Thứ Năm, 29 tháng 12, 2022
Cửa sông thiên đường
Chúng tôi ngồi trên thuyền xuôi dọc dòng sông. Còn xa lắm mà
vách núi Pha Long đã hiện lên sừng sững nguyên một màu trắng toát phẳng lì như
xẻ, cao vượt hẳn trên cái nền xanh thẫm xịt của rừng già. Người đàn ông dẫn đường
lặng yên khua mái chèo, mãi đến khi nghe trong gió có tiếng u u càng lúc càng
rõ mới thì thầm: “Đêm vắng nghe tận bản xa cũng thấy. Em biết không, suốt từ đầu
nguồn đến đây có mấy khoảng sông phình rộng, đẩy dòng sát vào chân núi. Chỗ ấy
dân đi nghề chúng tôi gọi là búng nước. Búng Pha Long kia kìa. Lớn nhất. Trông
lặng thế thôi nhưng hiểm lắm. Em biết nhiều chắc nghe câu: “Nhất Chiếng, nhì Cả,
ba Long. Lòng còn ái ngại Ngốc Cùng mà thôi…”. Ba Long chính là Pha Long đấy, cả
một dãy núi dài hơn cây số… Ngày xưa, đây là nơi tập kết tre, luồng để đóng bè,
xuôi sông Mã…”. “Toàn núi đá thế này, rừng luồng ở đâu?”. “Tận thượng nguồn.
Nhánh sông này chảy xuyên qua rừng luồng, cũng y như dòng lớn, lắm ghềnh đá, lại
không có đường bộ, nhưng giời phù, mùa thu hoạch luồng cũng là mùa mưa. Nước đầy,
thả luồng từ trên núi xuôi xuống búng. Người dưới búng chờ sẵn, chỉ việc kết bè
rồi ra sông Cả, về xuôi… Nghe đơn giản phải không?”.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch
Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, trên báo chí và mạng xã hội thường phản ánh chuyệ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét