Thứ Ba, 3 tháng 1, 2023
Ngô Vương: Tiểu thuyết lịch sử của Phùng Văn Khai - Phần 1
Ngô Vương: Tiểu thuyết lịch sử
Hồi thứ 1
– Lý hiền đệ bất tất phải dò hỏi ta. Ta và đệ từ buổi xuống
vùng đất chó ăn đá gà ăn sỏi này đã sớm cùng vinh cùng nhục rồi. Triều Nam Hán
ta, tiếng là hùng cứ một phương, nhưng suy xét kỹ trước sau đều thọ địch cả.
Phía Bắc, Chu Ôn đã chiếm đến sáu bảy phần thiên hạ, xưng thiên tử ngày đêm vây
ép hoàng đế ta. Bọn man di mọi rợ phương Nam anh hùng hào kiệt không phải ít.
Chúng ta từ ngày vào thành Đại La này, bề ngoài tuy phẳng lặng nhưng bên trong
là ngồi trên núi đao biển lửa, chín chết một sống đó thôi. Ta và Lý hiền đệ nếu
không chung lưng đấu cật cùng nhau liệu việc ắt là họa đến nơi đấy.
Ngay sau khi sai Ngô Quyền cùng năm ngàn binh tướng thẳng tiến
Đại La, Dương Đình Nghệ cho kiểm điểm binh lương được hơn vạn người ngựa, lại
cho Dương Tam Kha vào Hoan châu lấy thêm binh lính, voi ngựa được hơn sáu ngàn
quân khí thế rất hăng. Dương công cho sắp xếp các đội binh mã theo thứ tự, đội
cũ kèm đội mới, cựu binh giúp tân binh vừa thao luyện trận pháp vừa cắt đặt trước
sau để đại quân sớm lên đường. Dương công thân làm chủ tướng, thống xuất đại
quân gần hai vạn cùng năm mươi thớt voi mới điều từ Hoan châu lập đội tiên
phong trương cờ đánh đuổi Lý Khắc Chính. Dương công lại cho liên tiếp truyền hịch
kể tội nhà Nam Hán vô cớ bắt giết Tiết độ sứ Khúc Thừa Mỹ, thoán vị Đường triều,
làm điều càn rỡ bạo ngược khiến đi tới đâu lòng dân nô nức theo về tới đấy. Đại
quân đến châu Đại Hoàng, châu mục Đinh Công Trứ thân ra nghênh đón, cùng các
hương thân phụ lão đem rượu thịt khao thưởng quân sĩ.
Vâng mệnh Dương công, Đoàn Thành cùng đám tuỳ tướng cải trang
làm thương lái đến thẳng đất Trà Hương thuộc Đằng Châu, vùng đất được cai
quản bởi cha con họ Phạm là Phạm Lệnh Công và Phạm Bạch Hổ cũng là một nha tướng
của họ Khúc ngày trước. Phạm Lệnh Công nối đời làm chủ đất Đằng Châu, ơn đức
chăn dân mở đất đã thấm vào muôn nhà. Ngày họ Khúc giữ ngôi nước vẫn khen Phạm
Lệnh Công là bậc hào trưởng bên ngoài mềm mại bên trong cương cường tự chủ mà
cho quyền kiêm quản toàn bộ các vùng đất thuộc Đằng Châu.
– Xin giới thiệu với các tướng, vị này là Phạm Bạch Hổ, trưởng
tử của Phạm Lệnh Công cũng là bậc huynh trưởng kết giao đã mấy chục năm của ta.
Nay Phạm công cho tướng quân đây cùng năm nghìn tinh binh đã giáp chiến với
binh lính Hán triều mấy ngày nay khiến chúng khiếp đảm lắm rồi. Nay có đông đủ
các tướng, ta muốn nghe kế sách đánh thành diệt viện của chư vị.
– Ta tuy thắng trận song thế giặc giờ đã khác trước. Hán đế
liên tiếp hưng binh xuống phía nam dã tâm lớn lắm. Đạo binh này chưa bị diệt đạo
binh khác đã kế tiếp xuống phương Nam ta gây hoạ chiến tranh. Lúc trước đi mai
phục giặc qua sông, ta quên không dặn các ngươi bố trí đối phó với đội thương
thuyền của đám gian thương phương Bắc trong Đại La thành. Lũ này ngày thường
chúng vơ vét sản vật của ta động có chiến tranh chúng là những tên nội gián cực
kỳ nguy hiểm. Ta chắc rằng giờ này chúng đang khẩn trương đưa đại quân của Lý
Tiến qua sông rồi.
Từ buổi thay Lý Khắc Chính chủ trì công việc trong thành Đại
La, Lý Tiến sắp đặt canh giữ các cổng thành rất nghiêm nghặt. Lý Tiến cho thiết
lập đường vận chuyển binh lương thông suốt từ trại Bắc sông Cái, qua phía bờ
Nam đặt trại thuỷ bộ liên hoàn, tiếp đến trại lớn ngay ngoài cổng Bắc thành Đại
La nối vào tới soái phủ phía trong. Đám quan văn quan võ trong Đại La thành cũ
mới đều được phong thêm một cấp, ban thưởng tước vị, lụa là gấm vóc. Lý Tiến lại
cho giết trâu ngựa khao quân để tăng sĩ khí trong ngoài thành. Độc Toàn Chân được
tin dùng thăng chức tổng quản binh lương khắp cõi Giao Châu. Mạng lưới thương
thuyền của Độc Toàn Chân được biên chế thành đoàn chiến thuyền cho khẩn trương
bọc đồng bọc sắt, lại cho lắp đặt máy bắn đá gây thanh thế rất lớn. Lý Tiến tự
biết rằng, nếu không giương uy Hán đế, tự lập nanh vuốt, chấn hưng sĩ khí toàn
quân, thì thành Đại La sớm muộn cũng sẽ là mồ chôn của họ Lý. Một mặt, đích
thân Lý Tiến thám sát khắp trong ngoài thành, phàm là chỗ nào dân chúng ở sát
chân thành đều cho rời bỏ đuổi đi. Những là hào vũng nông sâu đều cho nạo vét
chỉnh sửa rất nghiêm ngặt. Cũng thời điểm đó, Dương Đình Nghệ chủ trương tạm thời
hưu chiến nên công việc của Lý Tiến không gặp mấy trở ngại, binh sĩ Hán triều
vì thế lại bắt đầu ngông nghênh lùng sục ra tận phía ngoài thành.
Dưới thuỷ trại, hơn trăm chiếc chiến thuyền lớn nhỏ đỗ sát
nhau lừng lững trên mặt nước chỉ le lói ánh đèn hắt lờ mờ xuống mặt nước. Tiếng
sóng vỗ soàm soạp vào mạn thuyền. Trên chòi canh đám lính gà gật theo nhịp chao
lắc của thân thuyền.
– Bẩm Dương công! Thưa các vị tướng quân! Việc đánh giữ chắc rằng Dương công và các tướng đều có chủ ý cả rồi. Tiểu sinh xin được có đôi điều bàn thêm. Nếu ta quyết chiến phá thành Đại La gấp trong sớm tối, e rằng sẽ là lưỡng bại câu thương. Binh pháp có dạy, quân gấp hai lần thì tiến đánh, gấp ba lần thì vây thành, gấp năm lần mới có thể phá thành. Quân Hán trong thành Đại La còn dư hai vạn, Lý Tiến là tướng giỏi của Hán triều không dễ gì mắc mưu quân ta đâu. Phía bờ bắc, hai vạn tinh binh quân Hán lẽ nào chịu ngồi yên để mất thành. Nếu chúng chia binh liều chết qua sông, ta lại phải chia binh chống cự, kíp đến khi ba vạn tinh binh của Trần Bảo xuống được Giang Biên tình thế sẽ chưa biết thế nào.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Sự liên hệ kỳ lạ giữa hai tác giả Tế Hanh và Sully Prudhomme
Sự liên hệ kỳ lạ giữa hai tác giả Tế Hanh và Sully Prudhomme Bạn đọc yêu thơ hẳn còn nhớ tới một trong những thi phẩm đầu tay của nhà thơ ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét