Thứ Hai, 19 tháng 12, 2022
Nỗi buồn Bảo Ninh
Không thể phủ nhận sức ảnh hưởng của Nỗi buồn chiến
tranh. Dẫu không được đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thông như một
văn bản chiến tranh chính thống, tác phẩm đầu tay của Bảo Ninh vẫn được coi như
khuôn vàng thước ngọc của dòng tiểu thuyết phản chiến và sang chấn với lối viết
dòng ý thức mới mẻ. Quan trọng hơn, với việc bản dịch tiếng Anh The Sorrow
of War ra mắt rất sớm vào năm 1993, trong khi văn bản gốc ra đời năm 1990
và sau đó bị cấm in trong nhiều năm liền[1], Nỗi buồn chiến tranh vẫn
luôn được biết đến như một đại diện tiêu biểu và tài năng của văn chương Việt
Nam.
Nếu anh cho tôi là thằng bịp bợm, ngày mai đúng tám giờ tối
tôi sẽ đưa thằng đã ngủ hầu nàng lượt sau cùng trước khi nàng đến với anh để
trình anh mọi chi tiết. Tôi nghĩ thế là tôi tử tế và tận tình với anh mặc dù vô
cớ bị anh làm nhục. Xin nói để anh biết rằng tôi chẳng những là lính mà còn từng
là cán bộ chỉ huy cơ đấy. Cái thằng Vượng kia tôi còn lạ gì… Thế nào, tám giờ
sáng mai nhé? Còn nó, xin nói để anh biết: Những con đàn bà mắt hơi hiêng hiếng
lại đong đưa tất tật đều là phường truỵ lạc nhất đời, dù cũng chẳng có cái giống
gì đáng yêu hơn chúng… Nhưng đến cỡ như con Phương thì… (Ninh 213)
Chầm chậm trở về, anh cảm thấy có ai cử động và dừng lại, cứng
người cảnh giác. Anh gần như nghe thấy tim mình ngừng đập. Trong ánh phản chiếu
của dòng suối anh nhìn thấy một người con gái trẻ xinh xắn. Bụng cô để trần, da
loáng lên như ánh sáng nhảy múa trên sông, tóc cô, dài và xổ tung, xoã xuống
trên hai đùi. Cô chầm chậm bước ra từ ảo ảnh của anh, để lại ánh phản chiếu nhảy
múa trên đám cỏ dọc bờ sông.
“Trước hết, học nốt. Tức là học bổ túc. Rồi thử thi đại học.
Bây giờ kỹ năng duy nhất của tôi là nã tiểu thiên và nhặt xác. Còn anh thì sao,
vẫn cầm lái chứ?”
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Sự liên hệ kỳ lạ giữa hai tác giả Tế Hanh và Sully Prudhomme
Sự liên hệ kỳ lạ giữa hai tác giả Tế Hanh và Sully Prudhomme Bạn đọc yêu thơ hẳn còn nhớ tới một trong những thi phẩm đầu tay của nhà thơ ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét