Thứ Hai, 19 tháng 12, 2022
Dostoievski - Sự nghiệp và di sản
Kỷ niệm ngày sinh thiên tài Dostoievski Fiodor
Mikhailovich (11.11.1821), được sự đồng ý của PGS-TS Phạm Vĩnh Cư, chúng tôi
xin giới thiệu bài viết của ông: Dostoievski – Sự nghiệp và di sản tới quý
độc giả.
Thực ra, từ năm 1850 trở đi, trong thế giới quan, nhân sinh
quan của Dostoievski quả đã diễn ra những thay đổi lớn, nhưng cũng có không ít
mặt cơ bản được bảo toàn. Ta hãy dừng lại trước ở những mặt được bảo toàn ấy, bởi
vì chúng hay bị lãng quên, hoặc do thành kiến với Dostoievski, hoặc do ý muốn
bi kịch hóa triệt để cuộc đời ông. Trước hết, lí tưởng xã hội của Dostoievski
còn lại không suy suyển. Vì lí tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, Dostoievski thời
trẻ đã dấn thân vào con đường hoạt động chống chính phủ, không loại trừ đấu
tranh võ trang để giải phóng nhân dân khỏi ách nông nô. Khi chế độ nông nô đã
được bãi bỏ, Dostoievski không còn thấy cần phải dùng bạo lực cách mạng để giải
quyết vấn đề xã hội. Nhưng vấn đề xã hội không vì thế mà mất đi trong ý thức của
ông tầm quan trọng to lớn và tính thời sự nóng bỏng của nó.
Cũng năm 1863, mấy tháng sau khi xuất hiện Ghi chép mùa đông
về những cảm tưởng mùa hè, Chernyshevski đăng trên tạp chí Người cùng thời đại
tiểu thuyết Làm gì? trình bày cương lĩnh cải tạo xã hội, xây dựng con người mới
của ông và vẽ nên bức tranh tương lai một màu tươi sáng của nhân loại.
Dostoievski lập tức bước vào tranh luận với Chernyshevski bằng tác phẩm Bút kí
từ nhà hầm, trong đó vấn đề tự do của con người sẽ trở thành trọng tâm tư tưởng.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Đẹp Phần Thứ Nhất - I - Thôi, Loan ạ chờ Nam vào hãy hay. – Ngọc cứ để mặc em. Thu xếp trước đi thì vẫn hơn. Để bề bộn, anh ấy vào a...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét