Thứ Tư, 1 tháng 6, 2022
XXXXXXĐùa cùng chữ nghĩa qua dòng lục bát Luân Hoán
Đùa cùng chữ nghĩa
Thi hào Nguyễn Du viết danh tác Long thành cầm giả ca nhằm kể
lại một câu chuyện, rằng có một giai nhân được đào tạo để trở thành
một nhạc công theo cách bài bản nhất nhằm đánh khúc Cung phụng tại một nơi duy
nhất, đó là cung cấm của vua nhà Hậu Lê. Bản đàn chỉ dành cho chính vua nghe.
Nàng dùng cây đàn Nguyễn để đánh một khác nhạc hay nhất trần gian. Khúc nhạc
hay nhất trần gian ấy gồm những gì?. Nó có giai điệu mà mỗi khi đánh ra sức lan
tỏa của nó thấm sâu vào lòng người nghe, khiến người nghe hiểu được thế nào là
giá trị thật của cuộc sống. Một khúc nhạc không hề đề cập đến nhân sinh
quan bàng bạc trong đời sống của phần lớn người Việt hiện nay “ đời có bao lâu
mà hững hờ.“ Nó có bốn khúc. Khúc thanh, khúc tình, khúc sững sờ*,
và khúc bi thương**. “Khúc sững sờ” ập xuống đời không khác chi trời sập,
nó đóng cửa vĩnh viễn một tương lai đầy hứa hẹn của người đàn ông đang độ tuổi
sung mãn nhất. Khúc bi thương nhất của đời người có ăn học là gì? Là lúc họ mất
tiếng nói của dân tộc mình khi họ mang thân lưu lạc hay làm hàng thần lơ láo.
Là lúc tiếng nói dân tộc mình bị mất khi đất nước mình bị xóa sạch. Là lúc tiếng
nói từ lúc nằm nôi chỉ được dùng vào lúc lâm chung. Tôi không hiểu vì lý do gì
mà cả bốn khúc này đã được Luân Hoán “chia sẽ một cách đầy linh tính và ngẫu
nhiên, nó trùng hơp đến kỳ lạ “. Nguyễn Du than , “Ba trăm năm nữa về sau, Ai
trong thiên hạ chia sầu Tố Như (với ta) “. Có lẽ Luân Hoán là người chia được
chút sầu này của người thi nhân lớn nhất nước ta kể từ thời lập quốc.
Khúc bi thương càng sâu, càng đau nhất là với con người tình cảm như Luân
Hoán. Chính là ngôn ngữ quê cha là một phần của cuộc sống mình, không ai có thể
làm cho nó thoát ly ra khỏi tâm hồn ông. Làm thân ly khách, một ly khách bỏ nước
ra đi khi một biến cố xảy ra với ông như trời sập. Mọi đường sống và
tương lai trước mặt ông bị tắt. Tại quê người, tuy ông không như chàng TrangTịch
kia nguyên là thân hàng thần người Việt được Sở lưu dung như trong bản đàn của
giai nhân đất Long thành của Nguyễn Du ,ông chỉ là một người “ di tản”. Tại
quê người cho dù ông được có cuộc sống tạm gọi là an ổn ấm no, tuy nhiên lòng
người thi nhân bị dằn vặt giữa dòng người “ Tây nói Tây nghe,mình nói mình nghe
“, mình chỉ biết ú ớ vài câu để tồn tại khi hữu sự. Hằng đêm thèm nghe tiếng
nói thân quen của dân tộc mình. Ông nghĩ đến việc dùng giòng thơ lục bát để tự
mình tìm vui qua ngôn ngữ quê hương. Trước là cho mình. “Một mình chưa đủ
phải rủ thêm người”. Nhớ xưa “Trước thềm giải chiếu ngồi chơi,dưới tùng nâng
chén gọi mời trăng thanh. Cảnh tình một khối hình thành. Huống chi!
bạn cũ tành tành ghé thăm (1)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Cái còn lại hóa cái không
Cái còn lại hóa cái không Nhà thơ Tạ Bá Hương vừa được kết nạp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2022. Anh tốt nghiệp Khóa 7 Trường Viết v...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét