Tiếng hót cuối cùng của con chim họa mi
Không
biết nó đã yêu ai và ai yêu nó? Thương lại thì vại vỡ mất rồi! Chú ơi, thời
gian đầu bị sốc, giận con quá, tôi từng trói và đánh nó. Nó chỉ cắn răng chịu
đòn. Trời ơi… Phút cuối, nó còn rướn lên, cố hát: “Uống nước nhớ nguồn… Làm con
phải nhớ… Công cha… như núi Thái Sơn… Nghĩa mẹ… như nước trong nguồn… chảy…
ra…” Tiếng hát khê nồng, khè khè mắc nghẹn nơi đáy cổ mà xé hết lòng, chú
ơi!...
Dòng
người, dòng xe từ các ngả đường đổ về nhà hát thành phố, lướt qua một người đàn
bà ngồi trên xe lăn ngoài cổng cũng đang dạo một cây nhị cũ bắt vào một làn điệu
dân ca khuếch lên bằng bộ âm li nhỏ. Liền đó, khúc hát chèo điệu Du xuân buồn
và ngọt ngào đến mê đắm, khiến ai cũng phải ghé nhìn. Trăm quán nghìn cầu… ai
ơi… Đường còn xa… thời trăm quán nghìn cầu… Đường còn xa… Điệu chèo dứt, lại nối
liền sang giọng tân cổ cải lương. Ai mang con sáo… mà sang sông… ố mà sang
sông…
-
Liên khúc dân ca ba miền! Người đâu đã đẹp lại hát hay? Chỉ tiếc bị què bị liệt
thế kia! Rõ tội nghiệp!
- Què ư? Tiếng hát có què đâu! Trời cho thì ta cứ hát! Em ơi cất lên một tiếng đàn… Kìa đàn đã so dây… cung đàn đang lựa phím ớ ơ…
- Què ư? Tiếng hát có què đâu! Trời cho thì ta cứ hát! Em ơi cất lên một tiếng đàn… Kìa đàn đã so dây… cung đàn đang lựa phím ớ ơ…
Thoải
- người đàn bà ấy buông tay nhị vừa hát vừa lăn cỗ xe đến gần cổng nhà hát. Chiếc
bóng thoáng ngắn thoáng dài dưới ánh đèn đường. Vài người dừng lại bỏ tiền vào
chiếc mũ dệt bằng sợi nhựa dẻo màu tím đã sờn mép. Mỗi khi có cơn gió thổi qua,
lác đác mấy chiếc lá úa rơi xuống, lẫn vào những đồng tiền.
- Này
chị kia! Ra đường mà hát! Gã bảo vệ xua tay, giễu cợt: -Dàn nhạc hoành tráng,
diễn viên hát còn sôi bong bóng mũi. Cây nhị cà tàng mà cũng... Thi vịt với sấm
đấy à? Đến giờ biểu diễn rồi. Tránh ra cho khách vào!
- Xin đừng giật miếng cơm của kẻ hành khất! Thoải cự lại trong tiếng hát: - Các ông có lương nhà nước thì cũng phải để người qua đường trả lương cho cô em này chứ! Tôi có ăn không, có đòi họ đâu, có ăn của ông đâu!
- Xin đừng giật miếng cơm của kẻ hành khất! Thoải cự lại trong tiếng hát: - Các ông có lương nhà nước thì cũng phải để người qua đường trả lương cho cô em này chứ! Tôi có ăn không, có đòi họ đâu, có ăn của ông đâu!
Tiếng
hát lại cất lên như dải lụa mềm phơi trên vỉa hè ngoài hàng rào. Đường vào cổng
dần thưa khách. Ánh trăng đã chếch mái lầu. Trong nhà hát, một hồi trống giục mở
màn. Vở chèo “Chiếc lông ngỗng” quen thuộc lại lôi cuốn khán giả vào tích xưa.
Tiếng hát trong như nước giếng ngọc của nàng Mỵ Châu ngân lên.
Ôi!
Nghe như tiếng hát của cái Thi? Đúng! Đúng nó rồi. Nó ở đoàn Chèo này mà! Nó
hát rồi. Thì ta không hát nữa. Tốt nhất là nghỉ lấy sức, chờ lượt khách ra. Em
ơi! Việc ai người ấy làm. Chị cũng đang nghe em hát đây!... Thoải mua một lon
nước ngọt, rồi lăn xe đến một gốc cây. Vị nước ngọt tê mát khiến tinh thần thư
giãn. Lại nhớ ngụm nước mưa. Ngày ấy ở quê, những trưa hè oi ả, đi chăn trâu về,
Thoải thường chạy đến chiếc chum hứng dưới giọt gianh, khoả vội cái gáo dừa. ừng
ực… ừng ực… giàn giụa cả môi miệng, mát tận ruột gan. Bao giờ ta lại được về mảnh
sân đất vục vào chum nước? Chẳng bao giờ được nữa! Thoải ơi! Sao mày lại dạt đến
thành phố này với thân tàn ma dại? Thi đến đây hợp cảnh hợp tình. Còn mày?
Không biết thân phận mày ư? Đấy, tiếng Thi đấy. Nàng Mỵ Châu đang nhập hồn vào
Thi đấy. Em ta trong trắng như nàng, nhưng không cả tin, khờ dại như ta! Em như
sao băng giữa trời. Còn ta chỉ là hạt cát cõi trần gian! Trời ơi! Nỗi này tại
đâu? Tại ai?... Thoải gục mặt xuống hai lòng tay. Không còn nước mắt để khóc.
Ngôi
nhà yên tĩnh bên bờ sông. Sáng sáng mở cửa ra trông, dòng sông ngợp những cánh
buồm nâu. Cô bé Thoải thường một mình cao hứng hát véo von. Tiếng hát thơ thới
theo cánh diều giấy của bọn con trai thả ngoài bãi cát. Hình như cả xóm ven
sông cùng lắng nghe. Con bé hát hay quá! Con bé giỏi thật! Không ai dạy mà điệu
gì nó cũng biết! Lớn lên văn công lấy là cái chắc!
Trong
lớp, Thoải ngày càng nổi tiếng là một cây văn nghệ. Tiếng hát vang xa khắp
vùng, khắp huyện, ra cả tỉnh. Tham gia các cuộc liên hoan văn nghệ nào Thoải
cũng mang giải thưởng cao về cho trường. Bố mẹ Thoải nở mày nở mặt. Ở nhà quê,
những đứa trẻ tuổi Thoải thường phải làm nhiều việc để đỡ đần người lớn. Nhưng
riêng Thoải, mẹ yêu chiều, gánh lấy mọi việc để dành thời giờ cho con ăn học và
ca hát. Đã có anh Vượng đảm đang từ nồi cơm ấm nước, cho lợn ăn, ra đồng cắt cỏ.
Thoải chỉ việc nhẩn nha dắt con trâu đi chăn cùng cho vui. Thoải có tài nghe nhạc,
nghe bài hát trong đài và rất dễ nhớ. Chỉ một, hai lần, bài nào thích là Thoải
nhớ ngay. Ca mới, chèo, cải lương, dân ca Nam Bộ, Quan họ Bắc Ninh… yêu cầu bài
gì, điệu gì Thoải cũng đứng lên cất giọng, tự nhiên như ca sĩ. Bắt chước chị,
Thi - em gái Thoải cũng tập tễnh hát theo. Tuy Thi không biết nhiều giọng,
nhiều bài hát và hát hay bằng Thoải, nhưng có thêm bạn hát, Thoải càng hưng phấn.
Theo thầy giáo chỉ bảo, cứ sáng sớm chưa kịp mở mắt, Thoải đã ra chum nước cúi
xuống luyện thanh kêu om om cả xóm. Tuyệt thật! Trời cho nhà chú Đan cô Phượng
hai con hoạ mi thật đáng yêu!
Hồi
đó, đám cưới ở quê thịnh hành tổ chức nếp sống mới, lấy văn nghệ làm chính. Đi
dự đám cưới, bố Đan thường cho hai chị em theo cùng. Thoải luôn được các anh chủ
hôn “đề co” lên hát góp vui. Hội hôn hoan hô rầm rập. Ra về, chị em Thoải rủng
rỉnh những kẹo bánh và hoa. Thành lệ, đám cưới nào cũng cố mời bằng được bé Thoải
đến hát. Trong vòng vui, cô bé như một nụ hồng trong con mắt để ý của người lớn.
Bạn bè của bố mẹ Thoải nửa đùa nửa thật: -Tôi đặt trầu non cho con trai tôi đấy
nhé!
Trăng
đầu phố mỗi lúc một cao. Người đàn bà vẫn ngồi ủ rũ trên xe lăn. Một làn gió se
lạnh lùa tới. Cỗ xe động đậy. Khuôn mặt nhìn lên. Tuổi dậy thì, ta cũng phơi phới
như vầng trăng kia. Lên đến đâu, ánh sáng đẹp và trong đến đấy. Trăng khuyết lại
tròn. Đời con gái không tròn lại được! Một tiếng thở dài đánh sượt. Ánh trăng bỗng
rung rinh lẫn trong ánh đèn đường.
Ngôi
nhà của ông bà nội chỉ có một mảnh đất nhỏ. Lần lượt những cây mía bóc dần. Các
cô lấy chồng. Các chú mang vợ về. Trẻ con ra đời lít nhít. Ông bà và ba cặp vợ
chồng anh em bố mẹ Thoải cùng đám con cái đều chui rúc dưới mái gianh chật chội.
Ra đụng vào chạm. Đầu này người già khạc, ho xũ xượi. Đầu kia trẻ con quấy
khóc, xì xoẹt cả đêm. Các thím dâu chốc lại véo von: -Thoải ơi! Trông em cho
thím! -Thoải ơi! Hát ru em ngủ hộ thím!... Con hoạ mi lại thả tiếng hót xuống
những chiếc võng cho những đôi mắt non dần khép trong mơ.
Một
hôm, bố Thoải ra thăm ông chú làm công nhân ngoài mỏ về. Đêm, nghe rõ bố thì thầm
với mẹ: “Tôi sẽ chuyện xin phép ông bà. Mình phải rời làng thôi! Ra phố làm ăn
mới có điều kiện cho chị em con Thoải học hành, phát triển năng khiếu... Không
thể chịu mãi cảnh xách rá chia thóc, nghèo hèn, chật hẹp xó quê!…”
Tháng
sau, bố mẹ Thoải làm mâm cơm cúng gia tiên, tạm biệt mọi người rồi tay dắt nách
mang ba anh chị em Thoải ra phố. Nơi ở mới là một căn nhà nhỏ trong khu dân cư
dưới chân núi nhìn ra vịnh Hạ Long. Không gian đầy nắng gió. Mảnh đất đằng sau
có thể trồng được vài luống rau. Đây đó trên sườn đồi có những vườn đào tươi tốt.
Xuân sang, hoa đào nở hồng rực lẫn giữa thảm cây cối và những vạt cỏ xanh mướt.
Không có cánh đồng thoảng thơm hương lúa, không có dòng sông uốn khúc, nhưng ở
đây có biển, có đảo đá trập trùng, có những con tàu rẽ sóng lướt qua. Thoải
thích lắm. Cô lại ngân nga tiếng hát, muốn vít những con tàu ngoài xa vào bến.
Sự xuất hiện của “ca sĩ đồng quê” truyền đi, như một hiện tượng lạ. Các chàng
trai dập dìu xe đạp, xe máy đậu trước cửa nhà. Nhiều chàng cố làm đỏm mong lọt
vào ánh mắt của Thoải, được đèo “người đẹp” trên xe. Các cô dâu chú rể, các
quán cà fê thay nhau kẻ đón người đưa. Đám cưới ở phố thật sang trọng! Thoải lộng
lẫy thướt tha trong những bộ áo váy. Tiếng hát sực nức mùi son phấn, nước hoa.
Ngày sinh nhật, những món quà, những tấm bưu thiếp, những vật kỷ niệm, đồ trang
sức đắt tiền và cả những chiếc phong bì cồm cộm. Mắt Thoải long lanh, tràn trề
hãnh diện và phấn khích. Thực đây chứ không còn mộng mị gì nữa?
Những
cuộc vui bắt đầu lấn át thời gian học tập. Thoải bỏ học hàng buổi đi theo những
cuộc picnic, những đêm dạ hội thông khuya suốt sáng. Bố mẹ vô cùng lo lắng:
Ngày nào con cũng biền biệt thế này thì giấc mơ nghệ sĩ sẽ sao đây? Phải tập
trung học đã chứ! Thoải đáp gọn lỏn: Đời cua cua máy, đời cáy cáy đào. Con tự
quyết lấy đường đi! Bố mẹ cứ yên tâm nghỉ ngơi cho khoẻ! Con sẽ bù. Một chốc
hát của con bằng cả tấn thóc của mẹ cặm cụi ở quê!
Còn
Thi lại khác. Thi ăn mặc giản dị và vùi đầu vào học. Thỉnh thoảng mới tham gia
các buổi văn nghệ của trường, của khu phố. Thi từng nhẹ nhàng góp ý khuyên Thoải:
-Chị nên sắp xếp lịch công việc. Sang năm thi tốt nghiệp rồi. Thời buổi bây giờ
tuổi trẻ làm gì cũng phải có bằng đại học, ít nhất cũng phải bằng cấp ba, chị ạ!
Thoải thẳng luôn vào mặt em: - Không phải cầm đèn chạy trước ô tô. Mỗi người một
phận! Ốc hẵng cốt mang mình ốc đi đã!
Thế rồi…
Một đêm về sáng. Có tiếng gọi thất thanh. Con chó Mi ka xồ ra ngõ. Bố Thoải giật
mình dậy mở cổng. Một người vực một bóng đen mềm oặt vào sân: Em đi chợ sớm, vấp
phải người nằm sóng soài trên hè đường. Hoá ra con Thoải nhà bác. Áo quần ướt
sũng sương đêm. Miệng sặc hơi rượu. Chắc say ở đâu đó lê về? Hình như người nó
có máu!..
Thoải
đổ trượt xuống thềm, miệng vẫn nghêu ngao một câu hát: Thân gái dặm trường mười
hai cửa bể, biết cửa bể nào lặng sóng ai ơi…
Thời điểm đó, Đoàn Cải lương của tỉnh tuyển lớp diễn viên mới. Bố bảo mẹ: “Xin cho nó làm diễn viên. Phải vào cơ quan mới quản được con ngựa bất kham này!” Bố dẫn Thoải đến gặp ông trưởng Đoàn Cải lương. Gương mặt khả ái và giọng hát của Thoải lập tức chiếm được cảm tình của ông. Chỉ vài tuần học tập và thử vai, Thoải đã vượt trội các diễn viên khác. Lần đầu tiên thủ vai nàng Xi Ta, Bích Thoải đã diễn thành công. Không chỉ giọng ca trong sáng, mùi mẫn, mà cách diễn còn sáng tạo nhiều tình huống. Cô nhanh chóng thành đào chính xuất sắc. Đoàn Cải lương trở nên ăn khách và nổi danh. Diễn viên Bích Thoải liên tiếp gặt hái được nhiều huy chương vàng, huy chương bạc trong các kỳ hội diễn khu vực và toàn quốc.
Thời điểm đó, Đoàn Cải lương của tỉnh tuyển lớp diễn viên mới. Bố bảo mẹ: “Xin cho nó làm diễn viên. Phải vào cơ quan mới quản được con ngựa bất kham này!” Bố dẫn Thoải đến gặp ông trưởng Đoàn Cải lương. Gương mặt khả ái và giọng hát của Thoải lập tức chiếm được cảm tình của ông. Chỉ vài tuần học tập và thử vai, Thoải đã vượt trội các diễn viên khác. Lần đầu tiên thủ vai nàng Xi Ta, Bích Thoải đã diễn thành công. Không chỉ giọng ca trong sáng, mùi mẫn, mà cách diễn còn sáng tạo nhiều tình huống. Cô nhanh chóng thành đào chính xuất sắc. Đoàn Cải lương trở nên ăn khách và nổi danh. Diễn viên Bích Thoải liên tiếp gặt hái được nhiều huy chương vàng, huy chương bạc trong các kỳ hội diễn khu vực và toàn quốc.
Nhưng
cánh cửa cuộc đời thật nghiệt ngã. Trong những lần dạ hội thấy Bích Thoải xinh
đẹp, hát hay, một “đại gia” đã mê mẩn bám gót. Hắn rắp tâm bày mưu kế, đặt bọn
“đàn em” với một giá rất cao. Đêm ấy, lợi dụng cuộc vui, chúng bỏ một loại thuốc
bột vào một cốc nước. Lão “đại gia” nịnh sành điệu: -Người đẹp thật tuyệt vời.
Diễn viên cải lương mà nhạc nào em cũng “xài” được. Tiếng hát rất riêng, không
lẫn với ai. Ca sĩ trung ương cũng phải xách dép cho Bích Thoải! Hắn nâng hai
tay mời Thoải một điếu thuốc lá đầu lọc loại sang. Trong lúc bốc đồng, mặt nóng
bừng, Thoải đã uống cạn cốc nước và ngậm điếu thuốc với ánh mắt lóng lánh đầy
kiêu hãnh. Ôi công chúa Trung Hoa! Ôi nữ hoàng Anh quốc! Trước bao con mắt trầm
trồ tán thưởng, Thoải bước lên sàn diễn vừa hát vừa nhảy rất điệu đàng, đến nỗi
đứt cả cúc áo ngực. Vầng ngực lồ lộ trắng nõn, nghiêng ngửa đong đưa. Cả bọn nhảy
cẫng lên vỗ tay: -Tuỵệt vời! Quá tuyệt vời! Thoát y đi! Cởi ra đi em! Hoan
hô!... Thoải để toàn thân trần ngà ngọc như một đoá hoa nở hết mình, lúc ngời
ngời, lúc mờ ảo dưới ánh đèn xanh đỏ cuống cuồng. “Đại gia” ngồi dưới ghế lặng
người, tê dại trong thèm khát. Những cánh tay, những bước chân lại líu ríu cuốn
theo những điệu nhạc hừng hực. Lát sau, Thoải từ từ xỉu xuống. Hai thằng dìu cô
lên gác…
Trâu già gặp bãi cỏ non. Gã đại gia hành hạ thân xác Thoải thâu đêm. Sáng hôm sau tỉnh dậy Thoải mới biết mình loã thể. Một căn phòng lịch sự và sang trọng. Ai kia? Một cô gái trần như nhộng nằm đối diện với Thoải. Không phải. Đó là Thoải trong chiếc gương lớn choán hết cả giường! Mấy giọt máu thấm đỏ thẫm trên tấm ga trắng toát. Cô hốt hoảng vùng dậy đập cửa: -Thi ơi… Thi ơi cứu chị… Anh Vượng ơi cứu em… Nhưng vô vọng. Chỉ có tiếng còi xe ồn ĩ dưới đường đáp lại. Một bộ mặt râu quai nón hiện ra sau cánh cửa toilét. Thoải ôm mặt khóc: -Cho tôi về nhà! Thả tôi ra! Gã đàn ông nhăn nhở: -Đây là tổ ấm của chúng ta mà em! –Không! Đồ khốn nạn! Đồ đểu giả! Tôi báo công an! –Cứ báo đi! Em tha hồ gọi...
Trâu già gặp bãi cỏ non. Gã đại gia hành hạ thân xác Thoải thâu đêm. Sáng hôm sau tỉnh dậy Thoải mới biết mình loã thể. Một căn phòng lịch sự và sang trọng. Ai kia? Một cô gái trần như nhộng nằm đối diện với Thoải. Không phải. Đó là Thoải trong chiếc gương lớn choán hết cả giường! Mấy giọt máu thấm đỏ thẫm trên tấm ga trắng toát. Cô hốt hoảng vùng dậy đập cửa: -Thi ơi… Thi ơi cứu chị… Anh Vượng ơi cứu em… Nhưng vô vọng. Chỉ có tiếng còi xe ồn ĩ dưới đường đáp lại. Một bộ mặt râu quai nón hiện ra sau cánh cửa toilét. Thoải ôm mặt khóc: -Cho tôi về nhà! Thả tôi ra! Gã đàn ông nhăn nhở: -Đây là tổ ấm của chúng ta mà em! –Không! Đồ khốn nạn! Đồ đểu giả! Tôi báo công an! –Cứ báo đi! Em tha hồ gọi...
Rồi một
đêm sau nữa. Cái xác không hồn lê từng bước trên phố vắng. Thế là hết! Trinh trắng
đâu rồi Thoải ơi! Vầng trăng chưa kịp tròn đã khuyết? Sao lại cuồng si? Sao lại
bỏ ngỏ vườn hồng để lũ chó chiếm đoạt? Thằng đểu già! Thằng khốn nạn! Thoải ơi,
mày là một con nai khờ dại. Con đường đại học, giấc mơ Nhạc viện vỡ tan tành.
“Cái danh ba vạn” của mày đã hoá thành mây khói… Thoải định lao xuống biển.
Nhưng cái mệt rã rời đã kéo cô gục xuống hè đường, cạnh hàng lan can sắt. May
có một bà đi chợ qua phát hiện được.
Bận
đó, Thoải nằm liệt giường mấy ngày liền trong mê sảng. Khi hồi phục, trong người
cô bỗng dằn vặt, thèm muốn một thứ gì đó rất khó tả. Nó âm ỉ, gặm nhấm buồn bực
vào mạch máu. Nó cộn cạo trong cơ thể thanh khiết. Thoải xé toang áo ngực muốn
đập vỡ tất cả như đập những chiếc chai rỗng xuống tảng đá cho thoả cơn bức bối.
Cô phải tự tìm đến mùi thơm ma quái của những điếu thuốc đắt tiền để giải
thoát. Mãi sau đó, nhiều lần theo dõi, rồi ép con đi khám bệnh, bố mẹ mới biết
trong máu Thoải đã có chất hêrôin. Toi công rồi con ơi! Mày giết bố mẹ chẳng cần
dao rồi Thoải ơi! Hai người nguột xuống ngay cạnh bàn bác sĩ: -Xin bác sĩ có
cách nào cứu vớt con tôi?…
Bố mẹ
đã cố giữ kín chuyện, không hở cho ai biết tình trạng cô con gái yêu, một nghệ
sĩ tương lai mà họ đã đặt bao hy vọng. Một con lũ ngầm đã xói được lối vào
thung lũng nguyên sinh! Như cữ động rừng động biển, lâu lâu cơn thèm hêrôin lại
trỗi dậy trong người. Những cái miệng vô hình cứ cuồng loạn đào ngoáy. Đau nhói
lan toả khắp đường gân thớ thịt. Cơ thể xuân thì muốn xơ vữa, thật kinh khủng.
Thoải nghiến răng, gồng mình lên chịu đựng. Không cưỡng nổi. Lại bí mật cóp từng
đồng lương để tìm thuốc. Có lúc đang giờ luyện tập, đang cơ đàn ngọt hát hay,
dàn nhạc đưa tiếng hát chảy dài dòng suối âm thanh vào không gian bỗng tự dưng
im bặt. Ai nấy ngơ ngác. Thoải đau bụng, xin nghỉ giữa chừng!
Cô chạy
về, lọt vào nhà tắm hít thuốc… Một lần đang diễn vở cải lương “Thoại Khanh Châu
Tuấn” đến đoạn Thoại Khanh dẫn mẹ trong rừng, lóc thịt trên cánh tay nướng cho
mẹ ăn qua cơn đói, rồi dâng đôi mắt mình cho quỉ dữ để cứu mẹ... không khí rạp
hát chùng xuống, lặng đi. Lời ca của Thoải như rút ruột người xem. Nghe rõ dưới
những hàng ghế nhiều tiếng xụt xịt, tiếng nấc của các bà các chị. Bỗng Thoải đổ
gục. Người cô rung lên, quằn quại. Cả rạp ồn ào, xáo động. Chỉ có bố mẹ Thoải
đang xem là biết sự cố của con mình.
Trời
ngập ngoạng. Mặt vịnh nhuốm màu tím tái. Trên đoạn đường cua ra lối Bến Tàu, bỗng
một bóng người lao vào một chiếc xe ô tô đang chạy ngược chiều. Chiếc xe khựng
lại. Người đổ tới nhốn nháo: – Nàng Thoại Khanh? - Đúng rồi, cô văn công Đoàn Cải
lương! - Cấp cứu ngay! Chân của cô ấy đã bị dập gẫy!...
Nằm
viện mất tháng trời, Thoải mới tỉnh và đành chịu một tấm thân tàn tật: chỉ ngồi
và xê la di chuyển, không thể đứng dậy được. Bố trở nên lầm lì, ít nói, ít tiếp
xúc với mọi người. Mẹ khóc cạn cả nước mắt rồi oán trách bố chỉ vì ham chốn thị
thành mà sinh ra nông nỗi này. Tài danh chửa thấy, đã gánh điều ác nghiệt! Sau
đó, nhân một dịp giảm biên chế, Đoàn Cải lương đã cho Thoải nghỉ việc. Ông trưởng
đoàn tuyên bố: - Diễn viên không thể là một người què quặt. Nghệ sĩ chân chính
không thể là một con nghiện! Từ đó, sân khấu nhà hát im bặt giọng hát chuông
vàng của cô đào trẻ. Các quán cà fê cũng vắng bóng con chim họa mi đến tự cánh
đồng. Mẹ Thoải vô cùng sầu muộn và tuyệt vọng. Bà lâm bệnh nặng, hơn năm sau
thì qua đời. Lúc này, Thi đã vào khoa thanh nhạc dân tộc trường Đại học Văn hoá
Hà Nội. Ngay từ đầu em đã tỏ rõ năng khiếu và chuyên cần học tập. Ra trường, em
được tuyển vào Nhà hát Chèo, đúng như ước mơ và sự nỗ lực.
Phẫn
thân và hận đời, ý định trả thù bừng lên trong Thoải. Cô luôn thủ sẵn một bọc
trứng gà thối bên người, lê đến các nhà hàng, các quán cafê hòng nhận mặt gã
đàn ông đã cướp đời con gái của mình. Nhưng ngày qua ngày, chỉ chuốc lấy mòn mỏi
và chán nản.
Đêm về,
Thoải lại chúi vào gối mặc cho nước mắt tuôn ròng. Mẹ ơi! Con có tội! Con là kẻ
giết mẹ! Mẹ hãy tha tội cho đứa con bất hiếu! Thi ơi! Thế là hết! Em có đoái
thương con chị khốn nạn này không? Tiếng hát từ đâu chợt văng vẳng trong đầu,
như tiếng gọi từ vách đá vọng lại, ám ảnh, lôi cuốn. Nó vang vang, sục bới
trong Thoải niềm say mê cùng cực. Thoải lại hát một mình cho đỡ bức bối. Hát để
bù vào thời gian trôi qua. Hát để trả lại những gì tuổi xuân bị cướp.
Nhưng
cũng từ đó Thoải không về nhà nữa. Cô lang thang hát trên các ngõ phố, bến phà,
bãi biển. Công chúng qua đường xúm đông xúm đỏ. Người thương hại thì ngậm ngùi:
Rõ tội nghiệp! Nhất thanh nhị sắc mà tàn tật thế kia! Cái nhà cô này có tài hát
liên khúc đủ loại cải lương, chèo cổ... Chuyên nghiệp cũng phải chào thua!.. Kẻ
ghen ghét biết cảnh ngộ thì buông thõng: Loại gái hư đốn. Tưởng hương đồng gió
nội thơm tho, hoá ra cỏ đắng! Cao sang không thích, thích xó chợ đầu đường!...
Thoải bịt tai, muốn phỉ nhổ vào những con mắt soi mói, những cái mồm độc địa.
Có lần, dưới ánh đèn đường nhập nhoạng, một gã đàn ông xán đến cợt nhả, thọc
tay sờ soạng khắp ngực Thoải: Em ơi, xinh đẹp thế này mà bỏ hoang sao? Anh sẽ
cho em thoả mãn cuộc đời… Thoải giật phăng áo, phơi ra, dữ dằn: Vì lòng tham của
các người mà ta thế này đây!
Đau
xót và tủi hổ, bố cùng anh Vượng bủa đi lùng tìm khắp nơi mới thấy Thoải. Dỗ
dành không nghe, hai bố con phải trói Thoải đem về. Cô vật vã:
- Con
van bố. Buông con ra. Con đã làm nhục cái nhà này. Con không dám dựa vào bố vào
anh. Con tự quyết lấy cuộc đời còn lại của con! Con thề quyết không làm hại
sang bất cứ ai! Nàng Thoại Khanh! Ơi nàng Xita!… Bây giờ các nàng ở đâu? Các
nàng đang nhập vào ai? Ai trong vai các nàng khiến đời rơi lệ? Ta đây có tội với
các nàng. Đem các nàng lên sân khấu mà ta lại bỏ các nàng giữa chừng xuân. Thôi
thôi từ nay ta chẳng còn chi nữa với tâm hồn trống trải gió mưa… Thoải lại ngân
nga một câu hát ngẫu hứng.
Xót thương chị gái tật nguyền, trong một chuyến về thăm nhà, Thi bảo chị đừng đi hát rong nữa. Thi sẽ làm lụng thêm để gửi tiền nuôi chị. Thi sẽ đón chị lên Hà Nội trông nhà trông cửa cho vợ chồng Thi rảnh thời gian tu nghiệp. ước mơ con cái thành nghệ sĩ của bố mẹ phải thành sự thật. Chị đã trót ngã, thì còn em!… Nhưng Thoải một mực khước từ:
Xót thương chị gái tật nguyền, trong một chuyến về thăm nhà, Thi bảo chị đừng đi hát rong nữa. Thi sẽ làm lụng thêm để gửi tiền nuôi chị. Thi sẽ đón chị lên Hà Nội trông nhà trông cửa cho vợ chồng Thi rảnh thời gian tu nghiệp. ước mơ con cái thành nghệ sĩ của bố mẹ phải thành sự thật. Chị đã trót ngã, thì còn em!… Nhưng Thoải một mực khước từ:
- Chị
không thể theo em đâu. Ta như hạt mưa trong một đám mây, mỗi hạt rơi về một ngả,
mỗi người mang một phận em ơi. Chị làm chị chịu, em không phải bận tâm. Còn chị
đã tự trói dây oan, không dám trách trời xanh đất thẳm. Chị biết mệnh chị rồi.
Chỉ tiếc cho phận mỏng, vô tình đánh mất tuổi đôi mươi!... Sau một hơi dài như
đổ câu vọng cổ, Thoải lau khoé mắt, ngập ngừng: -Chị chỉ nhờ em một việc… Liệu
có giúp được không? - Em sẵn sàng. Trừ việc mua thuốc chích? - Không không! Chị
tự trang trải! Em hỏi bố xem, chị chưa xin tiền của bố lần nào. - Nhưng chị cần
gì? Hay tiếp tục vào trại cai nghiện, em giơ cả hai tay! -Không! Đừng bắt chị
quay lại chốn đó. Chị sẽ điên mất! Đừng nhốt con hoạ mi với bầy chim sẻ. Thoải
hạ giọng: - Hình như… Em ơi! Người ta bảo mỗi lần sau cơn nghiện, chị hát lại
hay hơn?
- Em
cũng cảm thấy dạo này tiếng hát của chị khác hẳn. Như bào như xói tâm can...
-Thế mới lạ! Em là người thẩm định thật thông minh! Mỗi lần hát là mỗi lần chị nghe rõ lòng mình rực lửa…
- Hay… em xin cho chị vào làm chân “hát cơ” ở đoàn em? Chị chỉ việc ngồi sau hậu trường… Phí tổn em lo. Chỉ độ hai chục triệu là cùng...
- Không! Không bao giờ! Con chim phải được tự hót theo ý nó. Tiền chạy chọt ấy em để dành nuôi bố. Vì chị mà bây giờ bố như ông cụ!.. Thôi nhé! Nếu thương chị, em hãy mua cho chị một bộ âm li nhỏ. Trên Hà Nội thứ ấy sẵn lắm. Nhưng phải chọn Nhật xịn. Loại ấy mới hợp tiếng ca của chị. Giúp chị đi! Chị ơn em suốt đời. Chị không vứt bỏ tiếng hát được đâu. Hát rong cũng là hát chứ em! Người ta có nhiều cách nổi danh. Không nổi danh trên sân khấu, thì em cũng phải cho chị nổi danh nơi đường đời. Dù sao cũng giúp chị có tiền, cho bố đỡ khổ. Đời thêm một tiếng ca, còn hơn nghe đây đó la ó, chửi độc tục tằn… Thoải nhìn thẳng vào mắt Thi, rơm rớm: - Chị không thể đem tiếng hát xuống mồ. Thề có em, có trời cao đất dày, chị sẽ không làm gì ảnh hưởng đến em! Thấy chị giữa đường, em hãy lơ đi…
- Trời ơi! Chị tôi… Thi gục vào lòng Thoải nức nở.
-Thế mới lạ! Em là người thẩm định thật thông minh! Mỗi lần hát là mỗi lần chị nghe rõ lòng mình rực lửa…
- Hay… em xin cho chị vào làm chân “hát cơ” ở đoàn em? Chị chỉ việc ngồi sau hậu trường… Phí tổn em lo. Chỉ độ hai chục triệu là cùng...
- Không! Không bao giờ! Con chim phải được tự hót theo ý nó. Tiền chạy chọt ấy em để dành nuôi bố. Vì chị mà bây giờ bố như ông cụ!.. Thôi nhé! Nếu thương chị, em hãy mua cho chị một bộ âm li nhỏ. Trên Hà Nội thứ ấy sẵn lắm. Nhưng phải chọn Nhật xịn. Loại ấy mới hợp tiếng ca của chị. Giúp chị đi! Chị ơn em suốt đời. Chị không vứt bỏ tiếng hát được đâu. Hát rong cũng là hát chứ em! Người ta có nhiều cách nổi danh. Không nổi danh trên sân khấu, thì em cũng phải cho chị nổi danh nơi đường đời. Dù sao cũng giúp chị có tiền, cho bố đỡ khổ. Đời thêm một tiếng ca, còn hơn nghe đây đó la ó, chửi độc tục tằn… Thoải nhìn thẳng vào mắt Thi, rơm rớm: - Chị không thể đem tiếng hát xuống mồ. Thề có em, có trời cao đất dày, chị sẽ không làm gì ảnh hưởng đến em! Thấy chị giữa đường, em hãy lơ đi…
- Trời ơi! Chị tôi… Thi gục vào lòng Thoải nức nở.
Đêm
khuya. Buổi diễn trong Nhà hát khép lại. Dòng người toả ra. Tiếng hát rong của
người đàn bà trên xe lăn lại cất lên. Tiếng nhị đơn chiếc đưa tiếng hát bay
cao. Câu hát vịn dây tơ lan vào màn sương mỏng, mê đắm, cuốn hút lạ thường.
Trăm quán nghìn cầu… ai ơi… Đường còn xa trăm quán nghìn cầu… Đường còn xa… Làn
điệu chèo Du xuân lại nối liền giọng cải lương. Mặc dù đã thoả mãn niềm thưởng
thức sau đêm diễn, nhiều người vẫn dừng lại thả vào chiếc mũ những đồng bạc lẻ.
Lúc này, xe của Đoàn nghệ thuật Chèo cũng ra khỏi cổng nhà hát. Các diễn viên
cười đùa, tán chuyện xôn xao. Khi qua cỗ xe lăn, chợt một cánh tay vẫy ra khung
cửa, cuống quít: - Chị Thoải! Chị Thoải! Em đây! Thi đây!
Một
thoáng giật mình, người đàn bà trên xe lăn vội quay mặt đi, ngoặt xe sang hướng
khác. Tiếng nhị, tiếng hát vang to hơn, gay gắt hơn, muốn át đi tiếng gọi trên
chiếc xe kia, thăm thẳm chìm vào phố đêm.
Tại một
đám tang trong làng, tôi gặp một người đàn ông gầy gò ngồi cuối dãy bàn. Gương
mặt ông hốc hác, mái tóc bạc nham nhở. Tôi nhận ra: ông Đan, người bố của nhân
vật trong truyện. Cảnh ngộ nhà ông do ông than thở với tôi trước đó chợt hồi lại.
Sau cái bắt tay chia sẻ, tôi hỏi thăm tình hình hai cô con gái thế nào? Giọng
buồn bã, gương mặt ông như mếu, hốc hác càng thêm hốc hác:
- Chú ơi! Con chị… cháu không còn! Chỉ vì một chút sơ đễnh mà đành bát nước đổ đi! Xưa nay có ai hót lại được không?
- Chú ơi! Con chị… cháu không còn! Chỉ vì một chút sơ đễnh mà đành bát nước đổ đi! Xưa nay có ai hót lại được không?
Qua
tâm sự, tôi được biết thêm nhiều chi tiết những ngày cuối cùng của cô ca sĩ đam
mê, con hoạ mi trót ăn phải trái độc: - Sau lần tôi kể chú nghe… Thương con đứt
ruột mà phải bó tay, không tài nào gọi được cháu về để cha già con dại có nhau.
Cơn nghiện ngày càng ghê gớm. Tiền chích thuốc chẳng còn dễ kiếm… Thoải không
còn sức hát liên khúc như trước. Thân thể tiều tuỵ. Sắc đẹp tàn phai. Nhưng giọng
hát vẫn hay và da diết lắm! Một lần, Thoải lén về nhà lục toàn bộ đám huy
chương cả vàng, cả bạc, cả đồng, cả những bài báo… đem bán cho hàng đồng nát.
Tôi biết thì đã muộn!... Nén nỗi xúc động, ông Đan nghẹn ngào: - Biết không sống
được, nó ngồi bằng chiếc xe lăn từ mãi đâu đó về nhà, ngân ngất khóc: “Bố tha tội
cho con. Con xin được chết trong căn nhà bố mẹ đã nuôi niềm hy vọng!” Hai cha
con nhìn nhau, ngỡ cháu từ thế giới khác hiện về! Đâu rồi cục bột, đâu rồi con
búp bê bé bỏng? Khi xuân sắc, bao nhiêu kẻ ngó nghiêng, hâm mộ. Không biết nó
đã yêu ai và ai yêu nó? Thương lại thì vại vỡ mất rồi! Chú ơi, thời gian đầu bị
sốc, giận con quá, tôi từng trói và đánh nó. Nó chỉ cắn răng chịu đòn. Trời ơi…
Phút cuối, nó còn rướn lên, cố hát: “Uống nước nhớ nguồn… Làm con phải nhớ…
Công cha… như núi Thái Sơn… Nghĩa mẹ… như nước trong nguồn… chảy… ra…” Tiếng
hát khê nồng, khè khè mắc nghẹn nơi đáy cổ mà xé hết lòng, chú ơi!... Mặt ông
Đan méo xệch đi trong tiếng nấc: -Tôi thật không ngờ con bé lại thiên thần đến
thế! Cầm tay tôi, nó thều thào, nhưng rất rõ: “Chôn cất con xong xuôi… bố nhớ
đem… chiếc xe lăn này… về làng… cho người nào đó cũng cảnh nghèo… và tàn tật
như con...”
Tôi
buột miệng hỏi: - Ông đã thực hiện ý định của cháu chưa?
- Chú
ơi! Tôi đã về làng… Nhưng, làng mình bây giờ… Nào có ai như nó!.
DƯƠNG
PHƯƠNG TOẠI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét