng thật! Hơn nữa,
Mỹ Lan đặt tất cả lòng tin ở Triệu Vĩ vì nàng thấy rõ Triệu Vĩ yêu nàng say đắm
và chân thành. Nàng còn thấy ở Triệu Vĩ một thanh niên khác thường, có một tâm
hồn đặc biệt. Mỹ Lan tin ở chân tình của người yêu, tin ở cái đà tiến hóa của
xã hội hiện tại không cho phép người ta bo bo giữ chặt những tư tưởng đẳng cấp
lầm lẫn.
Một cô gái quê như Mỹ Lan mặc dù trí óc nàng đã trưởng thành
trong chiến tranh vừa qua, nhưng nàng đâu có hiểu nổi những uẩn khúc của lòng
người: Những con người đã được cái xã hội phù hoa tạo nên. Dù sao Mỹ Lan cũng vẫn
còn giữ được sự nhẹ dạ và dễ tin, bản tính thiên nhiên của mọi người con gái. Bộ
óc giản dị của nàng đã tính toán tình yêu một cách dễ dãi.
Đôi tình nhân ngồi yên lặng bên nhau, chưa ai mở miệng nói một
lời nào. Tâm tư cả hai đều lo sợ. Hai bộ óc đang suy nghĩ khác nhau.
Giây lâu, Mỹ Lan nói trước để phá tan bầu không khí im lặng
khó chịu:
- Anh Triệu Vĩ ạ! Dù sao em cũng hoàn toàn tin cậy ở anh. Mối
tình của chúng ta sẽ đi đến kết cuộc một cách êm đẹp. Tình yêu luôn luôn mở đầu
cho tình chồng vợ. Và mục đích thiêng liêng nhứt của ái tình cũng chỉ là hôn
nhân.
Triệu Vĩ gượng mỉm cười để cho Mỹ Lan khỏi nghi ngờ sự lo sợ
đang ngấm ngầm xâm chiếm lòng mình. Chàng hạ thấp giọng nói một câu yếu đuối gần
như mất hết can đảm và tin tưởng:
- Anh cũng tin như thế! Mỗi người đều có số mệnh riêng.
Mỹ Lan không giấu được vẻ ngạc nhiên, nàng hỏi nhanh:
- Anh cũng tin ở định mệnh nữa à? Người ta nói đến định mệnh
là chỉ để tự an ủi một khi gặp phải những gì ngang trái, tan vỡ, bó buộc mà nó
làm cho mình bất mãn. Cứ mãi tin ở định mệnh mình sẽ hèn yếu mất, anh ạ! Riêng
em, em cho rằng định mệnh là do ta chứ chẳng phải do ở trời. Mỗi con người đều
có thể tạo riêng cho mình một số mệnh như ý mình mong muốn, nhưng muốn đạt tới
kết quả mình cần phải kiên nhẫn, có chí phấn đấu chịu đựng và nhất là lòng tự
tin và can đảm. Chúng ta không nên đổ lỗi cho định mệnh một khi chúng ta thất bại
một chuyện gì. Phải thế không anh?
Triệu Vĩ gặt đầu:
- Có lẽ là thế, nhưng em có bao giờ nghĩ tới những hoàn cảnh
bất ngờ mà có thể làm đảo lộn tất cả?
Mỹ Lan ra dáng đăm chiêu nghĩ ngợi; đôi mắt nàng lấp lánh ánh
trăng thoáng hiện một nét buồn.
Trăng đồng quê thanh bình vừa khuất sau một cụm mây trắng mờ.
Cả bầu trời tối sầm lại trong khoảnh khắc.
Gió lạnh từ dưới lòng sông bốc lên từng luồng một. Không ai bảo
ai, Triệu Vĩ và Mỹ Lan ngồi xích gần thêm chút nữa.
Vầng trăng vượt khỏi đám mây cô đơn và ló dạng trên nền trời
xanh thẳm. Vạn vật lại sáng rực lên.
Mỹ Lan ngồi ngay ngắn lại trong khi miệng nàng nở nụ cười ngượng
nghịu.
Trong đêm trăng thanh vắng, giữa cảnh đồng quê im lìm say ngủ
từ xa vọng lại một giọng hò cao vút:
“Hò ơ hò... Hò ơ hơ...
Gió đưa con buồn ngủ lên bờ.
Hò ơ hò... Hò ơ hơ...
Em ơi,
Mùng em có rộng cho anh ngủ nhờ một đêm?
Hò ơ hơ... ơ ơ ơ...”
Giọng hò thôn đã từ từ lan rộng trên dòng sông Trẹm đỏ ngầu
đang êm đềm chảy xuôi chiều.
Triệu Vĩ và Mỹ Lan lắng nghe một giọng hò trong trẻo đáp lại:
“Hò ơ hơ... Hò ơ hơ...
Gió đưa con buồn ngủ lên bờ.
Hò ơ hơ... Hò ơ hơ...
Mùng em có rộng nhưng anh ơi...
Hò ơ hơ...
... Xin anh hỏi giùm đức lang quân.
Hò ơ hơ... Anh ơi...”
Triệu Vĩ bật cười giòn:
- Vỏ quít dày có móng tay nhọn!
Có tiếng bập bập của mái chèo quậy nước, chen lẫn với tiếng cọ
xào xạc của đám dừa nước mọc ven sông.
Trên mặt sông phẳng lặng, hai chiếc tam bản có mui, chiếc trước
chiếc sau từ từ xuôi theo dòng nước. Bốn mái chèo nhịp nhàng lên xuống. Mũi tam
bản rẽ nước phát ra tiếng rì rào đều đều.
Triệu Vĩ hỏi nhỏ người yêu:
- Những chiếc tam bản đi về đâu đấy em?
Mỹ Lan nhanh nhảu đáp:
- Đây là những chiếc tam bản thương hồ trở về miệt kinh Xã
Thoàn, kinh Phó Sinh, Vĩnh Lợi...
- Sao họ không đi ban ngày?
Mỹ Lan cười đáp:
- Ban đêm đi khỏe hơn, mát mẻ và không mệt. Hơn nữa họ phải
đi cho kịp con nước.
- Thế họ thức suốt đêm à?
- Điều này không chừng! Họ có thể cầm sào ngủ nếu gặp chỗ nước
ngược và trời chưa sáng.
Triệu Vĩ ngây ngô hỏi tiếp:
- Họ không buồn ngủ sao em?
- Họ đã quen như thế rồi! Vả lại, con nước xuôi không cho
phép họ ngủ. Nhiều khi họ cũng buồn ngủ, nhưng đã có cái lối hò tinh quái như
chúng ta vừa mới nghe ban nãy. Hò đối đáp với nhau thì chẳng bao giờ ngủ được!
Triệu Vĩ dí dỏm xen vào:
- Nhứt là những kẻ hò ấy lại là thanh niên và thiếu nữ.
Mỹ Lan gật đầu:
- Phải! Anh ranh mãnh lắm. Đi thuyền trên sông ban đêm thích
lắm anh ạ! Vào những đêm trăng cảnh vật đẹp và mơ mộng không bút mực nào tả xiết.
Tất cả những cái đẹp và nên thơ của thiên nhiên đều dồn cả vào những đêm trăng
của dòng quê. Đi thuyền trên sông giữa một đêm trăng chẳng ai chun vào trong
mui ngủ nổi.
Anh cứ tưởng tượng đến những khu rừng đầy mịt những xóm nhà
tranh lô nhô, những hàng dừa nằm dọc theo hai bên sông. Những khung cảnh đẹp mà
các họa sĩ đã tưởng tượng vẽ vào tranh, anh được nhìn thấy tận mắt và em tin chắc
suốt đời anh sẽ chẳng bao giờ quên những đêm trăng như thế. Đi thuyền trên sông
ban đêm có cái thú vị hiếm có là được nghe những câu hò mộc mạc nhưng duyên
dáng và đầy ý nghĩa. Có nhiều những cuộc tình duyên, những đôi vợ chồng thành tựu
nhờ những câu hò trên sông. Gặp gỡ rồi yêu nhau trong khung cảnh thơ mộng như
thế, cũng đẹp đẽ đấy anh nhỉ!
Triệu Vĩ bẹo má người yêu:
- Vâng, đẹp lắm vì còn đẹp hơn tình yêu quê mùa. Yêu đương giữa
đồng quê, mối tình đó cũng chịu ảnh hưởng cái giản dị và chân thật. Còn ở thành
thị, người tay yêu kiểu cách và giả dối lắm.
Mỹ Lan ngây thơ nói:
- Họ quan niệm tình yêu như thế có lẽ tại tâm hồn họ bị ánh
sáng đô thành và những cái hào nhoáng của vật chất chi phối!
- Em nói đúng. Họ là những con thiêu thân đâm đầu chạy theo
ánh sáng phù hoa và lấy những thú vui tạm bợ làm căn bản cho cuộc đời. Họ chỉ lo
cho riêng họ, họ quên rằng họ cũng có bổn phận đối với xã hội và đồng loại. Con
người nếu ham vui nhiều quá, mơ ước nhiều quá sẽ sa ngã rất dễ dàng. Ở thôn quê
con người ít hư hỏng hơn ở thành thị.
Triệu Vĩ nhìn hút theo bóng thuyền xa tít và nói lảng sang
chuyện khác:
- Đi thuyền ban đêm mà không gặp bạn đồng hành hẳn buồn lắm!
Mỹ Lan gật đầu:
- Không còn gì buồn tẻ nhạt hơn đi một mình trên sông rộng. Gặp
trường hợp này người chèo thuyền chóng buồn ngủ. Nhưng cũng may, cảnh này ít xảy
ra vì đường nước đi từ sông Ông Đốc bước qua sông Trẹm là con đường buôn bán tiện
lợi nhứt. Ghe thương hồ dập dìu qua lại ban ngày lẫn ban đêm. Trong thời kỳ chiến
tranh, miền này bị phi cơ địch oanh tạc nhiều nhứt. Tuy thế, thiên hạ vẫn hoạt
động rộn rịp bình thường.
Khi máy bay đến, người trên bờ chun xuống hầm núp, còn ghe xuồng
thì chui vào những đám dừa nước dày mịt để tránh làn đạn. Sau hồi bắn phá vô dụng,
máy bay địch đi mất, ghe cộ lại tới lui nhộn nhịp, chợ búa lại nhóm họp đông đảo
như chẳng có chuyện gì xảy ra. Riết rồi dân chúng quen thuộc với những cuộc
oanh tạc, họ lấy đó làm một trò vui tiêu khiển. Nhưng có nhiều nơi bị phá quấy
gắt quá, người ta phải nhóm chợ về đêm, như ở kinh Phó Sinh thuộc quận Hồng Vân
chẳng hạn.
Triệu Vĩ thở dài:
- Chiến tranh làm cho dân chúng khổ sở, làng mạc điêu tàn,
mùa màng hư hại. Qua mấy năm khói lửa, người dân Việt từ thành thị chí thôn quê
đã hứng chịu biết bao nhiêu tai họa. May mắn thay, ngày nay non nước đã thanh
bình, người dân Việt yên vui, đồng quê bắt đầu sống lại.
Mỹ Lan liến thoắng:
- Nhờ chiến tranh chấm dứt nên giờ đây chúng ta mới được ngồi
bên nhau để ngắm ánh trăng vàng, phải thế không anh?
Triệu Vĩ đặt tay lên vai người yêu:
- Chúng ta có duyên hội ngộ, em ạ! Định mệnh đã sắp đặt trước
em là vợ anh và nơi chúng ta gặp gỡ là Thới Bình thôn.
Mỹ Lan chặn ngang:
- Anh lại nói đến định mệnh nữa rồi! Em chẳng bao giờ tin ở định
mệnh. Chúng ta yêu nhau chỉ vì tâm tánh và hoài bão của chúng ta giống nhau. Em
chẳng muốn có định mệnh dính líu vào tình yêu của đôi ta. Nếu anh còn nhắc tới
định mệnh lần nữa, em sẽ giận anh!
Thấy người yêu phụng phịu, Triệu Vĩ xuýt xoa xin lỗi:
- Anh xin lỗi em vậy! Nhờ chiến tranh chấm dứt nên anh mới được
gặp em và nhất là anh được dịp tìm hiểu tâm hồn của các anh em nông dân tiến bộ.
Triệu Vĩ và Mỹ Lan cùng ngước mặt nhìn trăng. Họ mơ màng xây
dựng tương lai.
Đêm đã hơi khuya. Con trăng mười sáu đã vượt gần đến lưng chừng
trời. Gió lạnh thổi bốc lên từng hồi một. Mặt sông Trẹm xao xuyến không ngừng.
Vầng trăng in đấy nước luôn luôn rung động. Những lá dừa nước cọ nhau buông tiếng
rên siết não nùng. Thỉnh thoảng một con vạc ăn đêm bay ngang lưng trời với giọng
kêu xé lòng.
Triệu Vĩ xem đồng hồ tay và bảo với Mỹ Lan:
- Gần nửa đêm rồi, em ạ! Tiếng chày giã gạo trong xóm đã dứt
từ lâu. Chúng ta về thôi, kẻo cảm sương khuya thì khổ!
Chàng dìu Mỹ Lan đứng dậy.
Một tràng tiếng chó sủa oang oang ở gần đất vang lên xé rách
màn đêm yên lặng.
Mỹ Lan mỉm cười, nói:
- Con Tô Tô nhắc cho chúng ta biết đêm đã khuya rồi!
Nàng vừa dứt lời, một con chó săn cao lớn từ trong một bụi rậm
nhảy xổ ra. Con vật khôn ngoan vẫy đuôi lia lịa và gậm nhẹ lấy vạt áo bà ba đen
của nữ chủ nhân.
Mỹ Lan vỗ nhẹ lên đầu con chó trung thành:
- Tô Tô, coi chừng rách áo chị đấy?
Triệu Vĩ khôi hài:
- Con Tô Tô là nhân viên hộ vệ của em đấy à?
Mỹ Lan chưa kịp đáp thì Triệu Vĩ nói luôn:
- Anh chàng nào muốn giở thói dê với cô chủ thì phải biết...
ngán con chó này lắm!
Mỹ Lan thẹn thùa nguýt tình nhân:
- Anh nhiều chuyện gớm! Không khéo Tô Tô tấn công anh bây giờ!
Triệu Vĩ sờ nhẹ lên đầu con chó và vênh mặt:
- Tô Tô quen hơi của anh rồi, nó chẳng bao giờ cắn bậy!
Đôi tình nhân chậm chạp lần theo con đường mòn trở về nhà. Họ
mải mê trò chuyện. Họ đinh ninh câu chuyện tình thầm kín của họ chẳng ai trông
thấy...
Họ có ngờ đâu tự nãy giờ gã quản gia Năm Hương đang đứng núp
sau một bụi dứa um tùm theo dõi từng cử chỉ của họ với đôi mắt vừa căm giận vừa
hả hê. Năm Hương căm giận vì Triệu Vĩ phỗng tay trên miếng mồi ngon của gã. Năm
Hương đã yêu thầm Mỹ Lan từ lâu rồi nhưng chưa gặp dịp thuận tiện để tỏ nỗi
lòng. Cặp mắt háo sắc của gã cũng tinh lắm. Trong đám con gái quê trong vùng,
gã chỉ có chấm một mình Mỹ Lan. Triệu Vĩ đến sau nhưng thành công trước, ai lại
chẳng căm hận. Năm Hương hả hê vì đã gặp dịp để trả thù Triệu Vĩ. Gã chẳng lạ
gì tính ý của bà Triệu Phú. Và gã nhứt quyết phá vỡ mối tình đang đằm thắm giữa
Triệu Vĩ và Mỹ Lan.
Trong phút chốc bộ óc gian xảo của Năm Hương đã sắp đặt xong
một cái bẫy tinh vi. Gã ăn không được phá cho hôi. Sự nghi ngờ của gã đã thành
hình. Triệu Vĩ yêu Mỹ Lan.
Đợi cho hai người đi một đỗi cách khá xa, Năm Hương nhanh nhẹn
băng mình vào con đường tắt chạy thẳng về nhà trước Triệu Vĩ.
Năm Hương rón rén bước đến trước cửa phòng riêng của bà Triệu
Phú. Trong phòng còn ánh đèn sáng trưng chứng to bà Triệu Phú chưa ngủ. Năm
Hương nhìn suốt qua lỗ khóa, bà Triệu Phú đang nằm trên giường xem sách.
Ngập ngừng một lát, Năm Hương bạo dạn gõ nhẹ lên mặt cửa. Có
tiếng bà Triệu Phú hỏi vọng ra:
- Ai đấy? Làm gì gõ cửa vào giờ này?
Năm Hương nhanh miệng đáp:
- Bẩm bà, Năm Hương đây ạ!
Có tiếng dép kéo, lệt bệt, rồi tiếng ổ khóa kêu lách tách. Cửa
mở. Bà Triệu Phú ngạc nhiên nhìn Năm Hương:
- Chú Năm: Có chuyện gì quan trọng mà đến tìm tôi vào giờ
này.
Năm Hương cúi đầu lễ phép:
- Thưa bà, bà tha cho cái tội đến làm phiền bà giữa đêm khuya
vắng. Nhưng tôi vừa thấy một chuyện vô cùng quan trọng mà tôi có bổn phận bẩm
cho bà hay.
Một vẻ lo sợ thoáng hiện trên vầng tráng nhăn nheo, bà Triệu
Phú gỡ kính trắng cầm tay và bảo tên quản gia tin cậy:
- Chú vào trong nói chuyện tiện hơn!
Năm Hương cẩn thận theo gót bà chủ tiến vào phòng.
Thấy Năm Hương đứng xớ rớ, bà Triệu Phú trỏ một chiếc ghế.
- Chú tự tiện ngồi xuống ghế.
Đợi cho Năm Hương ngồi yên chỗ, bà Triệu Phú kéo ghế ngồi đối
diện với gã và lo ngại hỏi:
- Chuyện gì đấy? Có lẽ là quan hệ lắm?
Năm Hương xoa lia lịa hai bàn tay vào nhau và chậm rãi nói:
- Bẩm bà, đây là một câu chuyện rất có hại đến danh dự của
gia đình bà. Tôi thiết nghĩ bà cần phải can thiệp tức khắc, nếu trễ thì nguy hiểm
lắm.
Bà Triệu Phú nóng nảy:
- Chuyện gì chú cứ nói ngay xem sao?
Năm Hương gãi tai, nói tiếp:
- Hẳn bà biết cô bé Mỹ Lan?
Bà Triệu Phú lắc đầu:
- Mỹ Lan nào? Tôi chẳng biết tên đứa con gái nào ở trong làng
này hết.
Năm Hương đáp không nhìn ngay mặt bà chủ:
- Cô Mỹ Lan, cô gái út của ông Năm gác gian xưởng dệt!
Sực nhớ ra, bà Triệu Phú gật gù:
- Con bé xinh xinh, nho nhỏ người ấy phải không? Hình như con
bé hiền lành và dễ thương lắm?
Năm Hương cao giọng:
- Dạ phải, chính cô ấy gây ra câu chuyện tày trời hôm nay.
Gã quản gia độc hiểm nói một hơi:
- Ban nãy, tôi ra bờ sông hóng mát, tình cờ tôi gặp cậu Hai
ngồi nói chuyện với cô Mỹ Lan dưới gốc cây còng lâu đời.
Bà Triệu Phú giật mình đánh thót, hỏi nhanh:
- Ngồi nói chuyện là thế nào?
Năm Hương khoái thầm trong dạ. Gã nói rõ ràng:
- Suốt tháng nay tôi để ý thấy cậu Hai và cô Mỹ Lan thường có
những cử chỉ thân mật nhưng tôi chẳng bao giờ dám nghi ngờ rằng... hai người lại
có thể yêu nhau được.
Bà Triệu Phú ngắt ngang:
- Triệu Vĩ và Mỹ Lan yêu nhau. Chú nói thật chứ?!
Năm Hương đáp với giọng cương quyết:
- Tôi đâu khi nào dám dối gạt bà? Chính tôi nhìn thấy tận mắt
hai người ngồi kề vai nói chuyện tâm tình. Vì một chuyện quan hệ như thế nên
tôi mới dám đến làm rộn bà giữa đêm khuya vắng. Tôi băng đường tắt về nhà trước.
Hiện thời có lẽ cậu Hai đang đưa cô Mỹ Lan về nhà cô ta.
Bà Triệu Phú ra dáng đăm chiêu nghĩ ngợi. Vầng trán của bà
nhăn nhiều thêm. Bà chống tay nơi cằm chưa nói gì.
Năm Hương thấy rõ mình đã thành công bước đầu. Gã đánh thêm một
đòn:
- Bẩm bà, tình thế gấp rút lắm rồi. Nếu chúng ta chẳng hành động
nhanh chóng, lỡ có chuyện gì xảy ra...
Đến đây Năm Hương ngừng ngang. Bà Triệu Phú thở phào và nói:
- Thật tôi không ngờ thằng Triệu Vĩ lại tệ đến thế! Bộ hết
người yêu rồi sao mà phải yêu con nhỏ nhà quê đó. Tôi đang định nói con gái lớn
của bác sĩ Thạch ở chợ Bạc Liêu cho nó, thì bây giờ nó lại làm bậy bạ. Tôi đồng
ý với chú tình thế gấp rút và quan trọng. Nếu để cho tình của chúng nó ăn sâu
vô thì khó gỡ lắm.
Bà lo ngại hỏi ý kiến tên quản gia:
- Tôi phải làm sao bây giờ! Chú nghĩ mưu kế giùm tôi xem!
Năm Hương giả vờ khó khăn từ khước:
- Tôi cũng rối trí lắm! Cậu Hai còn trẻ người non dạ, yêu chẳng
suy nghĩ chín chắn. Thật hại hết sức!
Bà Triệu Phú vuốt nhẹ mái tóc bạc và càu nhàu:
- Thằng Triệu Vĩ làm khổ tôi đủ điều. Phải dè tôi không cho
nó xuống đây.
Đã đến dịp thọc gậy bánh xe của Triệu Vĩ đang lăn. Năm Hương
vụt “à” lên một tiếng rõ to.
Bà Triệu Phú hân hoan hỏi gấp:
- Chú tìm được phương kế rồi?
Năm Hương nghiêm giọng nói:
- Thưa bà, tôi đã nghĩ nát óc. Bây giờ chúng ta chỉ còn một kế
duy nhất là làm chia rẽ họ. Xa cách nhau họ sẽ quên dễ dàng.
Bà Triệu Phú mừng như bắt được vàng.
- Phải đấy, tôi cũng nghĩ như chú?
Nhưng bà bỗng sa sầm nét mặt:
- Tôi quên mất điều khó khăn này. Thằng Triệu Vĩ nhà tôi rất
cứng đầu. Tôi biết trước nó không chịu nghe lời khuyên răn của tôi. Giữa lúc mối
tình của chúng đang khắn khít, dễ gì cho chúng ta nhúng tay vào?
Đôi mắt quỷ quyệt của Năm Hương long lên sáng rực. Gã bảo thầm
trong bụng:
“Triệu Vĩ ơi, mầy sẽ biết tay tao. Mối nhục nhã của tao chắc
chắn sẽ rửa được. Tao sẽ cho mầy đau khổ vì mất tình yêu. Tao sẽ cướp đoạt con
Mỹ Lan dễ như trở bàn tay. Thằng Năm Hương này chẳng bao giờ chịu thua một đứa
trẻ ranh như mầy”.
Đợi cho bà Triệu Phú hỏi thêm một lần nữa, Năm Hương mới cao
giọng nói:
- Chúng ta không nên ra mặt chia rẽ họ, vì làm thế chúng ta sẽ
thất bại. Theo thiển kiến của tôi, bà phải bình tĩnh và làm như chẳng hay biết
gì về câu chuyện tình thầm lén của họ. Tôi biết chắc cậu Hai chưa dám đem vấn đề
đó ra bàn bạc với bà sớm. Ván bài mà chúng ta đã đem ra đánh hiện thời nó như
thế này.
Năm Hương nghiêng đầu bảo nhỏ vào tai bà Triệu Phú một hồi
lâu. Làm bà tươi ngay nét mặt:
- Thật là diệu kế!... Chú luôn luôn là một kẻ đắc dụng. Tôi
chấp thuận mưu cơ của chú. Tôi sẽ hành động giống như lời chú vừa nói. Và tôi
không quên cảm ơn chú. Tôi sẽ tặng thưởng chú xứng đáng.
Được bà Triệu Phú khen, Năm Hương sướng phồng mũi, gã lập tức
giở tài nịnh bợ:
- Tôi mang ơn rất nặng của ông bà. Thuở còn sanh tiền, ông
nhà cứu vớt tôi ra khỏi ngặt nghèo... Ngày nay bà đối đãi với tôi như người
thân thuộc. Chẳng biết đến đời nào tôi mới đền đáp được cái ơn sâu rộng của ông
bà. Tôi nguyện đem hết sức lực ra phò tá bà cho đến ngày cùng.
Bà Triệu Phú cảm động:
- Chú là một người trung thành và mẫn cán. Nếu không có chú,
tôi sẽ chẳng làm nên được việc gì. Sự nghiệp của tôi được to lớn như hôm nay là
cũng nhờ ở chú phần nào.
Sợ Triệu Vĩ về đến nhà bắt gặp nghi ngờ, Năm Hương vội vàng đứng
dậy kiếu từ chủ:
- Bà cho phép tôi về...
Bà Triệu Phú đưa Năm Hương ra ngưỡng cửa phòng:
- Chúc chú ngủ ngon giấc! Có chuyện gì lạ chú nhớ vào cho tôi
hay liền để chúng ta tìm cách đối phó.
Năm Hương dạ luôn mồm. Trước khi đi gã không quên căn dặn
phòng ngừa:
- Bà đừng cho cậu Hai biết gì đến chuyện này nhé!
Bà Triệu Phú gật đầu:
- Chú cứ yên tâm!
Đợi cho khuất bóng Năm Hương, bà Triệu Phú mới chậm chạp quay
gót trở vào phòng. Bà thả tới thả lui trong phòng, trí óc lo nghĩ miên man.
Đối với một góa phụ như bà Triệu Phú, câu chuyện mà Năm Hương
vừa cho bà biết là một chuyện vô cùng hệ trọng. Nó dính líu mật thiết đến danh
dự của gia đình bà và tương lai của con bà. Đã trải qua thời kỳ xuân sắc đầy
yêu đương và mộng thắm, bà Triệu Phú dư rõ cái bồng bột và tha thiết của tuổi
trẻ. Bà lẩm bẩm:
- Hừ! Lửa tình! Lửa tình làm cho thanh niên nam nữ mù quáng!
Nhưng ta không ngờ con trai của ta lại là một trong những kẻ mù quáng, điên rồ
đó.
Bà Triệu Phú đời nào bằng lòng cho con trai thân yêu của bà kết
hôn với một đứa gái quê nghèo hèn và kém học thức như Mỹ Lan.
Quả là một tiếng sét đánh ngang tai! Bà không ngờ, phải bà
không bao giờ dám ngờ như thế. Con trai của bà đi yêu một con nhỏ nhà quê của
cái vùng U Minh muỗi nhiều và nước độc. Bà muốn điên đầu và khó hiểu. Tuổi trẻ
ngày nay dị kỳ quá! Ái tình không bắt buộc điều kiện ư? Hai người chênh lệch một
trời một vực cũng có thể yêu nhau được à?
Bà Triệu Phú bực mình càu nhàu:
- Ở vào cái thời đại mới mẻ này, cho đến ái tình cũng quái gỡ
nốt!
Bà Triệu Phú thấy rõ bà có bổn phận ngăn ngừa tất cả mọi chuyện
có hại cho tương lai của con trai bà. Bà phải tìm một người vợ xứng đáng cho
Triệu Vĩ - đứa con độc nhứt của bà. Bà thấy bổn phận của một người mẹ to tát
quá, tận tuỵ cho con từ thuở lọt lòng cho đến khi nó khôn lớn. Phải chi chồng
bà còn sống, bà để cho ông ta trọn quyền định đoạt giải quyết câu chuyện rắc rối
này.
Uể oải ngả lưng xuống giường nệm, bà Triệu Phú lắc đầu chán nản.
Có tiếng gót giầy bước nhè nhẹ trên cầu thang. Bà Triệu Phú với
tay tắt đèn và nói buông thõng:
- Thằng quỷ sống giờ này mới mò về!...
Triệu Vĩ nhẹ đẩy cửa bước vào căn phòng của mẹ.
Bà Triệu Phú ngước mắt âu yếm nhìn con trai:
- Mỗi buổi sáng con đều đi dạo ngoài đồng?
Vừa kéo ghế ngồi, Triệu Vĩ vừa đáp:
- Dạ con đã quen thói mất rồi! Sáng sớm đi dạo ngoài đồng trống,
khỏe khoắn lắm, mẹ ạ! Không khí của đồng quê trong sạch và dễ thở. Con về đây
chưa được bao lâu mà đã lên vài cân. Con người ở đây ít bệnh hoạn cũng phải. Ở
thành thị hít bụi mãi, chán quá!
Bà Triệu Phú nhìn gương mặt hồng hào của con trai và nghiêm
giọng nói:
- Nhưng con sắp xa đồng ruộng rồi!
Triệu Vĩ giật mình. Chàng hấp tấp hỏi:
- Con xa đồng ruộng?
Bà Triệu Phú mỉm cười kín đáo:
- Phải, xa đồng ruộng, con ngạc nhiên lắm sao?
Triệu Vĩ ngượng nghịu cúi mặt lảng tránh đôi mắt tò mò của mẹ.
Bà Triệu Phú đắc ý bảo thầm:
- Nó sợ phải xa con bé, yêu ghê gớm lắm rồi!
Giây lâu Triệu Vĩ ngước mặt bảo mẹ:
- Con về đây nghỉ chưa được bao lâu. Hơn nữa con đâu có chuyện
gì dính líu với thành thị nữa? Con thích sống yên ổn ở đây, cạnh rừng U Minh và
dòng sông Trẹm.
Biết con trai nói tránh mấy chữ “ở cạnh Mỹ Lan”, bà Triệu Phú
ôn tồn:
- Mẹ bảo con ở thành thị luôn đâu!
Chẳng để cho con hỏi lôi thôi, bà Triệu Phú nói luôn:
- Hiện thời xưởng dệt và máy xay gạo của chúng ta thiếu nhiều
vật liệu cần thiết. Mẹ muốn nhờ con lên Sài Gòn mua sắm những món đồ và luôn tiện
con tìm vài thương gia, kỹ nghệ gia quen biết với cha con hồi đó để bàn bạc vấn
đề khuếch trương công việc làm ăn, con nghĩ thế nào?
Triệu Vĩ lộ vẻ không được vui, chàng ngập ngừng:
- Con phải ở Sài Gòn bao lâu?
Bà Triệu Phú giả vờ lẩm nhẩm tính toán một hồi và đáp:
- Nhiều lắm chừng một tháng!
Triệu Vĩ buột miệng:
- Một tháng?...
Bà Triệu Phú cười:
- Một tháng mà lâu lắc gì! Nếu công chuyện rồi sớm thì con về
sớm.
Triệu Vĩ cắn môi nghĩ ngợi:
- Một tháng trời phải xa lìa Mỹ Lan! Đối với ta một tháng tức
là mười năm. Một tháng dài, biết bao nhiêu là thương nhớ.
Chàng liên tưởng luôn đến gương mặt âu sầu của người yêu khi
xa cách chàng. Thật là một chuyện tai hại bất ngờ? Mối tình giữa nàng và chàng
đang nồng thắm thì đột nhiên lại đứt đoạn, mặc dù đứt đoạn không lâu nhưng cũng
đủ làm nát lòng người.
Thấy con trai nghĩ ngợi hồi lâu chưa nói, bà Triệu Phú nhắc
khéo:
- Con nghĩ thế nào, con bằng lòng giúp đỡ mẹ chớ? Ngoài con
ra chẳng có ai lãnh công việc này được!
Vốn là một người con chí hiếu. Triệu Vĩ không thể từ chối một
việc nhỏ của mẹ giao phó, buộc lòng chàng phải nhận lời:
- Chừng nào con khởi hành thưa mẹ!
Được Triệu Vĩ nhận lời, bà Triệu Phú không khỏi mừng thầm. Bà
hoan hỉ:
- Sáng mai!
Một lần nữa Triệu Vĩ giật mình:
- Sáng mai? Làm gì sớm thế, hở mẹ?
Bà Triệu Phú cao giọng:
- Công việc rất cần kịp, không thể trì hoãn được. Sáng mai
con ra Cà Mau rồi đáp xe lên Bạc Liêu. Con nghĩ tạm tại Châu Thành Bạc Liêu một
đêm. Sáng hôm sau, con lên Sóc Trăng để chờ phi cơ đi luôn Sài Gòn. Con chỉ cần
mang theo một va-li nhỏ hành lý thôi.
Ngừng một giây, bà nói tiếp:
- Công việc làm đầu tiên của con ở Sài Gòn là mua những vật
liệu máy móc và tìm cách gởi về đây cho mẹ. Sau hết con phải tiếp xúc với những
người quen thuộc; một lát chiều mẹ sẽ con biết tên họ và địa chỉ của họ. Mẹ sẽ
gởi thơ và đánh điện tín lên cho con luôn. Còn con có chuyện gì là phải đánh điện
tín về cho mẹ hay liền.
Bà Triệu Phú đẩy ghế đứng phắt dậy. Nhận thấy gương mặt của
con trai không được vui, bà cũng thấy đau lòng, nhưng bà không còn cách nào làm
hơn nữa được.
Triệu Vĩ uể oải đứng dậy. Bà Triệu Phú âu yếm đặt tay lên vai
con trai:
- Thôi con hãy về phòng thu xếp hành trang để sáng sớm mai
lên đường! Lát chiều trở vào cho mẹ dặn chút việc.
Triệu Vĩ buồn bã gật đầu, không nói lời nào.
Đứng nhìn theo khuất bóng con trai, bà Triệu Phú thở dài:
- Ta cầu trời phật phù hộ cho lòng nó chóng quên một mối tình
tan vỡ! Âm mưu của ta cũng tàn ác lắm nhưng ta phải nghĩ đến danh dự của nhà ta
trước hết và tương lai của con trai ta! Một ngày kia, con trai ta sẽ hiểu nỗi
lòng của mẹ nó!
Chương 3
Con trăng đồng quê vừa ló dạng khỏi những ngọn dừa, xa xa Triệu
Vĩ vội đến nhà Mỹ Lan để báo tin buồn cho nàng biết.
Triệu Vĩ đi theo con đê nhỏ nằm giữa hai cánh đồng bát ngát.
Chung quanh chàng lũ trùn dế núp dưới các gốc cây khô rên rỉ hòa tấu một bản nhạc
man dã buồn thê lương. Dưới các vũng nước xâm xấp, lũ ễnh ương, bò tọt cũng rống
cổ than dài thảm thiết. Xa xa thỉnh thoảng vọng về tiếng kêu nước lớn khô khan
của con bìm bịp ở bìa rừng U Minh.
Triệu Vĩ lầm lũi bước nhanh, chàng chẳng chú ý đến cảnh vật
thơ mộng như mọi hôm. Chàng đang nghĩ suy sắp đặt những câu nói trước để làm
yên lòng người yêu. Chàng dư biết chuyến đi bất ngờ này sẽ làm Mỹ Lan đau khổ
không ít. Nhưng biết làm sao bây giờ? Chẳng lẽ chàng lại từ chối sự nhờ vả của
mẹ. Dù sao chàng cũng đinh ninh và tự an ủi nhiều lắm chừng một tháng là xong hết
mọi công việc ở Sài Gòn. Chàng sẽ trở về Thới Bình tức khắc để nối tiếp những
ngày yêu đương đằm thắm, và chàng xin phép mẹ cưới Mỹ Lan làm vợ.
Từ nhà Triệu Vĩ đến nhà Mỹ Lan cũng khá xa: phải đi lần theo
đê một đỗi, rồi băng ngang một khoảng đường đồng nứt nẻ. Triệu Vĩ đã quá quen
thuộc với con đường này nên chi chàng đi chẳng chút mỏi chân. Hai bàn chân
không giầy dép của chàng bước thoăn thoắt trên nền đất cứng. Chàng đã hết suýt
soa kêu đau như buổi ban đầu mới đặt chân lên Thới Bình thôn.
Chung quanh Triệu Vĩ vắng ngắt không một bóng người. Cảnh vật
hoang vu lặng lẽ, cái yên lặng triền miên và có vẻ bí mật làm cho những kẻ
không quen phải rùng mình ghê sợ ngay. Còn những kẻ quen thuộc trái lại rất
thích thú.
Tuy lòng đang lo âu nhưng Triệu Vĩ vẫn thấy khoan khoái.
Chàng ao ước một ngày gần đây sẽ được đi bộ giữa rừng và cỡi thuyền trên mặt biển
một đêm trăng.
Vượt khỏi gò đất cao, ngôi nhà của Mỹ Lan đã hiện ra trước mặt
Triệu Vĩ. Đây là một ngôi nhà lá ba gian, một chái nằm cheo leo riêng biệt một
mình giữa đồng trống, xa hẳn xóm giềng. Ở xa và thoạt trông vào người ta sẽ bảo
đó là một ngôi nhà mồ. Ngôi nhà được xây trên một khoảnh đất cao có nền cao
ráo, chung quanh toàn là đồng ruộng cò bay thẳng cánh. Một hàng rào râm bụt
tươi tốt, bao kín phía trước để xua đuổi những đôi mắt tò mò của thanh niên
trong xóm.
Qua khỏi cửa ngõ hàng tre cao nghệu, là một cái sân rộng có một
hàng cau trồng ngay ngắn chen lẫn với những cây hoa lài và những cây xoài, mít,
mận. Hai bên cạnh nhà là rẫy rau và giếng nước. Trước hàng ba có chưng vài chậu
kiểng và con chó Tô Tô luôn luôn nằm ghếch mỏ lên hai chân trước.
Đến trước nhà Mỹ Lan, Triệu Vĩ ghé mắt nhìn suốt qua cửa sổ.
Dưới ánh trăng sáng ở giữa sân, Mỹ Lan đang giã gạo. Nàng mặc chiếc áo bà ba
đen ngắn để lộ hai cánh tay trắng mịn tròn trĩnh. Theo từng cử chỉ mạnh mẽ và
nhanh lẹ của Mỹ Lan, cây chày gỗ thong thả nện đều đều xuống chiếc cối vuông vức
buông ra tiếng kêu thình thịch nghe rất êm tai.
Mỹ Lan làm việc không ngừng nhưng nàng chẳng tỏ vẻ gì là nhọc
mệt. Những sợi tóc mây mỏng manh phủ lòa xòa xuống trán nàng. Gương mặt nàng
tươi đẹp dưới ánh trăng xanh.
Những cây hoa lài nở trong đêm tiết ra mùi hương thơm phức
làm say lòng người.
Triệu Vĩ sung sướng lẩm bẩm:
- Mỹ Lan đẹp quá! Vừa có đức hạnh, vừa siêng năng cần mẫn và
lại làm việc giỏi giang, nàng mới chính là một người vợ hiền và mẹ tốt.
Triệu Vĩ chẳng dám vào trong vội, chàng sợ chạm mặt với ông
Năm và Sinh: anh trai của Mỹ Lan. Chàng chúm miệng huýt sáo câu vô đầu bản hát
“Làng tôi” và đứng yên chờ kết quả.
Nghe tiếng huýt sáo lảnh lót, Mỹ Lan ngừng tay, mặt nàng tươi
lên. Nàng gác ngang cây chày lên miệng cối, đưa tay quệt mồ hôi lấm tấm trên
trán và khum lưng tuột hai ống quần xuống ngay ngắn.
Con Tô Tô bỗng chạy sổ ra cửa ngõ, sủa ỏm tỏi một lát rồi im
lặng. Biết chắc Triệu Vĩ đã tới, Mỹ Lan vội chạy ra mở cửa. Nàng reo mừng:
- A, anh mới đến!
Triệu Vĩ đưa ngón tay trỏ lên môi:
- Suỵt!... Nho nhỏ chứ! Ba và anh Sinh ngủ chưa?
Mỹ Lan bật cười ròn:
- Anh khéo lo sợ hảo! Hôm nay đến phiên ba gác ở xưởng dệt,
còn anh Sinh thì đi tát ao ở cuối xóm, nửa đêm mới về.
Con Tô Tô cứ xoắn xít quanh chân Triệu Vĩ. Hai người sánh vai
nhau bước vào sân. Hai chiếc bóng đen ngả dài trên mặt đất. Đi ngang chòm bông
lài, Triệu Vĩ dừng bước, hái một đóa hoa lớn nhất và giúi vào tay người yêu:
- Anh tặng em đóa hoa tươi này. Em hay giữ kỹ. Màu trắng của
hoa tượng trưng sự trinh bạch. Ngày mai sắc hoa sẽ tàn, hương hoa sẽ hết thơm,
nhưng cái màu trắng tinh khiết vẫn còn tồn tại ở đóa hoa mãi mãi.
Hiểu ý người yêu, Mỹ Lan cầm đóa hoa ấp lên ngực và nàng
cương quyết nhìn vào mắt Triệu Vĩ.
- Em nguyện sẽ cho màu trắng tinh khiết của đóa hoa lài này
mãi với thời gian, như ý anh mong muốn.
Nàng đưa đóa hoa lên hôn, đoạn cẩn thận bỏ nó vào gói kín lại.
Đến trước chiếc cối to đầy ăm ắp gạo. Triệu Vĩ tò mò hỏi:
- Em giã như thế này bao giờ mới trắng gạo?
Mỹ Lan đáp không nghĩ ngợi:
- Nếu giã trắng thiệt trắng thì độ chừng gần một giờ. Nếu giã
chày ba, chày tư thì mau hơn nhiều.
- Em giã một mình chẳng buồn ngủ à?
- Quen rồi, buồn ngủ gì được! Mọi hôm đều có anh Sinh giã
chung với em. Nhưng hôm nay anh ấy bận tát đìa thành thử em phải giã một mình,
vì mai sáng hết gạo nấu cơm rồi. Một cối gạo đầy, nhà em ăn được vài hôm.
Triệu Vĩ ngây ngô hỏi tiếp:
- Giã trắng gạo là xong tất?
Mỹ Lan cười lanh lảnh:
- Giã như thế thôi thì ăn cái quái gì được? Còn phải sàng cám
nữa chứ! Gạo thì cho người ta ăn, còn cám thì heo và gà vịt dùng.
Mỹ Lan trỏ chiếc cối xay để ở một góc sân:
- Trước hết phải đem lúa về xay ra gạo. Rồi đem gạo giã. Còn
trấu thì dùng vào việc nhúm lửa. Chẳng có cái gì bỏ hết! Dân quê tiền tặn từng
chút.
Triệu Vĩ gật gù:
- Anh hiểu rồi! Anh có nhà máy xay lúa mà anh chẳng để ý tới.
Nhưng đem hạt lúa làm thành hạt gạo bằng tay thì lâu lắc và bất tiện quá.
- Đành rồi! Nhưng dân chỉ dùng thứ gạo tự tay họ làm ra thôi.
Dùng gạo nhà vừa rẻ tiền, lại vừa bổ, nhờ chất cám chưa giã sạch còn dính trong
gạo.
Gạo nhà máy chỉ để bán cho dân chợ tiêu thụ. Ở thôn quê, mỗi
nhà đều phải có một cối xay lúa, một cối chắc chắn với vài cây chày bằng gỗ nhẹ.
Xay lúa và giã gạo cũng là một phương cách để cho chị em phụ nữ vận dụng tay
chân và sức lực ngoài công việc bếp núc. Nếu cứ ở không mãi thì đâm ra lười biếng,
hư hỏng mất.
Chưa hết, đến mùa lúa, phụ nữ còn phải làm công việc ngoài đồng
áng nữa, như: tát nước, gieo mạ, cấy lúa non, gặt lúa chín... Phụ nữ nhà quê rất
ham hoạt động và làm việc xốc vác chẳng thua đàn ông con trai bao nhiêu. Anh xuống
dạo này gặp lúc mãn mùa nên chẳng thấy cái gì lạ. Nếu gặp mùa rộn rịp đồng quê,
anh sẽ rất thích thú. Người ta làm việc một cách hăng hái và trong bầu không
khí thân mật, vui tươi, trẻ trung.
Triệu Vĩ khom lưng nhặt cây chày gỗ, giơ lên cao và thẳng tay
giáng xuống cối. Gạo văng tung toé ra ngoài mặt đất. Chàng bực dọc:
- Quái dị thật! Giã mạnh như thế mà chẳng ra hồn gì cả!
Trông dáng điệu ngượng nghịu và cử chỉ vụng về của Triệu Vĩ,
Mỹ Lan cười rũ rượi:
- Giã gạo chẳng dễ dàng nhưng anh tưởng đâu. Anh có sức lực,
anh bổ mạnh chày nhưng không chắc chắn. Hơn nữa, anh đứng tấn không có thế. Người
giã gạo chỉ cần nắm chắc cán chày bằng bàn tay mặt thôi, còn bàn tay trái phải
cầm lỏng để kịp vuốt lên cao khi đầu chày vừa nện xuống cối. Giã gạo theo kiểu
của anh thì chẳng có gạo ăn đấy!
Triệu Vĩ cười chữa thẹn:
- Coi dễ dàng đến thế mà ngẫm nghĩ lại khó!
Chàng trả cây chày về chỗ cũ. Mỹ Lan nhìn người yêu hỏi:
- Hôm nay chúng ta không có hẹn. Anh đến tìm em chơi hay có
chuyện chi?
Đang vui vẻ, đột nhiên Triệu Vĩ sa sầm nét mặt. Chàng nắm tay
Mỹ Lan:
- Anh có chuyện cần kíp phải nói với em. Nghỉ việc bây giờ được
chứ?
Nhận thấy gương mặt nghiêm trọng của tình nhân, Mỹ Lan không
khỏi lo âu, nàng bảo Triệu Vĩ:
- Chúng ta ra ngồi bờ giếng nói chuyện!
Nàng vỗ đầu con chó Tô Tô:
- Tô Tô, mầy ở đây giữ gạo giùm chị nhé!
Con chó khôn ngoan ve vẩy đuôi lia lịa tỏ dấu vâng lời. Triệu
Vĩ và Mỹ Lan chậm chạp bước về phía bờ giếng. Hai người ngồi trên rễ dây của một
cây me chua to tướng.
Chưa ai nói lời nào, Triệu Vĩ ngập ngừng mãi. Hai người lặng
nhìn mặt nước giếng trong veo lều bều những đám bèo cám và những cánh lá sen
tròn trĩnh xanh mướt. Thỉnh thoảng một luồng gió mạnh tạt qua, lá me rơi lả tả
xuống nước và cài lên tóc của đôi tình nhân. Lâu lâu vài con cá lóc nổi lên đớp
mặt nước làm gương mặt tròn của Hằng Nga nhăn nhó.
Mỹ Lan nhắc khéo:
- Im lặng quá, anh nhỉ?
Triệu Vĩ cố nén một thở dài:
- Mỹ Lan em, anh có chuyện này nói ra em không được buồn...
em bằng lòng?
Mỹ Lan càng lo sợ thêm, nàng thúc giục:
- Thì anh nói xem sao!
Triệu Vĩ đặt tay lên vai người yêu và ngó thẳng vào mắt nàng:
- Mỹ Lan, sáng mai anh đi Sài Gòn...
Mỹ Lan biến sắc mặt:
- Anh đi Sài Gòn?
Hiểu sự lo sợ của người yêu, Triệu Vĩ nói tiếp rõ ràng:
- Mẹ bảo lên Sài Gòn để mua những máy móc cần dùng trong nhà
máy và xưởng dệt. Luôn thể anh tìm những thương gia, kỹ nghệ gia quen biết với
ba hồi đó để bàn bạc công việc khuếch trương thương mại. Anh biết nói ra em sẽ
buồn lắm. Thực tâm anh chẳng muốn đi, anh chẳng muốn xa em giờ phút nào hết,
nhưng chả lẽ lại cãi lời mẹ? Công việc mà mẹ nhờ vả chẳng có gì nặng nhọc nên
anh không thể từ chối được.
Mỹ Lan ngồi thừ người giây lâu, lòng nàng chết điếng. Nàng
chua xót hỏi:
- Bao giờ anh về! Có lâu lắm không?
Triệu Vĩ an ủi:
- Lâu lắm là một tháng! Nhưng anh sẽ cố gắng lo cho công việc
chóng rồi để anh trở về. Xa em giữa lúc tình chúng ta đang nồng thắm là một sự
vạn bất đắc dĩ. Lên tới Sài Gòn anh sẽ gởi thơ thường về cho em. Thôi chúng ta
đành chịu vậy, em ạ! Một tháng chẳng là bao.
Mỹ Lan thờ thẫn lẩm bẩm:
- Một tháng trời!...
Đôi mắt đen huyền của nàng lấp lánh vương hai giọt lệ long
lanh. Triệu Vĩ cảm thấy lòng đau nhói, chàng vuốt nhẹ mái tóc người yêu:
- Em hãy hứa với anh là em không được buồn phiền, sầu não
trong những ngày xa anh... Xa nhau nhưng chúng ta vẫn tưởng nhớ tới nhau là được
rồi. Em hứa với anh đi!
Mỹ Lan rưng rưng nước mắt:
- Em xin hứa... em tưởng nhớ anh luôn... em chờ đợi ngày anh
về... Thới Bình thôn cũng đợi chờ anh... Anh đừng phụ lòng em, phụ tình thương
mến của anh em nông dân... rừng U Minh muôn đời vẫn xanh, dòng sông Trẹm muôn đời
vẫn đỏ...
Nàng gục đầu lên vai Triệu Vĩ nức nở:
- Em mong lòng anh muôn đời vẫn sắc son...
Triệu Vĩ rút khăn tay chùi nước mắt cho Mỹ Lan và chàng dịu
dàng nói:
- Anh cũng mong rằng tình của chúng ta bền vững mãi với thời
gian. Thôi đừng khóc lóc nữa. Mỹ Lan! Tiếng khóc sụt sùi của em làm lòng anh
tan nát. Tội gì phải than khóc với một ngày mà nó không phải là ngày vĩnh biệt
của chúng ta. Chúng ta hãy vui với ngày tạm biệt và sẽ vui nhiều hơn với ngày
tái ngộ.
- Nhưng biết đâu ngày hôm nay lại chẳng là ngày mà chúng ta
xa nhau vĩnh viễn!... Anh thường tin tưởng ở định mệnh; biết đâu lần này lại chẳng
có thần định mệnh nhúng tay vào.
Triệu Vĩ lộ vẻ không hài lòng, trách cứ Mỹ Lan:
- Sao em lại nghĩ những chuyện không tốt! Em nghi ngờ lòng
anh? Anh buồn em lắm đấy! Định mệnh vẫn là định mệnh, còn chúng ta thì vẫn là
chúng ta!
Đột nhiên đôi gò má của Mỹ Lan ửng hồng lên. Nàng bẽn lẽn, ngập
ngừng nói:
- Anh Triệu Vĩ... em đã có thai...
Dứt lời nàng ngượng nghịu xây mặt ngó về phía khác.
Triệu Vĩ mừng rỡ chụp lấy hai bả vai Mỹ Lan, bắt buộc nàng
nhìn thẳng vào mặt mình. Chàng hỏi dồn:
- Em đã có thai? Thật à?
Với bản tính hay cả thẹn của một thôn nữ ngây thơ, Mỹ Lan
lúng túng đáp nhanh:
- Chứ nói dối anh làm gì!
Không dằn được sung sướng, Triệu Vĩ ôm chầm lấy Mỹ Lan:
- Anh sung sướng quá? Anh chỉ mong mỏi thế! Rồi đây chúng ta
sẽ có con! À, mà bao lâu rồi nhỉ? Sao em không cho anh biết sớm?
Câu hỏi thành thật của Triệu Vĩ làm Mỹ Lan càng thẹn nhiều
thêm nữa. Nàng lảng tránh đôi mắt của chàng, khẽ để bàn tay lên bụng và đáp:
- Có lẽ chừng tháng nay thôi!... Em định cho anh hay từ lâu
nhưng ngượng quá!
Triệu Vĩ nghiêm sắc mặt:
- Anh đi Sài Gòn trong tình trạng em đang thai nghén thật anh
không muốn tí nào hết.
Mỹ Lan tuy lo buồn vì phải xa Triệu Vĩ nhưng nàng không muốn
Triệu Vĩ vì mình mà phải cãi lời mẹ, nàng khẽ nắm tay Triệu Vĩ:
Mỹ Lan cười lanh lảnh:
- Giã như thế thôi thì ăn cái quái gì được? Còn phải sàng cám
nữa chứ! Gạo thì cho người ta ăn, còn cám thì heo và gà vịt dùng.
Mỹ Lan trỏ chiếc cối xay để ở một góc sân:
- Trước hết phải đem lúa về xay ra gạo. Rồi đem gạo giã. Còn
trấu thì dùng vào việc nhúm lửa. Chẳng có cái gì bỏ hết! Dân quê tiền tặn từng
chút.
Triệu Vĩ gật gù:
- Anh hiểu rồi! Anh có nhà máy xay lúa mà anh chẳng để ý tới.
Nhưng đem hạt lúa làm thành hạt gạo bằng tay thì lâu lắc và bất tiện quá.
- Đành rồi! Nhưng dân chỉ dùng thứ gạo tự tay họ làm ra thôi.
Dùng gạo nhà vừa rẻ tiền, lại vừa bổ, nhờ chất cám chưa giã sạch còn dính trong
gạo.
Gạo nhà máy chỉ để bán cho dân chợ tiêu thụ. Ở thôn quê, mỗi
nhà đều phải có một cối xay lúa, một cối chắc chắn với vài cây chày bằng gỗ nhẹ.
Xay lúa và giã gạo cũng là một phương cách để cho chị em phụ nữ vận dụng tay
chân và sức lực ngoài công việc bếp núc. Nếu cứ ở không mãi thì đâm ra lười biếng,
hư hỏng mất. Chưa hết, đến mùa lúa, phụ nữ còn phải làm công việc ngoài đồng
áng nữa, như: tát nước, gieo mạ, cấy lúa non, gặt lúa chín... Phụ nữ nhà quê rất
ham hoạt động và làm việc xốc vác chẳng thua đàn ông con trai bao nhiêu. Anh xuống
dạo này gặp lúc mãn mùa nên chẳng thấy cái gì lạ. Nếu gặp mùa rộn rịp đồng quê,
anh sẽ rất thích thú. Người ta làm việc một cách hăng hái và trong bầu không
khí thân mật, vui tươi, trẻ trung.
Triệu Vĩ khom lưng nhặt cây chày gỗ, giơ lên cao và thẳng tay
giáng xuống cối. Gạo văng tung toé ra ngoài mặt đất. Chàng bực dọc:
- Quái dị thật! Giã mạnh như thế mà chẳng ra hồn gì cả!
Trông dáng điệu ngượng nghịu và cử chỉ vụng về của Triệu Vĩ,
Mỹ Lan cười rũ rượi:
- Giã gạo chẳng dễ dàng nhưng anh tưởng đâu. Anh có sức lực,
anh bổ mạnh chày nhưng không chắc chắn. Hơn nữa, anh đứng tấn không có thế. Người
giã gạo chỉ cần nắm chắc cán chày bằng bàn tay mặt thôi, còn bàn tay trái phải
cầm lỏng để kịp vuốt lên cao khi đầu chày vừa nện xuống cối. Giã gạo theo kiểu
của anh thì chẳng có gạo ăn đấy!
Triệu Vĩ cười chữa thẹn:
- Coi dễ dàng đến thế mà ngẫm nghĩ lại khó!
Chàng trả cây chày về chỗ cũ. Mỹ Lan nhìn người yêu hỏi:
- Hôm nay chúng ta không có hẹn. Anh đến tìm em chơi hay có
chuyện chi?
Đang vui vẻ, đột nhiên Triệu Vĩ sa sầm nét mặt. Chàng nắm tay
Mỹ Lan:
- Anh có chuyện cần kíp phải nói với em. Nghỉ việc bây giờ được
chứ?
Nhận thấy gương mặt nghiêm trọng của tình nhân, Mỹ Lan không
khỏi lo âu, nàng bảo Triệu Vĩ:
- Chúng ta ra ngồi bờ giếng nói chuyện!
Nàng vỗ đầu con chó Tô Tô:
- Tô Tô, mầy ở đây giữ gạo giùm chị nhé!
Con chó khôn ngoan ve vẩy đuôi lia lịa tỏ dấu vâng lời. Triệu
Vĩ và Mỹ Lan chậm chạp bước về phía bờ giếng. Hai người ngồi trên rễ dây của một
cây me chua to tướng.
Chưa ai nói lời nào, Triệu Vĩ ngập ngừng mãi. Hai người lặng
nhìn mặt nước giếng trong veo lều bều những đám bèo cám và những cánh lá sen
tròn trĩnh xanh mướt. Thỉnh thoảng một luồng gió mạnh tạt qua, lá me rơi lả tả
xuống nước và cài lên tóc của đôi tình nhân. Lâu lâu vài con cá lóc nổi lên đớp
mặt nước làm gương mặt tròn của Hằng Nga nhăn nhó.
Mỹ Lan nhắc khéo:
- Im lặng quá, anh nhỉ?
Triệu Vĩ cố nén một thở dài:
- Mỹ Lan em, anh có chuyện này nói ra em không được buồn...
em bằng lòng?
Mỹ Lan càng lo sợ thêm, nàng thúc giục:
- Thì anh nói xem sao!
Triệu Vĩ đặt tay lên vai người yêu và ngó thẳng vào mắt nàng:
- Mỹ Lan, sáng mai anh đi Sài Gòn...
Mỹ Lan biến sắc mặt:
- Anh đi Sài Gòn?
Hiểu sự lo sợ của người yêu, Triệu Vĩ nói tiếp rõ ràng:
- Mẹ bảo lên Sài Gòn để mua những máy móc cần dùng trong nhà
máy và xưởng dệt. Luôn thể anh tìm những thương gia, kỹ nghệ gia quen biết với
ba hồi đó để bàn bạc công việc khuếch trương thương mại. Anh biết nói ra em sẽ
buồn lắm. Thực tâm anh chẳng muốn đi, anh chẳng muốn xa em giờ phút nào hết,
nhưng chả lẽ lại cãi lời mẹ? Công việc mà mẹ nhờ vả chẳng có gì nặng nhọc nên
anh không thể từ chối được.
Mỹ Lan ngồi thừ người giây lâu, lòng nàng chết điếng. Nàng
chua xót hỏi:
- Bao giờ anh về! Có lâu lắm không?
Triệu Vĩ an ủi:
- Lâu lắm là một tháng! Nhưng anh sẽ cố gắng lo cho công việc
chóng rồi để anh trở về. Xa em giữa lúc tình chúng ta đang nồng thắm là một sự
vạn bất đắc dĩ. Lên tới Sài Gòn anh sẽ gởi thơ thường về cho em. Thôi chúng ta
đành chịu vậy, em ạ! Một tháng chẳng là bao.
Mỹ Lan thờ thẫn lẩm bẩm:
- Một tháng trời!...
Đôi mắt đen huyền của nàng lấp lánh vương hai giọt lệ long
lanh. Triệu Vĩ cảm thấy lòng đau nhói, chàng vuốt nhẹ mái tóc người yêu:
- Em hãy hứa với anh là em không được buồn phiền, sầu não
trong những ngày xa anh... Xa nhau nhưng chúng ta vẫn tưởng nhớ tới nhau là được
rồi. Em hứa với anh đi!
Mỹ Lan rưng rưng nước mắt:
- Em xin hứa... em tưởng nhớ anh luôn... em chờ đợi ngày anh
về... Thới Bình thôn cũng đợi chờ anh... Anh đừng phụ lòng em, phụ tình thương
mến của anh em nông dân... rừng U Minh muôn đời vẫn xanh, dòng sông Trẹm muôn đời
vẫn đỏ...
Nàng gục đầu lên vai Triệu Vĩ nức nở:
- Em mong lòng anh muôn đời vẫn sắc son...
Triệu Vĩ rút khăn tay chùi nước mắt cho Mỹ Lan và chàng dịu
dàng nói:
- Anh cũng mong rằng tình của chúng ta bền vững mãi với thời
gian. Thôi đừng khóc lóc nữa. Mỹ Lan! Tiếng khóc sụt sùi của em làm lòng anh
tan nát. Tội gì phải than khóc với một ngày mà nó không phải là ngày vĩnh biệt
của chúng ta. Chúng ta hãy vui với ngày tạm biệt và sẽ vui nhiều hơn với ngày
tái ngộ.
- Nhưng biết đâu ngày hôm nay lại chẳng là ngày mà chúng ta
xa nhau vĩnh viễn!... Anh thường tin tưởng ở định mệnh; biết đâu lần này lại chẳng
có thần định mệnh nhúng tay vào.
Triệu Vĩ lộ vẻ không hài lòng, trách cứ Mỹ Lan:
- Sao em lại nghĩ những chuyện không tốt! Em nghi ngờ lòng
anh? Anh buồn em lắm đấy! Định mệnh vẫn là định mệnh, còn chúng ta thì vẫn là
chúng ta!
Đột nhiên đôi gò má của Mỹ Lan ửng hồng lên. Nàng bẽn lẽn, ngập
ngừng nói:
- Anh Triệu Vĩ... em đã có thai...
Dứt lời nàng ngượng nghịu xây mặt ngó về phía khác.
Triệu Vĩ mừng rỡ chụp lấy hai bả vai Mỹ Lan, bắt buộc nàng
nhìn thẳng vào mặt mình. Chàng hỏi dồn:
- Em đã có thai? Thật à?
Với bản tính hay cả thẹn của một thôn nữ ngây thơ, Mỹ Lan
lúng túng đáp nhanh:
- Chứ nói dối anh làm gì!
Không dằn được sung sướng, Triệu Vĩ ôm chầm lấy Mỹ Lan:
- Anh sung sướng quá? Anh chỉ mong mỏi thế! Rồi đây chúng ta
sẽ có con! À, mà bao lâu rồi nhỉ? Sao em không cho anh biết sớm?
Câu hỏi thành thật của Triệu Vĩ làm Mỹ Lan càng thẹn nhiều
thêm nữa. Nàng lảng tránh đôi mắt của chàng, khẽ để bàn tay lên bụng và đáp:
- Có lẽ chừng tháng nay thôi!... Em định cho anh hay từ lâu
nhưng ngượng quá!
Triệu Vĩ nghiêm sắc mặt:
- Anh đi Sài Gòn trong tình trạng em đang thai nghén thật anh
không muốn tí nào hết.
Mỹ Lan tuy lo buồn vì phải xa Triệu Vĩ nhưng nàng không muốn
Triệu Vĩ vì mình mà phải cãi lời mẹ, nàng khẽ nắm tay Triệu Vĩ:
- Triệu chứng có thai mới bắt đầu thôi, anh đừng lo ngại vì
em nhiều lắm. Anh hãy làm tròn lời căn dặn của mẹ, nhưng anh nhớ về sớm vì em
mong lắm. Tới Sài Gòn anh nhớ gởi thư về cho em biết địa chỉ để em biên thư lên
cho anh biết tin tức ở dưới này. Một tháng cũng chẳng là bao!
Triệu Vĩ bùi ngùi:
- Anh sẽ trở về trước thời hạn một tháng để tính công cuộc
hôn nhân của chúng ta, vì chúng ta sắp có thêm một bổn phận nữa. Khi trở về anh
sẽ đem câu chuyện nói với mẹ và chúng ta lấy nhau. Rồi chúng ta sẽ có con và
gia đình chúng ta sẽ hoàn toàn hạnh phúc.
Mỹ Lan tuy mừng thầm trong dạ nhưng nàng vẫn không ngớt lo
âu:
- Lỡ mẹ không bằng lòng thì sao? Nếu thế em chết mất thôi!
Triệu Vĩ cương quyết:
- Không ai lay chuyển nổi ý định của anh. Nếu mẹ không bằng
lòng thì anh tự bằng lòng lấy một mình vậy. Hôn nhân là chuyện hệ trọng của đời
người. Cha mẹ không thể ép buộc được con cái. Anh lớn rồi, anh biết lựa chọn người
bạn đời của anh. Anh chỉ nghe theo tiếng gọi của trái tim anh thôi. Em hãy tin
nơi anh.
Trước những lời lẽ cứng rắn của Triệu Vĩ, Mỹ Lan bùi ngùi cảm
động:
- Em cảm ơn anh nhiều lắm! Hiện thời cuộc đời em nằm gọn
trong tay anh. Cả linh hồn lẫn thể xác em đã trao hết cho anh. Còn đứa con
trong bụng nữa, nó khổ sở hay sung sướng sau này là do ở anh định đoạt. Anh hãy
ráng đào tạo nó nên người vì nó là giọt máu chung của chúng ta. Em tin tưởng đứa
bé sẽ là con trai nó giống hệt cha nó từ tánh tình lẫn khí phách.
Triệu Vĩ sung sướng nói:
- Nó còn giống em ở cái chân thật và giản dị, đặc tánh của
dân quê.
Mỹ Lan vụt hỏi người yêu:
- À, em nghe người ta đồn con gái Sài Gòn đẹp lắm phải không
anh?
Hiểu thâm ý của Mỹ Lan, Triệu Vĩ vuốt nhẹ mái tóc nhung và
đáp:
- Con gái Sài Gòn tuy đẹp thật nhưng có cái đẹp diêm dúa, kiểu
cách. Và cái đẹp bên ngoài đâu có tồn tại mãi và đáng quý bằng cái đẹp của tâm
hồn. Anh rất ghê sợ thứ sắc đẹp rỗng tuếch. Gái đẹp của Sài Gòn chỉ để làm tình
nhân thôi chứ không thể lấy làm vợ được. Vợ anh phải là người gái chân thật,
thuần hậu, siêng năng, đảm đương, hoạt động và nhất là không để cho danh lợi,
tiền tài, sắc dục lôi cuốn. Một người đàn bà Việt Nam hoàn toàn không phải chỉ
là một người hiền nội trợ thôi, mà còn phải là một người mẹ tốt, biết yêu
thương con cái hơn yêu thương bản thân mình.
Triệu Vĩ nắm chặt bàn tay của Mỹ Lan:
- Em chính là một người phụ nữ Việt Nam hoàn toàn, một người
vợ hiền biết thương chồng và một người mẹ tốt biết thương con!
Mỹ Lan sung sướng ngả đầu lên vai người yêu không nói một lời.
Nàng liên tưởng đến một gia đình ấm cúng với chồng hiền, vợ hạnh, con ngoan. Một
luồng gió mạnh thổi tạt ngang. Những tàu lá chuối trông quanh bờ giếng va chạm
nhau bật thành tiếng nghiến răng ken két. Xa xa, ngoài đồng vắng, thấp thoáng
những bóng trẻ con lui cui đào hang tìm bắt dế. Đâu đây vẳng trong cơn gió nhẹ
tiếng đánh vần quốc ngữ ê... a... của các cụ già ham học.
Triệu Vĩ lắng tai nghe và hỏi Mỹ Lan:
- Có phải mấy cụ già học lớp bình dân học vụ ban đêm?
Mỹ Lan gật đầu, đáp:
- Phải! Ở thôn quê dạo này người ta ham học lắm. Những ông bà
cụ râu tóc bạc phơ, những ông chồng, những bà vợ vẫn còn ham học như trẻ nít. Tối
đến, họ cắp sách tới trường, tâm hồn trẻ trung như còn niên thiếu. Họ đi học
không tốn một món gì hết, vì nhà trường chu cấp cho tất cả, từ giấy mực đến bút
phấn. Người ta triệt để chống giặc dốt, quan trọng cũng như là chống giặc đói
và giặc ngoại xâm. Trẻ cũng học, già cũng học, có gia đình cũng học, chưa có
gia đình cũng học, tàn tật cũng học. Nếu ai mắc cỡ không chịu đi học thì sẽ có
người đến tận nhà mời mọc một cách lễ phép và nhã nhặn. Trước chiến tranh hồi
Pháp thuộc, ở đây hầu hết người ta đều dốt đặc, chỉ trừ một số nhà giàu cho con
đi học ở tỉnh và những ông hương chức làng. Nhưng hiện thời số người dốt trong
làng giảm bớt hơn tám chục phần trăm. Một ngày gần đây sẽ không còn ai dốt nữa.
Hiện thời giáo dục cưỡng bách đến lớp ba, nhưng lần hồi sẽ đến lớp nhứt và sẽ
còn cao hơn nữa, tuỳ theo trình độ tiến hóa của dân chúng.
Nàng nói lảng sang chuyện khác:
- Anh Triệu Vĩ, anh đừng quên rằng ở Thới Bình thôn có một
người con gái chiều chiều ra bờ sông Trẹm ngóng trông anh.
Triệu Vĩ nối lời người yêu:
- Và em hãy tin rằng nơi kinh kỳ phồn hoa đô hộ, chiều chiều
vẫn có một người đàn ông hướng mắt về nẻo quê xa tưởng đến hình bóng một người
con gái áo đen!
Hai người cùng nín lặng. Hai đôi mắt đắm đuối nhìn nhau. Hai
tâm hồn cảm thông nhau qua những ý nghĩ chân thành nhứt.
Hồi lâu, hai người đứng dậy. Gió thổi bay hai vạt áo. Mỹ Lan
cố đè nén, xúc cảm:
- Thôi anh về nghỉ sớm để mai lên đường! Sáng mai em sẽ ra bờ
sông Trẹm tiễn đưa anh! Dòng nước sông Trẹm muôn đời vẫn đỏ, anh nhỉ?
Hiểu ý Mỹ Lan, Triệu Vĩ cảm động:
- Phải! Dòng nước sông Trẹm muôn đời vẫn đỏ, cũng như chúng
ta muôn đời vẫn sắt son!
Chàng đặt tay lên vai Mỹ Lan và nhìn thẳng vào mắt nàng:
- Mỹ Lan em, chúng ta yêu nhau một đêm trăng, tạm biệt nhau
cũng một đêm trăng, và anh tin chắc rằng hôn lễ của chúng ta cũng sẽ diễn ra
vào một đêm trăng.
Mỹ Lan khẽ gật đầu, lòng gợn một niềm sung sướng vô biên.
Nàng đưa người yêu ra khỏi ngõ.
Con chó Tô Tô chạy theo quấn quít bên chân hai người như vui
mừng với hạnh phúc của họ.
Triệu Vĩ quay lưng bước nhanh xuống bờ đê để tránh một sự xúc
cảm mạnh kéo dài.
Lũ trùng dế và ễnh ương hòa hợp cử lên bản nhạc tạm biệt buồn
ảo não.
Mỹ Lan đứng nhìn dõi theo bóng Triệu Vĩ xa lần trên cánh đồng
rộng mênh mông và bỗng dưng nàng nghẹn ngào:
- Triệu Vĩ ơi! Em mong chờ ngày trở về của anh!...
Thoáng chốc đã ba tháng trời, kể từ buổi biệt ly hôm ấy. Bóng
Triệu Vĩ vẫn bằn bặt: chàng chưa trở về Thới Bình thôn; Mỹ Lan mỏi mong trông đợi.
Sáng sáng, chiều chiều, nàng ra đứng bên bờ sông Trẹm đưa mắt âu sầu nhìn dòng
nước đỏ ngầu chảy siết mà lòng tơi bời nổi sóng. Mỹ Lan đau khổ vô cùng. Ba
tháng dài đăng đẳng, nàng biếng ăn, biếng ngủ, biếng cười, biếng nói. Đôi mắt đẹp
luôn luôn như đẫm lệ và hướng về nẻo trời xa xăm tìm một hình ảnh thân yêu chưa
trở lại. Dòng sông Trẹm vẫn đỏ, rừng U Minh vẫn xanh, chẳng lẽ Triệu Vĩ lại lỗi
thề? Mỹ Lan nghĩ ngợi nát óc cái căn nguyên xui khiến cho người yêu không đúng
hẹn.
Trước khi đi, Triệu Vĩ hứa chắc với nàng nhiều lắm là một
tháng sẽ về. Thế mà nay ba tháng rồi. Triệu Vĩ cũng không gởi về một lá thư nào
để cho Mỹ Lan yên dạ. Mỗi ngày nàng đều đến hỏi thăm Năm Hương về thư từ, nhưng
Năm Hương đều lắc đầu. Những dụng cụ máy móc, Triệu Vĩ đã gởi về cho bà Triệu
Phú từ lâu. Đáng lẽ chàng phải gởi thư cho nàng biết nếu thật tình chàng bận việc
bề bộn chưa thể về đúng hẹn được. Đằng này hình bóng, thư từ, tin tức đều mất
biệt luôn.
Chương 1
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét